You are on page 1of 20

VÌ NGÀY MAI LẬP NGHIỆP LUYỆN TẬP THEO CHỦ ĐỀ

RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CƠ BẢN XÁC SUẤT


NĂM HỌC 2021-2022
Mã đề thi: XSTKUD.C4CD01P01
Đề bài gồm có 20 trang Biên soạn: Nhâm Ngọc Tần

Phần I
CƠ BẢN XÁC SUẤT
1 Xác suất cổ điển
1. 1 Ví dụ minh họa
Ví dụ 1.1

Một hộp gồm 3 viên bi màu xanh, 7 viên bi màu đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai viên bi. Tính xác suất để cả
hai viên bi đó có màu xanh.

Lời giải

Gọi A là biến cố cả hai viên bị lấy ra đều có màu xanh. Khi đó:


1 2 = . . .. Suy ra n ( Ω ) = C2 = . . ..
Chọn 2 trong số 3 + 7 = 10 viên bi, số cách là C10 10


2 Chọn 2 trong số 3 viên bi màu xanh, số cách chọn là C32 = . . .. Suy ra n( A) = C32 = . . ..

Vậy xác suất để cả hai viên bi đó có màu xanh là

n( A) C2
P( A) = = 23 = . . . . . . . . . .
n(Ω) C10

1. 2 Bài tập vận dụng


Bài 1.1

Một hộp gồm 3 viên bi màu xanh, 7 viên bi màu đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai viên bi.


1 Tính xác suất để cả hai viên bi đó có màu đỏ.


2 Tính xác suất để cả hai viên bi đó có màu xanh.


3 Tính xác suất để cả hai viên bi đó có hai mầu khác nhau.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 1/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Bài 1.2

Một hộp gồm 4 quả cầu màu xanh, 6 quả cầu màu đỏ. Chọn ngẫu nhiên ba quả cầu.


1 Tính xác suất để cả ba quả cầu đó có màu xanh.


2 Tính xác suất để cả ba quả cầu đó có màu đỏ.


3 Tính xác suất để cả ba quả cầu đó có đúng 2 quả màu đỏ.


4 Tính xác suất để cả ba quả cầu đó có đúng 2 quả màu xanh.

2 Công thức cộng xác suất của hai biến cố xung khắc
2. 1 Ví dụ minh họa
Ví dụ 2.1

Một hộp có 10 sản phẩm (trong đó có 2 phế phẩm). Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại từ hộp ra 6 sản phẩm.
Tìm xác suất để có không quá 1 phế phẩm trong 6 sản phẩm lấy ra.

Lời giải

Gọi A là biến cố “không có phế phẩm nào trong 6 sản phẩm lấy ra”; B là biến cố “có 1 phế phẩm trong 6
sản phẩm lấy ra” và C là biến cố ”có không quá 1 phế phẩm trong 6 sản phẩm lấy ra”. Khi đó ta có


1 Mối quan hệ giữa các biến cố C = A ∪ B = A + B.


2 Số khả năng thuận lợi của biến cố A là n( A) = C86 .


3 Số khả năng thuận lợi của biến cố B là n( B) = C85 .C21 .

Hai biến cố A, B xung khắc với nhau vì nó không thể đồng thời xảy ra trong phép thử lấy ngẫu nhiên ra 6
sản phẩm từ hộp. Áp dụng công thức xác suất của tổng hai biến cố xung khắc ta được

n( A) n( B) C86 C21 .C85 14 56 2


P(C ) = P( A ∪ B) = P( A) + P( B) = + = 6 + 6 = + =
n(Ω) n(Ω) C10 C10 105 105 3

Ví dụ 2.2

Một hộp có 10 sản phẩm (trong đó có 2 phế phẩm). Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại từ hộp ra 6 sản phẩm.
Tìm xác suất để có ít nhất 1 phế phẩm trong 6 sản phẩm lấy ra.

Lời giải

Gọi A là biến cố “ có 2 phế phẩm trong 6 sản phẩm lấy ra”; B là biến cố “có 1 phế phẩm trong 6 sản phẩm
lấy ra” và C là biến cố ”có ít nhất 1 phế phẩm trong 6 sản phẩm lấy ra”. Khi đó ta có

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 2/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01

1 Mối quan hệ giữa các biến cố C = A ∪ B = A + B.


2 Số khả năng thuận lợi của biến cố A là n( A) = C84 .C22 .


3 Số khả năng thuận lợi của biến cố B là n( B) = C85 .C21 .

Hai biến cố A, B xung khắc với nhau vì nó không thể đồng thời xảy ra trong phép thử lấy ngẫu nhiên ra 6
sản phẩm từ hộp. Áp dụng công thức xác suất của tổng hai biến cố xung khắc ta được

n( A) n( B) C84 .C22 C21 .C85 35 56 91 13


P(C ) = P( A ∪ B) = P( A) + P( B) = + = 6 + 6 = + = =
n(Ω) n(Ω) C10 C10 105 105 105 15

Lời giải

Cách 2. Gọi A là biến cố “ có ít nhất một phế phẩm s trong 6 sản phẩm lấy ra”. Suy ra A là biến cố
“không có phế phẩm trong 6 sản phẩm lấy ra”. Khi đó ta có


1 Mối quan hệ giữa các biến cố Ω = A ∪ A = A + A.


2 Số khả năng thuận lợi của biến cố A là n( A) = C86 = 28.

Áp dụng công thức xác suất của biến cố đối ta được

n( A) 28 2 13
P( A) = 1 − P( A) = 1 − =1− =1− =
n(Ω) 210 15 15

2. 2 Bài tập vận dụng


Bài 2.1

Một hộp có 10 sản phẩm (trong đó có 4 phế phẩm). Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại từ hộp ra 7 sản
phẩm.


1 Tính xác suất để có không quá 2 phế phẩm trong 7 sản phẩm lấy ra.


2 Tính xác suất để có ít nhất 1 phế phẩm trong 7 sản phẩm lấy ra.

3 Công thức cộng xác suất tổng quát


Ví dụ 3.1

Theo số liệu thống kê ở một vùng, tỷ lệ dân truy cập internet nhiều chiếm 40%, tỷ lệ dân xem ti vi nhiều
chiếm 50%, tỷ lệ dân vừa truy cập internet nhiều vừa xem tivi nhiều chiếm 10%. Chọn ngẫu nhiên một
người dân ở vùng trên.


