You are on page 1of 9

X

Lưu Thành Long


Logistics

Ôn tập môn quản trị chuỗi cung ứng


1. Dạng bài thi
 Trắc nghiệm: 3đ, 0.3 điểm/câu, 10 câu
 Tự luận lý thuyết: 3 điểm
 Tự luận thực tế: 4 điểm
2. Dạng bài tự luận thực tế
 Bạn thuộc ban quản lý bộ phận thu mua cho doanh nghiệp B có uy tín chuyên sản
xuất và buôn bán sản phẩm A. Trong năm nay, công ty bạn ra một ý tưởng về sản
phẩm C và đang cần lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng. Trình bày quy định dự
định tiến hành để lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng cho sản phẩm mới?
 Quy trình lựa chọn nhà cung ứng cơ bản bao gồm 4 bước như sau:
Giai đoạn thu thập thông tin
Trước hết cần thu thập thông tin thứ cấp: các báo cáo về tình hình mua và phân
tích nguồn cung ứng trong doanh nghiệp, thông tin trong các thông tin truyền
thông (báo, tạp chí, mạng xã hội,…) thông qua những thông tin xúc tiến của nhà
cung ứng. Tất nhiên các thông tin có thể đã cũ hoặc chưa chính xác. Và do đó cần
phải có những dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát trực tiếp tại các nhà cung
ứng. Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn cần để đánh giá các nhà cung ứng mà tiến
hành thu thập dữ liệu cần thiết.
Giai đoạn đánh giá
Trước hết phải phân loại nhà cung ứng theo các tiêu thức cơ bản, như theo thành
phần kinh tế, theo vị trí trong kênh phân phối, theo trình độ công nghệ,… Mỗi loại
nhà cung ứng theo các cách phân loại sẽ cho những đặc điểm nhất định để đánh
giá, lựa chọn.
Tiếp theo, cần đánh giá các nhà cung ứng theo các tiêu chuẩn xác thực. Các tiêu
chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh
nghiệp, đặc điểm của các nhà cung ứng theo các cách phân loại, nhưng về cơ bản
bao gồm những tiêu chuẩn về marketing – chất lượng, giá cả; Sức mạnh tài chính
– năng lực vốn kinh doanh, qui mô,…; sức mạnh Logistics – Độ tin cậy trong việc
giao hàng, cung cấp dịch vụ,…
Giai đoạn tiếp cận, đề xuất
Là giai đoạn mà trong đó doanh nghiệp cử cán bộ mua thăm nguồn hàng để đưa ra
những đề xuất. Những đề xuất này có tính nguyên tắc thiết lập mối quan hệ mua,
bán giữa doanh nghiệp và nguồn cung ứng về sản phẩm mua, giá cả, cách thức đặt
hàng, thủ tục và hình thức thanh toán,…
Giai đoạn thử nghiệm
Sau giai đoạn tiếp xúc, đề nghị chỉ mới xếp loại được các nhà cung ứng có nhiều
tiềm năng nhất, chứ chưa phải là những nhà cung ứng chính thức quan hệ lâu dài
có tính chiến lược, và do đó phải trải qua giai đoạn thử nghiệm.
Giai đoạn thử nghiệm nhằm kiểm tra trong một thời gian nhất định các nhà cung
ứng có đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn thông qua các thương vụ mua bán hay
không. Nếu các nhà cung ứng đạt được những tiêu chuẩn và đảm bạo độ tin cậy
cao, có thể xếp các nhà cung ứng vào quan hệ đối tác lâu dài. Nếu các nhà cung
ứng qua thời gian thử nghiệm không đạt được những tiêu chuẩn đặt ra, cần chọn
và tiến hành thử nghiệm đối với nhà cung ứng tiếp theo trong danh sách những
nhà cung ứng tiềm năng.
Trên cơ sở những thông tin sau khi tiếp cận với các nhà cung ứng, kết hợp với
những thông tin qua giai đoạn đánh giá, tiến hành xếp loại nguồn cung ứng theo
thứ tự ưu tiên để tiến hành mối quan hệ mua bán.

 Nếu xuất khẩu sang châu X, với thời gian giao hàng trong vòng 1 tháng thì em sẽ
lựa chọn phương thức vận tải nào? Vì sao? Vận chuyển nội địa công ty em sẽ triển
khai như thế nào? Các chứng từ cần có để để xuất khẩu lô hàng này café này sang
châu X?

