You are on page 1of 23

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

BÀI TẬP KINH DOANH QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI
“KINH DOANH VIÊN NÉN GỖ XUẤT KHẨU SANG EU”

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Trọng Đức


Nhóm sinh viên thực hiện: Phan Thanh Châu - 71131106012
Phạm Lê Thanh Hà - 71131106035
Nguyễn Thị Hoàng Lan - 71131106059
Trần Đăng Thị Linh - 71131106072
Lê Thanh Vân - 71131106165

HÀ NỘI - 2022
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 1
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP................................................3
1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp................................................................................3
1.2. Giới thiệu về viên nén gỗ...................................................................................3
1.2.1. Khái niệm về viên nén gỗ............................................................................3
1.2.2. Đặc tính kỹ thuật của viên nén gỗ...............................................................4
1.2.3. Công dụng của viên nén gỗ.........................................................................4
1.2.4. Lợi ích của viên nén gỗ...............................................................................4
1.2.5. Quy trình sản xuất viên nén gỗ....................................................................5
CHƯƠNG 2. ĐỘNG CƠ THAM GIA KINH DOANH QUỐC TẾ.........................6
2.1. Thị trường xuất khẩu..........................................................................................6
2.2.1. Giới thiệu chung về EU...............................................................................6
2.2.2. Môi trường tự nhiên....................................................................................6
2.2.3. Môi trường kinh tế......................................................................................7
2.2.4. Tình hình nhập khẩu viên nén gỗ tại EU.....................................................7
2.2. Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế tại thị trường mới...................................8
2.2.1. Nhu cầu sử dụng viên nén gỗ của EU..........................................................8
2.2.2. Tiềm năng của viên nén gỗ..........................................................................8
2.2.3. Lợi thế và cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu viên nén gỗ.......................10
CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG EU..............................................11
3.1. Các nhân tố khách quan...................................................................................11
3.1.1. Môi trường chính trị..................................................................................11
3.1.2. Môi trường kinh tế.....................................................................................12
3.1.3. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................13
3.2. Các nhân tố chủ quan.......................................................................................13
3.2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp........................................................13
3.2.2. Nguyên liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vât liệu........................14
3.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp............14
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP......15
4.1. Ưu điểm...........................................................................................................15
4.2. Nhược điểm......................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................18
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 10 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy
Trần Trọng Đức. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Kinh doanh quốc tế,
chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của
thầy.

Do lần đầu nhóm làm bài liên quan đến chuyên ngành nên sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy và các bạn
sinh viên để bài tập của nhóm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Các loại viên nén gỗ
Hình 2. Quy trình sản xuất viên nén gỗ
Hình 3. Các nước thành viên tham gia vào Liên minh châu Âu (EU)
Hình 4. Giá trị nhập khẩu viên nén gỗ (HS 440131) của 10 quốc gia năm 2021 –
6/2022.
Hình 5. Lượng và giá trị xuất khẩu viên nén gỗ theo năm của Việt Nam giai đoạn
2017 – T6/2022.
Hình 6. Giá viên nén gỗ xuất khẩu bình quân của Việt Nam giai đoạn 2015 –
T6/2022.
Hình 7. Giá viên nén gỗ xuất khẩu bình quân theo tháng từ 01/2021 đến tháng
6/2022.

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. So sánh nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu sinh học

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp


Doanh nghiệp WOOD PELLETS được thành lập vào tháng 1/2017, hiện doanh
nghiệp đang sản xuất và kinh doanh viên nén gỗ.
Doanh nghiệp đã có 3 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh nội thất làm từ
gỗ và trong vòng 2 năm trở lại đây nhu cầu của viên nén gỗ tăng cao nên doanh
nghiệp đã quyết định chuyển sang vừa sản xuất và kinh doanh viên nén gỗ.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp muốn mang đến đó là “Mang hơi ấm đến
khắp mọi nơi”. Để có thể sưởi ấm đến những nơi cần hơi ấm, không chỉ lan tỏa hơi
ấm đến các địa điểm trong nước mà còn muốn lan tỏa ra khắp mọi nơi trên thế giới.
WOOD PELLETS cam kết mang lại những trải nghiệm tuyệt vời về sản phẩm
viên nén gỗ đạt tiêu chuẩn. Nhờ những nguồn cung cấp ở khu vực phía Bắc, doanh
nghiệp lấy những sản phẩm phụ từ các xưởng xé, ván bóc, xương dăm ở nhều hệ
thống xưởng xẻ, xưởng ván bóc, và xưởng dăm.
1.2. Giới thiệu về viên nén gỗ
1.2.1. Khái niệm về viên nén gỗ
Viên nén gỗ là nhiên liệu sinh học, nó có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên hay còn
gọi là vật liệu sinh khối như dăm bào, mùn cưa hoặc từ các loại gỗ thải. Nói cách
khác, chúng được sản xuất hoàn toàn từ các chế phẩm lâm nghiệp.
Hình 1. Các loại viên nén gỗ

