You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
KỸ THUẬT XỬ LÝ KHÍ THẢI
Đề tài: Tính toán thiết kế hệ thống xử lí bụi gỗ,
lưu lượng 10.000 m3/h. Nồng độ bụi 20 g/m3.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt

Thành viên:

1. Nguyễn Nhật Quang 18150046

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


Đồ án xử lý bụi gỗ

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4


ĐẶT VẤN ĐỀ: ..................................................................................................................... 4
Mục tiêu đồ án ...................................................................................................................... 5
Nhiệm vụ đồ án..................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ ........................................................... 6
LÝ THUYẾT ........................................................................................................................ 6
1.1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI ......................................................................... 6
1.1.1. Định nghĩa: ................................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại bụi: ................................................................................................ 6
1.1.3. Tính chất hóa lý của bụi................................................................................ 7
Tính bám dính ....................................................................................................................... 8
1.2. BỤI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GỖ ...................................................... 10
1.2.1. Nhu cầu sử dụng gỗ .................................................................................... 10
1.2.2. Sơ lược về bụi gỗ ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI ........................................................... 15
2.1. PHƯƠNG PHÁP KHÔ ......................................................................................... 15
2.1.1. Buồng lắng bụi ................................................................................................. 15
2.1.2. Xiclon ............................................................................................................... 16
2.1.3. Thiết bị lọc vải .................................................................................................. 17
2.1.4. Thiết bị lắng quán tính ...................................................................................... 18
2.1.5. Thiết bị lá xách ................................................................................................. 18
2.1.6. Thiết bị lọc sợi .................................................................................................. 19
2.1.7. Thiết bị lọc điện. ............................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THẾT BỊ XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
TRONG NHÀ MÁY .......................................................................................................... 21
CHẾ BIẾN GỖ ................................................................................................................... 21
3.1. LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ .............................................. 21
3.1.1. Lựa chọn phương án xử lý................................................................................ 21
3.1.2. Thuyết minh công nghệ: ................................................................................... 23
3.1.3. Sơ đồ nguyên lí các thiết bị .............................................................................. 24

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 2


Đồ án xử lý bụi gỗ

3.2. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ XỬ LÝ .......................................................................... 25


3.2.1. Tính toán xiclon ................................................................................................ 25
3.2.2. Tính toán thiết bị lọc túi vải ............................................................................. 31
3.3. TÍNH ỨNG SUẤT CỦA THIẾT BỊ ..................................................................... 38
3.3.1. Chọn vật liệu ............................................................................................... 38
3.3.2. Xiclon.......................................................................................................... 39
3.3.3. Lọc túi vải ................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG – VẬN HÀNH ....................................................................... 48
4.1. ỨNG DỤNG ......................................................................................................... 48
4.2. VẬN HÀNH ......................................................................................................... 48
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 51

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 3


Đồ án xử lý bụi gỗ

PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm gần đây, chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc
của nền kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nền công nghiệp hiện nay đã đạt
đến trình độ cao, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cùng với sự phát triển ấy, mức sống
của con người cũng được nâng cao và nhu cầu của con người cũng thay đổi. Tuy nhiên, hệ
quả của sự phát triển ấy là một loạt các vấn đề về môi trường như Trái Đất nóng lên, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, mực nước biển dâng hay biến đổi khí hậu,… Trước
thực trạng ấy con người đã có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức về mối quan hệ giữa “phát
triển kinh tế” và “bảo vệ môi trường”. Vấn đề “phát triển bền vững” đã không còn xa lạ và
đây là mối quan tâm không của riêng ai đặc biệt là các nước đang trên đà phát triển như
Việt Nam chúng ta.
Ngày nay ô nhiễm không khí đang là một vấn đề đáng quan tâm của Việt Nam cũng
như toàn thế giới. “Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến dổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn (do bụi)”. Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, số lượng
các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng, ngày càng nhiều bệnh tật ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí như các
bệnh về da, mắt,… đặc biệt là đường hô hấp. Vì vậy việc xử lý bụi và khí thải trong quá
trình sản xuất là điều tất yếu phải có trong các khu công nghiệp, nhà máy,…để bảo vệ môi
trường không khí.
Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, cuộc sống người dân ngày càng được nâng
cao. Từ các sản phẩm tự nhiên như tre, nứa, gỗ, cói,…người ta có thể tạo ra các sản phẩm
bắt mắt và rất tiện lợi, hữu ích, để sử dụng, trang trí trong gia đình, trường học, bệnh viện,…
Tuy nhiên trong quá trình tạo ra các sản phẩm đó gây ra không ít bụi xả thải vào không khí,
đặc biệt khi sử dụng các vật liệu làm từ gỗ. Trong quá trình chế biến gỗ tạo ra rất nhiều bụi
với các kích thước khác nhau gây ảnh hưởng không nhỏ đến công nhân làm việc cũng như
khu vực dân cư xung quanh. Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi trong nhà máy
trước khi thải ra môi trường không khí là hết sức cần thiết.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 4


Đồ án xử lý bụi gỗ

Mục tiêu đồ án
- Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý bụi gỗ bằng xiclon và túi vải.

Nhiệm vụ đồ án
- Quy hoạch mặt bằng nhà máy và hệ thống xừ lý bụi
- Xác định nguồn ô nhiễm trong nhà máy chế biến gỗ.
- Các phương pháp xử lý bụi.
- Lựa chọn thiết bị và tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi cho nhà máy.
- Tính toán kinh tế cho hệ thống xử lý.
- Vẽ sơ đồ công nghệ xử lý bụi.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 5


Đồ án xử lý bụi gỗ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ


LÝ THUYẾT

1.1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI


1.1.1. Định nghĩa:

Bụi là tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng
bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói,mù.

Bụi bay có kích thước từ (0,001÷10)µm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được
nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo
định luật stoke. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô
hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh (Silicose) do hít thở phải không khí có chứa
bụi bioxit silic lâu ngày.

Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10µm, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật
Newton với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt,
gây nhiễm trùng, gây dị ứng…

1.1.2. Phân loại bụi:


- Theo nguồn gốc:
+Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên ( bụi do động đất, núi lửa…)
+Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…)
+Bụi động vật (len, lông, tóc…)
+Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su, cement…)
+Bụi kim loại (sắt, đồng, chì…)
+Bụi hỗn hợp (do mài, đúc…)
- Theo kích thước hạt bụi:
+Khi D > 10µm : gọi là bụi;
+Khi D = (0,01 ÷ 0,1) µm : gọi là sương mù;
+Khi D < 0,1 µm : gọi đó là khói

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 6


Đồ án xử lý bụi gỗ

Với loại bụi có kích thước nhỏ hơn 0,1 µm (khói) khi hít thở phải không được giữ
trong lại trong phế nang của phổi, bụi từ (0,1 ÷ 5) µm ở lại phổi chiếm (80 ÷ 90)%,
bụi từ (5 ÷10) µm khi hít vào lại được đào thải ra khỏi phổi, còn với bụi lớn hơn 10
µm thường đọng lại ở mũi.
- Theo tác hại:
+ Bụi nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen)
+ Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban… (bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh
dầu gỗ…);
+ Bụi gây ung thư (bụi quặng, crom, các chất phóng xạ…)
+ Bụi xơ hóa phổi (thạch anh, quặng amiang…

1.1.3. Tính chất hóa lý của bụi

Độ tin cậy và hiệu quả làm việc của hệ thống lọc bụi phụ thuộc đáng kể vào các tính
chất lý – hóa của bụi và các thông số của dòng khí mang bụi.

Sau đây sẽ trình bày sơ lược các tính chất lý – hóa cơ bản của bụi ảnh hưởng đến quá
trình hoạt động của hệ thống lọc và là cơ sở để chọn thiết bị lọc.

Mật độ

Mật độ đổ đống (khác với mật độ thực) có tính đến các khe chứa không khí giữa các
hạt. Mật độ đổ đống dùng để xác định thể tích bụi chiếm chỗ trong bunke chứa bụi. Khi
tăng các hạt cùng kích thước mật độ đổ đông giảm do thể tích tương đối của các lớp
không khí tăng. Khi nén chặt, mật độ đổ đống tăng 1,2 ÷ 1,5 lần (so với khí mới đổ
đống).

Mật độ không thực là tỷ số khối lượng các hạt và thể tích mà hạt chiếm chỗ, bao gồm
các lỗ nhỏ, các khe hổng và không đều. Các hạt nguyên khối, phẳng và các hạt ban đầu
có mật độ không thực trong thực tế trùng với mật độ thực. Những hạt như thế dễ lọc
trong thiết bị lọc quán tính hơn so với thiết bị lọc lỗ rỗng do khối lượng bằng khối lượng
thực nên chúng ít bị tác dụng lôi kéo của không khí sạch thoát ra từ thiết bị lọc. Trái lại

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 7


Đồ án xử lý bụi gỗ

các hạt có mật độ không thực thấp dễ lọc trong các thiết bị lọc như ống vải, bằng vật
liệu xốp vì chúng dễ bị nước hoặc vải lọc giữ lại.

Mật độ không thực thường có trị số nhỏ hơn so với mật độ thực thường thấy ở bụi có
xu hướng đông tụ hay thiêu kết, ví dụ: mồ hóng, oxit của các kim loại màu…

Kích thước hạt có thể được đặc trưng bằng vận tốc treo (vt, m/s) – là vận tốc rơi tự do
của hạt trong không khí không chuyển động.

Tính bám dính

Tính bám dính của hạt xác định xu hướng kết dính của chúng. Độ kết dính của hạt tăng
có thể làm cho thiết bị lọc bị nghẽn do sản phẩm lọc.

