You are on page 1of 16

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Trong một kỳ thi mỗi sinh viên phải thi 2 môn. Giả sử bạn ước lượng rằng: Bạn có hy vọng
đậu 80% môn thứ nhất. Nếu đạt môn thứ nhất, điều này làm bạn phấn khởi và do bạn phấn khởi sẽ
có hy vọng 60% đạt yêu cầu môn thứ hai. Nếu không đạt môn thứ nhất, điều này làm bạn nản lòng
làm cho hy vọng đạt môn thứ hai chỉ còn 30%. Hãy tìm xác suất để bạn:

a) Đạt cả hai môn.


b) Đạt môn thứ hai.
c) Đạt ít nhất một môn.
d) Không đạt cả hai môn.
Câu 2: Một công ty A đấu thầu lần lượt theo thứ tự 3 dự án I, II, III. Khả năng trúng thầu dự án I là
85%. Nếu công ty A trúng thầu dự án I thì khả năng trúng thầu dự án II là 80%, còn nếu công ty A
không trúng thầu dự án I thì khả năng trúng thầu dự án II là 60%. Nếu công ty A trúng thầu cả 2 dự
án I và II thì khả năng trúng thầu dự án III là 50%. Nếu công ty A chỉ trúng thầu 1 trong 2 dự án I và
II thì khả năng trúng thầu dự án III là 70%, còn nếu công ty A không trúng thầu cả 2 dự án I và II
thì chắc chắn trúng thầu dự án III. Tính xác suất:
a) Công ty A chỉ trúng thầu 1 dự án.
b) Công ty A trúng thầu ít nhất 2 dự án.
Câu 3: Một người nhặt được thẻ ATM do ngân hàng A phát hành có mã số pin gồm 6 chữ số.
Người đó đến máy ATM của ngân hàng A một cách ngẫu nhiên liên tiếp cho tới khi giao dịch được
thì thôi hoặc bị thu thẻ, giao dịch lần sau phải khác mã số pin giao dịch lần trước và giao dịch 3 lần
liên tiếp không được thì bị thu thẻ.Tính xác suất để người đó bị thu thẻ.
Câu 4: Hai công ty cùng kinh doanh một mặt hàng, xác suất công ty thứ nhất gặp rủi ro là 20% và
xác suất công ty thứ 2 gặp rủi ro là 40%. Tuy nhiên trên thực tế xác suất cả hai công ty đều gặp rủi
ro là 10%. Tìm xác suất chỉ có một công ty gặp rủi ro.
Câu 5: Tại một siêu thị, hệ thống phun nước tự động được lắp đặt liên kết với hệ thống báo động
hoả hoạn. Cho biết xác suất hệ thống phun nước tự động bị hỏng là 12%; xác suất hệ thống báo
động bị hỏng là 20% và xác suất cả 2 hệ thống này cùng hỏng là 5%. Tính xác suất có đúng 1 hệ
thống bị hỏng.
Câu 6: Lớp học có 100 người trong đó có 30 người giỏi toán, 40 người giỏi ngoại ngữ và 10 người
giỏi cả 2 môn này. Gặp ngẫu nhiên 1 người trong lớp, tính xác suất:
a) Người này chỉ giỏi môn toán.
b) Người này không giỏi môn nào trong 2 môn toán và ngoại ngữ.
c) Người này chỉ giỏi 1 môn trong 2 môn toán và ngoại ngữ.
Câu 7: Cho hai hộp đựng sản phẩm: Hộp 1 có 12 sản phẩm loại A và 8 sản phẩm loại B, hộp 2 có
14 sản phẩm loại A và 6 sản phẩm loại B.

1 | Bài tập LT Xác suất thống kê


a) Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp 1 sản phẩm. Tính xác suất lấy được 2 sản phẩm loại A.
b) Lấy ngẫu nhiên một hộp, từ hộp đó lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm. Tính xác suất lấy được 2 sản
phẩm loại A và 1 sản phẩm loại B.
Câu 8: Hộp I: có 15 lọ thuốc loại A, 5 lọ thuốc loại B.

Hộp II: có 17 lọ thuốc loại A, 3 lọ thuốc loại B.


Hộp III: có 10 lọ thuốc loại A, 10 lọ thuốc loại B.
a) Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 lọ thuốc. Tính xác suất để có một lọ thuốc loại A.
b) Chọn ngẫu nhiên 1 hộp, rồi từ hộp đã chọn lấy ra 3 lọ thuốc. Tính xác suất được 2 lọ thuốc
loại A và 1 lọ thuốc loại B.
c) Trộn chung 3 hộp lại, rồi từ đó lấy ra 3 lọ thuốc. Tính xác suất để được 3 lọ thuốc loại A.
Câu 9: Có 3 lô hàng 1, 2, 3 theo thứ tự có tỷ lệ phế phẩm là: 1%, 2%, 3%. Chọn ngẫu nhiên một lô
hàng, rồi từ đó lấy tiếp ra một sản phẩm.

a) Tính xác suất để sản phẩm lấy ra là phế phẩm.


b) Giả sử sản phẩm lấy ra là chính phẩm, nó có thể là của hộp nào nhiều nhất, tại sao?
Câu 10: Một công ty bảo hiểm cho người bị tai nạn. Công ty chia khách hàng của mình ra thành 3
nhóm: Người ít bị rủi ro, người bị rủi ro trung bình và người thường xuyên bị rủi ro với tỷ lệ là:
60%, 30%, 10%. Xác suất bị rủi ro của các nhóm lần lượt là: 1%; 5%; 10%.

a) Tính tỷ lệ người bị tai nạn trong năm.


b) Nếu người bị tai nạn trong năm, họ có khả năng thuộc nhóm nào nhiều nhất, tại sao?
Câu 11:Tỷ lệ hút thuốc ở một địa phương là 40%. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh phổi trong
số những người hút thuốc là 70% và trong số những người không hút thuốc là 5%. Chọn ngẫu nhiên
một người, thấy người đó mắc bệnh phổi. Tính xác suất người đó có hút thuốc.

Câu 12: Một thùng có 12 quả banh, trong đó có 8 quả banh mới (chưa sử dụng) và 4 quả banh đã sử
dụng. Lần thứ nhất lấy ngẫu nhiên ra 2 quả banh để thi đấu, xong rồi bỏ trở lại thùng. Lần thứ hai
lấy ngẫu nhiên ra 2 quả banh để thi đấu.
a) Tính xác suất để 2 quả banh lấy ra ở lần thứ nhất là 2 quả banh mới.
b) Tìm xác suất để 2 quả banh lấy ra lần thứ hai là 2 quả banh mới.
Câu 13: Cho biết tỷ lệ sản phẩm loại II của một kho hàng và một thùng hàng cùng chứa một loại
sản phẩm đều bằng 20%. Thùng hàng thì có 20 sản phẩm, kho hàng có rất nhiều sản phẩm. Người ta
lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ kho hàng bỏ vào thùng hàng, sau đó một khách hàng A lấy ngẫu nhiên
2 sản phẩm từ thùng hàng để mua. Tính xác suất để 2 sản phẩm khách hàng A mua đều không phải
sản phẩm loại II.
Câu 14: Có hai loại kiện hàng:
- Kiện loại 1 gồm có 14 sản phẩm tốt và 6 thứ phẩm.
- Kiện loại 2 gồm có 16 sản phẩm tốt và 4 thứ phẩm.

