You are on page 1of 13

Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

ÔN TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ


Tên: Nguyễn Đình Lý Nhi
Lớp: CNKTMT K15
PHẦN 1. XÁC SUẤT
Đề 1. Có 2 lô sản phẩm: lô 1 có 6 chính phẩm và 4 phế phẩm, lô 2 có 7 chính
phẩm và 3 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô 1 bỏ vào lô 2. Từ lô 2 lấy
ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm
a. Tìm xác suất để lấy được 2 chính phẩm từ lô 2
b. Giả sử đã lấy được 2 chính phẩm. Tìm xác suất để đó là 2 sản phẩm của lô
1
Đề 2. Một hộp có 18 quả bóng bàn trong đó có 8 quả mới. Lần đầu người ta lấy
ngẫu nhiên 3 quả để thi đấu, sau đó trả lại vào hộp. Lần thứ 2 lấy ngẫu nhiên 4
quả. Tính xác suất để cả 4 quả lấy ra lần sau đều mới
Đề 3. Có 2 chuồng lợn: chuồng thứ I có 12 con (3 đực, 9 cái), chuồng thứ II có
10 con (5 đực, 5 cái). Bỗng nhiên, 2 con từ chuồng II nhảy sang chuồng I, sau
đó từ chuồng I bắt ngẫu nhiên 2 con ra ngoài. Tìm xác suất để 2 con lợn bắt ra
đều là lợn đực.
Đề 4. Một doanh nghiệp có 4 địa điểm ưa thích như nhau để ký gửi hàng bán.
Xác suất bán được lô hàng ở địa điểm 1, 2, 3, 4 tương ứng là 0.6, 0.7, 0.8, 0.85.
Biết rằng ở mỗi địa điểm doanh nghiệp đó đã ký gửi 3 lô hàng và có 1 địa điểm
bán được 1 lô. Tìm xác suất để địa điểm đó là địa điểm thứ 2.
Đề 5. Hai xạ thủ bắn vào bia 1 cách độc lập với nhau, mỗi người bắn 4 lần, mỗi
lần 1 phát. Xác suất bắn trúng đích của người thứ I và người thứ II trong mỗi lần
bắn lần lượt là 0.6 và 0.65. Mỗi người sẽ được coi là bắn đạt yêu cầu nếu bắn
trúng từ 3 phát trở lên.
a. Hãy tính xác suất bắn đạt yêu cầu của từng người
b. Kết quả bắn kiểm tra cho biết trong 2 xạ thủ trên chỉ có 1 xạ thủ bắn đạt
yêu cầu. Tìm xác suất để người bắn không đạt yêu cầu là người thứ I
Đề 6. Có 2 hộp 1 và 2 mỗi hộp chứ 12 bi, trong đó hộp 1 có 8 bi đỏ, 4 bi trắng;
hộp 2 có 5 bi đỏ, 7 bi trắng. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 1 2 bi rồi bỏ sang hộp 2, sau
đó lấy ngẫu nhiên từ hộp 2 4 bi
a. Tính xác suất để lấy được 3 bi đỏ và 1 bi trắng từ hộp 2
b. Giả sử đã lấy được 3 bi đỏ và 1 bi trắng từ hộp 2. Tìm xác suất để trong 2
bi lấy được từ hộp 1 có 1 bi đỏ và 1 bi trắng
Đề 7. Một lô hàng có 10 sản phẩm, trong đó có 3 phế phẩm. Lấy từng sản phẩm
ra kiểm tra cho đến khi gặp 3 phế phẩm thì dừng lại
a. Tính xác suất dừng lại ở lần kiểm tra thứ IV
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

b. Biết rằng đã dừng ở lần kiểm tra thứ tư, tính xác suất lần kiểm tra thứ I
gặp phế phẩm
Đề 8. Một phân xưởng có 60 công nhân, trong đó có 40 nữ và 20 nam. Tỷ lệ
công nhân nữ tốt nghiệp THPT là 15%, còn tỷ lệ này đối với nam là 20%
a. Gặp ngẫu nhiên 1 công nhân của phân xưởng. Tính xác suất để gặp được
công nhân tốt nghiệp THPT
b. Gặp nhẫu nhiên 2 công nhân của phân xưởng. Tìm xác suất để gặp được ít
nhất 1 công nhân tốt nghiệp THPT trong số 2 người gặp được
Đề 9. Theo kết quả điều tra về bệnh lao, tỷ lệ người bị lao ở 1 vùng nọ là 0.001.
Khám ngẫu nhiên cho 10 người. Tính xác suất để:
a. Không có người nào bị lao
b. Có ít nhất 1 người bị lao
c. Tìm số người không bị lao có khả năng nhất và tính xác suất tương ứng
Đề 10. Có 2 chuồng lợn: chuồng thứ I có 7 con (3 con đực), chuồng thứ II có 8
con (5 con đực), 1 con từ chuồng thứ II nhảy sang chuồng thứ I, sau đó từ
chuồng thứ I bắt ra 2 con ngẫu nhiên. Tìm xác suất để 2 con lợn bắt ra gồm 1
lợn đực và 1 lợn cái
Đề 11. Hai xạ thủ bắn vào bia 1 cách độc lập với nhau, mỗi người bắn 4 lần, mỗi
lần 1 phát. Xác suất bắn trúng đích của người thứ I và người thứ II lần lượt là
0.75 và 0.8. Mỗi người sẽ được coi là bắn đạt yêu cầu nếu bắn trúng từ 3 phát
trở lên.
a. Hãy tính xác suất bắn đạt yêu cầu của từng người
b. Kết quả bắn kiểm tra cho biết trong 2 xạ thủ trên chỉ có 1 xạ thủ bắn đạt
yêu cầu. Tìm xác suất để người bắn không đạt yêu cầu là người thứ 2
Đề 12. Một doanh nghiệp có 3 địa điểm ưa thích như nhau để ký gửi hàng bán.
