You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ & NỘI THẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BÓC TÁCH, TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT
LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ BẾP TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT
KẾ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT MINH ĐỨC- HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI

NGÀNH: CHẾ BIẾN LÂM SẢN


MÃ NGÀNH: 7549001

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Mạnh Tường


Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Xuân
Lớp : K61 – CBLS
Mã sinh viên : 1651010045
Khóa học : 2016 – 2020

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn khóa luận tốt nghiệp lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến các thầy, cô giáo trong Viện Công nghiệp gỗ, các Phòng, Ban
trực thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã tận tình giảng dạy cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận, tôi luôn nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của tập thể và thầy cô hướng dẫn.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn PGS.TS Vũ Mạnh Tường người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn trong suốt
thời gian tiến hành đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin cảm ơn các bộ phận công nhân viên trong Công ty TNHH Kiến
trúc và Nội thất Minh Đức đã tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành đề tài khóa
luận tốt nghiệp. Đặc biệt anh Phạm Văn Khu những người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi tại Công ty TNHH Kiến trúc và Nội thất Minh Đức
Tôi xin cảm ơn các cán bộ, giảng viên thuộc Viện Công nghiệp gỗ,
Trường Đại học Lâm nghiệp cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Xuân

i
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i

MỤC LỤC ..................................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iv


ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 2

1.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2

1.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2

1.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2


1.2. Nội dung đề tài ....................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 3

2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 3


2.1.1. Phòng bếp và những yêu cầu chung đối với phòng bếp ........................... 3
2.1.2. Màu sắc sử dụng cho không gian bếp ..................................................... 3

2.1.3. Ánh sáng đối với bếp ............................................................................ 4

2.1.4. Đặc điểm của tủ bếp .............................................................................. 5


2.1.5. Bóc tách khối lượng ............................................................................. 7

2.1.6. Liên kết cơ bản trong sản phẩm mộc.................................................... 7

2.1.7. Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm mộc ............................................. 14
2.1.8. Yêu cầu chung của tủ bếp .................................................................. 16

2.1.9. Nguyên lý cấu tạo chung của hộc tủ bếp ............................................ 17

2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 22

ii
2.2.1. Các mô hình không gian bếp thực tiễn .............................................. 22

2.2.2. Điều tra sơ bộ về sản phẩm tủ bếp .................................................... 22

2.2.3. Đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong sản xuất tủ bếp ................. 25

2.2.4. Quy trình sản xuất tủ bếp ................................................................... 31

2.2.5. Các loại máy sử dụng ......................................................................... 33


Chương 3.BÓC TÁCH TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM ............ 36

3.1. Lựa chọn nguyên liệu sử dụng ............................................................. 36

3.2. Bóc tách tính toán khối lượng .............................................................. 36

3.2.1. Bóc tách ............................................................................................. 36

3.2.2. Tính toán nguyên vật liệu .................................................................. 36


3.2.3. Sơ đồ sản xuất .................................................................................... 37
3.3. Tính toán giá thành sản phẩm. ............................................................. 37

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................... 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 52

PHỤ LỤC

iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tủ bếp kiểu hình chữ I .................................................................... 23

Hình 2. Tủ bếp kiểu hình chữ L ................................................................... 24

Hình 3. Tủ bếp kiểu hình chữ U ................................................................... 24

Hình 4. Các loại ván MDF ........................................................................... 26

Hình 3.11. Nẹp nhựa .................................................................................... 30

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các loại giá thành sản phẩm ........................................................ 16

Bảng 3.3. Quy cách nẹp nhựa ...................................................................... 30

Bảng 01: Bảng bóc tách khối lượng gỗ sản phẩm tủ bếp ............................. 44

Bảng 02: Bảng tính giá nguyên liệu chính sản xuất tủ bếp .......................... 50

Bảng 03: Bảng tính giá phụ kiện sản xuất tủ bếp ......................................... 44

Bảng 04: Bảng tính chi phí khác sản xuất tủ bếp ......................................... 45

iv
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một người con, một thành viên trong gia đình, chắc hẳn mỗi chúng
ta đều có những hoài niệm, kí ức về một không gian ấm cúng, sum họp gia
đình. Không gian bếp chính là nơi mọi gia đình quây quần, tạo ra những tinh
hoa về ẩm thực đem lại những bữa cơm vui vẻ, ấm áp cho gia đình. Chính vì
thế không gian bếp luôn được quan tâm và chú trọng.
Mỗi mục đích khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về đồ
dùng như đối với tủ tùy vào mục đích sử dụng mà có chứa quần áo thì có tủ
quần áo, tủ bếp dùng để chứa đồ của nhà bếp như xoong nồi, bát đũa… mỗi loại
sẽ có kiểu dáng và kết cấu khác nhau. Chúng ta luôn muốn tận dụng tối đa diện
tích nhà ở chính vì vậy đồ dùng khi thiết kế ra phải đạt yêu cầu về công năng và
mang tính thẩm mỹ cao.
Đây cũng là câu hỏi đang được đặt ra với những công ty chuyên thiết kế
và làm về đồ nội thất là làm sao có được những mẫu thiết kế vừa nhanh lại vừa
đẹp. Để có thể làm được như vậy thì rất cần có được những bản vẽ thiết kế phù
hợp. Tư vấn từ yêu cầu khách hàng, đưa cho họ nhiều phương án lựa chọn. Đây
là khâu quan trọng liên quan mật thiết tới nhu cầu của khách hàng và giá thành
của sản phẩm, giá thành của sản phẩm phụ thuộc rất hiều vào vật liệu sử dụng là
nguyên vật liệu nào và phụ kiện đi. Nên có thể nói rằng khâu rất quan trọng hơn
cả hơn thiết kế vì nếu thiết kế đẹp nhưng giá thành lại quá cao thì vẫn là sản
phẩm không phù hợp với nhu cầu của khách, và đây cũng là khâu mang đến tính
cạnh tranh với các công ty khác.
Vì lý do trên, được sự đồng ý của Viện Công nghiệp gỗ em tiến hành
đề tài nghiên cứu với nội dung “Bóc tách khối lượng và tính toán giá
thành sơ bộ cho sản phẩm tủ bếp tại công ty TNHH kiến trúc và nội thất
Minh Đức”.

1
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Mục tiêu của đề tài


1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định khối lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm và tính
toán sơ bộ giá thành sản phẩm đồ nội thất.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Bóc tách được chi tiết sản phẩm tủ bếp.
- Tính toán được nguyên vật liệu chính sản xuất tủ bếp.
- Tính toán được nguyên vật liệu phụ.
- Tính được giá thành sơ bộ sản phẩm tủ bếp.
1.2. Nội dung đề tài
- Tìm hiểu nguyên vật liệu chính đang sử dụng cho sản phẩm tủ bếp tại
công ty TNHH kiến trúc và nội thất Minh Đức.
- Phân tích, lựa chọn nguyên liệu sử dụng để sản xuất tủ bếp
- Tính toán sơ bộ chi phí trực tiếp sản xuất tủ bếp tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Sản phẩm tủ bếp tại công ty TNHH Kiến trúc và Nội thất Minh Đức.
- Thiết bị, nguyên vật liệu và phụ kiện chính đang sử dụng tại công ty.
- Bảng tính chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm tủ bếp tại công ty.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: thông qua thông tin thư viện, tham khảo các
vấn đề lý luận và tìm hiểu các bản vẽ bóc tách khối lượng sản phẩm nội thất
tiêu biểu.
- Phương pháp kế thừa các lý thuyết, kinh nghiệm thực tế có liên quan.
- Phương pháp đồ họa vi tính: sử dụng phần mềm AutoCAD để xây
dựng bản vẽ.
- Phương pháp khảo sát: dùng để tìm hiểu hiện trạng công trình, khảo
sát xu thế sử dụng sản phẩm tủ bếp hiện nay.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đưa ra phương án lựa chọn nguyên
vật liệu phù hợp.
2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Phòng bếp và những yêu cầu chung đối với phòng bếp
Phòng bếp là một phần quan trọng trong sinh hoạt gia đình. Nó không chỉ
được xem là khu vực nấu nướng của các bà nội trợ ngày nay, không gian bếp
còn là nơi xum họp của thành viên gia đình trong những bữa cơm đầm ấm.
Theo xu hướng thiết kế trong kiến trúc hiện đại, khu vực nấu nướng và
không gian ăn uống được kết hợp với nhau để tiết kiệm diện tích, mặt khác điều
này tạo sự thuận tiện và linh hoạt, tiếc kiệm được thời gian và công sức trong
việc chế biến đồ ăn cộng với sắp bàn ăn nhanh chóng.
Cũng cần lưu ý rằng, đồ đạc chiếm một vị trí quan trọng ảnh hưởng nhiều
đến sự thuận tiện trong việc bếp núc, vì vậy chúng ta nên sắp xếp sao cho phù
hợp với diện tích cũng nhưng tính mỹ thuật của tổng thể phòng bếp.
Dụng cụ nấu nướng treo phía trên bếp được xem như món đồ trang trí,
hay một gian trưng bày sản phẩm dù rất thuật lợi và dễ dàng cho việc cất giữ
cũng như sử dụng. Chính vì vậy cần có nhưng bộ tủ bếp đảm bảo được tính linh
hoạt thuận tiện cho hoạt động nấu nướng.
2.1.2. Màu sắc sử dụng cho không gian bếp
Những chủ đề màu sắc luôn mang đến nguồn cảm hứng bất tận, do đó
sự kết hợp màu sắc hài hòa của chiếc tủ bếp sẽ mang đến sự mới mẻ thú vị
cho căn nhà của bạn.
Với những không gian phòng ăn riêng biệt hay kết hợp chung với không
gian bếp thì chúng ta cũng luôn phải xác định rằng khu phòng ăn phải luôn có
không khí ấm áp của gia đình, sạch sẽ gọn gàng nên có thêm tranh ảnh về hoa
quả để tạo cảm giác ngon miệng. Tuy thời gian nấu nướng là rất ngắn và người
sử dụng cũng ít nhưng đó lại không gian mà ngày nay lại được con người sử
dụng nhiều hơn là nơi tập chung đầy đủ các thành viên trong gia đình và có cả
khách được mời ăn tập chung sử dụng.

