You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP

TÊN SINH VIÊN

TÊN ĐỀ TÀI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

<Năm>
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

TÊN SINH VIÊN

TÊN ĐỀ TÀI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


NGUYỄN THỊ A

<Năm>
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Chí
Nhân, giảng viên bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông Nghiệp,
Trường Đại Học Cần Thơ, người đã giao đề tài và hết lòng chỉ bảo, tận tình
hướng dân, giúp đỡ truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong
cuộc sống mà Thầy có được. Trong suốt quá trình thực hiện đồ án, Thầy luôn
giành thời gian và tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để giúp em có thể
hoàn thành đồ án kỹ thuật thực phẩm theo đúng yêu cầu và thời gian đặt ra.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô thuộc bộ môn Công
Nghệ Thực Phẩm, đã truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm cho
em trong suốt quá trình em học tập tại trường

Trong quá trình thực hiện, em đã cố gắng tìm hiểu tài liệu và tìm hiểu từ
thầy (Cô), bạn bè và dựa vào những kiến thức được học ở trường. Với điều
kiện thời gian, không gian cũng như kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế
nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp và chỉ bảo tận tình của quý Thầy (Cô).

Sinh viên thực hiện


Trần Thị Ngọc Hòa

i
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Lời nói đầu


Với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp của nước ta ngày càng
tăng như hiện nay thì ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm củng không
ngoại lệ. Nhu cầu về các sản không chỉ chất lượng, ngon, giá cả hợp lí mà còn
phải đáp ứng được nhu cầu về tiện lợi vì thế các loại thực phẩm đóng chai, cụ
thể hơn là các loại nước trái cây đóng chai không những phải giữ được dinh
dưỡng như trái cây tươi mà còn bảo quản tốt trong nhiệt độ bình thường. Để
giữ được chất dinh dưỡng và độ tinh khiết cao thì phương pháp chủ yếu là
phương pháp cô đặc

Với những kiến thức đã được học củng như tìm tòi học hỏi cộng với sự
giúp đỡ nhiệt tình từ phía thầy cô, đặc biệt là thầy hướng dẫn Trần Chí Nhân
cũng như các bạn, đề tài của tôi trong đồ án quá trình thiết bị này là đồ án thiết
kế về thiết bị cô đặc, cụ thể là thiết kế hệ thống cô đặc dung dịch nước ép cà
chua hai nồi liên tục xuôi chiều, buồng đốt ngoài với nồng độ đầu là 10% và
nồng độ cuối là 60% . Tôi hy vọng với đồ án thiết kế này có thể giúp ích được
cho nghành thực phẩm có thể sản xuất ra được sản phấm tốt nhất đến tay
người tiêu dùng.

Tuy đã có cố gắng trong việc thực hiện đồ án nhưng do kiến thức còn
hạn chế về nhiều mặt nên cũng không thể tránh khỏi nhiều sai sót không mong
muốn xảy ra trong quá trình thực hiện, tôi mong quý thầy cô và các bạn để lại
cho tôi nhiều góp ý để rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện nó hơn trong tương
lai.

Xin chân thành cảm ơn

ii
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
Mục lục tạo tự động liệt kê theo trình tự các mục và tiểu mục của bài viết
cùng với số trang tương ứng. Trình bày tối đa đến tiểu mục thứ 2 không tính
tiểu mục chương (ví dụ như tiểu mục 2.2.3).
Ví dụ về Mục lục:
LỜI CẢM ƠN................................................................................................i
TÓM TẮT.....................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................iii
MỤC LỤC....................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................viii
Chương 1. GIỚI THIỆU..............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu...........................................................................1
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................2
2.1 Giới thiệu nguyên vật liệu...............................................................2
2.1.1 Trình bày......................................................................................2
2.1.2 Thuật ngữ.....................................................................................2
2.2 Giới thiệu phụ gia...............................................................................3
2.2.1 ….................................................................................................3
2.2.3 ….................................................................................................3
2.X Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ….............................3
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................5
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm........................................................5
3.2 Nguyên liệu.........................................................................................5
3.3 Phương tiện thí nghiệm.......................................................................5
3.3.1 Hóa chất, môi trường...................................................................5
3.3.2 Thiết bị và dụng cụ dùng trong thí nghiệm..................................5
3.4 Phương pháp thí nghiệm.....................................................................6

iii
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

3.4.1 Quy trình thực hiện......................................................................6


3.4.2 Thực hiện thí nghiệm...................................................................6
3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................7
3.5.1 Thí nghiệm 1: …..........................................................................7
3.5.2 Thí nghiệm 2: …..........................................................................7
3.6 Xử lý số liệu........................................................................................8
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................9
4.1 Kết quả 1.............................................................................................9
4.1.1 ….................................................................................................9
4.1.2 …...............................................................................................10
4.1.3 …...............................................................................................10
4.2 Kết quả 2...........................................................................................11
4.3 Kết quả 3...........................................................................................11
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT......................................................12
5.1 Kết luận............................................................................................12
5.2 Đề xuất..............................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................13
PHỤ LỤC....................................................................................................17
Phụ lục A: HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO LUẬN VĂN. .18

iv
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG


Danh sách Bảng và Hình trong luận văn nên được tạo tự động sử dụng
chức năng Reference\Insert caption của Word.
Liệt kê chính xác tên của các bảng trong bài và số trang tương ứng. Khi
viết trong luận văn từ “Bảng” phải viết hoa (ví dụ: theo Bảng 2.1 cho thấy
rằng… hoặc … nhiệt độ biến động từ 25 oC đến 31oC). Với số đầu tiên trong
tên bảng là số chương, số thứ hai là số thứ tự của bảng trong chương đó (Ví
dụ: Bảng 2.1 thuộc chương 2 và là bảng thứ 1 trong chương 2).
Ví dụ về danh sách bảng:
Bảng 2.1: ……………………………………………………………
trangBảng 2.2: ……………………………………………………………
trangBảng 2.3: ……………………………………………………………trang
Bảng 3.1: ……………………………………………………………trang
Bảng 4.1: ……………………………………………………………trang