Kích thước hạt càng nhỏ thì chúng càng dễ bám vào bề mặt thiết bị. Bụi có (60 ÷ 70)%
hạt có đường kính nhỏ hơn 10 µm được coi như bụi kết dính (mặc dầu các hạt kích
thước lớn hơn 10 µm mang tính tản rời cao)

Tính mài mòn

Tính mài mòn của bụi đặc trưng cho cường độ mài mòn kim loại ở vận tốc như nhau cả
khí và nồng độ như nhau của bụi. Nó phụ thuộc vào độ cứng, hình dạng, kích thước và
mật độ của hạt. Tính mài mòn của bụi được tính đến khi chọn vận tốc của khí, chiều dày
của thiết bị và đường ống dẫn khí cũng như chọn vật liệu ốp của thiết bị.

Tính thấm

Tính thấm nước có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của thiết bị lọc kiểu ướt, đặc biệt
khi thiết bị làm việc có tuần hoàn. Khi các hạt khó thấm tiếp xúc với bề mặt chất lỏng,
chúng bị bề mặt chất lỏng bao bọc. Ngược lại đối với các hạt dễ thấm chúng không bị
nhúng chìm hay bao phủ bởi các hạt lỏng, mà nổi trên bề mặt nước. Sau khi bề mặt chất
lỏng bao bọc phần lớn các hạt, hiệu quả lọc giảm vì các hạt khi tiếp tục tới gần chất
lỏng, do kết quả của sự va đập đàn hồi với các hạt được nhúng chìm trước đó, chúng có
thể bị đẩy trở lại dòng khí.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 8


Đồ án xử lý bụi gỗ

Các hạt phẳng dễ thấm hơn so với các hạt có bề mặt không đều. Sở dĩ như vậy là do các
hạt có bề mặt không đều hầu hết được bao bọc bởi vỏ khí được hấp thụ cản trở sự thấm.

Theo đặc trưng thấm nước các vật liệu rắn chia thành 3 nhóm:

- Vật liệu lọc nước: dễ thấm nước (canxi, thạch cao, phần lớn silicat và khoáng vật
được oxi hóa, halogennua của kim loại kiềm);

- Vật liệu kị nước: khó thấm nước (grafit, than, lưu huỳnh);

- Vật liệu kị nước tuyệt đối (parafin, nhựa teflon, bitum).

Tính hút ẩm và tính hòa tan

Các tính chất này của bụi được xác định trước hết bởi thành phần hóa học của chúng
cũng như kích thước, hình dạng và độ nhám của bề mặt các hạt bụi. Nhờ tính hút ẩm và
tính hòa tan mà bụi có thể được lọc trong các thiết bị lọc kiểu ướt.

Suất điện trở của lớp bụi

Suất điện trở của lớp bụi phụ thuộc vào tính chất của từng hạt riêng biệt (vào tính dẫn
điện bề mặt và bên trong, vào hình dạng và kích thước của hạt) cũng như cấu trúc của
lớp và các thông số của dòng khí. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị lọc bằng
điện.

Phụ thuộc vào suất điện trở bụi chia thành 3 nhóm như sau:

- Bụi thuộc nhóm suất điện trở thấp: có suất điện trở của lớp dưới 104.cm

- Bụi thuộc nhóm suất điện trở trung bình: có suất điện trở của lớp từ 104 ÷1010.cm.

- Bụi thuộc nhóm suất điện trở cao: có suất điện trở của lớp lớn hơn 1010 ÷1013.cm.

Tính mang điện

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 9


Đồ án xử lý bụi gỗ

Tính mang điện (còn gọi là tính được nạp điện) của bụi ảnh hưởng đến trạng thái của
bụi trong đường ống và hiệu xuất của bụi (đối với thiết bị lọc bằng điện, thiết bị lọc kiểu
ướt…). Ngoài ra tính mang điện còn ảnh hưởng đến an toàn cháy nổ và tính dính bám
của bụi.

Tính cháy nổ

Bụi cháy được do bề mặt tiếp xúc với oxi trong không khí phát triển mạnh (1 m2/g) có
khả năng tự bốc cháy và tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Cường độ nổ của bụi phụ
thuộc vào tính chất hóa học và tính chất nhiệt của bụi, vào kích thước và hình dạng của
các hạt, nồng độ của chúng trong không khí, vào độ ẩm và thành phần của khí, kích
thước và nhiệt độ của nguồn cháy và vào hàm lượng tương đối của bụi trơ.

1.2. BỤI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GỖ


1.2.1. Nhu cầu sử dụng gỗ
Trong cuộc sống hiện đại người sử dụng đòi hỏi đồ gỗ trong nhà phải có nhiều tính
năng, dễ bảo quản. Do diện tích nhà thường bị hạn chế nên sự tận dụng diện tích là quan
trọng. Chính vì thế một cái tủ trong phòng phải có khả năng chứa nhiều loại đồ hơn, đòi
hỏi sự kết hợp với các phụ kiện khác. Cùng với sự tiến bộ về công nghệ cho phép thiết
kế bố trí nhiều chức năng hơn trong một diện tích. Ví dụ trong bếp các ngăn chứa được
gắn thêm các kệ inox, kệ này có thể kéo, xoay và trượt để phù hợp với từng loại sản
phẩm.Việc sử dụng gỗ tự nhiên vẫn được ưa chuộng dotruyền thống. Gỗ tự nhiên mang
lại sự cảm nhận thiên nhiên rất thật nên nó được sử dụng ở những không gian giao tiếp,
phòng ngủ.
Sự phong phú về bề mặt gỗ chế biến giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử
dụng, thẩm mỹ phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực
hiện được nhiều ý tưởng mới. Vì thế hiện nay trong công trình nhà ở, hơn 90% đồ nội
thất đều sử dụng loại gỗ công nghiệp.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 10


Đồ án xử lý bụi gỗ

1.2.2. Sơ lược về bụi gỗ


Sơ đồ quy trình công nghệ

Nguyên liệu
gỗ

Cưa, tẩm sấy

Định hình: cưa, bào

Tạo dáng, cưa, bào, tuapi

Mộng: tuapi,
cưa

Chà nhám

Sơn phủ bề mặt

Lắp ghép thành


phẩm

Quy trình công nghệ chế biên gỗ

Mô tả quy trình công nghệ:


Các công đoạn chính trong công nghệ chế biến gỗ, có thể chia thành những phần chính như
sau:
- Công đoạn cưa, tẩm và sấy.
- Công đoạn định hình.
- Công đoạn tạo dáng.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 11


Đồ án xử lý bụi gỗ

- Công đoạn làm mộng


- Công đoạn chà nhám chi tiết hoặc sản phẩm.
- Công đoạn sơn phủ bề mặt các chi tiết.
Nguồn gốc
Đây là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ, vì hiện trong phân
xưởng cũ nồng độ bụi quá cao so với tiêu chuẩn cho phép.
Bụi phát sinh chủ yếu từ công đoạn và quá trình sau:
- Cưa xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc.
- Rọc, xẻ gỗ.
- Khoan, phay, bào.
- Chà nhám, chà nhẵn các chi tiết bề mặt.
Tính chất
Thành phần chủ yếu của bụi gỗ là bụi cơ học. Đó là hỗn hợp các hạt xenlulose với khoảng
thay đổi kích thước rộng.
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về kích thước cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở những
công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, bào, tiện, phay... phần
lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn m. Hệ số phát thải bụi ở các công
đoạn trong công nghệ sản xuất gỗ được thể hiện trong bảng sau:

STT Công đoạn Hệ số ô nhiễm


1 Căt và bốc xếp gỗ 0,187 (kg/tấn gỗ)
2 Gia công chi tiết 0,5 ( kg/tấn gỗ)
3 Chà nhám, đánh bóng 0,05 ( kg/m2)

Nguồn: WHO, 1993

Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng
kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, thường nằm trong khoảng từ (2÷20) m, nên dễ phát tán trong
không khí. Ngòai ra tại các công đọan khác như vận chuyển gỗ, lắp gép... đều phát sinh bụi
tuy nhiên mức độ không đáng kể.
Tải lượng ô nhiễm bụi và chất thải rắn:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 12


Đồ án xử lý bụi gỗ

Nguyên liệu sử Tải lượng ô nhiễm


dụng trong năm trong năm
Kích thước bụi Hệ số ô nhiễm
(tấn) (kg/năm)
Cưa, tẩm sấy 4250 0,187(kg/tấn gỗ) 794,75

Bụi tinh (gia công) 3400 0,5 (kg/tấn gỗ) 1700

Bụi tinh (chà nhám) 12000 m2 0,05 (kg/m2) 600

Tác hại của bụi gỗ


Bụi gỗ có tính chất và kích thước khác nhau nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt
để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người và động thực
vật
Đối với con người
Bụi gỗ sau khi phát tán ra khỏi nhà máy bám vào quần áo mới giặt xong, khi mặc vào sẽ
thấy ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp gây kích ứng da vì trong bụi gỗ có chứa hóa
chất trong quá trình tẩm
Bụi gỗ vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên những
bệnh hô hấp. Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 μm có thể được giữ lại trong phổi.
tuy nhiên nếu các hạt bụi này có đường kính nhỏ hơn 1 μm thì nó được chuyển đi như các
khí trong hệ thống hô hấp. Khi có tác động của các hạt bụi tới mô phổi, đa số xảy ra các hư
hại sau đây
- Viêm phổi: làm tắc nghẽn các phế quản, từ đó làm giảm khả năng phân phối khí.
- Khí thũng phổi: phá hoại các túi phổi từ đó làm giảm khả năng trao đổi khí oxy và
CO2
- Ung thư phổi: phá hoại các mô phổi, từ đó làm tắc nghẽn sự trao đổi giữa máu và
tế bào, làm ảnh hưởng khả năng tuần hoàn của máu trong hệ thống tuần hoàn.Từ đó
kéo theo một số vấn đề đáng lưu ý ở tim, đặc biệt là lớp khí ô nhiễm có nồng độ cao.
Các bệnh khác do bụi gỗ gây ra