Các chỉ tiêu Đường sắt Đường Đường bộ Đường bay Đường ống
thủy
Tốc độ 3 4 2 1 5
Tính liên tục 4 5 2 3 1
Độ tin cậy 3 5 2 4 1
Năng lực vận 2 1 3 4 5
chuyển
Tính linh hoạt 2 4 1 3 5
Chi phí 3 1 4 5 2
Điểm tổng 17 20 14 20 19
hợp

Đường hàng không: Nên vận chuyển hàng có giá trị, nhỏ gọn như hàng điện tử,
mỹ phẩm, thời gian hoặc tài liệu…
Đường sắt: Loại hàng hóa chuyên chở bị hạn chế, thông thường là hàng hóa khô,
quạng – khoáng sản … Vận chuyển nội địa bằng đường sắt không phù hợp với
những mặt hàng có khối lượng ít, đi ghép do tàu chỉ dừng ở ga chính và thời gian
nhanh nên việc xếp dỡ hạn chế.
Đường thủy: Hay còn gọi là vận chuyển container nội địa, ưu điểm của phương
thức này là tiết kiệm, khả năng vận chuyển khối lượng lớn, có thể chở được hàng
cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng :
Hàng hoá có tính chất lý hoá, đặc biệt là hoá chất, các loại dung dịch hoá học, các
chất dễ hút ẩm, bên cạnh đó còn các loại hàng dễ bay bụi như bột,...
Các loại hàng hoá dễ bị tác động bởi môi trường, dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và
nhiệt độ như thuốc lá, chè, gia vị,...
Các loại hàng hoá khác như vật liệu xây dựng, máy móc, vật liệu công nghiệp sản
xuất,...
Chứng từ dùng trong hoạt động xuất khẩu
 Hóa đơn cảng
 Hướng dẫn giao hàng
 Phiếu đóng gói
 Khai báo xuất khẩu
 Tín dụng thư
 Chứng nhận của lãnh sự quán
 Chứng nhận nguồn gốc hàng hóa (CO)
 Hóa đơn thương mại
 Chứng từ bảo hiểm
 Thư chuyển giao
 Phiếu xuất kho, hóa đơn VAT
 Chứng từ dùng trong hoạt động nhập khẩu: bao gồm Thông báo đến, Giấy
khai báo hải quan, Chứng nhận của đơn vị vận tải và yêu cầu giải phóng hàng,
Giấy yêu cầu giao nhận, Chứng nhận giải phóng hàng

 Bạn đang làm việc tại một công ty vận tải hàng hóa A. Công ty bạn nhận được
nhiều đơn yêu cầu vận chuyển bằng đường X. Có những đối tượng nào tham gia
vào vận tải hàng hóa bằng đường X? Hãy trình bày quá trình vận tải bằng đường
X và các chứng từ liên quan. Có những phương án nào để tư vấn khách hàng sử
dụng các phương thức vận tải khác để tối ưu chi phí logistics.
 Các đối tượng tham gia, phô biến trong hoạt động vận tải hàng hóa bằng
đường X
Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả
tiền mua hàng.
Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại
Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao
nhận vận tải
Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa
Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến
điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
Người giao nhận vận tải: Người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng
đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.
Ngoài ra còn có các đối tượng sau:
Các công ty bưu chính (Postal Company)
Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier)
Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator)
Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder)
Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator)
Các hãng tàu thủy và các công ty khai thác tàu thủy
 Quy trình vận tải bằng đường thủy:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đến địa chỉ hoặc kho để lấy hàng.
Bước 2: Khai hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa nếu
hải quan yêu cầu, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ, xin giấy phép lưu hành
tự do.
Bước 3:  Hàng được vận chuyển đến bến cảng và kiểm tra
Bước 4: Xếp hàng lên tàu và bắt đầu di chuyển
Bước 5: Hàng đến cảng, tiến hành dỡ hàng sau đó giao đến địa chỉ người nhận.
 Quy trình vận tải bằng đường sắt:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ Khách hàng.
Bước 2: Khảo sát lượng hàng cần vận chuyển
Bước 3: Báo giá vận chuyển, sau khi thống nhất kí hợp đồng vận chuyển.
Bước 4: Xác định tiến độ giao hàng, bốc xếp chuyển hàng từ kho đến tàu
Bước 5: Hàng hoá được vận chuyển đến địa điểm theo ý kiến của khách hàng
Bước 6: Sau khi khách hàng nghiệm thu, đề nghị khách hàng thanh toán theo
hợp đồng. Giao hoá đơn nếu khách hàng yêu cầu.
 Quy trình vận tải bằng đường hàng không:
Bước 1. Booking
Bước 2. Đóng hàng
Bước 3. Thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 4. Phát hành Air waybill (vận đơn hàng không)
Bước 5. Gửi chứng từ (nếu cần)
Bước 6. Nhận chứng từ trước qua email
Bước 7.Thông báo hàng đến
Bước 8. Lệnh giao hàng
Bước 9. Thủ tục hải quan nhập khẩu
Bước 10. Nhà nhập khẩu nhận hàng
 Quy trình vận tải bằng đường bộ:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng
Bước 2: Xác định các thông tin của đơn hàng và báo giá
Bước 3: Điều xe đến nhà kho hoặc nhà máy để lấy hàng
Bước 4: Vận chuyển và giao hàng tận nơi cho khách hàng
Bước 5: Chuyển tiền hàng hóa thu được

