You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LÂM NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN

Môn học: Công Nghệ Xẻ Mã học phần : 205541

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Ngọc


Nam

Lớp: DH20CB MSSV: 20115275

–TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022–

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN


Môn học: Công nghệ xẻ Mã học phần : 205541

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Ngọc


Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Lớp: DH20CB MSSV: 20115275

–TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022–

2
LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của loài người, chúng ta biết rằng gỗ là một

trong những người bạn đời gần gũi nhất, quá trình gia công gỗ vốn có từ khi

con người biết sử dụng đồ bằng gỗ. Trong quá trình gia công chế biến sử

dụng nguyên liệu gỗ thì cộng nghệ xẻ gỗ là khâu đầu tiên, đơn giản nhất

song có vai trò quan trọng nhất, bởi nó quyết định đến chất lượng sản phẩm

cũng như hiệu quả kinh tế. Nhiệm vụ của môn học là công nghệ xẻ là nhằm

mục đích làm tăng tỷ lệ thành khí khi xẻ gỗ tròn, tăng chất lượng gỗ xẻ cũng

như hiệu xuất lao động, làm giảm cường độ lao động của người công nhân, làm

cải thiện môi trường lao động, lợi dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, tăng

thêm giá trị của sản phẩm, đạt đợc lợi ích lớn nhất về kinh tế, đồng thời

thúc đẩy sự tiến bộ về kỹ thuật xẻ, thực hiện quy trình quản lý khoa học. Nhầm
nâng cao mức độ tối u hoá cho các xí nghiệp xẻ.

Sau khi tiếp thu kiến thức lý thuyết trên lớp và được sự hướng dẫn của thầy
PGS. TS. Phạm Ngọc Nam, em đã hoàn thành được bài của mình.

3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS. TS. Phạm
Ngọc Nam - GVHD môn công nghệ xẻ đã truyền đạt vốn kiến thức cho em trong
suốt thời gian học môn. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy nên đã
giúp em hoàn thiện bài luận một cách tốt nhất.
Trong quá trình học tập , cũng như là trong quá trình làm bài, khó tránh khỏi
những sai sót, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn chế
trước biển rộng tri thức và quan điểm của môn học. Mặc dù em đã cố gắng hết
sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn

4
Mục Lục
(1) Thiết kế xây dựng bản gỗ xẻ cho cây gỗ tròn có đường kính đầu ngọn 52 cm
và độ thon 1,2 cm/m, cây gỗ có chiều dài 12m. Cây gỗ cắt thành 3 khúc đều
nhau, áp dụng các kiến thức đã học để xác định.....................................................6

1.1 Xác định bề rộng của những sản phẩm phụ thu được lớn nhất của khúc giữa
.............................................................................................................................6
1.2 Xác định chiều dày và chiều rộng của sản phẩm phụ thu gốc ......................6
1.3 Tính tỷ lệ thành khí cho từng khúc gỗ và toàn cây gỗ theo phương pháp xẻ
hộp kể cả sản phẩm phụ ? Nhận xét kết quả........................................................6
(2) Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp xẻ gỗ hiên nay mà thực tế
đang áp dụng? Có vẻ hình minh họa. ....................................................................8

2.1 Phương pháp xẻ đơn......................................................................................8


2.2 Phương pháp theo nhóm................................................................................8
2.3 Phương pháp xẻ 4 mặt...................................................................................9
2.4 Phương pháp xẻ 3 mặt.................................................................................10
2.5 Phương pháp xẻ hộp 2 mặt..........................................................................11
2.6 Phương pháp xẻ suốt....................................................................................12
2.7 Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng..................................12
2.7.1 Phương pháp xẻ ván xuyên tâm............................................................13
2.7.2 Phương pháp xẻ ván tiếp tuyến ............................................................14
2.7.3 Phương pháp xẻ gỗ dán.........................................................................15
2.7.4 Phương pháp xẻ hình múi quýt.............................................................15
2.7.5 Phương pháp xẻ gỗ hình than................................................................16
(3) Trình bày phương pháp nhận biết gỗ xẻ Xuyên Tâm và gỗ xẻ Tiếp tuyến ?
Các ứng dụng của gỗ xẻ xuyên tâm và gỗ xẻ tiếp tuyến trong thực tế.
...............................................................................................................................17