1 Tính xác suất để người này truy cập internet nhiều hoặc xem tivi nhiều.


2 Tính xác suất để người này không truy cập internet nhiều.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 3/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01

3 Tính xác suất để người này không xem tivi nhiều.

Lời giải

Gọi A là biến cố người được chọn truy cập internet nhiều, B là biến cố người được chọn xem tivi nhiều.
Khi đó:


a P( A) = 0, 4. ⃝
b P( B) = 0, 5. ⃝
c P( AB) = 0, 1.


1 Xác suất để người này truy cập internet nhiều hoặc xem tivi nhiều là P( A + B) = P( A) + P( B) −
P( AB) = 0, 4 + 0, 5 − 0, 1 = 0, 8


2 Xác suất để người này không truy cập internet nhiều là P( Ā) = 1 − P( A) = 1 − 0, 4 = 0, 6.


3 Xác suất để người này không xem tivi nhiều là P( B̄) = 1 − P( B) = 1 − 0, 5 = 0, 5.

Chú ý

Tỷ lệ người truy cập Internet nhiều hoặc xem tivi nhiều là 80%.

Ví dụ 3.2

Một lớp có 50 sinh viên, trong đó có 20 sinh viên học giỏi Toán; 30 sinh viên học giỏi Anh văn; 10 sinh
viên học giỏi cả hai môn Toán và Anh văn. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên của lớp. Tính xác suất để chọn
được sinh viên học giỏi ít nhất một môn trong hai môn Toán và Anh văn.

Lời giải

Gọi A là biến cố chọn được sinh viên học giỏi môn Toán; B là biến cố chọn được sinh viên học giỏi môn
Anh văn. Khi đó :


1 n( A) = 20, n( B) = 30, n( AB) = 10.


2 Hai biến cố A, B không xung khắc (vì A và B có thể xảy ra đồng thời trong cùng một phép thử. Đó
chính là trường hợp chọn được một sinh viên học giỏi cả hai môn Toán và Anh văn).

Áp dụng công thức xác suất của tổng ta có

n( A) n( B) n( AB)
P( A + B) = P( A) + P( B) − P( AB) =+ −
n(Ω) n(Ω) n(Ω)
20 30 10 40
= + − = = 0, 8
50 50 50 50
Vậy xác suất để chọn được sinh viên học giỏi ít nhất một môn trong hai môn Toán và Anh văn là 0, 8.

Chú ý

Tỷ lệ sinh viên học giỏi ít nhất một môn trong hai môn Toán và Anh văn là 80%.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 4/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
3. 1 Bài tập vận dụng
Bài 3.1

Tỷ lệ người dân ở khu phố A bị bệnh về mắt là 60%, bị bệnh về mũi 55%, bị cả hai bệnh là 35%. Chọn
ngẫu nhiên một người dân ở khu phố A.


1 Tính xác suất để người này bị ít nhất một trong hai bệnh nói trên.


2 Tính xác suất để người này không bị bệnh nào trong hai bệnh nói trên.

4 Công thức xác suất có điều kiện


4. 1 Ví dụ minh họa
Ví dụ 4.1

Cho một hộp kín có 6 thẻ ATM của ACB và 4 thẻ ATM của Vietcombank. Lấy ngẫu nhiên lần lượt 2 thẻ
(lấy không hoàn lại). Tìm xác suất để lần thứ hai lấy được thẻ ATM của Vietcombank nếu biết lần thứ
nhất đã lấy được thẻ ATM của ACB.

Lời giải

Gọi A là biến cố “lần thứ hai lấy được thẻ ATM Vietcombank“, B là biến cố “lần thứ nhất lấy được thẻ
ATM của ACB”. Ta cần tìm P( A| B).
Sau khi lấy lần thứ nhất (biến cố B đã xảy ra) trong hộp còn lại 9 thẻ (trong đó 4 thẻ Vietcombank) nên
4
: P( A| B) = .
9

Ví dụ 4.2

Theo số liệu thống kê ở một vùng, tỷ lệ dân truy cập internet nhiều chiếm 40%, tỷ lệ dân xem ti vi nhiều
chiếm 50%, tỷ lệ dân vừa truy cập internet nhiều vừa xem tivi nhiều chiếm 10%. Chọn ngẫu nhiên một
người dân ở vùng trên.


1 Tính xác suất để người này truy cập internet nhiều, biết rằng người đó xem tivi nhiều.


2 Trong số những người xem tivi nhiều, tính tỷ lệ người truy cập Internet nhiều.


3 Tính xác suất để người này không truy cập internet nhiều, biết rằng người đó xem tivi nhiều.


4 Tính xác suất để người này không xem tivi nhiều, biết rằng người đó không truy cập Internet nhiều.


5 Tính xác suất để người này xem tivi nhiều, biết rằng người đó không truy cập Internet nhiều.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 5/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Lời giải

Gọi A là biến cố người được chọn truy cập internet nhiều, B là biến cố người được chọn xem tivi nhiều.
Khi đó:


a P( A) = 0, 4. ⃝
b P( B) = 0, 5. ⃝
c P( AB) = 0, 1.


1 Xác suất để người này truy cập internet nhiều, biết rằng người đó xem tivi nhiều, bằng

P( AB) 0, 1
P( A| B) = = = 0, 2.
P( B) 0, 5


2 Xác suất để người này truy cập internet nhiều, biết rằng người đó xem tivi nhiều, bằng

P( AB) 0, 1
P( A| B) = = = 0, 2.
P( B) 0, 5

Suy ra trong số những người xem tivi nhiều, tỷ lệ người truy cập Internet nhiều là 20%.


3 Ta có B = B( A + A) suy ra P( B) = P( AB + BA) = P( AB) + P( AB). Do đó P( AB) = P( B) − P( AB).

P( AB) P( B) − P( AB) P( AB) 0, 1


P( A| B) = = =1− = 1 − P( A| B) = 1 − = 0, 8.
P( B) P( B) P( B) 0, 5

Vậy xác suất để người này không truy cập internet nhiều, biết rằng người đó xem tivi nhiều, bằng 0, 8.
Tương tự, hai câu sau các bạn tự làm.

