You are on page 1of 11

Lưu ý:

- Không nhận bài qua mail. Không nộp quá 2 lần cho mỗi MSSV.
- Chỉ nhận bài qua đường link google form.
- Thời gian làm bài: 7h-11h sáng ngày 7/4/2024.

KIỂM TRA LẦN 3 UIT 2024

Câu 1: Một thành phố có 3 tờ báo A, B, C. Tỉ lệ dân của thành phố đọc các tờ báo này
như sau:
A: 10%; B: 30%; C: 7%; A và B: 8%; A và C: 2%; B và C: 4%; A, B và C: 1%. Nếu A, C
là báo sáng; B là báo chiều.
Khẳng định này sau đây đúng?
A. Xác suất có đọc báo sáng và báo buổi chiều là: 11%.
B. Xác suất có đọc chỉ báo sáng hay báo buổi chiều là: 23%.
C. Xác suất có đọc chỉ báo sáng hay báo chiều là: 22%.
D. Câu A và C đúng.
E. Câu A và B đúng.
Câu 2: Hai tàu thủy cùng cập bến cảng một cách độc lập trong vòng một ngày đêm. Biết
rằng thời gian lưu lại cảng để bốc dỡ hàng của tàu thứ nhất là 1 giờ, của tàu thứ hai là 2
giờ. Tìm xác suất một trong hai tàu phải chờ để dỡ hàng.
A. 0.75.
B. 0.1207.
C. 0.0816.
D. 0.3
E. Đáp án khác.
Câu 3: Ba xạ thủ cùng bắn mỗi người 1 viên vào một con thú. Xác suất bắn trúng thú của
từng xạ thủ tương ứng là 0.5; 0.6; 0.8. Giả sử thú bị trúng 2 viên đạn thì xác suất xạ thủ
thứ nhất bắn trúng khi đó là bao nhiêu?
A. 0.4783
B. 0.46
C. 0.22.
D. 0.34
E. Đáp án khác.
Câu 4: Một chủ khách sạn gửi ngẫu nhiên 3 chiếc mũ bị bỏ quên cho 3 vị khách vì ông ta
không biết mũ nào của ai. Khẳng định nào sau đây đúng?
1
A. Xác suất không ai nhận được mũ của mình là: .
2
1
B. Xác suất chỉ có 1 người nhận được mũ của mình là: .
3
1
C. Xác suất không ai nhận được mũ của mình là: .
4
D. Câu A và B đúng.
E. Đáp án khác.
Câu 5: Xác suất để một máy hoạt động tới thời gian T là 0.7; quá thời gian 2T là 0.3 và
quá thời gian 3T là 0.1. Nếu máy đã hoạt động tới thời gian T thì xác suất để nó hoạt
động thêm quãng thời gian hơn 2T là bao nhiêu?
A. 0.4286.
B. 0.1429.
C. 0.3456.
D. 0.4781.
E. Đáp án khác.
Câu 6: Một nữ hoàng được sinh ra trong một gia đình có 2 đứa bé. Tính xác suất đứa bé
còn lại là gái, biết rằng nếu gia đình có 2 con gái thì người chị sẽ làm nữ hoàng.
A. 0.3333.
B. 0.75.
C. 0.25.
D. 0.5.
E. Đáp án khác.
Câu 7: Một sinh viên muốn hoàn thành khóa học phải trải qua 3 kì thi với nguyên tắc: đỗ
kì thi này mới được thi kì thi sau. Xác suất để sinh viên đỗ kì thi thứ nhất là 0.9. Nếu đỗ
kì thi đầu thì xác suất sinh viên đó đỗ được kì thi thứ hai là 0.85, tương tự đỗ kì thi thứ
hai thì xác suất sinh viên đó đỗ kì thi thứ ba là 0.75. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Xác suất sinh viên đó đỗ cả ba kì thi là: 0.5300
B. Nếu sinh viên đó không đỗ 3 kì thi thì xác suất anh ta trượt kì thi thứ hai là: 0.3229
C. Nếu sinh viên đó không đỗ 3 kì thi thì xác suất anh ta trượt kì thi thứ hai là: 0.4645.