v
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH


Liệt kê chính xác tên của các hình trong bài và số trang tương ứng (lưu ý
là chỉ dùng thuật ngữ HÌNH cho tất cả các trường hợp hình vẽ, hình chụp, sơ
đồ, đồ thị, biểu đồ…). Khi viết trong luận văn từ “Hình” phải viết hoa. Tên
hình thì đánh số thứ tự giống như cách đánh số thứ tự đối với tên của bảng
(với số đầu tiên trong tên hình là số chương, số thứ hai là số thứ tự của hình
trong chương đó).
Ví dụ về danh sách hình:
Hình 2.1: ……………………………………………………………
trangHình 2.2: ……………………………………………………………
trangHình 2.3: ……………………………………………………………trang
Hình 3.1: ……………………………………………………………trang
Hình 4.1: ……………………………………………………………trang

vi
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Danh mục từ viết tắt (nếu có): Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt
trong bài viết, trong bài viết phải viết đầy đủ cho lần đầu tiên và kèm theo từ
viết tắt. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị đo lường
không cần trình bày.
Ví dụ về trình bày danh mục từ viết tắt như dưới đây:
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HHKL Hao hụt khối lượng

vii
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


 Nhiệm vụ:
Thiết kế thiết bị cô đặc dung dịch nước ép cà chua liên tục hai nồi buồng
đốt ngoài.
 Số liệu ban đầu:

Nồng độ đầu: 10%

Nồng độ cuối: 60%

Năng suất nhập liệu: 1750 kg/h-1
I. Tổng quan về nguyên liệu:
1. Nguồn gốc

Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trên thực tế, một số loài vẫn được tìm
thấy mọc hoang dã trên dãy Andes. Mang đến Mexico, cà chua được thuần
hóa và trồng ở đó vào năm 500 trước Công nguyên. Người ta cho rằng cà chua
được trồng đầu tiên nhỏ và có màu vàng. Columbus và Cortez đã mang cà
chua đến châu Âu và các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang chúng đi khắp
thế giới. Cà chua trở nên phổ biến ở Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ thứ 17, nó
phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu Địa Trung Hải và trở thành thực phẩm
chủ yếu. Khi lần đầu tiên được giới thiệu tại Anh vào cuối thế kỷ thứ 16, nó
được cho là có độc. Cuối cùng, vào giữa thế kỷ thứ 18, cà chua đã được chấp
nhận và được ăn rộng rãi ở Anh và các thuộc địa Bắc Mỹ.
2. Phân loại

Phân loại cà chua theoMuller chi lycopersicon Tour được phân tích làm
hai chi phụ. 
 Chi phụ eriopersicon: Thuộc loài cây dại nhiều năm. Quả thường có
lông, vỏ xanh hoặc vàng nhạt, hạt nhỏ, chùm hoa có lá bao. 
 Chi phụ Eulycopersicon: cây thuộc dạng hàng năm, kết quả không có
lông, khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng, hạt to, chùm hoa không có lá
bao, trong nhóm này bao gồm hai loài:
 L.pimpinellifolium: Thân yếu and mảnh, màu đỏ kết quả nhỏ, hoa mọc
thành chùm, kết quả có ngăn. 
 L.esculentum: Là cà chua trồng trọt, loại hình sinh trưởng từ chủ sở hữu
đến vô hạn. gồm 5 biến chủng:

1
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

+ L.esculentum var. Xã - là cà chua thông thường. Hầu hết cà chua mọc ra


nay thuộc dạng biến thể. Thân lá rạp, sum sê phải cắt tỉa. 
+ L.esculentum var.Cerasiforme: Cà chua anh đào, lá cây nhỏ và mỏng,
hoa thuộc dạng chùm dài, có màu đỏ hoặc vàng. 
+ L.esculentum var. Vadium - cà chua anh đào, thuộc loại sinh trưởng chủ
sở hữu cây đứng, dáng, thẳng và lùn, lá màu xanh đậm, quăn và nhiều lá. 
+ L.esculentum. véc tơ. Grandifolium - lá của biến thể này giống với lá
khoai tây, mặt lá rộng và bóng. 
+ L.esculentum var.Pyriforme: Cà chua hình giống như quả lê. Màu vàng
hoặc da cam.
3. Thành phần hóa học
a. Glucid:
Hàm lượng glucid trong cà chua chiếm khoảng 4 – 8%. Trong thành phần
glucid bao gồm các chất:
+ Đường: 2 – 5%, phần lớn là fructose, glucose còn sacharose chiếm rất
ít (<0.5%)
+ Tinh bột: chỉ có ở dạng vết khoảng 0.07% – 0.26%. Trong quá trình
chín, tinh bột sẽ chuyển thành đường.
+ Cellulose: có nhiều trong quả xanh, càng chín thì hàm lượng càng giảm
dần..
+ Pecin: có nhiều khi quả chín (pectin có khả năng tạo nhớt cao, góp
phần tạo độ paste cho sản phẩm vì vậy cần chú ý nhiệt độ khi chế biến
tránh phá hủy cấu trúc pectin).
b. Acid hữu cơ:
Hàm lượng acid chung của cà chua chín trung bình khoảng 0.4% (theo acid
malic), pH = 3.1 – 4.1, ngoài ra còn có acid citric và lượng nhỏ acid tatric.
Khi còn xanh, acid ở dạng tự do. Khi chín nó có dạng muối acid.
Môi trường chua làm môi trường tốt cho sự phát triển của các loại nấm men,
nấm mốc nhưng các vi khuẩn ưa nhiệt lại rất kỵ môi trường này. Bởi vì các
nấm men, nấm mốc dễ dàng bị tiêu diệt khi gia nhiệt nên đồ hộp sản xuất từ cà
chua thường chỉ cần thanh trùng ở nhiệt độ 80 – 100oC.
 Nitơ:
- Nitơ trong cà chua khoảng 1%, lúc còn xanh, nitơ ở dạng tự do, khi chín
nó bị phân hủy thành acid amin.

