You are on page 1of 21

+

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI
NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bài Tập: Giới Thiệu Điều Kiện Bảo Hiểm Loại C


Môn học : Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu
Tên Giáo Viên: Tống Mai Trâm

Lớp CĐKDXNKN-O

Nhóm 10

Danh sách nhóm và bảng đánh giá công việc:


+
STT Tên MSSV Hoàn
thành

1 Hồ Thùy Duyên 2200409 100%

2 Nguyễn Thị Thanh Hằng 2200487 100%

3 Nguyễn thị Kim Liên 2201984 100%

4 Nguyễn Yến Linh 2200680 100%

5 Nguyễn Thị Thanh Ngân 2200719 100%

6 Trần Yến Nhi 2202013 100%

7 Võ Ngọc Quỳnh Như 2201022 100%

8 Nguyễn Anh Thư 2202005 100%

9 Từ Thị Thanh Tiền 2203191 100%

10 Võ Huỳnh Bảo Trâm 2201967 100%


+

MỤC LỤC

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG


1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch
vụ ra thị trường.
- Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc
đáp ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển,kho, người
bán lẽ và khách hàng.
- Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện
các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và phân
phối chúng cho khách hàng.

1.2 Chiếc lược chuỗi cung ứng đẩy, kéo


1.2.1 Chiếc lược chuỗi cung ứng đẩy
- Chiến lược chuỗi cung ứng đẩy là việc bạn đẩy sản phẩm hướng đến khách hàng ngay
cả khi họ còn chưa có nhu cầu đặt mua. Điều này có nghĩa là sản xuất diễn ra dựa trên dự
báo nhu cầu.
=>(Không phụ thuộc vào nhu cầu thực tế)
- Các doanh nghiệp thường sử dụng tiếp thị đẩy khi tung ra một sản phẩm mới, hoặc khi
cố gắng trở nên nổi bật trong một thị trường đông đúc đầy tính cạnh tranh hoặc một thị
trường ngách.
Ví dụ: các doanh nghiệp sẽ sản xuất quần áo mùa đông và phân phối nó đến các nhà bạn
ngay khi thời kì mùa hè kết thúc.

Mua nguyên Sản Dự trữ Bán khách


Dự báo
vật liệu xuất hàng hàng

1.2.2 Chiếc lược chuỗi cung ứng kéo


- Chiến lược sản xuất theo đơn đặt hàng là chiến lược mà sản phẩm chỉ bắt đầu
được sản xuất sau khi có đơn đặt hàng. Đơn hàng kéo sản phẩm xuyên suốt chuỗi
cung ứng.
- Đây là một kỹ thuật đặc biệt có lợi cho các nhà sản xuất cho phép khách hàng tùy
chỉnh đơn đặt hàng của họ và những người không thể giữ hàng tồn kho dư thừa do
chi phí nắm giữ cao.

Ví dụ: Các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh phục vụ khách hàng theo mô hình sản xuất theo
yêu cầu.
1.2.3 Sự kết hợp giữa chiến lược chuỗi cung ứng đẩy và kéo
+
Trong một chuỗi cung ứng, với chiến lược Kéo, nhu cầu thực tế từ khách hàng sẽ điều
khiển cả quy trình này. Trong khi với chiến lược Đẩy, cả quy trình sẽ được thực hiện dựa
trên dự báo về nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, mỗi chiến lược chuỗi cung ứng đều là sự kết hợp giữa chiến lược Kéo và Đẩy.
Trên thực tế khi nhìn vào cả chuỗi cung ứng, thì hầu hết doanh nghiệp sẽ kết hợp cả hai
chiến lược này để điều phối hoạt động sản xuất được diễn ra hiệu quả nhất.

 Hệ thống nửa đẩy (đẩy/kéo): Sau khi nhà sản xuất nhận được đơn hàng, các công
tác chuẩn bị sẽ được chuyển cho nhà máy và kho ngay sau đó. Hàng trong kho sẽ
được tiếp nhận, vận chuyển và chuyển đến đại lý theo kỳ.

 Hệ thống nửa kéo (kéo/đẩy): Sản phẩm sẽ được chuyển vào kho trước khi doanh
nghiệp nhận được đơn hàng. Hệ thống nửa kéo sẽ có nhiều mức độ, tương ứng với
sản phẩm có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp bởi
hàng hoá được nhập cùng một thời điểm

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BIA HEINEKEN

2.1 Giới thiệu về Công ty bia HEINEKEN

- Thương hiệu bia Heineken chính thức ra đời vào năm 1873 ở Amsterdam, Hà Lan,
sau quá trình hình thành và phát triển, trở thành một thương hiệu nổi tiếng toàn
cầu, Được xem là thương hiệu bia thành công nhất và là một đối tượng trong
ngành công nghiệp trên thế giới.
- Tại Việt Nam , Bia Heineken có tên đầy đủ là Công ty TNHH Nhà Máy Bia
Heineken Việt Nam , tên viết tắt là Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam , được chính
thức thành lập vào ngày 9/12/1991 , là liên doanh giữa Tổng Công ty Thương
mại Sài Gòn (Satra) ( chiếm 40%) và Công ty Asia Pacific Breweries Ltd, nay là
công ty Heineken Asia Pacific Pte Limited (HEINEKEN Châu Á Thái Bình
Dương) ( chiếm 60%)
Nhà máy bia Heineken tại Việt Nam có diện tích 12 hecta tọa lạc tại phường
Thới Án , Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, Là một trong những nhà máy bia hiện khu
vực Đông Nam Á hiện nay. Trụ sở chính đặt tại tầng 18 và 19, Tòa nhà
Vietcombank Tower,số 5, Công Trường Mê Linh Phường Bến Nghé, Quận 1,
TP.Hồ Chí Minh.
+
- Nhóm ngành: Đồ uống có cồn

