You are on page 1of 32

Chương 1.

XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


§1. Một số khái niệm
1. Phép thử: - là “thí nghiệm”
2. Biến cố: - là kết cục của phép thử
3. Không gian mẫu (của phép thử) là tập hợp tất cả các biến cố của phép
thử.

Phép thử Biến cố


Tung một đồng tiền S=“mặt sấp xuất hiện”; N=“mặt ngửa xuất hiện”
“ S hoặc N”
Mua một vé số Trúng thưởng, không trúng thưởng
Mua một điện thoại bị hư trong thời gian bảo hành
4. Các loại biến cố và Phép toán biến cố
Biến cố Kí hiệu Nội dung
Không thể ∅ Không thể xuất hiện trong phép thử
Chắc chắn Ω Nhất định xuất hiện trong phép thử
A kéo theo B A⊂B A xuất hiện thì B xuất hiện
A tương đương B A=B =“A xuất hiện thì B xuất hiện và ngược lại”
Nghĩa là A⊂B và 𝐁 ⊂A
Tổng của A và B A∪B “có A hoặc B xuất hiện”=“ có ít nhất một
trong các biến cố A, B xuất hiện”
Tích của A và B AB =“ A và B cùng xuất hiện đồng thời (trong
phép thử)”
Đối của A A’ hay 𝐀 =“ A không xuất hiện”=“ không A”
A xung khắc với B AB= ∅ =“ A và B không thể xuất hiện đồng thời
trong phép thử”
Ví dụ 1. Có 3 xạ thủ, mỗi người cùng bắn 1 viên đạn vào 1 con
thú.Gọi
Ai=“ xạ thủ thứ i bắn trúng thú”, i=1,2,3.
Hãy biểu diễn qua Ai các biến cố sau:
1)A=“ thú bị trúng đạn”
2)B =“ thú bị trúng 3 viên đạn”
3)C =“ thú bị trúng 2 viên đạn”
4)D =“ thú không bị trúng đạn”
5. Sơ lược về Giải tích tổ hợp
1) Quy tắc cộng, quy tắc nhân

Quy tắc tắc cộng Quy tắc nhân


Làm công việc A có 2 khả Làm công việc A phải qua 2
năng (Không xẩy ra đồng bước:
thời): -B’c1. có m cách
-k/n 1. có m cách -B’c 2. có n cách
-k/n 2. có n cách Có bao nhiêu cách
Có bao nhiêu cách làm A?
làm A? Giải. Có mn cách
Giải. Có m+n cách
2. Tổ hợp và chỉnh hợp

Tổ hợp chập k của n phần tử Chỉnh hợp chập k của n phần tử

+Là gì? +Là gì?


là một bộ gồm k phần tử thoả là một bộ gồm k phần tử thoả
2 tính chất 2 tính chất
- khác nhau - khác nhau
-không kể thứ tự -kể thứ tự
+ Số lượng + Số lượng
𝐤 𝐧! 𝐤 𝐧!
𝐂𝐧 = 𝐏𝐧 =
𝐤! 𝐧−𝐤 ! 𝐧−𝐤 !
Ví dụ 2. Một hộp có 5 bi đỏ, 6 bi vàng.
a) Có bao nhiêu cách lấy 3 bi từ hộp
b) Có bao nhiêu cách lấy 3 bi từ hộp trong đó có 2 bi đỏ
c) Có bao nhiêu cách lấy 3 bi từ hộp trong đó có bi đỏ