2
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

- Hàm lượng trung bình của bốn acid amin quan trọng (mg/gN)
+ Lysine: 180
+ Methionine: 40
+ Cystine: 40
+ Trytophan: 50
 Khoáng:
Bảng 1.1: Hàm lượng chất khoáng trong 100g cà chua

Na Ca Mg Fe Zn

Hàmlượng (µg/100g) 3 13 11 0.4 0.2

 Chất chát:
- Ở cà chua thường có vị đắng, hăng đó là do có chứa glucosid
solanin.
Bảng 2.2: Số lượng solanin theo độ chín của cà chua

Cà chua Xanh Ửng Chín

Solanin 4mg% 5mg% 8mg%

 Sắc tố:

Trong cà chua thường có sắc tố thuộc nhóm carotenoid như carotene,


lycopen, xantophyl. Ở quả xanh còn có chlorophyll. Tùy theo mức độ chín mà
các sắc tố kia tăng dần nên màu của quả trở nên đậm hơn.
Bảng 2.3: Các sắc tố trong cà chua theo độ chín

Sắc tố cà
Còn xanh Nữa chín Chín
chua

Lycopen 0.11 0.84 7.85

Carotene 0.16 0.43 0.73

Xantophyl 0.02 0.05 0.06

Trong quá trình đun nóng và xé nhỏ thì hàm lượng caroten bị tổn thất
khoảng 16 – 20%. Mặt khác do caroten là tiền chất để tạo ra vitamin A, do vậy

3
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

trong quá trình đun nóng dưới tác dụng của nhiệt độ đặc biệt nếu như đun
nóng lâu và ở nhiệt độ cao thì các vitamin A bị phá hủy, từ đó các caroten
cũng bị phá hủy. Do vậy hàm lượng caroten bị tổn thất trong quá trình đun
nóng làm giảm màu sắc của cà chua trong quá trình chế biến.
Mặt khác công đoạn xé tơi để phục vụ cho công đoạn đun nóng cũng làm
cho hàm lượng caroten bị tổn thất.
Màu sắc của cà chua bị biến đổi chính là do các phản ứng hóa học giữa
các sắc tố có trong cà chua và ion kim loại như các lưỡi dao dùng để xé nhỏ
hay các dụng cụ chứa đựng làm bằng đồng, sắt.
 Vitamin:

- Vitamin K (7,9 μg/100g)

- Vitamin C (40mg/100g)

- Beta-caroten (393 μg/100g)

II. Tổng quan về cô đặc:


1. Khái niệm về quá trình cô đặc:
Cô đặc là quá trình làm bay hơi một phần dung môi của dung dịch chứa
chất tan không bay hơi. Quá trình nhằm nâng cao nồng độ chất tan trong dung
dịch, tách chất rắn hòa tan ở dạng tinh thể (kết tinh) hoặc thu dung môi ở dạng
nguyên chất. Tạo điều kiện cho quá trình chế biến tiếp theo, giảm thể tích vận
chuyển, tạo ra một sản phẩm mới hay bảo quản thực phẩm,…
Quá trình cô đặc thường tiến hành ở trạng thái sôi, nghĩa là áp suất hơi
riêng phần của dung môi trên bề mặt dung dịch bằng áp suất làm việc của thiết
bị.
Quá trình cô đặc có thể tiến hành ở các áp suất khác nhau (áp suất chân
không, áp suất thường hay áp suất dư). Khi làm việc ở áp suất thường (áp suất
khí quyển) ta dùng thiết bị hở, còn khi làm việc ở áp suất khác ta nên dùng
thiết bị kín.
Quá trình cô đặc có thể làm việc liên tục hay gián đoạn, có thể tiến hành
ở hệ thống cô đặc một nồi hoặc hệ thống nhiều nồi.
Quá trình cô đặc được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa học và
thực phẩm như cô đặc xút, đường, trái cây, cà chua,… với mục đích làm tăng
nồng độ các dung dịch loãng.

4
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cô đặc:


- Tốc độ truyền nhiệt đến dung dịch
- Nhiệt lượng cần thiết cho 1kg nước bay hơi
- Áp suất hoạt động của thiết bị
- Thay đổi hóa học trong quá trình cô đặc.
 Các thông số cần quan tâm khi thiết kế quá trình cô đặc:
- Nhiệt độ (hơi đốt, hơi thứ, hơi phụ)
- Khả năng đảo trộn để làm tăng hệ số truyền nhiệt bề mặt gia nhiệt
- Độ nhớt dung dịch và độ hòa tan các chất
- Sự tạo bọt trong quá trình cô đặc
2. Các phương pháp cô đặc
Về cơ bản, trong cô đặc có 2 phương pháp chính:
 Phương pháp nhiệt (đun nóng): dưới tác dụng của nhiệt (do đun nóng)
dung môi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi khi áp suất riêng
phần của nó bằng áp suất bên ngoài tác dụng lên mặt thoáng dung dịch
(tức khi dung dịch sôi) để cô đặc các dung dịch không chịu được nhiệt
độ cao như (dung dịch đường) đòi hỏi phải cô đặc ở nhiệt độ đủ thấp
ứng với áp suất cân bằng ở mặt thoáng hay thường ở áp suất chân
không (phương pháp cô đặc chân không).
 Phương pháp lạnh: khi hạ thấp nhiệt độ đến một mức nào đó, một cấu
tử sẽ tách ra dưới dạng tinh thể của đơn chất tinh khiết, thường là kết
tinh dung môi để tăng nồng độ chất tan. Tùy tính chất cấu tử và áp suất
bên ngoài tác dụng lên mặt thoáng mà quá trình kết tinh đó xảy ra ở
nhiệt độ cao hay thấp và đôi khi ta phải dùng máy lạnh.
3. Phân loại thiết bị cô đặc
Người ta thường tiến hành phân loại thiết bị cô đặc theo các cách sau:
- Theo sự bố trí bề mặt đun nóng (nằm ngang, thẳng đứng, nghiêng).
- Theo chất tải nhiệt: đun nóng bằng hơi (hơi nước bão hòa, hơi quá nhiêt),
bằng khói lò, chất tải nhiệt có nhiệt độ cao (dầu, nước ở áp suất cao,…)
bằng dòng điện.
- Theo chế độ tuần hoàn: tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn cưỡng bức.
- Theo cấu tạo bề mặt đun nóng: vỏ bọc ngoài, ống xoắn, ống chùm
Nhưng tổng quát lại cách phân loại theo đặc điểm cấu tạo là dễ dàng và
tiêu biểu nhất. Các thiết bị cô đặc được chia làm sáu loại thuộc ba nhóm chủ
yếu sau:
 Nhóm 1: dung dịch được đối lưu tự nhiên (hay tuần hoàn tự nhiên). Chủ
yếu dùng để cô đặc những dung dịch khá loãng, có độ nhớt thấp, đảm bảo
sự tuần hoàn tự nhiên của dung dịch dễ dàng qua bề mặt truyền nhiệt. Tỉ