2.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA
HEINEKEN
Ngày 09/12/1991:Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam được
chính thức thành lập sau lễ ký kết hợp đồng Liên doanh với cái tên ban đầu là
Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam ( tên viết tắt là VBL )
Năm 1993: Tổ chức Lễ khánh thành Nhà Máy Bia Thành phố Hồ Chí Minh .
Đồng thời , mẻ bia Tiger đầu tiên được sản xuất.
Năm 1994: Mẻ bia Heineken đầu tiên được sản xuất.
Năm 1995: Triển khai dự án mở rộng công suất lần thứ nhất
Năm 1996: Chính thức thành lập Nhà máy bia Heineken tại Hà Nội
Năm 1997: hoàn thành dự án mở rộng công suất lần 1. Đồng thời sản xuất
mẻ bia BIVINA đầu tiên.
Tháng 3/2001: VBL Tự hào trở thành nhà sản xuất bia tốt nhất thế giới đã đạt
được chứng chỉ ISO 9001: 2000 và cũng là nhà máy bia đầu tiên tại Việt Nam
được chính thức công nhận bởi Hệ thống Quản lý chất lượng HACCP
Năm 2004: Liên tiếp trong năm 2001-2004, VBL nhận được giải Rồng Vàng
dành cho nhà sản xuất bia có vốn đầu tư nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam
Năm 2005: Khởi công dự án mở rộng công suất lần thứ hai
Năm 2006: khánh thành dự án mở rộng công suất lần thứ 2
Năm 2007: Nhà máy bia Quảng Nam được thành lập. Đồng thời, Heineken
mua lại loại tập đoàn Foster’s Việt Nam và thành lập Nhà máy bia Đà Nẵng và
Nhà máy bia Tiền Giang
Năm 2008: Sản phẩm Bia Tiger Crystal lần đầu tiên được ra mắt trên thị
trường
Năm 2011: Kỷ niệm 20 năm liên tục phát triển của thương hiệu Bia Heineken
Năm 2012: Hoàn thành dự án mở rộng công suất phần 3
Năm 2013: đánh dấu hành trình 140 năm hình thành và phát triển của thương
hiệu bia Heineken quốc tế
Năm 2014: Sự kiện Heineken Countdown được tổ chức thành công
Năm 2016: Mua lại nhà máy bia Vũng Tàu từ Carlsberg. Ngày 01/08/2016:
+
Chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Nhà Máy Bia HEINEKEN Việt Nam và
công bố logo mới của công ty. Tên mới được bắt đầu áp dụng trên toàn bộ bao
bì của công ty kể từ 01/2017
Năm 2020: 5 năm liền từ 2016-2020 Heineken Việt Nam được vinh danh
trong Top 3 Doanh nghiệp Sản xuất bền vững nhất Việt Nam Bởi phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo Chương trình Đánh giá và Xếp hạng
các Doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam (CSI)
Ban lãnh đạo của công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam hiện nay Chủ
tịch HĐTV Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam

2.3 LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY BIA
HEINEKEN
- Heineken là sự khác biệt, tiếp thị, chất lượng cao cấp, chi phí, trải nghiệm
khách hàng. Tại mỗi thị trường mà họ tham gia, Heineken tạo ra một thương
hiệu mạnh và giới thiệu các loại bia khác nhau phục vụ tốt hơn thị thiếu của từng
thị trường riêng biệt. Đối với tiếp thị, chiến lược tiếp thị của Heineken liên tục
thay đổi và cập nhật để nắm bắt sở thích của cơ sở người tiêu dùng của họ.
- Về chất lượng hảo hạng Heineken là thương hiệu bia có chất lượng cao
nhất. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của họ, Heineken sử dụng quy trình sản xuất bia
cao cấp, nguyên liệu chất lượng cao và kiểm tra chất lượng hương vị của loại bia mà Họ
sản xuất. Mặc dù họ đang sử dụng chiến lược giá cao, những sản phẩm của họ là sự cân
bằng hoàn hảo giữa chất lượng và giá cả, vì vậy giá thành phẩm là yếu tố thành công
chính đối với sản phẩm.
THỊ PHẦN NGÀNH BIA Ở VIỆT NAM 2021

6%
9%

7%
44%

34%

Heineken Sabeco Habeco Carlsberg Các loại khác


+

2.4 DANH MỤC SẢN PHẨM


Tên sản phẩm Quy cách Mô tả sản phẩm

Bia Heineken lon 250 ml Bia Heineken được ủ theo công thức đặc biệt đủ
28 ngày trong những bồn ủ ngang mang đến áp
suất tối đa để men bia đạt mức hoàn

hảo.Bia Heineken là sự thăng hoa của nguyên


liệu tự nhiên tinh khiết: Đại Mạch,

nước sạch, hoa bia cùng loại men đặc biệt


Heineken A-Yeast cho hương vị tuyệt hảo, đậm
đà đặc trưng.Vị bia đắng nhẹ đặc trưng, lại có
vị thanh của Đại Mạch giúp cho bia Heineken
phù hợp với cả nam giới và phụ nữ.

