You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH BÀI TẬP RÈN LUYỆN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


MÔN : XÁC SUẤT THỐNG KÊ
HỌC KỲ : 1 (2023 – 2024)
LỚP : KHOÁ 2023

I. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN LÍ THUYẾT XÁC SUẤT

1.1 Quan hệ giữa các biến cố, Giải tích tổ hợp

Câu 1: Tung 1 đồng xu 2 lần, Gọi A là biến cố cả hai lần tung kết quả giống nhau, xác định biến cố A.
A. A = {SS, NN} B. A = {SN, NS} C. A = {SN} D. B = {NS}
Câu 2: Cho Ω = 1; 2; 3; 4; 5; 6 và biến cố A= 2; 4 , xác định biến cố 𝐴̅?
{ } { }
A. 𝐴̅ = {1; 3; 5; 6}. B. 𝐴̅ = {1; 2; 3; 5; 6}.
C. 𝐴̅ = {2; 3; 5; 6}. D. 𝐴̅ = {1; 3; 4; 6}.
Câu 3: Cho A, B là 2 biến cố bất kỳ thỏa P(AB) = P(A).P(B). Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng
nhất?
A. A và B xung khắc B. A và B đầy đủ C. A và B độc lập D. A và B đối lập
Câu 4: Từ 10 sản phẩm trong kho, ta chọn ra một sản phẩm để làm quà tặng và một sản phẩm để trưng
bày, khi đó có bao nhiêu cách?
A. 45 B. 90 C. 10 D. 9
Đáp án

Câu 1A Câu 2A Câu 3C Câu 4B

1.2 Công thức cộng, Công thức nhân xác suất, Xác suất có điều kiện

Câu 1: Gieo đồng thời 2 con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để tổng số chấm của 2 con xúc xắc bằng 11?
A. 1/12 B. 5/36 C. 1/18 D. 1/9
Câu 2: Một căn bệnh truyền nhiễm có xác suất nhiễm bệnh khi tiếp xúc là 0,9. Tính xác suất khi tiếp xúc
không bị bệnh?
A. 0,2 B. 0,1 C. 0,8 D. 0,9
Câu 3: Cho hai biến cố A và B, biết P(A) = 0,5, P(B) = 0,3 và P(AB) = 0,1. Tính P(A + B)?
A. 0,6 B. 0,7 C. 0,5 D. 0,4
Câu 4: Hai sinh viên dự thi sinh viên giỏi độc lập với nhau. Giả sử khả năng đạt giỏi của mỗi sinh viên
lần lượt là 70% và 60%. Xác suất để cả hai sinh viên đạt giỏi là:
A. 72% B. 52% C. 42% D. 62%
Câu 5: Cho biến cố A và B, biết P(AB) = 0,3 và P(B) = 0,6. Tính P(A/B) ?
A. 0,2 B. 0,3 C. 0,4 D. 0,5

Câu 6: Một lô sản phẩm có 3 sản phẩm kém chất lượng và 9 sản phẩm tốt. Lấy ngẫu nhiên một lượt 3
sản phẩm. Tính xác suất để lấy được 3 sản phẩm tốt.
A. 21/55 B. 33/55 C. 23/55 D. 17/55