Xác suất để bán được lô hàng ở địa điểm thứ 1, 2, 3 tương ứng là 0.75, 0.83, 0.9.
Biết rằng ở mỗi địa điểm người đó đã ký gửi 4 lô hàng và có 1 địa điểm bán
được 2 lô. Tính xác suất để địa điểm đó là địa điểm thứ 1
Để 13. Sản phẩm X bán ra ở 1 thị trường do 1 nhà máy gồm 3 phân xưởng sản
xuất, trong đó phân xưởng I chiếm 30%, phân xưởng II chiếm 45% và phân
xưởng III chiếm 25%. Tỷ lệ sản phẩm loại A do 3 phân xưởng I, II, III lần lượt
sản xuất là 70%, 50% và 90%
a. Mua ngẫu nhiên 1 sản phẩm X. Tính xác suất để mua được sản phẩm loại
A
b. Mua ngẫu nhiên 25 sản phẩm X. Tính xác suất để mua được 15 sản phẩm
loại A
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Đề 14. Hai xạ thủ mỗi người bắn 1 phát đạn vào mục tiêu và chỉ có đúng 1
người bắn trúng. Tính xác suất xạ thủ thứ I bắn trúng biết rằng xác suất bắn
trúng của xạ thủ I và II lần lượt là 0.9 và 0.95
Đề 15. Biết rằng tỷ lệ mắc bệnh nào đó ở 1 địa phương A là 5%. Người ta sử
dụng 1 phản ứng mà nếu người bị bệnh thì phản ứng dương tính, nếu không bị
bệnh thì phản ứng dương tính với xác suất p = 0.2. Chọn 1 người ngẫu nhiên ở
địa phương A khám bệnh và cho thử phản ứng
a. Tìm xác suất phản ứng dương tính
b. Tìm xác suất bị bệnh trong nhóm người có phản ứng dương tính
Đề 16. Có 3 túi bài thi, mỗi túi 10 bài. Túi thứ I có 1 bài, túi thứ II có 3 bài, túi
thứ III có 6 bài dưới trung bình. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi 1 bài
a. Tính xác suất để 3 bài lấy ra có đúng 1 bài dưới trung bình
b. Biết 3 bài lấy ra có đúng 1 bài dưới trung bình, tính xác suất bài đó thuộc
túi thứ 3.
Đề 17. Có 3 lô sản phẩm, mỗi lô có 20 sản phẩm, lô thứ i có (i+1) phế phẩm.
Lấy ngẫu nhiên ở mỗi lô 1 sản phẩm. Tính xác suất:
a. Cả 3 sản phẩm đều tốt
b. Có đúng 2 sản phẩm tốt
Đề 18. Một lớp có 100 sinh viên trong đó có 40 sinh viên giỏi ngoại ngữ, 30
sinh viên giỏi tin học, 20 sinh viên giỏi cả ngoãi ngữ lẫn tin học. Sinh viên nào
giỏi ít nhất 1 trong 2 môn sẽ được cộng điểm trong kết quả học tập của học kỳ.
Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên trong lớp. Tìm xác suất để sinh viên đó được cộng
điểm
Đề 19. Gieo đồng thời 2 con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tìm xác suất sao cho:
a. Tổng số nốt trên mặt 2 con xúc xắc bằng 7
b. Hiệu số nốt ở mặt trên 2 con xúc xắc có trị tuyệt đối bằng 3
c. Số nốt ở mặt trên của 2 con xúc xắc bằng nhau
d. Tích số nốt ở mặt trên của con xúc xắc bằng 4
Đề 20. Một lô hàng có 10 sản phẩm. Trong đó có 7 sản phẩm tốt và 3 sản phẩm
xấu. Lấy ngẫu nhiên từ lô hàng ra 3 sản phẩm. Tính xác suất để:
a. Cả 3 sản phẩm lấy ra đểu là sản phẩm tốt
b. Trong 3 sản phẩm lấy ra có 2 sản phẩm tốt
PHẦN 2. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN – QUY LUẬT PHÂN PHỐI XÁC
SUẤT
Đề 1. Thực hiện phép thử gieo 1 lần 2 đồng xu cân đối đồng chất. Gọi X là đại
lượng ngẫu nhiên chỉ số mặt xấp thu được. Hãy lập bảng phân phối xác suất của
X và tính kỳ vọng, phương sai của X
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Đề 2. Một hộp kín chứa bi: 20 xanh, 10 đỏ, 5 vàng. Lấy ngẫu nhiên từ hộp 2 bi
ra ngoài.
a. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số bi đỏ được lấy ra. Hãy lập bảng
phân phối xác suất của X. Tính kỳ vọng, phương sai của X
b. Gọi Y là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số bi vàng còn lại. Hãy lập bảng phân
phối xác suất của Y. Tính kỳ vọng, phương sai của Y
Đề 3. Hai hộp kín chứa bi, hộp 1 chứa 10 xanh, 5 đỏ, 15 vàng; hộp 2 chứa 8
xanh, 16 đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp 1 bi ra ngoài. Gọi X là đại lượng ngẫu
nhiên chỉ số bi đỏ được lấy ra. Hãy lập bảng phân phối xác suất của X. Tính kỳ
vọng, phương sai của X.