Nguồn: Internet

3
1.2.2. Đặc tính kỹ thuật của viên nén gỗ
- Đường kính: 6mm; 8mm; 10mm
- Chiều dài: 10mm-32mm
- Độ ẩm: 10% max
- Độ tro: 3% max
- Nhiệt lượng tổng: 4.300kcal/kg – 4.600kcal/kg
- Độ nén: 620kg/m3 – 700kg/m3
1.2.3. Công dụng của viên nén gỗ
- Dùng làm hệ thống thiết bị sưởi ấm như lò sưởi (thay thế điện, than đá, dầu, củi,…)
- Dùng trong thiết bị đốt trong các ngành công nghiệp, dân dụng như đốt lò hơi, lò
sấy.
- Dùng làm nguyên liệu cho nhà máy điện.
1.2.4. Lợi ích của viên nén gỗ
1.2.4.1. Giá thành rẻ, nhiệt lượng cao
- Viên nén gỗ có chi phí khá thấp chỉ bằng khoảng 30 – 50% so với điện và khí gas
nên sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được 1/2 đến 2/3 chi phí sử dụng do chúng có quá trình
cháy khá lâu, ổn định giúp tạo một lượng nhiệt ổn định.
- Viên nén gỗ rất đặc và thường được sản xuất với một lượng thấp độ ẩm. Điều này,
làm cho nó đốt cháy với hiệu quả rất cao. Mức độ ẩm thấp, có nghĩa là khi đốt viên
nén gỗ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng.
1.2.4.2. Vận chuyển tiện lợi do kích thước nhỏ, tiết kiệm không gian lưu trữ
- Hiện nay, viên nén gỗ được đóng vào từng bao nhỏ, theo các khối khác nhau rất tiện
lợi sử dụng.
- Với đặc tính hình dạng của viên nén khiến ní dễ lưu kho (chất xếp) và dễ sử dụng
hon bất kì nhiên liệu sinh học nào.
1.2.4.3. Tăng tuổi thọ lò hơi và các thiết bị đốt
- Trong quá trình sử dụng viên nén gỗ sinh ra ít khối giúp tuổi thọ của các loại bế lò sẽ
cao hơn, lợi ích tiêu dùng cũng được tăng lên.

4
- Khói mà viên nén sinh ra cũng không gây độc hại như các chất đốt khác, khi cháy
tạo ra ít tro như vậy chúng ta sẽ bớt được những chi phí để xử lý chất thải sau quá
trình sử dụng, cũng không làm ảnh hưởng các công cụ khác.
1.2.4.4. Là nguồn năng lượng sạch và không gây ô nhiễm không khí, môi trường
- Viên nén gỗ có thành phần chủ yếu là gỗ không dùng các loại chát phụ gia nên khi
cháy sẽ không tạo ra các loại khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng.
- Việc sử dụng chúng là bảo vệ môi trường và chống lại việc khí hậu đang nóng dần
lên, giúp bầu không khí trong lành hơn, hạn chế được các bệnh về đường hô hấp.
1.2.4.5. Tận dụng phần tro để làm phân bón sạch
- Tro của viên nén gỗ có thể được sử dụng làm phân bón sạch dùng cho việc sản xuất
nông nghiệp hay chăm sóc cây cảnh đều rất tốt.
1.2.4.6. Sử dụng đơn giản, vệ sinh dễ dàng
- Với kích thước nén chặt đồng đều, những viên nén gỗ không gây hại bụi bẩn khi sử
dụng như các loại than trên thị trường, việc sử dụng cúng cho các lò sưởi trong nhà
cũng trở nên phù hợp hơn.

- Độ ẩm thấp trong viên nén gỗ cùng làm cho việc sử dụng nó trong bếp và các thiết
bị sưởi ấm, luôn sạch sẽ.

