You are on page 1of 48

CHƯƠNG 5: KINH DOANH

DỊCH VỤ LOGISTICS

Ths Trần Trọng Đức


5.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH
LOGISTICS
• Lý thuyết TCE cho rằng quyết định của chủ các doanh nghiệp dựa
trên tiêu chuẩn tối thiểu hóa tổng chi phí giao dịch và sản xuất :
khách hàng thuê các công ty Logistics khi có cơ hội để giảm chi phí
giao dịch => 3PL được lựa chọn
• Lý thuyết RBV cho rằng doanh nghiệp được cấu thành từ tập hợp
các nguồn lực cho phép nó tạo ra lợi thế cạnh tranh: thuê 3PL cho
phép doanh nghiệp tối đa hóa khả năng tiếp cận nhiều nguồn lực
• Lý thuyết NT cho rằng doanh nghiệp tìm kiến hiệu quả từ mạng lưới
thông qua tương tác với các doanh nghiệp khác: thuê 3PL cho phép
các doanh nghiệp khai thác được các đòn bẩy từ quan hệ do 3PLs
có trách nhiệm với nhiều thành viên trong chuỗi cung ứng làm tăng
mức độ tương tác ở một mạng lưới lớn hơn

Trần Trọng Đức 2


Cơ sở hình thành mô hình kinh doanh logistics

Trần Trọng Đức 3


Mô hình tạo giá trị trong kinh doanh logistics

• Giúp khách hàng cắt giảm chi phí thông qua sử dụng dịch vụ của
3PL là cơ chế tạo giá trị gia tăng trực tiếp dựa trên năng lực của các
3PL trong việc thiết kế các quy trình hiệu quả hơn khách hàng
• Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua sử dụng dịch vụ của 3PL do
tính chuyên môn hóa về nhân lực và trang thiết bị
• Giúp khách hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh chính là cơ
chế tạo giá trị gia tăng gián tiếp, giúp khách hàng linh hoạt hơn do
chuyển chi phí cố định thành chi phí biến đổi, giảm bớt gánh nặng
quản lý các hoạt động không cơ bản.
• Giúp khách hàng khai thác các lợi thế của các nhà cung cấp để phát
triển các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc cải thiện hoạt động kinh
doanh hiện tại.
Trần Trọng Đức 4
Các dịch vụ logistics cơ bản
• Các dịch vụ logistics cơ bản
• Khái niệm dịch vụ: Bất kỳ hành động hoặc sự thực hiện nào mà một bên có thể
cung cấp cho bên khác thường là vô hình và không đi đến một quan hệ sở hữu.
• Đặc điểm dịch vụ
- Đồng thời
- Không dự trữ được
- Vô hình
- Không đồng nhất
- Khách hàng tham gia vào quá trình cung cấp

Trần Trọng Đức 5


Các dịch vụ logistics cơ bản

Trần Trọng Đức 6


Trần Trọng Đức 7
Nội dung cơ bản trong quản trị doanh nghiệp
logistics
• Kế hoạch hóa chiến lược: bản chất hoạt động kinh doanh, vị trí, quy
mô, ngân sách
• Quản lý dự trữ: lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các dòng vật chất
trong các chuỗi cung ứng logsitics
• Vận tải: lựa chọn phương thức vận tải, sử dụng năng lực sẵn có, xây
dựng lịch trình sử dụng phương tiện vận tải và bảo dưỡng các thiết bị
vận tải
• Kế hoạch hóa năng lực: quản lý cả các yếu tố ảnh hưởng đến cả nhu
cầu dài hạn và ngắn hạn để xác định năng lực cần thiết
• Công nghệ thông tin: tích hợp các hoạt động thông qua việc thu thập
các số liệu về kết quả và mức độ sử dụng nguồn lực, và dựa trên cơ sở
này đưa các thay đổi cần thiết đối với hoạt động vận hành logistics.
Trần Trọng Đức 8
Trần Trọng Đức 9
Các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh
- Phải sản xuất và kinh doanh những hàng hóa dịch vụ có chất
lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng, rồi sau
đó mới nghĩ đến cạnh tranh.
- Trong kinh doanh mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải
làm lợi cho khách hàng.
- Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh
chóng.