3
Chính vì vậy mà việc sử dụng màu sắc và bố trí vật dụng trong phòng ăn
cũng cần chú ý sử dụng những màu như: nâu nhạt, màu kem đậm, các tông màu
nóng hoặc màu gần với màu thức ăn. Với những không gian hẹp hơn thì nên sử
dụng những màu sáng và bố trí vật dụng đơn giản để tạo cảm giác rộng hơn và
thoải mái. Không nên sử dụng những màu lạnh cho không gian bếp.
2.1.3. Ánh sáng đối với bếp
Ánh sáng là một phần không thể thiếu trong nội thất nhà bếp . Ánh sáng
không chỉ để chiếu sáng mà nó còn tạo các hiệu ứng cho không gian bếp trở nên
đẹp hơn bao giờ hết. Ánh sáng nhà bếp cũng cần được kết hợp hợp lý, nếu
không được thiết kế hợp lý thì sẽ tạo cho cảm giác Tủ bếp chói mắt hay gây
cảm giác tối tăm chật hẹp cho căn bếp. Ánh sáng nhà bếp được coi là một phần
không thể thiếu, vô cùng quan trọng đối với mỗi căn bếp.
Một chiếc tủ bếp đẹp cần được bố trí đèn bếp hợp lý để các bà nội trợ có
thể thuận tiện trong việc nấu và sơ chế thức ăn và sử dụng các đồ dùng trên
chiếc tủ bếp. Ánh sáng tủ bếp là nguồn sáng cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp tới
các công việc nội trợ. Vì vậy sử dụng ánh sáng đèn chiếu không chỉ đơn thuần
giúp thắp sáng cho căn bếp mà còn có thể sử dụng ánh sáng để tạo chiều sâu, sắc
màu sinh động cho không gian bếp.
 Ánh sáng khu vực nấu và bồn rửa
Khu vực nấu và bồn rửa là những khu vực cần ảnh sáng nhất, tại khu vực
này ánh sáng phải được cung cấp đủ để tiện cho việc nấu nướng tạo ra được
những món ăn ngon và cũng giúp việc dọn dẹp trở nên thuận tiện. Thông
thương, bóng đèn được lắp kèm trong hệ thống máy hút mùi. Không bố trí đèn
chiếu sáng cho bếp ở trên cao theo hướng đối diện bếp làm người nội trợ bị sập
bóng.
Lưu ý các bóng đèn ở khu vực này thường bị tác động bởi hơi nước dầu mỡ,
thức ăn làm giảm tuổi thọ vì vậy phải lau rửa thường xuyên các loại đèn này.
Các tủ đựng đồ phía trên lắp thêm đèn nhỏ bên trong để lấy hay cất đồ
một cách dễ dàng, đồng thời tạo bố cục thú vị cho tủ bếp.

4
 Lựa chọn loại đèn phù hợp
Một số loại đèn như: đèn huỳnh quang cho ánh sáng trắng, lạnh và
không nên sử dịnh để chiếu sáng ở bếp và phòng ăn. Nên sử dụng đèn sợi
đốt, đèn halogen cho ánh sáng vàng hoặc đèn huỳnh quang có ảnh sáng trắng
ấm. Đèn compact cho ánh sáng trung thực như ánh sáng tự nhiên có thể được
sử dụng.
2.1.4. Đặc điểm của tủ bếp

2.1.4.1. Chức năng và công dụng


Bếp là nơi thể hiện sự hòa đồng, thân thiện và mến khách giữa các thành
viên trong gia đình và bạn bè. Không gian này cần hướng tới sự cân bằng hài
hòa giữa hai yếu tố: thoải mái và tiện dụng.
Dù không gian bếp có rộng hay hẹp, vuông hay nhiều góc cạnh, thì chúng
ta cũng nên có một cách tổ chức để vừa có một căn bếp gọn gàng, vừa tiết kiệm
được thời gian đi chuyển trong khi làm bếp, lại tận dụng hết diện tích không
gian trong nhà bếp...
Công năng sử dụng
Để căn bếp thực sự thoải mái và tiện dụng, nên chú ý tới việc xác định
vị trí các thiết bị bếp.Ngoài chức năng nấu nướng ra thì tủ bếp còn có những
chức năng thuận tiện khác nhau như là cất giữ những dụng cụ nấu nướng
như lò vi sóng, máy say...
- Thứ nhất là khu vực nấu nướng : Đây là khu vực đặt lò nướng, bếp
gas , dao kéo, chén bát,... Và các vật dụng cần thiết trong việc nấu nướng.
- Thứ hai là khu vực làm sạch hay sơ chế thức ăn : Khu vực này thường
nằm cách xa các vật dụng làm bếp vì thức ăn chưa đc sơ chế sạch sẽ sẽ làm
lây vi khuẩn sang những vật dụng gây mất vệ sinh đến những vật dụng khác.
- Thứ ba là khu vực cất chén bát: Khu vực này thường được đặt gần bồn
rửa bát để dễ dàng trong việc vệ sinh. Những bát đĩa, ly tách hay sử dụng nên
được để lên một chiếc kệ lưới bằng kim loại, còn những chén bát ít sử dụng

5
thì có thể cất vào những hộc của tủ bếp một cách kỹ càng tránh tình trạng đổ
vỡ và tránh bụi bẩn.
- Thứ tư là khu vực đặt bồn rửa: nên đặt bồn rửa ở những vị trí phù hợp
với vòi nước hay ống thải nước bẩn để tránh tình trạng tràn nước ra ngoài.
- Cuối cùng là khu vực để đồ khô: Đây là khu vực để những loại gia vị
như đường, muối, mắm,… hoặc những đồ ít sử dụng. Khu vực này nên để ở
nơi khô ráo để tránh tình trạng ẩm mốc
Với quy chuẩn này căn cứ và diện tích phòng, vị trí cửa đi hay hướng bếp
mà bạn có thể chọn cho mình một cách bố trí bếp hợp theo kiểu tủ bếp chạy
thẳng hay hình chữ U, hình chữ I hay chữa L.
Hiệu quả và tiện ích của bếp
Khi chọn bất kỳ mẫu tủ bếp nào cũng cần lưu ý đến tính thuận tiện, di
chuyển linh hoạt thao tác nấu nướng, đồng thời phải tiết kiệm không gian. Việc
lựa chọn tủ bếp cũng như sắp đồ dùng được quyết định bởi quy tắc tam giác với
ba đỉnh là vị trí của ba thiết bị: tủ lạnh chậu rửa và bếp nấu. Khoảng cách giữa
các đồ vật thường là 1,2m – 1,8m. Khoảng cách tối thiểu từ bàn bếp đến tủ bếp
trên tường là 60cm, chiều cao từ sàn đến mặt bếp từ 83cm – 85 cm.

2.1.4.2. Kết cấu


Kết cấu đảm bảo đủ bề cho sản phẩm, nguyên vật liệu và kết cấu của nguyên
vật liệu phải đảm bảo độ bền vững chắc và độ bền so với thời gian sử dụng.

2.1.4.3. Tính kinh tế


Sản phẩm phải đạt yêu cầu ra thị trường nhanh chóng thu hồi vốn và vốn
đầu tư vào phải là thấp hơn so với khoản thu vào sau khi bán sản phẩm. Khi thiết
kế phải đảm bảo tính công năng, công nghệ gia công chế tạo đơn giản, phù hợp
với tình hình sản xuất hiện tại, giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế
khách hàng.

6
2.1.5. Bóc tách khối lượng

2.1.5.1. Khái niệm bóc tách khối lượng


 Bóc tách khối lượng được hiểu là việc xác định khối lượng nguyên vật
liệu, công tác gia công cho sản phẩm cụ thể được thực hiện theo phương
pháp đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định
trong bản vẽ thiết kế.
 Bóc tách khối lượng giúp cho việc sản xuất sản phẩm được thực hiện
dễ dàng và hiệu quả giúp tiết kiệm và lập kế hoach sản xuất hiệu quả.
2.1.6. Liên kết cơ bản trong sản phẩm mộc
Trước đây đồ mộc được liên chủ yếu bằng liên kết mộng mẹo, và keo để
sử dụng cho những liên kết cố định. Tuy nhiên đối với những liên kết đó thì chủ
yếu sử dụng cho liên kết với gỗ tự nhiên. Ngày này chúng ta chủ yếu sử dụng
ván nhân tạo nên nên những liên kết như mộng mẹo thường ít được sử dụng và
thay vào đó là những liên kết kim loại.