2 | Bài tập LT Xác suất thống kê


Cửa hàng nhận về một lô hàn gồm 100 kiện loại 1 và 150 kiện loại 2. Chọn ngẫu nhiên 2 kiện
trong lô hàng và lấy ngẫu nhiện 5 sản phẩm ở mỗi kiện để tưng bày. Tính xác suất để 10 sản phẩm
được trưng bày là 10 sản phẩm tốt.
Câu 15: Để buộc mọi người phải lái xe đúng tốc độ quy định, cảnh sát giao thông đặt hệ thống rađa
bắn tốc độ ở bốn vị trí khác nhau trong nội ô thành phố. Tỷ lệ thời gian hoạt động của mỗi hệ thống
rađa ở bốn vị trí lần lượt là 40%, 30%, 20% và 30%. Một người lái xe quá tốc độ quy định phải đi
qua bốn vị trí này với xác suất tương ứng là 20%; 10%; 50% và 20%. Tính xác suất để người lái xe
bị phát vì vi phạm quá tốc độ.

Câu 16: Cho một mô hình đơn giản về biến đổi giá chứng khoán: Giả sử rằng xác suất trong một
phiên giao dịch giá lên một đơn vị là p và xác suất giá giảm một đơn vị là 1-p, sự thay đổi giá của
các phiên giao dịch là độc lập. Tính xác suất:

a) Sau hai phiên giao dịch giá sẽ bằng thời điểm ban đầu.
b) Sau ba phiên giao dịch giá tăng một đơn vị.
Câu 17: Chọn ngẫu nhiên lần lượt từng sản phẩm từ một lô hàng (có hoàn lại), biết xác suất chọn
được sản phẩm loại I ở mỗi lần chọn là 20%. Phải chọn bao nhiêu lần để xác suất chọn được ít nhất
1 sản phẩm loại I là 90%
Câu 18: Một lô hàng có tỷ lệ sản phẩm loại A là 60%. Hỏi phải lấy ngẫu nhiên có hoàn lại từ lô
hàng ra ít nhất bao nhiêu sản phẩm để cho xác suất của biến cố: “ có ít nhất 1 sản phẩm loại A trong
số các sản phẩm lấy ra” không bé hơn 95%?
Câu 19: Một thùng hàng có 20 sản phẩm, trong đó có 15 sản phẩm loại I và 5 sản phẩm loại II.
Trong quá trình vận chuyển bị mất đi 3 sản phẩm không rõ chất lượng nên người ta bỏ thêm vào
thùng 2 sản phẩm loại I và 1 sản phẩm loại II. Sau đó người ta lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm trong
thùng hàng.
a) Tính xác suất để 2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm loại I.
b) Biết rằng 2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm loại I, tính xác suất để trong 2 sản phẩm đó có ít
một sản phẩm của thùng hàng lúc chưa vận chuyển.
Câu 20: Sau khi sản xuất xong, sản phẩm của nhà máy Đại Hùng được đóng thành từng hộp chứa
10 sản phẩm. Cho biết tỷ lệ hộp có số sản phẩm loại 1 tương ứng như sau:
Số sản phẩm loại 1 trong mỗi hộp 7 8 9 10
Tỷ lệ hộp tương ứng 10% 30% 40% 20%
Một khách hàng mua hàng của nhà máy này. Khách hàng chọn ngẫu nhiên 1 hộp, từ hộp đã
chọn, lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm. Tính xác suất để khách hàng mua 3 sản phẩm đều là sản phẩm
loại 1.

3 | Bài tập LT Xác suất thống kê


BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1: Có 2 hộp: Hộp 1 có 3 bi đỏ và 7 bi trắng. Hộp 2 có 6 bi đỏ và 4 bi trắng.

a) Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 viên bi. Gọi X là số bi trắng trong 2 viên bi lấy ra. Lập bảng phân
phối xác suất của X, tìm E(X), Var(X) và F(X).
b) Chọn ngẫu nhiên một hộp, rồi từ hộp đó lấy 3 viên bi. Gọi Y là số bi trắng trong 3 viên bi lấy
ra. Lập bảng phân phối xác suất của Y, tìm E(Y), Var(Y) và F(Y).
Câu 2: Một loại sản phẩm do 3 nhà máy sản xuất với tỷ lệ là 20%, 30%, 50%. Tỷ lệ phế phẩm của
các nhà máy lần lượt là: 1%; 2%; 3%.

a) Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm. Tính xác suất để được sản phẩm tốt.
b) Nếu lấy lần lượt 4 sản phẩm (có hoàn lại), gọi X là số sản phẩm tốt. Lập bảng phân phối xác
suất của X.
c) Tìm E(X), Var(X) và F(X).
Câu 3: Có 3 hộp, trong mỗi hộp đều có 9 lá thăm ghi 3 triệu đồng và 1 lá thăm ghi 30 triệu đồng.
Một người rút ngẫu nhiên mỗi hộp một lá thăm, gọi X là tổng số tiền ghi trên 3 lá thăm rút được.
a) Lập bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X.
b) Tính E(X), Var(X) và Mod(X).
c) Tính P(X  30)
Câu 4: Ba hộp có hình thức bên ngoài giống nhau, trong mỗi hộp có 6 phiếu. Hộp thứ nhất có 2
phiếu được ghi ký hiệu A (phiếu A) và 4 phiếu được ghi ký hiệu B (phiếu B). Hộp thứ hai có 3
phiếu A, 3 phiếu B. Hộp thứ ba có 1 phiếu A, 5 phiếu B. Một khách hàng tham dự chương trình
khuyến mại của công ty C được chọn ngẫu nhiên 2 hộp từ 3 hộp đó, sau đó từ mỗi hộp đã chọn lấy
ngẫu nhiên 1 phiếu. Cách tính số tiền thưởng như sau:
- Nếu khách hàng lấy được 2 phiếu B thì được thưởng 100000 đồng.
- Nếu khách hàng lấy được 1 phiếu A và 1 phiếu B thì được thưởng 200000 đồng.
- Nếu khách hàng lấy được 2 phiếu A thì được thưởng 500000 đồng.
Một khách hàng K tham dự chương trình khuyến mại của công ty C.
a) Tính xác suất để khách hàng K chọn được hộp thứ nhất và thứ hai.
b) Tính số tiền thưởng trung bình của khách hàng K.
c
 x  1, 2
Câu 5: Cho BNN X có hàm mật độ xác suất f (x)   x 4
0 x  1, 2

a) Tính c, E(X), Var(X).