Đề 4. Một người thợ săn có 4 viên đạn. Người đó đi săn với nguyên tắc: nếu 2
viên trúng mục tiêu thì về ngay, không đi săn nữa. Biết xác suất trúng đích của
mỗi viên đạn bắn ra là 0.8. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số viên đạn người
ấy sử dụng trong cuộc săn. Lập bảng phân phối xác suất của X. Tính E(2X – 2),
D(-2X – 2),
Mod (X)
Đề 5. Một hộp đựng 5 sản phẩm trong đó có 2 phế phẩm. Người ta lần lượt kiểm
tra từng sản phẩm (không hoàn lại) cho đến khi gặp đủ 2 phế phẩm thì dừng lại.
Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm được kiểm tra. Hãy lập bảng
phân phối xác xuất của X. Tính E(X + 5), D(2X – 5), Mod (X), E(3X – 5), D(-
2X + 7)
Đề 6. Một người thợ săn có 6 viên đạn. Người đó đi săn với nguyên tắc: nếu bắn
trúng mục tiêu liên tiếp thì về ngay, không đi săn nữa. Biết xác suất bắn trúng
đích của mỗi viên đạn là 0.85. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số viên đạn
người đó dùng trong cuộc săn. Lập bảng phân phối xác suất của X
Đề 7. Trong hộp có 5 bi trắng và 6 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 bi ra ngoài, tính các
xác suất để trong đó có: 2 bi trắng. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số bi đỏ
được lấy ra. Hãy lập bảng phân phối xác suất của X. Tính E(-X + 2), D(2X – 5),
E(X + 2),
D(X + 2), D(-2X – 5)
Đề 8. Một người thợ săn có 4 viên đạn. Người đó đi săn với nguyên tắc: nếu 2
viên trúng mục tiêu thì về ngay, không đi săn nữa. Biết xác suất trúng đích của
mỗi viên đạn bắn ra là 0.75. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số viên đạn
người ấy sử dụng trong cuộc săn. Lập bảng phân phối xác suất của X. Tính kỳ
vọng, phương sai của X
Đề 9. Cho X là đại lượng ngẫu nhiên có bảng phân phối xác suất như sau
X = xi 0 1 2 3 4
P (X = xi) 0.15 0.23 0.47 0.1 0.05
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Xác định: a. E(2X – 5), D(-X + 4), Mod (X), Med (X)
b. P(0 ≤ X ≤ 3), P(0 < X < 3)
Đề 10. Một hộp đựng 4 sản phẩm trong đó có 2 phế phẩm. Người ta lần lượt
kiểm tra từng sản phẩm (không hoàn lại) cho đến khi gặp đủ 2 phế phẩm thì
dừng lại. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm được kiểm tra. Hãy lập
bảng phân phối xác xuất của X. Tính E(-3X + 5), D(-4X + 1), E(3X – 5), D(-2X
+ 7)
Đề 11. Cho X là đại lượng ngẫu nhiên có bảng phân phối xác suất sau:
X = xi 1 2 3 4
pi 0.24 0.45 0.2 0.11
Xác định: a. E(-2X – 5), D(-3X + 1), Mod (X)
b. P(-1 ≤ X ≤ 3), P(X > 3)
Đề 12. Trong một hộp kín có 10 bi trắng và 5 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 bi ra
ngoài. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số bi đỏ được lấy ra. Hãy lập bảng
phân phối xác suất của X. Tính E(X + 2), D(-2X – 5)
Đề 13. Có 2 hộp bi, hộp thứ I chứa 5 bi trắng, 6 bi đỏ; hộp thứ II chứa 3 bi trắng,
4 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp 1 bi ra ngoài. Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên
chỉ số bi đỏ được lấy ra. Hãy lập bảng phân phối xác suất của X. Tính E(X + 3),
D(-2X – 3)
Đề 14. Cho X là đại lượng ngẫu nhiên có bảng phân phối xác suất như sau:
X = xi 4 5 6 7 8
pi 0.1 0.2 0.4 0.2 0.1
Xác định: a. E(2X – 5), D(-X + 4), Mod (X)
b. P(5 ≤ X < 9), P(5 < X < 9)
Đề 15. Cho X là đại lượng ngẫu nhiên có bảng phân phối xác suất như sau:
X = xi 0 1 2 3 4
pi 0.1 0.2 0.4 0.2 0.1
Xác định: a. E(2X – 5), D(-X + 4), Mod (X)
b. P(0 ≤ X < 3), P(0 < X < 3)
Đề 16. Trong 1 hộp kín có 10 bi xanh và 8 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 bi ra ngoài.