 Giả sử bạn đang làm việc tại một công ty logistics X. Công ty này đang dự kiến
đầu tư vào mảng dịch vụ kho bãi và quyết định đầu tư vào hệ thống kho. Theo
bạn, công ty cần đưa ra những quyết định gì? Những quyết định đó cần căn cứ vào
đâu? Khi thiết kế kho hàng doanh nghiệp dự định theo hình thức kho truyền thống,
trung tâm phân phối, trung tâm xử lý hàng hóa hay trung tâm logistics? Và vì sao?
i. Theo bạn, công ty cần đưa ra những quyết định gì?

ii. Những quyết định cần căn cứ vào đâu?


Căn cứ vào tài chính của doanh nghiệp, kinh nghiệm của doanh nghiệp, nhu cầu
của khách hàng, nhu cầu của thị trường. VN hiện nay là 1 nước hội nhập quốc
tế sâu rộng, lượng hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu đang tăng lên, đầu tư nước
ngoài tăng, đầu tư nước ngoài cũng đang tăng mạnh.

Nếu lượng hàng lưu kho thường xuyên luôn lớn hơn mức Q* thì doanh nghiệp nên
tự xây kho và ngược lại thì nên đi thuê.

Thực tế việc thuê hay tự xây của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa, cụ thể:

- Sự ổn định về nhu cầu

- Mật độ của thị trường

- Sự cần thiết về an ninh và kiểm soát chất lượng


- Sự cần thiết phải phục vụ khách hàng

- Sự cần thiết cho các mục đích khác của doanh nghiệp

 Giả sử bạn đang làm việc tại một công ty sản xuất và xuất khẩu gạo XX sang
nhiều thị trường trên thế giới, chủ yếu là YY. Để có thể quản trị được hoạt động
logistics và chuỗi cung ứng cho các đơn hàng xuất khẩu gạo, bạn sẽ lựa chọn để
công ty mình tự thực hiện các hoạt động logistics để xuất khẩu lô hàng hay thuê
ngoài các hoạt động này. Nếu thuê ngoài, bạn sẽ thuê ngoài những dịch vụ
logistics nào? Và sẽ quản lý và kiểm soát các đơn vị cung cấp dịch vụ logisticss
như thế nào?
 Thuê ngoài logistic là việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistic bên ngoài
thay mặt doanh nghiệp để tổ chức và triển khai hoạt động logistic.
 Lợi ích của việc thuê ngoài:
 Thuê ngoài logistics mang lại rất nhiều lợi ích cho DN. Trước tiên là giúp giảm
vốn đầu tư và giảm chi phí, do nhà kinh doanh dịch vụ logistics có cơ sở vật chất
kĩ thuật và công nghệ tốt, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng đa dạng với quy
mô lớn nên đạt được lợi thế nhờ qui mô, nhờ đó có thể cung cấp cùng một dịch
vụ với chi phí thấp hơn so với DN tự làm.
 Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng nhanh tốc độ vận động
hàng hóa, do các nhà cung cấp dịch vụ logistics là các tổ chức kinh doanh
logistics chuyên nghiệp nên có khả năng chuyên môn cao, có thể đáp ứng tốt
nhất nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho DN.
 Phát triển các mối quan hệ kinh doanh và tăng cường kĩ năng quản lí, thuê ngoài
đòi hỏi phải phát triển các kỹ năng giao tiếp và quá trình hợp tác với nhiều tổ
chức cung cấp dịch vụ logistics và các DN khác cùng tham gia kinh doanh.
 Tăng khả năng tiếp cận thông tin với môi trường luôn biến động, thuê ngoài
logistics không chỉ đòi hỏi phải chia sẻ thông tin với nhà cung cấp mà còn phải
nắm bắt và phân tích tốt các thông tin môi trường bên ngoài, giúp thúc đẩy DN
thích nghi tốt hơn. Trong những lợi ích kể trên, khả năng giảm chi phí và nâng
cao chất lượng dịch vụ là những lợi ích được các DN quan tâm hàng đầu.
 Do đó thuê ngoài logistics cần phù hợp với ngân sách, nguồn lực, loại hình kinh
doanh của DN và để mang lại hiệu quả còn phải tận dụng tốt năng lực của nhà
cung cấp 3PL. Như vậy thuê ngoài chỉ cần thiết và khả thi nếu DN biết kết hợp
điểm mạnh của mình với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, đứng ra làm người
điều phối, chủ động điều khiển quá trình hợp tác giữa các bên.
 Quản lý và kiểm soát các đơn vị cung cấp dịch vụ logistic dựa trên các tiêu chí sau
đây:

Chất lượng dịch vụ: Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là một cách để đánh giá

sự chuyên nghiệp cũng như mức độ uy tín của một công ty logistics uy tín. Chỉ

khi chế độ chăm sóc khách hàng tốt thì các dịch vụ đi kèm của họ mới có thể tốt

được. Điều này thể hiện ở việc tư vấn giá cả, cung cấp thông tin đầy đủ hay thái

độ nhã nhặn, lịch sự và chuyên nghiệp của nhân viên khi làm việc.

Giá cả và sự linh hoạt: Giá cước dịch vụ có lẽ là điều mà bất kỳ cá nhân hay

doanh nghiệp nào đều quan tâm đầu tiên khi lựa chọn đối tác logistics. Đây cũng

là tiêu chí đầu tiên luôn được đề cập trong các hợp đồng mua bán, nhiều công ty

dịch vụ vận tải hiện nay đang cạnh tranh với nhau rất gay gắt về cước phí vận tải.

Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty lựa chọn cho mình một dịch

vụ vận tải uy tín, chất lượng mà giá cả cũng hợp lý. Tuy vậy, các doanh nghiệp

cũng không nên vì tiết kiệm chi phí mà lựa chọn công ty dịch vụ logistics có mức

chi phí thấp vì có thể họ sẽ không đảm bảo được chất lượng dịch vụ tốt nhất. Bên

cạnh đó, một công ty giao nhận vận tải uy tín cũng là công ty khôn khéo trong

chiến thuật kinh doanh, không chỉ thể hiện ở mức giá hợp lý mà còn có những

chế độ giá riêng, khuyến mãi dành riêng cho các khách hàng đặc biệt. Chúng có ý

nghĩa rất lớn trong việc tạo nên tính thân thiện cho cơng ty đó.

Thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu đặc biệt và thay đổi của khách hàng, thời

gian và chính sách hỗ trợ khách hàng: Các công ty giao nhận vận tải quốc tế uy

tín luôn phải đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn. Chúng ta điều biết hàng hóa
lưu lại không chỉ làm trì hoãn tiến độ kinh doanh, ảnh hưởng tới việc buôn bán

do thiếu nguồn hàng trong nước mà còn khiến doanh nghiệp đó mất thêm tiền lưu

trữ, bảo vệ hàng hóa, và các chi phí phát sinh khác. Vì thế, giao hàng đúng hạn là

một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự đáng tin cậy của một công ty

logistics. Kết quả này cũng là gợi ý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp

logistics cần hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng xử lý linh hoạt

mọi vấn đề trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Tạo được niềm tin với khách hàng: Tiêu chí này cũng khá quan trọng khi mà

công ty dịch vụ logistics tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Từ đó, sẽ làm

giảm bớt đi những lo lắng khi khách hàng tìm kiếm công ty chuyên về dịch vụ

logistics uy tín, chất lượng. Công ty dịch vụ logistics sẽ đưa ra những cam kết để

đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của khách hàng thông qua các dịch vụ của công ty.

 Áp dụng nguyên tắc bố trí và quy hoạch nhà kho, đánh giá trong 2 hình sau kho
hàng trong hình nào bố trí và quy hoạch hợp lý hơn? Giải thích nguyên nhân?

You might also like