Câu 7: Hộp thứ I có 5 sản phẩm tốt, 3 sản phẩm xấu; hộp thứ II có 6 sản phẩm tốt, 2 sản phẩm xấu. Lấy
ngẫu nhiên ở mỗi hộp ra 2 sản phẩm. Tính xác suất để trong 4 sản phẩm có 3 sản phẩm tốt.
A. 345/784 B. 439/784 C. 36/225 D. 371/675
1
Câu 8: Có 2 hộp sản phẩm, mỗi hộp có 10 sản phẩm trong đó hộp thứ 1 có 2 phế phẩm và hộp thứ 2 có 3
phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 sản phẩm, tính xác suất để lấy được tổng cộng 2 chính phẩm.
A. 0,55 B. 0,44 C. 0,66 D. 0,56
Câu 9: Cho 1 hộp sản phẩm có 8 chính phẩm và 2 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên từ hộp lần lượt ra 2 sản phẩm
(mỗi lần lấy ra 1 sản phẩm không hoàn lại), tính xác suất để lấy được đúng 1 chính phẩm.
A. 5/11 B. 16/45 C. 8/11 D. 12/55
Câu 10: Một lô hàng có 4 sản phẩm tốt, 5 sản phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Xác suất được 2
sản phẩm tốt là:
A. 3/7 B. 1/6 C. 1/8 D. 4/7
D. 5/26
Câu 11: Một chiếc hộp có 10 vé trong đó có 4 vé trúng thưởng. Người thứ nhất bốc 1 vé (không hoàn lại)
sau đó người thứ 2 bốc 1 vé. Tính xác suất người thứ 2 bốc được vé trúng thưởng, biết rằng người thứ nhất
đã bốc được vé không trúng thưởng.
A. 4/9 B. 2/5 C. 1/2 D. 4/7
Câu 12: Một hộp gồm 9 thẻ xanh đánh số từ 1 đến 9 và 5 thẻ vàng đánh số từ 1 đến 5. Chọn ngẫu nhiên
một thẻ từ hộp. Tính xác suất được thẻ đánh số chẵn biết rằng đã được thẻ xanh.
A. 3/4 B. 3/7 C. 3/10 D. 4/9
Câu 13: Ba người bắn độc lập vào một tấm bia, mỗi người bắn một viên, xác suất bắn trúng bia của mỗi
người đều là 0,8. Tính xác suất bia bị trúng đạn.
A. 0,216 B. 0,6 C. 0,4375 D. 0,992
Câu 14: Từ một hộp có 8 bi xanh và 5 bi đỏ, chọn ngẫu nhiên lần lượt không hoàn lại 2 bi (mỗi lần chọn
1 bi). Tính xác suất để lần thứ 2 chọn được bi đỏ biết rằng lần thứ 1 chọn được bi đỏ.
A. 1/3 B. 4/13 C. 2/3 D. 5/13
Câu 15: Một chiếc hộp có 7 vé trong đó có 2 vé trúng thưởng. Người thứ nhất bốc 1 vé (không hoàn lại)
sau đó người thứ 2 bốc 1 vé. Tính xác suất người thứ 2 bốc được vé trúng thưởng, biết rằng người thứ
nhất đã bốc được vé không trúng thưởng.
A. 2/3 B. 4/5 C. 1/3 D. 2/5
Câu 16: Một xạ thủ bắn vào một mục tiêu ở xa đến khi nào trúng mục tiêu đó thì ngừng bắn (các lần bắn
là độc lập). Biết rằng khả năng bắn trúng mục tiêu ở mỗi lần bắn là 85%. Tính xác suất để xạ thủ này
ngừng bắn sau 2 lần bắn.
A. 0,2275 B. 0,3275 C. 0,1275 D. 0,4275
Đáp án
Câu 1C Câu 2B Câu 3B Câu 4C Câu 5D
Câu 6A Câu 7A Câu 8D Câu 9B Câu 10B
Câu 11A Câu 12D Câu 13D Câu 14A Câu 15C
Câu 16C
1.3 Công thức xác suất đầy đủ, Công thức Bayes

