You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Môn: Lý thuyết Xác suất & Thống kê Toán
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm)

Mã học phần: TOA201


Mã lớp:
Họ và tên:................................................................ Mã số sinh viên: ..........................................

Câu 1: Kiểm tra 3 sản phẩm chọn ngẫu nhiên từ lô hàng. Gọi 𝐴𝑖 (𝑖 = 1,2,3) là biến cố sản
phẩm thứ 𝑖 là sản phẩm tốt. Chọn phát biểu đúng?
A. 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 là các biến cố xung khắc từng đôi.
B. 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 là các biến cố không xung khắc.
C. 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 là một hệ đầy đủ.
D. Cả câu A và câu C đúng.
Câu 2: Kiểm tra 3 sản phẩm chọn ngẫu nhiên từ một kiện hàng. Gọi 𝐵𝑖 (𝑖 = 1,2,3) là biến
cố có 𝑖 sản phẩm tốt.
A. 𝐵1 , 𝐵2 , 𝐵3 là các biến cố xung khắc từng đôi.
B. 𝐵1 , 𝐵2 , 𝐵3 là các biến cố không xung khắc.
C. 𝐵1 , 𝐵2 , 𝐵3 là một hệ đầy đủ.
D. Cả câu A và câu C đúng.
Câu 3: Có 3 sinh viên 𝐴, 𝐵 và 𝐶 cùng thi môn xác suất thống kê. Gọi 𝐴𝑖 là biến cố có 𝑖
sinh viên thi đỗ và 𝐻 là biến cố sinh viên 𝐶 thi đỗ. Biến cố 𝐴1 𝐻 là biến cố:
A. Có 1 sinh viên thi đỗ.
B. Sinh viên C thi không đỗ.
C. Sinh viên C thi đỗ.
D. Chỉ có sinh viên C thi đỗ.
Câu 4: Tung hai con xúc xắc cân đối đồng chất. Gọi 𝐴𝑖 là biến cố con xúc xắc thứ nhất
xuất hiện mặt 𝑖 chấm (𝑖 = 1,2,3,4,5,6) và 𝐵𝑘 là biến cố con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt
𝑘 chấm (𝑘 = 1,2,3,4,5,6). Ký hiệu 𝐴5 𝐵6 mô tả biến cố:

1
A. Con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 5 chấm và con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6
chấm.
B. Con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 6 chấm và con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 5
chấm.
C. Con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 2 chấm và con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6
chấm.
D. Con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 5.
Câu 5: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên rời rạc có quy luật phân phối nhị thức và 𝑋 ∼ 𝐵(8; 0,4).
Kỳ vọng của biến ngẫu nhiên 𝑋 là:
A.𝐸 (𝑋 ) = 3,2 B.𝐸 (𝑋 ) = 1,6 C.𝐸 (𝑋 ) = 0,4 D.𝐸 (𝑋 ) = 8
Câu 6: Cho 𝑌 là biến ngẫu nhiên rời rạc có quy luật phân phối Poisson và 𝑌 ∼ 𝑃(𝜆). Kỳ
vọng và phương sai của biến ngẫu nhiên 𝑌 lần lượt là:
A.𝐸 (𝑌) = 𝜆; 𝑉 (𝑌) = 𝜆2
B.𝐸 (𝑌) = 𝜆; 𝑉 (𝑌) = 𝜆
C.𝐸 (𝑌) = 2𝜆; 𝑉 (𝑌) = 𝜆2
D.𝐸 (𝑌) = 2𝜆; 𝑉 (𝑌) = 2𝜆
Câu 7: Một người bắn 2 viên đạn vào bia một cách độc lập với xác suất trúng bia của viên
đạn thứ nhất là 0,7 và xác suất trúng bia của viên đạn thứ hai là 0,8. Tính xác suất cả hai
viên đạn đều trúng bia.
A.0,7 B.0,8 C.0,56 D.1,5
Câu 8: Hai công ty A và B cùng kinh doanh một mặt hàng một cách độc lập. Xác suất để
công ty A lỗ là 0,2 và xác suất để công ty B lỗ là 0,4. Xác suất để chỉ có một công ty lỗ là:
A.0,3 B.0,4 C.0,44 D.0,5
Câu 9: Cho 𝑋, 𝑌 là các biến ngẫu nhiên bất kỳ và 𝑘 là số thực. Khẳng định nào sau đây là
sai:
A.𝐸 (𝑋 + 𝑌) = 𝐸 (𝑋 ) + 𝐸(𝑌) B. 𝑉 (𝑘𝑋 ) = 𝑘 2 𝑉(𝑋)
C.𝐸 (𝑘𝑋 ) = 𝑘 2 𝐸(𝑋) D.𝐸 (𝑘𝑋 ) = 𝑘𝐸(𝑋)
Câu 10: Biến cố đối lập của biến cố 𝐴 + 𝐵 là biến cố:

A.Biến cố 𝐴𝐵 B. Biến cố 𝐴 + 𝐵 C. Biến cố 𝐴. 𝐵 D. Biến cố 𝐴. 𝐵

2
Câu 11: Biến cố đối lập của biến cố 𝑋𝑌 + 𝑌𝑍 là:

A.𝑋𝑌 + 𝑌𝑍 B.𝑋𝑌 + 𝑌 + 𝑍 C.𝑋𝑌(𝑌 + 𝑍) D.𝑌


Câu 12: Chọn câu trả lời đúng nhất cho khẳng định sau: 𝐸 (𝑋1 + ⋯ + 𝑋𝑛 ) = 𝐸 (𝑋1 ) +
⋯ 𝐸(𝑋𝑛 )
A.Chỉ khi các biến ngẫu nhiên này có cùng phân phối.
B.Luôn có với mọi biến ngẫu nhiên 𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋𝑛 .
C.Chỉ khi các biến ngẫu nhiên này là không tương quan.
D.Chỉ khi các biến ngẫu nhiên này là độc lập.
Câu 13: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất là:
𝑋 −1 0 1 2
𝑃 0,25 0,3 0,15 0,3
Tính phương sai của biến ngẫu nhiên X?
A.1,6 B.0,55 C.1,35 D.1,725
Câu 14: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn 𝑋 ∼ 𝑁(𝜇, ; 𝜎 2 ) và 𝑌 = 𝑎𝑋 + 𝑏, với
𝑎, 𝑏 là các số thực. Khi đó, biến ngẫu nhiên 𝑌 có phương sai bằng:
A.𝑉 (𝑌) = (𝑎𝜎)2 + 𝑏2 B.𝑉 (𝑌) = (𝑎𝜎)2 C.𝑉 (𝑌) = (𝑎𝜇 + 𝜎)2 D.𝑉 (𝑌) = 𝑎𝜇
Câu 15: Xạ thủ bắn vào bia 3 phát. Xác suất trúng của mỗi phát là 0,3. Gọi 𝑋 là biến ngẫu
nhiên số lần bắn trúng bia. Tìm 𝑀𝑜𝑑(𝑋).
A.0 B.1 C.2 D.3
Câu 16: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn 𝑋 ∼ 𝑁(100; 42 ). Khi đó, phát biểu
nào dưới đây là sai?
A.𝑃(𝑋 > 100) = 0,5 B.𝑉 (2𝑋 − 121) = 64
C.𝑃(𝑋 > 108) = 0,9544 D.𝐸 (2𝑋 + 1) = 201
𝑋−𝜇
Câu 17: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn 𝑁(𝜇; 𝜎 2 ) và 𝑌= . Khi đó
𝜎
biến ngẫu nhiên 𝑌:
A.Có phân phối chuẩn nếu 𝜇 > 0 B.Không còn là phân phối chuẩn
C.Có phân phối chuẩn tắc D. Có phân phối chuẩn nếu 𝜇 < 0

3
Câu 18: Cho biến ngẫu nhiên liên tục 𝑋 có hàm mật độ xác suất là:
𝑎(3𝑥 − 𝑥 2 ), 0≤𝑥≤3
𝑓 (𝑥 ) = {
0, 𝑥 ∉ [0; 3]
Tính xác suất 𝑃(1 < 𝑋 ≤ 2)
A.0,4815 B.0,4915 C.0,5015 D.0,5115
Câu 19: Một kho chuyên cung cấp hàng cho 12 cửa hàng. Xác suất kho nhận được đơn đặt
hàng của mỗi cửa hàng là 0,3. Số cửa hàng mà kho nhận được đơn đặt hàng nhiều khả năng
nhất trong một ngày là:
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 20: Tỉ lệ phế phẩm của một nhà máy là 5%. Xác suất có 2 phế phẩm trong 4 sản phẩm
do máy đó sản xuất là:
A.0,6535 B.0,0135375 C.0,56835 D.0,171475
Câu 21: Một lớp học có 60 sinh viên nam và 40 sinh viên nữ. Gọi 𝑋 là biến ngẫu nhiên số
sinh viên nam trong 10 sinh viên được chọn ngẫu nhiên không hoàn lại. Quy luật phân phối
của biến ngẫu nhiên 𝑋 là:
A.Nhị thức B.Chuẩn C.Siêu bội D.Poisson
Câu 22: Ba xạ thủ mỗi người bắn một viên đạn vào bia một cách độc lập. Xác suất bắn
trúng bia của ba xạ thủ lần lượt là 0,8; 0,85; 0,9. Xác xuất để có hai viên đạn trúng đích là:
A.0,221 B.0,329 C.0,68 D.0,261
Câu 23: Thống kê điểm thi 𝑋 môn Lý thuyết xác suất & Thống kê toán của sinh viên tại
Trường Đại học Ngoại thương Tp.Hồ Chí Minh cho thấy 𝑋 là biến ngẫu nhiên với 𝑋 ∼
𝑁(5,25; 1,25). Tỉ lệ sinh viên có điểm thi môn này từ 4 đến 6 điểm là:
A.56,71% B.68,72% C.64,72% D.61,72%
Câu 24: Một nhà máy có ba phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm. Biết tỉ lệ sản
phẩm do từng phân xưởng sản xuất lần lượt là 45%, 30% và 25%. Tỉ lệ phế phẩm tương
ứng là 3%, 2% và 1%. Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm trong kho hàng của nhà máy thì thấy
đó là phế phẩm. Tìm xác suất để phế phẩm này do phân xưởng thứ hai sản xuất.
3 5 27 9
A. B. C. D.
11 44 44 10000