1.2.5. Quy trình sản xuất viên nén gỗ


Sau khi được thu gom từ các nhà máy, công xưởng chế biến các sản phẩm lâm
sản, hay các lâm trường. Các nguồn nguyen liệu thô như mùn cưa, gỗ mảnh hay các
loại gỗ không còn khả năng tái sử dụng cho mục đích chết tác,… người ta sẽ mang về
và nghiên nát thành một nguyên liệu có kích cỡ trung bình dưới 6mm. Sau đó, chúng
được xử lý qua một hệ thống máy chuyên dụng với quy trình vận tốc ly tâm cao, kết
hợp với nhiệt độ tỏa ra từ sự ma sát giữa nguyen liệu và động cơ dể chúng được kết
dinh thành những viên gõ nhỏ và cứng.
Hình 2. Quy trình sản xuất viên nén gỗ

5
Nguồn: Internet

6
CHƯƠNG 2. ĐỘNG CƠ THAM GIA KINH DOANH QUỐC TẾ

2.1. Thị trường xuất khẩu


2.2.1. Giới thiệu chung về EU
- Tên nước: Liên minh Châu Âu (European Union) là một tổ chức liên chính phủ của
các nước châu Âu.
- Thành viên: 27 nước có chủ quyền tham gia.
- Trụ sở chính: thủ đô Brussels của Bỉ.
- Diện tích: 4.422.773 km2.
- Dân số: Hơn 500 triệu người.
- Tiền tệ: EUR (1 ERU = 23.427,14 đồng).
Hình 3. Các nước thành viên tham gia vào Liên minh châu Âu (EU)

Nguồn: Wikipedia
2.2.2. Môi trường tự nhiên
2.2.2.1. Vị trí địa lý
Liên minh châu Âu chủ yếu nằm ở phần lớn phía Tây và Trung Âu. EU kéo dài
về phía đông bắc đến Phần Lan, tây bắc về phía Ireland, đông nam về phía Kypros và
tây nam về phía Iberia, là lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới.
Phía Bắc Liên minh Châu Âu tiếp giáp với Bắc Băng Dương, phía nam tiếp
giáp với Địa Trung Hải, phía đông giáp với châu Á thông qua dãy U-ran và phái tây
giáp với Đại Tây Dương. EU được các biển bao quanh: Ba-ren, Nauy, Biển Bắc, Ban-
tich, Ca-xpi, Biển Đen.

7
2.2.2.2. Khí hậu
Khí hậu ở EU phân hóa đa dạng, chia thành 3 đới khí hậu chính: cực và cận
cực; ôn đới (ôn đới hải dương và ôn đới lục địa); cận nhiệt đới.
Kiểu khí hậu cực và cận cực nằm ở phía Bắc Âu. Tuy nằm trong vĩ độ cao
nhưng lại chịu sự tác động của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương do đó mùa đông
không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm. Mưa ít trong năm.
Khí hậu ôn đới hải dương năm ở vùng Tây và Trung Âu với đặc điểm là mùa
hạ mát mẻ, đông không lạnh nhưng lại mưa nhiều. Còn khí hậu ôn đới lục địa ở châu
Âu thì nằm ở vùng Đông Âu, với tính chất là khô, lạnh và ít mưa.
Kiểu khí hậu cận nhiệt đới thì nằm về phía Nam Âu với mùa hạ nóng, khô.
Mùa đông không lạnh lắm nhưng mua nhiều.
2.2.3. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế của Liên minh châu Âu theo IMF tạo ra 17,1 tỷ USD năm 2021,
khiến nó trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 hoặc 3 thế giới. Nền kinh tế của EU bao gồm
một thị trường nội khối và EU có vai trò như một thực thể thống nhất ở WTO.
EU chiếm khoảng 15% thương mại hàng hóa của thế giới. Năm 2021, Eu
chiếm 4,071 tỷ EUR trong tổng thương mại toàn cầu. Thương mại nội khối EU đạt giá
trị 3,061 tỷ EUR vào năm 2021.
Nông nghiệp là một phần chính của nền kinh tế châu Âu. EU trợ cấp nông
nghiệp để làm cho sản phẩm của họ cạnh tranh hơn và giữ cho ngành nông nghiệp
phát triển hơn.
Sản xuất cũng quan trọng ở EU. Ngành công nghiệp nói chung, bao gồm cả sản
xuất và xây dựng, chiếm 25,2% GDP của EU. Châu Âu là khu vực sản xuất xe hơi lớn
nhất thế giới, tạo công ăn việc làm cho 12,9 triệu người. Nhưng có nhiều ngành công
nghệ đang hoạt động khác, bao gồm hàng không vũ trụ, quốc phòng (xe cộ, tàu thủy,
…), điện tử, hóa chất (đặc biệt là hóa dầu và polyme), công nghệ sinh học.
2.2.4. Tình hình nhập khẩu viên nén gỗ tại EU
Theo số liệu thống kê cập nhật của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), 6
tháng đầu năm 2022, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm viên nén gỗ của hầu hết các quốc
gia thuộc khối EU đều tăng. Trong đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng này của Pháp ở
mức 87 triệu USD (tăng 30,6%); Đức ở mức 42,3 triệu USD (tăng 29,7%). Tại Ba
Lan, gái trị nhập khẩu viên nén gỗ tăng 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đạt

8
trên 23 triệu USD. Nước này đang đối mặt với khủng hoảnh khí đốt và than, người
dân phải xếp hàng dài bên ngoài nhà máy than để mua dự trữ.

