You are on page 1of 9

Nhóm 3

1. Lê Ngọc Trâm_2121001789

2. Dương Thụy Phương Anh_ 2121006991

3. Nguyễn Thị Kim Huệ_ 2121006858

4. Võ Thị Thảo Linh_ 2121006649

5. Châu Thị Thanh Ngân_ 2121007131

6. Vó Thị Kim Liên_ 2121007081

BIA HEINEKEN - NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM VŨNG


TÀU

Tổng quan Về Heineken Việt Nam

Năm 2021 đánh dấu 30 năm hình thành và phát triển của Heineken Việt Nam – đối
tác liên doanh với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), với những dấu ấn và
thành tựu đáng tự hào. Khởi đầu từ nhà máy đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào
năm 1991, đến nay Heineken Việt Nam vận hành 6 nhà máy với 3.500 nhân viên trên
khắp Việt Nam.

Con người là yếu tố trung tâm trong hành trình phát triển của Heineken tại Việt
Nam. Thương hiệu bia này đã và đang tạo ra 183.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị,
đóng góp tương đương 0,9% vào tổng GDP quốc gia.

Là một công ty không ngừng đổi mới sáng tạo, Heineken Việt Nam kết hợp kinh
nghiệm quốc tế với những bí quyết và hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam để mang
đến cho người tiêu dùng Việt danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với những nhu cầu,
sở thích và thời điểm thưởng thức khác nhau.
Tại Việt Nam, Heineken sản xuất và phân phối các nhãn hiệu Heineken®, Tiger,
Larue, BIVINA, Bia Việt và Strongbow; trong đó có những sản phẩm được sáng tạo bởi
chính các chuyên gia nấu bia Việt Nam, dành riêng cho người yêu bia trên khắp Việt
Nam như Bia Việt – nhãn hiệu mới nhất trong danh mục sản phẩm của hãng bia này.

Kinh doanh bền vững và có trách nhiệm là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Heineken Việt Nam. Điều này thể hiện qua cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn” ngay
từ ngày đầu thành lập. Heineken Việt Nam đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) vinh danh trong TOP 3 Doanh nghiệp Sản xuất Bền vững nhất Việt
Nam 5 năm liên tiếp (2016 – 2020).

Hiện thương hiệu này sử dụng 56% năng lượng tái tạo tại các nhà máy; và tái sử
dụng hoặc tái chế đến 99% rác thải và phụ phẩm. Heineken cũng là doanh nghiệp tiên
phong trong việc truyền thông uống có trách nhiệm và giải quyết vấn đề lái xe sau khi
uống rượu bia tại Việt Nam. Năm 2020, Heineken Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm
Heineken® 0.0 để đồng hành cùng những nỗ lực của chính phủ trong các hoạt động này.
Nhà máy Vũng Tàu của Heineken có định hướng rõ ràng cho phát triển xanh và
bền vững. Trên tổng diện tích 40 hecta của nhà máy, hơn 10 hecta (27%) được quy
hoạch cho cây trồng và không gian xanh.

Heineken Việt Nam Vũng Tàu là vận hành bằng 100% năng lượng tái tạo. Cụ thể,
toàn bộ nhiệt năng sử dụng ở khâu nấu bia được cung cấp từ nguồn nguyên liệu sinh khối
với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, mùn cưa, bã hèm và men
thừa được tái sử dụng làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi. Các nguyên vật liệu khác
như thủy tinh, bìa các-tông, nhôm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế. Đồng
thời, 100% điện năng sử dụng trong quá trình sản xuất được thông qua bởi Chứng chỉ
thuộc tính năng lượng (EACs) từ các nhà cung cấp được chứng nhận, HEINEKEN Việt
Nam tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn.

ll. Phân tích thị trường mục tiêu của Heineken

Hiện nay, thị trường bia ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở phân khúc bình dân, và
phổ thông. Hiểu được điều này, Heineken cho rằng cần phải tìm “sân chơi” riêng của
mình để tạo lợi thế cạnh tranh, khi mà ngành bia tại Việt Nam đã có quá nhiều thương
hiệu gia nhập.

Theo số liệu của Euromonitor, hơn 80% thị phần toàn thị trường bia Việt Nam hiện
nằm trong tay của 3 doanh nghiệp là Sabeco, VBL (nay là Heineken) và Habeco.