3.1 Phương pháp xẻ xuyên tâm..........................................................................17


2.2 Phương pháp xẻ ván tiếp tuyến....................................................................17

5
(1) Thiết kế xây dựng bản gỗ xẻ cho cây gỗ tròn có đường kính đầu ngọn 52
cm và độ thon 1,2 cm/m, cây gỗ có chiều dài 12m. Cây gỗ cắt thành 3 khúc
đều nhau, áp dụng các kiến thức đã học để xác định.

Độ thon S= 1,2 cm/m


d= 52 cm ( đầu ngọn )
L = 12 m
 Cắt cây gỗ thành 3p = nhau → L1 = L2 = L3 = 4 m

 Độ thon :

1.1

Xác định bề rộng lớn nhất của những sản phẩm phụ thu được ở khúc giữa

Ván hộp có bề rộng lớn nhất = 0,71 * d2 = 0.71 * 0.568 = 0.40328 m


1.2

Xác định chiều dày và chiều rộng sản phẩm phụ khúc gốc

Ván sản phẩm phụ :


b=0.43*d1=0.26488 m
T=0.1*d1=0.0616 m
1.3

 Tỷ lệ thành khí khúc gốc


- Thể tích sản phẩm chính

Vc = L x Smax =

- Thể tích sản phẩm phụ

Vp = 4 x L x Smax =

6
- Thể tích khúc gỗ gốc

Q =

- Tỷ lệ thành khí khúc gốc

P1 =

 Tỷ lệ thành khí khúc giữa


- Thể tích sản phẩm chính

Vc = L x S =

- Thể tích sản phẩm phụ

Vp = 4 x L x S =

- Thể tích khúc gỗ

Q=

- Tỷ lệ thành khí khúc giữa

P2 =

 Tỷ lệ thành khí khúc ngọn


- Thể tích sản phẩm chính

Vc = L x S =

7
- Thể tích sản phẩm phụ

Vp = 4 x L x S =

- Thể tích khúc gỗ ngọn

Q=

- Tỷ lệ thành khí khúc ngọn

P3 =

 Tỷ lệ thành khí toàn cây gỗ


- Thể tích sản phẩm chính

Vc = L x S =

- Thể tích sản phẩm phụ

Vp = 4 x L x S =

- Thể tích toàn cây gỗ

Q=

- Tỷ lệ thành khí khúc

P=

8
(2) Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp xẻ gỗ hiên nay mà thực tế
đang áp dụng? Có vẻ hình minh họa.

2.1. Phương pháp xẻ đơn :


 Ưu điểm :
 Gỗ tròn có thể xoay lật để xẻ, có thể quan sát được gỗ xẻ, có thể tập
trung để loại bỏ khuyết tật của gỗ, từ đó nâng cao được chất lượng của
gỗ xẻ.
 Thích hợp gia công đối với những loại gỗ tròn có nhiều khuyết tật, gỗ
tròn có đường kính lớn, những loại gỗ quý hiếm và những loại gỗ xẻ có
tính năng sử dụng đặc thù.
 Có khả năng xẻ ra được các loại gỗ xẻ có quy cách khác nhau.
 Nhược điểm :
 Kích thước và chất lượng của gỗ xẻ kém, đòi hòi người công nhân phài
có trình độ kỹ thuật cao, năng suất sản xuất thấp hơn so với sử dụng
máy xẻ liên hợp hoặc máy xẻ nhóm.

2.2. Phương pháp theo nhóm :


 Ưu điểm:
 Quy cách của gỗ xẻ tốt, sai số về kích thước nhỏ.
 Kích thước gỗ xẻ của mỗi lần gia công không nhiều, do đó làm đơn
giản hoá cho công tác phân loại gỗ xẻ.
 Phương pháp này có nguyên liệu được nạp vào liên tục, do đó mà năng
suất cao hơn so với phương pháp xẻ đơn.
 Nhược điểm :
 Gỗ tròn trong quá trình xẻ không thể xoay lật, không thể quan sát được
quá trình gỗ được xẻ ra, do vậy mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng
của gỗ xẻ nếu gỗ tròn có mang theo khuvết tật.
o Yêu cầu đối với chất lượng của gỗ tròn cao, thích hợp để gia công
đối với những loại gỗ tròn có đường kính nhỏ, trung bình và ít
khuyết tật.