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 13


Đồ án xử lý bụi gỗ

- Bệnh ở đường hô hấp: tuỳ theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra các bệnh viêm mũi,
họng khí phế quản khác nhau. Bụi hữu cơ như bông sợi, gai, lanh dính vào niêm mạc
gây viêm phù thủng, tiết nhiều niêm dịch. Bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhọn, ban đầu
thường gây viêm mũi, tiết nhiều niêm dịch làm hít thở khó khăn, lâu ngày có thể teo
mũi, giảm chức năng giữ, lọc bụi, làm bệnh phổi nhiễm bụi dễ phát sinh.
- Bệnh ngoài da: bụi tác động đến các tuyến nhờn làm cho khô da, phát sinh các bệnh
về da.
- Bệnh gây tổn thương mắt: do không có kính phòng hộ, bụi bắn vào mắt gây kích
thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh ra mộng mắt, nhài quạt... Ngoài ra bụi còn
có thể làm giảm thị lực, bỏng giác mạc, thậm chí gây mù mắt.
Ngoài ra bụi gỗ còn gây ảnh hường tới sinh hoạt, gây mất vệ sinh...
Đối với động vật và thực vật:
Bụi còn tác hại đến sự tồn tại và phát triển của động vật và thực vật. Bụi gỗ bám quá nhiều
trên vỏ hoa quả, cây củ là nguyên nhân làm giảm chất lượng của các sản phẩm này, đồng
thời cũng làm tăng chi phí để làm sạch chúng và giảm khả năng quang hợp của cây. Bụi
lắng đọng làm lấp đầy những lỗ khí khổng, bao xung quanh những hạt diệp lục thu ánh sáng
cần cho quá trình quang hợp, tăng khả năng nhiễm bệnh của cây cối thông qua việc làm
giảm sức sống của cây.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 14


Đồ án xử lý bụi gỗ

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI


2.1. PHƯƠNG PHÁP KHÔ
2.1.1. Buồng lắng bụi

Là kiểu thiết bị đơn giản nhất, lợi dụng trọng lực của các hạt bụi khi dòng khí chứa bụi
chuyển động ngang trong thiết bị.

Buồng lắng bụi hoạt động có hiệu quả đối với các hạt có kích thước > 50 m, còn các hạt
bụi có kích thước < 5m thì khả năng thu hồi bằng không.

Ưu điểm:
- Chế tạo đơn giản
- Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị thấp.

Nhược điểm:
- Buồng lắng bụi có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích
- Hiệu suất không cao

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 15


Đồ án xử lý bụi gỗ

2.1.2. Xiclon

Thiết bị xiclon được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp có hiệu quả cao khi kích thước
hạt bụi > 5m. Thu hồi bụi trong xiclon diễn ra dưới tác dụng của lực ly tâm.

Nguyên lý hoạt động: Dòng khí ô nhiễm được đưa vào phần trên của cyclone ống khí dẫn
vào được bố trí với phương tiếp tuyến với cyclone, khí sau khi xử lý thoát ra theo ống phía
trên đặt tại tâm thân trụ khí vào cyclone thực hiện chuyển động xoắn ốc dịch chuyển xuống
dưới và hình thành dòng xoáy ngoài các hạt bụi với tác dụng của lực ly tâm văng vào thành
cyclone. Tiến gần đến đáy cho dòng khí quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình
thành dòng xoắn trong. Các hạt bụi văng đến thành chuyển động xuống dưới nhờ lực đẩy
của dòng xoáy và trọng lực
Ưu điểm:
- Không có phần chuyển động nên tăng độ bền của thiết bị
- Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 5000C)
- Thu hồi bụi ở dạng khô
- Trở lực hầu như cố định và không lớn (250÷1500) N/m2
- Làm việc ở áp suất cao
- Năng suất cao; Rẻ
- Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt xiclon

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 16


Đồ án xử lý bụi gỗ

- Hiệu suất không phụ thuộc sự thay đổi nồng độ bụi


- Chế tạo đơn giản.
Nhược điểm:

- Hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5 m
- Không thể thu hồi bụi kết dính.
2.1.3. Thiết bị lọc vải
Nguyên lý hoạt động: Quá trình lọc bụi trên vải lọc xảy ra theo 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: khi vải lọc còn sạch, các hạt bụi lắng trên các lớp xơ nằm trên bề mặt
sợi và giữa các sợi. Ở giai đoạn này, hiệu suất lọc bụi còn thấp.
- Giai đoạn 2: khi đã có một lớp bụi bám trên bề mặt vải, lớp bụi này trở thành môi
trường lọc bụi thứ 2. Hiệu suất lọc bụi ở giai đoạn này rất cao.
- Giai đoạn 3: sau một thời gian làm việc, lớp bụi bám trên vải sẽ dày lên làm tăng trở
lực của thiết bị, vì vậy phải làm sạch vải lọc. Sau khi làm sạch vải lọc vẫn còn một
lượng lớn bụi nằm giữa các xơ, cho nên trong giai đoạn 3 này hiệu suất lọc vẫn còn
cao.
Vải có thể phục hồi bằng hai phương pháp cơ bản:
- Rung vật liệu lọc (cơ học, khí động học);
- Thổi ngược vật liệu lọc bằng khí sạch hoặc không khí.
Ưu điểm: hiệu suất lọc bụi cao 98÷99%, phù hợp với các loại bụi có đường kính nhỏ.
Nhược điểm:
- Giá thành và chi phí quản lý cao vì đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc, thiết bị rũ
bụi;
- Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 17


Đồ án xử lý bụi gỗ

2.1.4. Thiết bị lắng quán tính

Nguyên lý hoạt động: Khi đột ngột thay đổi chuyển hướng chuyển động của dòng khí, các
hạt bụi dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng cũ và tách ra khỏi
khí, rơi vào bình chứa.
Vận tốc của khí trong thiết bị khoảng 1 m/s, còn ở ống vào khoảng 10 m/s. Hiệu quả xử lý
của thiết bị này dạng này từ 65-80% đối với các hạt bụi có kích thước 25-30 m.

2.1.5. Thiết bị lá xách


Các thiết bị này có dãy lá chắn hoặc các vòng chắn. Khí đi qua mạng chắn, đổi hướng đột
ngột, các hạt bụi do quán tính chuyển động theo hướng cũ tách ra khỏi khí hoặc va đập vào
các tấm phẳng nghiêng, lắng trên đó rồi rơi xuống dòng khí bụi. Kết quả khí được chia
thành hai dòng: Dòng chứa bụi nồng độ cao 10% thể tích được hút qua xiclon để tiếp tục
xử lý, rồi sau đó được trộn với dòng đi qua các tấm chắn (chiếm 90% thể tích). Vận tốc khí
trước mạng chóp phải đủ cao 15m/s để đạt hiệu quả tách bụi quán tính.
➢ Ưu điểm
Hiệu quả lọc bụi cao
Có thể xử lí các bụi có kích thước khá bé

➢ Nhược điểm: Gây mài mòn thiết bị


.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 18


Đồ án xử lý bụi gỗ

2.1.6. Thiết bị lọc sợi


Thành phần lọc của thiết bị lọc dạng này gồm một hoặc nhiều lớp, trong đó có các sợi vải
được phân bố đồng nhất. Trong thiết bị lọc sợi, bụi được thu hồi và tích tụ theo chiều dày
của lớp lọc. vật liệu lọc là các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo có chiều dày từ (0,01 ÷100) m.
Chiều dày của lớp lọc có thể từ vài phần ngàn mét đến 2m (lọc đệm nhiều lớp để sử dụng
lâu dài).

2.1.7. Thiết bị lọc điện.


Trong thiết bị lọc điện, khí được xử lý bụi nhờ tác dụng của lực điện trường.
Nguyên lý hoạt động: Khí thải được thổi qua hai điện cực. Điện cực nối đất được gọi là
điện cực lắng vì bụi chủ yếu được lắng ở điện cực này. Điện cực còn lại được gọi quầng
sáng. Điện cực này được cung cấp dòng điện một chiều có hiệu thế cao, do điện thế cao nên
cường độ điện trường xung quanh lớn và gây ra sự va đập ion mãnh liệt. Dưới tác dụng của
lực điện trường, các ion sẽ chuyển dịch về phía các điện cực trái dấu và tạo nên dòng điện.
Khi thổi khí thải có chứa bụi qua không gian của hai điện cực, các ion sẽ bám dính trên bề
mặt các hạt bụi và hạt bụi trở nên mang điện. Dưới tác dụng của lực điện trường, các hạt
bụi sẽ chuyển dịch tới các điện cực trái dấu. Khi tới các điện cực, các hạt bụi được lắng lại
trên bề mặt điện cực. Theo những khoảng thời gian xác định, tùy thuộc mức độ tích tụ bụi,
người ta rung lắc điện cực hoặc xối nước điện cực rồi thu lấy bụi.
Thiết bị lọc điện có ưu điểm:
- Hiệu suất thu hồi bụi cao, đạt tới 99%;
- Chi phí năng lượng thấp;
- Có thể thu được các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 0,1m và nồng độ bụi từ vài gam
đến 50g/m3;
- Chịu được nhiệt độ cao (nhiệt độ khí thải có thể tới 5000C);
- Làm việc được ở áp suất cao hoặc ở áp suất chân không;
- Có thể tự động hóa điều khiển hoàn toàn.
Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như sau:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 19