Trong đó riêng Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) chiếm hơn 40% thị phần. Nếu như Sabeco vẫn là vua của phân khúc phổ thông
thì Heineken vẫn dẫn đầu ở phân khúc cao cấp.

Vì vậy, đối tượng mục tiêu mà Heineken muốn nhắm đến là những người có thu
nhập cao so với mặt bằng chung của xã hội. Họ là doanh nhân, là những người thành đạt,
có địa vị trong xã hội, và họ chủ yếu sống tại khu đô thị, những thành phố lớn như Hà
Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh…

Bố trí nguồn lực


Nhà máy bia Heineken Việt Nam Vũng Tàu có rất ít công nhân vận hành máy móc,
thay vào đó là nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến. Phần lớn các bước trong quy trình sản
xuất bia – từ nhập nguyên liệu, nấu, lên men và lọc bia đều được tự động hóa. Khu vực
đóng gói chỉ có 5 kỹ thuật viên cho mỗi hai dây chuyền tốc độ đạt đến 130.000 lon/giờ.
Với tổng cộng 4 dây chuyền đóng lon, nhà máy Vũng Tàu có thể xuất xưởng 12 triệu lon
bia/ngày. Đây là dây chuyền đóng lon nhanh nhất trong tất cả các nhà máy bia Heineken
trên toàn thế giới. Tạo ra khối sản phẩm không lồ nhưng toàn bộ nhà máy chỉ cần dùng
hơn

Loại hình sản xuất:

Loại quy trình sản xuất phù hợp với sản phẩm là quy trình sản xuất liên tục vì:

Sản xuất liên tục là một quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một
khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Thiết bị được lắp đặt
theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng.

Trong dạng sản xuất này, máy móc thiết bị và các tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ
để sản xuất một loại sản phẩm vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt. Để hạn
chế sự tồn ứ chế phẩm và khơi thông dòng chuyển sản phẩm trong nội bộ quá trình sản
xuất, cân bằng năng suất trên các thiết bị và các công đoạn sản xuất phải được tiến hành
một cách thận trọng và chu đáo. Dạng sản xuất liên tục thường đi cùng với tự động hoá
quá trình vận chuyển nội bộ bằng hệ thống vận chuyển hàng hoá tự động. Tự động hoá
nhằm đạt được một giá thành sản phẩm thấp, một mức chất lượng cao và ổn định, mức
tồn đọng chế phẩm thấp và dòng luân chuyển sản phẩm nhanh.

Quá trình sản xuất bia Heineken gắn liền với tự động hóa quá trình vận chuyển nội
bộ bằng hệ thống vận chuyển hàng hóa tự động: Heineken cũng tuân thủ nghiêm ngặt tiêu
chuẩn quản lý chất lượng bia tại khâu bảo quản và vận chuyển. Những tiêu chuẩn bảo
quản và vận chuyển không chỉ áp dụng tại kho thành phẩm của nhà máy mà còn được
tuân thủ và kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống quản lý kho vận tại các nhà phân phối, đại lý
nhằm bảo đảm chất lượng bia tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.
Quá trình sản xuất bia Heineken mang tính ổn định và chất lượng cao: Toàn bộ hệ
thống đóng bao bì hoàn toàn tự động với các máy móc, thiết bị hiện đại và công nghệ tiên
tiến nhất, từ khâu tách chai rỗng ra khỏi két đưa vào máy rửa chai, rửa bên trong và bên
ngoài, kiểm tra quy cách chai cũng như dây chuyền lon, máy tách lon rỗng lên dây
chuyền để tráng lon. Các chai/lon đạt yêu cầu được đưa đến máy chiết chai, chiết lon,
đóng nắp, hệ thống thanh trùng, máy dán nhãn. Từng công đoạn luôn có máy kiểm tra
dung lượng, trọng lượng; mực bia và bao bì, chỉ lon và chai/lon đạt chuẩn thành phẩm
mới đưa vào đóng két hay thùng carton. Các giai đoạn hoàn toàn tự động và được kiểm
soát nghiêm ngặt, bảo đảm các yêu cầu về quản lý chất lượng.