Hình 4. Giá trị nhập khẩu viên nén gỗ (HS 440131) của 10 quốc gia năm 2021 –
6/2022

Nguồn: Số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC).


2.2. Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế tại thị trường mới

2.2.1. Nhu cầu sử dụng viên nén gỗ của EU


Do nhu cầu sử dụng nhiên liệu sưởi ấm trên thế giới ngay fcanfg gai tăng , đặc
biệt các nước có khí hậu lạnh như châu Âu và các nước vùng Đông Bắc Á. Hiện nay,
giá dầu tăng cao, nguồn nhiên liệu than không đủ đáp ứng nhu cầu; đòi hỏi phải có
một nguyên liệu mới thay thế, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến môi
trường.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiêp Mỹ, EU là thị trường tiêu thụ viên nén gỗ
lớn nhất thế giới, chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu đạt 23,1 triêu tấn vào năm
2021. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 24,3 triệu tấn vào năm nay.
Theo Wood Resources International LLC, tại EU, 40% lượng viên nén gỗ được
sử dụng để sưởi ấm khu dân cư, 36% được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy điện,
14% được dùng để sưởi ấm các tòa nhà thương mại. Nhu cầu đối với viên nén gỗ có
khả năng tăng 30-40% trong 5 năm tới. Tùy thuộc vào cách thức phát triển, nhu cầu
viên nén gỗ của châu Âu có thể tăng lên đến 10 triệu tấn.
2.2.2. Tiềm năng của viên nén gỗ
2.2.2.1. So sánh, đánh giá về nguồn nhiên liệu trên thế giới
Bảng 1. So sánh nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu sinh học

9
Nguồn nhiên liêu Nhiên liệu hóa thạch Nhiên liệu sinh học
Được sử dụng phổ biến trên Được làm từ cỏ, ngô, gỗ, khí
thế giới như: than, dầu, khí gas sinh học và các nguyên
Tổng quan
propane,… là loại nguyên liệu từ rừng và nông nghiệp
nhiên liệu hữu hạn. khác.
Đất đỏ, không ổn định, hay
Giá thành Rẻ, dễ mua, dễ sử dụng.
tăng giá.
Là nguồn nhiên liệu tái sinh,
Là mối đe dọa sự biến đổi khí
Nhận xét bền vững với rất nhiều lợi ích
hậu trái đất
cho cộng đồng và môi trường.

Với những ưu điểm trên, có thể thấy nhiên liệu sinh học nói chung và viên nén
gỗ nói riêng đang có ưu thế, sớm trở thành nguồn nhiên liệu phổ biến và được ưa dùng
trên thế giới trong tương lai.
2.2.2.2. Tình hình xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam
Viên nén là một mặt hàng đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu hàng
năm của ngành gỗ Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu viên nén đạt 413 triệu
USD. Viên nén xuất khẩu có mức tăng trưởng nhanh qua các năm. Năm 2018, lượng
viên nén xuất khẩu tăng 67% so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng của các năm
tiếp theo trung bình khoảng 10%/năm. Năm 2018 cũng đánh dấu năm tăng trưởng kỷ
lục về giá trị xuất khẩu với kim ngạch đạt hơn 362 triệu USD, tăng gần 120% so với
kim ngạch năm 2017. Kim ngạch tăng mạnh một phần do giá xuất khẩu tăng.

Tuy trong năm 2019, giá và giá trị xuất khẩu viên nén của Việt Nam có mức
giảm đáng kể (giá giảm 18,75% và giá trị giảm gần 15%), kim ngạch xuất khẩu viên
nén đã hồi phục tương đối tốt trong giai đoạn tiếp theo với tốc độ tăng trưởng trung

10
bình 15%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt
354 triệu USD, Việt Nam đã xuất khẩu lượng viên nén tương đương 67,33% tổng
lượng viên nén xuất khẩu trong năm 2021, đạt giá trị hơn 85% kim ngạch của năm
2021. Đồng thời, giá xuất khẩu viên nén cũng đã tăng rất mạnh, vọt lên bình quân gần
150 USD/tấn, tương đương tăng hơn 275 so với mức giá bình quân năm 2021. Tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu viên nén sự kiến tiếp tục duy trì trong năm 2022.