2.1.6.1. Liên kết vít


Liên kết vít: Đây là liên kết thông dụng và đóng vai trò quan trọng trong
liên kết sản phẩm mộc. Tuy nhiên nhược điểm lớn của vít đó là dễ bị oxy hóa
làm hỏng mối liên kết. Vít nói chung là để làm trung gian liên kết các chi tiết với
nhau theo hình thức liên kết cứng.
Liên kết vít là liên kết có thể tháo rời, tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng đến
cường độ liên kết của sản phẩm. Chính vì vậy liên kết vít được sử dụng trong
các liên kết mặt tủ, ván lưng… hay được sử dụng để lắp đặt các chi tiết: tay
nắm, các chi tết liên kết. Để bắt vít ta có thể khoan lỗ trước. Đường kính lỗ
khoan phải nhỏ hơn đường kính vít một ít, chiều sâu mũi khoang cũng ngắn hơn
chiều dài vít. Khi vặn vít vào gỗ bị nén lại tạo liên kết vững chắc. Ngày nay vít
được sử dụng rộng rãi trong các loạt sản phẩm mộc. Khi công nghệ sản xuất
được ứng dụng các phương pháp cơ giới, kết cấu và hình dạng các sản phẩm
mộc bắt đầu thay đổi. Trình độ sản xuất cơ giới ngày càng phát triển với công
nghệ hiện đại thì năng suất và sản phẩm ngày càng được tăng lên.
7
Hiện nay với sản xuất tủ bếp sử dụng ván nhân tạo thì thường sử dụng
một số loại liên kết của những hãng như hafele hay của hettich. Một số loại liên
kết vít như: một số loại vít,cam chốt 1 thành phần, 2 thành phần, 3 thành phần
và chốt gỗ có ᶲ = 8

- Cam chốt liên kết:

8
- Vị trí liên kết và quy trình lắp ráp cam chốt:

9
2.1.6.2. Liên kết bản lề
Bản lề là cấu kiện đặc biệt có thể tháo, lắp nhiều lần. Bản lề có rất nhiều
loại và nhiều hãng khác nhau: bản lề kim loại, bản lề bằng nilon, hay nhựa. Yêu
cầu đối với bản lề là kết cấu phải chắc chắn, có thể tháo lắp nhiều lần, thao tác
đơn giản, không ảnh hướng đến công năng và ngoại quan của sản phẩm.
Bản lề là liên kết chủ yếu của đồ gia dụng kiểu tháo lắp.Nó được sử dụng
chủ yếu cho sản phẩm dạng tấm, dùng ghép bản lề đơn giản hóa kết cấu và quá
trình sản xuất, có lợi cho tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thông dụng hóa cụm chi
tiết thuận lợi cho đóng gói vận chuyển.
Bản lề thường được sử dụng cho liên kết cánh, hình thức kết cấu của bản
lề thường là 4 tay biên đơn, góc mở có thể đạt 130o khi yêu cầu góc lớn hơn có
thể sử dụng cơ cấu 4 tay biên đôi. Để thực hiện và tự kín của cửa, hiện nay
thường đều có thêm cơ cấu lò xo, có nhiều loại bản lề khác nhau.
Một số loại bản lề thường sử dụng:

10
- Độ mở góc của bản lề liên kết:

11
Vị trí liên kết bản lề:

2.1.6.3. Liên kết mộng, chốt


Liên kết mộng là liên kết do phần thanh mộng được đóng vào lỗ mộng
hoặc rãnh mộng để tạo thành liên kết. Liên kết mộng được phân nhiều loại khác
nhau như: mộng tròn, mộng thẳng góc, mộng ngón, mộng đuổi en... Tuy nhiên liên
kết dạng mộng chỉ sử dụng cho ván gỗ tự nhiên hoặc ván ghép thanh là chủ yếu.

Một số loại mộng thường sử dụng trong sản phẩm mộc:

Mộng lỗ đóng
Mộng lỗ mở

Mộng lỗ nửa
đóng

12
Mộng Mộng Mộng Mộng ô Mộng Mộng
thân đuôi én ngón van tròn tấm
vuông

Chốt gỗ cũng được xếp vào mộng tuy nhiên chỗ lỗ là mộng dời mộng
mượn. Để liên kết bằng chốt gỗ thì phải khoan lỗ mộng ở cả 2 mặt liên kết. Chốt
gỗ được sử dụng cho cả gỗ nguyên và ván nhân tạo, ngày này chốt gỗ là liên kết
phổ biến với các loại ván nhân tạo có kích thước chiều dày.
Đối với mộng mượn dạng chốt tròn:
- Độ ẩm chốt < độ ẩm chi tiết khoảng 2-3%
- Đường kính chốt = 2/5-1/2 chiều dày
- Chiều dài chốt = 4-5 lần đường kính
- Dung sai mộng và lỗ < 0,1-0,2mm

13
- Hình ảnh một số loại chốt gỗ và vị trí liên kết:

2.1.6.4. Liên kết keo


Keo là loại liên kết ngày nay được sử dụng rất phổ biến với những loại
ván nhân tạo. Liên kết giữa các thanh gỗ ngắn với nhau, dán phủ mặt cho các chi
tiết dạng tấm, dán cạnh... Liên kết keo đảm bảo được sự ổn định của kết cấu và
nâng cao chất lượng và cái thiện ngoại quan của sản phẩm.
2.1.7. Dự toán chi phí sản xuất sản phẩm mộc
Một số khái niệm cơ bản dự toán chi phí sản xuất
- Dự toán:
Là một kế hoạch chi tiết (detailed plan) được lập cho một kỳ hoạt động
trong tương lai, biểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ
ra việc huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó.
Dự toán là một công cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập
kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động.
Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là những dự kiến (kế hoạch) chi
tiết, chỉ rõ cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động
sxkd của doanh nghiệp một cách toàn diện và phối hợp, được xác định bằng
một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác
định trong tương lai, theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.

14
Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bản dự tính
toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình trong một thời kỳ nhất định. Được dùng để xây
dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch chuẩn bị và khai thác các nguồn vốn cho
nhu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất:
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản tiêu hao các nguồn lực
(lao động & vật chất) trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định.
Mức tiêu hao các Chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại chi phí:
Nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất
Vật liệu phụ dùng vào sản xuất
Nguyên liệu dùng vào sản xuất
Chi phí trực tiếp Năng lượng dùng vào sản xuất
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi chế độ
Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp
Chi phí quản lý phân xưởng
Chi phí gián tiếp Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thiệt hại sp hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất
- Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí chi
ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp xác định
cho từng loại sản phẩm cụ thể chỉ tính toán đối với những thành phẩm hoặc
đã hoàn thành một giai đoạn công nghệ nhất định, có thể bán ra bên ngoài.
Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng):

15
Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc SX sản
phẩm.
Giá thành sản xuất = Chi phí trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (CP
QLPX)
Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm
Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí
quản lí doanh nghiệp
Bảng 2.1. Các loại giá thành sản phẩm
Chi phí Chi phí sử dụng Chi phí
trực tiếp MMTB QLPX

Giá thành phân xưởng Chi phí


QLDN
Giá thành công xưởng Chi phí ngoài
sản xuất
Giá thành toàn bộ
2.1.8. Yêu cầu chung của tủ bếp
Sản phẩm mộc nói chung và sản phẩm tủ bếp nói riêng, tuy có nhiều
chủng loại mẫu mã. Những mỗi loại đều có những đặc thù riêng song nhìn
chung đều phải đáp ứng yêu cầu về:
- Yêu cầu về công năng.
Tủ bếp phải đảm bảo được tính công năng là đảm bảo cất giữ và đảm bảo
cho quá trình nấu nướng diễn ra an toàn và thuận tiên nhất.
Tủ bếp thiết kế phải phù hợp với không gian phòng bếp, phù hợp với mục
đích sử dụng, phù hợp với con người sử dụng và thao tác thuận tiện.
Tủ bếp cần có kích thước bao phù hợp với kích thước người sử dụng và
kích thước vật xung quanh. Đảm bảo yêu cầu sử dụng cần chú ý đến điều kiện
sử dụng, tâm sinh lý con người cũng như tính chất nguyên vật liệu.

16
Tủ bếp phải có độ bền có nghĩa là đảm bảo khả năng chịu lực trong quá
trình sử dụng.
- Yêu cầu về thẩm mỹ: Phong cách thẩm mỹ là một yêu cầu không thể
thiếu đối với sản phẩm mộc. Sản phẩm không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng
cũng phải đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ.
Một chiếc tủ bếp nếu nó chỉ sử dụng là nơi nấu nướng thì sẽ trở nên bình thường
nhưng khi nó được đặt trong không gian nội thất phù hợp sẽ là tăng tính thẩm
mỹ cho không gian đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm sẽ tăng lên nếu biết kết hợp
giữ dáng và màu sắc hài hòa.
- Yêu cầu về kinh tế: Đối với tất cả các sản phẩm thì giá thành luôn là yếu
tố được con người chú trọng. Do vậy sản phẩm phải đẹp giá thành hợp lý phù
hợp với mức sống của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ chiếm lĩnh được thị
trường. Để làm được điều đó thì trong mỗi sản phẩm chúng ta phải có kế hoạch
sử dụng nguyên vật liệu, phụ kiện hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo sản
phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Nhưng vấn phải đảm bảo tính năng chắc chắn,
bề lâu của sản phẩm.
2.1.9. Nguyên lý cấu tạo chung của hộc tủ bếp
Tủ bếp là tổ hợp các hộc tủ, khi phân tích cấu trúc của hộc tủ bếp, ta
thường thấy hộc tủ bếp gồm các bộ phận chính sau:
- Nóc hộc tủ
- Hậu hộc tủ
- Hồi hộc tủ
- Cánh hộc tủ
- Đáy hộc tủ
- Vách hộc tủ (vách ngang và vách đứng)
- Chân hộc tủ
- Cá bộ phận khác có hoặc không như: ngăn kéo, bàn kéo....

17
2.1.9.1. Nóc hộc tủ
Nóc hộc tủ là bộ phận giới hạn phía trên tủ. Nóc tủ được liên kết với hồi
tủ và hậu tủ và đợt đứng. Nóc tủ có thể được kết cấu khung hoặc tấm phẳng.
Nóc tủ thường có dạng phẳng được làm từ các tấm ván dăm, MDF, ván mộc.
Nóc tủ liên kết khung: đòi hỏi chi phí cao gia công phức tạp, ván nóc
được lồng vào toàn bộ khung. Liên kết góc của khung nóc tủ có thể là liên kết
mộng cơ bản cũng có thể can góc để tăng độ vững chắc cho khung, có thể sử
dụng họa tiết trang trí như đường phào chỉ song song.
Nóc tủ dạng tấm phẳng: Cách cạnh của ván được sử dụng làm nóc tủ đều
được xử lý dán bọc cho cạnh ván.