Câu 1: Một phân xưởng có 3 dây chuyền sản xuất: dây chuyền I cung ứng lần 30% tổng sản phẩm, dây
chuyền II cung ứng 30% tổng sản phẩm. Tỉ lệ phế phẩm tương ứng là 4%, 5% và 2%. Lấy ngẫu nhiên 1
sản phẩm của phân xưởng để kiểm tra. Xác suất để sản phẩm đó là phế phẩm là
A. 3,5% B. 11% C. 9% D. 7%
Câu 2: Một cửa hàng đi động có bán 60% sản phẩm iPhone và 40% các sản phẩm còn lại. Biết iPhone có
khả năng bị lỗi là 5% và các sản phẩm còn lại có khả năng lỗi là 7%. Tính tỉ lệ sản phẩm lỗi của cửa hàng?
A. 5% B. 5,8% C. 12% D. 7%
Câu 3: Có 3 hộp đựng các viên bi chỉ khác nhau về màu sắc. Hộp I có 2 đỏ và 1 xanh; hộp II có 3 đỏ và 1
xanh; hộp III có 2 đỏ và 2 xanh. Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi từ đó lấy ngẫu nhiên ra một viên. Tính xác
2
suất để viên đó là xanh.
A. 13/36 B. 17/24 C. 7/24 D. 7/12
Câu 4: Một lô hàng có 60% sản phẩm của máy X, 40% sản phẩm của máy Y. Tỷ lệ phế phẩm của máy X
và Y tương ứng là 3% và 4%. Lấy ngẫu nhiên từ lô ra 1 sản phẩm để kiểm tra. Biết sản phẩm đó là phế
phẩm, tính xác suất sản phẩm đó ở lô Y?
A. 50,42% B. 52,94% C. 60% D. 47,06%
Đáp án

Câu 1A Câu 2B Câu 3C Câu 4D

II. CHƯƠNG 2: BIẾN NGẪU NHIÊN

2.1 Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Câu 1: Kiểm tra một lô thịt viên trong trong ngăn mát. Gọi X là nhiệt độ của viên thịt khi khảo sát. Khi
đó X là một đại lượng ngẫu nhiên có bảng phân phối xác suất:

X -2 -1 0 1
P 0,1 0,4 0,3 0,2
a) Xác định giá trị của Mod(X)?
b) Tính E(X)?
c) Tìm P (-1 < X ≤ 1)?

d) Tính P(X ≤ 0)?


e) Tính P(X ≥ -1)?
Câu 2: Gọi X là số lần vào thư viện trong tuần. Khi đó X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, giả sử X có bảng
phân phối xác suất như sau:

X 1 2 3 4
P 0,1 0,4 ? 0,2
a) Tính P(X = 3)?
b) Tính Mod(X)?
Câu 3: Gọi X là số con trong một gia đình. Khi đó X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, giả sử X có bảng
phân phối xác suất như sau:

X 0 1 2 3
P 0,2 m m 0,4
Xác định m?
A. 0,5 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,3
Câu 4: Gọi X là số con trong một gia đình. Khi đó X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc, giả sử X có bảng
phân phối xác suất như sau:

X 0 1 2 3

3
P 0,2 0,3 0,4 0,1
2
a) Tính P(X = 1)?
b) Tính E(X+2)?
c) Tính E(3X)?
d) Tính E(X2)?
e) Hãy tính phương sai của X?
f) Hãy tính độ lệch chuẩn của X?
Đáp án

Câu 1 a) -1 b) - 0,4 c) 0,5 d) 0,8 e) 0,9

Câu 2 a) 0,3 b) 2

Câu 3 B

Câu 4 a) 0,3 b) 3,4 c) 4,2 d) 2,8 e) 0,84 f) 0,9165

2.2 Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

Câu 1: Gọi X là trọng lượng ngẫu nhiên của một bao gạo (1kg – 2kg), khi đó X là biến ngẫu nhiên liên
tục có hàm mật độ xác suất

−6(𝑥 2 − 3𝑥 + 2) , 𝑥 ∈ [1; 2]
𝑓 (𝑥 ) = {
0 , 𝑥 ∉ [1; 2]

a) Tính P(1 ≤ X ≤ 1,5)?


b) Tính P(1,4 ≤ X ≤ 2)?
c) Tính E(X)?
Đáp án

Câu 1 a) 1/2 b) 0,648 c) 1,5

2.3 Phân phối chuẩn

Câu 1: Khảo sát số học sinh trong một lớp học, gọi X là số học sinh đi học. Giả sử X ~ N (60; 4).
a) Tính P(58 < X)?
b) Tính P(62 < X)?
c) Tính P(X < 64)?
Câu 2: Cho biến ngẫu nhiên X có dạng phân phối chuẩn chuẩn tắc.

a) Tính P(-2 < X < 2)?

b) Tính P(X < 3)?