9
o Tỷ lệ thành khí thường thấp hơn một chút so với phương pháp xẻ
đơn.

2.3. Phương pháp xẻ 4 mặt :


Phương pháp xẻ 4 mặt là một trong những phương pháp xẻ có xoay lật.
Thứ tự mạch cưa và góc xoay lật là:

Chủng loại gỗ xẻ được tạo ra có:”ván xẻ đã rọc cạnh, gỗ hộp đã rọc cạnh,

 Ưu điểm:
 Lượng ván xẻ đã rọc cạnh được tạo ra nhiều, nó sẽ làm giảm bớt khối
lượng công việc của khâu rọc cạnh phía sau.
 Có thể lợi dụng triệt để được phần cạnh của gỗ tròn để sản xuất ra các
loại ván có chiều dài, chiều rộng và chất lượng tốt khác.
 Có thể làm giảm tỷ lệ ván bìa dạng tam giác tạo ra, có lợi cho việc nâng
cao tỷ lệ thành khí.
 Nhược điểm:
 Gỗ tròn bị xoay lật nhiều lần, gây ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất của
cưa.
 Phương pháp xẻ 4 mặt cũng được gọi là phương pháp xẻ gỗ hộp chưa
rọc cạnh, tức là sử dụng cưa vòng lớn để tiến hành xẻ hai cạnh bên của
gỗ tròn, tạo thành hộp gỗ có hai cạnh chưa được gia công, sau đó phần
gỗ hộp này được đưa tới máy cưa vòng cỡ nhỏ để tiếp tục xẻ thành ván
hoặc thành gỗ hộp hoàn chỉnh, hoặc đối với gỗ tròn có đường kính
tương đối lớn, thì phần gỗ hộp chưa được rọc cạnh đó lại do chính cưa
vòng lớn đó xẻ dọc ra vài đường rồi sau đó mới đưa chúng tới cưa vòng
nhỏ để tiếp tục gia công xẻ thành ván.

2.4. Phương pháp xẻ 3 mặt :


- Phương pháp xẻ 3 mặt cũng là một trong những phương pháp xẻ có xoay
lật gỗ, thứ tự xẻ của phương pháp này là đầu tiên sẽ được gia công ở một cạnh

10
bên của khúc gỗ tròn, để tạo ra một tấm ván bìa, sau đó lật gỗ đi một góc 90°, để
gia công

- Gỗ tròn được xẻ bằng phương pháp xẻ 3 mặt, thì tổng cộng gỗ sẽ phải lật
chuyển 2 lần trên xe nạp liệu, khi đó thứ tự của mạch xẻ và góc xoay lật sẽ là:

- Với những loại ván xẻ hoặc gỗ hộp tạo ra còn có một mặt chưa được rọc

canh, thì khi cần thiết nó lại được qua tiếp một máy cưa khác.
 Ưu điểm:
 Số lần phải lật gỗ ít hơn phương pháp xẻ 4 mặt, do đó sẽ nâng cao được
năng suất cho cưa vòng lớn.
 Do bộ phận ván cạnh lớn, nên khi sản xuất các sản phẩm ván xẻ có kích
thước nhỏ thì có thể lợi dụng được phần ván cạnh đó để tạo thành các
sản phẩm chính, từ đó làm tăng tỷ lệ thành khí của gỗ xẻ.
 Khi xẻ bằng cưa vòng nhỏ sẽ có lợi cho việc quan sát được gỗ xẻ ra, từ
đó loại bỏ được khuyết tật của gỗ, nâng cao chất lượng của gỗ xẻ.
 Nhược điểm:
 Nếu so với phương pháp xẻ 4 mặt thì : phần bìa dạng tam giác tạo ra
tương đối nhiều, do vậy mà có thể làm giảm tỷ lệ thành khí khi xẻ.