Gọi X là đại lượng ngẫu nhiên chỉ số bi đỏ được lấy ra. Hãy lập bảng phân phối
xác suất của X. Tính E(2X – 2), D(-3X – 1)
Đề 17. Chiều cao của nam giới trưởng thành ở 1 khu dân cư là đại lượng ngẫu
nhiên có phân phối chuẩn N(162; 5) (cm). Một nam thanh niên được coi là cao
nếu có chiều cao lớn hơn 170 cm.
a. Tỉ lệ nam thanh niên cao trong khu dân cư đó
b. Tính xác suất để khi chọn ngẫu nhiên 5 thanh niên trong khu dân cư đó thì
có 1 người cao
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Đề 18. Chiều cao của nam giới trưởng thành ở 1 khu dân cư là đại lượng ngẫu
nhiên có phân phối chuẩn với m = 160cm, σ = 6cm. Một nam thanh niên được
gọi là lùn nếu có chiều cao nhỏ hơn 155cm
a. Tỉ lệ nam thanh niên bị lùn trong khu dân cư đó
b. Tính xác suất để khi chọn ngẫu nhiên 4 người không có người nào bị lùn
Đề 19. Thời gian để sản xuất 1 sản phẩm loại A của nhà máy là 1 biến ngẫu
nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn N(10; 0.12) (đơn vị: phút)
a. Tính xác suất để 1 sản phẩm loại A của nhà máy được sản xuất trong
khoảng thời gian từ 9 đến 12 phút
b. Tính xác suất để lấy ngẫu nhiên 4 sản phẩm của nhà máy thì được 3 sản
phẩm loại A
Đề 20. Chiều cao của nam giới trưởng thành ở 1 khu dân cư là đại lượng ngẫu
nhiên có phân phối chuẩn N(160; 36) (cm)
a. Gặp ngẫu nhiên 1 nam thanh niên của khu dân cư. Hãy tính xác suất để
người đó cao từ 156 – 165 cm
b. Một nam thanh niên được coi là cao nếu có chiều cao lớn hơn 170 cm.
Tính tỉ lệ nam thanh niên cao ở khu dân cư đó
Đề 21. Kích thước các chi tiết máy X do 1 nhà máy sản xuất là đại lượng ngẫu
nhiên theo quy luật chuẩn X N(5; 0.92) (cm). Tìm xác suất để lấy 1
chi tiết cụ thể có kích thước nằm trong khoảng từ 4.8 – 5.3
PHẦN 3. ƯỚC LƯỢNG, KHOẢNG TIN CẬY
Đề 1. Để đánh giá sức khỏe của các bé gái sơ sinh tại 1 vùng, người ta kiểm tra
số đo trọng lượng của các bé gái sơ sinh trong 1 bệnh viện và thu được kết quả:
Trọng lượng 2.2 2.6 3.0 3.4 3.8 4.2
Số em 4 10 22 18 15 1
a. Tìm khoảng tin cậy cho trọng lượng trung bình của bé gái sơ sinh với độ
tin cậy 95%
b. Ta quy định những bé gái sơ sinh nặng từ 3kg trở lên là bé khỏe, hãy ước
lượng trọng lượng trung bình của bé khỏe trong vùng với độ tin cậy 99%, biết
trọng lượng bé gái sơ sinh tuân theo phân phối chuẩn
Đề 2. Tìm hiểu năng suất lúa ở 1 khu vực, điều tra ở 1 số thửa ruộng và thu được
kết quả (tạ/ ha)
Năng suất 36 – 40 40 – 44 44 – 48 48 – 52 52 – 56
Số thửa ruộng 6 18 28 40 16
Hãy ước lượng năng suất lúa trung bình của toàn vùng với γ = 96%
Đề 3. Thống kê tuổi thọ trung bình của các bóng đèn do 1 nhà máy sản xuất
(đơn vị: giờ) ta thu được bảng:
Tuổi thọ 1000 1050 1100 1150 1200 1250 1300 1350 1400
Tổng số 15 23 20 36 38 22 18 16 12
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Hãy ước lượng tuổi thọ trung bình của bóng đèn với γ = 98%
Đề 4. Tìm hiểu năng suất lúa ở 1 khu vực và thu được kết quả (tạ/ ha)
a. Ước lượng năng suất lúa trung bình của vùng với γ = 96%
b. Những thửa ruộng đạt năng suất từ 50 tạ/ ha là những thửa ruộng đạt năng
suất cao. Ước lượng tỉ lệ những thửa ruộng đạt năng suất cao của vùng này với γ
= 95%
Năng suất 35 – 40 40 – 45 45 – 50 50 – 55 55 – 60
Số thửa ruộng 6 18 28 40 16
Đề 5. Một lô trái cây của một cửa hàng đựng trong các sọt, những sọt có 80 trái.