Ví dụ 3. Cho 4 chữ số ( 1, 2, 3, 4)


a) Có bao nhiêu cách lập một số có 3 chữ số khác nhau từ các chữ số trên
b) Có bao nhiêu cách lập một số có 3 chữ số từ các chữ số trên
§2. Các định nghĩa xác suất
Giả sử S là không gian mẫu của một phép thử.
1. Định nghĩa xác suất theo tiên đề.
a) Xích ma đại số ( 𝝈 – đại số)
Định nghĩa . Một họ ℬ các biến cố của S được gọi là xích ma đại số ( 𝝈 –
đại số) nếu thỏa mãn các điều kiện
i) S 𝝐 ℬ
ii) Với mọi A 𝝐 ℬ thì 𝐀 𝝐 ℬ
iii) Dãy đếm được các biến cố A1 , A2, …, An, … thuộc ℬ thì
A1 ∪ A2 ∪…+ An ∪ …= ∞ 𝒌=𝟏 Ak 𝝐 ℬ
b) Định nghĩa xác suất theo tiên đề.
Giả sử S là không gian mẫu của một phép thử, ℬ là xích ma đại số các
biến cố của S. Xác suất là một hàm cho tương ứng mỗi biến cố A của ℬ
với một số thực P(A) thỏa mãn các tiên đề sau:
Tiên đề 1. P(A) ≥ 0 ( không âm)
Tiên đề 2. P (S)=1
Tiên đề 3. Với một họ đếm được bất kì các biến cố của ℬ: A1 , A2, …, An,
… xung khắc từng đôi thì
P(A1 ∪ A2 ∪…+ An ∪ …)= P( 𝒋=𝟏 𝐀𝐣 )= 𝒋=𝟏 𝐏(𝐀𝐣 ) ( 1.1)
Hệ quả 1.
1) Nếu A ⊂C thì P(A) ≤ P(C)
2) 0 ≤ P(A) ≤ 1
3) P(∅)=0
2. Định nghĩa cổ điển của xác suất: Nếu phép thử có n biến cố sơ cấp đồng
khả năng trong đó có m biến cố thuận lợi cho biến cố A thì Xác suất của A
là P(A) = m/n (1.2)
(số khả năng thuận lợi của A chia cho tất cả các khả năng có thể của phép
thử)
Ví dụ 2. Một hộp có 10 sản phẩm(SP) trong đó có 3 phế phẩm.
a) Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ hộp.Tính XS lấy được phế phẩm
b) Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ hộp.Tính XS lấy được 2 phế phẩm
c) Lấy ngẫu nhiên có hoàn lại lần lượt từng sản phẩm ra 2 sản phẩm. Tính
xác suất lấy được 2 phế phẩm
3. Định nghĩa xác suất theo thống kê
a) Tần suất.
Nếu lặp lại phép thử n lần trong đó có m lần xuất hiện biến cố A thì tỷ
𝐦
số 𝒇𝒏 (A) =
𝐧

được gọi là tần suất xuất hiện biến cố A trong n phép thử
b) Khái niệm xác suất theo thống kê
Nếu lặp lại phép thử n lần, với n đủ lớn thì xác suất của A là
P(A)≈ 𝒇𝒏 (A) (1.3)
Ví dụ 3. Công ty sản xuất thuốc đánh răng nghiên cứu 5 loại mẫu
thiết kế hộp thuốc. Qua một cuộc khảo sát thực tế, 100 khách hàng
được đề nghị chọn mỗi người một mẫu thiết kế mà họ thích. Số liệu
cho trong bảng sau:

Mẫu thiết kế 1 2 3 4 5


Số khách hàng chọn 5 15 30 40 10

a) Tính xác suất từng mẫu thiết kế mà khách hàng chọn
b) Theo bạn thì công ty nên dùng mẫu thiết kế nào để sản xuất
Ví dụ 4. Một lô trái cây xuất khẩu có số trái rất lớn. Người ta kiểm tra
ngẫu nhiên lần lượt 1000 trái thấy có 15 trái phế phẩm. Lô trái cây
được xuất khẩu nếu theo tỷ lệ trái phế phẩm của nó không quá 3%.
Cho biết lô trái cây có được xuất khẩu không?