2.5. Phương pháp xẻ hộp 2 mặt :


 Ưu điểm:
 Phương pháp xẻ này chuyên dùng để cung cấp nguyên liệu gỗ xẻ cho
sản xuất các loại thùng, hộp gỗ, công nghệ được đơn giản hoá, không
cần thiết phải phối hợp với nhiều máy cưa vòng nhỏ, thậm chí chỉ cần
sử dụng 2 máy cưa vòng lớn phối hợp với 1 máy cưa vòng nhỏ là có thể
tổ thành được một dây chuyền sản xuất, như vậy nó sẽ giảm được rất

11
nhiều về chiều dài nhà xưởng, tránh được hiện tượng các lao động
chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao được năng suất lao động.
 Có thể sử dụng máy cưa vòng lớn để xẻ ra các tấm ván xẻ chưa rọc
cạnh có cùng chiều dày với nhau, làm đơn giản hoá về mặt công nghệ,
nâng cao được mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cho máy cưa vòng
lớn.
 Là các phương pháp mà các sản phẩm thu được đa số đã rạch rìa, cạnh,
phương pháp này áp dụng để xẻ ván, xẻ hộp .
 Nó phù hợp với quy mô 10 xưởng vừa và lớn, để cơ giới hoá và tự động
hoá quy cách sản phẩm đảm bảo chính xác
 Có khả năng nâng cao năng suất lao động và tỷ lệ thành khí và tỷ lệ lợi
dụng gỗ.
 Nhược điểm:
 Gỗ tròn trong quá trình gia công không thể tiến hành loại bỏ những
khuyết tật được, nó sẽ làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.
 Nhưng phương pháp này kém linh động, với những loại gỗ có hình
dạng phức tạp, không ổn định.
 Trong quá trình xẻ khó loại bỏ được khuyết tật ra khỏi sản phẩm, khả
năng tận dụng gỗ cao.

2.6. Phương pháp xẻ suốt


Phương pháp này được áp dụng để xẻ ván vì vậy khi xẻ xog ta sẽ thu được tất
cả số sản phẩm là ván chưa sạch rìa. Trong xưởng, nếu lấy phương pháp xẻ
không sạch rìa là chủ đạo thì việc bố trí dây chuyền công nghệ có thể đơn giản
hơn rất nhiều. Trong nhà máy, nếu xưởng xẻ không phải là độc lập thì việc xẻ
suốt là tương đối thuận lợi cho việc nâng cao tỉ lệ lợi dụng chất lượng sản phẩm
của nhà máy nói chung.
 Ưu điểm:
 Khả năng tận dụng gỗ lớn , có thể đáp ứng được nhiều chủng loại sản
phẩm trong đó có ván ghép thanh.

12
 Quá trình xẻ tiến hành đơn giản, gỗ rất dễ cố định phù hợp với các xí
nghiệp loại vừa và nhỏ.
 Là phương pháp xẻ mà sản phẩm thu được tất cả đều là ván chưa sạch
bìa, xẻ theo phương pháp này rất linh động trong sản xuất, nhất là
nguyên liệu có nhiều bệnh tật, có điều kiện nâng cao tỷ lệ thành khí và
tỷ lệ lợi dụng gỗ
 Nhược điểm:
 Chi phí để rọc rìa các tấm ván tương đối lớn
 Quy cách kích thước chiều rộng ván không thống nhất nên gây khó
khăn cho khâu cơ giới hoá và tự động hoá.
 Tất cả các sản phẩm đều là ván chưa sạch rìa nên khối lượng phải rọc
rìa rất lớn mới tạo thành ván chính.