b) Tìm F(x).
3
c) Tính P(  X  2) .
2

4 | Bài tập LT Xác suất thống kê


c x 2 (1  x) , x   0,1
Câu 6: Cho BNN X có hàm mật độ xác suất f (x)  
 0 , x   0,1

a) Tính c, E(X), Var(X).


b) Tìm E(3X – 5).
c) Tìm F(x)
1
d) Tính P(0  X  ) .
2
Câu 7: Tuổi thọ của một loại côn trùng là một BNN X (đơn vị là tháng) với hàm mật dộ như sau:
kx 2  4  x  x   0, 4
f (x)  
 0 x   0, 4

a) Tính k.
b) Tìm tuổi thọ trung bình của côn trùng.
c) Tính xác suất để côn trùng chết trước khi nó được một tháng tuổi.
Câu 8: Công ty sử dụng hai hình thức quảng cáo là đài phát thanh và đài truyền hình. Giả sử 34%
khách hàng biết được thông tin quảng cáo này qua đài truyền hình, 25% khách hàng biết được thông
tin quảng cáo này qua đài phát thanh và 10% khách hàng biết được thông tin quảng cáo này qua cả
hai hình thức quảng cáo.
a) Tính xác suất để chọn ngẫu nhiên một khách hàng thì người đó biết được thông tin quảng cáo
về sản phẩm của công ty.
b) Chọn ngẫu nhiên 500 khách hàng (chọn lần lượt từng khách hàng), tính xác suất để có từ 230
đến 260 khách hàng biết được thông tin quảng cáo về sản phẩm của công ty.
Câu 9: Ba phân xưởng cùng sản xuất 1 loại sản phẩm. Tỷ lệ sản phẩm loại II của các phân xưởng
tương ứng là: 10%, 20%, 30%. Từ lô hàng gồm 10000 sản phẩm (trong đó có 3000 sản phẩm của
phân xưởng I, 4000 sản phẩm của phân xưởng II và 3000 sản phẩm của phân xưởng III). Người ta
lấy ngẫu nhiên ra 100 sản phẩm để kiểm tra (lấy có hoàn lại). Nếu thấy có không quá 24 sản phẩm
loại II thì nhận lô hàng. Tìm xác suất để nhận lô hàng đó?

Câu 10: Một lô hàng gồm 20000 sản phẩm, với tỷ lệ sản phẩm loại A là 70%. Một người mua hàng
chọn ngẫu nhiên 120 sản phẩm từ lô hàng để kiểm tra. Nếu có ít nhất 100 sản phẩm loại A trong 120
sản phẩm được lấy ra thì mua lô hàng này. Tính xác suất để lô hàng được mua.

Câu 11: Sản phẩm được đóng thành hộp. Mỗi hộp có 10 sản phẩm trong đó có 7 sản phẩm loại A.
Người mua hàng qui định cách kiểm tra như sau: Từ hộp lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm nếu thấy cả 3
sản phẩm đều loại A thì nhận hộp đó. Nếu ngược lại thì loại hộp.

Giả sử kiểm tra 100 hộp (trong rất nhiều hộp). Tính xác suất để:
a) Có 25 hộp được nhận.

5 | Bài tập LT Xác suất thống kê


b) Có không quá 30 hộp được nhận.
c) Phải kiểm tra ít nhất bao nhiêu hộp để xác suất có ít nhất một hộp được nhận không nhỏ hơn
95%?
Câu 12: Một mạch điện gồm 1000 bóng đèn mắc song song. Xác suất để mỗi bóng đèn bị hư tại
mỗi thời điểm là 0.2%. Tính xác suất để tại một thời điểm:

a) Không có bóng đèn nào bị hư.


b) Có nhiều hơn 5 bóng đèn bị hư.
c) Hãy cho biết số bóng đèn bị hư trung bình tại một thời điểm.
Câu 13: Một người tham gia trò chơi giải trí trên truyền hình phải lần lượt trả lời 10 câu hỏi một
cách độc lập. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 6 điểm, trước khi trả lời các câu
hỏi người đó được thưởng 10 điểm. Giả sử người đó có khả năng trả lời đúng mỗi câu hỏi đều bằng
0,6 và một điểm dương được thưởng 10000 đồng, một điểm âm bị trừ 10000 đồng.
a) Tìm số tiền trung bình người đó có được sau khi tham gia xong trò chơi.
b) Tính xác suất sau khi tham gia xong trò chơi người đó có được từ 680000 đồng trở lên.
Câu 14: Tại một địa phương có 5 mạch nước ngầm khác nhau, trong đó có 1 mạch bị nhiễm thạch
tín. Có 900 giếng nước tại địa phương lấy nước từ 5 mạnh nước này nhưng không rõ nguồn gốc
mạch nước ngầm của giếng (mỗi giếng thuộc duy nhất một mạch nước ngầm). Một đoàn kiểm tra
muốn xác định giếng nước có bị nhiễm chất thạch tín hay không bằng cách xét nghiệm mẫu nước.
Có 2 phương pháp được đề nghị.
Phương pháp 1: Xét nghiệm từng mẫu giếng nước riêng biệt.
Phương pháp 2: Ghép chung 9 mẫu nước giếng khác nhau thành 1 nhóm làm 1 xét nghiệm,
nếu mẫu ghép bị nhiễm thì làm thêm 9 xét nghiệm riêng cho 9 mẫu để xác định giếng nào bị nhiễm.
a) Nếu biết chi phí mỗi lần xét nghiệm là như nhau thì hãy tính xem cách xét nghiệm nào lợi
hơn.
b) Hãy tính xem nên ghép mỗi nhóm bao nhiêu mẫu giếng nước để chi phí xét nghiệm bằng
phương pháp 2 là thấp nhất.
Câu 15: Tại một hiệu đóng giày, số đôi giày bán ra trong một tháng có phân phối chuẩn với số giày
bán ra trung bình trong một tháng là 400 đôi, độ lệch chuẩn là 50 đôi. Chi phí làm ra 1 đôi giày là
130000 đồng, giá bán 1 đôi giày là 200000 đồng. Chi phí cố định của hiệu đóng giày trong một
tháng là 2000000 đồng.
a) Tìm tiền lãi trung bình mỗi tháng của hiệu đóng giày này
b) Tính xác suất để tổng tiền lãi trong 9 tháng đạt được ít hơn 254580000.
Câu 16: Một sản phẩm được xem là đạt tiêu chuẩn nếu trọng lượng X(g) của sai lệch so với trung
bình của nó không quá 2g. Giả sử X có phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn là 1.21g. Sản phẩm sản
xuất ra được đóng thành từng kiện 400 sản phẩm. Kiện hàng loại I là kiện có ít nhất 350 sản phẩm
đạt tiêu chuẩn. Tính xác suất một kiện hàng sản xuất ra là kiện hàng loại I.