Lon bia được làm từchất liệu cao cấp với

thiết kế tinh tế, độ bền cao, thân thiện với môi


trường và an toàn cho người sử dụng

Bia Heineken 330 ml Xuất xứ : Hà Lan

chai

Bia tiger lon 330 ml Hay còn gọi là bia Tiger bạc được sản

xuất theo quy trình Cold Suspension độc đáo


(kỹ thuật làm lạnh sâu đến -1 độ C). Bia Tiger
Crystal 330ml với hoa bia được tinh chế đặc
biệt giúp lưutrữ trọn vẹn hương vị tuyệt hảo của
bia. Cam kết bia chính

Nước táo lên 330 ml


+
men Strongbow

CHƯƠNG 3: Phân tích chuỗi cung ứng bia Heineken

3.1 Chuỗi cung ứng của công ty bia Heineken


+
3.1.1 Mô hình chuỗi cung ứng Heineken:

- Chuỗi cung ứng Heineken dựa trên mô hình SCOR3. Mô hình này là một công cụ
quản lý để phân tích chuỗi cung ứng, trải dài từ nhà cung cấp đến khách hàng.
Nhà cung cấp NVL--Nhà máy sản xuất-- Hệ thống phân phối-- Nhà bán lẻ--
Khách hàng.

 Nhà cung cấp NVL:


- Nguyên liệu sản xuất:
Heineken kí kết hợp đồng mua nguyên liệu trên thế giới một cách tập trung. Có đến 50%
hợp đồng mua nguyên liệu của Heineken Vietnam Brewery là do công ty mẹ kí kết, điều
này cho phép công ty có lợi thế về chi phí nguyên liệu đầu vào.

Gồm 4 phần:

Nước: cty sử dụng nước giếng khoan qua xử lý kiểm định

Malt: mạch nha tạo từ hạt ngũ cốc, ngâm chúng vào nước, cho chúng nảy mầm sau khi
khơ hạt nảy mầm, sấy hạt ngũ cốc mạch nha tạo enzymđể chúng chuyển hóa tinh bột hạt
thành lên men

Hoa bia: hoa Houblon thường sử dụng để tạo vị đắng cho bia để cân bằng vị đường mạch
nha, tạo mùi từ hoa mùi cam quít hay là mùi thảo mộc, hoa bia có hiệu ứng tạo kháng
sinh giúp cho hoạt động men bia tốt trước loaij vi sinh vật không muốn lên

Men bia: men bia vi sinh vật có tác dụng lên men đường các giống men bia cụ thể lựa
chọn để sản xuất loại bia khác nhau.

- Vai trò nhà cung cấp nguyên vật liệu:


Cung cấp, đáp ứng nhu cầu đầu vào, đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục va hiệu
quả

Tác động rất lớn đến quá trình sản xuất, chất lượng , năng suất sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của sản phẩm.

Nhờ độ sẳn có của nguyên vật liệu, các dữ liệu về chất lượng, kế hoạch giao hàng thiết kế
của nhà cung cấp sẽ tác động mạnh đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, quy trình, thời
gian sản xuất sản phẩm, kế hoạch hoạt động.

3.1.2 Quy trình sản xuất của bia Heiniken

Sau khi đã đáp ứng được nguồn nguyên liêụ đầu vào, doanh nghiệp sẽ tiến hành
hoạt động sản xuất. Quá trình sản xuất bia Heineken là một dây chuyền sản xuất tự
+
động, nó được tự động hóa ở những khâu như: Từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu
vào, quá trình ủ bia đến công đoạn lên men, đóng gói và kiểm tra chất lượng toàn
diện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Lợi ích lớn nhất của tự động hóa là nó
tiết kiệm lao động, nó cũng được sử dụng để tiết kiệm năng lượng và nguyên vật
liệu và nâng cao chất lượng với độ chính xác cao.
Bước 1: Malt được đem đi nghiền, nghiền nhỏ malt để tăng diện tích tiếp xúc với
nước, phá vỡ cấu trúc của tinh bột, tăng khả năng thủy phân tinh bột. Không nên
xay malt trước thời gian dài vì malt rất dễ hút ẩm.
Bước 2: Nấu bia được thực hiện trong bồn nấu nhằm tạo ra được dịch đường. Dòng
mật (dịch đường) tách ra khỏi những phần còn lại của lúa mạch và được nấu chung
với hublon làm cho bia có vị đắng êm dịu và tạo hương thơm.
Bước 3: Dịch đường còn nóng được bơm vào bồn tiếp theo, gọi là bồn khuấy lắn,
bồn này các chất cặn bã còn lại từ công đoạn trước trong dịch đường sẽ lắng đọng
xuống dưới.