Ví dụ 4.3

Lớp Lý 2 Sư Phạm có 95 Sinh viên, trong đó có 40 nam và 55 nữ. Trong kỳ thi môn Xác suất thống kê có
23 sinh viên đạt điểm giỏi (trong đó có 12 nam và 11 nữ). Gọi tên ngẫu nhiên một sinh viên trong danh
sách lớp. Tìm xác suất gọi được sinh viên đạt điểm giỏi môn XSTK, biết rằng sinh viên đó là nữ?

Lời giải

Gọi A là biến cố “gọi được sinh viên nữ”, B là biến cố gọi được sinh viên đạt điểm giỏi môn XSTK”. Khi
đó
n( AB) 11
P( AB) n(Ω) 11
P( B| A) = = = 95 = = 0, 2
P( A) n( A) 55 55
n(Ω) 95

Ví dụ 4.4

Điều tra mức độ thường xuyên xem các chương trình thể thao của 500 cặp vợ chồng, ta thu được bảng số
liệu sau:

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 6/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Mức độ vợ
Mức độ chồng Thường xuyên Không thường xuyên
Thường xuyên 100 150
Không thường xuyên 50 200

Chọn ngẫu nhiên một cặp vợ chồng trong 500 cặp trên.


1 Tính xác suất để người chồng trong cặp được chọn thường xuyên xem chương trình thể thao.


2 Tính xác suất để người chồng trong cặp được chọn thường xuyên xem chương trình thể thao biết rằng
người vợ thường xem chương trình thể thao.


3 Tính xác suất để cả hai vợ chồng thường xem chương trình thể thao.


4 Hai biến cố ”Vợ xem chương trình thể thao” và ”Chồng xem chương trình thể thao” có độc lập với
nhau không?

Lời giải

Gọi A là biến cố: ”người chồng trong cặp được chọn thường xuyên xem chương trình thể thao”.
B là biến cố ”người vợ trong cặp được chọn thường xuyên xem chương trình thể thao”.


1 Số hộ gia đình mà người chồng thường xuyên xem chương trình thể thao là 100 + 150 = 250. Suy ra số
khả năng thuận lợi là n( A) = 250. Do đó xác suất để gười chồng trong cặp được chọn thường xuyên
100 + 150
xem chương trình thể thao là P( A) = = 0, 5.
500

2 Có tất cả 100 + 50 = 150 cặp vợ chồng mà vợ thường xem chương trình thể thao. Trong số đó có 100
100 2
cặp là có chồng xem chương trình thể thao, do vậy P( A| B) = = .
150 3
Giải thích cách khác. Xác suất để người chồng trong cặp được chọn thường xuyên xem chương trình
thể thao biết rằng người vợ thường xem chương trình thể thao là
n( AB)
P( AB) n(Ω) n( AB) 100 2
P( A| B) = = n( B)
= = = .
P( B) n( B) 150 3
n(Ω)


3 Xác suất để cả hai vợ chồng thường xem chương trình thể thao là

n( AB) 100
P( AB) = = = 0, 2.
n(Ω) 500


4 Ta thấy rằng P( A| B) > P( A), do đó, việc vợ thường xuyên xem chương trình thể thao làm tăng khả
năng chồng thường xuyên xem chương trình thể thao. Do vậy, A và B là không độc lập.
250 150
Cách khác, ta có P( AB) = 0, 2 và P( A).P( B) = . = 0, 15. Suy ra P( AB) ̸= P( A).P( B), do đó
500 500
ai biến cố ”Vợ xem chương trình thể thao” và ”Chồng xem chương trình thể thao” không độc lập.

4. 2 Bài tập vận dụng

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 7/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Bài 4.1

Tỷ lệ người dân ở khu phố A bị bệnh về mắt là 60%, bị bệnh về mũi 55%, bị cả hai bệnh là 35%. Chọn
ngẫu nhiên một người dân ở khu phố A.


1 Tính xác suất để người này bị bệnh về mắt, biết rằng người này bị bệnh về mũi.


2 Tính xác suất để người này không bị bệnh về mắt, biết rằng người này bị bệnh về mũi.


3 Tính xác suất để người này bị bệnh về mắt, biết rằng người này không bị bệnh về mũi.


4 Tính xác suất để người này không bị bệnh về mắt, biết rằng người này không bị bệnh về mũi.


5 Tính xác suất để người này bị ít nhất một trong hai bệnh nói trên.

5 Công thức xác suất tích hai biến cố độc lập


5. 1 Ví dụ minh họa
Ví dụ 5.1

Hai xạ thủ độc lập bắn vào một bia. Xác suất bắn trúng bia của xạ thủ thứ nhất bằng 0, 8 của xạ thủ thứ
hai bằng 0, 9. Tính xác suất để:


1 cả hai xạ thủ đều bắn trúng.


2 cả hai xạ thủ đều bắn trượt.


3 có đúng một xạ thủ bắn trúng.

Lời giải

Gọi A, B lần lượt là biến cố xạ thủ thứ nhất bắn trúng, xạ thủ thứ hai bắn trúng đích. Khi đó hai biến cố
A,B độc lập và P( A) = 0, 8 và P( B) = 0, 9.


1 Xác suất để cả hai xạ thủ đều bắn trúng bằng

P( AB) = P( A).P( B) = 0, 8.0, 9 = 0, 72.


2 Xác suất để cả hai xạ thủ đều bắn trượt bằng

P( A.B) = P( A).P( B) = (1 − P( A)).(1 − P( B)) = (1 − 0, 8).(1 − 0, 9) = 0, 02.


3 Xác suất để có đúng một xạ thủ bắn trúng bằng 1 − P( AB) − P( A.B) = 1 − 0, 72 − 0, 02 = 0, 26.
Cách 2. Xác suất để có đúng một xạ thủ bắn trúng là

P( A.B + A.B) = P( A.B) + P( A.B) = P( A).P( B) + P( A).P( B)


= (1 − P( A)).P( B) + P( A).(1 − P( B)) = 0, 2.0, 9 + 0, 8.0, 1 = 0, 26.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 8/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
5. 2 Bài tập vận dụng
Bài 5.1

Hai xạ thủ độc lập bắn vào một bia. Xác suất bắn trúng bia của xạ thủ thứ nhất bằng 0, 82 của xạ thủ
thứ hai bằng 0, 94. Tính xác suất để:


1 cả hai xạ thủ đều bắn trúng.