Trần Trọng Đức 10


Các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh

- Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo ra được nhiều giá trị
sản phẩm dịch vụ.
- Nhận thức và nắm cho được nhu cầu của thị trường để đáp
ứng đầy đủ.
• Mọi hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao giờ cũng tuân
theo cơ chế thị trường và thông qua hoạt động của doanh
nghiệp

Trần Trọng Đức 11


5.2. KẾ HOẠCH KINH DOANH
DỊCH VỤ

Trần Trọng Đức 12


Chiến lược cạnh tranh

Trần Trọng Đức 13


Kế hoạch tạo lợi thế cạnh tranh trong Logistics

Trần Trọng Đức 14


Chất lượng dịch vụ

Trần Trọng Đức 15


Mô hình khoảng cách dịch vụ

Trần Trọng Đức 16


Chiến lược phát triển kinh doanh
• Chiến lược đa quốc gia (multi-domestic strategy)
• Chiến lược toàn cầu (global strategy)
• Chiến lược quốc tế (International Strategy)
• Chiến lược xuyên quốc gia (transnational Stategy)
• Chiến lược mạng lưới (network organisation)

Trần Trọng Đức 17


Chiến lược và tổ chức mạng lưới

Trần Trọng Đức 18


Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics

1. Phương pháp luận lập kế hoạch


- Doanh thu từ cung ứng hàng hóa dịch vụ (trong vận tải và bán
buôn bán lẻ) là chỉ tiêu đánh giá về mặt quy mô hoạt động của
doanh nghiệp logistics.
- Doanh thu từ cung ứng hàng hóa dịch vụ có thể phân chia theo
các hình thức cung ứng,theo loại hình dịch vụ...

Trần Trọng Đức 19


Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics

2. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch kinh doanh


a. Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất
lượng, chủng loại và thời hạn giao hàng JIT,
b. Khai thác các nguồn hàng để thoả mãn đầy đủ các nhu cầu
của thị trường.
c. Thiết lập hợp lý tỷ lệ giữa các hình thức cung ứng dịch vụ
d. Hình thành đầy đủ và đồng bộ lực lượng dự trữ hàng hóa ở
các doanh nghiệp .
đ. Tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
Trần Trọng Đức 20
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics

Nội dung chủ yếu của kế hoạch kinh doanh gồm:


a. Doanh thu cung ứng hàng hóa dịch vụ trong chuỗi cung ứng
b. Doanh thu mua vào (theo các nguồn thu mua) trong chuỗi
c. Tồn kho hàng hóa ở các doanh nghiệp
d. Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động trong kinh doanh

Trần Trọng Đức 21


Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics

1.Kế hoạch kinh doanh được xây dựng bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp thống kê - kinh nghiệm
Trên cơ sở của những số liệu báo cáo về hoạt động kinh doanh của 6 tháng
hay 9 tháng (căn cứ vào thời điểm lên dự án kế hoạch) và ước thực hiện
của kỳ còn lại để xác định ước thực hiện kế hoạch doanh thu trong năm.
- Phương pháp kinh tế - kỹ thuật:
Cơ sở để làm kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là nhu cầu khách
hàng và khả năng khai thác nguồn hàng để thoả mãn nhu cầu đó -> hiện
nay kế hoạch được xây dựng dựa vào đơn đặt hàng của khách
2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu: Dựa vào các phương pháp trên để
xác định các chỉ tiêu đối với từng loại dịch vụ logistics như vận tải, bán lẻ,
giao nhận...