Bước 4: Tiếp theo dịch đường sẽ được bơm qua máy làm lạnh nhanh, nhiệt độ của
dịch đường sau khi làm lạnh sẽ từ 8 đến 100C.
Bước 5: Dịch đường sẽ được bơm sang bồn lên men và tại đây bổ sung thêm men
bia và bắt đầu quá trình len men quan trọng nhất của bia, trong quá trình này men
sẽ chuyển hóa đường thành ethanol và CO 2 đồng thời một loạt chất khác xuất hiện
như ester, aldehyd, cồn có nồng độ cao… Chúng có những tác động cụ thể để tạo
lên vị ngon của bia.
Bước 6: Ủ bia.
Quá trình lên men chính thường xảy ra qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Tạo bọt tráng và mịn chung quanh bề mặt dịch lên men, men
đâm chồi.
- Giai đoạn thứ 2: Giai đoạn tạo bọt thấp, giai đoạn này xuất hiện hiều bọt
đặc và trắng.
- Giai đoạn thứ 3: Giai đoạn bọt cao, giai đoạn này quá trình lên men diễn ra
mạnh mẽ nhất.
- Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này bọt xẹp xuống dần, bề mặt dịch đường phủ
một lớp bọt màu nâu. Kết thúc quá trình lên men chính, sản phầm thu được lúcnày
+
gọi là bia non.
Bước 7: Quá trình “chín bia” khi mùi vị của bã hèm biến mất, vị ngọt sẽ biến mất
khi đã lên men hết các chất khô còn lại. Vị đắng gắt sẽ mất dần do sự tác dụng
tương hỗ giữa các protein và tannin hình thành các phức chất, kết tủa.
Bước 8: Đóng gói. Quá trình đóng gói được thực hiện bằng dây chuyền tự động với
độ chính xác cao. Từng chai sẽ được vận chuyển xuống băng tải và thả xuống từng
chiếc thùng. Bia được đem đi tiêu thụ khắp nơi phục vụ cho khách hàng.
+

3.2 Hệ thống phân phối:

- Heineken chia kênh phân phối thành 2:


Kênh truyền thống: còn được gọi là kênh tiêu thụ địa phương, bao gồm quán nhậu, nhà
hàng, club và quán bar

Kênh phân phối hiện đại: trong các siêu thị và cửa hàng

Tuy nhiên, các nhà sản xuất bia Heineken vẫn có xu hướng ưu tiên các kênh phân phối
truyền thống, do phần lớn người tiêu dùng vẫn có thói quen uống bia theo nhóm và tại
quán. Phân phối kết hợp trong các quán bar, siêu thị và cửa hàng

Ngoài ra, cũng có thể thấy theo thứ tự truyền thống với cơ cấu sản phẩm tiêu dùng cá
nhân, Heineken chia làm 3 loại kênh tiêu dùng:

Kênh trực tiếp: Nhà sản xuất --- người tiêu dùng

Kênh một cấp: Nhà sản xuất--- người bán lẻ---người tiêu dùng

Kênh 2 cấp: Nhà sản xuất---đại lí--- người bán lẻ---NTD


+

- Vai trò:

Sản xuất ra một sản phẩm tốt là yêu cầu quan trọng nhất của doanh nghiệp nhưng làm
chủ được kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người dùng cuối cùng đóng vai trò
không kém phần quan trọng

Chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, bao gồm nhà sản
xuất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, đại lí và người tiêu dùng

Giúp đưa ra chiện lược marketing, phân phối hợp lí, thuận tiện cho người mua sẽ góp
phần làm cho sản phẩm lưu thông nhanh chóng dễ xâm nhập thị trường.

3.2.1 Nhà bán lẻ:

Nếu nhiệm vụ chính của Heineken là sản xuất ra sản phẩm tốt thì các nhà bán lẻ giúp tiếp
thị những sản phẩm này đến với người tiêu dùng. Họ là các doanh nghiệp mua hàng từ
nhà phân phối hoặc mua trực tiếp từ nhà sản xuất để bán tới tay người sử dụng cuối cùng.
Họ đóng vai trò vô cùng quan trọng:

+Phân phối rộng rãi các sản phẩm, tương tác với khách hàng, thu thập thông tin thị
trường, phản ánh trở lại nhà sản xuất

+Khích thích tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa về nhà sản xuất tới
người tiêu dùng cuối cùng, thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với
người mua tiềm ẩn giúp Heineken lôi kéo được khách hàng
+
+Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều cửa hàng
của Heineken. Tại các điểm bán lẻ, các sản phẩm Heineken được trưng bày bắt mắt, đa
dạng và bán lẻ đầy đủ các sản phẩm.

3.2.2 Khách hàng:

-Khách hàng là yếu tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt của bất kì chuỗi
cung ứng là thỏa mãn yêu cầu của khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính
Heineken

-Là thương hiệu bia cao cấp, Heineken chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng
có thu nhập cao, khách hàng doanh nhân, công nhân, viên chức

-Heineken được ưu chuộng bởi nhóm độ tuổi trung niên và thu nhập cao: 50% nhóm đối
tượng có thu nhập hộ gia đình 20 triệu vote cho Heineken và con số giảm xuống 34% cho
nhóm có thu nhập hộ gia đình 10 triệu hoặc thấp hơn

3.3 Chiến lược cung ứng “đẩy” và cung ứng “kéo” của Heineken

3.3.1. Chiến lược cung ứng “đẩy”

Heineken luôn giữ nguyên liệu ở lượng tồn kho nhất định để tránh làm gián đoạn quá
trình sản xuất. Tại một số nhà máy bia như Zoeterwoude (Hà Lan) và Sevilla (Tây Ban
Nha), một số nhà cung cấp nguyên liệu thô kiểm soát hàng tồn kho. Nhiệm vụ của họ là
giữ cho hàng tồn kho ở mức ổn định. Do đó, tùy theo nhu cầu sản xuất mà họ kéo nguyên
liệu, cả nguyên liệu và vật liệu đóng gói: nút chai, chai lọ, thùng, nhãn...Thiết lập quy
trình kinh doanh mô tả quy trình sản xuất bia và đóng gói. Hai quá trình này tạo thành
kinh doanh cốt lõi của công ty. Kéo nguyên liệu thô về sản xuất bia, sau đó bao bì kéo bia
từ quá trình sản xuất bia và nguyên liệu.

