You are on page 1of 5

CHƯƠNG I

BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT

A. Các công thức tính xác suất:


1. Công thức cộng xác suất:
 Với A, B bất kỳ: P( A  B)  P( A)  P(B)  P( AB)
 Với A, B xung khắc: P( A  B)  P( A)  P(B)
 Với A1, A2, … An là họ xung khắc:
P(A1  A2 ...  An )  P(A1)  P(A2 ) ...  P(An )

 P(A) 1 P(A)


2. Công thức xác suất có điều kiện:
P( AB) P( AB)
 P( A / B)  P(B / A) 
; P( A)
P(B)
3. Công thức nhân xác suất:
 Với A, B bất kỳ: P( AB)  P( A)P(B / A)  P(B)P(B / A)
 Với A1, A2, … An là n biến cố bất kỳ cùng liên kết với 1 phép thử:
P(A1 A2...An )  P(A1).P(A2 / A1).P(A3 / A1A2 ). ... .P(An / A1A2 An1)
 Với A, B độc lập: P( AB)  P( A)P(B)
 Với A1, A2, … An độc lập:
P( A1 A2...An )  P(A1)P( A2 )...P(An )
4. Công thức xác suất đầy đủ - Công thức Bayes
 Hệ đầy đủ các biến cố:
A1, A2, … An là hệ đầy đủ nếu thỏa các điều kiện sau:
i. A1, A2, … An đôi một xung khắc
ii. A1  A2 ...  An  
 Công thức xác suất toàn phần:
P(A)  P(A1)P(A / A1)  P(A2 )P(A / A2 ) ...  P( An )P( A / An )
 Công thức Bayes:
P( Ai ).P( A /
A
P(i )A / A)  ;i  1, 2,..., n
Với
Bài tập Xác suất thống kê-Chương 1 (1)
i P( A)
P(A)  P(A1)P(A / A1)  P(A2 )P(A / A2 ) ...  P( An )P( A / An )
5. Công thức Becnuli

Bài tập Xác suất thống kê-Chương 1 (2)


Thực hiện n phép thử lặp, độc lập, A là biến cố xảy ra trong mỗi phép thử. Xác
suất để trong n phép thử độc lập có đúng k lần xảy ra biến cố A là:
nk
p (k)  C p (1 p)
k k