5
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

lệ chiều dài ống H/d dưới 50. Đặc biệt loại ống ngắn H/d < 30. Thiết bị
này được chia làm hai loại:
 Loại 1: có buồng đốt trong (đồng trục với buồng bốc), có ống tuần
hoàn trong hay ngoài.
 Loại 2: có buồng đốt ngoài (không đồng trục với buồng bốc).
 Nhóm 2: Dung dịch đối lưu cưỡng bức hay tuần hoàn cưỡng bức, có
dùng bơm để tạo vận tốc dung dịch từ 1.5-3.5 (m/s) tại bề mặt truyền
nhiệt. Thiết bị này dùng cho dung dịch có độ nhớt khá cao, có thể giảm
được sự bám cặn hay kết tinh trên bề mặt truyền nhiệt và thiết bị này còn
giúp
tăng
cường
hệ số
truyền
nhiệt. Có
loại:
 Loại 1:

buồng
đốt
trong,
ống tuần
hoàn ngoài.
 Loại 2: có buồng đốt ngoài, ống tuần hoàn ngoài.
 Nhóm 3: Dung dịch chảy thành màng mỏng, dung dịch chảy thành màng
có thể tránh tiếp xúc lâu với nhiệt độ làm ảnh hưởng đến một số chất
trong dung dịch, làm biến chất sản phẩm. Đặc biệt thích hợp cho các
dung dịch thực phẩm như: dung dịch nước ép trái cây, hoa quả ép,…
Thiết bị này được chia làm 2 loại:
 Loại 1: có buồng đốt trong hay ngoài, và có màng dung dịch chảy
ngược lên (đối với các dung dịch sôi tạo bọt khó vỡ)
 Loại 2: có màng dung dịch chảy xuôi, từ trên xuống (dùng cho các
dung dịch sôi ít tạo bọt và bọt dễ vỡ).
Hình I.1. Các thiết bị cô đặc bốc hơi
a. Phương thức thực hiện quá trình
 Cô đặc áp suất thường (thiết bị hở): nhiệt độ sôi và áp suất không đổi,
thường dùng trong cô đặc liên tục để giữ mức dung dịch cố định, nhằm
đạt năng suất cực đại và thời gian cô đặc ngắn nhất. Dùng cho các dung
dịch không bị phân hủy ở nhiệt độ cao như dung dịch muối vô cơ, để sử

6
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

dụng hơi thứ cho cô đặc và cho các quá trình đun nóng khác. Có ba
phương pháp cô đặc trong thiết bị hở:

 Phương pháp 1: Cho dung dịch vào một lần rồi bốc hơi, mức dung
dịch trong thiết bị giảm xuống đạt đến nồng độ yêu cầu. Trong thời
gian cô đặc này thì thể tích dung dịch giảm, nhiệt độ sôi tăng lên,
khối lượng riêng giảm và khả năng truyền nhiệt giảm nên hệ số
truyền nhiệt giảm, nhiệt độ và áp suất hơi thứ không thay đổi.
 Phương pháp 2: Dung dịch ban đầu cho vào ở một mức nhất định sau
đó vừa cho bốc hơi vừa cho tiếp dung dịch vào để giữ mức dung dịch
trong nồi không đổi. Trong thời gian tiến hành cô đặc thì nhiệt độ sôi
sẽ tăng lên do nồng độ và khối lượng riêng lúc này tăng lên.
 Phương pháp 3: Cô đặc dung dịch làm việc liên tục, để giữ mức dung
dịch cố định cho năng suất cực đại và thời gian cô đặc ngắn nhất, tuy
nhiên nồng độ dung dịch cô đặc được là không cao.
 Cô đặc ở áp suất chân không: dung dịch có nhiệt độ sôi thấp ở áp suất
chân không. Dung dịch tuần hoàn tốt, ít tạo ra cặn và sự bay hơi dung
môi diễn ra liên tục. Có thể dùng hơi đốt ở áp suất thấp, điều đó rất có
lợi khi ta dùng hơi thải của các quá trình sản xuất khác. Cô đặc chân
không cho phép ta cô đặc những dung dịch ở nhiệt độ sôi cao (ở áp suất
thường) có thể sinh ra những phản ứng phụ không cần thiết (oxy hóa,
nhựa hóa, đường hóa, ...). Mặt khác do nhiệt độ sôi của dung dịch thấp
thì tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh sẽ nhỏ hơn khi cô đặc ở áp
suất thường.
 Cô đặc áp suất dư: dùng cho các dung dịch không phân hủy ở nhiệt độ
cao, sử dụng hơi thứ cho các quá trình khác.
 Cô đặc gián đoạn: dung dịch cho vào thiết bị một lần rồi cô đặc đến
nồng độ yêu cầu, hoặc cho vào liên tục trong quá trình bốc hơi để giữ
mức dung dịch không đổi đến khi nồng độ dung dịch trong thiết bị đã
đạt yêu cầu sẽ lấy ra một lần sau đó lại cho dung dịch mới để tiếp tục cô
đặc.
 Cô đặc liên tục: cho kết quả tốt hơn cô đặc gián đoạn. Có thể được điều