Đồ án xử lý bụi gỗ

- Do độ nhạy cao nên khi có sự thay đổi dù nhỏ giữa giá trị thực và giá trị khi tính
toán của các thông số thì hiệu quả thu hồi bụi cũng bị giảm sút nhiều;
- Khi có sự cố cơ học dù nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả thu bụi;
- Không sử dụng được với khí thải có chứa chất dễ nỗ vì thường xuất hiện các tia lửa
điện.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 20


Đồ án xử lý bụi gỗ

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THẾT BỊ XỬ LÝ Ô


NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN GỖ
3.1. LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
3.1.1. Lựa chọn phương án xử lý
Việc lựa chọn phương pháp tối ưu là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc giải quyết ô
nhiễm môi trường không khí nói chung và bụi nói riêng. Làm thế nào vừa giảm được nồng
độ bụi xuống mức thấp nhất dưới mức tiêu chuẩn cho phép, mà lại vừa có hiệu qủa kinh tế
cao, phù hợp với điều kiện của nhà máy.
Phương pháp lựa chọn sẽ dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Thiết bị phù hợp với thành phần, nồng độ và tính chất của hạt bụi.
- Hiệu quả đạt yêu cầu. Dễ dàng lắp đặt, thi công.
- Đạt yêu cầu về mặt kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
- Phù hợp với các yêu cầu khách quan khác.
Qua khảo sát về tính chất của hạt bụi, cũng như các yếu tố như mặt bằng nhà máy… ta đưa
ra phương án xử lý bụi gỗ của nhà máy chế biến gỗ như sau :
Do bụi cần xử lý ở đây là bụi gỗ và ta cần thu hồi bụi gỗ này để làm nguyên nhiên liệu cho
các công đoạn sản xuất khác như sản xuất ván ép, làm chất đốt cho các lò sấy. Mặt khác,
do có lẫn cả bụi tinh và bụi thô … Chính vì vậy ta chọn phương pháp xử lý bụi ở đây là
phương pháp khô, và sơ đồ công nghệ được chọn như hình 3.1:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 21


Đồ án xử lý bụi gỗ

Hình 3.1a: Sơ đồ khối quy trình công nghệ xử lý bụi gỗ

Hệ thống
thu khí

Lọc
Bơm Xyclon túi vải Ống
áp lực khói

Hình 3.1b: Sơ đồ chi tiết quy trình công nghệ

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 22


Đồ án xử lý bụi gỗ

3.1.2. Thuyết minh công nghệ:

Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các
máy công cụ. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút
ly tâm bụi theo hệ thống đường ống dẫn vào Xiclon. Tại xiclon dưới tác dụng của lực
ly tâm các hạt bụi có kích thước lớn sẽ tách khỏi dòng khí và lắng xuống vào phễu
chứa, lượng bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải. Ở thiết bị lọc túi
vải bụi được lọc với hiệu suất khá cao, khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được dẫn ra
ống thải và được thải ra ngoài không khí đáp ứng điều kiện xã thải theo QCVN

❖ Yêu cầu

− Khí thải sau khi đi qua hệ thống xử lý phải đạt tiêu chuẩn về xả thải, nồng
độ bụi ra phải nhỏ hơn nồng độ cho phép dựa vào Quy chuẩn Việt nam 19-2009 về
Bụi và các chất vô cơ để làm mốc so sánh.
− Thiết kế hệ thống phải đảm bảo tiết kiệm tối ưu về kinh tế, đảm bảo thích
hợp với môi trường và khí hậu Việt Nam.

❖Ưu điểm
- Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải
- Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.
- Hiêu suất lọc bụi tương đối cao.
- Không gian lắp đặt nhỏ
- Cấu tạo đơn giản.
❖Nhược điểm
- Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.
- Cần có cơ cấu thổi khí phụ trợ.
- Đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị rũ lọc.
- Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 23


Đồ án xử lý bụi gỗ

3.1.3. Sơ đồ nguyên lí các thiết bị


a/ Sơ đồ nguyên lý của Cyclone

Hình 2.2. Cấu tạo thiết bị Cyclone


Cyclon là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Không khí
vào cyclon sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ.
Xuống tới phần phễu, dòng khí sẽ chuyển động ngược lên trên theo đường xoắn ốc và
qua ống tâm thoát ra ngoài.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 24


Đồ án xử lý bụi gỗ

b/ Sơ đồ nguyên lý của túi vải

Nguyên lý lọc bụi của vải như sau: cho không khí lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc,
ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo
nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp
dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc,
lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Hiệu quả lọc có thể đạt
tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. Sau 1 khoảng thời gian
lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua
và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên
khả năng lọc.

3.2. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ XỬ LÝ


3.2.1. Tính toán xiclon
Do lưu lượng lớn, ta chia nhỏ bằng cách mắc song song 2 cyclone

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 25


Đồ án xử lý bụi gỗ

Tính trên một cyclone:

- Khối lượng riêng của hạt bụi là: b = 1200 kg/m3


𝐿
- Diện tích tiết diện ngang của xiclon: 𝐹 = [ m2 ]
𝑤𝑞

Trong đó:
F: diện tích tiết diện ngang của xiclon [ m2]
L: lưu lượng dòng khí (m3/s)
wq: tốc độ quy ước, thường chọn wq = 2,2 ÷ 2,5 m/s. Chọn wq = 2,5 m/s
10000/2
𝐹= = 0,56 m2
3600×2,5

- Đường kính xiclon:

4𝐿 4×5000
D=√ =√ = 0,84 m
𝜋𝑤 𝜋×2,5×3600

( công thức III.47 Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 1)

- Tốc độ thực tế của khí trong xiclon:


4𝐿 4×1,38
vtt = = = 2,51 m/s
𝜋×𝑁×𝐷 2 𝜋×1×0,842

- Độ sai biệt so với tốc độ tối ưu


𝛥𝑣 |𝑣𝑡𝑡 −𝑣𝑡𝑢 |×100% |2,51−2,5|×100%
= = = 0,4% < 15%
𝑣𝑡𝑢 𝑣𝑡𝑢 2,5

vtt = 2,46 m/s đạt yêu cầu. (Kỹ Thuật Môi Trường, 2001)

Các kích thước chi tiết của xiclon


- Đường kính xiclon D = 0.84m = 840mm
- Ống dẫn khí vào đặt tiếp tuyến với thành thiết bị và mặt cắt có dạng hình chữ nhật chiều
cao h và chiều rộng b. tỉ số thường lấy là k

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 26


Đồ án xử lý bụi gỗ

𝑘 = ℎ/𝑏 = (2/4)
( theo công thức III.26 -sổ tay quá trình thiết bị tập 1)
Do đó
- Chiều cao cửa vào

𝐿 10000/2
ℎ=√ (𝑚) = √ = 0,2m (theo công thức III.27-sổ tay QTTB1)
𝑘×𝑤𝑣 2×20×3600

𝑤𝑣 (m/s) : Vận tốc khí vào xiclon, thường lấy 𝑤𝑣 = 18 ÷ 20 m/s


Chọn 𝑤𝑣 = 20 m/s
Chọn k = 2
Từ đó ta có
ℎ 0,2
- Chiều rộng cửa vào: 𝑏 = = = 0,1 m
𝑘 2

Theo “sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất 1” bảng III.4 – trang 524; dựa vào
đường kính thân xiclon ta tính được như sau: xiclon ЦH-24
m

Đường kính của ống thoát khí ra: d1 = 0,6D = 0,6×0,84= 0,507 m
Chiều dài ống dẫn khí vào:𝑙 = 0,6𝐷 = 0,6 × 0,84 = 0,507 m

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 27


Đồ án xử lý bụi gỗ

Chiều cao ống tâm có mặt bích:ℎ1 = 2,11𝐷 = 2,11 × 0,84 = 1,772 m

Chiều cao phần hình trụ:ℎ2 = 2,11𝐷 = 2,11 × 0,84 = 1,772 m


Chiều cao phần thân hình nón:ℎ3 = 1,75𝐷 = 1,75 × 0,84 = 1,470 m
Chiều cao phần bên ngoài ống tâm:ℎ4 = 0,4𝐷 = 0,4 × 0,84 = 0,336 m
Chiều cao thiết bị xiclon:𝐻 = 4,26𝐷 = 4,26 × 0,84 = 3,578 m
Đường kính trong của cửa tháo bụi:𝑑2 = 0,3 ÷ 0,4𝐷 = 252 ÷ 336 mm . Chọn d2 = 0,3 m
Khoảng cách từ tận cùng xiclon đến mặt bích: ℎ5 = 0,24 ÷ 0,32𝐷 = 202 ÷ 269 mm .
Chọn h5 = 0,25 m

Góc nghiêng giữa nắp và ống vào:  =240

Hệ số trở lực  = 60

Hiệu quả lọc theo cỡ hạt của xiclon


- Số vòng quay lý thuyết:
1 h3 1 1,47
Ne = ×(h2+ ) = × (1,772 + ) = 12,5 𝑣ò𝑛𝑔
ℎ 2 0,2 2

- Đường kính của hạt có hiệu suất xử lí 50%:


9µ𝑏 9×18,87×10−6 ×0,1
dp50=[ ]0,5 = [ ]0,5 = 3,04 × 10−6
2𝜋𝑁𝑒 𝑤𝑞 (𝜌𝑏 −𝜌𝑔 ) 2𝜋×12,5×20×(1200−1,2)

Trong đó:

: hệ số nhớt động học của bụi

387 273 + 𝑡 3/2


𝜇 = 𝜇𝑂 0 𝐶 × ( )
387 + 𝑡 273

−6
387 273 + 35 3/2
= 17,17.10 × ( ) = 18,87.10−6 𝑃𝑎. 𝑠
387 + 35 273
( theo Ô nhiễm không khí và xử lí khí thải tập 2-Trần Ngọc Chấn)
1
- Hiệu suất loại bỏ hạt bụi có kích thước dpj: ηi =
𝑑𝑝50 𝐵
1+( 𝑑 )
𝑝𝑗