2.1.9.2. Hồi hộc tủ và vách đứng


a. Cấu tạo
Hồi tủ, hậu tủ và vách đứng liên kết với nóc tủ và đáy tủ. Hồi tủ có chức
năng giới hạn 2 phía của tủ. Vách đứng làm nhiệm vụ phân chia bên trong theo

18
chiều đứng. Cấu tạo cúng của chúng có hai dạng cơ bản là kết cấu dạng khung
và tấm phẳng.
Dạng khung
Hồi có kết cấu dạng khung thường được sử dụng khi không có ván nhân
tạo, hoặc do những yêu cầu riêng trong sử dụng.
Hồi và vách dạng tấm phẳng
Về mặt kinh tế, cũng như tạo dạng công nghiệp hiện đại, tủ có kết cấu
dạng tấm phẳng có nhiều ưu thế. Hồi dạng tấm phẳng thường được làm từ ván
dăm hoặc ván mộc.
Hồi tủ và vách ngăn có thể là tấm phẳng chạy suốt và đóng vai trò làm
chân tủ hoặc có thể dừng lại ở đáy tủ.
b. Liên kết giữa hồi tủ và nóc tủ
Liên kết giữa hồi tủ và nóc tủ cũng giống như liên kết giữa hồi tủ và đáy
tủ. Có thể sử dụng liên kết cố định hoặc liên kết tháo rời cho liên kết này. Liên
kết sử dụng thường là liên kết mộng có gia công đinh chốt ngang hoặc keo dán.
Do làm bằng ván nên thường sử dụng liên kết mộng mượn kiểu chốt tròn
khoảng cách giữa các chốt không quá 100mm. Nếu giữa hồi và đáy không sử
dụng tháo rời thì mộng được cố định bằng keo, nếu có liên kết kim loại cam chốt
thì không sử dụng keo.

2.1.9.3. Cánh hộc tủ


Cánh hộc tủ có chức năng ngăn không gian bên trong và bên ngoài tủ, đặc
biệt nó có thể đóng mở nhờ các kiên kết động như liên kết bản lề, hay cơ cấu
kéo trượt tay nâng, với mỗi ngăn khác nhau mà ta sử dụng những loại cánh khác
nhau, chú ý với ngăn để gas thì nên sử dụng cánh chớp.
Cánh tủ là phần mặt chính của tủ nên đòi hỏi về tính thẩm mỹ của cánh tủ
là tương đối cao.
Về cấu tạo, cánh tủ có thể là dạng tấm phẳng hoặc dạng khung. Dạng tấm
phẳng thường được sử dụng làm từ ván sợi hoặc ván dăm bề mặt sơn phủ bệt

19
hoặc phủ một lớp melamine, laminate hoặc acrylic. Dạng khung thường làm từ
gỗ tự nhiên hoặc kết hợp gỗ tự nhiên với gỗ nhân tạo và kính.
a. Cửa tủ quay
Tủ có cánh quay đứng khi mở cánh quay ra ngoài chiếm một không gian
nhất định. Góc mở cỉa cánh tủ tùy thuộc vào kiểm loại và phương pháp bố trí
bản lề. So sánh ưu nhược điểm giữa quay và cửa kéo trượt thì của quay đòi hỏi
diện tích hoạt động đóng mở cánh lớn hơn so với kiểu kéo trượt.
b. Cửa kéo trượt
Cửa kéo trượt thường được sử dụng trong các trường hợp sau: không gian
trật hẹp cần tiết kiệm diện tích, tủ ở trên cao.
c. Cửa nâng hạ
Cửa nâng hạ có trục quay ngang, cửa loại này thường dùng cho tủ bếp trên.

2.1.9.4. Hậu hộc tủ


Hậu hộc tủ là bộ phận kết cấu giới hạn phía sau tủ, giới hạn chiều sâu của
tủ và đồng thời cũng tham gia vào việc tăng cường sự vững chắc chung của toàn
bộ tủ. Hậu tủ có thể là ván thuần túy, những cũng có khe lồng vào khung. Lưng
tủ thường được làm bằng ván sợi hoặc ván dán, tấm alumix.
Hậu tủ thường được liên kết với hồi và vách đứng bằng các liên kết cố
định. Cũng có thể sử dụng các loại liên kết tháo rời đối với những loại lưng tủ
bằng ván dăm có kích thước lớn.

2.1.9.5. Vách ngăn hộc tủ


Được liên kết vào hồi và vách đứng hay có thể chỉ là một chi tiết ván
thuần túy gác tự do lên các đố ngang hay vách đỡ được cố tạo bên hồi và vách
đứng, các vách ngang thường có cấu tạo dạng tấm.

2.1.9.6. Chân tủ
Chân tủ bếp thường có cấu tạo là hệ chân đơn. Hệ chân đơn là hệ chân có
các chân trực tiếp liên kết vào đáy tủ một cách riêng rẽ. Hệ chân này đơn gian,
dễ gia công.

20
2.1.9.7. Ngăn kéo
- Ngăn kéo có chức năng đựng những đồ vật nhẹ, hay sử dụng và thường
sử dụng ở nhũng vị trí thấp, không cao.
- Ngăn kéo có thể được gia công bằng gỗ tự nhiên, ván nhân tạo hay nhựa
tổng hợp.
- Để đảm bảo tính thuận tiện trong sử dụng, ngăn kéo phải được dẫn trượt
tốt, có nghĩa là kéo ra đẩy vào dễ dàng.
- Ngăn kéo sử dụng ray bi trượt:

21
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các mô hình không gian bếp thực tiễn
Hiện nay có hai loại tủ bếp được lắp đặt chính là loại hoàn toàn bằng gỗ
hoặc vật liệu liên quan đến gỗ và loại thứ 2 là xây khung gach sau đó mới lắp
phần cánh gỗ bên ngoài. Mỗi cách xử lý sẽ có ưu nhược điểm riêng. Loại xây
gạch bền hơn tiết kiệm chi phí hơn những sẽ tốn diện tích hơn ngoài ra việc lắp
cửa vào khung gạch cũng khó hơn và không kín khín làm giảm tính thẩm mỹ
cho tủ bếp. Trong khi đó loại tủ sử dụng hoàn toàn gỗ hoặc vật liệu liên quan
đến gỗ thì có thể không bền hơn, giá thành đắt hơn, những lại có được bộ tủ bếp
kín khít hơn mang lại tính thẩm mỹ cao hơn và đặc biệt với điều kiện khí hậu
Việt Nam việc có bộ tủ bếp lín khít sẽ phù hợp hơn. Tủ bếp đồng bộ hoàn toàn
bằng gỗ được lắp ráp theo modul, có thể linh hoạt di chuyển tủ nếu muốn bố trí
lại không gian bếp, chứ không cố định như xây gạch.
2.2.2. Điều tra sơ bộ về sản phẩm tủ bếp
Chủng loại nguyên liệu dùng trong sản xuất tủ bếp
- Gỗ vẫn là vật liệu được ưu tiên sử dụng nhiều nhất, nó có thể được sử
dụng một phần hay toàn bộ chi tiết bộ phận của tủ bếp.
- Kim loại vật liệu làm khung chịu lực thanh giằng hay dùng để liên kết các
chi tiết.
- Vật liệu inox, nhôm kính...
- Chất liệu dùng trong trang sức bề mặt bao gồm các loại chất phủ: sơn,
vecni....
- Về kiểu dáng: Tủ bếp hiện nay rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng
cũng như chủng loại tuy nhiên có một số loại phổ biến sau:

2.2.2.1. Tủ bếp kiểu một tường (dạng chữ I)


Kiểu một tường: Là cách cơ bản nhất, phù hợp cho bếp hẹp và dài. Nó
đơn giản và cũng không quá tốn kém, với khu vực chế biến nằm ở trung tâm.
Mặc dù thiết kế kiểu này không tận dụng được các góc bếp, nhưng nó cho phép
đi lại thuận lợi hơn.
22
Tất nhiên thiết kế tủ bếp này không phải là tối ưu, nó có thể được cải thiện
hoặc bằng thiết kế kiểu hành lang hoặc thiết kế hình chữ L tạo ra không gian bếp

Hình 1. Tủ bếp kiểu hình chữ I

2.2.2.2. Tủ bếp hình chữ L


Loại tủ bếp hình chữ L rất đa năng, thích hợp với nhiều kiểu bố trí nội thất
và không gian phòng ăn. Tủ bếp này thường thiết kế hai mặt sát tường tạo nên
góc biệt lập. Khi bạn muốn khu vực nấu ăn không ảnh hưởng đến không gian
bàn ăn thì đây là kiểu tủ bếp rất phù hợp.