6 | Bài tập LT Xác suất thống kê


Câu 17: Trọng lượng trẻ sơ sinh là BNN X có phân phối chuẩn với trọng lượng trung bình là 3kg.
Độ lệch chuẩn  = 0.2 kg. .

a) Tính tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng từ 3 kg đến 3.4kg.


b) Trẻ sơ sinh thiếu cân nếu có trọng lượng nhỏ hơn 2.5kg. Tính tỷ lệ trẻ thiếu cân.
c) Người ta muốn có chế độ chăm sóc đặc biệt cho 10% tổng số trẻ nhẹ cân nhất. Tính trọng
lượng tối đa cho những đứa trẻ được chăm sóc đặc biệt.
Câu 18: Cho biết điểm thi của sinh viên trong kỳ thi tốt nghiệp có phân phối chuẩn N(62; 49).
Sinh viên được xem là thi đạt khi có điểm từ 60 trở lên trong thang điểm 100. Hãy xác định:
a) Tỷ lệ sinh viên thi đạt.
b) Sinh viên đạt loại A là sinh viên thuộc vào nhóm 10% sinh viên có tổng số điểm cao nhất.
Tìm số điểm nhỏ nhất để sinh đạt loại A.
Câu 19: Cho biết lãi suất đầu tư vào một công ty là biến ngẫu nhiên X (%/năm) có phân phối chuẩn
N(  ,  2 ) , xác suất để đạt được lãi suất trên 13%/năm là 0,16 và dưới 4%/năm là 0,025.
a) Tìm kỳ vọng  và độ lệch chuẩn  .
b) Tính xác suất để khi đầu tư vào công ty đó được lãi suất ít nhất 6%/năm.
Câu 20: Cho biết trọng lượng của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên X (kg) có phân phối chuẩn
N(  ,  2 ) , P(X  49)  2%; P(X  49.75)  31% .
a) Tìm kỳ vọng  và độ lệch chuẩn  .
b) Một sản phẩm loại này có giá 10 USD nếu sản phẩm có trọng lượng nhỏ hơn 49kg và có giá
15 USD nếu sản phẩm có trọng lượng lớn hơn hoặc bằng 49kg. Ta lấy ngẫu nhiên 12 sản
phẩm loại này, Tìm xác suất để tổng giá tiền của 12 sản phẩm lấy ra không vượt quá 170
USD.

7 | Bài tập LT Xác suất thống kê


BÀI TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1: Để ước lượng tổng doanh thu (triệu đồng/tháng) của một công ty gồm 380 cửa hàng trên
toàn quốc trong một tháng, người ta lấy ngẫu nhiên 10% số cửa hàng và có được doanh thu trong
một tháng là :
Doanh thu 20 40 60 80
Số cửa hàng 8 16 12 2
a) Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng tổng doanh thu trung bình của công ty trong một tháng?
b) Những Cửa hàng có doanh thu trong một tháng từ 60 triệu trở lên là những cửa hàng bán đắt,
hãy ước lượng tỷ lệ cửa hàng bán đắt của công ty với độ tin cậy 95%?
Câu 2: Tiến hành khảo sát số gạo bán ra hàng ngày (X) tại một cửa hàng, ta có số liệu sau :
X(kg) 110-125 125-140 140-155 155-170 170-185 185-200 200-215 215-230
Số ngày 2 9 12 25 30 20 13 4
a) Ước lượng số tiền bán được trung bình với độ tin cậy 95%, biết giá gạo là 10000/kg.
b) Những ngày bán trên 200kg là những ngày cao điểm. Hãy ước lượng tỷ lệ ngày cao điểm với
độ tin cậy 99%?
Câu 3: Người ta tiến hành điều tra thị trường về một loại sản phẩm mới, phỏng vấn ngẫu nhiên 300
khách hàng thì thấy có 90 người thích sản phẩm này?
a) Hãy ước lượng tỷ lệ khách hàng thích sản phẩm này với độ tin cậy 95%?
b) Với mẫu điều tra trên và muốn độ chính xác của ước lượng tỷ lệ khách hàng thích sản phẩm
là 0.044 thì đảm bảo độ tin cậy là bao nhiêu?
Câu 4: Khảo sát về thu nhập của một số người ở công ty A, ta thu được số liệu như sau:
Thu nhập
Số người
(triệu đồng/ năm)
6-10 5
10-12 15
12-14 22
14-16 34
16-18 25
18-20 20
20-22 14
22-26 9
a) Những người có thu nhập từ 12 triệu đồng/năm trở xuống là những người có thu nhập thấp.
Hãy ước lượng số người có thu nhập thấp của công ty A với độ tin cậy 98% ? (cho biết tổng
số người làm việc tại công ty A là 3000 người)
b) Hãy ước lượng khoảng thu nhập trung bình một người trên năm với độ tin cậy 95%?
c) Nếu muốn dùng mẫu trên để ước lượng thu nhập trung bình một người trên năm của công ty
A với độ chính xác là 600 ngàn đồng thì độ tin cậy là bao nhiêu?
Câu 5: Công ty M là một công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. T là một công ty tư vấn và
giới thiệu việc làm. Công ty T muốn thăm do thu nhập của những người làm việc ở công ty M.
Công ty T khảo sát một số người đang làm việc ở công ty, có số liệu như sau:

Thu nhập (triệu đồng/tháng) 3.8 – 4.2 4.2 – 4.6 4.6 – 5.0 5.0 – 5.4 5.4 – 5.8
Số người 15 20 30 23 12
a) Với độ tin cậy 96%, hãy tìm khoảng ước lượng thu nhập trung bình của một người làm việc ở
công ty M?
8 | Bài tập LT Xác suất thống kê
b) Với mẫu đã cho, khi ước lượng thu nhập trung bình của một người làm việc ở công ty M, nếu
muốn độ tin cậy 98% thì độ chính xác (triệu đồng/tháng) là bao nhiêu?
c) Người làm việc ở công ty M có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng được xem là có thu thập cao.
Khi ước lượng tỷ lệ những người có thu nhập cao (trong những người làm việc ở công ty M),
nếu muốn độ chính xác là 9% và độ tin cây 98% thì cần khảo sát thêm bao nhiêu người nữa?
Giả sử số người làm việc ở công ty M đủ lớn để có thể chọn mẫu có kích thước thoả mãn yêu
cầu bài toán.
Câu 6: Trong đợt thi tốt nghiệp, tổng số điểm của các môn thi được tính theo thang điểm 100.
Người ta chọn một mẫu ngẫu nhiên các thí sinh và được số liệu như sau:
Tổng số điểm 0 – 40 40 – 50 50 – 60 60 – 70 70 – 80 80 – 90 90 – 100
Số thí sinh 5 10 15 20 25 15 10
a) Hãy ước lượng điểm trung bình của thí sinh trong đợt thi tốt nghiệp này với độ tin cây 96%.
b) Với số liệu trong bảng trên, nếu muốn ước lượng điểm trung bình của thí sinh trong đợt thi
tốt nghiệp này có độ chính xác 3 điểm và độ tin cậy 95% thì phải khảo sát thêm bao nhiêu thí
sinh nữa?
Câu 7: Lấy ngẫu nhiên 250 sản phẩm trong kho của nhà máy Y, đem cân được kết quả sau:
X (kg) 10.00 10.05 10.10 10.15 10.20 10.25 10.30
Số sản phẩm 12 34 59 78 31 25 11
a) Giả sử trong kho có 10000 sản phẩm. Với độ tin cậy 98%, hãy ước lượng tổng trọng lượng
của các sản phẩm có trong kho.
b) Nếu dùng mẫu trên để ước lượng trọng lượng trung bình của các sản phẩm trong kho với độ
chính xác 0.01 thì khi đó độ tin cậy bằng bao nhiêu?
Câu 8: Công ty A hỗ trợ mỗi nhân viên 100 nghìn đồng/tháng để đào tạo tiếng Anh. Phóng vấn
ngẫu nhiên một số nhân viên về mức chi thực tế cho học tiếng Anh tháng t.
Mức chi (nghìn đồng) 80 90 100 110 120 130
Số nhân viên 13 16 26 17 16 12
Giả thiết mức chi học tiếng Anh tháng t của nhân viên công ty A là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn.
a) Hãy ước lượng mức chi học tiếng Anh trung bình tháng t của nhân viên công ty A bằng
khoảng tin cây đối xứng với độ tin cậy 95%.
b) Công ty A có 1500 nhân viên, ước lượng tối đa số nhân viên có mức chi cao hơn mức hỗ trợ
của công ty, với độ tin cậy 95%.
Câu 9: Khảo sát trọng lượng X (g) của một loại sản phẩm, quan sát một số sản phẩm được chọn
ngẫu. nhiên được số liệu sau:
Trọng lượng (g) 11 – 13 13 – 15 15 – 17 17 – 19 19 – 21 21 – 23 23 – 25
Số sản phẩm 6 14 20 30 15 10 5
Giả thiết trọng lượng của sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
a) Ước lượng trọng lượng trung bình của loại sản phẩm trên với độ tin cậy 95%.
b) Nếu muốn độ dài khoảng tin cậy ở câu a không vượt quá 0.9g thì cần quan sát thêm ít nhất
bao nhiêu sản phẩm?
Câu 10: Cho biết tuổi thọ của một loại thiết bị điện tử do một nhà máy A sản xuất có phân phối
chuẩn. Kiểm tra ngẫu nhiên tuổi thọ của 100 thiết bị điện tử do nhà máy A sản xuất, có số liệu như
sau:

9 | Bài tập LT Xác suất thống kê


Tuổi thọ (giờ) 1940 1970 2000 2030 2060
Số thiết bị 4 28 40 20 8
a) Hãy ước lượng tuổi thọ trung bình của loại thiết bị điện tử do nhà máy A sản xuất với độ tin
cậy 95%.
b) Với độ tin cậy 95%, cần kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất bao nhiêu thiết bị điện tử do nhà máy A
sản xuất để độ dài khoảng ước lượng tuổi thọ trung bình của loại thiết bị do nhà máy A sản
xuất không vượt quá 10 giờ?
Câu 11: Số tiền thu phí trong một ngày tại một trạm thu phí giao thông A có phân phối chuẩn.
Người ta theo dõi ngẫu nhiên số tiền thu phí tại trạm đó trong 100 ngày, có số liệu như sau:
Số tiền thu phí (triệu đồng) 150 155 158 165 170
Số ngày 10 15 50 13 12
a) Hãy ước lượng số tiền thu phí trung bình trong một ngày tại trạm thu phí giao thông A với độ
tin cậy 95%.
b) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng tỷ lệ những ngày thu phí dưới 155 triệu đồng.
Câu 12: Để tìm hiểu doanh số bán ra của một siêu thị sau đợt quảng cáo, theo dõi ngẫu nhiên 100
ngày, có số liệu như sau: (giả sử doanh số bán ra của siêu thị có phân phối chuẩn)
Doanh số (triệu đồng) 150 152 154 157 160
Số ngày 15 25 40 15 5
a) Hãy ước lượng doanh số bán ra trung bình trong một ngày của siêu thị sau đợt quảng cáo với
độ tin cậy 95%.
b) Ta gọi những ngày bán đắt hàng là những ngày có doanh số bán ra ít nhất 157 triệu đồng.
Hãy ước lượng tỷ lệ những ngày bán đắt hàng của siêu thị với độ tin cậy 95%.
Câu 13: Kiểm tra một máy sản xuất tự động, kiểm tra viên đếm số phế phẩm do máy sản xuất của
một số ngày ngẫu nhiên trong năm và ghi nhận được số liệu như sau:
Số phế phẩm 0–4 5–9 10 – 14 15 – 19 20 – 24 25 – 29 30 – 32
Số ngày 3 6 12 20 17 14 9
a) Hãy ước lượng số phế phẩm trung bình trong một ngày sản xuất của máy này với độ tin cậy
96%?
b) Máy cần phải điều chỉnh khi phát hiện có từ 25 phế phẩm trở lên trong một ngày sản xuất.
Với độ tin cậy 96%, hãy ước lượng số ngày cần phải điều chỉnh của máy này trong một năm?
(giả sử một năm máy hoạt động 310 ngày)
Câu 14: Kiểm tra ngẫu nhiên 16 bóng đèn loại A tính được tổng tuổi thọ của chúng là 19200 giờ và
độ lệch chuẩn mẫu là 26.1 giờ. Giả thiết tuổi thọ của bóng đèn loại A là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn.
a) Hãy ước lượng tuổi thọ trung bình của bóng đèn loại A với độ tin cậy 95% bằng khoảng tin
cậy đối xứng.
b) Phải chọn kích thước mẫu tối thiểu bằng bao nhiêu để với độ tin cậy 95% thì sai số của ước
lượng tuổi thọ trung bình bóng đèn loại A không vượt qua 5 giờ.
Câu 15: Theo dõi mức hao phí nguyên liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở một nhà máy,
người ta thu được các số liệu quan sát sau:
Mức nguyên liệu hao phí (gram/sản phẩm) 28 29 30 31 32
Số sản phẩm 3 11 17 11 8