4. Ý nghĩa của xác suất


- Xác suất là một phép đo để đo khả năng xuất hiện của biến cố
trong phép thử
- Xác suất lớn biến cố nhiều khả năng xuất hiện trong phép thử
- Xác suất nhỏ biến cố ít khả năng xuất hiện trong phép thử
§3. Công thức tính xác suất
1. Công thức cộng xác suất
a) Tổng quát
• P(A∪B)= P(A) + P(B) – P(AB) (1.4)
• P(A ∪ B ∪ C)= P(A) + P(B)+P(C) – P(AB) – P(AC) – P(BC) + P(ABC) (1.5)
• P(A1 ∪ A2 ∪ … ∪ An )= 𝒏𝒋=𝟏 𝐏(𝐀𝐣 ) - 𝒏𝒊=𝟏 𝒏𝒋=𝟐 𝐏(𝐀𝐢 𝐀𝐣 )
+ 𝒏𝒊=𝟏 𝒏𝒋=𝟐 𝐧𝐤=𝟑 𝐏(𝐀𝐢 𝐀𝐣 𝐀𝐤 ) - ….+ −𝟏 𝒏 𝐏(𝐀𝟏 𝐀𝟐 …𝐀𝒏 ) (1.6)
b) Trường hợp các biến cố xung khắc
• Nếu các biến cố A, B xung khắc thì P(A+B)= P(A) + P(B)
• Nếu A1 , A2 ,.., An xung khắc từng đôi thì
P(A1 ∪ A2 ∪…∪ An )= 𝒏𝒋=𝟏 𝐏(𝐀𝐣 )
c) Công thức xác suất của biến cố đối:
• P( A’) = 1 – P(A) hay P( A) = 1 – P(A’) (1.7)
Ví dụ 5: Một hộp có 10 bi trong đó có 4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 bi từ
hộp. Tính xác suất để lấy được ít nhất một bi đỏ (trong 3 bi lấy ra có
bi đỏ)

Cách 1. P(A)= 0,8333


Cách 2. Biến cố đối của A?
Ví dụ 6: Một công ty của Mỹ cho dữ liệu về số thanh niên tuổi từ 18
– 24 đang sống chung trong nhà của cha mẹ họ. Đặt
M= “ người thanh niên nam đang sống trong nhà cha mẹ”
N= “ người thanh niên nữ đang sống trong nhà cha mẹ”
Nếu chọn ngẫu nhiên một thanh niên nam và một thanh niên nữ thì
dữ liệu của công ty cho P(M)=0.56; P(N)=0.42; xác suất cả hai đang
sống trong nhà cha mẹ của họ là 0.24.
a) Tính xác suất có thanh niên tuổi từ 18 -24 đang sống trong nhà
cha mẹ của họ
b) Tính xác suất gia định có con từ 18-24 không sống trong nhà cha
mẹ của họ
2. Xác suất có điều kiện,sự độc lập về xác suất, công thức nhân xác suất
a) Xác suất có điều kiện
Định nghĩa 1. Cho hai biến cố A, B. Xác suất có điều kiện của A với điều
kiện B, kí hiệu P(AB), là xác suất của A được tính trong điều kiện B đã
xảy ra. Tương tự ta có P(BA).
𝐏(𝐀𝐁)
Công thức: P(A/B)= ( P(B)>0) (1.8)
𝐏(𝐁)

Ví dụ 7. Một lớp học có 40 học sinh được phân bố như sau:
Nội thành Ngoại thành
Nam 12 9
Nữ 13 6