4
Câu 25: Cho ba biến cố 𝐴, 𝐵, 𝐶 biến cố có ít nhất một trong ba biến cố 𝐴, 𝐵, 𝐶 xảy ra là:

A.𝐴. 𝐵. 𝐶 + 𝐴. 𝐵. 𝐶 + 𝐴. 𝐵. 𝐶 B.𝐴. 𝐵. 𝐶

C.𝐴 + 𝐵 + 𝐶 D.𝐴. 𝐵. 𝐶
Câu 26: Cho 𝑋, 𝑌, 𝑍 là các biến ngẫu nhiên độc lập theo từng đôi, trong đó 𝑋 ∼ 𝐵(6; 0,4);
𝑌 ∼ 𝑃(2) và 𝑍 ∼ 𝑁(2; 0,25). Gọi 𝑇 là biến ngẫu nhiên thoả 𝑇 = 2𝑋 + 3𝑌 − 4𝑍 + 6.
Phương sai của 𝑇 là:
A.19,76 B.24,76 C.27,76 D.21,24
Câu 27: Tuổi thọ dân cư một quốc gia được giả thiết là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm
mật độ xác suất như sau:
0 𝑛ế𝑢 𝑥 ∉ [0; 100]
𝑓 (𝑥 ) = {
𝑘𝑥 2 (100 − 𝑥)2 𝑛ế𝑢 𝑥 ∈ [0; 100]
Tỉ lệ người có tuổi thọ từ 60 đến 70 là:
A.15,4% B.15,8% C.16,3% D.17,2%
Câu 28: Tuổi thọ của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với tuổi
thọ trung bình là 1000(giờ) và độ lệch chuẩn là 10 (giờ) . Một sản phẩm được bảo hành
miễn phí nếu sản phẩm hỏng trước 983,55 giờ. Tỉ lệ sản phẩm nhà cung cấp phải bảo hiểm
miễn phí là:
A.0,05 B.0,15 C.0,20 D.0,12
Câu 29: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên có phân phối Poisson 𝑃(𝜆). Phương sai của biến ngẫu
nhiên 𝑋 là:
𝜆
A.𝑉 (𝑋 ) = 𝜆 B.𝑉 (𝑋 ) = 𝜆2 C.𝑉 (𝑋 ) = 2𝜆 D.𝑉 (𝑋 ) =
2

Câu 30: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất như sau:
𝑋 0 1 2 3 4 5
𝑃 0,15 0,3 0,25 0,2 0,08 0,02
Kỳ vọng của biến ngẫu nhiên 𝑋 là
A.1,82 B.1,6 C.1,75 D.1,92
Câu 31: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất như sau:
𝑋 0 1 2
𝑃 0,3 0,4 0,3

5
Xác suất 𝑃(0 < 𝑋 ≤ 2) là:
A.0,7 B.0,4 C.0,3 D.0,1
Câu 32: Cho 𝐴, 𝐵 là hai biến cố xung khắc nhau và 𝑃(𝐴) = 0,3; 𝑃(𝐵 ) = 0,4. Câu nào dưới
đây là sai.