23
Hình 2. Tủ bếp kiểu hình chữ L

2.2.2.3. Tủ bếp hình chữ U


Hình 3. Tủ bếp kiểu hình chữ U
Kiểu tủ bếp này tạo không gian nấu nướng biệt lập, sử dụng linh hoạt trong
trường hợp phòng ăn nhỏ, vuông vắn có thể biến một cạnh thành quầy bar hay
bàn soạn thức ăn trong trường hợp thiết kế không gian mở. Tùy theo chiều dài
hay chiều rộng của bếp mà các nhà thiết kế, kỹ sư sẽ đưa ra những ý tưởng mẫu
bếp hợp lý nhất cho căn bếp.
24
2.2.3. Đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong sản xuất tủ bếp
Trong sản xuất tủ bếp thì nguyên liệu chủ yếu là gỗ tự nhiên và ván nhân
tạo. Tuy nhiên hiện nay gỗ tự nhiên ngày càng hiếm nên việc sử dụng gỗ tự
nhiên để sản xuất bị hạn chế. Chính vì vậy sử dụng kết hợp các vật liệu khác
như kim loại ván nhân tạo, được thay thế một phần hoặc toàn bộ gỗ tự nhiên
trong sản xuất đồ mộc nói chung và sản phẩm tủ bếp nói riêng. Làm cho sản
phẩm khi tạo ra đa dạng, chất lượng và tính kinh tế cao.
Thực tế trong sản xuất tủ bếp hiện nay, các loại ván nhân tạo như ván dăm
ván sợi đang được sử dụng rất nhiều. Chúng có tính chất ổn định kích thước cao
hơn hẳn gỗ tự nhiên. Ngoài ra tủ bếp được sản xuất từ ván nhân ngày phổ biến
và được nhiều gia đình lựa chọn, do giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên. Tủ bếp gỗ
công nghiệp được gia công đơn giản mất ít nhân công, có thể sản xuất hàng loạt,
giá phôi gỗ rẻ nên giá thành của tủ bếp gỗ công nghiệp thường thấp hơn gỗ tự
nhiên tương đối nhiều.
Tủ bếp gỗ công nghiệp cũng được sản xuất nhanh hơn và có thể sản xuất
hàng loạt. Bởi gỗ công nghiệp thường đã có sẵn dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt và
gia công, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt. Ưu điểm
của loại tủ bếp gỗ công nghiệp là ít cong vênh hơn gỗ tự nhiên, nguyên nhân là
do các tấm gỗ được chế tạo từ dăm gỗ hoặc những tấm ván mỏng nên không có
độ co giãn nên sẽ ít bị cong vênh hơn.
Ngày nay tủ bếp công nghiệp còn được phủ thêm 1 lớp Melamine và
Laminate hay Acrylic nên thường có bề mặt bóng, sáng, chịu được lực tác động
và chống nước tốt hơn so với các loại tủ gỗ công nghiệp trước đây.
Cốt ván: là vật liệu nền sử dụng các loại ván nhân tạo nhân tạo khác nhau
nhưng ở tại công ty loại ván chính dùng làm vật liệu cốt là ván MFC, MFC
chống ẩm, ván MDF chống ẩm, ván MDF, ván Plywood.
MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Được làm từ thành
phần gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó được đưa vào máy
nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi nhỏ cellulose. Các sợ gỗ này được đưa ra bồn

25
rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa…. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi
gỗ (cellolose) + chất kết dính + parafin wax+ chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
* Ưu điểm:
- Độ bám sơn, vecni cao.
- Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho sản
phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.
- Dễ gia công
- Cách âm cách nhiệt tốt
* Nhược điểm:
- Màu sơn dễ bị trầy xước
- Chịu nước kém
- Gỗ MDF thường dùng trong các sản phẩm cần sơn màu sắc như phòng trẻ em,
showroom…

Hình 4. Các loại ván MDF


- Các loại kích thước và chiều dày ván tiêu chuẩn
4’ x 8’ 1220 x 2440 x ( 9 – 50) mm
5’ x 8’ 1220 x 2440 x ( 18/25/30) mm
6’ x 8’ 1220 x 2440 x ( 12/18/25/30) mm
- Loại vượt khổ
4’ x 9’ 1220 x 2745 x ( 18/25) mm

26
Bề mặt phủ: là vật liệu phủ lên nền cốt ván để trang sức tăng độ bền
cho sản phẩm. Thực tế tại công ty thực tập sử dụng 3 loại bề mặt phủ sau:
Melamine, Laminate, Acrylic.
+ Melamine: có hơn 240 màu có chiều dày từ 1.6mm đến 50mm
- Giấy phủ melamine gồm 3 lớp: Lớp bảo vệ Overlay, lớp giấy in vân màu,
lớp giấy Kraft.
- Lớp bảo vệ Overlay: vật liệu keo melamine đặc biệt (melamine resin)
- Ổn định bề mặt, tạo về mặt cứng
- Chống nước, chống xước, chống va đạp, chống phai màu, chống vi khuẩn.
- Bề mặt dễ lau chùi, chống bám bụi
- Lớp giấy in vân màu:
- Là lớp tạo vân màu in ấn
- Các loại vân màu: vân gỗ, màu sơn ( soild), vân kẻ, vân đá, màu kim loại
- Lớp giấy Kraft:
- Lớp tạo độ dày, mỗi lớp có độ dày 0,2mm ( số lớp thay đổi)
- Giấy Kraft được sản xuất từ hạt giấy và hóa chất qua quá trình gia nhiệt
- Định lượng giấy 50 – 135g/ m2
- Giấy bề, dai, có mầu nâu hoặc xám.

27
- Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
- Bền màu
- Giá rẻ
- Hợp thời trang
- Melamin có khả năng chống thấm nước, va đập mạnh
- Khó trầy xước
- Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và mối mọt, chống tác động của hóa
chất
- Dễ vệ sinh và lau chùi
- Chịu được lửa ( ở nhiệt độ nhất định)
- Có nhiều loại vân, hoa văn đa dạng cho tùy mục đích sử dụng
- Vật liệu Melamine thân thiên với môi trường
- Melamine được sử dụng như một vật liệu phổ biến trong thiết kế nội thất:
tủ bếp gỗ, nội thất phòng ngủ…
+ Laminate: tính dẻo dai, chắc chắn, khảng năng chịu xước cao, chịu va đập,
hóa chất, chịu nhiệt cao và đồ bền hàng chục năm đa dạng mẫu mã và chủng
loại có cấp chiều dày từ 0,6mm đến 1,3 mm.
Laminate có 3 loại chính: Vân gỗ, màu trơn, màu trang trí.
- Quy cách sản phẩm của tấm laminate
Size 1220 x 2440 x ( 0,7 – 0,8)mm
1830 x 4300 x ( 0,7 – 0,8)mm
Loại khổ lớn 1550 x 3660 x ( 0,7 – 0,8)mm
1525 x 3050 x ( 0,7 – 0,8)mm

28
+ Tấm acrylic: bề mặt nhẵn bóng và phẳng mịn dễ lau chùi có thể đánh bay
vết trầy xước bị xước nhẹ.
Quy cách: 1220 x 2440 x 2 mm
- Tấm acrylic gồm: acrylic pha lê, acrylic chống trầy 6H có 3 màu, màu
trắng, màu nâu và màu xám.
Quy cách: 1220 x 2440 x 0,7 mm
Tấm acrylic bóng gương: gồm nhiều màu gồm nhiều cấp chiều dày khác
nhau
Quy cách sản phẩm
1220 x 2440 x (0,7/ 0,8/ 0,95/ 1,0)mm

Ván dăm MFC: là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng
trồng, có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng phong phú về chủng loại.
Mặt ván được phủ bằng những vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer
(gỗ lạng)…. Ván MFC chủ yếu dùng để trang trí nội thất sản xuất đồ mộc gia
đình, công sở. Ván dăm gồm hai loại ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại
phổ biến trên thị trường khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
MFC hai mặt được phủ melamine nhẳm tạo vẻ đẹp chống ẩm và chống trầy xước.
Ván sợi MDF: thuộc loai gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước
lớn phù hợp sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống như đồ nội thất, xây
dựng. Trên thị trường hiện nay có 3 loại chính: trơn chịu nước và melamine.
29
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer sơn
hoặc phủ PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu
nước trong quá trình sản xuất, sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước
hoặc nơi có độ ẩm tương đối cao.Melamine MDF cả 2 mặt của ván được phủ
melamine để tạo vẻ đẹp trống tầy xước và chống ẩm.
+ Nẹp nhựa: những tấm ván nhân tạo sau khi được gia công để trở thành
những sản phẩm hoàn chỉnh cần đến các nẹp nhựa để dán vào mép và cạnh của
ván.
Nẹp nhựa có kích thước khác nhau với độ dày mỏng từ 0.45mm đến 2mm
với chiều rộng từ 15mm đến 55mm. Nẹp nhựa đa dạng về màu sắc

Hình 3.11. Nẹp nhựa


Bảng 3.3. Quy cách nẹp nhựa

15 x 0,45mm 21 x 1,0mm 23 x 0,8mm 28 x 1,0mm 36 x 2,0mm

21 x 0,45mm 21 x 0,45mm 23 x 0,45mm 28 x 0,45mm 40 x 1,0mm

21 x 0,6mm 22 x 0,6mm 23 x 1,3mm 29 x 1,0mm 43 x 1,0mm

21 x 0,8mm 23 x 0,45mm 28 x 0,45mm 34 x 2,0mm 55 x 1,0mm

30
2.2.4. Quy trình sản xuất tủ bếp

Ván nhân tạo Pha phôi QC Dán cạnh


Lập trình
phủ mặt

Chi tiết không cần dán cạnh


QC

Lắp ráp tổng Lắp ráp cụm Khoan lỗ


(thử)

Tháo rỡ đóng Lắp ráp công


gói trình

- Công đoạn pha phôi (CNC): là công đoạn tạo ra hình dạng phôi của
các chi tiết. Kích thước phôi được xác định bằng kích thước tinh cộng với
lượng dư gia công. Tình hình thực tế tại công ty công đoạn gia công tinh tiến
hành trên máy CNC nên gần như không tính đến lượng dư gia công có thể
coi lượng dư bằng 0.
- Công đoạn dán cạnh: là quá trình dán ép băng dán, nẹp nhựa, lên cạnh
các chi tiết yêu cầu dán cạnh với những chi tiết không cần dán cạnh thì có
thể bỏ qua công đoạn này. Khi dán cạnh phải chú ý đến tính thẩm mỹ của sản
phẩm. Công nghệ chủ yếu là thủ công dùng keo sữa và keo 502.
- Công đoạn khoan lỗ: Là quá trình khoan để tạo liên kết như ốc vít, bản
lề, tay nắm. Để tạo liên kết tốt cần xác định đúng vị trí các lỗ cần khoan
trước gia công với thiết bị chủ yếu là máy khoan lỗ mồi súng bắn hơi bắt vít,
đinh, ốc.
- Công đoạn lắp ráp cum: là công đoạn tiến hành lắp ráp các cụm chi tiết
nhưng modul riêng biệt, kiểm tra độ kín khít của các chi tiết.