Gọi ngẫu nhiên một học sinh của lớp. a) Tính XS gọi được học sinh là nữ
b) Giả sử đã gọi được học sinh là nữ.Tính xác suất học sinh đó ở ngoại thành
b) Sự độc lập về xác suất
• Định nghĩa 2. A và B được gọi là độc lập nếu P(AB) = P(A) hoặc
P(BA) = P(B) (sự xuất hiện hay không của biến cố này không ảnh
hưởng tới xác suất xuất hiện biến cố kia).
• Với hai biến cố
+ A, B độc lập khi và chỉ khi P(A.B) = P(A).P(B) (1.9)
• Với nhiều hơn 2 biến cố
+ A1, A2, ..., An được gọi là độc lập trong toàn bộ nếu:
P(Ai1Ai2...Aik) = P(Ai1)P(Ai2)...P(Aik)
với mọi tập con các biến cố của {A1, A2, ..., An }
c) Công thức nhân xác suất
• Trường hợp tổng quát:
+ A, B ta có:
P(AB) = P(A)P(BA) = P(B)P(AB) (1.10)
+ A1 , A2, …, An ta có
 P(A1 A2 … An ) =
P(A1)P(A2 A1)P(A3A1A2)... P(An A1 , A2, …, An-1 ) (1.11)

• Trường hợp độc lập:


• A1 , A2, …, An là các biến cố độc lập
 P(A1A2...Ak) = P(A1)P(A2)...P(Ak) (1.12)
Ví dụ 8: Một xưởng có 2 máy hoạt động độc lập. xác suất trong một
ngày làm việc các máy này bị hỏng tương ứng là 0,1; 0,05. Tính xác suất
trong một ngày làm việc xưởng :
a)có 2 máy hỏng (A)
b) có một máy hỏng (B)
c) có máy hỏng (C)
d) Giả sử có máy hỏng. Tính xác suất có một máy hỏng
• Đáp số: P(B) = 0,14; P(C) =0,145
• Có mấy cách tính P(C) ?
• Câu b) và d) khác nhau thế nào?
Ví dụ 9. Một hộp có 9 phiếu trong đó có 3 phiếu trúng thưởng.
Số phiếu trong hộp được 3 người bốc ngẫu nhiên lần lượt mỗi
người 3 phiếu. Tính xác suất mỗi người đều bốc được phiếu
trúng thưởng (A)
• Đáp số: 0,3214
Bài tập luyện tập.
1. Một nồi hơi có 2 van bảo hiểm hoạt động độc lập. Xác suất mỗi van V1,
V2 hỏng tương ứng là 0,1; 0,05.
a) Tính xác suất nồi hơi hoạt động an toàn khi
i) Nồi hơi có van không hỏng
ii) Nồi hơi không có van hỏng
b) Giả sử nồi hơi hoạt động an toàn khi có van không hỏng. Tính xác suất khi
đó van V1 không hỏng
2. Một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào dự án A và B. Khả năng gặp rủi ro
khi đầu tư vào dự án A, B tương ứng là 0.3, 0.2 và gặp rủi ro cả hai là 0.15.
Tính xác suất:
a) nhà đầu tư không gặp rủi ro khi đầu tư vào dự án A và B
b) nhà đầu tư chỉ gặp rủi ro một dự án khi đầu tư vào dự án A và B
c) Gỉa sử nhà đầu tư gặp rủi ro khi đầu tư vào dự án A và B. Tính xác suất
khi đó nhà đầu tư gặp rủi ro chỉ một dự án
3. Xác suất để mỗi công tắc đóng trong mạch điện của hình vẽ là 𝒑𝒊 ,
i=1, 2,3,4. Tính xác suất để mạch có điện từ A đến B

