You are on page 1of 90

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ

VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

2023
Mục đích môn học
1.Cung cấp những kiến thức pháp luật thực định
và kiến thức thực tiễn về thương mại hàng hóa
quốc tế (pháp luật WTO; pháp luật EU, pháp
luật ASEAN; các hiệp định thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Nhật Bản; Việt
Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – EU; Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương và pháp luật thương mại hàng hóa quốc
tế giữa các thương nhân theo pháp luật Việt
Nam và theo Công ước Viên năm 1980.
Mục đích môn học
2. Cung cấp các nội dung quan trọng của các
điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia về vận
tải hàng hóa quốc tế (vận tải hàng hóa quốc
tế bằng đường biển, đường hàng không,
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và
đa phương thức).
Nội dung:

PHẦN A. PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI


HÀNG HÓA QUỐC TẾ

PHẦN B. PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI


HÀNG HÓA QUỐC TẾ
CƠ CẤU ĐIỂM

ĐIỂM CHUYÊN CẦN ĐIỂM BÀI ĐIỂM THI


(20%) KIỂM TRA (60%)
(20%)
Tổng điểm: 10 Tổng điểm: 10 Tổng điểm: 10
Đi học đủ các buổi: 8 Phần trắc Phần trắc
Tích cực học tập: 2 nghiệm: 6 nghiệm: 6
Nghỉ không phép: trừ 1 Phần xử lý tình Phần xử lý tình
Nghỉ có phép: trừ 0,5 huống: 4 huống: 4

Here comes your footer  Page 5


 Thông tin giảng viên:
GVC, Tiến sĩ Nguyễn Thái Nhạn
Điện thoại: 0914166019
email: thainhan61@yahoo.com

Here comes your footer  Page 6


PHẦN A. PHÁP LUẬT
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
Quốc gia Ký kết các điều ước QT Thương nhân mua bán hàng hóa
WTO Giải quyết tranh chấp QT Thỏa thuận giải quyết tranh chấp

"Công pháp quốc tế phát sinh khi chúng ta đặt các quốc gia
cạnh nhau. Tư pháp quốc tế phát sinh khi đặt các hệ thống
pháp luật cạnh nhau.“
Oppenheim
• CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về thương mại hàng hóa quốc tế

1.1.1. Tổng quan về thương mại hàng hoá quốc tế và


pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hoá quốc tế
• Thương mại hàng hóa quốc tế có từ lâu đời và trải
qua những thời kỳ phát triển khác nhau. Ngay từ
thời cổ xưa, khi con người sống theo bộ lạc, họ đã
biết trao đổi hàng hoá với nhau.
Các khu chợ có thể đã xuất hiện ở khu vực giáp
ranh giữa các lãnh thổ của các bộ lạc. Mạng lưới
thương mại quốc tế đầu tiên mà các nhà khảo cổ
biết đến xuất hiện vào khoảng 3.500 năm trước
Công nguyên, tại khu vực Lưỡng Hà cổ đại (lãnh
thổ Iran và Irắc hiện nay).
Ngoài ra, còn phải kể đến mạng lưới thương mại
quốc tế xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng thời
kì 1000-2000 năm trước Công nguyên, được gọi
là ‘Con đường tơ lụa’.

May 24, 2023 10


Trước khi xuất hiện kỉ nguyên văn minh Hy Lạp,
vùng Địa Trung Hải là một trung tâm thương mại
quốc tế được tổ chức rất thành công bởi người
Phê-ni-xi. Các thành bang Hy Lạp bắt đầu cạnh
tranh với người Phê-ni-xi từ khoảng năm 800
trước Công nguyên bằng việc phát triển hệ thống
thương mại cùng với nền văn minh rực rỡ của họ.
Cuộc chinh phục của Alexandre Đại Đế đã tạo ra
những con đường thương mại kéo dài đến tận
châu Á và Địa Trung Hải. Tiếp đó, người La Mã
đã xây dựng đế chế thương mại hùng mạnh hơn
hướng về phía Anh và Bắc Âu ngày nay.
May 24, 2023 11
Thương mại quốc tế ở châu Âu thời kì tiền
Trung cổ đã trải qua giai đoạn suy thoái sau sự
suy tàn của Đế chế La Mã. Sau đó, trong suốt
thời kì Trung cổ, truyền thống thương mại quốc
tế được các thương nhân Ả-rập tiếp tục phát
triển. Họ xây dựng những mạng lưới thương mại
rộng khắp quanh khu vực Vịnh Pếc-xích, châu
Phi, Ấn Độ, và cả Đông Nam Á. Trong thời kì
này, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với
Ấn Độ, Malaysia và Đông Nam Á cũng phát
triển.