- Bộ phận lập kế hoạch bán hàng & hoạt động - bộ phận quy định số lượng bia cần pha
và đóng gói các lô để sản xuất trong một tuần. - Sau đó, bộ phận lập kế hoạch nhận được
thông tin đó và chuyển kế hoạch toàn cầu thành một lịch trình chi tiết, luôn tính đến sự
sẵn có của nguồn lực.

- Kế hoạch sản xuất có thể được tách hoặc hợp nhất để giảm thời gian thiết lập, chuyển
đổi và tối ưu hóa sản xuất. Kế hoạch chi tiết này bao gồm các đơn đặt hàng quy trình cho
nhà máy bia và cho việc đóng gói. Các chiến lược sản xuất khác nhau sẽ được áp dụng ở
đây. Một mặt, nhà nấu bia, bao bì, bia sáng và lọc được kích hoạt bằng quy trình đẩy. Sau
khi bia được đóng chai, bước tiếp theo là giao cho khách hàng. Tùy thuộc vào lượng
khách hàng mà số lượng bia có thể được họ đẩy hoặc kéo. Tuy nhiên, không phải tất cả
bia đều được đóng chai hoặc đóng thùng. Tùy thuộc vào nhà máy bia, chẳng hạn
Heineken Zoeterwoude (Hà Lan) kiểm soát việc nhập kho cho thị trường Hoa Kỳ. Do đó,
tùy thuộc vào mức tồn kho của Mỹ mà họ vận chuyển nhiều hay ít bia sang Mỹ. Việc
“Mua thành kho” chủ yếu được thực hiện để kiểm soát hàng tồn kho của Hoa Kỳ (Tích
+
hợp chuỗi cung ứng) cũng như thị trường nội bộ. Các sản phẩm này được đẩy mạnh vì thị
trường bia có xu hướng theo mùa với một số lượng đỉnh cao có thể dự đoán được trong
19 năm. Chiến lược cung ứng đẩy luôn được thực hiện theo các kế hoạch đã lập sẵn. Nhà
máy sản xuất của công ty luôn có những ràng buộc cụ thể đối với nhà máy, phân bổ thời
gian đệm về nguồn lực thắt chặt và phân công ưu tiên cho từng thứ tự công việc.

- Tại Heineken Zoeterwoude, quá trình lập kế hoạch được thực hiện trước một tuần so với
sản xuất thực và kế hoạch kinh doanh từ tiến hành giảm giá được sửa đổi hàng quý. Sau
đó công ty tiến hành chiến lược cung ứng “đẩy” sản xuất sản phẩm. - Tại thị trường Hoa
Kỳ, Heineken đã sử dụng dự báo hợp tác và công nghệ liên quan để cắt giảm thời gian
chu kỳ đặt hàng từ 12 tuần xuống còn 4 hoặc 5 tuần. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung
ứng là hướng đến sản phẩm tươi hơn và khách hàng hài lòng hơn.

- Tại Heineken, các nhà phân phối nhập các khuyến nghị dự báo và đơn đặt hàng bổ sung
vào các trang con của riêng họ trong hệ thống lập kế hoạch, được gọi là HOPS (Hệ thống
lập kế hoạch hoạt động của Heineken), lên đến tổng thời gian kế hoạch theo từng giai
đoạn cho các đơn đặt hàng bổ sung. Các nhà phân phối có thể thực hiện các thay đổi đối
với kế hoạch khi điều kiện địa phương thay đổi. Những thay đổi này có sẵn trong thời
gian thực tại nhà máy bia Heineken ở Châu Âu, người sau đó có thể điều chỉnh lịch trình
sản xuất và giao hàng để tương ứng với nhu cầu thực tế.

3.3.2. Chiến lược cung ứng “kéo”

Quy trình sản xuất và phân phối của Heineken được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại,
tự động hóa cao, nhưng trước khi quá trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng có thể
diễn ra, mọi quá trình xử lý đơn hàng phải được phê duyệt thủ công.

- Khi có đơn đặt hàng, bộ phận lập kế hoạch tại Heineken Zoeterwoude, theo mô hình
SCOR sẽ xem xét hai chính sách khác nhau cho ba khách hàng lớn khác nhau. Thứ nhất,
“make-to-stock” cho thị trường Hà Lan và Mỹ. Và thứ hai, “thực hiện theo đơn đặt hàng
” (chính sách kéo). Chính sách này được thực hiện cho các khách hàng đặt các sản phẩm
phẩm tùy chỉnh và cho số lượng ít.