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 28


Đồ án xử lý bụi gỗ

Trong đó: B = 2-4, chọn B=3

- Bảng 3.2. Bảng phân cấp cỡ hạt ban đầu của hạt bụi

Đường kính cỡ
<5 5 – 10 10 – 15 15-20 >20 Tổng
hạt , m

Phần trăm khối


15,1 10,5 8,1 14,6 51,7 100
lượng %

Lượng bụi trong


1m3 khí thải, 3020 2100 1620 2920 10340 20000
mg/m3

ηi % 35,74 93,76 98,58 99,48 99,9

H% 5,40 9,84 7,98 14,52 51,65 89,39

Lượng bụi còn lại


sau khi qua 1941 132 24 16 11 2124
xiclon, mg/m3

Lượng bụi còn lại sau khi qua 2 xiclon: 2×20000(mg/m3)×(100% - 89,39%) = 4244 (mg/m3)
Khối lượng bụi thu trong 1 ngày
273
- Khối lượng riêng của khí thải ở 35oC: 𝜌𝑘 = 1,293 × = 1,15 kg/m3
273+35

- Khối lượng riêng của hỗn hợp khí thải ở 35oC: 𝜌ℎℎ = 𝜌𝑏 𝑦1 + (1 − 𝑦1 )𝜌𝑘
Với :
𝐶1
𝑦1 = [%]
𝜌ℎℎ

𝐶1 = 20000 mg/m3
𝜌𝑘 = 1,15 kg/m3

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 29


Đồ án xử lý bụi gỗ

20000×10−6 20000×10−6
Thay vào ta được 𝜌ℎℎ = 1200 × + (1 − ) × 1,15 = 1,36 kg/m3
1,15×100 1,15×100

- Lượng hệ khí vào xiclon 𝐺𝑣 = 𝜌ℎℎ × 𝑄𝑣 = 1,36 × 10000 = 13600kg/h


Trong đó:

hh: khối lượng riêng của hỗn hợp khí thải, [ kg/m3]

Qv: lưu lượng khí vào xiclon, [ m3/h ]


-Nồng độ bụi trong hệ khí đi vào xiclon (% khối lượng)
𝐶𝑣 20000×10−6
𝑦𝑣 = = × 100 = 1,47%
𝜌ℎℎ 1,36

-Nồng độ bụi trong hệ khí ra khỏi xiclon (% khối lượng)


𝑦𝑟 = 𝑦𝑣 (1 − 𝜂 ) = 1,47%(1 − 0,89) = 0,16%
-Lượng hệ khí ra khỏi xiclon
100−𝑦𝑣 100−1,47
𝐺𝑟 = 𝐺𝑣 × = 13600 × = 13422 kg/h
100−𝑦𝑟 100−0,16

-Lượng khí sạch hoàn toàn


100−𝑦𝑣 100−1,47
𝐺𝑠 = 𝐺𝑣 × = 13600 × = 13400 kg/h
100 100

-Lượng bụi thu được


𝐺𝑏 = 𝐺𝑣 − 𝐺𝑟 = 13600 − 13422 = 178 kg/h
-Lưu lượng hệ khí đi ra xiclon
𝐺𝑟 13422
𝑄𝑟 = = = 9869 m3/h
𝜌ℎℎ 1,36

-Năng suất xiclon theo lượng khí sạch hoàn toàn


𝐺𝑠 13400
𝑄𝑠 = = = 11652 m3/h
𝜌𝑘 1,15

-Khối lượng bụi thu được ở xiclon trong 1 ngày ( làm vệc 16 giờ/ngày đêm)
𝑚 = 178 × 16 = 2848 kg/ngày
-Thể tích bụi thu được ở xiclon trong 1 ngày
𝑚 2848
𝑉= = = 2,37 m3/ngày
𝜌𝑏 1200

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 30


Đồ án xử lý bụi gỗ

Tổn thất áp suất trong xiclon


Trở lực của xiclon được xác định theo công thức:
𝑤𝑞2 ×𝜌ℎℎ 2,52 ×1,36
𝛥𝑃 = 𝜉 × = 105 × = 446,25 𝑁/𝑚2 ≈ 45,6 KG/m2
2 2

3.2.2. Tính toán thiết bị lọc túi vải


Lưu lượng khí cần lọc Q = 9869 m3/h

Nồng độ bụi vào thiết bị Cv = 4244 mg/m3

Nhiệt độ khí bụi vào tb = 35oC.

Khối lượng riêng của không khí khô ở 35oC: ρk = 1,15 kg/m3

Khối lượng riêng của bụi ρb = 1200 kg/m3.

Nhiệt a không khí ra tk = 35oC.

Nồng độ bụi ra khỏi thiết bị túi vải theo QCVN 19 – 2009, loại B

CTC = 200 mg/m3 ở điều kiện chuẩn ( 0oC và áp suất bằng 760 mmHg).

Nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí: (Theo QCVN 19 – 2009 )

Cmax = CTC × Kp × Kv

Trong đó:

Cmax: Nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, mg/Nm3.

CTC: Giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm theo QCVN 19 – 2009

Kp: Hệ số theo lưu lượng nguồn thải

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 31


Đồ án xử lý bụi gỗ

Bảng 3.3. Hệ số Kp theo lưu lượng

Lưu lượng nguồn thải (m3/h) Giá trị hệ số Kp

P ≤ 20.000 1

20.000 < P ≤ 100.000 0,9

P > 100.000 0,8

Kv: Hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.

Phân vùng Giá trị hệ số Kv

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I


(1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích
Vùng 1 0,6
lịch sử văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất,
chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách ranh
giới đến khu vực này dưới 02 km.

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); Vùng
ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có
Vùng 2 0,8
khoảng cách đến ranh giới cách khu vực này dưới
02 km.

Khu công nghiệp,; đô thị loại IV (1); vùng ngoại


thành, ngoại thị đô thị loại II,III,IV có khoảng
Vùng 3 1
cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc
bằng 02 km; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực
này dưới 02 km (4).

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 32


Đồ án xử lý bụi gỗ

Vùng 4 Nông thôn 1,2

Vùng 5 Nông thôn miền núi 1,4

Bảng 3.4. Hệ số phân vùng Kv

 Cmax = 200 × 1 × 1 = 200 mg/m3

Ở điều kiện thường t = 35oC, nồng độ ra:

273
Cr = 200 = 177 mg/m3
273+35

Hiệu suất làm việc của thiết bị η:


(Công thức 9-18, trang 315, Kỹ thuật thông gió, Trần Ngọc Chấn)

𝐶𝑣 −𝐶𝑟 4244−177
η= = × 100%=95,83%
𝐶𝑣 4244

Kích thước túi vải

Đường kính D = 125 – 300 mm, chọn D = 250 mm= 0,25 m

Chiều cao l = 2 – 3,5 m, chọn l = 3 m

Diện tích một ống tay áo: S1 túi vải = 𝜋 × 𝐷 × 𝑙 = 𝜋 × 0,25 × 3= 2,35 m2

Trở lực của thiết bị


∆𝑃 = 𝐴 × 𝑣 𝑛 , N/m2
Trong đó:
A: hệ số thực nghiệm kể đến độ ăn mòn, độ bẩn. A = 0,25÷2,5.
Chọn A = 2
n: hệ số thực nghiệm, n = 1,25÷1,3. Chọn n = 1,3
v: cường độ lọc, v = 50 m3/m2.h
Vậy ∆𝑃 = 2 × 501,3 = 323,4 (N/m2)
Cường độ lọc:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 33


Đồ án xử lý bụi gỗ

∆𝑃 323,4
𝑣= = = 0,013 m/s = 50 m3/m2.h
𝜇(𝑅𝑣 +𝑅𝑏 ) 18,87×(133+1,109.103 )

Trong đó.

P : Tổn thất áp suất thiết bị túi vải.

 : Hệ số nhớt động học của khí thải.  = 18,87 Pa.s

Rv:Hệ số trở lực vách ngăn, Rv = 133 N / m 2

Rb: Hệ số trở lực bã lọc, Rb = 1,109 .10 3 N / m 2

Với Rv , Rb tùy thuộc vào khí, vải lọc, pha phân tán, nhiệt độ,… và được xác định
theo thực nghiệm.

Chọn hiệu suất bề mặt lọc: η = 85%

𝑄 9869
Diện tích bề mặt lọc S = = = 232 m2
𝑣×𝜂 50×0,85

𝑆 232
Số ống tay áo cần: n = = = 99 ống. Chọn số ống thiết kế là 100 ống
𝑆1𝑡ú𝑖 2,35

Năng suất lọc đơn vị thực tế khi thiết kế 100 ống lọc tay áo:

𝑄 9869
qtt = = = 49,4 m3/m2.h
η ×𝑆𝑡𝑡 0,85×235

Độ sai biệt năng suất lọc:

∆𝑞 |𝑞𝑡𝑡 −𝑞|×100% |49,4−50|×100%


= = = 1,2% < 5%
𝑞 𝑞 50

Vậy thiết kế 100 ống thỏa yêu cầu.

Thiết kế 10 hàng, mỗi hàng 10 ống

Khoảng cách giữa các ống (ngang dọc như nhau): 8 - 10 cm, chọn 10 cm.