2.7. Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng :


Gỗ xẻ chuyên dụng là chỉ những loại gỗ xẻ chuyên dùng trong các ngành
như: hàng không, sản xuất tàu thuyền, thùng xe, dụng cụ âm nhạc,… mà chúng
có chất lượng khá cao và được gia công tương đối kỹ. Loại gỗ này do chúng có
những quy định nhất định về vị trí phân bố của đường vòng năm hay mức độ hoa
văn ờ trên mặt ván, mà từ đó lựa chọn các phương pháp xẻ cũng khác
nhau.Phương pháp xẻ đối với các loại gỗ xẻ chuyên dụng, có thể căn cứ vào vị trí
phân bổ của đường vòng năm ở trên bề mặt của ván xẻ mà được phân thành
phương pháp xẻ gỗ xuyên tâm, phương pháp xẻ gỗ tiếp tuyến và phương pháp xẻ
gỗ dán.

2.7.1. Phương pháp xẻ ván xuyên tâm :


- Đường tiếp tuyến của vòng năm trên mặt đầu của tấm ván xẻ làm với bề
mặt theo chiều rộng của ván một góc lớn hơn 45° thì được gọi là ván xẻ xuyên
tâm, (như hình vẽ 2-20a).
- Ván xẻ xuyên tâm là thông qua phần tâm khúc gỗ, theo hướng đường
kính hoặc bán kính của mặt đầu khúc gỗ để tiến hành xè thành ván.

13
- Ván xẻ xuyên tâm do mức độ ro rút theo chiều rộng của ván là tương đối
nhỏ, đường thớ gỗ hoàn chỉnh, đồng thời có giá trị lợi dụng tương đối cao. Gỗ để
sản xuất toa xe, gỗ sản xuất dụng cụ âm nhạc hay những loại dụng cụ quý hiếm
khác, phần lớn là sử dụng loại ván xẻ xuyên tâm, cũng có một số kiến trúc về gỗ
quan trọng thì cũng cần phải sử dụng ván xẻ xuyên tâm.
- Phương pháp xẻ hình quạt, đầu tiên là dựa theo hướng đường kính của
mặt đầu khúc gỗ để xẻ khúc gỗ thành hai phần, sau đó lại dựa theo đường kính
hoặc bán kính của mặt đầu khúc gỗ để tiến hành xẻ tiếp thành ván.

- Cách xẻ hình quạt: Đây là cách xẻ được thực hiện trên 1/4 tiết của cây
gỗ. Phương pháp này có khả năng thu được lượng gỗ xuyên tâm cao nhưng
nhược điểm lớn nhất là khó cố định gỗ, cần có công cụ chuyên dùng đặc biệt
trong quá trình xẻ vì vậy đây cũng là một phương pháp xẻ cho những loại sản
phẩm có yêu cầu đặc biệt.

- Cách xẻ hình cung: Bằng cách xẻ hình cung chúng ta cũng thu được ván
xuyên tâm, phương pháp này cũng được thực hiện trên nửa tiết diện hình tròn của
cây gỗ. 
 Ưu điểm:
 Gỗ xẻ xuyên tâm thường được dùng nhiều trong các nhạc cụ và làm
báng súng…bởi vì nó có những tính chất đặc biệt: âm thanh kêu rất
vang và ấm khi sử dụng làm các nhạc cụ.
 Ván xẻ xuyên tâm do mức độ ro rút theo chiều rộng của ván là tương
đối nhỏ, đường thớ gỗ hoàn chỉnh, đồng thời có giá trị lợi dụng tương
đối cao.
 Phương pháp này có khả năng thu được lượng gỗ xuyên tâm cao
 Tấm gỗ xẻ ra có vân thẳng nhiều và đạt sự ổn định độ ẩm cân bằng, do
loại bỏ phần vỏ ngoài và chỉ giữ lại phần tốt bên trong.
 Nhược điểm:

14
 Xẻ xuyên tâm theo phương pháp quạt khó cố định gỗ, cần có công cụ
chuyên dùng đặc biệt trong quá trình xẻ.
 Xẻ xuyên tâm phương pháp này tốn thời gian và chi phí hơn so với tiếp
tuyến.

2.7.2 .Phương pháp xẻ ván tiếp tuyến :


- Ván xẻ có góc giữa tiếp tuyến với đường vòng năm trên mặt đầu tấm ván
làm với bề mặt theo chiều rộng của ván một góc từ 0-45°, được gọi là ván xẻ tiếp
tuyến. Đường vòng năm của nó trên bề mặt vántạo thành hình hoa văn. (Như
hình vẽ 2-20b).
- Ván xẻ tiếp tuyến là dựa theo đường tiếp tuyến với vòng năm để tiến
hành xẻ ván, tức là loại ván tạo ra có đường tiếp tuyến với vòng năm hợp với bề
mặt của ván một góc phải nhỏ hơn 45°. (Như hình vẽ 2-22).