Người ta kiểm tra ngẫu nhiên 40 sọt, thấy có 450 trái không đạt chuẩn. Tìm
khoảng tin cậy 96% cho tỉ lệ trái cây không đạt tiêu chuẩn của lô hàng
Đề 6. Tỉ lệ phế phẩm do 1 nhà máy auto sản xuất là 5%. Kiểm tra ngẫu nhiên
350 sản phẩm thì thấy 25 sản phẩm là phế phẩm. Tìm khoảng tin cậy 98% cho tỉ
lệ phế phẩm của máy
Đề 7. Điều tra năng suất lúa của 1 khu vực (đơn vị: tấn/ ha), ta thu được bảng số
liệu sau:
Năng suất 4.8 5.0 5.2 5.4 5.6 5.8
Số thửa ruộng 6 11 30 25 18 10
Hãy tìm khoảng tin cậy 99% cho năng suất trung bình của vùng
Đề 8. Điều tra 100 ha lúa, thu được bảng số liệu sau:
Sản lượng (tấn) 4.2-4.6 4.6-5.0 5.0-5.4 5.4-5.6 5.6-6.4 6.4-6.8
Số ha 9 10 31 25 19 6
Hãy tìm khoảng tin cậy 99% cho sản lượng lúa trung bình trên mỗi ha
Đề 9. Tiến hành khảo sát số gạo X (đơn vị: kg) bán hàng ngày tại 1 cửa hàng, ta
có bảng số liệu sau:
110-
Xi 125-140 140-155 155-170 170-185 185-200 200-215 215-230
125
ni 2 9 12 25 30 30 13 4
a. Ước lượng số lượng gạo bán trung bình trong ngày với độ tin cậy 99%
b. Những ngày bán không dưới 200kg là những “ngày cao điểm”. Ước
lượng tỉ lệ “ngày cao điểm” với độ tin cậy 95%
Đề 10. Để đánh giá sức khỏe của các bé gái sơ sinh tại 1 vùng, người ta kiểm tra
số đo trọng lượng của các bé gái sơ sinh trong 1 bệnh viện ở vùng đó và thu
được kết quả sau:
Trọng lượng 2.2 2.6 3.0 3.4 3.8 4.2
Số em 4 10 22 18 13 3
Người ta quy định những bé gái sơ sinh nặng từ 3kg trở lên là bé khỏe, hãy ước
lượng trọng lượng trung bình của bé khỏe trong vùng với độ tin cậy 99%, biết
trọng lượng bé gái sơ sinh tuân theo phân phối chuẩn
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Đề 11. Kiểm tra ngẫu nhiên 100 hộp sữa của 1 kho hàng thấy có 20 hộp bị biến
chất. Hãy tìm khoảng tin cậy cho tỉ lệ hộp sữa bị biến chất của kho hàng với độ
tin cậy 95% và từ đó suy ra khoảng tin cậy của số hộp sữa bị biến chất trong kho
hàng, biết rằng trong kho hàng có 8000 hộp sữa
Đề 12. Có số liệu về trọng lượng của loại trứng gà cho ở bảng dưới đây
Trọng lượng (g) 25-30 30-35 35-40 40-45 45-50
Số quả 5 13 17 15 10
a. Hãy ước lượng trọng lượng trung bình của loại trứng gà này với độ tin cậy
95%. Giả thiết trọng lượng trứng gà là đại lượng ngẫu nhiên tuân theo quy luật
chuẩn
b. Những quả trứng có trọng lượng từ 35g trở lên được coi là trứng loại I,
hãy ước lượng khoảng cho tỉ lệ trứng loại I với độ tin cậy 99%
Đề 13. Một lô trái cây của 1 cửa hàng đựng trong các sọt, mỗi sọt có 100 trái.
Người ta kiểm tra ngẫu nhiên 50 sọt, thì thấy có 450 trái không đạt tiêu chuẩn
a. Tìm khoảng tin cậy 96% cho tỉ lệ trái cây không đạt tiêu chuẩn của lô
hàng
b. Nếu muốn ước lượng tỉ lệ trái cây không đạt tiêu chuẩn của lô hàng, với
sai số bằng 0.5% thì độ tin cậy bằng bao nhiêu
Đề 14. Điều tra 100 ha lúa, thu được bảng số liệu sau:
Sản lượng (tấn) 4.8-5.0 5.0-5.2 5.2-5.4 5.4-5.6 5.6-5.8 5.8-6.0
Số ha 5 10 31 25 19 10
a. Hãy tìm khoảng tin cậy 99% cho năng suất trung bình của lúa
b. Những ha lúa có năng suất từ 5.4 tấn/ha trở lên là những ha lúa “có năng
suất cao”, với độ tin cậy 95% hãy ước lượng khoảng cho tỉ lệ ha lúa “có năng
suất cao”
Đề 15. Theo dõi sự phát triển chiều cao X (đơn vị: cm) của cây bạch đàn trồng
trên đất phèn sau 1 năm ta có bảng số liệu sau:
Xi 250-300 300-350 350-400 400-450 450-500 500-550 550-600
ni 5 20 25 30 30 23 14
Những cây cao dưới 5.0m là những cây “chậm lớn”. Ước lượng chiều cao trung
bình của các cây “chậm lớn” với độ tin cậy 98%
Đề 16. Để đánh giá sức khỏe của các bé gái sơ sinh tại 1 vùng, người ta kiểm tra
số đo trọng lượng của các bé gái sơ sinh trong 1 bệnh viện và thu được kết quả
sau
Trọng lượng 2.2-2.6 2.6-3.0 3.0-3.4 3.4-3.8 3.8-4.2 4.2-4.6
Số em 4 10 22 18 15 1
a. Hãy tìm khoảng tin cậy cho trọng lượng trung bình của bé gái sơ sinh với
độ tin cậy 95%
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