Trần Trọng Đức 22


5.3. KINH DOANH MỘT SỐ LOẠI DỊCH VỤ
LOGISTICS CHỦ YẾU

Trần Trọng Đức 23


5.3.1. Vận tải đa phương thức

Trần Trọng Đức 24


Khái niệm vận tải đa phương thức (1)

• Vận tải đa phương thức (MULTIMODAL TRANSPORT):


- Vận chuyển hàng hoá bằng hai hoặc nhiều phương thức vận
tải;
• (ii) Vận tải liên phương thức (INTERMODAL TRANSPORT):
- Cùng một đơn vị xếp hàng
- không phải xếp dỡ hàng hóa trong toàn bộ quá trình vận
chuyển

Trần Trọng Đức 25


Khái niệm vận tải đa phương thức (2)
• (iii) Vận tải kết hợp (COMBINED TRANSPORT):
- Phần chính của hành trình ở châu Âu là bằng đường sắt,
đường thủy nội địa hoặc đường biển
- chặng đầu và / hoặc chặng cuối được thực hiện bằng đường
bộ càng ngắn càng tốt
• (iv) Vận tải đường bộ - đường sắt (ROAD-RAIL TRANSPORT):
- Vận tải kết hợp giữa đường sắt và đường bộ;

Trần Trọng Đức 26


Khái niệm vận tải đa phương thức (3)
• (v) Vận tải đường bộ lên-xuống (ROLLING ROAD):
- Vận chuyển nguyên phương tiện vận tải đường bộ
- Sử dụng kỹ thuật lăn bánh lên – lăn bánh xuống
- Các đoàn tàu gồm các toa xe sàn thấp;
• (vi) Vận chuyển kết hợp có nhân lực (ACCOMPANIED
COMBINED TRANSPORT):
- Vận chuyển một phương tiện vận tải đường bộ, có người lái xe
- Trên phương thức vận tải khác

Trần Trọng Đức 27


Khái niệm vận tải đa phương thức (VN)
• Vận tải đa phương thức: là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít
nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng
vận tải đa phương thức
• Hợp đồng VTĐPT: giao kết giữa người gửi hàng và người kinh
doanh vận tải đa phương thức => thực hiện vận chuyển cho
toàn bộ hành trình
• VTĐPT quốc tế: tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa
điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
• VTĐPT nội địa: thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam”.

Trần Trọng Đức 28


Các chủ thể chính trong vận tải đa phương thức

Trần Trọng Đức 29


Người gửi hàng và người nhận hàng

• Người gửi hàng: tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa
phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Sender: shipper, exporter, và consignor.
• Người nhận hàng: tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng
hóa từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Receiver, importer, và consignee.

Trần Trọng Đức 30


Người gửi hàng và người nhận hàng

• Chuyển giao quyền sở hữu, trách nhiệm, và rủi ro giữa người


gửi hàng và người nhận hàng
- Trong thương mại quốc tế: Nghiên cứu Incoterm 2020
- Tại Việt Nam: Nghị định vận tải đa phương thức
(Bộ_Giao_Thông_Vận_Tải 2019)

Trần Trọng Đức 31


Người gửi hàng và người nhận hàng

Người nhận hàng


=>cung cấp chính xác thông tin sau đây về hàng hóa cho người kinh
doanh vận tải đa phương thức
- Để ghi để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức
- Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật
hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán
- Trong trường hợp hàng hóa nguy hiểm: hướng dẫn đề phòng, ký
mã hiệu hàng nguy hiểm, áp tải hàng hóa
=> Chịu trách nhiệm về tổn thất do không cung cấp đủ thông tin cho
người KD vận tải đa phương thức (bao gồm cả phải bồi thường cho
người kinh doanh vận tải đa phương thức)

Trần Trọng Đức 32


Người gửi hàng và người nhận hàng
Người nhận hàng
• Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận được thông
báo của người vận chuyển về việc hàng đã đến đích.
• Chịu các tổn thất liên quan do không nhận hàng đúng thời hạn
(bao gồm cả không nhận)
• Thanh toán cước phí, hoặc không nhận được hàng....