2 cả hai xạ thủ đều bắn trượt.


3 có đúng một xạ thủ bắn trúng.

6 Công thức xác suất tích hai biến cố bất kỳ


6. 1 Ví dụ minh họa
Ví dụ 6.1

Trong hộp có 20 nắp khoen bia Tiger, trong đó có 2 nắp ghi “Chúc mừng bạn đã trúng thưởng xe BMW”.
Bạn được chọn lên rút thăm lần lượt hai nắp khoen, tính xác suất để cả hai nắp đều trúng thưởng.

Lời giải

Gọi A là biến cố “nắp khoen đầu trúng thưởng”, B là biến cố “nắp khoen thứ hai trúng thưởng”. Biến cố
“cả 2 nắp đều trúng thưởng” là C = AB.
2 1

1 Khi bạn rút thăm lần đầu thì trong hộp có 20 nắp trong đó có 2 nắp trúng. Do đó P( A) = = .
20 10
1

2 Khi biến cố A đã xảy ra thì còn lại 19 nắp trong đó có 1 nắp trúng thưởng. Do đó: P( B| A) = .
19
Từ đó ta có:

P(C ) = P( A).P( B| A) = (2/20).(1/19) = 1/190 ≈ 0, 0053.

Ví dụ 6.2

Áo Việt Tiến trước khi xuất khẩu sang Mỹ phải qua 2 lần kiểm tra, nếu cả hai lần đều đạt thì chiếc áo đó
mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Biết rằng bình quân 98% sản phẩm làm ra qua được lần kiểm tra thứ nhất,
và 95% sản phẩm qua được lần kiểm tra đầu sẽ tiếp tục qua được lần kiểm tra thứ hai. Tìm xác suất để 1
chiếc áo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu?

Lời giải

Gọi A là biến cố ” qua được lần kiểm tra đầu tiên”, B là biên cố “qua được lần kiểm tra thứ 2”, C là biến

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 9/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
cố “đủ tiêu chuẩn xuất khẩu” Khi đó

P(C ) = P( AB) = P( A).P( B| A) = 0, 98.0, 95 = 0, 931.

Ví dụ 6.3

Một phân xưởng có 3 máy. Xác suất các máy bị hỏng trong ngày tương ứng là: 0,1; 0,2; 0,15. Tính các
xác suất sau đây:


1 Có một máy bị hỏng trong ngày?


2 Có ít nhất một máy bị hỏng trong ngày?

Lời giải

Gọi A1 , A2 , A3 tương ứng là các biến cố máy thứ nhất, thứ hai, thứ ba bị hỏng trong ngày. Khi đó A1 ; A2 ; A3
tương ứng sẽ là các biến cố máy thứ nhất, thứ hai, thứ ba tốt trong ngày.


1 A là biến cố có một máy hỏng trong ngày.Khi đó A = A1 .A2 .A3 + A1 .A2 .A3 + A1 .A2 .A3 . Vì các biến
cố tích xung khắc từng đôi và các biến cố trong mỗi tích đó độc lập toàn phần, do đó:
( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )
P ( A) = P ( A1 ) .P A2 .P A3 + P A1 .P ( A2 ) .P A3 + P A1 .P A2 .P ( A3 )
= 0, 1 x 0, 8 x 0, 85 + 0, 9 x 0, 2 x 0, 85 + 0, 9 x 0, 8 x 0, 15 = 0, 329


2 Gọi B là biến cố: “Có ít nhất một máy bị hỏng trong ngày”. Như vậy ta suy ra: B là biến cố:
“Không có máy nào bị hỏng trong ngày”, hay “ cả 3 máy đều tốt”. TứcB = A1 .A2 .A3 . Khi đó
P( B) = 1 − P( B) = 1 − P( A1 ).P( A2 ).P( A3 ) = 1 − 0, 9 . 0, 8 . 0, 85 = 0, 388.

6. 2 Bài tập vận dụng


Bài 6.1

Ở một trường đại học có 52% là sinh viên nữ, 5% sinh viên trong trường chuyên về khoa học máy tính,
2% sinh viên nữ và chuyên về khoa học máy tính. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên ở trong trường.

a. Tính xác suất để sinh viên này là nữ biết rằng đây là sinh viên chuyên về khoa học máy tính.

b. Tính xác suất để sinh viên này chuyên về khoa học máy tính biết rằng đây là sinh viên nữ.

c. Hai biến cố ”sinh viên được chọn là nữ” và ”sinh viên được chọn chuyên về khoa học máy tính” có độc
lập với nhau không?

Bài 6.2

Theo một con số thống kê ở Mỹ năm 2007, có khoảng 40% các vụ tai nạn xe cộ gây chết người là có người
lái xe say rượu. Giả sử tỉ lệ số người say rượu khi lái xe là 4%. Hỏi việc say rượu khi lái xe làm tăng khả

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 10/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
năng gây tai nạn chết người lên bao nhiêu lần?

Bài 6.3

Điều tra sở thích xem ti vi của các cặp vợ chồng cho thấy 30% các bà vợ thường xem chương trình thể
thao, 50% các ông chồng thường xem chương trình thể thao, song nếu thấy vợ xem thì tỉ lệ chồng xem
cùng là 60%. Chọn ngẫu nhiên một cặp vợ chồng.

a. Tìm xác suất để có ít nhất một người thường xem chương trình thể thao.

b. Tìm xác suất để nếu chồng xem thì vợ xem cùng.

c. Tìm xác suất để nếu chồng không xem thì vợ vẫn xem.

d. Hai biến cố ”Vợ xem chương trình thể thao” và ”Chồng xem chương trình thể thao” có độc lập với nhau
không?

Bài 6.4

Thu nhập (triệu đồng) một năm của 500 cặp vợ chồng được ghi lại trong bảng sau:

Thu nhập chồng


Thu nhập vợ Dưới 60 Trên 60
Dưới 60 212 198
Trên 60 36 54

Chọn ngẫu nhiên một cặp vợ chồng.

a. Tính xác suất để người chồng có thu nhập trên 60 triệu một năm.

b. Tính xác suất để người chồng có thu nhập trên 60 triệu một năm biết người vợ có thu nhập dưới 60
triệu một năm.