May 24, 2023 12


Chợ họp theo mùa bắt đầu xuất hiện ở các đô thị
châu Âu thời Trung cổ. Đây là nơi các thương
nhân mang hàng hoá từ nhiều nước đến bán. Kể
từ thời kì này, các vua chúa, ví dụ như vị vua xứ
Lombardy (Italia) thế kỉ XI, đã có chính sách áp
thuế buôn bán ở chợ và áp thuế quan đối với
hàng hoá được vận chuyển đến các chợ.

May 24, 2023 13


Chợ họp theo mùa bắt đầu xuất hiện ở các đô thị
châu Âu thời Trung cổ. Đây là nơi các thương
nhân mang hàng hoá từ nhiều nước đến bán. Kể
từ thời kì này, các vua chúa, ví dụ như vị vua xứ
Lombardy (Italia) thế kỉ XI, đã có chính sách áp
thuế buôn bán ở chợ và áp thuế quan đối với hàng
hoá được vận chuyển đến các chợ.
Vào cuối thời kì Trung cổ, các mạng lưới thương
mại ở tầm khu vực đã rất phát triển ở châu Âu, ví
dụ, ở những khu vực như vùng ven biển Địa
Trung Hải, Venice, Florence, Genois hay Bắc
Phi.
May 24, 2023 14
Ở Bắc Âu, vào giữa thế kỉ XIV, khoảng 80 đô
thị cùng với các thương nhân đã thiết lập liên kết
chính trị mềm dẻo mang tên Liên minh Hansetic,
với các luật lệ thương mại chung và đầy đủ sức
mạnh quân sự, chính trị để đương đầu với cả vua
chúa lẫn cướp biển. Trong thời kì này, các vua
chúa cũng bắt đầu kí kết các điều ước nhằm bảo
vệ các lợi ích thương mại, đồng thời áp dụng
chính sách thuế quan thuận lợi cho các thương
nhân.

May 24, 2023 15


Vào cuối thế kỉ XV, sự kiện Christophe
Colombo phát kiến ra châu Mỹ cùng với các tiến
bộ của khoa học-kĩ thuật và hàng hải đã mở ra kỉ
nguyên chinh phục thương mại thế giới của
người châu Âu. Thời kì này, các nước châu Âu
đã thiết lập mạng lưới thuộc địa ở khắp nơi trên
thế giới. Nhiệm vụ của các thuộc địa là cung cấp
nguyên liệu thô để sản xuất thành phẩm tại chính
quốc ở châu Âu, sau đó các thuộc địa sẽ nhập
khẩu hàng hoá được sản xuất từ chính quốc.

May 24, 2023 16


Một trật tự kinh tế quốc tế mới bắt đầu xuất hiện
khi Chiến tranh thế giới lần thứ II sắp kết thúc.
Tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944, các tổ
chức kinh tế toàn cầu - Quỹ tiền tệ quốc tế (viết
tắt là ‘IMF’) và Ngân hàng quốc tế về tái thiết và
phát triển (viết tắt là ‘IBRD’) ra đời.

May 24, 2023 17


Một tổ chức thương mại toàn cầu cũng đã xuất
hiện tại Hội nghị La Havane năm 1948 - Tổ chức
thương mại quốc tế (viết tắt là ‘ITO’), nhưng tổ
chức này đã không thể tồn tại được và bị thay thế
bằng cơ chế điều chỉnh
thương mại hàng hoá quốc tế ‘tạm thời’ - Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại năm
1947 (viết tắt là ‘GATT 1947’). Hiệp định ‘tạm
thời’ này đã điều chỉnh thương mại hàng hoá toàn
cầu trong suốt gần 50 năm, cho đến khi Tổ chức
thương mại thế giới (viết tắt là ‘WTO’) ra đời
năm 1995.
May 24, 2023 18
Bên cạnh đó, các hiệp định khu vực, hiệp định
song phương giữa các quốc gia cũng được ký kết
nhằm điều chỉnh vấn đề kinh tế quốc tế khu vực
hoặc giữa hai quốc gia (EU, ASEAN, NAFTA,
CPTPP,...).