Trần Trọng Đức 33


Người kinh doanh vận tải đa phương thức
Người cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp (Freight integrators)
=> Cung cấp dịch vụ/giải pháp vận tải hàng hóa một cửa gồm
các dịch vụ vận tải theo yêu cầu và tận nơi (door-to-door) +DV
GTGT.
=> Vận hành độc quyền (trên cơ ở sở hữu hoặc thuê) các cơ sở
hạ tầng (nhà kho và nhà ga), đội xe (xe tải, bay máy và các hệ
thống khác) và liên lạc thông tin.
=> Doanh nghiệp tiêu biểu: FedEx, UPS, TNT và DHL

Trần Trọng Đức 34


Người kinh doanh vận tải đa phương thức
• Người cung cấp dịch vụ giao nhận (Forwarders)
- Là một đại lý dịch vụ tổ chức các chuyến hàng thay mặt cho
khách hàng — người gửi hàng / người nhận hàng
(shipper/receiver) hoặc người bán / người mua
(consignor/consignee)
- Chủ thể duy nhất tham gia vào hoạt động vận tải và chịu hoàn
toàn trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc giao hàng
hoặc làm hư hỏng hàng hóa
- Các doanh nghiệp tiêu biểu như Hapag-Lloyd, Panalpina và
Maersk.
Trần Trọng Đức 35
Trách nhiệm

• Trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến
khi giao trả hàng cho người nhận hàng.
- Cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc
cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận
hàng.
- Chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công
hoặc đại lý của mình.
- Chịu trách nhiệm về các tổn thất do mình gây ra (giao hàng
chậm, chi phí giám định nếu mình sai...)

Trần Trọng Đức 36


Người vận tải
• Người vận tải
- Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa giữa hai địa điểm, theo hợp
đồng đã ký với người giao nhận hàng hóa hoặc chủ thể khác.
- Quan hệ giữa nhà kinh doanh vận tải đa phương thức và công ty
vận tải được cụ thể hóa trong “Hợp đồng vận chuyển đơn phương
thức”
- HĐ giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người vận
chuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng một phương thức vận tải
để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh doanh vận tại
đa phương thức.

Trần Trọng Đức 37


Người điều hành các bến vận tải đa phương
thức
• Người điều hành các bến vận tải đa phương thức
- Người điều hành bến vận tải là chủ thể cung cấp dịch vụ trung
chuyển (chuyển tải) và các dịch vụ khác tại bến vận tải.
- Thực thiện các hoạt động dỡ hàng và chất hàng
- Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng được thực hiện trong khi
hàng hóa được lưu giữ tạm thời tại nhà ga (chia tách lô hàng và
hợp nhất các lô hàng, quản lý kho, ghi nhãn và đóng gói lại)

Trần Trọng Đức 38


Các cơ quan quản lý nhà nước
• Hải quan và các cơ quan khác
- Có trụ sở tại các sân bay và bến cảng và chịu trách nhiệm đảm
bảo rằng các dịch vụ vận tải và hàng hóa tuân thủ các quy định
của cả quốc gia và quốc tế.
- Xác minh tính hợp lệ và chính xác của các tài liệu đi kèm hàng
hóa và sự phù hợp của các điều kiện vận chuyển
- Kiểm tra vật lý được thực hiện bằng phương pháp kiểm tra trực
quan hoặc sử dụng các phương pháp ít xâm nhập khác
- Giám sát và kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp hoặc bất
hợp pháp như buôn lậu, hoạt động khủng bố

Trần Trọng Đức 39


5.3.2. Các loại dịch vụ vận tải khác

- Hàng hóa chỉ có thể lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng bằng các phương tiện vận tải. Vì thế, vận tải đóng vai trò
rất quan trọng trong hoạt động logistics
- Tác động dịch vụ vận tải đến phát triển thương mại quốc tế:
- Cước phí vận tải ảnh hưởng đến giá hàng chào bán
- Vận tải làm thay đổi cơ cấu và thị trường Xuất nhập khẩu
- Tăng nguồn thu ngoại tệ

Trần Trọng Đức 40


- Để chuyên chở hàng hóa, người mua, người bán hoặc người
cung cấp dịch vụ logistics có thể lựa chọn các phương thức vận
tải như: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường
hàng không, đường ống hoặc kết hợp nhiều phương thức lại với
nhau- vận tải đa phương thức
- Mỗi phương thức vận tải có những ưu, nhược điểm riêng. Kinh
doanh logistics cần phải hiểu những đặc điểm đó để lựa chọn