- Khi một lô được bắt đầu sản xuất, một thứ tự quy trình mới sẽ được tạo và khi một lô
kết thúc, thứ tự quy trình sẽ kết thúc. Chính vì như thế, Heineken không cung cấp hàng
loạt các sản phẩm của Ngày nay, nhu cầu thị trường ngày càng có nhiều biến động, người
tiêu dùng đang dần theo xu hướng của lối sống hiện đại, cân bằng, thực tế hơn. Họ có xu
hướng lựa chọn, tiêu dùng những loại đồ uống xanh, không gây hại cho sức khỏe. Nhờ sự
nhanh nhạy và nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như sự thay đổi của thị trường,
Heineken đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới Heineken 0.0 với 0.0% nồng độ cồn. Các sản
phẩm bia không độ cồn và độ cồn thấp chỉ mới xuất hiện những năm gần đây nhưng đã
nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt ở các nước châu Âu, nơi người tiêu
dùng ngày càng có ý thức ăn uống lành mạnh. Vào năm 2019, Heineken ghi nhận sản
lượng bia tiêu thụ tăng 7,7%, mức tăng cao nhất trong một thập kỷ nhờ sự đóng góp lớn
+
của bia Heineken . Thành công của bia Heineken là một sự khích lệ lớn đối với Heineken
vì sản phẩm này chỉ mới tung ra thị trường hồi năm 2016. Hiện nay dù tổng tiêu thụ bia
giảm nhưng riêng phân khúc bia không cồn vẫn tăng trưởng nhanh chóng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận khách hàng không hứng thú với bia không cồn vì cho
rằng nó đã mất đi vị bia ban đầu đặc biệt độ ngọt của bia. mình như các sản phẩm khác
mà chỉ được cung cấp theo đơn đặt hàng của các đại lý

3.4 Chiến lược giá:

Đi ngược với các thương hiệu khác về tư duy cạnh tranh giá, chiến lược marketing của
Heineken luôn muốn hướng khách hàng của mình nhận thức về thương hiệu bia cao cấp
về chất lượng. Hiện nay, giá bán lẻ 1 lon bia Heineken 330ml trên thị trường Việt đang là
16.000 đồng. Đây là một phần trong chiến lược marketing của Heineken đã được tính
toán rất kỹ lưỡng, hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường Việt Nam. Tuy con
số này cao hơn nhiều so với các dòng bia khác nhưng Heineken vẫn đang được thị trường
Việt đón nhận với lượng tiêu thụ không hề nhỏ. Vì vậy mà doanh thu của Heineken tại
Việt Nam tăng trưởng rất ổn định trong nhiều năm.

Heineken áp dụng chiến lược chuỗi chiến lược giá linh hoạt, phù hợp với từng sản phẩm,
kênh phân phối và khu vực. Chiến lược này giúp Heineken tối ưu hóa lợi nhuận, gia tăng
thị phần và duy trì vị thế thương hiệu cao cấp trên thị trường.

Một số chiến lược về giá của Heineken như sau:

3.4.1 Định vị giá cao cấp:

Heineken định vị thương hiệu bia cao cấp, hướng đến khách hàng có thu nhập trung bình
khá trở lên. Giá bán cao hơn so với các thương hiệu bia phổ thông khác trên thị trường.

Đa số khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến là doanh nhân hay nhân viên văn
phòng. Vì vậy, lựa chọn Heineken xuất hiện trong các bữa tiệc được xem là minh chứng
cho phong cách và gu thưởng thức bia đẳng cấp, sang trọng, biểu hiện cho địa vị xã hội
của người uống bia Heineken.

3.4.2 Chiến lược định giá Premium:

Chiến lược định giá Premium là chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Với chiến lược
này, doanh nghiệp định giá sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm có giá trị cao,
sang trọng hoặc cao cấp. Định giá Premium tập trung vào giá trị được cảm nhận của sản
phẩm hơn là giá trị thực tế hoặc chi phí sản xuất. Chính vì vậy, để có thể tạo sự khác biệt
với đối thủ, cũng như nâng cao nhận thức về hình ảnh cũng như giá trị của mình,
Heineken đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm Premium

3.4.3 Chiến lược giá thâm nhập:


+
Với các sản phẩm bia lon, chai dung tích nhỏ, Heineken áp dụng chiến lược giá thâm
nhập để thu hút khách hàng mới, gia tăng thị phần. Mức giá cạnh tranh giúp tiếp cận
nhiều đối tượng khách hàng hơn.

3.4.4 Chiến lược giá theo kênh phân phối:

Heineken áp dụng chiến lược giá khác nhau cho các kênh phân phối khác nhau. Ví dụ,
giá bán tại nhà hàng, quán bar cao hơn so với giá bán tại cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

3.4.5 Chiến lược giá theo khu vực:

Heineken áp dụng chiến lược giá theo khu vực để phù hợp với điều kiện kinh tế và mức
sống của người dân tại từng khu vực. Ví dụ, giá bán tại các thành phố lớn cao hơn so với
giá bán tại các khu vực nông thôn.

3.4.6 Chiến lược khuyến mãi:

Heineken triển khai chương trình thẻ tích điểm cho khách hàng bằng các thẻ khách hàng
thân thiết cho phép khách hàng đổi điểm để đổi lấy sản phẩm hoặc các quà tặng hấp dẫn
khác theo hướng dẫn của công ty.