2.2.3. Lợi thế và cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu viên nén gỗ
2.2.3.1. Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu viên nén gỗ
Với lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn, viên nén đã trở thành một mặt hàng
xuất khẩu quan trọng trong ngành gỗ Việt Nam. Lợi thế của Việt Nam là nguồn
nguyên liệu đầu vào có sẵn, được huy động từ nguồn gỗ rừng trồng, đặc biệt từ các hộ
trồng rừng; tận dụng được phụ phẩm gỗ của ngành chế biến; quy mô vốn đầu tư sản
xuất nhỏ (1-2 triệu USD), trình độ quản lý, công nghệ sản xuất không đòi hỏi cao
trong khi nhu cầu thị trường lớn.
2.2.3.2. Cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu viên nén gỗ
Năm 2022 là cơ hội tốt, bởi tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm xuất
khẩu một số sản phẩm gỗ từ Nga, trong đó bao gồm viển nén đến hết năm. Điều này
đòi hỏi các nước trước đó nhập khẩu viến nén từu Nga, chủ yếu EU tìm kiếm nguồn
cung thay thế. Hiện chưa có dấu hiệu giá viên nén xuất khẩu của Việt Nam sẽ chững
lại trong tương lai. Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu viên nén sinh khối thế
giới hiện tại là 12-15 triệu tấn/năm và đến năm 2030 khoảng 50 triệu tấn. Điều này bắt
nguồn từ việc các quốc gia đã tiến vào giai đoạn bắt buộc giảm phát thải theo Thảo
thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thế giới chuyển dần sang sử dụng các dạng năng

11
lượng tái tạo để thay thế năng lượng hóa thạch như than, dầu. Đây sẽ là thị trường
rộng mở cho các doanh nghiệp của Việt Nam, nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm gỗ dồi
dào.

CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Các nhân tố khách quan
3.1.1. Môi trường chính trị
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở
rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chiến tranh Nga – Ukraine mang lại cả tác động tích cực cũng như tác động
tiêu cực cho ngành gỗ, đặc biệt là viên nén gỗ.

Chiến tranh Nga – Ukraine mang lại tác động tích cực đối với viên nén gỗ do
giá được đẩy mạnh tăng cao, tương đương với 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đạt
khoảng 67,33% tổng lượng viên nén xuất khẩu trong năm 2021. Giá viên nén cũng
tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022, vọt lên bình quân gần 150 USD/tấn, tương đương
tăng 27% so với mức giá bình quân năm 2021.

Lượng và giá viên nén xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian qua vừa chủ yếu do
nhu cầu sử dụng viên nén tại các nước EU tăng đột biến. Nguyên nhân la do các nước
EU quay lưng lại với nguồn khí đốt từ Nga khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra trước đó
được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sưởi ấm. Viên nén nhập khẩu đang được sử dụng

12
để thay thế cho nguồn khí đốt đã mất đi này. Cầu và giá viên nén tại EU tăng cao, tạo
ra sức hút từ các nguồn cung lớn đặc biệt là từ Mỹ - quốc gia xuất khẩu viên nén lớn
nhất thế giới. Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia cung viên nén lớn cho các nước
EU, cầu và giá viên nén tại thị trường quốc tế tăng cao tạo cơ hội cho ngành viên nén
Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh những tác động tích cực, thì chiến tranh Nga – Ukraine cũng mang
lại tác động tiêu cực đến ngành gỗ nói chung và viên nén nói riêng.

Nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga cho Việt Nam nhỏ. Suy giảm hoặc mất hẳn
nguồn ngày trong tương lai sẽ không có tác động trực tiếp đáng kể tới nguồn cung gỗ
Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, với lượng cung gõ nguyên liệu khổng lồ từ Nga
bị sụt giảm hoặc mất đi trong tương lai, bức tranh cũng gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị
tác động nghiêm trọng. Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên
liệu nhập khẩu, những tác động tiềm tàng đối với ngành gỗ là rất lớn:

- Phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước về nguồn cung nguyên liệu
nhập khẩu, đăc biệt ở các thị trường cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam là
EU và Hoa Kỳ.

- Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Vì vậy, Việt Nam cần chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước đóng vai trò
quan trọng, nhằm giảm thiểu các bất ổn trong luồng cung gỗ nhập khẩu trong tương
lai. Để làm được điều này đòi hỏi nỗ lực chung của Chính phủ, cộng đồng doanh
nghiệp và các hộ trồng rừng.