1 2

A B
3 4
3. Công thức Bernoulli
a) Dãy n phép thử Bernoulli: là dãy phép thử thỏa mãn 3 điều kiện sau
1) Độc lập
2) Trong mỗi phép thử chỉ có biến cố A hoặc A đối xuất hiện
3) Xác suất xuất hiện A trong mỗi phép thử đều bằng nhau, nghĩa là
với mọi phép thử
P(A) = p
Do đó xác suất P( 𝑨 )=q
b) Ví dụ:
1) Một máy sản xuất lần lượt từng sản phẩm.Xác suất mỗi lần máy
sản xuất ra phế phẩm là 0,08.Cho máy sản xuất 15 sản phẩm (15
phép thử Bernoulli)
2) Một hộp có 10 SP trong đó có 3 Ph.Phẩm.Lấy ngẫu nhiên có hoàn
lại lần lượt từng SP ra 12 SP (12 phép thử Bernoulli)
3) Có 5 hộp sản phẩm.Mỗi hộp có 10 SP trong đó có 3 Ph.Phẩm.Lấy
ngẫu nhiên mỗi hộp 1 SP.Dãy phép thử Bernoulli
4) Tỷ lệ phế phẩm của một nhà máy là 0,05.Mua ngẫu nhiên 10 SP
của nhà máy ( dãy phép thử Bernoulli)
5) Theo thăm dò tỷ lệ cử tri của một vùng bầu cho ông A là 65%.
Điều tra ngẫu nhiên100 cử tri của vùng - Dãy phép thử Bernoulli
c) Bài toán của dãy phép thử Bernoulli.
Tìm XS của biến cố: trong dãy n phép thử Brenoulli ( với xác
suất xuất hiện biến cố A là P(A)=p) có k lần xuất hiện A
Kí hiệu xác suất này là P(Ak).Xác suất này được tính theo
công thức:
CT Bernoulli: P(Ak) = Ckn pk qn-k , q=1-p