10 | Bài tập LT Xác suất thống kê


a) Tìm khoảng ước lượng mức hao phí nguyên liệu trung bình cho một đơn vị sản phẩm với độ
tin cậy 98%.
b) Với độ tin cậy 99%, nếu muốn bán kính ước lượng mức hao phí nguyên liệu trung bình cho
một đơn vị sản phẩm là 0.333 thì cần phải khảo sát thêm bao nhiêu sản phẩm nữa?
Câu 16: Một xí nghiệp có 5000 công nhân cùng sản xuất độc lập một loại sản phẩm. Sau khi theo
dõi ngẫu nhiên thời gian hoàn thành một sản phẩm của 100 công nhân trong xí nghiệp, với số liệu
ghi nhận như sau:
Thời gian hoàn thành (phút) 28 – 30 30 – 32 32 – 34 34 – 36 36 – 38 38 – 40
Số công nhân 5 15 25 30 20 5
Giả sử thời gian hoàn thành một sản phẩm có luật phân phối chuẩn.
a) Hãy ước lượng thời gian trung bình hoàn thành một sản phẩm của công nhân trong xí nghiệp
với độ tin cậy 95%?
b) Nếu qui định công nhân nào có thời gian hoàn thành một sản phẩm dưới 32 phút là công
nhân có tay nghề cao, hãy ước lượng số công nhân có tay nghề cao của xí nghiệp với độ tin
cậy 98% ?
Câu 17: Trọng lượng X (kg) của các bao xi măng được đóng bao tự động là biến ngẫu nhiên có
phân phối chuẩn, quan sát ngẫu nhiên 100 bao xi măng được số liệu sau:
Trọng lượng (kg) 48.0 – 48.5 48.5 – 49.0 49.0 – 49.5 49.5 – 50.0 50.0 – 50.5
Số bao 7 20 35 25 13
a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng trọng lượng trung bình của các bao xi măng.
b) Hãy ước lượng phương sai trọng lượng của các bao xi măng với độ tin cậy 95%.
Câu 18: Lãi suất cổ phiếu của một công ty trong 5 năm qua là 15%; 10%; 20%; 7%; 14%, với độ tin
cậy 90% hãy ước lượng: (Biết lãi suất cổ phiếu là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn)
a) Độ phân tán về lãi suất của cổ phiếu?
b) Độ phân tán tối đa của lãi suất cổ phiếu của công ty đó?
Câu 19: Rủi ro đầu tư thường được đo bằng phương sai của tỷ lệ thu hồi vốn của dự án. Theo dõi
ngẫu nhiên tỷ lệ thu hồi vốn của hai dự án trong 10 năm thu được kết quả:
Dự án 1 Dự án 2
Kích thước mẫu 10 10
Tỷ lệ thu hồi vốn trung bình ( %) 13.2 14.6
2
Phương sai mẫu (%) 10.9 25.6
a) Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỷ lệ thu hồi vốn trung bình của hai dự án
b) Hãy ước lượng phương sai của tỷ lệ thu hồi vốn của hai dự án với độ tin cậy 95%, biết rằng
tỷ lệ thu hồi vốn là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Câu 20: Giả sử chỉ số thông minh (IQ) của học sinh lứa tuổi 12 – 15 có phân phối chuẩn. Đo IQ của
50 học sinh trường A, có số liệu như sau:
Chỉ số thông minh (IQ) 75 – 78 78 – 81 81 – 84 84 – 87 87 – 90 90 – 93
Số học sinh 3 8 9 12 10 8
a) Với độ tin cậy 95%, chỉ số IQ trung bình thấp nhất là bao nhiêu?
b) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng phương sai của chỉ số IQ ?

11 | Bài tập LT Xác suất thống kê


BÀI TẬP CHƯƠNG 4
Câu 1: Thời gian trước số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ trung bình của mỗi khách hàng là 1000
USD. Để đánh giá xem xu hướng này còn giữ nguyên hay không, người ta kiểm tra ngẫu nhiên 64
sổ tiết kiệm và tìm được số tiền gửi trung bình là 990 USD, độ lệch tiêu chuẩn 100 USD. Với mức ý
nghĩa 5% hãy xem số tiền gửi tiết kiệm có thay đổi không?
Câu 2: Số tiền thu phí trong một ngày tại một trạm thu phí giao thông A, có phân phối chuẩn.
Người ta theo dõi số tiền thu phí tại trạm đó trong 100 ngày có số liệu sau :
X (triệu đồng) 150 155 158 165 170
Số ngày 10 15 50 13 12
a) Trạm trưởng trạm thu phí A báo cáo rằng số tiền thu phí trung bình một ngày là 155 triệu
đồng, với mức ý nghĩa 1% cho biết báo cáo trên có chấp nhận được không?
b) Những ngày thu phí dưới 155 triệu đồng được xem là không đạt yêu cầu, với mức ý nghĩa
5% có thể xem tỷ lệ những ngày thu phí không đạt yêu cầu là 15% được không?
Câu 3: Một công ty tiến hành khảo sát thăm dò thị trường tiêu dùng tại một thành phố về một loại
sản phẩm A, khảo sát ngẫu nhiên 400 hộ gia đình trong thành phố được số liệu về các hộ sử dụng
sản phẩm A như sau:
Số lượng (kg/tháng) 0-1 1-1.5 1.5-2 2-2.5 2.5-3 3-4
Số hộ 50 80 100 80 60 30
a) Nếu biết thành phố này có 400.000 hộ gia đình, hãy ước lượng khối lượng sản phẩm A được
tiêu thụ trong tháng tại thành phố với độ tin cậy 96%.
b) Một hộ sử dụng trong một tháng trên 2.5 kg sản phẩm A được xếp vào loại hộ ưa chuộng sản
phẩm A . Hãy ước lượng tỷ lệ hộ ưa chuộng sản phẩm A với độ tin cậy 98%.
c) Nếu muốn ước lượng tỷ lệ hộ ưa chuộng sản phẩm A có độ chính xác 4% và độ tin cậy 98%
thì cần phải khảo sát thêm bao nhiêu hộ gia đình nữa ?
d) Một công ty khác đã khảo sát thị trường trước đây để lại một tài liệu cho biết sức tiêu thụ sản
phẩm A trung bình trong một tháng tại thành phố này là 740 tấn. Hãy nhận xét về tài liệu này
với mức ý nghĩa 2%.
Câu 5: Doanh số bán ra của một nhà hàng ăn uống trong 1 ngày có phân phối chuẩn, theo dõi ngẫu
nhiên 100 ngày, có số liệu như sau:
Doanh số (triệu đồng) 150 170 180 195 200 210
Số ngày 10 15 45 20 5 5
a) Hãy ước lượng doanh số bán ra trung bình trong một ngày của nhà hàng này với độ tin cậy
95%.
b) Chủ nhà hàng báo cáo với nhân viên thu thuế là doanh số trung bình bán ra trong 1 ngày là
170 triệu đồng. Với mức ý nghĩa 1%, có thể nói doanh số bán ra trung bình 1 ngày lớn hơn
170 triệu đồng không?
c) Giả sử độ lệch chuẩn của doanh số bán ra trong 1 ngày là σ = 14.702 triệu đồng. Với độ tin
cậy 99% để sai số của ước lượng về doanh số bán ra trung bình không vượt quá 2 triệu đồng,
cần điều tra thêm về doanh số bán ra của nhà hàng này ít nhất bao nhiêu ngày nữa?
Câu 6: Giả sử thu nhập của nhân viên ở một công ty là biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn, khảo
sát về thu nhập của một số nhân viên ở công ty này có số liệu như sau:

Thu nhập (triệu đồng/tháng) 1–3 3–4 4–5 5–6 6–7 7–9

12 | Bài tập LT Xác suất thống kê


Số người 9 14 25 27 15 10
a) Với độ tin cậy 95%, hãy tìm khoảng ước lượng thu nhập trung bình một nhân viên ở công ty
trên?
b) Giả sử độ lệch chuẩn của thu nhập là   1.5 triệu đồng/tháng. Với độ tin cậy 95% để sai số
của ước lượng thu nhập trung bình không vượt quá 250 ngàn đồng thì cần điều tra thêm về
thu nhập của nhân viên ở công ty này ít nhất bao nhiêu nhân viên nữa?
c) Với mức ý nghĩa 1% thì có thể cho rằng thu nhập trung bình một nhân viên ở công ty này là
5.3 triệu đồng/tháng được không?
d) Những nhân viên có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng được xem là có thu thập thấp. Giả sử
tổng số nhân viên của công ty này là 1000, với mức ý nghĩa 1%, hãy tìm khoảng ước lượng
số nhân viên có thu nhập thấp của công ty này?
Câu 7: Khảo sát về doanh số bán hàng của một siêu thị, ta thu được số liệu như sau:
Doanh số (triệu đồng/ ngày) Số ngày
23 – 27 5
27 – 33 12
33 – 39 25
39 – 45 35
45 – 51 24
51 – 57 15
57 – 63 12
63 – 69 10
69 – 75 6
a) Hãy ước lượng khoảng doanh số bán hàng trung bình trong một ngày với độ tin cậy 95%?
b) Những ngày có doanh số bán hàng từ 63 triệu đồng/ngày trở lên là những ngày bán đắt hàng.
Hãy ước lượng tỷ lệ những ngày bán đắt hàng ở siêu thị này với độ tin cậy 98% ?
c) Nếu siêu thị này báo cáo tỷ lệ những ngày bán đắt hàng là 20% thì có chấp nhận được
không? (với mức ý nghĩa 2%)
d) Trước đây doanh số bán hàng trung bình của siêu thị là 35 triệu đồng/ngày. Số liệu ở bảng
trên được thu thập sau khi siêu thị áp dụng một phương thức bán hàng mới. Hãy cho nhận xét
về phương thức bán hàng mới với mức ý nghĩa 5%?
Câu 8: Đo chỉ số mỡ sữa của 130 con lai Hà – Ấn F1 , ta được bảng số liệu:
Chỉ số mỡ sữa Số bò
3.0 – 3.6 2
3.6 – 4.2 8
4.2 – 4.8 35
4.8 – 5.4 43
5.4 – 6.0 22
6.0 – 6.6 15
6.6 – 7.2 5
a) Hãy ước lượng chỉ số mỡ sữa trung bình của giống bò lai trên với độ tin cậy 99%.
b) Biết rằng chỉ số mỡ sữa của giống bò Hà Lan thuần chủng là 4.95. Với mức ý nghĩa 1%, hãy
cho kết luận về hiệu quả của việc lai giống.
Câu 9: Hệ thống bán vé may bay online của công ty hàng không AP vừa được cải tiến quy trình và
được theo dõi để ghi nhận trình trạng huỷ vé sau khi đã đặt chỗ. Khảo sát ngẫu nhiên một số ngày
và nhận thấy trong 169 lần đặt vé thì có 15 lần huỷ vé.
Với độ tin cậy 98%, hãy ước lượng tỷ lệ huỷ vé sau khi đặt chỗ qua hệ thống.
13 | Bài tập LT Xác suất thống kê
a) Theo tài liệu trước khi cải tiến hệ thống cho biết tỷ lệ huỷ vé sau khi đặt chỗ là 15%. Với
mức ý nghĩa 2%, hãy kiểm định xem hệ thống được cải tiến này có thực sự làm thay đổi tỷ lệ
huỷ vé hay không?
b) Nếu muốn ước lượng tỷ lệ huỷ vé có độ tin cậy 96% và độ chính xác 4%, cần phải khảo sát
thêm bao nhiêu lần đặt vé nữa?
Câu 10: Nhà máy sản xuất máy bom nước nhãn hiệu S đã bán ra 10000 máy bom nước ở tỉnh A.
Người ta điều tra 3600 hộ gia đình ở tỉnh A thấy có 2304 hộ có máy bom nước, trong đó có 576 hộ
gia đình có máy bom nước hiệu S. Giả sử mỗi hộ gia đình có nhiều nhất 1 máy bom nước.
a) Có ý kiến cho rằng tỷ lệ các hộ gia đình có máy bom nước ở tỉnh A là 70%. Với mức ý nghĩa
1%, có thể nói tỷ lệ các hộ gia đình có máy bom nước ở tỉnh A nhỏ hơn 70% không?
b) Hãy ước lượng số hộ có máy bom nước ở tỉnh A với độ tin cậy 99%.
Câu 11: Một nhà máy sản xuất máy giặt hiệu @ đã bán ra 2000 máy giặt hiệu @ ở địa phương A.
Người ta điều tra ngẫu nhiên 10000 hộ, thấy có 6400 hộ có máy giặt. Trong 6400 máy giặt đó có
128 máy giặt hiệu @. Cho biết mỗi hộ có không quá 1 máy giặt.
a) Có ý kiến cho rằng tỷ lệ các hộ có máy giặt ở địa phương A là 65%, với mức ý nghĩa 1% có
thể nói tỷ lệ các hộ có máy giặt ở địa phương A nhỏ hơn 65% không?
b) Hãy ước lượng số hộ có máy giặt ở địa phương A với độ tin cậy 95%.
Câu 12: Để so sánh thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm của hai máy ( đơn vị là giây) người ta điều tra
và ghi lại kết quả như sau:
Máy 1 : 58 58 56 38 70 38 42 75 68 67
Máy 2 : 57 55 63 24 67 43 33 68 56 54
Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng máy 2 tốt hơn máy 1 không. Giả sử độ lệch tiêu chuẩn của
thời gian sản xuất mỗi sản phẩm của hai máy là như nhau và có phân phối chuẩn.
Câu 13: Kiểm tra chất lượng sản phẩm của cùng một loại do hai nhà máy A và B sản xuất ra kết
quả trong bảng:
Nhà máy Số sản phẩm được kiểm tra Số phế phẩm
A 1800 54
B 1200 30
Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng hai máy có độ chính xác như nhau không? Biết kích thước chi
tiết có phân phối chuẩn?
Câu 14: Một nhà kinh tế cho rằng độ phân tán của thị phần trong các công ty hoạt động có cạnh
tranh về giá cả cao hơn trong các công ty độc quyền. Để kết luận về điều đó người ta đã điều tra thị
phần của một công ty cạnh tranh về giá cả trong 4 năm và tìm thấy phương sai điều chỉnh mẫu là
85.58. Đồng thời kiểm tra thị phần của một công ty độc quyền trong 7 năm thì tìm được phương sai
điều chỉnh mẫu là 13.78. Với mức ý nghĩa 5% hãy kết luận về ý kiến trên. Giả sử thị phần của các
công ty là các biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.