b. Ta quy định những bé gái sơ sinh nặng từ 3kg trở lên là bé khỏe, hãy ước
lượng tỉ lệ bé khỏe trong vùng với độ tin cậy 99%
Đề 17. Tiến hành quan sát độ bền X (đơn vị: kg/mm) của 1 loại thép ta có:
Xi 95-115 115-135 135-155 155-175 175-195 195-215 215-235
ni 15 19 23 31 29 21 6
a. Thép có độ bền từ 175kg/mm trở lên được gọi là “thép bền”. Hãy ước
lượng độ bền trung bình của “thép bền” với độ tin cậy 98%
b. Ước lượng khoảng tỉ lệ của “thép bền” với độ tin cậy 99%
Đề 18. Điều tra 100ha lúa, thu được số liệu sau:
Sản lượng (tấn) 4.8 5.0 5.2 5.4 5.6 5.8
Số ha 5 10 31 25 19 10
a. Hãy tìm khoảng tin cậy 99% cho năng suất trung bình của lúa
b. Với độ tin cậy 95% cần điều tra tối thiểu bao nhiêu ha lúa để ước lượng
năng suất lúa trung bình trên không lệch quá 0.05 tấn so với lý thuyết
PHẦN 4. KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT
Đề 1. Tỉ lệ phế phẩm do 1 nhà máy tự động sản xuất là 5%. Kiểm tra ngẫu nhiên
350 sản phẩm thì thấy 25 sản phẩm là phế phẩm. Có ý kiến cho rằng, tỉ lệ phế
phẩm dó máy sản xuất có chiều hướng tăng thì có chấp nhận được hay không?
Hãy kết luận với α = 0.01
Đề 2. Tại 1 nông trường, để điều tra khối lượng (đơn vị: g) của 1 loại trái cây,
sau 1 đợt bón 1 loại phân bón mới, người ta cân thử 1 số trái cây được chọn
ngẫu nhiên và được kết quả sau. Trước kia, khối lượng trung bình của mỗi trái
cây là 63g. Hãy đánh giá xem loại phân bón mới có đem lại hiệu quả không?
(kết luận ở mức ý nghĩa 1%)
Khối lượng [45;50) [50;55) [55;60) [60;65) [65;70) [70;75)
Số trái 2 11 25 74 187 43
Đề 3. Để tính khối lượng quả cà phê tươi cần thiết cho sản xuất 1kg cà phê khô
người ta lấy mẫu về quả cà phê tương như sau. Với mức ý nghĩa 1% có thể cho
rằng khối lượng quả cà phê tươi để sản xuất ra 1kg cà phê nhân khô là 4.2kg
được hay không?
X (kg) 3.8 4.0 4.2 4.4 4.6 4.8
m (lần lập) 3 10 18 16 8 5
Đề 4. Bệnh A có thể được chữa bằng 2 thuốc H hoặc K, công ty sản xuất thuốc
H tuyên bố tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh khi dùng thuốc của họ là 85% người ta
dùng thử thuốc H chữa cho 250 bệnh nhân thì thấy 210 người khỏi bệnh, dùng
thử thuốc K cho 200 bệnh nhân thì thấy có 175 người khỏi bệnh.
a. Xét xem hiệu quả chữa bệnh của thuốc H có đúng như công ty quảng cáo
không, kết luận với mức ý nghĩa 5%
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

b. Với mức ý nghĩa 1% có thể xem rằng thuốc K có khả năng chữa bệnh A
tốt hơn thuốc H không?
Đề 5. Một đám đông có dấu hiệu A với tỉ lệ 20% đã biết qua nhiều lần quan sát.
Lấy từ tổng thể đó ra 50 đối tượng và tác động vào 1 yếu tố nghiên cứu B, sau
đó kiểm tra thấy có 20 đối tượng có dấu hiệu A. Hỏi yếu tố nghiên cứu B có làm
tăng tỉ lệ dấu hiệu A của tổng thể lên hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 5%
Đề 6. Gieo 1 hạt giống theo 2 phương pháp khác nhau:
- Phương pháp 1: Gieo 160 hạt có 142 hạt nảy mầm
- Phương pháp 2: Gieo 110 hạt có 99 hạt nảy mầm
Với mức ý nghĩa 5% có thể xem tỉ lệ nảy mầm của loại hạt giống này theo 2
phương pháp này là như nhau không?
Đề 7. Điều tra ngẫu nhiên 200 người hút thuốc lá, thấy có 28 người bị bệnh lao
phổi; 170 người không hút thuốc lá có 12 người bị bệnh lao phổi. Tỉ lệ lao phổi
giữa những người có và không hút thuốc lá có khác nhau hay không (kết luận
với mức ý nghĩa 1%)
Đề 8. Có số liệu về công nhân ở 2 xí nghiệp trong năm 2014 như sau:
- Xí nghiệp A: 240 công nhân thì có 30 người xin thôi việc
- Xí nghiệp B: 350 công nhân thì có 61 người xin thôi việc
Với mức ý nghĩa 2% có thể xem tỉ lệ công nhân thôi việc ở xí nghiệp A thấp hơn
xí nghiệp B hay không
Đề 9. Tỉ lệ phế phẩm do 1 nhà máy tự động sản xuất là 5%. Kiểm tra ngẫu nhiên
300 sản phẩm thì thấy 24 sản phẩm là phế phẩm. Có ý kiến cho rằng, tỉ lệ phế
phẩm dó máy sản xuất có chiều hướng tăng thì có chấp nhận được hay không?