- Trên bề mặt của ván xẻ tiếp tuyến có đường hoa văn rất đẹp, mặt ván
không dễ bị nước thẩm thấu, đối với gỗ lá rộng dùng làm tàu thuyền, thùng gỗ,
hay đồ nội thất thì phần lớn là sử dụng loại ván xẻ tiếp tuyến.
- Thông thường, các xưởng xẻ khi xẻ ra các loại ván xuyên tâm hay ván
tiếp tuyến đều là sản xuất ra những loại gỗ xẻ thông dụng, chỉ căn cứ theo hướng
kính hoặc đường hoa văn để tiến hành xẻ. Chỉ có những xưởng xẻ chuyên dụng
nhụ: xưởng sản xuất thuyền, xưởng sản xuất dụng cụ âm nhạc, xưởng sản xuất
dụng cụ thể thao thì mới chuyên về sản xuất các loại ván xẻ chuyên dụng.

15
 Ưu điểm:
 Phương pháp xẻ tiếp tuyến thông thường được sử dụng nhiều trong
công nghệ đóng tàu thuyền,thùng đựng chất lỏng, mộc mỹ nghệ, …
 Vân gỗ núi trên mặt gỗ nhiều hơn nên được ưa chuộng thẩm mỹ.
 Nhược điểm:
 Gỗ được xẻ phương pháp này khi chế tác cần là loại gỗ ổn định và được
sấy chuẩn để giúp tấm gỗ có độ ẩm cân bằng hơn giảm tỉ lệ cong mo.

2.7.3. Phương pháp xẻ gỗ dán :


- Để mở rộng cũng như nâng cao sự lợi dụng đối với gỗ tròn có đường
kính nhỏ, hiện nay tại Trung Quốc đang tiến hành sử dụng những loại gỗ có
đường kính nhỏ để sản xuất gỗ dán.
- Gỗ dán là được thông qua một phương pháp xẻ đặc thù, làm cho câỵ gỗ
đường kính nhỏ xẻ thành những tấm ván có chiều dài và chiều rộng tương đối
nhỏ, dày trong khoảng 10-30mm, sau đó các tấm ván này được sử dụng keo dán
để dán ghép loại với nhau theo hướng cạnh hoặc hướng đầu tạo thành gỗ dán.

2.7.4. Phương pháp xẻ hình múi quýt: 


- Phương pháp này là đầu tiên đem gỗ tròn đường kính nhỏ cắt thành khúc
gỗ có độ dài theo tiêu chuẩn, sau đó xẻ khúc gỗ thành 4 phần, rồi tiếp tục xẻ
chúng theo dạng múi quýt, sau đó đem những thanh gỗ hình múi quýt đó dán lại
với nhau theo hướng chiều dài để tạo thành một tấm gỗ dán có chiều rộng như ý
muốn (Như hình 2-23).

16
- Giả sử đem 2 miếng gỗ hình múi quýt đó ghép lại với nhau, rồi lại dụng
phương pháp ghép ngón để ghép theo chiều dọc với các tấm khác, thì có thể đạt
được tấm ván có chiều dài như yêu cầu.

- Nếu tiến hành lựa chọn cẩn thận các miếng gỗ hình múi quýt  khi ghép,
thì sẽ tạo thành tấm ván mà trên bề mặt không còn lộ ra hình mắt gỗ hoặc các loại
khuyết tật khác, cường độ kết cấu cũng được tăng lên.
- Phương pháp này khắc phục được những điều kiện bất lợi khi gỗ tròn có
độ thót ngọn lớn, khi ghép các miếng gỗ hình múi quýt với nhau, có thể đảo đầu
cho nhau, như thế sẽ làm mất đi sự ảnh hưởng của độ thót ngọn.