31
- Công đoạn lắp ráp tổng ( lắp ráp thử): là công đoạn lắp ráp các cụm
chi tiết các modul riêng biệt, kiểm tra tổng thể sản phẩm phát hiện lỗi trước
khi giao cho khách hàng.
- Công đoạn tháo rỡ, đóng gói sản phẩm: là công đoạn sau lắp ráp thử
tiến hành tháo dỡ và đóng gói các cụm chi tiết riêng, mục đích để thuận tiện
cho công đoạn tiếp theo cũng như tích kiệm được diện tích và thuận tiện cho
quá trình vận chuyển tới công trình để lắp ráp hoàn thiện.
- Công đoạn lắp ráp công trình: là công đoạn cuối cùng sau khi được
kiểm tra kỹ các chi tiết được vận chuyển tới công trình để lắp đặt bàn giao
cho khách hàng. Tại khâu này ta tiến hành tạo liên kết giữa các cụm chi tiết,
các bộ phận với mặt bằng một cách vững chắc nhất để hoàn thiện sản phẩm.
Trong lắp ráp chỉ một sự thay đổi nhỏ của công đoạn sẽ ảnh hưởng lớn tới độ
chính xác của sản phẩm.

32
2.2.5. Các loại máy sử dụng
1. Máy Khoan Liên Kết DRILL MZ73213

* Thông số kĩ thuật
- Hãng sản xuất: DRILL
- Xuất sứ Trung Quốc
- Mã máy: MZ73213
- Khoảng cách lớn nhất từ tâm này tới tâm kia: 35mm
- Số trục dao của mỗi đầu khoan: 21*3
- Độ sâu khoan tối đa: 60 mm
- Công suất motor 4.5Kw
- Tốc độ trục dao: 2800 vòng/phút
- Áp suất khí nén: 0,5-0,6mpa
- Kích thước máy: 2700*2500*1620mm
- Trọng lượng: 1200Kg
- Tình trạng: Mới 100%

33
2. Máy cưa Panel ALFA 32C

* Thông số kĩ thuật
- Điện áp 600 / Hz
- Bàn trước 2500x500
- Bàn trước di động 1500x500
- Động cơ chính Hp 12,5
3. HOLZ-HER ACCORD 1446

34
4. Máy cắt CNC H1- 2500

* Thông số kĩ thuật
Modem H1-2500
Spinder (moto cắt) 3.2kw / 5.5kw
Kích thước làm việc 1300mm*2500mm
Card điều khiển Weihong V5.449
Biến tần(inventer) Xinfutal inventer
Driver (điều khiển moto) JMC BRAND
Day dẫn hướng Hãng HIWIN
Phần mềm đều khiển Artcam, TYPE3, CASMATE, AUTOCAR, COREL
File chạy BMP, DXF, PLT, AI, DST
Phần mềm điều khiển Ncstudio ENG format
Độ chính sác 0.05mm
Thông số bù sai số 0.02mm
Tốc độ chạy max 30m/phút
Số chân máy 6 chân
Điện thế sử dụng 220V/50HZ – 220V/60HZ
Trọng lượng 1000kg

35
Chương 3

BÓC TÁCH TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM


3.1. Lựa chọn nguyên liệu sử dụng
Chủ yếu sử dụng ván MDF chống ẩm phủ mặt bằng lớp melamine, ngoài
ra có kết hợp với một số vật liệu khác như: Ván dăm, kim loại và các phụ kiện
tương ứng làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ván MDF có cấu tạo đồng đều, khối lượng thể tích hợp lý, mặt ván chắc,
phẳng nhẵn, tính ổn định kích thước tốt, chiều dày có biến động trong phạm vi
tương đối lớn, cường độ cơ học cao, phù hợp với nhiều hình thức gia công bề
mặt, kết cấu của ván MDF chặt chẽ.
Ván MDF có cường độ uốn tĩnh, cường độ kéo vuông góc bề mặt ván và
cường độ bám dính cao rất phù hợp cho việc thay thế gỗ tự nhiên. Đặc biệt ván
MDF có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
Riêng phần hậu tủ ta sử dụng tấm Alumix 3mm: alumix là tấm nhựa có
phủ lớp nhôm mỏng ở 2 mặt. Tầm hộc tủ chứa chậu rửa thì sử dụng ván
plywood chống ẩm bọc nhôm. Phần cánh tủ sử dụng ván MDF phủ acrylic nhằm
tăng độ bóng và cứng của tủ.
Đối với phần đáy tủ dưới ta sử dụng tấm nhựa picomat 18mm: nhựa
picomat thành phần cấu tạo của sản phẩm này là bột nhựa PVC. Nên nó có đặc
tính là hoàn toàn không thấm nước, chống nước, mối mọt, mục nát .
3.2. Bóc tách tính toán khối lượng
3.2.1. Bóc tách
Từ bản vẽ đã thiết kế tiền hành bóc tách từng kết cấu, chi tiết của sản phẩm.
Các bản vẽ được trình bày ở phần phụ biểu.
3.2.2. Tính toán nguyên vật liệu
Tính toán lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm là
rất quan trọng. Việc tính toán phôi cho các chi tiết hợp ký có ý nghĩa rất lớn
trong việc thiết kế. Nó giúp người thiết kế có thể dự toán được trước giá thành
sản phẩm. Thông thường kích thước phôi bằng kích thước tinh cộng lượng du

36
gia công đối với ván nhân tạo. Lượng dư gia công chủ yếu phụ thuộc và độ tiên
tiến của máy móc và tay nghề của thợ.
Căn cứ vào bản vẽ bóc tách mà ta lập được bảng biểu tính toán số lượng
chi tiết và khối lượng nguyên liệu chính sử dụng. Ngoài tính toán nguyên vật
liệu chính ra chúng ta cũng tiến hành tính toán phụ kiện liên kết và các phụ kiện
đi kèm. Bảng 01 tính toán nguyên vật liệu chính cho tủ bếp. Bảng 02 tính toán
phụ kiện liên kết và phụ kiện đi kèm cho tủ bếp.
3.2.3. Sơ đồ sản xuất
Thiết lập các bản vẽ sơ đồ cắt ván, đây là bước quan trọng trong việc sản
xuất các sản phẩm sử dụng ván nhân tạo. Mục đích của việc thiết lập sơ đồ cắt
ván nhằm tận dụng tối đa diện tích của khổ ván có sẵn và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc gia công cắt ván diễn ra đơn giản và dễ dàng nhất tránh lãng phí và
cũng giúp việc hạ giá thành. Các bản vẽ được trình bày ở phần phụ biểu.
3.3. Tính toán giá thành sản phẩm.
Mặc dù nguyên liệu để sản xuất sản phẩm tủ bếp được sử dụng là ván
nhân tạo, nhưng việc tính giá thành sản phẩm cũng không khác nhiều so với
việc sử dụng nguyên liệu là gỗ tự nhiên. Chỉ khác ở khâu tính giá nguyên
liệu chính mỗi công ty sẽ sử dụng cách tính khác nhau, tại công ty tiến hành
thực tập thì việc tính nguyên liệu chính sẽ tính theo số tấm ván sử dụng đơn
vị là tấm.
Giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí bao gồm các chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu chính
- Chi phí nguyên vật liệu phụ (liên kết, phụ kiện đi kèm)
- Chi phí điện năng
- Chi phí trả lương công nhân
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí nộp thuế nhà nước
Việc tính toán giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở thiết kế và toàn bộ các
chi tiết bộ phận cấu thành nó. Tính toán từng khâu gia công chi tiết để tính toán
giá thành của sản phẩm một cách hợp lý. Việc tính toán phải dựa kích thước thô
của sản phẩm.