3.1.2. Môi trường kinh tế


EU có nền thương mại lớn thứ 2 trên thế giới, EU tích cực đẩy mạnh nhất các
lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, ngoại giao, an ninh. Đến nay Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu viên nén lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ, với sản lượng và giá trị liên tục tăng.
Riêng năm 2021, lượng xuất khẩu đạt trên 3,5 triệu tấn, mang về hơn 400 triệu USD
cho ngành gỗ.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mở ra một cơ hội rất lớn
cho xuất khẩu viên nén gỗ sang thị trường EU. Đối với gỗ và sản phẩm gỗ, khi xuất
khẩu vào thị trường EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Trước đây, các loại máy móc
thiết bị nhập khẩu từ EU phải chịu thuế từ 20 - 30%, thì khi EVFTA đi vào thực thi sẽ

13
giảm giá thuế nhập khẩu, thậm chí được miễn thuế hoặc trả chậm khi doanh nghiệp có
nhu cầu đầu tư trang thiết bị.
3.1.3. Đối thủ cạnh tranh
3.1.3.1. Các doanh nghiệp trong nước
Các công ty như Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Vàng, công ty TNHH MTV
Đầu Tư Và Phát Triển Hưng Thịnh Phát Tiền Giang,... là những đối thủ cạnh tranh
đáng gờm vì những công ty này có thời gian hoạt động và quy mô lớn hơn. Nhờ
những lợi thế trên, các công ty này có uy tín hơn, đã có sẵn những đối tác lâu năm,  từ
đó tạo sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp của chúng tôi.
Hiện nay, doanh nghiệp chúng tôi chỉ nhập nguyên liệu đầu vào và tự chính tay
doanh nghiệp sản xuất không thông qua trung gian đẻ thuê sản xuất vì vậy, doanh
nghiêp chúng tôi đã bớt được phần nào khoản chi phí thuê bên thứ ba để sản xuất.
Nguồn cung nguyên liệu gần với doanh nghiệp của chúng tôi nằm ở khu vực phía Bắc,
chúng tôi mua được phụ phẩm từ gỗ với giá rẻ và chất lượng vì chúng tôi có cơ hội
đích thân đến nơi để nhập nguyên liệu đầu vào về cho nhà máy sản xuất của doanh
nghiệp. Những sản phẩm viên nén gỗ khi được xuất ra đã đạt đủ các tiêu chuẩn về gỗ.
Giá thành chúng tôi bán ra thị trường rẻ hơn vì chúng tôi chỉ bán sỉ nếu bán nếu mua
lẻ thì sẽ đến các đại lý mà chúng tôi phân phối.
3.1.3.2. Doanh nghiệp của Mỹ
Đối thủ cạnh tranh hàng đầu là các doanh nghiệp đến từ Mỹ vì xuất khẩu viên nén gỗ
của Mỹ đứng đầu thế giới và sản lượng viên nén gỗ xuất khẩu của Mỹ tăng đều đặn
trong thập niên qua và tăng bứt phá vào năm ngoái với 7,4 triệu tấn. Hiện giá viên nén
gỗ xuất khẩu trung bình của Mỹ trước bảo hiểm và chi phí vận chuyển đã tăng lên gần
170 USD/tấn (năm ngoái khoảng 140 USD). 
Các doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào
sẵn có trong tự nhiên; có những đề án liên kết chặt chẽ với những công ty sản xuất gỗ
để đảm bảo nguồn cung cấp luôn ổn định, an toàn và chất lượng; nguồn nhân công rẻ,
dồi dào, lành nghề, nên giá cả rẻ hơn, cạnh tranh hơn; Việt Nam có vị trí thuận lợi cho
cuất khẩu gỗ; tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang tăng mạnh, lượng gỗ đảm
bảo được nguồn gốc rõ ràng kéo theo nguồn cung viên nén gỗ cũng thuận lợi hơn khi
đối tác cần chứng minh nguồn gốc.
3.2. Các nhân tố chủ quan
3.2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp của chúng tôi tuy còn non trẻ, chỉ mới gần 5 năm kinh nghiệp – một
con số khá khiêm tốn so vớ các doanh nghiệp khác cùng ngành nhưng nhờ sự vượt
14
trội về chất lượng của viên nén gỗ mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tốt
và tăng trưởng khá ổn định, đảm bảo được nguồn chi phí để vận hành các khâu sản
xuất và chất lượng của viên nén gỗ. Nhờ vào tình hình sản xuất và kinh doanh ổn
định, doanh nghiệp chúng tôi đã kêu gọi đầu tư, huy động vốn thành công giúp cho
quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, đủ chi phí để sử dụng những công
nghệ tiên tiến cho sản xuất viên nén gỗ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm xuất
khẩu. Từ đó, tạo uy tín cho đối tác và mở rộng thêm cơ hội kinh doanh cho doanh
nghiệp.
3.2.2. Nguyên liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vât liệu
Nguyên liệu sản xuất hoàn toàn có thể là mùn cưa, dăm gỗ, gỗ phế liệu… Các nguyên
liệu hoàn toàn có thể là nguyên liệu “tươi” hay đã qua sấy khổ, giải quyết và xử lý.
Bằng cách giải quyết và xử lý nguyên vật liệu thô, những nhà máy sản xuất sẽ có
nguyên liệu thô có nhiệt độ, nhiệt trị, hàm lượng tro tương thích với nhu yếu. Xử lý
nguyên vật liệu thô là một việc vô cùng quan trọng để cung ứng những tiêu chuẩn về
chất lượng, giúp những viên nén gỗ có chất lượng đồng điệu, tương thích với nhu yếu
sử dụng và bảo vệ tính không thay đổi.
3.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đã sử dụng dây chuyền sản xuất viên nén gỗ 3A37Kw để tận dụng phụ
phẩm từ gỗ nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để dây chuyền sản xuất viên nén
gỗ 3A37Kw hoạt động một cách liên tục và hiệu quả nhất trước khi vận hành, cần
chuẩn bị và tập kể di chuyển toàn bộ các nguyên liệu vào khu vực vít tài hút liệu. Các
nguyên liệu phế phẩm để ép viên nén cần được nghiền ra dạng nhỏ và có độ ẩm thấp
hơn 11% như mùn cưa, dăm bào, mạt cưa, vỏ đậu tương,… Khi cấp nguồn điện cho
dây chuyền hoạt động, nguyên liệu được vít tài cấp liệu 3A2,2Kw vận chuyển vào
phễu nạp liệu của máy ép viên nén gỗ 3A37Kw. Tại đây, với hệ thống lô ép chuyên
dụng, máy sẽ tạo ra các viên nén gỗ được nén chặt, đồng đều có kích thước 3-5 cm.
Các viên nén gỗ được đẩy ra từ cửa ra liệu của máy ép viên 3A37Kw sau đó sẽ
chuyển sang băng tải ra liệu 3A dài 5m tiếp nối đổ vào phễu hứng của máy phun viên
3A18,5Kw nhờ lực đẩy của quạt sản phẩm được ra ngoài theo đường ống thổi lên
container.
Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ 3A37kw được bố trí và sắp xếp các thiết bị thành 1
tổ hợp thống nhất, liên kết với nhau theo 1 quy trình hoạt động hiệu quả đã được thiết
lập sẵn cho năng suất cao nhất mà không cần sự tác động trung gian của con người
giữa các khâu sản xuất. Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ 3A37kw đã được đội ngũ kỹ