7 Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes


Định lý 7.1

Giả sử { A1 , A2 , . . . , An } là hệ n biến cố đầy đủ và xung khắc nhau thì với mọi biến cố B ta có: P( B) =
n
∑ P ( A i ) P ( B | A i ).
i =1

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 11/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Chứng minh

Vì các biến cố A1 , A2 , . . . , An xung khắc nhau nên các biến cố BA1 , BA2 , . . . , BAn đôi một tương khắc với
n n n
nhau. Khi đó với mọi biến cố B ta đều có B = BΩ = B( ∑ Ai ) = ∑ BAi . Vậy P( B) = P( ∑ BAi ) =
i =1 i =1 i =1
n
∑ P( BAi ). Theo qui tắc nhân P( BAi ) = P( Ai ) P( B | Ai ), thay vào ta có
i =1

n
P( B) = ∑ P ( A i ) P ( B | A i ).
i =1

Mô hình sử dụng công thức

Xác suất của các biến cố


P ( A1 ) P ( A2 ) ... P( An )
trong hệ đầy đủ
Xác suất điều kiện P ( H | A1 ) P ( H | A2 ) . . . P ( H | A n )
Xác suất tích P ( H A1 ) P ( H A2 ) . . . P( H An )
Xác suất biến cố cần tìm P ( H A1 ) + P ( H A2 ) + · · · + P ( H A n )

Ví dụ 7.1

Trong một nhà máy có ba phân xưởng A, B, C tương ứng làm ra 25%, 35%, 40% tổng số sản phẩm của
nhà máy. Biết rằng xác suất làm ra một phế phẩm của phân xưởng A là 0, 01, của phân xưởng B là 0, 02
và của phân xưởng C là 0, 025. Chọn ngẫu nhiên một sản phẩm của nhà máy. Tính xác suất để đó là một
phế phẩm.

Lời giải

Kí hiệu A, B, C lần lượt là các biến cố “Sản phẩm đó là của phân xưởng A, B, C”, H là biến cố “Sản phẩm
đó là sản phẩm hỏng”. Ta có A, B, C là hệ đầy đủ và tương khắc với P( A) = 0, 25, P( B) = 0, 35, P(C ) = 0, 4.
Áp dụng công thức xác suất đầy đủ ta có: P( H ) = P( A) P( H | A) + P( B) P( H | B) + P(C ) P( H | C )(∗).
Theo giả thiết: P( H | A) = 0, 01, P( H | B) = 0, 02, P( H | C ) = 0, 025. Thay vào (∗) ta được P( H ) = 0, 0195.

Gọi A, B, C lần lượt là các biến cố “Sản phẩm đó là của phân xưởng A, B, C”, H là biến cố “Sản phẩm đó
là sản phẩm hỏng”. Ta có A, B, C là hệ đầy đủ và tương khắc với P( A) = 0, 25, P( B) = 0, 35, P(C ) = 0, 4

Xác suất của các biến cố


P( A) = 0, 25 P( B) = 0, 35 P(C ) = 0, 4
trong hệ đầy đủ
Xác suất điều kiện P( H | A) = 0, 01 P( H | B) = 0, 02 P( H | C ) = −, 025
Xác suất tích P( H A) = ... P( HB) = ... P( HC ) = ...
Xác suất biến cố cần tìm P( H A) + P( HB) + P( HC ) =

Vậy .....

Định lý 7.2

[Công thức Bayes] Nếu A1 , A2 , . . . , An là một hệ đầy đủ và tương khắc các biến cố và B là một biến cố với

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 12/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
P( B) ̸= 0 thì với mỗi k = 1, 2, . . . , n ta có:

P( Ak ) P( B | Ak )
P( Ak | B) = n .
∑ P ( Ai ) P ( B | Ai )
i =1

• Các xác suất P( A1 ), . . . , P( An ) được gọi là các xác suất tiên nghiệm (trước thí nghiệm), hay còn gọi là
tiền xác suất . Sau khi quan sát được rằng biến cố A đã xảy ra, các xác suất của Bi được tính trên thông
tin này (tức là các xác suất có điều kiện P( Bi | A) được gọi là các xác suất hậu nghiệm. Vì thế, công thức
Bayes còn có tên là công thức xác suất hậu nghiệm, hay công thức hậu xác suất .
• Công thức Bayes có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong các nghiên cứu về y học, xã hội học, ...

Trường hợp hệ đầy đủ có hai biến cố A và A

Định lý 7.3

P( B | A).P( A)
Với mọi biến cố A và B thỏa mãn P( B) ̸= 0 ta đều có P( A | B) =
P( B | A).P( A) + P( B | A).P( A)

Ví dụ 7.2

2
Tỉ lệ xe ô tô con và xe tải qua đường có một trạm xăng là . Xác suất để xe tải mua xăng là 0, 1, để xe
5
con mua xăng là 0, 2. Có một ô tô đi qua trạm xăng.

• Tính xác suất để xe đó vào mua xăng.

• Biết xe đó vào mua xăng, tính xác suất để đó là xe con.

Lời giải

2
Kí hiệu Ac (At ) là biến cố “Xe con (xe tải) qua trạm”, A là biến cố “Xe vào mua xăng”. Ta có P( Ac ) = ,
7
5
P( At ) = , P( A | Ac ) = 0, 2, P( A | At ) = 0, 1. Xác suất để xe vào mua xăng: P( A) = P( Ac ) P( A | Ac ) +
7
P( Ac ) P( A | Ac )
P( At ) P( A | At ) = 0, 12857. Xác suất để xe mua xăng là xe con: P( Ac | A) = = 0, 44445.
P( A)

Ví dụ 7.3

Trong một trạm cấp cứu bỏng: 80% bệnh nhân bị bỏng do nóng, 20% bệnh nhân bỏng do hóa chất. Loại
bỏng do nóng có 30% bị biến chứng, loại bỏng do hóa chất có 50% bị biến chứng. Từ tập hồ sơ bệnh nhân
ta chọn ngẫu nhiên ra một bệnh án.
a) Tìm xác suất để gặp một bệnh án của bệnh nhân bị biến chứng.
b) Giả sử bệnh án rút ra là của bệnh nhân bị biến chứng. Tìm xác suất để bệnh án đó là của bệnh nhân
bị biến chứng do nóng gây ra? do hóa chất gây ra.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 13/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Phân tích đề. Từ giả thiết thấy cách gọi các biến cố như sau:
Gọi X= ” bệnh án rút ra là của bệnh nhân bị biến chứng”,
A= ”bệnh nhân bị bỏng do nóng”, B =”bệnh nhân bị bỏng do hóa chất”
Từ đó ta có P( A) = 0, 80, P( B) = 0, 20 và P( X | A) = 0, 30, P( X | B) = 0, 50.
Từ đó trình bày lời giải như sau
Lời giải