Hãy kết luận với α = 0.05
Đề 10. Gieo 1 hạt giống theo 2 phương pháp khác nhau:
- Phương pháp 1: Gieo 165 hạt có 142 hạt nảy mầm
- Phương pháp 2: Gieo 115 hạt có 98 hạt nảy mầm
Với mức ý nghĩa 1% có thể xem tỉ lệ nảy mầm của loại hạt giống này theo 2
phương pháp này là như nhau không?
Đề 11. Có số liệu về công nhân ở 2 xí nghiệp trong năm 2015 như sau:
- Xí nghiệp A: 240 công nhân thì có 33 người xin thôi việc
- Xí nghiệp B: 350 công nhân thì có 60 người xin thôi việc
Với mức ý nghĩa 5% có thể xem tỉ lệ công nhân thôi việc ở xí nghiệp A thấp hơn
xí nghiệp B hay không
Đề 12. Có 2 phương pháp chữa 1 loại bệnh X nào đó:
- Phương pháp 1: Chữa cho 240 người có 230 người khỏi bệnh
- Phương pháp 2: Chữa cho 320 người có 300 người khỏi bệnh
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Với mức ý nghĩa 1% có thể xem 2 phương pháp chữa bệnh trên như nhau hay
không
Đề 13. Trọng lượng trung bình khi xuất chuồng ở 1 trại chăn nuôi gà năm trước
là 3.3kg/con. Năm nay, người ta sử dụng 1 loại thức ăn mới, cân thử 1 số con
thu được bảng số liệu sau
Trọng lượng 2.5-2.8 2.8-3.1 3.1-3.4 3.4-3.7 3.7-4.0 4.0-4.3 4.3-4.6
Số con 6 7 11 16 25 23 12
Giả thiết trọng lượng gà là đại lượng ngẫu nhiên phân phối theo quy luật chuẩn
a. Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho kết luận về loại thức ăn mới này
b. Nếu trại chăn nuôi báo cáo trọng lượng trung bình khi xuất chuồng là
3.8kg/con thì có chấp nhận được hay không? Kết luận với mức ý nghĩa 1%
Đề 14. Kiểm tra 230 sản phẩm của ca ngày, phát hiện 4 sản phẩm hỏng. Kiểm
tra 160 sản phẩm của ca đêm, phát hiện 3 sản phẩm hỏng. Có thể xem rằng tỉ lệ
hỏng không phụ thuộc vào ca ngày hay ca đêm không? Kết luận với mức ý
nghĩa 1%
Đề 15. Điều tra 400 con gia cầm ở khu vực A có 130 con bị cúm H5N1
a. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng tỉ lệ gia cầm bị cúm H5N1 ở khu
vực A là 30% được hay không?
b. Với độ tin cậy 95%, cần điều tra tối thiểu bao nhiêu số liệu mẫu để tỉ lệ
cúm gia cầm của mẫu không lệch quá 4% so với tỉ lệ lý thuyết?
Đề 16. Từ 1 giống vịt có trọng lượng trung bình là 3.2g, người ta lai tạo được 1
giống vịt với hy vọng có trọng lượng trung bình cao hơn giống cũ. Hãy kiểm
chứng hy vọng đó, với mức ý nghĩa 5%, dựa vào bảng sau đây thu được từ mẫu
được lấy từ giống vịt mới. Các trọng lượng đều xác định ở vịt 6 tháng tuổi
Trọng lượng [2.8;3.0) [3.0;3.2) [3.2;3.4) [3.4;3.6) [3.6;3.8) [3.8;4.2)
Số con vịt 5 12 25 35 28 5
Đề 17. Trọng lượng 1 loại sản phẩm do 1 nhà máy sản xuất có phân phối chuẩn
có trọng lượng trung bình là 500g. Nghi ngờ trọng lượng có xu hướng giảm sút,
người ta cân thử 1 số sản phẩm và thu được số liệu:
Trọng lượng 480 485 490 495 500 510
Số sản phẩm 3 8 18 16 12 7
Với mức ý nghĩa 1%, hãy cho kết luận về điều nghi ngờ nói trên
Đề 18. Năng suất lúa trung bình của các vụ trước là 5.5 tấn/ha. Vụ lúa năm nay
người ta áp dụng 1 phương pháp kỹ thuật mới cho toàn bộ diện tích đất trồng lúa
trong vùng. Điều tra năng suất 100 ha lúa, ta có bảng số liệu sau:
Năng suất 40-44 44-48 48-52 52-56 56-60 60-64 64-68 68-72
Diện tích 8 13 20 27 19 7 4 2
Với mức ý nghĩa 5%, hãy kết luận xem phương pháp kỹ thuật mới có làm tang
năng suất lúa trung bình của vùng này không?
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Đề 19. Tại 1 nông trường, để điều tra khối lượng (đơn vị: g) của 1 loại trái cây,
sau 1 đợt bón 1 loại phân bón mới, người ta cân thử 1 số trái cây được chọn
ngẫu nhiên và được kết quả sau. Trước kia, khối lượng trung bình của mỗi trái
cây là 63g. Hãy đánh giá xem loại phân bón mới có đem lại hiệu quả không?