7
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

khiển tự động nhưng chưa có thiết bị cảm biến đủ tin cậy, trong hệ
thống một nồi hoặc nhiều nồi dung dịch và hơi đốt cho vào liên tục, sản
phẩm cũng được lấy ra liên tục.
 Cô đặc một nồi: chỉ dùng khi năng suất thấp và khi không dùng hơi thứ
làm chất tải nhiệt trong đun nóng.
 Cô đặc nhiều nồi: mục đích chính là tiết kiệm hơi đốt. Số nồi không nên
quá lớn vì nó làm giảm hiệu quả tiết kiệm hơi. Người ta có thể cô đặc
chân không, cô đặc áp lực hoặc có thể áp dụng cả hai phương pháp, đặc
biệt có thể sử dụng hơi thứ cho mục đích khác để nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Đối với mỗi nhóm thiết bị, ta đều có thể thiết kế buồng đốt trong, buồng đốt
ngoài, có hoặc không có ống tuần hoàn. Tuỳ theo điều kiện kỹ thuật và tính
chất của dung dịch, ta có thể áp dụng chế độ cô đặc ở áp suất chân không, áp
suất thường hoặc áp suất dư.
4. Cấu tạo chính của thiết bị cô đặc:
Trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm các loại thiết bị cô đặc đun nóng
bằng hơi được dùng phổ biến, loại này gồm có hai thành phần chính là buồng
đốt và buồng bốc:

 Bộ phận đun sôi dung dịch (buồng đốt): được bố trí bề mặt truyền nhiệt
để đun sôi dung dịch.
 Bộ phận bốc hơi (buồng bốc): là một khoảng không gian trống bên
trong thiết bị, ở đây hơi thứ được tách ra khỏi hỗn hợp lỏng – hơi của
dùng dịch sôi (khác với thiết bị chỉ có buồng đốt). Tùy theo mức đọ cần
thiết người ta có thể cấu tạo thêm bộ phận phân ly hơi – lỏng ở trong
phòng bốc hơi hoặc ở trên ống dẫn hơi thứ để thu hồi các hạt dung dịch
bị hơi thứ mang theo.
Khi cấu tạo thiết bị cần chú ý tới các yêu cầu sau:

 Thiết bị phải đơn giản, gọn, chắc, dễ chế tạo, dễ sửa chữa, dễ lắp ráp,
các chi tiết phải tuân theo quy chuẩn, giá thành rẻ.

 Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật: chế độ làm việc ổn định, ít bám cặn, vệ

8
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

sinh thiết bị, dễ điều chỉnh và bảo trì thiết bị.

 Cường độ truyền nhiệt lớn (hệ số truyền nhiệt K lớn).


5. Ứng dụng của thiết bị cô đặc

Phương pháp cô đặc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc
biệt là trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm. Trong sản xuất hóa chất,
dùng cô đặc dung dịch NaOH, KOH, NaCl, CaCl2, các muối vô cơ… Trong
sản xuất lương thực, thực phẩm, dùng để cô đặc đường, bột ngọt, nước trái
cây…
a. Yêu cầu đối với thiết bị cô đặc

 Bảo đảm chất lượng cao nhất của sản phẩm.

 Dung dịch không thay đổi tính chất hóa học, biến màu sản phẩm và
không bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

 Đảm bảo lượng sản phẩm bị tổn thất là ít nhất.


b. Yêu cầu về mặt kết cầu

 Thiết bị phải có năng suất cao.

 Cường độ truyền nhiệt lớn với thể tích thiết bị nhỏ nhất. Tốn ít kim loại
trong việc chế tạo.

 Cấu tạo đơn giản giá thành rẻ làm việc ổn định và đáng tin cậy.

 Dễ làm sạch trên bề mặt truyền nhiệt, thuận tiện khi quan sát, lắp ráp
thay thế và sữa chữa.
Ngoài ra thiết bị cô đặc cũng phải thỏa mãn yêu cầu như đối với thiết bị
trao đổi nhiệt, cụ thể hệ số truyền nhiệt lớn, tách khí không ngưng khỏi hơi
đốt và bọt khỏi hơi thứ tốt, tháo nước ngưng liên tục và triệt để, bố trí bề mặt
truyền nhiệt đảm bảo phân bố hơi đốt đi ra ngoài ống tốt, bảo đảm bù giãn nở
nhiệt.

9
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Chương này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng
bảng số liệu, hình, mô tả (text), sử dụng phép thống kê đánh giá kết quả… sao
cho các kết quả chính của nghiên cứu được nổi bật.
Chương này có thể viết thành hai dạng (i) trình bày kết quả và thảo luận
chung hay (ii) tách trình bày kết quả và thảo luận riêng.
Người viết chọn cách viết sao cho phù hợp với khả năng của mình cũng
như đặc điểm của kết quả nghiên cứu. Thông thường cách viết (i) được
chuộng hơn trong trình bày luận văn.
4.1 Kết quả 1
4.1.1 …
Số liệu của bảng phải được trình bày thống nhất bằng số Ả-rập. Hình bao
gồm bảng đồ, đồ thị, sơ đồ, hình chụp (ảnh), hình vẽ từ máy tính… Bảng và
hình phải đánh số theo thứ tự chương (ví dụ: bảng/hình của chương 1 thì
đánh số 1.1 hay 1.2… hoặc của chương 2 thì đánh số 2.1 hay 2.2). Tên của các
bảng/hình phải đuợc liệt kê ở phần danh sách bảng/hình ở phần đầu.
Bảng/hình phải đặt ngay sau phần mô tả (text) về bảng/hình đó. Không đặt
bảng/hình ngay sau mục hoặc tiểu mục. Tên bảng phải đặt phía trên bảng và so
lề bên trái (left). Tên hình đặt dưới hình và giữa dòng (center); không in đậm
hoặc nghiêng cho tên bảng và hình. Tên bảng và hình phải đủ nghĩa tức thể
hiện đầy đủ nội dung của bảng và hình (tránh dùng tên chung chung như kết
quả của thí nghiệm 1 hay 2…).
Bảng phải trình bày số liệu gọn, tránh quá nhiều số liệu làm bảng trở nên
phức tạp và khó hiểu. Chọn cách trình bày thích hợp để làm nổi bật nội dung
hay ý nghĩa của bảng. Không kẻ đường dọc cho các cột và đường ngang cho
từng dòng ngoại trừ dòng tiêu đề và dòng cuối của bảng. Các cột số liệu nên
so hàng (cả tiêu đề của cột) về phía phải (right). Các ghi chú ý nghĩa thống kê
(a, b, c…) có thể đặt sau số trung bình hay sau độ lệch chuẩn hay sai số chuẩn
nhưng phải thống nhất trong toàn luận văn và đặt lên trên số mũ (supercsript).
Không cách khoảng (space bar) giữa số trung bình dấu “±” và độ lệch (ví dụ:
34,5±2,34 chứ không viết 34,5 ± 2,34).