2.7.5. Phương pháp xẻ gỗ hình thang:


- Phương pháp xẻ này là một phương pháp nhằm nâng cao tỷ lệ thành khí
khi xẻ gỗ tròn có đường kính nhỏ.
- Các tấm ván này mặt trên và dưới là hai mặt phẳng, riêng hai cạnh hình
cánh cung sẽ được gia công tạo thành dạng mặt nghiêng, làm cho đầu của tấm
ván có dạng hình thang.
- Đối với những cây gỗ tròn có đường kính lớn hơn 15cm, thì có thể tiến
hành xẻ theo 5 mạch cưa, hai cạnh ngoài cùng cho ra 2 tấm ván mỏng, hai tấm
ván mỏng này sẽ được gia công thành ván dạng hình thang nhưng lại có rãnh
chốt, rãnh chốt này để tránh khi ghép ván với nhau chúng sẽ bị dịch chuyển về vị
trí, (như hình vẽ 2-25).
- Sau khi các tấm ván tạo ra được bôi tráng keo, chúng sẽ được ghép với
nhau theo kiểu một tấm là mặt trên thì lại một tấm là mặt dưới, cứ như vậy thay
17
đổi cho nhau để ghép vào với nhau tạo ra một tấm ván có chiều rộng như mong
muốn (khi ghép chúng với nhau phải có điều kiện nhiệt độ và áp suất).
- Nếu như ghép các đầu tấm ván lại với nhau theo phương pháp hình ngón,
thì sẽ tạo ra được tấm ván có chiều dài như mong muốn, sau đó căn cứ vào kích
thước yêu cầu để tiến hành xẻ chúng thành những tấm ván có kích thước nhất
định.

(3) Trình bày phương pháp nhận biết gỗ xẻ Xuyên Tâm và gỗ xẻ Tiếp
tuyến ? Các ứng dụng của gỗ xẻ xuyên tâm và gỗ xẻ tiếp tuyến trong thực tế.

- Phương pháp xẻ gỗ dùng đặc biệt, căn cứ vị trí phân bố của vòng nằm
trên mặt gỗ, chia thành phương pháp xẻ gỗ xuyên tâm, phương pháp xẻ gỗ tiếp
tuyến. Sau đây là phương pháp nhận biết gỗ xẻ xuyên tâm và gỗ xẻ tiếp tuyến:

3.1 Phương pháp xẻ xuyên tâm:

Góc anpha được đo trên mặt cắt ngang của gỗ xẻ, anpha là góc kẹp bởi
đường thắng tiếp tuyến với vòng năm qua điểm trung tâm của tiết diện ngang và
tạo với bề rộng của tiết diện. Gỗ xẻ xuyên tâm là gỗ xẻ có góc anpha phải lớn
hơn anpha quy định tại mọi tiết diện. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà anpha có thể
lớn ạy nhỏ nhưng thông thường anpha = 60 – 90.
* Ứng dụng
Thường được dùng nhiều trong các nhạc cụ và làm báng súng... bởi vì nó
có những tính chất đặc biệt: âm thanh kêu rất vang và ấm. Khi sử dụng làm các
nhạc cụ không làm ảnh hưởng đường ngắm của súng.

3.2 Phương pháp xẻ ván tiếp tuyến:

Gỗ xẻ tiếp tuyến là gỗ xẻ có đường tiếp tuyến với vòng năm tạo với chiều dài tiết
diện ngang một góc beta = 30 – 55. Góc beta được đo trên mặt cắt ngang của gỗ
xẻ (mặt cắt vuông góc với thớ gỗ), beta là góc kẹp giữa đường thẳng tiếp tuyến
với vòng năm tại các điểm trên đường trung tâm với bề dày của tiết diện gỗ xe.
Gỗ xe tiếp tuyến là gỗ xẻ có góc beta lớn nhất phải nhỏ hơn beta cho phép quy
định tại mọi tiết diện. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà beta có thể quy định lớn hay
nhỏ.
*ứng dụng

18
Thường được dùng nhiều trong công nghệ đóng tàu thuyền, thùng đựng chất
lỏng, mộc mỹ nghệ....

19

You might also like