Câu 3: Giả sử X là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn N(5; 1).

a) Đặt Y = X + 1, tính P(3 < Y < 6)?

b) Đặt Z = 2X , tính P(6 < Z < 8)?

4
Câu 4: Trọng lượng (kg) của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với kỳ vọng 5kg,
phương sai 0,25 kg2. Tính tỉ lệ sản phẩm có trọng lượng sai lệch không quá 1kg so với kỳ vọng? (4kg -
6kg)

A. 0,7923 B. 0,8186 C. 0,9826 D. 0,9545

Câu 5: Khảo sát một dây chuyền thủ công nhận thấy khả năng tạo ra 1 sản phẩm tốt ở mỗi lần sản xuất là
90%. Hỏi khi dây chuyền đó sản xuất 300 sản phẩm thì khả năng để có ít nhất 265 sản phẩm tốt là bao
nhiêu?

Hướng dẫn: Ta xấp xỉ phân phối Nhị thức bằng phân phối chuẩn. Khi đó trung bình là 300.0,9 = 270,
phương sai là 300.0,9.0,1 = 27 và 265 ≤ X ≤ 300.
A. 1 B. 0,83147 C. 0,93147 D. 0,73147
Đáp án

Câu 1 a) 0,84134 b) 0,15866 c) 0,97725

Câu 2 a) 0,9545 b) 0,99865

Câu 3 a) 0,49865 b) 0,13591

Câu 4 D

Câu 5 B

2.4 Phân phối nhị thức, poisson

Câu 1: Gọi X số lần đi học trễ trong tuần. Giả sử X ~ B(7; 0,2), n = 7; p = 0,2; q = 0,8.
a) Tính P(X = 2)?
b) Tính E(X)?

Câu 2: Gọi X là số lần vi phạm luật giao thông trong tuần. Giả sử X ~ P(3).
a) Tính P(X = 2)?
b) Tính E(X)?
Câu 3: Cho biết số sản phẩm được livestream bán trong 10 phút có phân phối Poisson với trung bình là
10. Tính xác suất trong 10 phút bán được 14 sản phẩm?
A. 0,1681 B. 0,2681 C. 0,0521 D. 0,2751
Câu 4: Các sản phẩm được sản xuất độc lập từ một dây chuyền tự động với xác suất sản xuất ra phế phẩm
ở mỗi lần sản xuất là 0,01. Xác suất trong 1000 sản phẩm loại này có 15 phế phẩm là:

A. 0,4191 B. 0,0345 C. 0,1257 D. 0,3171


Đáp án

Câu 1 a) 0,27525 b) 1,4

Câu 2 a) 0,224 b) 3
5
Câu 3 C

Câu 4 B

2.5 Tính chất các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên

Câu 1: Cho X là biến ngẫu nhiên và E(X) = 4.


a) Tính E(2X + 3)?
b) Tính E(2X - 3)?
Câu 2: Cho X, Y là các biến ngẫu nhiên và E(X) = 3, E(Y) = 2.
a) Tính E(2X + 3Y)?
b) Tính E(3X – 2Y + 1)?
Câu 3: Cho X là biến ngẫu nhiên và Var(X) = 2.
a) Tính Var(3X)?
b) Tính Var(2X - 3)?
Câu 4: Cho X, Y biến ngẫu nhiên và Var(X) = 3, Var (Y) = 4.
a) Tính Var (2X + Y)?
b) Tính Var (X + 2Y + 3)?
Đáp án

Câu 1 a) 11 b) 5

Câu 2 a) 12 b) 6

Câu 3 a) 18 b) 8

Câu 4 a) 16 b) 19

III. CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT MẪU

3.1 Các giá trị đặc trưng mẫu

Câu 1: Điều tra chiều cao (cm) của một số mầm cây ở một nông trường, ta có kết quả như sau:

Chiều cao 10 15 20 25 30
Số mầm cây 3 5 8 2 2
a) Tìm kích thước mẫu?
b) Hãy tính chiều cao trung bình của một mầm cây trong mẫu trên?
c) Xác định tỉ lệ mẫu của mầm cây có chiều cao từ 20 cm trở lên?
Câu 2: Khảo sát trọng lượng của một loại hạt sau khi thu hoạch ta được kết quả sau:

Trọng lượng (gam) (60; 65] (65; 70] (70; 75] (75; 80]
Số hạt 5 15 25 10
a) Tìm kích thước mẫu?
b) Xác định tỉ lệ mẫu của hạt có trọng lượng lớn hơn 75 gam?
Đáp án

Câu 1 a) 20 b) 18,75 c) 0,6

6
Câu 2 a) 55 b) 0,1818

3.2 Mẫu trình bày dưới dạng dữ liệu thô

Câu 1: Khảo sát cân nặng (kg) của một số trẻ em ở độ tuổi 5, ta được kết quả lần lượt là:
12; 11; 10; 11; 10; 12; 10; 12; 10; 11
a) Xác định kích thước mẫu?
b) Tính Mod(X) của mẫu trên?
c) Xác định số trẻ em có cân nặng 10 kg?
d) Tính cân nặng trung bình của mẫu trên?
e) Tính tỉ lệ trẻ em có cân nặng 12kg?
f) Xác định tỉ lệ trẻ em có cân nặng trên 10kg?
Câu 2: Điều tra điểm thi kết thúc môn của một số bạn sinh viên ta được các kết qủa lần lượt là:
7; 8; 6; 7; 9; 6; 8; 5; 9; 8; 7; 6; 8; 6; 8
a) Xác định kích thước mẫu?
b) Tính Mod(X) của mẫu trên?
c) Xác định số bạn được 7 điểm?
d) Tính điểm số trung bình của mẫu trên?
e) Tính tỉ lệ sinh viên được 6 điểm?
f) Xác định tỉ lệ sinh viên có điểm số dưới 8?
Đáp án

Câu 1 a) 10 b) 10 c) 4 d) 10,9 e) 0,3 f) 0,6

Câu 2 a) 15 b) 8 c) 3 d) 7,2 e) 4/15 f) 8/15

IV. CHƯƠNG 4: ƯỚC LƯỢNG CHO MỘT THAM SỐ THỐNG KÊ

4.2 Ước lượng trung bình hai phía

Câu 1: Với độ tin cậy 99%, giá trị của 𝑧𝛼 bằng bao nhiêu?
2
A. 1,96 B. 2,58 C. 2,85 D. 1,69
𝑛−1
Câu 2: Với độ tin cậy 90%, n = 8, giá trị của 𝑡𝛼 bằng bao nhiêu
2
A. 1,96 B. 1,69 C. 1,895 D. 2,58
Câu 3: Với độ tin cậy 1    75,8% , giá trị của z /2 bằng bao nhiêu?
A. 0,379 B. 0,117 C. 11,7 D. 1,17
Câu 4: Khảo sát thu nhập X (triệu đồng/tháng) của 458 nhân viên văn phòng được chọn ngẫu nhiên trong
thành phố ta được thu nhập trung bình mẫu là 5,4 triệu đồng/tháng và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh là 1,3
triệu đồng/tháng. Với độ tin cậy 95% hãy tính độ chính xác?
A. 0,119 B. 5,519 C. 5,281 D. 0,218
Câu 5: Độ dài của một chi tiết máy được sản xuất trên một dây chuyền tự động. Khảo sát 100 chi tiết máy
do dây chuyền này sản xuất ta được độ dài trung bình là 25,5cm và độ lệch chuẩn hiệu chỉnh là 1,2cm. Với
độ tin cậy 95%, hãy xác định khoảng ước lượng đối xứng dành cho độ dài trung bình của chi tiết máy được
sản xuất từ dây chuyền trên.
A. (23,8294; 26,4706) B. (25,2648; 25,7352)
C. (23,1337; 27,1663) D. (22,3487; 28,3481)
Câu 6: Để khảo sát năng suất làm việc của công nhân ở một xí nghiệp người ta quan sát ngẫu nhiên 64
7
công nhân thấy năng suất trung bình của mỗi công nhân ở mẫu này là x = 12 sản phẩm/ngày và phương
sai mẫu hiệu chỉnh s = 5. Hãy ước lượng năng suất trung bình của công nhân ở xí nghiệp này với độ tin
cậy 98%.
A. (10,54; 13,46) B. (11,20; 12,89) C. (11,20; 13,46) D. (10,35; 15.64)
Đáp án