Bố trí mặt bằng

Vì loại hình sản xuất là sản xuất liên tục nên cần đầu tư lớn về nhà xưởng, trang
thiết bị ban đầu, nhà kho. Vì vậy, Heineken quyết định xây dựng, thiết kế mặt bằng theo
nhóm thiết bị cải tạo.
Công nghệ

Heineken hiện là một trong những công ty tiêu dùng nhanh (FMCG) đầu tư nghiêm
túc vào chiến lược chuyển đổi số. Đơn vị ứng dụng công nghệ vào toàn bộ chuỗi giá trị,
từ khâu sản xuất đến giai đoạn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Toàn bộ nhà máy Heineken Việt Nam đều sử dụng các giải pháp công nghệ tối ưu
quy trình đầu cuối (end-to-end), IoT (Internet of Things)và AI (Artificial Intelligence).

Trong đó, AI (trí tuệ nhân tạo) và Machine Learning được xây dựng nhằm giải bài
toán dự đoán thời gian, thông báo cho các bộ phận liên quan về việc bảo hành máy móc
(pit-stop-loss) từ đó ngăn chặn rủi ro, ảnh hưởng vận hành sản xuất.

Yếu tố phù hợp với quy trình thiết kế sản phẩm/ dịch vụ

Yếu tố truyền thống: Trong mắt người tiêu dùng, Heineken đã quá quen thuộc với
kiểu dáng cao thon cổ điển, màu xanh lá đặc trưng và hình ảnh ngôi sao đỏ không thể
nhầm lẫn. Tạo nên thiết kế bao bì ấn tượng dường như đã trở thành một lợi thế của
Heineken trên thị trường cạnh tranh nhưng đồng thời, đó cũng là một bước đi đầy thử
thách cho tương lai khi thương hiệu có nhu cầu đổi mới thiết kế. Hãy cùng xem Heineken
đã khéo léo thay đổi thiết kế bao bì như thế nào mà vừa làm hài lòng khách hàng vừa đảm
bảo các giá trị cốt lõi của thương hiệu qua bài viết dưới đây. Hình ảnh ngôi sao đỏ cùng
lời cam kết chất lượng hàng đầu với thiết kế bao bì sáng tạo. Bắt gặp trong mọi thiết kế
bao bì, ai cũng dễ dàng nhận ra hình ảnh ngôi sao đỏ của Heineken. Nếu khách hàng đã
quá thân quen với hình ảnh nào đó trên bao bì mà bỗng chốc nó biến mất thì những gì họ
cảm thấy chỉ là sự phản bội chứ không phải là đổi mới. Khách hàng cần thời gian nhất
định để làm quen với những thay đổi. Cho nên, hãy tinh chỉnh từng chi tiết một cách
chậm rãi, đảm bảo các giá trị gắn bó với khách hàng phải được giữ lại, để họ thích nghi
với sự thay đổi và tiếp tục trung thành với thương hiệu.

Yếu tố quan trọng đối với thiết kế công việc

 Đáp ứng được tính tối ưu hóa trong quá trình sản xuất
 Đảm bảo tính liên tục, tránh cho công việc bị trì trệ

Tính thông lệ của công việc:

Tính thông lệ của công việc được thể hiện ở mức độ xuất hiện các công việc.

 Một công việc được gọi là có tính thông lệ cao khi công việc đó có xu hướng xuất
hiện thường xuyên, ổn định trong một khoảng thời gian dài.
 Một công việc được gọi là tính thông lệ thấp khi mà nó xuất hiện không có quy
luật, bất thường, mức độ xuất hiện không thường xuyên, không ổn định.

Dòng công việc:

Dòng công việc trong tổ chức thường chịu ảnh hưởng bởi tính chất, bản chất của
sản phẩm hay dịch vụ. Từ sản phẩm hay dịch vụ sẽ gợi hướng cho nhà quản trị xây dựng
một tiến trình tác nghiệp hiệu quả. Sau khi trình tự công việc được phân định, sự cân đối
giữa các công việc sẽ được thiết lập.

Khả năng của người lao động:


Khả năng của người lao động là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế công việc.
Khi Henry Ford sử dụng dây chuyền sản xuất, ông nhận thấy rằng các công nhân thiếu
vắng kinh nghiệm hoạt động trên các dây chuyền tự động hóa. Vì thế công việc phải được
thiết kế một cách đơn giản và đòi hỏi ít công tác đào tạo.

You might also like