A.𝑃(𝐴|𝐵) = 0 B.𝑃(𝐴 + 𝐵) = 0,7 C.𝑃(𝐴𝐵) = 0,12 D.𝑃(𝐴. 𝐵) = 0,3


Câu 33: Cho các biến cố 𝐴, 𝐵, 𝐶 xác định trên cùng một không gian mẫu. Biết 𝑃(𝐴) =
𝑃(𝐵) = 0,6 và 𝑃(𝐵|𝐴) = 0,7. Khi đó, giá tị của 𝑃(𝐴 + 𝐵) là:
A.0,37 B.0,58 C.0,55 D.0,43
Câu 34: Một lô hàng có 500 sản phẩm trong đó có 5% phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên có hoàn
lại lần lượt ra 50 sản phẩm để kiểm tra. Ký hiệu 𝑋 là biến ngẫu nhiên chỉ số phế phẩm trong
50 sản phẩm đã kiểm tra. Khi đó:
A. 𝑋 có phân phối siêu bội.
B.𝑋 có phân phối Poisson.
C.𝑋 không có phân phối đặc biệt.
D. 𝑋 có phân phối nhị thức.
Câu 35: Cho hai biến cố 𝐴, 𝐵. Khẳng định nào dưới đây là đúng
A.Nếu 𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐵) thì 𝑃(𝐴|𝐵) = 𝑃(𝐵|𝐴)
B.𝑃(𝐴𝐵) ≥ 𝑃(𝐴|𝐵).

C.𝑃(𝐴|𝐵) + 𝑃(𝐴|𝐵) = 1
D.Nếu 𝑃(𝐴|𝐵) = 𝑃(𝐵|𝐴) thì 𝑃(𝐴) = 𝑃(𝐵)
Câu 36: Cho (𝑋, 𝑌) là biến ngẫu nhiên hai chiều rời rạc. Công thức nào sau đây dùng để
tìm hiệp phương sai của biến ngẫu nhiên hai chiều (𝑋, 𝑌)
A.𝐸 (𝑋𝑌) − 𝐸 (𝑋 )𝐸(𝑌)
B.𝑉 (𝑋𝑌) − 𝑉 (𝑋 )𝑉(𝑌)
C.𝐸 (𝑋 2 ) − 𝐸 (𝑋 )2
D.𝐸 (𝑋 + 𝑌) − 𝐸 (𝑋 ) − 𝐸(𝑌)
Câu 37: Một xí nghiệp có hai ca làm việc: sáng, chiều. Ca sáng, ca chiều tương ứng sản
xuất được 55% và 45% tổng sản phẩm của xí nghiệp. Tỉ lệ phế phẩm của ca sáng là 3%,

6
của ca chiều là 2%. Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm của xí nghiệp sau hai ca ra kiểm tra. Xác
suất để lấy được phế phẩm là:
A.0,015 B.0,0255 C.0,2531 D.0,1025
Câu 38: Cho 𝜒 2 (𝑛) là biến ngẫu nhiên có phân phối chi bình phương với 𝑛 bậc tự do. Kỳ
vọng và phương sai của biến ngẫu nhiên 𝜒 2 (𝑛) là:
A.𝐸 (𝜒 2 ) = 𝑛; 𝑉 (𝜒 2 ) = 𝑛 B.𝐸 (𝜒 2 ) = 𝑛; 𝑉 (𝜒 2 ) = 2𝑛
𝑛 𝑛
C.𝐸 (𝜒 2 ) = ; 𝑉 (𝜒 2 ) = 𝑛 D.𝐸 (𝜒 2 ) = ; 𝑉 (𝜒 2 ) = 𝑛
2 2

Câu 39: Cho 𝑇(𝑛) là biến ngẫu nhiên có phân phối Student với 𝑛 bậc tự do. Tìm kỳ vọng
và phương sai của biến ngẫu nhiên 𝑇(𝑛) là:
A.𝐸 (𝑇) = 0; 𝑉 (𝑇) = 𝑛
𝑛
B.𝐸 (𝑇) = 𝑛; 𝑉 (𝑇) =
𝑛−2
𝑛
C.𝐸 (𝑇) = 0; 𝑉 (𝑇) =
𝑛−2

D.𝐸 (𝑇) = 𝑛; 𝑉 (𝑇) = 0


Câu 40: Cho 𝑋 là biến ngẫu nhiên có phân phối chi bình phương với bậc tự do 𝑛 = 20.
Khẳng định nào sau đây là đúng:
A.𝐸 (𝑋 2 ) = 450 B.𝐸 (𝑋 ) = 𝑉 (𝑋 ) = 20
C.𝑉 (𝑋 ) = 20 D. 𝐸 (𝑋 ) = 20

…………………………………………….Hết……………………………………………….

You might also like