Câu 1B Câu 2C Câu 3D Câu 4A Câu 5B


Câu 6A
4.4 Ước lượng tỉ lệ hai phía

Câu 1: Ở một nhà máy dệt, kiểm tra ngẫu nhiên 150 cuộn vải thành phẩm ta thấy có 20 cuộn có số khuyết
tật cao. Hãy tính độ chính xác của ước lượng khoảng cho tỉ lệ cuộn vải có số khuyết tật cao của nhà máy
trên, với độ tin cậy 95%.
A. 0,1973 B. 0,0544
C. 0,3973 D. 0,7251
Câu 2: Khảo sát trọng lượng của 200 trái của một loại trái cây được chọn ngẫu nhiên ở một nông trại ta
nhận thấy có 25 trái có trọng lượng thấp. Hãy tính độ chính xác của ước lượng khoảng cho tỉ lệ trái cây có
trọng lượng thấp, với độ tin cậy 96%.
A. 0,0879 B. 0,2479 C. 0,1479 D. 0,0479
Câu 3: Để ước lượng khoảng cho tỉ lệ bệnh đau mắt đỏ, người ta kiểm tra ngẫu nhiên 100 người, thấy có
18 người bị bệnh. Ước lượng khoảng đối xứng cho tỉ lệ bệnh đau mắt đỏ với độ tin cậy 98%.
A. (8,09%; 26,95%) B. (13,2%; 21,7%) C. (7,3%; 18,7%) D. (9,05%; 26,95%)
Câu 4: Điểm thi Xác suất thống kê của một lớp học phần như sau:
Điểm thi [0; 4) [4; 6) [6; 8) [8; 10]
Số sinh viên 2 12 18 8
Với độ tin cậy 95%, khoảng ước lượng đối xứng cho tỉ lệ sinh viên có điểm thi dưới 6 là:
A. (0,2022; 0,4978) B. (0,2022; 0,6978) C. (0,3022; 0,4978) D. (0,3022; 0,6978)
Đáp án
Câu 1B Câu 2D Câu 3D Câu 4A

V. CHƯƠNG 5: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ

5.2 Kiểm định trung bình hai phía

Câu 1: Một mẫu có 36 quan sát chọn từ tổng thể có phân phối chuẩn, cho thấy trung bình mẫu bằng 22 và
độ lệch tiêu chuẩn hiệu chỉnh bằng 5, với giả thuyết H0: μ = 20 và đối thuyết H1: μ ≠ 20. Hãy tính giá trị
của tiêu chuẩn kiểm định?
A. 1,2 B. -2,4 C. 2,4 D. -1,2
Câu 2: Một chuyên gia lai tạo giống cây trồng cho rằng giống lúa thân cao chống lụt vừa được lai tạo có
chiều cao trung bình là 100cm. Người ta chọn ngẫu nhiên 100 cây đo thử thì được trung bình mẫu 110cm
và độ lệch chuẩn hiệu chỉnh s = 20 cm. Hãy tính giá trị kiểm định?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 3: Có ý kiến cho rằng lương trung bình của các cử nhân quản trị kinh doanh là 720 USD/tháng. Khảo
sát ngẫu nhiên 81 cử nhân quản trị kinh doanh thì nhận thấy lương trung bình mẫu là 700 USD /tháng và
độ lệch chuẩn hiệu chỉnh mẫu là 25 USD/tháng. Hãy tính giá trị tiêu chuẩn kiểm định và cho nhận xét về