n n

Với p = P(A): Xác suất xảy ra biến cố A trong mỗi phép thử.
B. Bài tập
Bài 1: Một hộp chứa 7 quả cầu trắng và 3 quả cầu đen. Lấy ngẫu nhiên cùng lúc
4 quả cầu. Tính xác suất để trong 4 quả cầu lấy ra có
a. 2 quả cầu đen
b. ít nhất 2 cầu đen
c. toàn cầu trắng
Bài 2. Một bộ bài có 52 lá, trong đó có 4 lá Át. Lấy ngẫu nhiên 3 lá. Tính xác
suất để:
a. Có 1 lá Át
b. Có 2 lá Át
c. Có ít nhất 1 lá Át.
Bài 3. Gieo đồng thời 3 con xúc sắc cân xứng, đồng chất. Tìm xác suất để:
a. Có 1 con xuất hiện mặt 6 chấm
b. Có 2 con xuất hiện mặt 6 chấm
c. Ít nhất 1 con xuất hiện mặt 6 chấm
d. 3 mặt xuất hiện giống nhau
e. 3 mặt xuất hiện khác nhau đôi một
f. 3 mặt xuất hiện có tổng bằng 6.
Bài 4. Trong một đợt xổ số, mỗi vé phát hành có 5 chữ số, mỗi chữ số từ 0 đến 9.
Một người nào đó mua ngẫu nhiên 1 vé số. Tìm xác suất để người đó:
a. Trúng giải 7. Biết rằng vé trúng giải bảy có tận cùng là 36.
b. Trúng giải 6. Biết rằng vé trúng giải tám có tận cùng là 055 hoặc 457.
Bài 5. Một hộp đựng 4 chiếc bút mới và 6 chiếc bút cũ. Mỗi ngày lấy ngẫu nhiên
một chiếc ra sử dụng, cuối ngày trả bút đó lại hộp. Tính xác suất:
a. Sau 3 ngày sử dụng hộp còn đúng 1 bút mới
b. Sau 2 ngày sử dụng hộp còn đúng 3 bút mới.
Bài 6: Có 3 người cùng bắn vào 1 mục tiêu, xác suất bắn trúng mục tiêu của
người 1, 2, 3 lần lượt là 0,5; 0,6 và 0,7. Mục tiêu bị tiêu diệt nếu có ít nhất 1
người bắn trúng. Tìm xác suất để:
a. một người bắn trúng
b. hai người bắn trúng
c. ba người bắn trật
d. ít nhất một người trúng
e. người thứ nhất trúng biết rằng có 2 người trúng.
Bài 7: Hộp I có 3 bi đỏ 7 bi xanh, hộp II có 6 bi đỏ 4 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên từ
mỗi hộp ra 1 bi. Tìm xác suất để:
a. Lấy được 2 bi đỏ
b. Lấy được ít nhất 1 bi đỏ.
Bài 8: Một công ty đầu tư 2 dự án A và B. Xác suất công ty bị thua lỗ dự án A là
0,1, bị thua lỗ dự án B là 0,2, bị thua lỗ cả 2 dự án là 0,05. Tính xác suất để
a. có ít nhất 1 dự án bị thua lỗ
Bài tập Xác suất thống kê-Chương 1 (3)
b. công ty có đúng 1 dự án bị thua lỗ
Bài 9. Một sinh viên phải thi liên tiếp 2 môn là triết và toán. Xác suất thi qua
môn Triết là 0,6 và môn toán là 0,7. Nếu trước đó thi qua môn triết thì xác suất
thi qua môn toán là 0,8. Tính xác suất
a. Sinh viên đó thi qua cả 2 môn
b. Sinh viên đó thi qua ít nhất 1 môn
c. Sinh viên đó thi qua đúng 1 môn
d. Sinh viên đó thi qua môn toán biết rằng không thi qua môn triết.
Bài 10. Một hộp có 7T và 3Đ. Lấy ngẫu nhiên lần lượt từng bi không hoàn lại
cho đến khi được bi đỏ thì dừng. Tính xác suất để việc này
a. dừng lại ở lần lấy thứ 3
b. sau không quá 3 lần lấy
Bài 11: Có 2 hộp, hộp 1 có 5 chính phẩm và 4 phế phẩm, hộp 2 có 6 chính phẩm
và 3 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 1 hộp rồi từ đó lấy ra cùng lúc 2 sản phẩm.
a. Tìm xác suất để 2 sản phẩm lấy ra đều là chính phẩm.
b. Tìm xác suất để 2 sản phẩm lấy ra có 1 chính phẩm và 1 phế phẩm
c. Biết rằng lấy được 1 chính phẩm và 1 phế phẩm, tìm xác suất để 2 sản phẩm
đó được lấy từ hộp 1.
Bài 12: Có 2 hộp đựng bi, hộp A đựng 3 bi đỏ và 5 bi vàng, hộp B đựng 5 bi đỏ,
3 bi trắng và 8 bi xanh. Thảy 1 con xúc xắc, nếu được mặt 3 hoặc 6 chấm thì lấy
1 bi từ hộp A, nếu được mặt khác thì lấy 1 bi từ hộp B. Tìm xác suất để lấy được
bi đỏ.
Bài 13: Một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có 4 phân xưởng, phân xưởng 1
sản xuất 40%, phân xưởng 2 sản xuất 30%, phân xưởng 3 sản xuất 20%, phân
xưởng 4 sản xuất 10%. Tỉ lệ phế phẩm tương ứng của phân xưởng 1, 2, 3, 4
tương ứng là 1%, 2%, 3%, 4%. Kiểm tra ngẫu nhiên 1 sản phẩm do nhà máy sản
xuất.
a. Tìm xác suất để sản phẩm lấy ra là sản phẩm tốt.
b. Biết sản phẩm lấy ra kiểm tra là phế phẩm. Tìm xác suất để sp đó do phân
xưởng 1
sản xuất.
Bài 14. Một cửa hàng máy tính chuyên kinh doanh 3 loại nhãn hiệu IBM, Dell và
Toshiba. Trong cơ cấu bán hàng, máy IBM chiếm 50%, máy Dell chiếm 30%,
còn lại là máy Toshiba. Tất cả máy bán ra có thời gian bảo hành là 12 tháng.
Kinh nghiệm kinh doanh của chủ cửa hàng cho thấy 10% máy IBM phải sửa
chữa trong thời gian bảo hành, Dell là 20% và Toshiba là 25%.
a. Nếu khách hàng mua một máy tính, tìm khả năng khách hàng đó đem máy lại
sửa chữa trong thời gian bảo hành.
b. Có một khách hàng mua máy tính mới 9 tháng đã đem lại sửa chữa vì hư hỏng,
tìm xác suất máy của khách hàng này là hiệu Toshiba.
Bài 15: Tỉ lệ người dân nghiện thuốc lá ở một vùng là 30%. Biết rằng người bị
viêm họng trong những người nghiện thuốc lá là 60%, còn tỉ lệ người bị viêm
họng trong những người không nghiện thuốc lá là 40%. Chọn ngẫu nhiên 1 người
từ địa phương trên
a. Biết rằng người đó bị viêm họng, tìm xác suất để người đó nghiện thuốc lá
b. Biết rằng người đó không bị viêm họng, tìm xác suất để người đó nghiện thuốc