Gọi X= ” bệnh án rút ra là của bệnh nhân bị biến chứng”,


B= ”bệnh nhân bị bỏng do nóng”, C =”bệnh nhân bị bỏng do hóa chất”
Từ đó ta có P( A) = 0, 80, P( B) = 0, 20 và P( X | A) = 0, 30, P( X | B) = 0, 50.
Vì P( A) + P( B) = 1 và AB = ∅ nên { A, B} là một hệ đầy đủ và tương khắc các biến cố.
Áp dụng công thức xác suất đầy đủ ta có

P( X ) = P( X | A).P( A) + P( X | B).P( B) = 0, 3.0, 8 + 0, 5.0, 2 = 0, 34

b) Xác suất để bệnh án đó là của bệnh nhân bị biến chứng do nóng gây ra là

P( BX ) P( X | B).P( B) 0, 5.0, 2 5
P( B | X ) = = = =
X P( X ) 0, 34 17
P( AX ) P( X | A).P( A) 0, 3.0, 8 12
P( A | X ) = = = =
X P( X ) 0, 34 17

7. 1 Ví dụ minh họa
Ví dụ 7.4

Có 3 lô sản phẩm, tỷ lệ phế phẩm của từng lô tương ứng là: 6%; 2%; 1%. Chọn ngẫu nhiên một lô rồi từ
lô đã chọn lấy ngẫu nhiên ra một sản phẩm. Tìm xác suất để lấy được một phế phẩm?

Lời giải

Gọi B là biến cố lấy được một phế phẩm, A1 , A2 , A3 tương ứng là các biến cố sản phẩm lấy ra thuộc lô thứ
nhất, thứ hai, thứ ba. Các biến cố A1 , A2 , A3 là một hệ biến cố đầy đủ. Áp dụng công thức xác suất đầy
đủ ta có:

P ( B ) = P ( A1 ) P ( B | A1 ) + P ( A2 ) P ( B | A2 ) + P ( A3 ) P ( B | A3 )

1
Mặt khác, P( A1 ) = P( A2 ) = P( A3 ) = và P( B| A1 ) = 0, 06; P( B| A2 ) = 0, 02; P( B| A3 ) = 0, 01. Vậy P( B) =
3
1
(0, 06 + 0, 02 + 0, 01) = 0, 03.
3

Ví dụ 7.5

Có 3 hộp giống nhau. Hộp thứ nhất đựng 10 sản phẩm, trong đó có 6 chính phẩm, hộp thứ hai đựng 15

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 14/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
sản phẩm, trong đó có 10 chính phẩm, hộp thứ ba đựng 20 sản phẩm, trong đó có 15 chính phẩm. Lấy
ngẫu nhiên một hộp và từ đó lấy ngẫu nhiên một sản phẩm. Tìm xác suất để lấy được chính phẩm.

Lời giải

Ký hiệu Ai là biến cố: “Sản phẩm lấy ra thuộc hộp thứ i“,i = 1, 2, 3 và A là biến cố: “Lấy được chính
phẩm”. Khi đó { A1 , A2 , A3 } là hệ đầy đủ các biến cố và
1

1 P ( A1 ) = P ( A2 ) = P ( A3 ) = .
3
6 10 15

2 P ( B | A1 ) = , P ( B | A2 ) = , P ( B | A3 ) = .
10 15 20

Theo công thức xác suất đầy đủ


124 31
P( B) = P( A1 ).P( B| A1 ) + P( A2 ).P( B| A2 ) + P( A3 ).P( B| A3 ) = . . . . . . = = .
180 45
31
Vậy xác suất để lấy được chính phẩm là .
45

Ví dụ 7.6

Một hộp có 5 sản phẩm hoàn toàn không rõ chất lượng. Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại một sản phẩm
từ hộp thì được sản phẩm tốt. Sau đó chọn ngẫu nhiên từ hộp một sản phẩm nữa. Tìm xác suất để sản
phẩm lấy ra từ hộp lần thứ hai là sản phẩm tốt?

Lời giải

Gọi A0 , A1 , ..., A5 tương ứng là các biến cố trong hộp có 0, 1, ..., 5 sản phẩm tốt. Ta thấy các biến cố:
A0 , A1 , ..., A5 là một hệ biến cố đầy đủ và xung khắc từng đôi. Vì ta hoàn toàn không biết chất lượng của
những sản phẩm trong hộp nên ta có thể coi các biến cố A0 , A1 , ..., A5 có khả năng xảy ra như nhau. Suy ra
1
P( A0 ) = P( A1 ) = ... = P( A5 ) = . Gọi B là biến cố sản phẩm lấy ra từ hộp lần đầu là sản phẩm tốt.
6
( )
5 1 1 2 3 4
⃝1 Áp dụng công thức xác suất đầy đủ, ta có: P( B) = ∑ P( Ai ) P( B| Ai ) = 0+ + + + +1 =
i =0 6 5 5 5 5
0, 5.


2 Theo giả thiết thì B đã xảy ra. Do đó ta có thể áp dụng công thức Bayes. Khi đó:

a

P ( A0 ) P ( B | A0 )
P ( A0 | B ) = = 0.
P( B)

Vì với điều kiện A0 xảy ra, tức trong hộp không có sản phẩm tốt thì khi đó biến cố B (lấy được
sản phẩm tốt) trở thành biến cố không thể có. Vì vậy P( B| A0 ) = 0 suy ra P( A0 | B) = 0.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 15/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
1 1
P ( A1 ) P ( B | A1 ) . 1

b P ( A1 | B ) = = 6 5 =
P( B) 0, 5 15
1 2
P ( A2 ) P ( B | A2 ) . 2
⃝ P ( A2 | B ) =
c = 5 = .
6
P( B) 0, 5 15
3 4 5

d Tính tương tự ta được:P( A3 | B) = ;P( A4 | B) = ; P( A5 | B) =
15 15 15

3 Gọi C là biến cố lấy được sản phẩm tốt ở lần sau. Áp dụng công thức xác suất đầy đủ ta có:

P(C ) = P( A1 | B) P(C | A1 B) + P( A2 | B) P(C | A2 B) + ... + P( A5 | B) P(C | A5 B) =


1 2 1 3 2 4 3 5 2
.0 + . + . + . + .1 = .
15 15 4 15 4 15 4 15 3

Ví dụ 7.7

Từ một hộp chứam quả cầu trắng và n quả cầu đen, người ta rút ngẫu nhiên không hoàn lại từng quả một
hai lần. Tính xác suất để quả lấy lần thứ hai là trắng.