14 | Bài tập LT Xác suất thống kê


Câu 15: Để nghiên cứu tác dụng của một chất kích thích sinh trưởng đối với năng suất ngô, người
ta ghi lại kết quả ở 5 mảnh ruộng thí nghiệm và 5 mảnh ruộng đối chứng được bảng số liệu sau (tính
theo tạ/ha):
Năng suất ngô trên các mảnh ruộng thí nghiệm: X 60 58 29 39 47

Năng suất ngô trên các mảnh ruộng đối chứng : Y 55 53 30 37 49

Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho kết luận về hiệu quả của chất kích thích trên, coi năng suất ngô là
biến có luật phân phối chuẩn.

Câu 16: Có hai lô chuột thí nghiệm tăng trọng với hai khẩu phần ăn khác nhau. Lô thứ nhất cho ăn
khẩu phần ăn nhiều đạm. Lô thứ hai cho ăn khẩu phần ăn ít đạm hơn. Sự tăng trọng của hai lô chuột
sau một thời gian được ghi lại như sau (đv: mg):
Lô thứ nhất: 123, 134, 146, 104, 119, 124, 161, 107, 83, 113, 129, 97.
Lô thứ hai : 70, 118, 85, 107, 132, 94, 101, 100.
a) Với mức ý nghĩa 5%, hãy nhận định việc cho ăn đạm có tác dụng tăng trọng hay không?
b) Với mức ý nghĩa 5%, có thể xem việc cho ăn đạm làm cho chuột tăng trọng không đồng đều
hay không?
Câu 17: Năng suất cà phê trồng ở vùng A ký hiệu là XA, trồng ở vùng B ký hiệu XB và chúng là các
biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Số liệu thu hoạch ngẫu nhiên 100 điểm ở vùng A như sau:
Năng suất (tạ/ha) 24 26 28 30 32
Số điểm thu hoạch 10 20 35 22 13
a) Hãy ước lượng năng suất trung bình của cà phê trồng ở vùng A, với độ tin cậy 95%.
b) Từ số liệu thu hoạch ngẫu nhiên 100 điểm ở vùng B, người ta tính trung bình mẫu là
x B  28.8 tạ/ha; độ lệch chuẩn mẫu có điều chỉnh là s B  3.5 tạ/ha. Với mức ý nghĩa 5% có
thể cho rằng năng suất trung bình của cà phê ở hai vùng là như nhau không?
c) Kiểm tra ngẫu nhiên 200 hạt cà phê của một lô cà phê trước khi xuất khẩu thấy có 14 hạt
không đủ tiêu chuẩn. Điều kiện xuất khẩu là tỷ lệ hạt cà phê không đủ tiêu chuẩn không quá
5%. Với mức ý nghĩa 5%, lô hàng trên có thể xuất khẩu được không?
Câu 18: Có hai nguồn A và B cung cấp cùng một loại nguyên liệu, độc lập với nhau. Tỷ lệ tạp chất
từ các nguồn này là các biến ngẫu nhiên XA, XB có phân phối chuẩn. Mỗi nguồn kiểm tra ngẫu
nhiên 10 đơn vị thu được kết quả: x A  8.2; s 2A  18.75 x B  9.5; s 2B  7.85 .
a) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng độ đồng đều của tỷ lệ tạp chất của hai nguồn cung cấp
như nhau hay không?
b) Với độ tin cậy 95%, phương sai của tỷ lệ tạp chất nguồn B tối đa là bao nhiêu?
c) Với kết luận của câu a, phải chăng tỷ lệ tạp chất trung bình của hai nguồn là khác nhau, với
mức ý nghĩa 5%.
Câu 19: Trước và sau dịp Tết giá của mặt hàng A tại 8 cửa hiệu trong thành phố như sau:
Trước Tết 95 109 99 98 105 99 109 102
Sau Tết 98 105 99 99 109 105 115 110
Với mức ý nghĩa 5%, hãy kiểm định xem có phải có khuynh hướng tăng giá sau Tết đối với mặt
hàng A hay không?

15 | Bài tập LT Xác suất thống kê


Câu 20: Điều tra ngẫu nhiên một số đại lý xăng dầu ở vùng A về doanh thu trong tuần, được số
liệu:
Doanh thu (triệu đồng) 21 22 23 24 25 26
Số đại lý 7 17 29 27 15 5
a) Với độ tin cậy 95%, hãy tìm khoảng tin cậy cho độ phân tán của doanh thu/tuần.
b) Năm trước doanh thu trung bình/tuần của các đại lý trên cùng địa bàn là 23 triệu đồng. Với
mức ý nghĩa 5%, hãy cho biết doanh thu trung bình/tuần năm nay có cao hơn so với năm
trước hay không?
c) Điều tra ngẫu nhiên 100 đại lý kinh doanh xăng dầu ở vùng B người ta tính được phương sai
mẫu bằng 2 và thấy có 35 đại lý có doanh thu từ 25 triệu đồng/tuần trở lên. Với mức ý nghĩa
5% hãy cho biết:
- Tỷ lệ đại lý có doanh thu từ 25 triệu đồng/tuần trở lên của hai vùng là như nhau hay
không?
- Độ phân tán của doanh thu/tuần của các đại lý ở vùng B có cao hơn vùng A hay không?
Giả thiết doanh thu/tuần của các đại lý xăng dầu ở vùng A và B là các biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn.

16 | Bài tập LT Xác suất thống kê

You might also like