Trần Trọng Đức 41


• Vận tải đường thủy: bao gồm thủy nội địa (trên các sông, hồ,
kênh đào), vận tải biển (trên các đại dương, dọc bờ biển...)
- Lợi thế:
+ Cước vận tải rẻ do vận chuyển với số lượng lớn
+ Với các đội tàu chuyên dụng, cơ sở hạ tầng một phần do thiên
nhiên kiến tạo sẵn
+ Tuyến biển rộng lớn nên có thể lưu chuyển tàu lớn đi lại cùng
một lúc
+ Thích hợp cho nhiều loại hàng hóa
- Bất lợi:
+ Tốc độ vận chuyển chậm, 14-20 hải lý/ giờ
+ Ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, đá ngầm (bình quân tháng
trên TG có 300 tàu bị tai nạn)

Trần Trọng Đức 42


• Vận tải đường bộ: đường bộ là phương thức vận tải nội địa phổ
biến, cung cấp dịch vụ vận tải nhanh chóng, đáng tin cậy.
Phương thức này đặc biệt thích dụng khi vận chuyển hàng
công nghiệp tiêu dùng
- Lợi thế:
+ Có tính linh hoạt cao
+ Có thể cung cấp các dịch vụ từ cửa đến cửa hiệu quả
+ Phát triển mạnh ở những nước có đường sá và phương tiện
hiện đại

Trần Trọng Đức 43


• Vận tải đường sắt:
- Kém linh hoạt hơn vận tải đường bộ. Tàu hỏa không thể cung
cấp dịch vụ đến một địa điểm bất kỳ (Point- to- Point) theo yêu
cầu của khách hàng.
- Mặc dù được cải tiến nhiều nhưng tốc độ của tàu hỏa chậm
hơn các phương tiện đường bộ
- Tàu hỏa đi theo lịch trình cố định, theo tuyến, tần suất khai thác
không cao
• Do vậy, tuy giá cước tương đối thấp nhưng đường sắt ít được
áp dụng trong logistics như một phương thức vận tải độc lập
mà áp dụng dưới dạng vận tải đa phương thức

Trần Trọng Đức 44


• Vận tải hàng không: khác với vận tải thủy, vận tải hàng không
chỉ phù hợp với những loại hàng hóa có khối lượng nhỏ nhưng
giá trị cao, nhất là cần phải vận chuyển ngay trong một thời
gian ngắn, như:
- Hàng hiếm, quý
- Hàng rau quả, thực phẩm tươi sống - Mặt hàng thời trang
- Những hàng hóa đặc biệt...

Trần Trọng Đức 45


- Lợi thế:
+ Tốc độ vận chuyển nhanh
+ Độ an toàn của hàng hóa cao
- Nhược:
+ Cước phí cao
+ Thủ tục phức tạp, nhiều giấy tờ
+ Không thể cung cấp dịch vụ từ cửa tới cửa mà chỉ dừng ở mức
từ cảng đến cảng (Terminal- To- Terminal)
+ Khách hàng chỉ lựa chọn khi không còn cách nào

Trần Trọng Đức 46


• Vận tải đường ống: đây là phương thức vận tải chuyên dụng,để
chuyên chở: khí đốt, dầu khí, nước sạch, hóa chất hoặc than
bùn
- Lợi thế:
+ cung cấp cho khách hàng mức độ dịch vụ cao với chi phí chấp
nhận được
+ sản phẩm được giao đúng hạn vì lượng sản phẩm đi qua ống
được điều khiển và kiểm soát bằng máy tính => cắt giảm chi phí
công nhân
+ ít xảy ra thất thoát hoặc hư hỏng
+ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết

Trần Trọng Đức 47


• Cùng với các hoạt động logistics khác, vận tải đóng góp một
phần giá trị gia tăng cho sản phẩm (đáp ứng yêu cầu khách
hàng về vị trí – đến tay người tiêu dùng; về thời gian, đến kịp
thời gian khách hàng yêu cầu – “đúng nơi, đúng lúc”)

Trần Trọng Đức 48

You might also like