15
sư tại 3A nghiên cứu, chế tạo gồm 4 thiết bị: vít tải cấp liệu 3A2,2kw; máy ép viên gỗ
3A37kw; băng tải ra liệu 3A dài 5M; máy thổi viên nén 3A18,5kw.

16
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP
4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, kiểm soát tất cả các quy trình sản xuất đặt tại cơ sở của mình, do đó
tránh được những rủi ro liên quan đến sản xuất ở nước ngoài (tiêu chuẩn sản xuất
kém, sử dụng lao động trẻ em,…) và rủi ro liên quan đến bất ổn chính trị ở thị trường
nước ngoài.
Việc doanh nghiệp lựa chọn sản xuất tại cơ sở của mình là do doanh nghiệp
còn mới chưa có chỗ đứng vững trong ngành gỗ của Việt Nam nên doanh nghiệp
muốn tránh được những rủi ro liên quan đến sản xuất ở nước ngoài và những rủi ro
liên quan đến bất ổn chính trị ở thị trường nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn
tự chính mình giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách tỉ mỉ nhất, muốn
mang đến cho khách hàng một sản phẩm hoàn hảo nhất.
Doanh nghiệp tự kiểm soát quy trình sản xuất nên việc xảy ra sai sót là tương
đối nhỏ, khi sản phẩm được kiểm tra và xuất ra đã đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật
cũng như chất lượng một cách tốt nhất; giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn do không phải
thuê bên thứ ba sản xuất. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thêm điểm cộng trong
mắt khách hàng.
Thứ hai, tránh được tất cả các chi phí và sự nhầm lẫn của một “người trung
gian”. Nó cũng cho phép doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn việc bán hàng, tương tác
trực tiếp với khách hàng của mình giúp xây dựng lòng tin của khách hàng với thương
hiệu của mình và thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Doanh nghiệp sẽ giảm được một khoản chi phí cho bên trung gian và khi đó thì
lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp lớn hơn. Doanh nghiệp có mức độ kiểm soát
cao hơn đối với tất cả các khía cạnh của giao dịch. Hơn thế nữa, doanh nghiệp hiểu rõ
hơn hết về khách hàng của mình, biết điều chỉnh lại khi khách hàng có phàn nàn hay
khiếu nại về sản phẩm của doanh nghiệp giúp xây dựng lòng tin của khách hàng đối
với doanh nghiệp.
Khi xây dựng được lòng tin của khách hàng và loại bỏ được các khoản phí bên
trung gian, thì doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề để đưa sản
phẩm của mình một cách tốt nhất đến tay khách hàng. Doanh nghiệp thường xuyên
trao đổi cũng như là khảo sát ý kiến của khách hàng về sản phẩm của mình để từ đó
doanh nghiệp trở nên hoàn thiện hơi, thu hút được nhiều khách hàng đáng tin cậy hơn.