Khoảng cách từ ống tay áo ngoài đến thành thiết bị: 8 - 10 cm, chọn 10 cm.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 34


Đồ án xử lý bụi gỗ

Kích thước thiết bị

❖ Chiều rộng thiết bị = đường kính ống tay áo x số hàng + khoảng cách giữa các ống
tay áo x (số hàng -1) + khoảng cách từ ống tay áo ngoài cùng đến thành thiết bị x 2

B = 0,25 x 10 + 0,15 x (10-1) + 0,15 x 2 = 4,15 m


❖ Chiều dài thiết bị = đường kính ống tay áo x số ống mỗi hàng + khoảng cách giữa
các ống x( số ống mỗi hàng -1 ) + khoảng cách ống tay áo ngoài cùng đến thành
thiết bị x 2

A = 0,25 x 10 + 0,15 x (1-1) + 0,15 x 2 = 4,15 m

H = H1 + H2 + H3 +H4

H: Chiều cao thiết bị

H1: Chiều cao túi vải

H2: Chiều cao phía trên túi vải

H3: Chiều cao phía dưới túi vải

H4: Chiều cao thùng lấy bụi.

 H = 3000 + 1000 + 1400 + 800 = 6200 mm = 6,2 m

Vậy kích thước thiết bị = 4,15 × 4,15 × 6,20 m

Khối lượng bụi thu được

Lượng hệ khí vào ống tay áo: Gv = ρhh×Qv = 1,36× 9869 = 13422 kg/h.

Nồng độ bụi trong hệ khí đi vào thiết bị lọc tay áo (% khối lượng)

𝐶𝑏 4244×10−6
yv = = × 100%= 0,31%
𝜌hh 1,36

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 35


Đồ án xử lý bụi gỗ

Nồng độ bụi trong hệ khí ra khỏi thiết bị lọc túi vải (% khối lượng)

yr = yv (1 – η) = 0,31% × (1 – 0,9583) = 0,013 %

Lượng hệ khí ra khỏi thiết bị

100−𝑦𝑣 100−0,31
Gr = G v × = 13422 × = 13382 kg/h.
100−𝑦𝑟 100−0,013

Lượng khí sạch hoàn toàn

100−𝑦𝑣 100−0,31
Gs = G v × = 13422 × = 13380 kg/h
100 100

Lưu lượng khí đi ra khỏi thiết bị

𝐺𝑟 13382
Qr = = = 9840 kg/h.
𝜌hh 1,36

Năng suất của thiết bị lọc theo lượng khí sạch hoàn toàn

𝐺𝑠 13380
Qs = = = 11635 m3/h.
𝜌𝑘 1,15

Lượng bụi thu được: Gb = Gv – Gr = 13422 – 13382 = 40 kg/h

Lượng bụi thu được trong một ngày: m = 40 × 16 = 640 kg/ngày

Thể tích bụi thu được trong một ngày

𝑚 640
V= = = 0,53 m3/ngày
𝜌𝑏 1200

Hiệu suất thực tế của quá trình xử lý:

𝐺𝑣 −𝐺𝑟 13422−13382
×100% = = 95,24%
𝐺𝑣 −𝐺𝑠 13422−13380

Chọn máy nén khí dùng để rung rũ bụi.


Chọn áp suất chịu tải của túi vải: P = 10×106 N/m2 ≈ 101at
Chọn thiết bị lọc bụi tay áo có hệ thống phụt khí nén kiểu xung lực để giũ bụi.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 36


Đồ án xử lý bụi gỗ

Chọn máy nén:


- Thời gian rũ bụi rất ngắn, thường chỉ vài giây đối với thiết bị rũ bụi bằng khí nén. Ta chọn
thời gian giũ bụi là 3 giây.
- Thời gian giữa hai lần giũ bụi: 1- 5 phút (Bài giảng kỹ thuật xử lý khí thải – Ts. Trần Tiến
Khôi ). Chọn t = 2 phút.
- Quá trình giũ bụi được điều khiển bởi các valve điện tử được gắn trực tiếp trên mỗi hàng
ống dẫn khí (10 hàng ống dẫn khí, mỗi hàng có 10 ống thổi thẳng vào ống tay áo), áp suất
là 5atm.

𝜋×𝐷 2
- Thể tích một túi lọc: 𝑉1 = ×𝑙
4

+ V1: thể tích một túi lọc (m3).


+ D: đường kính làm việc của túi lọc (m), D = 0.25 m.
+ l: chiều dài làm việc của túi lọc (m), l = 3 m.

𝜋×0.252
 𝑉1 = × 3 = 0.15 m3
4
 Thể tích một hàng túi lọc : Vh = n × V1 = 10 × 0.15 = 1.5 m3.

Ta có: pV = nRT
Trong đó:
- p là áp suất khối khí
- V là thể tích khối khí
- n là số mol của khối khí
- R là hằng số khí
- T là nhiệt độ khối khí

Do lượng khí nén cần sử dụng để rũ bụi ở mỗi ống túi vải bằng với thể tích của nó
nên với điều kiện ở áp suất 5atm (cho nhiệt độ, khối lượng riêng không đổi), vậy:
- Thể tích khí nén cho mỗi lần giũ bụi:

𝑉ℎ 1.5
Vn = = = 0.3 m3
5 5

- Lưu lượng khí nén cho mỗi lần giũ bụi:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 37


Đồ án xử lý bụi gỗ

𝑉𝑛 0.3
Q= = = 0.1 m3/s = 360 m3/h
𝑡 3

Nguyên tắc giũ bụi :


Sau khi giũ bụi cho hàng thứ nhất xong, sau 2 phút valve khí tại hàng thứ hai sẽ hoạt động
giũ bụi cho hàng túi thứ hai. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho tới hàng túi vải cuối cùng.
Khi đó một chu kỳ rũ bụi mới cho hàng thứ nhất lại bắt đầu.
Chu kỳ rũ bụi cho một hàng tay áo = 10×2×60 +10×3 = 1230 s = 20.5 phút
Chọn máy nén có áp suất 5atm, lưu lượng khí nén cho một lần rũ bụi là 360m3/h

3.3. TÍNH ỨNG SUẤT CỦA THIẾT BỊ


3.3.1. Chọn vật liệu
Thiết bị làm việc ở t = 350C
Áp suất làm việc Plv = 1at = 9,81.104 N/m2
Chọn vật liệu là thép cacbon thường để chế tạo thiết bị
Ký hiệu thép: CT3

Giới hạn bền: b = 380.106 N/m2

Giới hạn chảy: c = 240.106 N/m2

Chiều dày tấm thép: b = 4-20 mm

Độ dãn tương đối:  = 25%

Hệ số dẫn nhiệt:  = 50 W/m0C

Khối lượng riêng:  = 7850 kg/m3

Chọn công nghệ gia công là hàn tay bằng hồ quang điện, bằng cách hàn giáp mối 2 bên.

Hệ số hiệu chỉnh:  =1

Hệ số an toàn bền kéo: k = 2,6

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 38


Đồ án xử lý bụi gỗ

Hệ số an toàn bền chảy: c = 1,5

Xác định ứng suất cho phép của thép CT3


𝜎𝑘 380×106
Theo giới hạn bền: [𝜎𝑘 ] = ×𝜂 = × 1 = 146,15 × 106 N/m2
𝑛𝑘 2,6

Trong đó

k: giới hạn bền kéo, k = 380.106 N/m2

nk : hệ số bền kéo, nk = 2,6

: hệ số hiệu chỉnh,  = 1
𝜎𝑐 240×106
Theo giới hạn chảy: [𝜎𝑐 ] = ×𝜂 = × 1 = 160 × 106 N/m2
𝑛𝑐 1,5

Trong đó:

c: giới hạn bền chảy, c = 240.106 N/m2

nc : hệ số bền kéo, nc = 1,5

: hệ số hiệu chỉnh,  = 1

Ta lấy giới hạn bé hơn trong 2 ứng suất cho phép ở trên làm ứng suất cho phép tiêu chuẩn.

[] = 146,15.106 N/m2 = 146,15 N/mm2

3.3.2. Xiclon
Đường kính quy đổi: Dt = 0.84 m
𝐷𝑡 ×𝑃 0,84×9,81×104
Chiều dày thiết bị xiclon: 𝑆 ′ = = = 0,0003 mm
2[𝜎]×𝜙ℎ 2×146,15×106 ×0,95

Bề dày thực của thân thiết bị : S = S’ + C = 0,0005 + 2,3 = 2,3003 mm


Chọn S = 3 mm.
Kiểm tra lại ứng suất thành thiết bị theo áp suất thử tính toán
Áp suất thử Pth được tính theo công thức (Bảng XIII-5- trang 358 - Sổ tay quá trình thiết bị
công nghệ hoá chất tập 2): Pth = 1,5 x Plv = 1,5 x 9,81 x 104 = 14,715 x 104 N/m2
Ứng suất theo áp suất thử tính toán :
[𝐷𝑡 + (𝑆 − 𝐶 )] × 𝑃𝑡ℎ [0,84 + (3 − 2,3)] × 14,715 × 104
𝜎= = = 170,3 × 106 𝑁/𝑚2
2 × (𝑆 − 𝐶) × 𝜙ℎ 2(3 − 2,3) × 10−3 × 0,95

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 39


Đồ án xử lý bụi gỗ

𝜎𝑘 380×106
Xét = = 316,67 × 106 𝑁/𝑚2 > 𝜎
1,2 1,2

Vậy thân tháp có bề dày S = 3 mm thỏa điều kiện bền và áp suất làm việc

Khối lượng thiết bị:

Phần hình trụ:


𝜋
𝑚𝑡 = 𝑉 × 𝜌 = × (𝐷𝑛 2 − 𝐷𝑡 2 ) × 𝐻 × 𝜌
4
𝜋
= × (0,8462 − 0,8402 ) × 1,772 × 7,85. 103 = 110,5(𝑘𝑔)
4
Phần hình nón:

𝑚𝑛 = 𝑉 × 𝜌 = (𝑉𝑛 2 − 𝑉𝑡 2 ) × 𝜌 = 124,6 (𝑘𝑔)

Phần ống tâm:


𝜋
𝑚𝑜𝑡 = 𝑉 × 𝜌 = × (𝐷𝑛 2 − 𝐷𝑡 2 ) × 𝐻 × 𝜌
4
𝜋
= × (0,512 − 0,5042 ) × 1,772 × 7,85. 103 = 66,5 (𝑘𝑔)
4

Phần từ tận cùng cyclone đến mặt bích:


𝜋 𝜋
𝑚𝑐 = 𝑉 × 𝜌 = × (𝐷𝑛 2 − 𝐷𝑡 2 ) × 𝐻 × 𝜌 = × (0,3062 − 0,32 ) × 0,25 × 7,85. 103
4 4
= 5,6 (𝑘𝑔)
Phần cửa vào:

𝑚𝑐𝑣 = 𝑉 × 𝜌 = (𝑆𝑛 2 − 𝑆𝑡 2 ) × 𝐻 × 𝜌 = 7,57 (kg)

Tổng khối lượng:


𝑀𝑡 = 𝑚𝑡 +𝑚𝑐 + 𝑚𝑛 + 𝑚𝑜𝑡 + 𝑚𝑐𝑣 = 314,77 kg.
Tính bích:
Bao gồm các loại bích:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 40


Đồ án xử lý bụi gỗ

- Bích nối cửa tháo bụi


- Bích nối cửa vào
- Bích nối ống tâm và ống thoát khí

❖ Bích nối cửa tháo bụi:

Số lượng: 1
Chọn bích liền bằng thép để nối thiết bị ( tra bảng XIII.27 trang 417 Sổ tay Quá trình và
thiết bị công nghệ hóa chất – tập 2)
Đường kính trong: Dt = 300 mm
Đường kính ngoài: D0 = 325 mm
Đường kính ngoài của bích: D = 435 mm
Đường kính tâm bulong: Db = 395 mm
Đường kính mép vát: Dl = 365 mm
Đường kính bulong: db = M20
Số bulong: 16 cái
Chiều cao bích: 22 mm
𝜋
Khối lượng các bích = 2 × × (𝐷 2 − 𝐷02 ) × ℎ × 7,85 × 103 = 22,68 𝑘𝑔
4

❖ Bích nối cửa vào:

Số lượng: 1
Chọn bích liền bằng thép để nối thiết bị ( tra bảng XIII.27 trang 417 Sổ tay Quá trình và
thiết bị công nghệ hóa chất – tập 2)
Đường kính trong: Dt = 150 mm
Đường kính ngoài: D0 = 159 mm
Đường kính ngoài của bích: D = 280 mm
Đường kính tâm bulong: Db = 240 mm
Đường kính mép vát: Dl = 212 mm

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 41


Đồ án xử lý bụi gỗ

Đường kính bulong: db = M20


Số bulong: 16 cái
Chiều cao bích: 8 mm
𝜋
Khối lượng các bích = 2 × × (𝐷 2 − 𝐷02 ) × ℎ × 7,85 × 103 = 5,51 𝑘𝑔
4

❖ Bích nối ống tâm và ống thoát khí:

Số lượng: 1
Chọn bích liền bằng thép để nối thiết bị ( tra bảng XIII.27 trang 417 Sổ tay Quá trình và
thiết bị công nghệ hóa chất – tập 2)
Đường kính trong: Dt = 504 mm
Đường kính ngoài: D0 = 511 mm
Đường kính ngoài của bích: D = 630 mm
Đường kính tâm bulong: Db = 580 mm
Đường kính mép vát: Dl = 550 mm
Đường kính bulong: db = M20
Số bulong: 20 cái
Chiều cao bích: 30 mm
𝜋
Khối lượng các bích = 2 × × (𝐷 2 − 𝐷02 ) × ℎ × 7,85 × 103 = 50,23 𝑘𝑔
4

Tính chân đỡ, tai treo:


Khối lượng toàn xiclon: m = 314,77 + 21,68 + 5,51 + 50,23 = 392,19 kg
Tải trọng của toàn xiclon: P = m×g = 392,19 × 9,81 = 3848 N

Chân đỡ:
Chọn tháp có 4 chân đỡ
𝑃 3848
Tải trọng đặt lên một chân đỡ: G =
4
= 4
= 962 𝑁

F = 1,5m x 1,5m = 2,25 m2


Chiều cao = 2485 mm

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 42


Đồ án xử lý bụi gỗ

Khối lượng chân đỡ = 845,24 kg

Tai treo:
Chọn 4 tai treo
Tải trọng đặt lên một tai treo = 962 N
Tra bảng XIII.36 trang 438 Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất-tập 2:
L= 80 mm
B= 55 mm
B1= 70 mm
H= 125 mm
s= 4 mm
l= 30 mm
a= 15 mm
d= 14 mm
Bề mặt đỡ F= 42,5.104 m2
Tải trọng cho phép lên bề mặt đỡ q= 0,24.106 N/m2
Khối lượng 1 tai treo = 0,53 kg
3.3.3. Lọc túi vải
Tính thân túi lọc
Tính bề dày
Ta có

-Hệ số bền mối hàn : thân hình trụ hàn dọc, hàn tay bằng hồ quang điện, hàn giáp mối 2
bên, đường kính D  700 mm → hệ số bền mối hàn h = 0,95

-Hệ số hiệu chỉnh:  = 1 (thiết bị thuộc nhóm 2 loại II).


[𝜎] 146,15.106
Ta có 𝜙ℎ = × 0,95 = 1415 > 50
𝑃 9,81.104

𝐷𝑡 ×𝑃 4,6×9,81×104
-Bề dày tối thiểu của thâN: 𝑆 ′ = = ≈ 0,0016𝑚 = 1,6mm
2[𝜎]×𝜙ℎ 2×146,15×106 ×0,95

Trong đó
Dt: đường kính quy đổi , Dt = 4,6 m

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 43


Đồ án xử lý bụi gỗ

P: áp suất làm việc trong tháp, P = 9,81.104 N/m2

h: hệ số bền mối hàn, h = 0,95

[]: ứng suất cho phép tiêu chuẩn, [] = 146,15.106 N/m2

-Chọn hệ số bổ sung để quy tròn kích thước: C = C1 + C2 + C3 + C0


Với:
C0: hệ số quy tròn kích thước, C0 = 0,5 mm
C1: hệ số bổ sung do bào mòn hóa học trong thời hạn sử dụng thiết bị là 15 năm với tốc độ
ăn mòn 0,1mm/năm, C1 = 1 mm
C2: hệ số bổ sung do bào mòn cơ học, C2 = 0,4 mm
C3: hệ số bổ sung do dung sai âm. C3 = 0,4 mm
Vậy C = 2,3 mm
-Bề dày thực của thân thiết bị: S = S’ + C = 1,6 + 2,3 = 3,98 mm
Chọn S = 4 mm.
Kiểm tra lại ứng suất thành thiết bị theo áp suất thử tính toán:
Áp suất thử Pth được tính theo công: Pth = 1,5 x Plv = 1,5 x 9,81 x 104 = 14,715 x 104 N/m2
Ứng suất theo áp suất thử tính toán:
[𝐷𝑡 +(𝑆−𝐶)]×𝑃𝑡ℎ [4,6+(4−2,3)]×14,715×104
𝜎= = = 287 × 106 N/m2
2×(𝑆−𝐶)×𝜙ℎ 2(4−2,3)×10−3 ×0,95

𝜎𝑘 380×106
Xét = = 316,67 × 106 𝑁/𝑚2 > 𝜎
1,2 1,2

Vậy thân tháp có bề dày S = 4 mm thỏa điều kiện bền và áp suất làm việc
Trở lực đường ống dẫn ra thiết bị :
− Lưu lượng khí đi vào : Q2 = 10000 m3 /h
− Chọn đường kính ống dẫn khí vào d2 = 400 mm = 0,4 m

10000
 1Vận tốc khí vào v2 = = 0,42
= 22,1 m/s
3600 × 𝜋 ×
4

− Trở lực đường ống phía sau thiết bị : P2 = Pms2 + Pcb2 [2]
∆P2 : trở lực của đường ống sau thiết bị tay áo (N/m2 )

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 44


Đồ án xử lý bụi gỗ

∆Pms2 : trở lực của đường ống do ma sát sau thiết bị tay áo(N/m2 )
∆Pcb2 : trở lực cục bộ đường ống sau thiết bị tay áo (N/m2 )
Trong đó : ∆Pms2 = R2 x l2
l2 : chiều dài ống dẫn khí từ thiết bị tay áo đến ống khói. Chọn l2 = 12 m
R2 : tổn thất áp suất ma sát riêng của đường ống từ thiết bị đến ống khói, (Pa/m). R được
xác định bằng cách tra phụ lục 9 [2].
Với Qr = 9840 m3 /h, d2 = 400 mm tra phụ lục 9 [2] ta có R2 = 10,2 Pa/m

 Pms2 = R2 x l2 = 10,2 x 12 = 122,4 N/m2

− Tính ∆Pcb2 = cb2 . Pđ2


Pđ2 : áp suất động học đường ống phía sau thiết bị tay áo (kG/m2 )
𝑝ℎℎ ×𝑣2 2 1,29 ×22,12
Pđ2 = = = 32,14 kG/m2
2×𝑔 2 ×9,8

cb2 hệ số trở lực cục bộ đường ống phía sau thiết bị tay áo cb2 = 3 . co ngoặt
+ Tại các đoạn ngoặt : sử dụng các co 90o tiết diện tròn nhiều đốt với α = 90o
=> co ngoặt = 0,35
=> cb2 = 3x co ngoặt = 0,35 x 3 = 1,05
=> ∆Pcb2 = cb2 . Pđ2 = 1,05 x 32,14= 33,75 N/m2
Như vậy : ∆P2 = ∆Pms2 + ∆Pcb2 = 122,4 + 33,75 = 156,15 N/m2
Tổn thất trên đường ống dẫn khí ra : ∆P2 = ∆Pcb2 + ∆Ptb = 156,15 + 446,25 = 602,4 N/m2