Mỗi giao dịch mua hàng được Heineken đưa vào thẻ khách hàng thân thiết và được cộng
điểm theo giá trị tiền của sản phẩm. Thẻ này khách hàng có thể mua hoặc được Heineken
tặng kèm khi mua hàng có giá trị cao.

3.4.7 Phân tích hiệu quả:

Chiến lược chuỗi chiến lược giá của Heineken đã mang lại hiệu quả cao, giúp thương
hiệu duy trì vị trí dẫn đầu thị trường bia cao cấp tại Việt Nam.

3.5 Chiến lược thị trường:

3.5.1. Mở rộng hệ thống phân phối đến các kênh bán lẻ, nhà hàng, quán bar…

- Công ty hoạt động thông qua các phân khúc địa lý như Châu Á Thái Bình Dương, Châu
Phi, Trung Đông và Đông Âu, Châu Mỹ, Châu Âu. Dưới thương hiệu Heineken, Tập
đoàn có danh mục hơn 300 loại bia & rượu địa phương.

- Các thương hiệu của tập đoàn được khách hàng mua và tiêu thụ tại các nhà hàng, quán
bar và nhà bán lẻ trên toàn cầu.

- Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Heineken đã len lỏi khắp các hàng quán,
siêu thị, các đại lý… Từ đó mà người dùng Việt tiếp cận được Heineken một cách dễ
dàng hơn.

3.5.2. Kết hợp với marketing nhằm quản bá sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ khắp

Heineken sản xuất quảng cáo trên TV. Các quảng cáo truyền hình của Heineken nêu bật
+
những lợi ích chức năng của sản phẩm nhưng có sức hấp dẫn về mặt cảm xúc đối với mọi
người.
- Ngoài ra, Heineken cũng chú trọng vào tài trợ cho các giải đấu thể thao lớn mang tầm
quốc tế như: UEFA Champions League hay Rugby World Cup… Không chỉ dừng lại ở
đó, chiến lược PR của hãng còn tấn công vào các lĩnh vực khác như: âm nhạc, điện ảnh
hay các hoạt động nghệ thuật khác.

3.6 Ưu điêm và nhược điểm của chuỗi cung ứng Heineken


3.6.1 Ưu điểm
Ngày càng tinh gọn, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Thông qua ứng
dụng công nghệ, chuỗi cung ứng triển khai được nhiều chương trình mới, kết hợp chặt
chẽ với bộ phận kinh doanh. Từ đó, các bộ phận tiếp cận hiệu quả thông số dự báo nhu
cầu thị trường, lên kế hoạch sản xuất, lưu chuyển vỏ chai, két bia, nguyên vật liệu sản
xuất và thành phẩm.
Việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong 30 năm hoạt động tại Việt Nam HEINEKEN đã
dày công xây dựng chuỗi cung ứng, thực hiện cam kết tăng cường thu mua nguyên liệu
liệu bao bì từ nguồn cung ứng nội địa. Hiện chuỗi cung ứng bao bì của Công ty đạt tới
99% từ nguồn cung nội địa, tạo giá trị kinh tế gần 5.700 tỷ đồng/năm. Thông qua các mối
quan hệ, kinh nghiệm, chuyên môn và quy mô hoạt động của họ, các trung gian thường
cung cấp cho công ty nhiều hơn những gì nó có thể đạt được.
HEINEKEN đã xem xét các yếu tố quan tọng cốt lõi để thực hiện GSCM. Việc thực hiện
các yếu tố này nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự chậm trễ hoặc gián đoạn của
chuỗi cung ứng, từ đó bảo vệ hình ảnh thương hiệu của công ty. Một số yếu tố này đã
được nhìn nhận và hình dung từ quan điểm của các tác giả khác nhau cũng như của
Heineken với tư cách là một nhà sản xuất bia. Các yếu tố đã được xếp hạng phù hợp với
mức độ phù hợp với công ty vì một số yếu tố quan trọng hơn những yếu tố khác.
3.6.2Nhược Điểm
Đầu tiên là, thiếu khả năng hiển thị, bản chất chung của thị trường tiêu dùng đã có tác
động đáng chú ý đến chuỗi cung ứng. Ví dụ, trong khi các quán bar và nhà hàng có thể
cần thùng hoặc thùng, bia cần được đóng chai, đóng gói và dán nhãn thích hợp cho các kệ
bán lẻ. Sự chênh lệch trong phân phối này có thể dẫn đến sự phức tạp đáng kể trong các
quy trình, cản trở khả năng hiển thị tổng thể từ đầu đến cuối của hàng hóa.
+
Thứ hai là, vẫn còn khoảng trống thông tin trong kiểm soát dữ liệu của công ty.Độ chính
xác của dữ liệu là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ chuỗi cung ứng vững chắc nào, nhưng
nếu không có cơ sở hạ tầng phù hợp, luôn có nguy cơ xuất hiện lỗ hổng trong hệ thống.
Điều này có thể là do hệ thống cũ hoặc quy trình thủ công có thể dẫn đến lỗi đầu vào.
Khai thác công nghệ phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo những khoảng trống nàyđược
bịt kín, cho phép dòng thông tin liên tục từ đầu đến cuối.