37
Bảng 01: Bảng bóc tách khối lượng gỗ sản phẩm tủ bếp
Quy cách tinh
S.L Tổng Dán nẹp SL nẹp (m)
TT Tên chi tiết Ký hiệu (mm) Ghi chú
Dài Rộng dày C m2 Dài Rộng Bản 21 Bản 44
1 Hồi tủ trên khoang 1280 18PLY MS101T 300 330 18 2 0.1980 2 2 3 1 cạnh dài dán gỗ
2 Đáy tủ trên khoang 1280 18PLY MS101T 1784 312 18 1 0.5566 2 2 5
3 Nóc tủ trên khoang 1280 18PLY MS101T 1784 309 18 1 0.5513 2 2 5
Đố đứng tủ trên khoang
4 1280 18PLY MS101T 232 309 18 1 0.0717 2 2 1
5 Hồi tủ trên khoang 900 18PLY MS101T 990 330 18 2 0.6534 2 2 6 1 cạnh dài dán gỗ
6 Đáy tủ trên khoang 900 18PLY MS101T 864 330 18 1 0.2851 2 2 3
7 Nóc tủ trên khoang 900 18PLY MS101T 864 309 18 1 0.2670 2 2 3
8 Đợt tủ trên khoang 900 18PLY MS101T 864 291 18 1 0.2514 2 2 3
Hồi trái tủ trên khoang
9 1064 18PLY MS101T 990 330 18 1 0.3267 2 2 3 1 cạnh dài dán gỗ
Hồi phải tủ trên khoang
10 1064 18PLY MS101T 972 330 18 1 0.3208 2 2 3
11 Đáy tủ trên khoang 1064 18PLY MS101T 1028 330 18 1 0.3392 2 2 3
12 Nóc tủ trên khoang 1064 18PLY MS101T 1028 309 18 1 0.3177 2 2 3
13 Đợt tủ trên khoang 1064 18PLY MS101T 1028 291 18 1 0.2991 2 2 3
Đợt dđ tủ trên khoang
14 1064 18PLY MS101T 1024 220 18 1 0.2253 2 2 3
Tấm fix tủ trên khoang
15 1064 18PLY MS101T 990 332 18 1 0.3287 2 2 3
16 Hồi tủ trên khoang 685 18PLY MS101T 990 330 18 2 0.6534 2 2 6 1 cạnh dài dán gỗ
17 Đáy tủ trên khoang 685 18PLY MS101T 649 330 18 1 0.2142 2 2 2
18 Nóc tủ trên khoang 685 18PLY MS101T 649 309 18 1 0.2005 2 2 2
19 Đợt tủ trên khoang 685 18PLY MS101T 649 291 18 1 0.1889 2 2 2
20 Đợt dđ tủ trên khoang 685 18PLY MS101T 645 300 18 1 0.1935 2 2 2
17MDF
21 Chặn cánh khoang 1280 LK4443A1 1784 50 17 1 0.0892 2 4
44
17MDF
22 Chặn cánh khoang 900 LK4443A1 864 60 17 1 0.0518 2 2
17MDF
23 Chặn cánh khoang 1110 LK4443A1 1074 60 17 1 0.0644 2 2
17MDF
24 Chặn cánh khoang 685 LK4443A1 649 60 17 1 0.0389 2 1
17MDF
25 Hồi trái tủ kho LK4443A1 2319 580 17 1 1.3450 2 2 6
17MDF
26 Chặn cánh tủ kho LK4443A1 564 60 17 1 0.0338 2 1
17MDF
27 Len chân tủ kho LK4443A1 564 95 17 1 0.0536 2 1
28 Hồi phải tủ kho 18PLY MS101T 2319 580 18 1 1.3450 2 2 6 1 cạnh dài dán gỗ
29 Hậu dưới 18PLY MS101T 364 564 18 1 0.2053 2 2 2
30 Hậu trên 18PLY MS101T 877 564 18 1 0.4946 2 2 3
31 Nóc, đáy tủ kho 18PLY MS101T 564 560 18 2 0.6317 2 2 5
32 Đợt tủ kho 18PLY MS101T 564 580 18 2 0.6542 2 2 5
33 Đợt tủ kho trên 18PLY MS101T 564 542 18 1 0.3057 2 2 3
34 Thành NK 18PLY MS101T 500 180 18 2 0.1800 2 2 4
35 Hậu NK 18PLY MS101T 516 150 18 2 0.1548 2 2 3
36 Đáy NK 18PLY MS101T 516 500 18 1 0.2580 2 2 2
37 Hồi tủ trên tủ lạnh 18PLY MS101T 444 580 18 2 0.5150 2 2 5
38 Đáy tủ trên tủ lạnh 18PLY MS101T 946 580 18 1 0.5487 2 2 3
39 Nóc tủ trên tủ lạnh 18PLY MS101T 946 559 18 1 0.5288 2 2 3
40 Đợt di đông tủ góc dưới 1 18PLY MS101T 1280 400 18 1 0.5120 2 2 4
41 Đợt di đông tủ góc dưới 2 18PLY MS101T 1285 400 18 1 0.5140 2 2 4
42 Hồi tủ dưới 18 NHUA 692 560 18 18 6.9754 2 2 52
43 Đáy tủ dưới 500 18 NHUA 500 560 18 1 0.2800 2 2 3
44 Đáy tủ dưới 900 18 NHUA 900 560 18 2 1.0080 2 2 7
45 Đáy tủ dưới 400 18 NHUA 400 560 18 2 0.4480 2 2 4.6
46 Đáy tủ dưới 1320 18 NHUA 1320 560 18 1 0.7392 2 2 4.2

45
47 Đáy tủ dưới 300 18 NHUA 300 560 18 1 0.1680 2 2 2.1
50 Đáy tủ dưới 490 18 NHUA 490 560 18 1 0.2744 2 2 2.5
51 Đáy tủ dưới 1325 18 NHUA 1325 560 18 1 0.7420 2 2 4.2
52 Giằng tủ dưới 500 18 NHUA 464 60 18 2 0.0557 2 2.3
53 Thành NK 18 NHUA 500 120 18 12 0.7200 2 2 19.7
54 Hậu NK 18 NHUA 418 90 18 6 0.2257 2 2 8.5
55 Đáy NK 18 NHUA 418 500 18 3 0.6270 2 2 6.7
56 Giằng tủ dưới 900 18 NHUA 864 60 18 4 0.2074 2 7.7
57 Giằng tủ dưới 400 18 NHUA 364 60 18 4 0.0874 2 3.7
58 Giằng tủ dưới 1320 18 NHUA 1284 60 18 1 0.0770 2 2.8
59 Thanh bắt cánh 18 NHUA 692 80 18 2 0.1107 2 3.2
60 Tấm fix tủ dưới 1320 18 NHUA 710 470 18 1 0.3337 2 2 2.8
61 Giằng tủ dưới 300 18 NHUA 264 60 18 2 0.0317 2 1.5
62 Giằng tủ dưới 490 18 NHUA 454 60 18 2 0.0545 2 2.2
63 Hậu NK 18 NHUA 408 90 18 6 0.2203 2 6.1
64 Đáy NK 18 NHUA 408 500 18 3 0.6120 2 2 6.6
65 Giằng tủ dưới 1325 18 NHUA 1289 60 18 2 0.1547 2 5.6
66 Tấm fix tủ dưới 1325 18 NHUA 710 470 18 1 0.3337 2 2 2.8
17MDF
67 Hồi tủ lạnh LK4443A1 2344 600 17 1 1.4064 2 2 6.3
17MDF
68 Hồi hộc trống 1 LK4443A1 682 350 17 2 0.4774 2 2 4.9
17MDF
69 Nóc hộc trống 1 LK4443A1 1244 350 17 1 0.4354 2 2 3.6
17MDF Lắp thụt bắt bát
70 Hậu hộc trống 1 LK4443A1 1244 664 17 1 0.8260 2 2 4.2 treo
17MDF
71 Đợt hộc trống 1 LK4443A1 1244 312 17 2 0.7763 1 2.7 2
17MDF
72 Đáy hộc trống 1 LK4443A2 1320 350 17 1 0.4620 2 2 3.7

46
17MDF
73 Đố đứng hộc trống 1 LK4443A2 314 312 17 2 0.1959 1 0.8
17MDF
74 Đáy hộc trống 2 LK4443A2 340 350 17 1 0.1190 2 2 1.8
17MDF
75 Đợt hộc trống 2 LK4443A2 264 312 17 2 0.1647 1 0.7
17MDF
76 Hồi hộc trống 2 LK4443A1 982 350 17 2 0.6874 2 2 6.1
17MDF
77 Nóc hộc trống 2 LK4443A1 264 350 17 1 0.0924 2 0.7
17MDF Lắp thụt bắt bát
964 264 17 1 0.2545 2.9
78 Hậu hộc trống 2 LK4443A1 2 2 treo
17MDF
79 Phào nóc 1 LK4443A1 1320 30 17 1 0.0396 2 2 3.1
17MDF
80 Phào nóc 2 LK4443A1 1800 30 17 1 0.0540 2 1 3.9
17MDF
81 Phào nóc 3 LK4443A1 1100 30 17 1 0.0330 2 2.4
17MDF
82 Phào nóc 4 LK4443A1 580 136 17 1 0.0789 2 2 1.8
17MDF
83 Phào nóc 5 LK4443A1 1585 136 17 1 0.2156 2 1 3.6
17MDF
84 Nẹp tường tủ trên LK4443A1 982 40 17 1 0.0393 2 2 2.4
17MDF
85 Chặn NK 1 LK4443A1 500 60 17 2 0.0600 2 2.4
17MDF
86 Chặn giá xong nồi LK4443A1 900 60 17 1 0.0540 2 2.0
17MDF
87 Nẹp fix góc LK4443A1 665 100 17 2 0.1330 2 2 3.9
17MDF
88 Nẹp góc LK4443A1 665 40 17 2 0.0532 2 2 3.6
47
17MDF
89 Chặn NK 2 LK4443A1 490 60 17 2 0.0588 2 2.4
17MDF
90 Mặt NK 1 LK4443A1 498 205 17 3 0.3063 2 2 5.4
17MDF
91 Mặt giá xong nồi LK4443A1 898 320 17 2 0.5747 2 2 5.7
17MDF
92 Cánh tủ dưới 1 LK4443A1 665 398 17 2 0.5293 2 2 5.1
17MDF
93 Cánh tủ dưới 2 LK4443A1 665 373 17 2 0.4961 2 2 5.0
17MDF
94 Cánh tủ dưới 3 LK4443A1 665 298 17 1 0.1982 2 2 2.3
17MDF
95 Cánh tủ dưới 4 LK4443A1 665 448 17 2 0.5958 2 2 5.3
17MDF
96 Mặt NK 2 LK4443A1 488 205 17 3 0.3001 2 2 5.4
17MDF
665 376 17 2 0.5001 5.0
97 Cánh tủ dưới 5 LK4443A1 2 2
17MDF
98 Mặt NK tủ kho LK4443A1 598 287 17 1 0.1716 3 2 2.9 Vát móc tay 598
99 Nẹp fix góc tủ trên 17MDF Arc11 1000 58 17 1 0.0580 2 2 2.5
## Nẹp góc tủ trên 17MDF Arc11 1000 40 17 1 0.0400 2 2 2.5
## Cánh tủ trên 1 17MDF Arc11 638 273 17 2 0.3483 3 2 5.9 Vát móc tay 638
## Cánh tủ trên 2 17MDF Arc11 898 273 17 1 0.2452 3 2 3.7 Vát móc tay 898
## Cánh tủ trên 3 17MDF Arc11 898 348 17 2 0.6250 2 2 5.8 Khoét kính
## Cánh tủ trên 4 17MDF Arc11 718 273 17 1 0.1960 3 2 3.2 Vát móc tay 718
## Cánh tủ trên 5 17MDF Arc11 700 358 17 2 0.5012 2 2 5.0
## Cánh tủ trên 6 17MDF Arc11 683 273 17 1 0.1865 3 2 3.1 Vát móc tay 683
## Cánh tủ trên 7 17MDF Arc11 700 341 17 2 0.4774 2 2 5.0
## Cánh tủ trên 8 17MDF Arc11 894 298 17 2 0.5328 2 3 6.4 Vát móc tay 298
## Cánh tủ trên 9 17MDF Arc11 454 489 17 2 0.4440 2 2 4.6
## Hậu tủ trên 1 3 Alu 256 1256 3 1 0.3215 -
48
## Hậu tủ trên 2 3 Alu 978 876 3 1 0.8567 -
## Hậu tủ trên 3 3 Alu 978 1040 3 1 1.0171 -
## Hậu tủ trên 4 3 Alu 978 661 3 1 0.6465 -
## Hậu tủ trên 5 3 Alu 432 958 3 1 0.4139 -
## Hậu tủ dưới 1 3 Alu 708 498 3 1 0.3526 -
## Hậu tủ dưới 2 3 Alu 708 898 3 2 1.2716 -
## Hậu tủ dưới 3 3 Alu 708 398 3 2 0.5636 -
## Hậu tủ dưới 4 3 Alu 708 1318 3 1 0.9331 -
## Hậu tủ dưới 5 3 Alu 708 298 3 1 0.2110 -
## Hậu tủ dưới 6 3 Alu 708 488 3 1 0.3455 -
## Hậu tủ dưới 7 3 Alu 708 1323 3 0.0000 -