17
Thứ ba, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thị trường. Khi doanh nghiệp phát
triển ở nước ngoài, có thể linh hoạt hơn để cải thiện hoặc chuyển hướng nỗ lực tiếp
thị của mình.
Việc xuất khẩu trực tiếp giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp tới
thị trường xuất khẩu của mình. Khi đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại sản phẩm
của mình để phù hợp hơn với thị trường xuất khẩu cũng như bảo vệ tốt hơn một chút
đối với nhãn hiệu, bằng sáng chế và bản quyền của mình. Doanh nghiệp còn có thể thể
hiện mình như đã cam kết đầy đủ và tham gia vào quá trình xuất khẩu.
4.2. Nhược điểm
Thứ nhất, doanh nghiệp phải có một nguồn tài chính đủ lớn để có thể thực hiện
tất cả các hoạt động xuất khẩu.
Vì là doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu trực tiếp nên chi phí chi trả sẽ phải bỏ ra
nhiều hơn vào các hoạt động xuất khẩu như phí vận chuyển hàng hóa, phí cầu cảng tại
nơi đi của ô hàng, phí thuê container để chở hàng đi, phí phát hành B/L,… hay khi
phát sinh thêm những vấn đề không lường trước thì cũng cần có những khoản phụ phí
để có thể giải quyết được những vấn đề đó.
Hiện nay, doanh nghiệp chỉ mới thành lập được gần 5 năm, nguồn tài chính
đang ở mức ổn định nhưng chưa có nhiều khoản tiền dôi ra nên doanh nghiệp vẫn
đang trong giai đoạn tiếp tục huy động vốn để giúp cho doanh nghiệp có thể chi trả
các khoản phí cũng như phát triển sản phẩm tạo sự uy tín đối với khách hàng của
mình.
Thứ hai, doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên môn chuyên biệt, điều này có
nghĩa là doanh nghiệp phải tuyển dụng các vị trí mới.
Xuất khẩu trực tiếp cần có những kiến thức chuyên biệt riêng nên doanh nghiệp
liên tục tìm kiếm những nhân tố có chuyên môn để có thể giúp đỡ cho doanh nghiệp
phát triển. Hàng quý, doanh nghiệp lại mở ra những buổi tuyển dụng cho vị trí mới,
tuyển những bạn trẻ có tầm nhìn xa, có năng lực, kiến thức chuyển sâu trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu. Việc tuyển dụng này, tuy tốn kha khá chi phí nhưng bù lại doanh
nghiệp sẽ nhận được những tài năng mới làm thúc đẩy việc xuất khẩu của doanh
nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp phải tự tìm người mua và nuôi dưỡng cơ sở khách hàng
của riêng mình.

18
Doanh nghiệp không thông qua bên trung gian nên lượng khách hàng sẽ chưa
có sẵn mà thay vào đó doanh nghiệp phải tự tỉm kiếm nguồn khách hàng cho riêng
mình. Việc tìm kiếm nguồn khách hàng tuy tốn thời gian và nguồn lực nhưng khi
khách hàng đã đặt lòng tin vào doanh nghiệp thì sẽ mang đến một nguồn cung khách
hàng nhất định giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều hơn. Từ đó, doanh
nghiệp phải tạo mối quan hệ thân thiết đối với khách hàng, nuôi dưỡng cơ sở khách
hàng của riêng mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đưa ra những ưu đãi đối
với khách hàng lâu năm, hay khách tiêu thụ nhiều.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Kim Anh, Cao Thị Cẩm, Tô Xuân Phúc (2022), Sản xuất và xuất khẩu viên
nén của Việt Nam.
2. Nhóm 3 Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2018), Phân tích lợi thế cạnh
tranh của viên nén gỗ khi xuất khẩu sang thị trường Australia.
3. Innovative hub (2021), So sánh xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.

20

You might also like