Ví dụ 1. Một máy sản xuất lần lượt từng sản phẩm.Xác suất
mỗi lần máy sản xuất ra phế phẩm là 0,08.Cho máy sản xuất
15 sản phẩm
1) Tính XS trong 15 SP máy sản xuất ra có 2 phế phẩm.
2) Tính XS trong 15 SP máy sản xuất ra có ít nhất 2 phế
phẩm.
3) Máy sản xuất ít nhất bao nhiêu sản phẩm để XS trong các
sản phẩm máy sản xuất ra có phế phẩm là 0,2
Bài tập luyện tập.
1. Một mạch điện mắc song song sẽ hoạt động được nếu có ít nhất một thành
phần của nó hoạt dộng bình thường
1) Xét mạch điện mẵc song song có 5 thành phần hoạt động độc lập với xác suất
mỗi thành phần hoạt động bình thường là 0.7. Tính xác suất:
a) Mạch hoạt động bình thường
b) Biết mạch họat động thường. Tính xác suất khi đó có 2 bộ phận hoạt động
bình thường
2) Nếu xác suất mỗi bộ phận hoạt động bình thường là 0.4, để mạch hoạt động
bình thường với xác suất trên 95% thì cần mắc song song ít nhất bao nhiêu thành
phần
2. Công ty bay A luôn bán vé cho khách vượt quá số ghế của mỗi chyến bay vì
luôn có khách đặt vé nhưng không bay.giả sử tỷ lệ khách đặt vé nhưng không bay
là 2%. Với chuyến bay có 190 chỗ nhưng đã bán 200 vé thì xác suất chuyến bay
thiếu chỗ là bao nhiêu.
2. Công ty bay A luôn bán vé cho khách vượt quá số ghế của mỗi chyến bay vì luôn có
khách đặt vé nhưng không bay.giả sử tỷ lệ khách đặt vé nhưng không bay là 2%. Với
chuyến bay có 190 chỗ nhưng đã bán 200 vé thì xác suất chuyến bay thiếu chỗ là bao
nhiêu.
4. Công thức xác suất toàn phần, công thức Bayes
a) Họ đầy đủ các biến cố
Họ các biến cố A1 , A2, …, An được gọi là họ đầy đủ nếu thỏa mãn
i) A1 + A2 +… + An = Ω
ii) Ai Aj = ∅ với i≠ j
Ví dụ về họ đầy đủ:
1) Gọi A=“ chọn ngẫu nhiên một người của Tp. HCM được người có đóng
bảo hiểm. Khi đó { A, A’} là họ đầy đủ
2) Một hộp có 10 sản phẩm trong đó có 3 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 3 sản
phẩm từ hộp để kiểm tra. Gọi Aj = “ trong 3 sản phẩm lấy ra có j phế
phẩm”, j=0, 1, 2, 3. Ta có { A0 , A1 , A2 , A3 } là một họ đầy đủ
3) Một xí nghiệp có 3 máy cùng sản xuất một loại sản phẩm. Lấy ngẫu
nhiên một sản phẩm của xí nghiệp. Gọi Aj = “ sản phẩm lấy ra của xí
nghiệp j” , j=1, 2, 3. {A1 , A2 , A3 } là một họ đầy đủ
b) Công thức xác suất toàn phần, công thức Bayes
Định lý( Công thức xác suất toàn phần).
Nếu trong phép thử có xuất hiện họ đầy đủ các biến cố A1 , A2, …, An thì
xác suất của biến cố A bất kì trong phép thử là
P(A)= P(A1)P(A| A1) + P(A2)P(A| A2) + … P(An)P(A| An)
= 𝐧𝐣=𝟏 𝐏(𝐀𝐣 )P(A|𝐀𝐣 ) (1.13)
Định lý Bayes ( Công thức Bayes) Nếu trong phép thử có xuất hiện họ đầy
đủ các biến cố A1 , A2, …, An thì xác suất điều kiện của các biến cố của
nhóm đầy đủ Aj đối với A là
𝐏 𝐀𝐣 𝐏(𝐀|𝐀𝐣 )
P(Aj |A) = 𝐧 𝐏(𝐀 )P(A|𝐀 ) (1.14)
𝐣=𝟏 𝐣 𝐣
c) Các ví dụ.
Ví dụ 10. Khả năng ông M đầu tư toàn bộ vốn của mình vào dự án A
là 60% và vào dự án dự án B là 40%. Theo kinh nghiệm xác suất đầu
tư vào hai dự án A, B này có lợi nhuận tương ứng là 70%, 85%.
a) Nếu ông M quyết định đầu tư thì khả năng ông có lợi nhuận là
bao nhiêu?
b) Nếu ông M đầu tư có lợi nhuận thì khả năng dự án B có lợi
nhuận là bao nhiêu
c) Giả sử ông M đầu tư có lợi nhuận. Khi đó đầu tư vào dự án nào
sẽ có nhiều khả năng có lợi nhuận hơn
Ví dụ 12. Một công ty bảo hiểm chia dân cư ( đối tượng bảo hiểm)
làm 3 loại: Ít rủi ro, rủi ro trungbình, rủi ro cao. Theo thống kê tỷ lệ
dân tương ứng với các đối tương trên là 20%, 50%, 30% và tỷ lệ gặp
rủi ro trong 1 năm tương ứng với các loại tên là 5%, 15%, 30%. Nếu
một người không gặp rủi ro trong 1 năm thì khả năng người đó thuộc
loại ít rủi ro là bao nhiêu?
Bài tập luyện tập.
1. Một kênh nhị phân truyền tin bằng cách dùng các tín hiệu 0 và 1. Giả sử
với kênh này 40% thời gian tín hiệu 1 được truyền. Xác suất truyền tín
hiệu 0 và 1 nhận được tương ứng là 0.9 và 0.95. a) Tính xác suất tín hiệu 1
nhận được; b) Giả sử tín hiệu 1 nhận được, xác suất 1 được truyền là bao
nhiêu
2. Tại một đại phương tỷ lệ mắc bệnh X là 5%. Bệnh viện dùng một kiểu Test
chẩn đoán bệnh này. Tuy nhiên khả năng Test cho kết quả đúng đối với người
bị bệnh là 90% và cho kết quả sai đối với người không bị bệnh là 1.25%. Một
người đến bệnh viện dùng Test chẩn đóan bệnh này.
a) Tìm xác suất người đó được chẩn đoán bị mắc bệnh
b) Giả sử người đó được chẩn đoán bị mắc bệnh. Tính xác suất Test chẩn đoán
sai
c) Giả sử người đó được chẩn đoán không bị mắc bệnh. Tính xác suất Test
chẩn đoán sai
d) Khả năng test chẩn đoán sai là bao nhiêu?

You might also like