May 24, 2023 19


1.1.2. Vai trò của thương mại hàng hóa quốc
tế.
Tích cực:
Là động lực để tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một
quốc gia theo hướng tích cực. Cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế, góp phần giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập và mức sống cho cư dân.
Tiêu cực: Có thể tạo bất bình đẳng giữa các
nước. Gây ô nhiễm môi trường...

May 24, 2023 20


1.2. Tổng quan về pháp luật thương mại hàng
hóa quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế là
tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh
quan hệ mua bán hàng hóa giữa các quốc gia,
các tổ chức kinh tế đa quốc gia và thương nhân
trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

May 24, 2023 21


1.2.2. Chủ thể của quan hệ thương mại hàng
hóa quốc tế
- Quốc gia: Trong quan hệ thương mại hàng hóa
quốc tế, quốc gia tham gia với tư cách chủ thể
trong hai trường hợp:
+ Ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về
thương mại hàng hóa: Trong trường hợp này
quốc gia thỏa thuận với chủ thể khác (tổ chức
quốc tế, vùng lãnh thổ...) về quyền và nghĩa vụ
của mình trong hoạt động thương mại hàng hóa
quốc tế.
May 24, 2023 22
1.2.2. Chủ thể của quan hệ thương mại hàng
hóa quốc tế
-Quốc gia:
Ví dụ: Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân
thủ các Hiệp định trong khuôn khổ WTO (Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại, Hiệp
định về nông nghiệp, Hiệp định về việc áp dụng
các biện pháp kiểm dịch động-thực vật, Hiệp định
về dệt may, Hiệp định về các rào cản kĩ thuật đối
với thương mại, Hiệp định về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại, Hiệp định về giám
định hàng hóa trước khi xuất hàng,...
May 24, 2023 23
1.2.2. Chủ thể của quan hệ thương mại hàng
hóa quốc tế
- Quốc gia:
+ Tham gia vào các giao dịch mua bán hàng hóa
có yếu tố nước ngoài với các chủ thể là cá nhân,
pháp nhân.
Ví dụ: Chính phủ Việt Nam ký kết hợp đồng với
hãng dược phẩm Pfizer mua vaccine phòng
covid 19.

May 24, 2023 24


1.2.2. Chủ thể của quan hệ thương mại hàng
hóa quốc tế
- Tổ chức kinh tế quốc tế: Hiện nay các tổ chức
kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của các giao dịch kinh doanh quốc
tế.
Ví dụ: Một số tổ chức quốc tế về thương mại:
+ Tổ chức kinh tế toàn cầu: WTO, WB, IMF…
+ Tổ chức kinh tế khu vực: EU, ASEAN…
- Thương nhân: Doanh nghiệp, cá nhân.

May 24, 2023 25


- Trụ sở Liên Hiệp quốc tại Thành phố Niu-oóc (Hoa Kỳ)
Ngày 20/9/1977, Nước CHXHCN Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của tổ chức Liên Hợp quốc
Trụ sở WTO: Geneva, Thụy Sĩ

May 24, 2023 27


Trụ sở ASEAN tại thủ đô Indonesia

May 24, 2023 28


Trụ sở của EU ở Brúcxen (Bỉ)

May 24, 2023 29


1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động
thương mại hàng hóa quốc tế
-Các điều ước quốc tế: Các điều ước quốc tế đa
phương có thể là điều ước quốc tế mang tính phổ cập
(toàn cầu) hoặc điều ước quốc tế mang tính khu vực.
ĐUQT là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia, các tổ chức QT liên chính phủ, và dân
tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và được luật
quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận
đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai
hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng không
phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.

May 24, 2023 30


1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động
thương mại hàng hóa quốc tế
Ví dụ:
Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế (điều ước quốc tế đa phương),
Hiệp định ASEAN về thương mại hàng hóa (điều
ước quốc tế khu vực),
Hiệp định hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ (điều ước quốc tế song phương).