10
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Các ghi chú (legend) trên hình và tiêu đề bảng nên tránh viết chữ tắt gây
khó hiểu cho người đọc. Ví dụ như NT1 (ý nói nghiệm thức 1) thì tốt nhất là
ghi rõ nghiệm thức đó tên gì?; nếu nghiệm thức 1 là nồng độ hóa chất thí
nghiệm là 5 mg/L thì nên ghi trực tiếp là 5 mg/L. Trường hợp tên nghiệm thức
dài không thể ghi chi tiết thì phải có ghi chú kèm theo có thể là cuối bảng hay
cuối tên của hình, với cỡ chữ 10 (hình nên để ở chế độ in line with text để
không bị chạy).
Khi trình bày hình nên lưu ý là hình dạng đường để biểu hiện xu hướng
liên tục tức có tính tương quan giữa các giá trị x (trục hoành) và y (trục tung);
dạng cột (bar) thể hiện số liệu không tương quan nhưng để so sánh; dạng kết
hợp (đường và cột) để biểu hiện xu hướng (có tương quan); dạng điểm
(scatter) để thể hiệu số liệu có tính phân bố; và dạng bánh (pie) để thể hiện tỉ
lệ (%). Không dùng khung (outline) cho hình.
Bảng 4.1 hay Hình 4.1 phải cho thấy mối quan hệ của kết quả đạt được
của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu. Thảo luận làm rõ những
kết quả chính, ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; dùng tài liệu tham khảo để
giải thích kết quả nghiên cứu. Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả
nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu, và mục tiêu với tên (chủ đề)
nghiên cứu.
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian rửa dung dịch clo dioxit đến sự sai
biệt màu sắc tổng thể (ΔE)
Thời gian (phút) Trung bình
Nồng độ (ppm)
1 3 5 nghiệm thức
0 0,95±0,1 0,95±0,01 0,95±0,1 0,95±0,1a

25 1,18±0,2 1,18±0,04 1,24±0,1 1,20±0,1ab

50 1,05±0,33 1,37±0,10 2,18±0,1 1,53±0,1c

100 1,26±0,45 1,50±0,11 1,26±0,1 1,35±0,1b


Trung bình
1,11±0,2a 1,25±0,1b 1,40±0,1c
nghiệm thức
Ghi chú: Số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm a, b, c trong cùng một hàng và cột thì không khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

4.1.2 …
4.1.3 …

11
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Kết quả thể hiện ở Hình 4.X. cho thấy …

Hình 4.X: Sự thay đổi pH của rau mồng tơi rửa với chất sát khuẩn

4.2 Kết quả 2


4.3 Kết quả 3
….

12
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 Kết luận
Căn cứ vào các kết quả chính của nghiên cứu để đưa ra các kết luận
trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu và không giải thích

5.2 Đề xuất
Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo (nếu có). Lưu ý khi viết đề xuất
phải gắn với chủ đề của luận văn.

13
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Liệt kê tất cả những tài liệu đã được trích dẫn trong bài viết, cần phải viết
chính xác tên và họ để người đọc có thể truy tìm tài liệu khi cần. Nếu như
trong một năm mà cùng một tác giả hay nhóm tác giả có nhiều tài liệu xuất
bản thì phải ghi chữ a, b, c… sau năm xuất bản tài liệu (vd: Trần Văn A,
1999a; 1999b…) (trong điều kiện luận văn sử dụng cả 2 tài liệu này).
Lưu ý: tất cả các tác giả được trích dẫn trong bài viết thì phải ghi ở phần
tài liệu tham khảo và ngược lại tất cả các tài tiệu tham khảo thì phải được trích
dẫn trong bài viết, tránh liệt kê thiếu hay dư tài liệu tham khảo.
Có nhiều nguyên tắc để liệt kê tài liệu trích dẫn, trong hướng dẫn này
thống nhất cách liệt kê như sau:
Viết chung giữa tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Nếu bài viết là tiếng
Anh thì không dịch sang tiếng Việt. Trong phần liệt kê tài liệu tham khảo thì
xếp theo thứ tự A, B, C… như vậy với tài liệu tiếng Việt thì căn cứ vào họ
của tác giả đầu tiên (không phải là tên).
a) Nguyên tắc tổng quát
- Tên viết theo trình tự HỌ của tác giả thứ nhất trước theo sau là dấu
phẩy rồi đến chữ lót và tên (viết tắt và tiếp theo là dấu chấm), những tác giả
còn lại thì ghi tên và chữ lót trước (viết tắt có dấu chấm theo sau) và viết
nguyên họ (giữa các chữ viết tắt viết liền nhau);
- Giữa hai tác giả là dấu phẩy nhưng trước tác giả cuối cùng dùng từ
“và” trong tiếng Việt hay từ “and” trong tiếng Anh;
- Đối với tác giả là người Việt thì không viết tắt mà viết đầy đủ theo
trình tự họ, chữ lót, tên;
- Năm của bài viết thì viết sau tác giả cuối cùng, có thể là trong dấu
ngoặc đơn (Ví dụ: (2005)) hay không dấu ngoặc mà có dấu phẩy trước đó (ví
dụ: …, 2005) nhưng phải thống nhất trong toàn danh sách tài liệu tham khảo.
b) Đối với tài liệu xuất bản trong các tạp chí
Nguyên tắc: Tác giả, năm. Tên bài viết. Tên đầy đủ của tạp chí,
quyển/số: trang bài viết. Số DOI (nếu có).
Ví dụ:

14
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

- Ho, Y.W. and S.S.Y. Nawawi, 1969. Effects of carbon… Journal of


Molecular Biology, 45: 567-575. DOI:https://doi.org/10.1109/5.771073.
- Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Lê Hoàng Yến,
1999. Ương tôm... nước xanh cải tiến. Tạp chí Thủy sản, số 32: 42-45.
c) Đối với sách
Nguyên tắc: Tác giả, năm. Tên sách. Lần xuất bản (chỉ ghi nếu là lần
xuất bản thứ 2 trở đi). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Tổng số trang quyển sách.
Ví dụ:
- Nguyễn Anh Tuấn và Trần Ngọc Hải, 1992. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà
xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 68 trang.
- Boyd, C.E., 1995. Bottom soils ... Chapman and Hall. New York. 348
pp.
d) Đối với tài liệu hội thảo, hội nghị
Nguyên tắc: Tác giả, năm. Tên bài viết. Trong (“In” nếu là tài liệu tiếng
Anh): Tên người chủ biên hay người hiệu đính (viết theo nguyên tắc viết của
tác giả 2: tên và chữ lót viết tắt và họ viết đầy đủ) (chủ biên hay Editor(s) nếu
bài viết là tiếng Anh). Tên quyển sách. Tên hội nghị, thời gian hội nghị, địa
điểm hội nghị. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Trang của bài viết (Lưu ý:
trường hợp không phải là nhà xuất bản mà là tên tạp chí nào đó thì ghi tên tạp
chí mà không cần ghi nơi xuất bản).
Ví dụ:
- Benzie, J.A.H., E. Ballment and S. Brusher, 1993. Genetic structure of
Penaeus monodon... and allozymes. In: G.A.E. Gall and H. Chen (Editors).
Genetics in aquaculture. Proceedings of the Fourth International Symposium,
29 April to 3 May 1991. Wuhan, China. Aquaculture, 111: 89-93.
- Nguyễn Chu Hồi, Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Thọ, 2005. Bước
đầu đánh giá … vùng ven biển Việt Nam. Trong: Đỗ Văn Khương, Nguyễn
Chu Hồi … (Chủ biên). Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Kỷ yếu Hội
nghị toàn quốc, ngày 14-15 tháng 1 năm 2005, Hải Phòng. Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Hà Nội. Trang 53-65.
e) Đối với sách có nhiều bài viết với nhiều tác giả hoặc nhóm tác giả và
có người chủ biên
15
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Nguyên tắc: Viết giống như bài viết trong hội nghị hay hội thảo (mục d)
Ví dụ:
- Shigueno, K., 1992. Shrimp culture industry in Japan. In: A.W. Fast
and L.J. Lester (Editors). Marine shrimp culture: Principles and Practices.
Elsevier. Amsterdam. 278 pp.
f) Trường hợp sách mà tên cơ quan, quốc gia,… như là tác giả
Nguyên tắc: Tên cơ quan viết tắt - chữ hoa (FAO, UNDP…), năm. Tên
bài viết/sách. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Số trang.
Ví dụ:
- FAO, 1998. Report of the Food and Agriculture organization fisheries
mission for Thailand. FAO, Washington D.C. 73 pp.
g) Đối với sách chủ biên
Nguyên tắc: Tác giả (Chủ biên hay Editor(s) nếu tiếng Anh), năm. Tên
quyển sách. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Tổng số trang.
Ví dụ:
- Loddging, W., (editor), 1967. Gas effluent analysis. M. Dekker, Inc.
New York. 200 pp.
h) Trường hợp trích dẫn từ website
Nguyên tắc: Tên tác giả, năm. Tên bài viết. Tên website, ngày truy cập
(tiếng Việt ghi truy cập ngày…. - nếu bài viết là tiếng Anh ghi accessed on….)
Ví dụ:
- Min, K., 1998. Wastewater pollution in China. http://www… html,
accessed on 17/3/2008.
i) Luận văn cao học, luận án (thesis)
Nguyên tắc: Tên tác giả luận án/luận văn, năm. Tên luận văn/luận án.
Bậc tốt nghiệp (đại học, cao học hay tiến sĩ). Tên trường. Địa danh của
Trường.
Ví dụ:
- Tain, F.H., 1999. Impacts of aquaculture extension on small-scale… in
Thailand. Master thesis. The University of Michigan. Ann Arbor, Mitchigan.
16
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

- Nguyễn Thị A, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương
nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành
Nuôi trồng Thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
h) Lưu ý khác:
- Trường hợp trích dẫn mà không có bài (trích dẫn qua người thứ 2):
trong bài viết cần ghi rõ tác giả của bài viết nhưng phải ghi kèm theo trích dẫn
của tác giả nào trong ngoặc đơn. Ở phần tài liệu tham khảo chỉ cần ghi tài liệu
của tác giả trích dẫn. Tuy nhiên, trường hợp này phải giới hạn trong bài viết,
vì sử dụng nhiều thì bài viết sẽ không hay.
Ví dụ trích dẫn:… tôm càng xanh được nuôi phổ biến ở ĐBSCL
(Nguyễn Việt Thắng, 1988 trích dẫn của Trần Ngọc Hải, 1999); như vậy trong
danh mục tài liệu tham khảo chỉ cần ghi tài liệu của Trần Ngọc Hải, 1999).

17
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

PHỤ LỤC
Đặt ngay sau phần tài liệu tham khảo. Phụ lục là phần trình bày chi tiết
các phương pháp phân tích, số liệu thô/số liệu gốc, các bảng xử lý thống kê,
hình vẽ, hình chụp, các bảng số liệu mà ít quan trọng không đưa vào bài viết,
bảng câu hỏi… Có thể nhóm chúng thành các phụ lục lớn theo chủ đề. Ví dụ
Phụ lục A: bảng câu hỏi…; Phụ lục B: số liệu liệu thô/số liệu gốc… Trong
trường hợp này thì đánh số A.1, A.2… hay B.1, B.2…