3.4. Tính quạt đưa khí ra ống khói

Công suất quạt hút vào thiết bị:

Nq =
Trong đó : Q là lưu lượng khí (m3 /s)
ηq : Hiệu suất quạt, ηq = 0,55
ηt : Hiệu suất truyền động, ηt = 0,95 khi truyền động bằng đai hình thang
𝑄 × ∆𝑃 10000×602,4
𝑁𝑞 = = = 3,2 kW
1000 ×𝑛𝑞 ×𝑛𝑡 1000×0,55×0,95×3600

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 45


Đồ án xử lý bụi gỗ

 Chọn quạt 4 kW

Công suất lắp đặt động cơ điện : [2]


Nlđ = kd x Nq = 1,1 x 4 = 4,4 kW
kd : hệ số dự trữ công suất điện [2] . Chọn kd = 1,1

3.5. Ống khói


3.5.1. Tính chiều cao ống khói
Vận tốc khí trong ống khói, chọn v = 2 m/s
4×𝐿 4×9840
Đường kính ống khói: D = √ =√ = 1,3 m
𝑣×𝜋 2×𝜋×3600
9840−200
H= × 100 = 97%
9840

Hiệu quả lọc sạch > 90%: F=2


Hệ số A = 200
9840
Tải lượng: M = C.L= 50 × 10-3 × = 0,14 g/s
3600

Δt = 35 – 30 = 5 (0C)

Đây là nguồn nóng: f < 100 (m/s2.0C)

Δt > 0
3 𝐿×∆𝑡
VM = 0,65 × √
𝐻

Chiều cao tối thiểu của ống khói:

𝐴×𝑉×𝐹 200 ×0,14×2


H =√ 3 = √ 3 = 12,3 m
𝐶 𝑐𝑝 × √𝐿×∆𝑡 0,2× 1,24×5

𝑤 2 ×𝐷 22 ×1,3
f = 103 × =103× = 6,9 ( m/s2 ℃)
𝐻 2 ×∆𝑡 12,32 ×5

1 1
m= = = 0,6
0,67+ 0,1√𝑓 +0,34× 3√𝑓 0,67+0,1√6,9+0,34 3√6,9

3 𝐿×∆𝑡 3 9840×5
vM = 0,65 × √ = 0,65 × √ = 15,8 m/s
𝐻 12,3

ta có: vM > 2 m/s nên n = 1

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 46


Đồ án xử lý bụi gỗ

Vậy m×n = 0,6

𝐴×𝑀×𝐹×𝑚×𝑛 200×0,14×2×0,6
H1 = √ 3 =√ = 9,5 m
𝐶𝑐𝑝 × √𝐿×∆𝑡 0,2× 3√1,24×5

𝐻1 −𝐻 9,5−12,3
∆𝐻 = × 100 = × 100 (loại)
𝐻 9,5

Dựa vào H1, ta tính lại H2:

𝑤×𝐷 22 ×1,3
f = 103 × = 103 × = 12 ( m/s2 ℃)
𝐻 2 ×∆𝑡 9,52 ×5

1 1
m= 3 = 3 = 0,5
0,67+ 0,1√𝑓 +0,34× √𝑓 0,67+0,1√12+0,34 √12

3 𝐿×∆𝑡 3 9840×5
vM = 0,65 × √ = 0,65× √ = 11
𝐻 9,5

Vậy m×n = 11

𝐴×𝑀×𝐹×𝑚×𝑛 200×0,14×2×11
H2 = √ 3 =√ = 30 m
𝐶𝑐𝑝 × √𝐿×∆𝑡 0,2× 3√1,24×5

𝐻2 −𝐻1 29−9,5
∆𝐻 = × 100 = × 100 = 67,3%
𝐻2 29

Vậy chiều cao ống khói là: 30 m

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 47


Đồ án xử lý bụi gỗ

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG – VẬN HÀNH


4.1. ỨNG DỤNG
Việc lựa chọn phương án tối ưu là một vấn đề quan trọng trong xử lí ô nhiễm môi trường
không khí. Làm thế nào vừa giảm nồng độ bụi đến mức cho phép mà vừa có hiệu quả kinh
tế cao nhất. phương án lựa chọn được dựa trên những nguyên tắc sau:
-Thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đúng với yêu cầu của từng loại bụi cần tách.
-Thiết bị phải có tính kinh tế: giá thành, vốn đầu tư, năng lượng cần dùng…
-Diện tích chiến mặt bằng sử dụng.
-Thiết bị dễ vận hành cho công nhân.
-Thiết bị dễ vận chuyễn từ nơi sản xuất đến nơi lắp đặt.
-Dễ thi công, lắp đặt.
Thông thường hiệu quả lí của thiết bị thường liên quan tới yêu cầu độ sạch của không khí
sau khi xử lí, chi phí đầu tư cho hệ thống xử lí và người vận hành thiết bị.
Thiết bị lọc bụi túi vải, thường được ứng dụng nhiều trong các nhà máy bởi khả năng đáp
ứng được các yêu cầu trên.
Đối với những nhà máy sản xuất ra các sản phẩm có dạng bột như bột mỳ, ximang…hay
trong giai đoạn sản xuất phát sinh ra bụi như bụi than, bụi kim loại…thường áp dụng
phương pháp lọc bụi tay áo vì bụi có thể tái xử dụng sau khi thu hồi.

4.2. VẬN HÀNH


❖Kiểm tra hệ thống chuẩn bị khởi động:
Kiểm tra toàn bộ hệ thống
Kiểm tra mức độ đóng bụi của bụi trên túi vải.
Vệ sinh xung quanh khu vực thao tác quanh hệ thống xử lí.
Kiểm tra nguồn điện cấp đã đạt đủ pha và điện áp không.
Kiểm tra tình trạng các van, thiết bị phụ và dụng cụ hỗ trợ.
Bật công tắc điện quạt hút cho hệ thống hoạt động.
Bật công tắc môtơ lấy bụi ra hệ thống lọc .
Tiếp nhận bụi sản phẫm thu được sang khâu hồi lưu hoặc thải bỏ.
❖Vận hành ổn định:

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 48


Đồ án xử lý bụi gỗ

Duy trì lưu lượng xử lí theo yêu cầu.


Thường xuyên theo dõi áp kế lắp đặt dọc theo hệ thống.
❖Ngừng hệ thống:
Lần lượt tắt quạt hút và môtơ thu bụi. máy nén khí
Cảnh báo bằng còi trước khi thực hiện dừng hệ thống.
❖Các sự cố thường gặp:
Hệ thống vỏ thiết bị bị hở. Nhưng nguy cơ này rất ít khi xảy ra.
Trong trường hợp này nguyên nhân có thể xuất nguồn từ lúc bắt dâu lắp đặt hệ thống.
Quạt hút làm việc không ổn định hoặc ngưng làm việc - lưu lượng khí thải bị giảm sút.
Túi vải mau rách hoặc túi vải bị rơi :
Nguyên nhân: do hệ làm sạch làm việc quá mạnh.
Ảnh hưởng đến hiệu suất lọc của hệ thống.
Trong thực tế, để đảm bảo điều kiện làm việc của túi vải là tối ưu và thời gian sử dụng được
kéo dài, giám sát viên luôn điều chỉnh lượng khí nén rung rũ bụi sao cho phù hợp nhất.
Một hệ làm sạch yếu Một hệ làm quá mạnh Một hệ thiết kế chuẩn

- Độ chênh áp cao. -Tiêu hao quá nhiều khí -Đảm bảo tất cả các túi được làm
-Giảm lượng gió hút nén. sạch đầy đủ và đều nhau trên
có thể tắc túi lọc. -Giảm tuổi thọ túi. toàn bộ bề mặt vải.
-Chi phí chạy qua quạt -Bụi chui qua vải trong -Tăng tối đa diện tích vải hữu
hút tăng cao. mỗi đợt xung khí dụng.
-Giảm tốc độ bắt bụi ở -Giảm thiểu tối đa lượng bụi thoát
điểm bắt bụi làm giảm ra trong mỗi lần xung khí.
hiệu quả thu giữ bụi -Tăng tuổi thọ túi vải.
kém. -Giảm tiêu thụ khí nén.
-Giảm tiêu thụ điện năng

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 49


Đồ án xử lý bụi gỗ

KẾT LUẬN

Xử lý ô nhiễm bụi từ công đoạn chế biến gỗ là vấn đề cần thiết nhằm giải quyết ô nhiễm do
bụi gây ra.
Trên cơ sở lý thuyết kết hợp thực nghiệm, đồ án đã tính toán và thiết kế hệ thống xử lý bụi
gỗ bằng thiết bị xiclon và thiết bị lọc túi vải. Nồng độ bụi sau khi xử lý đảm bảo nhỏ hơn
tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào môi trường.
Để xử lý bụi nhằm giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường, ngoài biện pháp kỹ thuật đã tính
toán, việc thường xuyên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân nhà máy đòi hỏi
phải thực hiện thường xuyên thông qua vận động, tuyên truyền và giáo dục, chế độ khen
thưởng hợp lý trong công tác bảo vệ môi trường chung cho nhà máy.

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 50


Đồ án xử lý bụi gỗ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất – Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội
[2] Trần Ngọc Chấn – ONKK và xử lý khí thải.Tập 2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội - 2004
[3] Sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hoá chất tập 2 - Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội
[4] Hoàng Thị Hiền – Thông gió công nghiệp, Nhà xuất bản xây dựng - 11/1998

GVHD: TS.Nguyễn Duy Đạt 51

You might also like