Thứ ba là, gia tăng cạnh tranh làm cho bộ máy cung ứng của công ty hoạt động kém linh
hoạt.Sự gia tăng phổ biến của các sản phẩm thời đại mới như microbrews, bia thủ công
và bia không cồn đặc biệt đã tạo ra một loạt các yêu cầu khác nhau và đa dạng hơn cho
các công ty. Điều này có thể khiến việc hợp nhất các quy trình hậu cần trong một thị
trường cạnh tranh cao trở nên khó khăn hơn nhiều, dẫn đến sự kém hiệu quả trong thiết
lập tổng thể, đồng thời làm tăng chi phí ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng của
Heineken, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng và
nâng cao hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Heineken.

- Đầu tiên, đối với chiến lược sử dụng vật liệu đóng gói có thể trả lại (Returnable
Packing Materials) của Heineken.
Khuyến nghị dành cho Heineken là nên triển khai lắp đặt các hệ thống cổng RFID (Radio
Frequency Identification) để đo thời gian chu kỳ thùng thực tế. Việc có dữ liệu thời gian
thực và đáng tin cậy cho phép Heineken đưa ra các quyết định dựa trên thực tế chứ không
chỉ dựa trên các giả định đồng thời nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận dữ liệu
tốt hơn cho các bộ phận lập kế hoạch và các bên liên quan khác.

- Bên cạnh đó, các nhà quản lý Heineken nên điều tra thêm về mức tồn kho tối ưu tại
các địa điểm trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu tại nhà máy bia, đồng thời
ngăn ngừa tình trạng hết hàng.
Một hệ thống thông tin tập trung chứa các mức tồn kho, đơn đặt hàng, dữ liệu vận chuyển
theo thời gian thực sẽ giúp cung cấp điều này. Khi có thông tin thời gian thực, Heineken
có thể bật kiểm soát hàng tồn kho và hậu cần RPM. Đồng thời, khi sử dụng mô hình mô
phỏng, mức tồn kho tối ưu có thể được xác định, nhằm tránh xảy ra trường hợp sản xuất
quá mức dẫn đến tồn kho, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp,
và bia không phải là mặt hàng thiết yếu bắt buộc.
+
- Một vấn đề quan trọng không kém trong quá trình sản xuất đó là hoạt động của máy
móc.
Heineken cần tập trung nhiều hơn vào băng tải / dây chuyền. Trên tất cả các dây chuyền
sản xuất, trọng tâm là máy móc. Một số nhóm tập trung vào việc cải thiện hiệu quả của
máy móc. Phần lớn suy nghĩ của các doanh nghiệp bao gồm cả Heineken cho rằng hiệu
suất của dây chuyền sản xuất do tất cả các máy móc. Tuy nhiên, băng tải và bộ đệm cũng
đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của dây chuyền. Đối
với sản phẩm bia chai: Phát triển một mô hình lập trình mục tiêu có khả năng tối ưu hóa
việc phân bổ về cả chi phí và tính bảo mật của nguồn cung. Đối với Heineken, ba khía
cạnh của nguồn cung cấp rất quan trọng: chi phí, chất lượng và an ninh. Chất lượng của
chai và quá trình sản xuất được bảo vệ bởi các quy định và kiểm toán. Tuy nhiên, quy
trình sản xuất rất phức tạp và đôi khi không thể tránh khỏi sự gián đoạn. Những gián
đoạn này có thể có tác động nghiêm trọng đến việc phân phối chai và do đó, việc đảm
bảo nguồn cung và chi phí được coi là những mục tiêu quan trọng nhất trong quá trình
phân phối. Các biện pháp phải được tích hợp sẵn trong việc phân bổ, để đảm bảo cung
cấp đủ vào những thời điểm gián đoạn.

- Vấn đề cuối cùng và cũng quan trọng hơn cả là sự sáng tạo xu hướng.
Heineken nên tích cực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng
bây thời nay. Đặc biệt, sản xuất những sản phẩm phân khúc cao cấp theo những yêu cầu
đặc biệt của một bộ phận khách hàng. Và sử dụng các loại chai nhựa theo hướng tuần
hoàn xanh để công ty có thể sớm đạt được những mục tiêu trung hòa cacbon. Ngoài ra,
các công ty vận hành địa phương của HEINEKEN hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ
của mình để giảm lượng khí thải. Để từ đó hoàn thiện hơn về chuỗi cung ứng xanh của
công ty.
+

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng Heineken đã tạo một dấu ấn riêng biệt cho dòng
bia của mình và thực hiện rất tốt các chiến lược cung ứng “đẩy” và cung ứng “kéo” trong việc quản trị
chuỗi cung ứng sản phẩm. Hoạt động chuỗi cung ứng đã giúp Heineken liên kết giữa các nhà cung cấp,
đối tác, khách hàng một cách chặt chẽ. Không những vậy, nhờ có sự liên kết chặt chẽ này mà từ đó công
ty có thể dự báo cũng như nắm bắt chính xác những nhu cầu phức tạp của người tiêu dùng để đề ra các
chiến lược hợp lý cho từng thời kỳ. Trong tương lai, vấn đề cạnh tranh sẽ gay gắt hơn rất nhiều, nhu cầu
của khách hàng cũng luôn biến động. Chính vì vậy để thành công, công ty cần phải có bước đi thích hợp
hơn trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động cung ứng của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like