Bài tập Xác suất thống kê-Chương 1 (4)


Bài 16. Một máy bay bắn độc lập 2 quả tên lửa vào một mục tiêu. Xác suất để
quả thứ nhất và thứ 2 trúng mục tiêu là 0,6 và 0,7. Nếu có một quả trúng thì mục
tiêu bị tiêu diệt với xác suất là 0,7. Và nếu có 2 quả trúng thì xác suất này là 0,9.
a. Tính xác suất để có ít nhất 1 quả trúng mục tiêu.
b. Tính xác suất để mục tiêu bị tiêu diệt.
c. Biết mục tiêu bị tiêu diệt, tính xác suất để cả 2 quả đều trúng.
Bai 17: Bắn liên tiếp vào một mục tiêu cho đến khi có viên trúng thì dừng lại.
Tìm xác suất sao cho phải bắn đến viên đạn thứ 4, biết xác suất bắn trúng mục
tiêu là ở mỗi lần bắn là 0,6 và các lần bắn độc lập nhau.
Bài 18: Tỉ lệ phế phẩm của một nhà máy là 5%. Tìm xác suất để trong 12 sản
phẩm do nhà máy đó sản xuất ra có
a. 2 phế phẩm
b. không quá 2 phế phẩm
c. Cần lấy mẫu có kích thướt bao nhiêu sao cho xác suất để có ít nhất 1 phế phẩm
không bé hơn 0,9.
Bài 19: Đề thi trắc nghiệm có 10 câu hỏi, mỗi câu có 5 cách trả lời, trong đó có 1
cách trả lời đúng. Một thí sinh chọn cách trả lời một cách hoàn toàn hú họa. Tìm
xác suất để thí sinh đó thi đỗ, biết rằng để thi đỗ phải trả lời đúng ít nhất 8 câu.
Bài 20: Một người bắn vào bia với xác suất bắn trúng bia là 0,7.
a. Bắn liên tiếp 3 viên. Tính xác suất để có ít nhất 1 lần trúng bia.
b. Hỏi bắn ít nhất mấy lần để có xác xuất ít nhất 1 lần trúng bia lớn hơn hoặc
bằng 0,9.

Bài tập Xác suất thống kê-Chương 1 (5)

You might also like