18
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

Phụ lục A: HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO LUẬN VĂN
A.1 Yêu cầu trình bày bằng phần mềm Power Point
Yêu cầu chung của báo cáo nói (oral) là phải (i) gọn, rõ ràng và hấp dẫn;
(ii) bố cục chặt chẽ và dễ hiểu; (iii) nội dung truyền đạt rõ ràng; (iv) tập trung
vào nội dung chính và các điểm nổi bậc; và (v) thu hút được người nghe, đặc
biệt là Hội đồng chấm luận.
Trong trường hợp bảo vệ luận văn thì các thành viên Hội đồng đã đọc
qua nội dung luận văn vì thế cần chọn lọc thông tin để trình bày. Tuy nhiên,
ngoài Hội đồng cũng có người tham dự chưa đọc qua luận văn nên cũng phải
cấu trúc sao cho người tham dự có thể hiểu được luận văn.
A.2 Phương pháp để có báo cáo hay
Báo cáo hay phải có các yếu tố như (i) người báo cáo phải chọn cách báo
cáo phù hợp với mình; (ii) phải tạo và giữ được sự chú ý của người nghe; (iii)
và bố cục của bài báo cáo phải hay để người nghe dễ hiểu và nhớ nội dung
sau khi nghe báo cáo (take-home message).
Bên cạnh, người báo cáo phải hiểu về đặc tính của người nghe đó là:
- Đầu báo cáo thì người nghe chú ý CAO vì muốn biết nội dung báo cáo
là gì?
- Giữa báo cáo thì người nghe chú ý đến báo cáo THẤP vì họ sẽ có suy
nghĩ riêng hay làm việc gì đó.
- Cuối báo cáo thì người nghe chú ý CAO trở lại vì muốn biết kết luận
của báo là gì?
Vì vậy, để giữ được sự chú ý của người nghe ở mức cao nhất có thể, thì
người báo cáo có thể áp dụng một trong những cách như (i) thay đổi giọng nói
(lên hay xuống giọng); (ii) thay đổi cách nói (đọc, dẫn chứng, đặt câu hỏi, di
chuyển…); và (iii) thay đổi hình thức trình bày (chữ, bảng, công thức, biểu đồ,
animation/hiệu ứng?…) sao cho hấp dẫn.
A.3 Cấu trúc báo cáo
Báo cáo nói thường được cấu trúc gồm các phần như:
- Phần đầu: gồm 2 phần là (i) tên luận văn/luận án, tên tác giả và tên cán
bộ hướng dẫn; và (ii) cấu trúc báo cáo thường có các dòng như giới thiệu, mục

19
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

tiêu, nội dung, kết luận và cảm tạ. Phần nội dung có thể có các dòng chi tiết
các nội dung chính mà luận văn sẽ được trình bày trong báo cáo nhưng không
cần quá chi tiết.
- Phần giữa: là phần nội dung chính của báo cáo, gồm các phần như (i)
phương pháp nghiên cứu; và (ii) kết quả và thảo luận.
Phần này là phần chính của báo cáo vì thế phải thể hiện được các phương
pháp đã sử dụng trong nghiên cứu và những kết quả chính/nổi bậc của báo cáo
thông qua các bảng, hình, và câu chữ… sao cho dễ hiểu và người nghe có thể
nhớ được các kết quả quan trọng của báo cáo. Hình phải được chọn lọc và
trình bày sao cho đơn giản, có trọng tâm… Bảng cũng cần đơn giản, dễ nhận
ra các số liệu quan trọng… Các hình và bảng có thể trình bày khác, hay đơn
giản hơn trong luận văn nhưng phải có được nội dung chính muốn thể hiện.
Trong một số trường hợp có thể không cần thể hiện độ lệch chuẩn (std) hay sai
số chuẩn (SE) trong bảng hay hình nếu như đó không phải là điểm nhấn của
bảng hay hình. Mỗi bảng hay hình cần có ghi chú nhận xét chính để người
nghe dễ theo dõi và cũng thuận lợi trong lúc trình bày báo cáo.
Trong báo cáo cần tránh dùng quá nhiều thuật ngữ, không cần thiết phải
viết thành câu mà chỉ nên ghi các từ hay cụm từ quan trọng để diễn giải trong
quá trình báo cáo.
- Phần cuối: Phần này sẽ tóm lại các kết quả chính tìm được từ nghiên
cứu và nhấn mạnh những điều người nghe cần nhớ; nêu các đề xuất; nêu vài ý
để thảo luận (nếu cần).
A.5 Thời gian báo cáo
Thời gian báo cáo dành cho luận văn đại học khoảng 15-20 phút tùy theo
qui định của Hội đồng. Tuy nhiên, khi báo cáo cần lưu ý là không nên báo cáo
vượt thời gian qui định (tốt nhất là sớm hơn 1-2 phút), tốc độ nói không nên
quá nhanh (người nghe sẽ theo dõi không kịp) hay quá chậm (người nghe dễ bị
mất chú ý). Kinh nghiệm cho thấy thời gian báo cáo thường 1 phút cho 1 slide
nội dung. Không nên đưa quá nhiều nội dung vào 1 slide hay hoặc một nội
dung nhỏ mà đặt ở nhiều slide sẽ dễ gây khó hiểu.
A.6 Hình thức trình bày báo cáo
Cấu trúc báo cáo thường gồm:
- 1 slide trình bày tựa bài, tác giả, người hướng dẫn
20
Luận văn tốt nghiệp đại học Khoá X Trường Đại học Cần Thơ

- 1 slide trình bày cấu trúc báo cáo (4-6 dòng)


- Các slides trình bày nội dung
- 1 slide trình bày kết luận
- 1 slide trình bày cảm tạ (nếu có)
Hình thức trình bày
- Tên báo cáo: cỡ chữ tối thiểu = 32 (tốt nhất = 36 - 40)
- Nội dung:
a. Cỡ chữ tối thiểu 24 ppt
b. Không quá 8 - 10 dòng chữ viết/slide
c. Không quá 8 - 10 từ/dòng
d. Tránh hình và bảng phức tạp
e. Không nên dùng chữ có chân (Thường dùng font Arial trong báo
cáo slide)
f. In đậm/nghiêng hay sử dụng màu chữ khác cho các phần cần nhấn
mạnh
g. Nên dùng các đánh dấu đầu dòng (bullet point) và so hàng đầu
dòng để thể hiện các ý của báo cáo; các ý phụ có thể thụt vào và
kích cỡ chữ nhỏ hơn để dễ theo dõi và phân biệt.
h. Tránh dùng nhiều lệnh hiệu ứng (animation) và quá nhiều màu sắc
trong báo cáo; lưu ý tránh dùng các màu quá nhạt sẽ khó xem khi
trình chiếu.

21

You might also like