You are on page 1of 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài
Theo nhiều số liệu thống kê chính thức, Việt Nam là quốc gia có số lượng
người tiêu thụ bia, rượu đứng đầu Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê được công
bố trung bình mỗi năm người Việt tiêu thụ khoảng 4 tỉ lít bia, là một con số không
hề nhỏ. Điều này cho thấy nhu cầu và tầm quan trọng của bia trong thói quen ăn
uống của người Việt. Những năm gần đây, thị trường bia của nhiều nước trên thế
giới đã gần như bão hòa. Trong khi đó, thị trường bia Việt Nam là một thị trường
“béo bở” không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh về bia- rượu- thức uống
có cồn ở Việt Nam mà còn được xem là “mỏ vàng” đối với bạn bè quốc tế. Tuy
nhiên, trong tình hình chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch COVID-19 như hiện
nay, thì trị trường bia đang chịu ảnh hưởng tiêu cực và lượng tiêu thụ đang giảm
nhẹ; dự kiến sẽ phục hồi về mức bình thường sau đại dịch và sẽ tăng mạnh vào các
dịp lễ Tết. Khó khăn là vậy nhưng thị trường bia vẫn đang có sự cạnh tranh khốc
liệt từ phân khúc thấp như bia hơi đến phân khúc bình dân và phân khúc cao cấp
như các loại bia nhập khẩu, khi bất chấp đại dịch các thương hiệu liên tục tung ra
các sản phẩm mới để phù hợp với thị hiếu người dùng.
Là một trong những thương hiệu nổi tiếng và lâu đời như bia Heineken cũng đã
và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu khác như: Habeco, Sabeco,
Saporo,… hay các thương hiệu bia nhập khẩu cao cấp như: Corona, Beck’s Đức,
Budweiser,… Để có thể đứng vững và phát triên trên thị trường hiện nay, thì việc
có chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn có vai trò quan trọng trong sự phát
triền và lớn mạnh của doanh nghiệp. Một chiến lược phát triển sản phẩm tốt, linh
hoạt , đáp ứng nhu cầu thị hiếu người dùng sẽ giúp sản phẩm được tiêu thụ rộng
rãi trên thị trường giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng trên thị trường, nhanh
chóng thu hồi vốn sản xuất kinh doanh và tạo được vị thế, uy tín, năng lực cạnh
tranh và nâng tầm thương hiệu.
Làm tốt công tác định hướng chiến lược phát triển sản phẩm sẽ góp phần to lớn
trong khâu tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị
trường, khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục vươn lên và phát triển trở thành
thương hiệu bia hàng đầu thế giới. Ngược lại, nếu công tác định hướng phát triển
sản phẩm làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ mất thị phần và dần dần loại mình ra
khỏi quá trình kinh doanh. Do vậy, việc định hướng phát triển sản phẩm luôn là
vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Với lịch sử nguồn gốc đã trải qua hơn 157 năm và 30 năm hình thành và phát
triển của Heineken Việt Nam với thương hiệu bia Heineken, bia Laru, bia Tiger,...
đã rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam từ rất lâu, đã luôn giữ gìn và phát
triển đạt được vị thế trên thị trường như hiện nay đòi hỏi không ít nổ lực từ phía
công ty, mở rộng phát triển, mở rộng thị trường, tìm hiểu nắm bắt tâm lý người
dùng,… Đồng thời, công ty còn thực hiện tốt khâu định hướng sản phẩm, quảng
cáo, tìm thị trường và tiêu thụ. Trong đó, khâu định hướng phát triển sản phẩm
nắm vai trò cốt lõi trong quá trình kinh doanh. Là cánh cửa mở ra giúp sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người dùng. Khởi đầu cho một sản phẩm được
người tiêu dùng hài lòng và bán chạy trên thị trường, để doanh nghiệp có thể đứng
vững, phát triển vượt bậc trên thị trường trong nước và vươn lên trở thành thương
hiệu bia hàng đầu thế giới. Đó là lý do nhóm em chọn chủ đề “Đề xuất định
hướng phát triển sản phẩm bia Heiken của Công ty TNHH Nhà Máy Bia
Heineken Việt Nam” nhằm cung cấp cho nhà quản lý một cái nhìn khách quan,
một định hướng phát triển sản phẩm bia của Công ty, giúp Công ty có những điều
chỉnh thích hợp để công ty hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, phân phối và các dịch vụ
chăm sóc khách hàng của bia Heineken
- Đưa ra các đề xuất định hướng phát triển sản phẩm để nâng cao hiệu quả tiêu
thụ đối với sản phẩm bia Heineken của công ty TNHH nhà máy Bia Heineken.