May 24, 2023 31


1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động
thương mại hàng hóa quốc tế
a. Các điều ước thương mại quốc tế:
Các điều ước quốc tế đa phương là nguồn chính
của pháp luật thương mại quốc tế, trong đó đặc biệt
là Hiệp định GATT và hệ thống các hiệp định
Maraket 1994 hình thành tổ chức thương mại thế
giới (WTO).
Các hiệp định thương mại song phương (BTAs),
Các hiệp định về hội nhập kinh tế khu vực
(FTAs,...),
Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ...
May 24, 2023 32
Phân biệt hiệp định đa phương và hiệp định đa
biên/nhiều bên:
Hiệp định đa phương: GATT, GATS, TRIPS,
TRIMs, ADA, SCM, ... -> các thành viên WTO
bắt buộc phải tham gia
Hiệp định nhiều bên/đa biên: các hiệp định trong
Phụ lục 4 của Hiệp định Marrakesh về thành lập
WTO (Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng,
hiệp định về mua sắm chính phủ - GPA) -> các
thành viên WTO không bắt buộc phải tham gia
May 24, 2023 33
- Ngoài ra, việc duy trì và phát triển quan hệ
kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thông qua
các điều ước quốc tế song phương, ví dụ:
Hiệp ước về hữu nghị và hợp tác, hiệp ước
thương mại – hàng hải, hiệp định thanh toán,
hiệp định tín dụng, đầu tư, hợp tác khoa học
công nghệ, thuế quan, lao động,…

May 24, 2023 34


Bên cạnh việc sử dụng các loại điều ước quốc tế
nói trên là công cụ pháp lý quốc tế quan trọng để
điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế, cộng
đồng các quốc gia còn sử dụng các công cụ pháp
lý quan trọng khác sau đây:
- Tập quán thương mại quốc tế: Đây là thực tiễn
quốc tế được áp dụng lâu dài trong các quan hệ
thương mại quốc tế.
Ví dụ: Incoterm, UCP.

May 24, 2023 35


Ví dụ: Incoterm, UCP.

May 24, 2023 36


May 24, 2023 37
- Phán quyết của tòa án quốc tế và trọng tài quốc
tế.
- Pháp luật quốc gia. Khi ban hành các quy phạm
pháp luật phải tính đến sự phù hợp giữa những
quy định này với những cam kết, thỏa thuận trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Ví dụ: Luật thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với
các cam kết về giảm thuế quan theo các hiệp định
thương mại.

May 24, 2023 38


Luật thuế xuất nhập khẩu

May 24, 2023 39


Bài tập xử lý tình huống:
Một thương nhân Việt Nam kinh doanh quần áo
thời trang có trụ sở công ty tại Hà Nội, tháng
2/2022 đến Italia và đặt mua 1.000 bộ quần áo
thời trang đàn ông. Thương nhân Việt Nam này
trở về Hà Nội và nhận được hàng do người bán
người Italia gửi bằng đường tàu biển đến cảng
Hải Phòng sau một tháng. Trong vụ kinh doanh
này, các thương nhân có thể phải quan tâm đến
những vấn đề pháp luật nào?

May 24, 2023 40


- Để đến Italia, thương nhân Việt Nam cần có hộ
chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp và cần có thị
thực nhập cảnh EU.
Hộ chiếu: Cơ quan công an cấp.
Visa: Đại sứ quán Italya cấp.

May 24, 2023 41


- Quy định y tế khi xuất cảnh và nhập cảnh về
việc tiêm chủng ngừa covid 19 của Việt Nam và
Italya.
- Liệu hợp đồng mua bán quần áo của các thương
nhân có thể chịu sự điều chỉnh của Công ước
Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế (viết tắt là ‘CISG’) hay
không?

May 24, 2023 42


- Pháp luật hải quan của Việt Nam và Italia có
liên quan gì đến các hiệp định trong khuôn khổ
WTO hay không?
- Trong trường hợp thương nhân Việt Nam cho
rằng lô hàng mà đối tác Italia gửi là quần áo ‘lỗi
mốt’, không phải hàng thời trang, thì các thương
nhân có thể áp dụng luật nào, và đến toà án nào
để giải quyết tranh chấp?

May 24, 2023 43


- Luật Italia, luật Việt Nam hay luật nào có thể
áp dụng trong vụ
kinh doanh quốc tế này?
- Các bên có được chọn luật áp dụng không?
Chọn theo tiêu chí nào?
- Nếu bản án của toà án Italia xử thua cho
thương nhân Italia, liệu bản án này có hiệu lực
và có được thi hành tại Việt Nam hay không?

May 24, 2023 44


Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
hiện đại

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, chia


thành hai loại:
- Các nguyên tắc truyền thống.
- Các nguyên tắc hình thành trong thời kì luật
quốc tế hiện đại

May 24, 2023 45


Công pháp quốc tế (Luật Quốc tế)
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, chia
thành hai loại:
- Các nguyên tắc truyền thống.
- Các nguyên tắc hình thành trong thời kì luật
quốc tế hiện đại.