Lời giải

Gọi B là biến cố: “Lần thứ hai rút được quả cầu trắng”, A1 là biến cố: “Lần thứ nhất rút được quả cầu
trắng”, A2 là biến cố: “Lần thứ nhất rút được quả cầu đen”. Khi đó { A1 , A2 } là hệ đầy đủ các biến cố và

m n m−1 m
P ( A1 ) = , P ( A2 ) = , P ( B | A1 ) = , P ( B | A2 ) =
m+n m+n m+n−1 m+n−1

Áp dụng công thức xác suất đầy đủ


m m−1 n m
P( B) = P( A1 ).P( B| A1 ) + P( A2 ).P( B| A2 ) =. + .
m+n m+n−1 m+n m+n−1
m(m − 1) + mn m
= = .
(m + n)(m + n − 1) m + n
m
Vậy xác suất để quả lấy lần thứ hai là trắng là .
m+n

Ví dụ 7.8

Có 10 chiếc túi như sau:


1 4 túi loại 1, trong mỗi túi loại 1 chứa 6 viên bi trắng và 4 viên bi đen;


2 2 túi loại 2, trong mỗi túi loại 2 chứa 3 viên bi trắng và 7 viên bi đen;


3 1 túi loại 3, trong mỗi túi loại 3 chứa 7 viên bi trắng và 3 viên bi đen;


4 3 túi loại 4, trong mỗi túi loại 4 chứa 4 viên bi trắng và 6 viên bi đen.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 16/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Chọn ngẫu nhiên 1 chiếc túi rồi lấy ngẫu nhiên 2 viên bi. Tính xác suất để lấy được hai viên bi cùng màu.

Lời giải

Ký hiệu Ak là biến cố “chọn được túi loại k“, k = 1, 2, 3, 4 và B là biến cố “lấy được hai viên bi cùng màu”.
Khi đó { A1 , A2 , A3 , A4 } là hệ đầy đủ các biến cố và ta có

4 2 1 3
P ( A1 ) =
, P ( A2 ) = , P ( A3 ) = , P ( A4 ) = ;
10 10 10 10
2
C +C 2 2
C +C 2 2
C +C 2 C2 + C2
21 24 24 21
P ( B | A1 ) = 6 2 4 = , P ( B | A2 ) = 3 2 7 = , P ( B | A3 ) = 7 2 3 = , P ( B | A4 ) = 4 2 6 = .
C10 45 C10 45 C10 45 C10 45

Áp dụng công thức xác suất đầy đủ

P( B) = P( A1 ).P( B| A1 ) + P( A2 ).P( B| A2 ) + P( A3 ).P( B| A3 ) + P( A4 ).P( B| A4 )


4 21 2 24 1 24 3 21 219
= . + . + . + . = .
10 45 10 45 10 45 10 45 450
219
Vậy xác suất để lấy được hai viên bi cùng màu bằng P( B) = .
450

Ví dụ 7.9

Có hai cái hộp. Hộp thứ nhất có 4 bi trắng và 5 bi đen. Hộp thứ hai có 5 bi trắng và 4 bi đen. Chọn ngẫu
nhiên 3 viên bi ở hộp thứ nhất bỏ vào hộp thứ hai rồi sau đó chọn ngẫu nhiên một viên bi ở hộp thứ hai
ra. Tính xác suất để lấy được bi trắng từ hộp thứ hai.

Lời giải

Gọi B là biến cố: ”Lấy được bi trắng từ hộp thứ hai”, Ak là biến cố: ”Trong 3 viên bi lấy ra từ hộp thứ
nhất có k bi trắng”, k = 01, 2, 3. Khi đó { A0 , A1 , A2 , A3 } là hệ đầy đủ các biến cố và ta có

C40 .C53 10 C41 .C52 40 C42 .C51 30 C43 .C50 4


P ( A0 ) = = , P ( A 1 ) = = , P ( A 2 ) = = , P ( A 3 ) = = .
C93 84 C93 84 C93 84 C93 84

Ngoài ra
5 6 7 8
P ( B | A0 ) = , P ( B | A1 ) = , P ( B | A2 ) = , P ( B | A3 ) = .
12 12 12 12
Áp dụng công thức xác suất đầy đủ

P( B) = P( A0 ).P( B| A0 ) + P( A1 ).P( B| A1 ) + P( A2 ).P( B| A2 ) + P( A3 ).P( B| A3 ) =


10 5 40 6 30 7 4 8 532 19
. + . + . + . = = .
84 12 84 12 84 12 84 12 1008 36

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 17/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
19
Vậy xác suất cần tìm là .
36

Ví dụ 7.10

Trong một cái hộp có n sản phẩm, ta bỏ vào cái hộp đó một sản phẩm tốt sau đó lấy ngẫu nhiên ra một
sản phẩm. Tính xác suất để sản phẩm lấy ra là tốt nếu mọi giả thiết về trạng thái cấu thành ban đầu của
hộp là đồng xác suất.

Lời giải

Gọi B là biến cố: “Lấy được sản phẩm tốt”, Ai là biến cố: “Lúc ban đầu hộp có i sản phẩm tốt”,
1
i = 0, 1, 2, . . . , n. Khi đó { A0 , A1 , . . . , An } là hệ đầy đủ các biến cố , P( Ai ) = , i = 0, 1, 2, . . . , n và
n+1
i+1
P ( B | Ai ) = , ∀i = 0, 1, 2, . . . , n. Áp dụng công thức xác suất đầy đủ
n+1
n n
i+1 1 + 2 + ··· + n (n + 1)(n + 2) n+2
P( B) = ∑ P ( A i ) P ( B | A i ) = ∑ ( n + 1)2 = ( n + 1) 2
=
2( n + 1) 2
=
2( n + 1)
i =0 i =0

Ví dụ 7.11

Dây chuyền lắp ráp nhận được các chi tiết do hai máy sản xuất. Trung bình máy thứ nhất cung cấp 60%
chi tiết, máy thứ hai cung cấp 40% chi tiết. Khoảng 90% chi tiết do máy thứ nhất sản xuất là đạt tiêu
chuẩn, còn 85% chi tiết do máy thứ hai sản xuất là đạt tiêu chuẩn. Lấy ngẫu nhiên từ dây chuyền một sản
phẩm, thấy nó đạt tiêu chuẩn. Tìm xác suất để sản phẩm đó do máy thứ nhất sản xuất.