(kết luận ở mức ý nghĩa 5%)
Khối lượng [44;48) [48;52) [52;56) [56;60) [60;64) [64;68) [68;72) [72;76)
Số trái 2 11 25 74 187 43 16 3
Đề 20. Tỉ lệ bệnh nhân chữa khỏi bệnh A bằng loại thuốc cũ là 80%. Người ta
đưa vào 1 loại thuốc mới điều trị cho 1150 người thì thấy có 918 người khỏi
bệnh. Nếu nói rằng thuốc mới điều trị có hiệu quả hơn thì có chấp nhận được
không? Kết luận với mức ý nghĩa 4%
Đề 21. Một công ty khẳng định tỉ lệ phế phẩm trên thị trường là 4%. Kiểm tra
105 sản phẩm thì có 5 phế phẩm. Với mức ý nghĩa 1%, có thể cho rằng khẳng
định của công ty là đúng hay không?
Đề 22. Điều tra 450 con gia cầm ở khu vực A có 152 con bị cúm H5N1. Với
mức ý nghĩa 1% có thể cho rằng tỉ lệ gia cầm bị cúm H5N1 ở khu vực A là 0.4
được hay không?
Đề 23. Thống kê số tai nạn lao động tại 2 xí nghiệp, có các số liệu sau:
Xí nghiệp Số công nhân Số tai nạn lao động
I 205 12
II 810 55
Với mức ý nghĩa 0.01, hãy kết luận xem chất lượng của công tác bảo hộ lao
động tại 2 xí nghiệp trên có như nhau hay không?
PHẦN 5. PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH
Đề 1. Đo đường kính và chiều cao của 8 cây trồng trong 1 vườn thí nghiệm ta
thu được bảng sau:
Đường kính 2.45 2.5 2.63 3.15 3.94 3.67 7.53 3.79
Chiều cao 7.5 8.3 5.6 8.5 9.2 5.4 11 15.5
Hãy xây dựng đường hồi quy tuyến tính của chiều cao theo đường kính. Bạn có
nhận xét gì về mói phụ thuộc đó? Nếu 1 cây có đường kính là 4cm thì nhiều khả
năng chiều cao thu được là bao nhiêu?
Đề 2. Qua nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy rằng giữa lượng đạm (N) và
cacbon (C) trong mùn có lien hệ với nhau theo dạng tuyến tính. Hãy xác nhận lại
nhận định trên qua ví dụ về đất lâm nghiệp ở Quảng Ninh sau đây:
Hàm lượng C 1.76 4.35 3.09 4.44 3.15 5.8 5.85
Hàm lượng N 0.05 0.43 0.17 0.33 0.2 0.38 0.45
Hãy xây dựng đường hồi quy tuyến tính thực nghiệm của N theo C
Nguyễn Đình Lý Nhi_CNKTMT K15

Đề 3. Để nghiên cứu khả năng chịu đựng của cơ thể đối với 1 loại hóa chất
người ta tiêm vào các con chuột thí nghiệm có cùng thể trạng lượng hóa chất
khác nhau và quan sát thời gian sống của chúng. Kết quả cho ở bảng sau:
Lượng hóa chất X 1.0 1.3 1.45 1.5 1.78 2.3
Thời gian sống Y 29 20 21 13 9 6
Xác định đường hồi quy tuyến tính của Y theo X. Bạn có nhận xét gì về mối phụ
thuộc đó
Đề 4. Một cơ sở sản xuất đã ghi lại số tiền đã chi cho việc nghiên cứu phát triển
và lợi nhuận hàng năm của cơ sở trong 6 năm vừa qua như sau:
Lợi nhuận 31 40 30 34 25 20
Chi nghiên cứu 5 11 4 5 3 2
Viết phương trình đường hồi quy tuyến tính mẫu của lợi nhuận theo chi phí
nghiên cứu
Đề 5. Xem vecto ngẫu nhiên (X, Y) tuân theo luật phân phối chuẩn 2 chiều mà 1
mẫu ngẫu nhiên gồm 8 cặp được chọn ra như sau:
x
1 2 3 4 5 6 7 8
i
y
5 7 11 17 21 25 29 32
i
Hãy lập hàm hồi quy tuyến tính mẫu của Y theo X và dự đoán nếu X lấy giá trị
bằng 20 thì Y nhận giá trị bao nhiêu
Đề 6. Đo chiều cao Y và chiều dài X của 1 nhóm thanh niên, người ta thu được
số liệu sau:
xi 78 79 80 81 82 83 84 85
yi 160 161.5 163 165 167 168 171 172
Viết phương trình đường hồi quy mẫu của Y theo X
Đề 7. Người ta nghiên cứu về lượng protein chứa trong lúa mì và năng suất lúa
mì trên 8 thửa ruộng cùng kích thước. Kết quả thu được:
Năng suất lúa 9.9 10.2 11.0 11.6 11.8 12.8 13.5 14.3
Tỉ lệ protein 10.7 10.8 11.1 12.5 12.2 12.8 12.4 12.6
Xác định đường hồi quy tuyến tính của Y theo X. Bạn có nhận xét gì về mối phụ
thuộc đó?

You might also like