May 24, 2023 46


May 24, 2023 47
Luật biển quốc tế
Công ước của Liên hợp Quốc về Luật biển 1982
đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong
việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý
của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển
giữa các quốc gia.
Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có năm
vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa.
May 24, 2023 48
May 24, 2023 49
Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia
ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm
cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
- Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
+ Nội thủy: Khoản 1 Điều 8 của Công ước Luật
biển năm 1982 định nghĩa: Nội thủy là các vùng
nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia
ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
May 24, 2023 50
+ Lãnh hải: Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài
đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12
hải lý (Điều 3 Công ước Luật biển năm 1982).
Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh
hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ
quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là
tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền ở đây không
được tuyệt đối như trong nội thủy vì ở lãnh hải
của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc
gia khác được quyền qua lại không gây hại.
May 24, 2023 51
- - Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền
và quyền tài phán
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải
là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với lãnh hải.
Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không
quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Quốc gia ven
biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm
ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định
về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh
thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những
vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên
lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình
May 24, 2023 52
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm
phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý
tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý nên
thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý).
Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven
biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài
phán.

May 24, 2023 53


Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền
đối với khai thác tài nguyên sinh vật (Điều 62),
tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên
đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc
quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven
biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu,
gió...

May 24, 2023 54


Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác
tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có
sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của
quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa
chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên
biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền
bảo vệ môi trường.

May 24, 2023 55


+ Thềm lục địa: Thềm lục địa của quốc gia ven
biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển.
Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối
thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế
hẹp hơn 200 hải lý).

May 24, 2023 56


Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối
với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần
lưu ý quyền chủ quyền đối với thềm lục địa
mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó
không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có
quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng
ý của quốc gia ven biển.

May 24, 2023 57


- Ngoài ra, còn có vùng biển quốc tế (là vùng
biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các
quốc gia ven biển). Ở vùng biển quốc tế, các
quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do
hàng không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt
cá, nghiên cứu khoa học... nhưng phải tôn trọng
lợi ích của các quốc gia khác cũng như phải tuân
thủ các quy định có liên quan của Công ước Luật
biển năm 1982;

May 24, 2023 58


đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương)
là di sản chung của nhân loại và không quốc gia
nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền
chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở
đó.

May 24, 2023 59


Luật ngoại giao và lãnh sự
Ngoại giao là hoạt động của cơ quan làm công
tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm
công tác đối ngoại nhằm thực hiện chính sách,
bảo vệ lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở
trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết
các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm
phán và các hình thức hoà bình khác.

May 24, 2023 62


c3. Luật ngoại giao và lãnh sự
Luật ngoại giao và lãnh sự là tổng thể các
nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế
nhằm điều chỉnh trình tự thiết lập quan hệ chính
thức giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
luật quốc tế, trên cơ sở đó duy trì hoạt động chức
năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà
nước để phục vụ sự phát triển quan hệ hợp tác
quốc tế của các nhà nước hoặc các tổ chức quốc
tế liên chính phủ.
May 24, 2023 63
Các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước là
cơ quan do nhà nước lập ra để duy trì mối quan
hệ chính thức của nhà nước đó với quốc gia khác
hoặc với các tổ chức quốc tế.

Cơ quan quan hệ đối ngoại

trong nước ở nước ngoài

May 24, 2023 64


- Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong
nước:
+ Cơ quan đại diện chung
+ Các cơ quan đại diện chuyên ngành

May 24, 2023 65


Quốc hội (Nghị viện)

Nguyên thủ quốc gia


Cơ quan đại
diện chung
Chính phủ - người đứng đầu
Chính phủ

Bộ ngoại giao - Bộ trưởng Bộ


Ngoại giao
Cơ quan đại diện chuyên ngành

Các bộ, cơ quan Các ủy ban


ngang bộ nhà nước
- Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài:
+ Cơ quan thường trực: Cơ quan đại diện ngoại
giao: Đại sứ quán, lãnh sự quán.
+ Cơ quan lâm thời: Các phái đoàn đại diện đặc
biệt, các phái đoàn đi dự hội nghị quốc tế…