49
 Nguyên liệu chính được tổng hợp trong Bảng 01
Bảng 02: Bảng tính giá nguyên liệu chính sản xuất tủ bếp
STT Gỗ và Vật liệu phủ Nhà cung cấp Mã SP Đơn vị Số lượng Đơn giá Tổng
1 3mm Alumex AnCuong 3ALU Tấm 3 300,000 900,000

18mm Plywood chống nước tiêu


2 chuẩn Châu Âu, phủ melamine trắng AnCuong 18PLY MS101T Tấm 6 800,000 4,800,000
2 mặt (MFC)

17mm MDF chống ẩm tiêu chuẩn 17MDF


3 AnCuong Tấm 1 1700,000 1,700,000
Châu Âu, phủ Laminate 101T, 2 mặt LK4443A2

17mm MDF chống ẩm tiêu chuẩn 17MDF


4 AnCuong Tấm 5 1200,000 6,000,000
Châu Âu, phủ Laminate 101T, 1 mặt LK4443A1

17mm MDF phủ Acrylic chống ẩm


5 AnCuong 17MDF Arc - 11 Tấm 2 2000,000 4,000,000
mặt trước 11
6 18mm Nhựa Picomat AnCuong 18 NHUA Tấm 6 1200,000 7,200,000

Tổng gỗ và vật liệu phủ 24,600,000

50
 Nguyên liệu phụ (Bảng 02): Đinh vít bản lề tay nắm......
Bảng 03: Bảng tính giá phụ kiện sản xuất tủ bếp
Đơn
STT TÊN PHỤ KIỆN Mã SP Đ.mức Đơn giá Tổng
vị
1 Cam 3 thành phần Hafele 262.26.533+262.28.624 62 chiếc 3,300 204,600
2 Chốt gỗ Hafele 267.82.230 68 chiếc 100 68,000
3 Bas treo IMUNDEX 7808900 5 cặp 35,000 175,000
Chân nhựa tăng giảm
4 LEG 38 chiếc 11,825 449,35
Hafele
5 Len chân nhựa phủ nhôm KICKBOARD 6.1 m 150,000 915,000
Chân nhựa cách ẩm
6 650.04.202 4 chiếc 4,400 44,000
10mm Hafele
7 Chốt đỡ đợt Hafele 282.43.101 16 chiếc 440 17,600
8 Vis 1,5 VINAVIT 434 chiếc 100 434,000
9 Vis 3 VINAVIT 28 chiếc 100 28,000
11 Vis + nở 7 VINAVIT 40 chiếc 100 40,000
12 Bản lề thẳng inox Hafele 315.06.750 40 chiếc 79,000 2,844,000
Ray âm Quadro giảm
13 QS 500-P 7 chiếc 383,900 2,284,205
chấn ¾,25kg,500mm
14 Pittong 100N Hafele 373.87.904 10 chiếc 94,600 940,600
15 Bộ tay nâng Aventos 372.94.035 1 bộ 4,158,000 4,158,000
Giá úp bát đĩa 900 nâng
16 BH06.900 1 bộ 5,669,250 5,669,250
hạ Garis
17 Giá xoong nồi 900 Garis BX02.900 2 chiếc 2,180,000 4,360,000
18 Giá dao thớt 400 Garis BC02.900 2 bộ 1,844,250 3,688,5
19 Giá gia vị gia vị BC01.400 1 bộ 2,518,500 2,518,500
20 Đá bếp (tự nhiên) 4,0392 M2 1,300,000 5,250,96
Kính trắng 5mm Vietnhat
21 Kính 0.3588 M2 350,000 179,400
kích thước: 900x700mm
22 Kính bếp cường lực 8.17 md 850,000 6,944,500
23 Tay nắm chữ C 1 5Bộ 520,000 520,000
24 Tay nắm chữ J 3 Bộ 330,000 990,000

Tổng phụ kiện 42,723,260

Tổng chi phí = Tổng chi phí nguyên liệu chính + Tổng chi phí phụ kiện
Tổng chi phí = 24,600,000 + 42,723,260 = 67,323,260 ( VNĐ)
 Các chi phí khác được tính bằng tổng phần trăm của các chi phí với chi phí
của nguyên liệu chính.
Các chi phí khác gồm:

44
Bảng 04: Bảng tính chi phí khác sản xuất tủ bếp
STT Tên chi phí Đơn giá Tổng
CHI PHÍ BACK - OFFICE
1 BP Kinh doanh 4% 984.000
2 BP Thiết kế 2% 492.000
3 BP Mua hàng/ Kho 1% 246.000
4 BP Sản xuất 2% 492.000
5 BP Kế toán 1% 246.000
CHI PHÍ NHÀ XƯỞNG
1 Khấu hao máy móc 8% 1.968.000
2 CP Bảo dưỡng & sửa chữa 1% 246.000
3 CP Điện 2% 492.000
4 CP Thuê hạ tầng 3% 738.000
5 CP Nhân công thiết kế 1% 246.000
6 CP Nhân công cắt 2% 492.000
7 CP Công nhân phụ & dán cạnh 1% 246.000
CHI PHÍ TÀI CHÍNH
1 CP Tồn kho 2% 492.000
Tổng chi phí khác

Ngoài ra trong chi phí khác còn chi phí triển khai trong đó có:
- Chi phí vận chuyển.
- Chi phí vận chuyển hàng.
- Chi phí bốc xếp.
- Chi phí lắp đặt.
- Chi phí quản lý dự án.
Tổng chi phí giá thành sản phẩm = Tổng chi phí + Tổng chi phí khác
Giá thành sản phẩm = 56,214,218 + 5,693,685 = 61,907,903 (VNĐ)

45
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu và tiến hành bóc tách tính toán khối lượng và
sản phẩm giá thành đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
- Đã đưa ra được hệ thống các bản vẽ thể hiện các mặt cắt và bóc tách
từng chi tiết, bản vẽ xếp ván đáp ứng đầy đủ yêu cầu để tiến hành sản xuất
tại Công ty TNHH kiến trúc và nội thất Minh Đức.
- Nguyên liệu chính được sử dụng làm để sản xuất và những phụ kiện,
liên kết đi kèm tạo nên sự hài hòa và cấu trúc và thiêt kế.
- Đề tài đưa ra được hệ thống các biểu tính nguyên vật liệu, phụ kiện,
giá thành.
- Tiếp cận với phần mềm chuyên dùng cho việc bóc tách, thiết kế nâng
cao được năng suất làm việc của kỹ sư.
- Giá thành của Tủ bếp đã tính trong Khóa luận có thể thay đổi (giảm
xuống hoặc tăng lên) phụ thuộc vào yêu cầu khách hàng. Ví dụ: thay đổi loại
nguyên liệu, phụ kiện,… sử dụng để sản xuất.
Kiến nghị
Các thông tin liên quan đến Hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ bếp và bảng tính giá
thành sản phẩm được sử dụng theo điều kiện thực tế của Công ty TNHH kiến
trúc và nội thất Minh Đức. Để áp dụng thông tin này vào sản xuất ở đơn vị khác
cần tiến hành khảo sát máy và thiết bị sản xuất, nguồn vật tư, nguyên liệu cũng
như công nghệ của đơn vị đó.

51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Quốc An, Bài giảng môn Công nghệ mộc, trường Đại Học Lâm
nghiệp Việt Nam.

2. Lý Tuấn Trường (2012), Bài giảng môn Thiết kế sản phẩm mộc và
trang trí nội thất, trường Đại Học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Phạm Thị Tâm (2010), Thiết kế tủ bếp kết hợp với nội thất phòng ăn
dành cho dân thành thị, KLTN trường Đại Học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Lê Thị Mai Linh (2016) Bóc tách và tính giá thành sơ bộ của tủ bếp tại
công ty CP Grand, KLTN trường Đại Học Lâm nghiệp Việt Nam.

Trang web:

1. http://www.ancuong.com/.
2. http://www.design.vn/.
3. http://www.hafele.com/.
4. http://www.hettich.com/.
5.http://noithattinhte.vn/;
6.http://viethome.vn/;
Và các nguồn tài liệu khác.

52
PHỤ LỤC
BIỂU VÀ PHỤ LỤC

Bản vẽ phối cảnh tủ bếp

You might also like