8
ý kiến trên với mức ý nghĩa 5%.
A. -7.2. Bác bỏ ý kiến. B. -7.2. Chấp nhận ý kiến.
C. -7.2. Chấp nhận ý kiến. D. 7.2. Bác bỏ ý kiến.
Câu 4: Người ta cho rằng trung bình của một sản phẩm do một máy sản xuất là 12(kg). Cân thử 36 sản
phẩm và thấy trọng lượng trung bình là 12,2 kg và độ lệch chuẩn hiệu chỉnh trọng lượng là s = 2 (kg). Tính
giá trị kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên với mức ý nghĩa 2%?
A. -0,6. Bác bỏ ý kiến. B. -0,6. Chấp nhận ý kiến.
C. 0,6. Chấp nhận ý kiến. D. 0,6. Bác bỏ ý kiến.
Câu 5: Năm trước lương trung bình của các cử nhân quản trị kinh doanh là 720 USD/tháng. Có ý kiến cho
rằng lương trung bình năm nay đã thay đổi. Khảo sát ngẫu nhiên 81 cử nhân quản trị kinh doanh thì nhận
thấy lương trung bình mẫu là 700 USD /tháng và độ lệch chuẩn hiệu chỉnh mẫu là 25 USD/tháng. Hãy tính
giá trị tiêu chuẩn kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên với mức ý nghĩa 5%.
A. -7,2. Bác bỏ ý kiến. B. -7,2. Chấp nhận ý kiến.
C. 7,2. Chấp nhận ý kiến. D. 7,2. Bác bỏ ý kiến.
Đáp án

Câu 1C Câu 2A Câu 3A Câu 4C Câu 5B

5.4 Kiểm định tỉ lệ hai phía

Câu 1: Khảo sát thu nhập của 100 công nhân trong một công ty ta thấy có 21 công nhân có thu nhập
thấp, đạt tỉ lệ f = 21/100 = 21%. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ người thu nhập thấp trong toàn công ty là 20%.
Tính giá trị tiêu chuẩn kiểm định?
A. 0,31 B. 0,54 C. 0,25 D. 1,96
Câu 2: Khảo sát ngẫu nhiên 300 sản phẩm được sản xuất từ một nhà máy thì nhận thấy có 65 sản phẩm
chất lượng cao, đạt tỉ lệ f = 65/300 = 13/60. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sản phẩm chất lượng cao của nhà máy
này là 20%. Hãy tính giá trị tiêu chuẩn kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên với mức ý nghĩa 5%.
A. 0,72. Chấp nhận ý kiến. B. 0,72. Bác bỏ ý kiến.
C. - 0,72. Chấp nhận ý kiến D. - 0,72. Bác bỏ ý kiến
Câu 3: Khảo sát ngẫu nhiên 200 sản phẩm thủ công do một gia đình sản xuất thì nhận thấy có 15 sản phẩm
chất lượng thấp, đạt tỉ lệ f = 15/200 = 7,5%. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ sản phẩm chất lượng thấp của gia đình
này là 8%. Hãy tính giá trị tiêu chuẩn kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên với mức ý nghĩa 5%
A. 0,26. Chấp nhận ý kiến B. 0,26. Bác bỏ ý kiến
C. -0,26. Chấp nhận ý kiến. D. -0,26. Bác bỏ ý kiến.
Câu 4: Khảo sát một loại hạt giống mới nhận thấy sau khi gieo trồng ngẫu nhiên 500 hạt thì có 430 hạt
nảy mầm và tăng trưởng tốt, đạt tỉ lệ f = 430/500 = 86%. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ hạt giống nảy mầm và
tăng trưởng tốt loại này là 80%. Hãy tính giá trị tiêu chuẩn kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên với
mức ý nghĩa 5%.
A. 3,8665. Chấp nhận ý kiến. B. 3,3541. Chấp nhận ý kiến.
C. 3,8665. Bác bỏ ý kiến. D. 3,3541. Bác bỏ ý kiến.
Đáp án

Câu 1C Câu 2A Câu 3C Câu 4D

-----------Hết------------

You might also like