May 24, 2023 68


Cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài

Cơ quan
Cơ quan lâm thời
thường trực
Cơ quan đại diện
ngoại giao

Cơ quan đối ngoại


thường trực ở nước Cơ quan lãnh sự
ngoài

Phái đoàn đại diện của các


quốc gia tại các tổ chức quốc
tế
ĐẠI SỨ QUÁN ĐẠI HÀN DÂN QUỐC TẠI VIỆT NAM

May 24, 2023 71


Cơ quan lâm thời

Toàn cảnh buổi khai mạc Hội nghị quốc tế về Việt Nam
tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kléber, Pari 72
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định
Paris về Việt Nam (27/1/1973)

May 24, 2023 73


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam
(27/1/1973)

May 24, 2023 74


Cơ quan đại diện ngoại giao

Đại sứ quán Công sứ quán Đại biện quán

Đại sứ đặc mệnh Công sứ đặc mệnh Đại biện thường


toàn quyền toàn quyền trú
Cấp ngoại giao

Đại sứ/Đại sứ tòa thánh


(Do nguyên thủ quốc gia bổ Công sứ/Công sứ tòa thánh
nhiệm) (nguyên thủ quốc gia bổ
nhiệm)

Đại biện thường trú


(Bộ trưởng ngoại giao bổ
nhiệm)

Cấp ngoại giao là thứ bậc của người đứng đầu cơ quan đại diện
ngoại giao, được xác định theo quy định của Luật Quốc tế và sự
thoả thuận của các quốc gia hữu quan
Đại sứ

Công sứ

Tham tán

Hàm ngoại giao Bí thư thứ nhất

Bí thư thứ hai

Hàm ngoại giao là chức danh Bí thư thứ ba


nhà nước phong cho công chức
ngành ngoại giao công tác đối Tùy viên
ngoại cả ở trong và ngoài nước.
Phủ Chủ tịch – nơi diễn ra lễ trình quốc thư
b. Thành viên cơ quan đại diện
ngoại giao

Viên chức ngoại giao


Nhân viên hành chính –
kỹ thuật

Nhân viên phục vụ


CQĐDNG, phái đoàn đại
diện của các QG tại các
TCQT

Viên chức ngoại giao +


thành viên gia đình họ
Đối tượng
được hưởng Nhân viên hc-kt + thành
viên gia đình họ
quyền
ƯĐ&MTNG
Nhân viên phục vụ

Điều 37 Công ước Viên 1961 Nhân viên phục vụ riêng


của viên chức NG
Tư pháp quốc tế

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là:


Quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình,
quan hệ lao động,
Quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố
nước ngoài. Hay nói cách khác: đối tượng điều
chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự
(theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.

May 24, 2023 81


Các quan hệ pháp luật dân sự này luôn có đặc trưng
là mang "yếu tố nước ngoài". Quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân,
pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam,
pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam,
pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ
dân sự đó ở nước ngoài. 82
•Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ dân sự
có ít nhất một trong các bên tham gia là người
nước ngoài. Người nước ngoài ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng: có thể là cá nhân nước
ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài hoặc quốc
gia nước ngoài.
Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với
công dân của Pháp trước cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam.

May 24, 2023 83


May 24, 2023 84
May 24, 2023 85
Ông Phạm Đình Nguyên chi 900.000 USD
để mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ - Buford)
May 24, 2023 86
•Thứ hai, Các bên tham gia đều là công
dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm
dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với
nhau ở Liên bang Nga.

May 24, 2023 87


•Thứ ba, Các bên tham gia đều là công dân
Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Ví dụ: Hai vợ chồng là công dân Việt Nam
sở hữu một căn nhà, 2 ô tô ở nước ngoài.

May 24, 2023 88


b. Phương pháp điều chỉnh

TPQT sử dụng 2 phương pháp:

•Phương pháp thực chất (điều chỉnh trực tiếp)

•Phương pháp xung đột (điều chỉnh gián tiếp).

May 24, 2023 89


Những nguyên tắc cơ bản của Tư pháp quốc
tế Việt Nam
- Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các
chế độ sở hữu khác nhau;
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các
công dân của các nước với nhau;
- Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp
của quốc gia, dân tộc đang đấu tranh nhằm thực
hiện quyền tự quyết dân tộc và tổ chức quốc tế
liên chính phủ;
- Nguyên tắc có đi, có lại.

You might also like