Lời giải

Gọi B là biến cố: “Chi tiết lấy từ dây chuyền đạt tiêu chuẩn”, Ai là biến cố: “Chi tiết do máy thứ i sản
xuất”, với i = 1, 2.
Khi đó { A1 , A2 } là hệ đầy đủ các biến cố và P( A1 ) = 0, 6, P( A2 ) = 0, 4 và P( B| A1 ) = 0, 9, P( B| A2 ) = 0, 85.
Cách 1. Áp dụng công thức Bayes ta có

P( A1 ).P( B| A1 )
P ( A1 | B ) =
P( A1 ).P( B| A1 ) + P( A2 ).P( B| A2 )
0, 6.0, 9
= ≈ 0, 6136364
0, 6.0, 9 + 0, 4.0, 85

Vậy xác suất để sản phẩm đó do máy thứ nhất sản xuất bằng 0, 6136364.
Cách 2. Sử dụng công thức xác suất đầy đủ và công thức xác suất điều kiện.


1 Áp dụng công thức xác suất đầy đủ ta có

P( B) = P( A1 ).P( B| A1 ) + P( A2 ).P( B| A2 ) = 0, 6.0, 9 + 0, 4.0, 85 = 0, 88.

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 18/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01

2 Áp dụng công thức xác suất tích ta có

P( BA1 ) = P( A1 ).P( B| A1 ) = 0, 6.0, 9 = 0, 54.


3 Áp dụng công thức xác suất có điều kiện ta có

P( BA1 ) 0, 54
P ( A1 | B ) = = ≈ 0, 6136364.
P( B) 0, 88

Vậy xác suất để sản phẩm đó do máy thứ nhất sản xuất bằng 0, 6136364.

7. 2 Bài tập vận dụng


Bài 7.1

Giả sử một công ty bảo hiểm chia người dân ra ba nhóm: ít rủi ro, rủi ro trung bình, rất rủi ro. Số liệu thu thập
được cho thấy trong một năm một người thuộc nhóm ít rủi ro, rủi ro trung bình, rất rủi ro có thể gặp tai nạn với
xác suất là 0.05, 0.15, 0.30. Cho biết 20% số người dân thuộc nhóm ít rủi ro, 50% thuộc nhóm rủi ro trung bình,
và 30% thuộc nhóm rất rủi ro.

a. Tỷ lệ số người gặp tai nạn trong một năm là bao nhiêu?

b. Nếu một người nào đó không bị tai nạn trong năm 2009, xác suất để người đó thuộc nhóm ít rủi ro là bao nhiêu?

Bài 7.2

Xét nghiệm máu cho khả năng phát hiện đến 99% một loại bệnh (tức là một người mắc bệnh khi đi xét nghiệm cho
kết quả dương tính với xác suất là 0.99). Tuy nhiên xét nghiệm cũng cho những kết quả ”dương tính giả” cho 5%
những người khỏe mạnh (tức là, khi một người khỏe mạnh được tiến hành xét nghiệm thì xác suất là 0.05 để kết
quả xét nghiệm cho thấy anh ta bị mắc bệnh). Cho biết 0.5% dân số thực sự mắc loại bệnh này.

a. Một người xét nghiệm có kết quả dương tính, tính xác suất để anh ta mắc bệnh?

b. Một người đi xét nghiệm có kết quả âm tính, tính xác suất để anh ta không mắc bệnh.

Bài 7.3

Bạn nhờ hàng xóm của bạn tưới nước cho một cây hoa mới trồng của bạn khi bạn đi du lịch. Loại cây này nếu
không tưới nước sẽ bị chết với xác suất 0.8, nếu được tưới nước thì xác suất bị chết là 0.15. Biết rằng người hàng
xóm của bạn sẽ tưới nước cho cây với xác suất 90%.

a. Xác suất để cây hoa của bạn vẫn còn sống khi bạn trở về là bao nhiêu?

b. Nếu cây hoa của bạn bị chết, xác suất để người hàng xóm đã quên tưới là bao nhiêu?

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 19/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01
Bài 7.4

Có ba ngăn kéo, một ngăn có hai đồng tiền vàng, một ngăn có hai đồng tiền bạc, và một ngăn có một đồng tiền
vàng và một đồng tiền bạc. Rút ra một ngăn kéo một cách ngẫu nhiên và từ ngăn kéo này lấy ngẫu nhiên ra một
đồng tiền. Giả sử được một đồng tiền vàng. Hỏi xác suất để ngăn kéo được rút ra là ngăn kéo chứa hai đồng tiền
vàng là bao nhiêu?

Bài 7.5

Năm 2001 Cộng đồng Châu Âu có một kiểm tra rất rộng rãi các con bò để phát hiện những con bị bệnh bò điên.
Không có xét nghiệm nào cho kết quả chính xác 100%. Một loại xét nghiệm, mà ở đây ta gọi là xét nghiệm A, cho
kết quả như sau: khi con bò bị bệnh bò điên, thì xác suất để ra phản ứng dương tính trong xét nghiệm A là 70%,
còn khi con bò không bị bệnh, thì xác suất để xảy ra dương tính trong xét nghiệm A là 10%. Biết rằng tỉ lệ bò bị
mắc bệnh bò điên ở Hà Lan là 1.3 con trên 100000 con. Hỏi rằng khi một con bò ở Hà Lan phản ứng dương tính
với xét nghiệm A, thì xác suất để nó mắc bệnh bò điên là bao nhiêu?

Thầy Nhâm Ngọc Tần - Đại học Thăng Long 0938302526 Trang 20/20 - Mã đề thi XSTKUD.C4CD01P01

You might also like