3. Lịch sử hình thành:
a. Trên thế giới:
- Heineken là công ty sản xuất
bia của Hà Lan, được Gerard
Adriaan Heineken thành lập vào
năm 1864 tại thành phố
Amsterdam.
- Với hướng phát triển sản xuất bia
lager cao cấp với hương vị hoàn
hảo không đổi Gerard Adriaan
Heineken đã đi du lịch khắp châu
Âu để học hỏi kinh nghiệm về
sản xuất và kinh doanh về bia.
- Tại Đức, ông đã tìm ra sự thay Hình 1.1 Nhà máy bia đầu tiên của
đổi phương thức ủ bia truyền Heineken tại Amsterdam- Hà Lan,
thống, nhận ra được tầm quan nay được giữ làm làm viện bảo tàng
trọng của lên men chìm thay vì Heineken
lên men nổi như từ xưa và dụng
vào xưởng bia của mình đã làm bia đạt được chất lượng cao hơn các loại bia
đang có mặt trên thị trường ở thời điểm đó. Loại bia được sản xuất theo
phương thức mới đã đem lại hiêu ứng tốt với doanh số bán ra không ngừng
tăng. Với lượng tiêu thụ này thì năng suất ở xưởng bia Amsterdam không đủ
cung cấp và Adriaan đã quyết định thành lập nhà máy mới ở Stadhouderskade.
- Để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, ông đã cho thành lập phòng thí
nghiệm để kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm trước khi
đưa ra thị trường.
- Từ năm 1870, bia Heineken đã bắt đầu xuất khẩu vào các nước láng giềng như
Anh, Pháp, Bỉ, khu vực Trung Mỹ và Tây Phi
- Năm 1886 tiến sĩ Elion đã phát triển men bia Heineken A, đây là hương vị đặc
trưng của bia Heineken cho đến ngày nay.
- Năm 1933, Heineken là loại bia ngoại đầu tiên nhập khẩu vào thị trường Mỹ và
xây dựng hình ảnh bia cao cấp ở quốc gia này.
- Năm 1936 bia Heineken xâm nhập thành công vào thị trường châu Á.
Sau hơn một thế kỷ ra đời, Heineken đã khẳng định được vị thế của mình là loại
bia nổi tiếng trên toàn thế giới, có mặt ở hơn 180 nước trên thế giới với hơn 120
nhà máy ở 60 quốc gia, sản lượng bia hàng năm lên đến 109 triệu hectolit/ năm.
b. Heineken Việt Nam
- Năm 1992, bia Heineken nổi tiếng trên thế giới được nhập khẩu trực tiếp từ Hà
Lan vào Việt Nam. Thương hiệu bia Heineken được biết đến và đến tay người
tiêu dùng rộng rãi hơn.
- Năm 1994, lần đầu tiên bia Heineken được sản
xuất tại Việt Nam bởi công ty Vietnam Brewey
Limited (VBL) dưới hình thức liên doanh với
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA).
- Khởi đầu từ nhà máy đầu tiên tại Thành Phố Hồ
Chí Minh vào năm 1991, đến nay Heineken Việt
Nam vận hành 6 nhà máy với 3500 nhân viên trên
khắp Việt Nam.
- Đến năm 2021 là cột mốc đánh dấu 30 hình thành
và phát triển của Heineken Việt Nam vận hành 6
nhà máy cùng với 3500 nhân viên trên khắp đất
nước. Đặc biệt, trong giai đoạn đầy biến động
Hình 1.2 Các nhà máy và
như hiện nay, Heineken Việt Nam vẫn nằm trong
văn phòng bán hàng của
những doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam.
Heineken tại Việt Nam
- Bên cạnh việc kinh doanh thu lợi, Heineken
Việt Nam vẫn luôn quan tâm đến vấn đề môi
trường như: những tác động do biến đổi khí hậu mà Việt Nam sắp phải đối mặt
trong tương lai và hành động vì điều này, cụ thể Heineken Việt Nam đang
hướng đến
o Tất cả nhà máy bia Heineken ở Việt Nam sẽ sử dụng 100% nhiệt năng
và điện năng tái tạo (hiện có 5/6 nhà máy đã va đang thực hiện điều này).
o 100% nước bù hoàn, trả lại môi trường toàn bộ lượng nước trong quá
trìnhn xuất sản phẩm.
o Không chất thải chôn lấp: HEINEKEN Việt Nam đặt mục tiêu tái sử
dụng hoặc tái chế 100% chất thải hoặc phụ phẩm (hiện đã ở mức 99%),
không phát sinh chất thải chôn lấp. 

Hình 1.3 Heineken Việt Hình 1.4 Heineken đồng hành


- Nam hướng tới 2025: sử cùng Ủy ban an toàn giao
Ngoài dụng 100% năng lượng tái thông trong dự án “đã uống
ra, tạo, 0% chất thải chôn lấp rượu bia thì không lái xe” năm
2017
Heineken Việt Nam cũng không quên chung tay góp sức ủng hộ Việt Nam
cùng nhau chiến thắng đại dịch bằng những biện pháp thích hợp và cùng đồng
hành với Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia tuyên truyền và góp phần vào
chiến dịch thay đổi hành vi lái xe sau khi uống rượu bia ở Việt Nam.
Để đạt được những mục tiêu đề ra và thành tựu như ngày hôm nay là sự nổ lực
không ngừng nghỉ của toàn bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên của công ty.

You might also like