D. Nếu sinh viên đó không đỗ 3 kì thi thì xác suất anh ta trượt kì thi thứ hai là: 0.2906.
E. Nếu sinh viên đó không đỗ 3 kì thi thì xác suất anh ta trượt kì thi thứ hai là: 0.3167.
Câu 8: Bắn liên tiếp vào một mục tiêu cho đến khi có một viên đạn đầu tiên trúng mục
tiêu thì ngừng bắn. Tìm xác suất sao cho phải bắn tới lần thứ 4. Biết xác suất trúng mục
tiêu của mỗi lần bắn là như nhau.
A. 0.0864
B. 0.0256
C. 0.9744.
D. 0.9136.
E. Đáp án khác.
Câu 9: Một bài thi trắc nghiệm có 20 câu; mỗi câu có 4 đáp số, nhưng chỉ có 1 đáp số
đúng. Tính xác suất một học sinh làm bài thi trả lời (bắt buộc phải trả lời) một cách ngẫu
nhiên được 9 câu đúng?
A. 0.03
B. 0.0271
C. 0.0372
D. 0.045
E. Đáp án khác.
Câu 10: Một đài khí tượng thủy văn muốn xem xét khả năng dự báo thời tiết của mình.
Từ số liệu chỉ ra rằng: xác suất dự báo có nắng trong ngày không mưa là 0.8; có nắng
trong ngày có mưa là 0.4; xác suất một ngày sẽ không mưa là 0.6. Biết rằng đã có dự báo
là ngày có nắng. Tính xác suất sẽ là ngày không mưa.
A. 0.64.
B. 0.56.
C. 0.48.
D. 0.75.
E. Đáp án khác.
Câu 11: Trong một tháng, một người đến bán hàng ở 3 nơi ưu thích như nhau. Xác suất
bán được hàng ở mỗi nơi tương ứng là 0.2; 0.3; 0.4. Biết rằng mỗi nơi người đó đến bán
hàng 5 ngày nhưng chỉ có 2 ngày bán được hàng. Nếu người đó bán được hàng trong một
tháng thì xác suất người đó bán được hàng ở nơi thứ nhất là bao nhiêu?
A. 0.2384
B. 0.7152
C. 0.8812
D. 0.1121
E. Đáp án khác
Câu 12: Một nhà máy có 2 dây chuyền cùng sản xuất một loại sản phẩm. Xác suất để mỗi
sản phẩm được sản xuất từ các dây chuyền là phế phẩm tương ứng là 0.04; 0.03. Sản
phẩm của mỗi dây chuyền được đóng hộp (Mỗi hộp 10 sản phẩm). Biết năng suất của dây
chuyền thứ nhất gấp đôi dây chuyền thứ hai. Lấy ngẫu nhiên một hộp sản phẩm của nhà
máy sau ca làm việc để kiểm tra. Tính xác suất hộp sản phẩm đó có phế phẩm.
A. 0.2
B. 0.33
C. 0.457
D. 0.311
E. Đáp án khác.
Câu 13: Cho biến ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất
X 0 1 2 3
P 0.15 0.45 0.3 0.1
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. P ( −1  X  2) = 0.9 .

B. E( X ) = 2.55 .
C. P ( X − E( X )  0.5) = 0.6 .

D. P ( X − E( X )  0.8) = 0.25 .

E. Đáp án khác.
Câu 14: Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất
kx3 , 0  x  1
f ( x) = 
0 , x  0,1

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. P ( X − E( X )  0.5) = 0.9919 .

B. E( X ) = 0.8 .

C. V ( X ) = 0.0267 .

D. Tất cả đều đúng.


E. Đáp án khác.
Câu 15. Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất
kx3 , 0  x  1
f ( x) = 
0 , x  0,1

Cho Y = 2 X . Khẳng định nào sau đây đúng?


1 
A. P   Y  1 = 0.0039 .
2 
B. E(Y ) = 1.75 .

1 
C. P   Y  1 = 1.7778
2 
D. A, B đều đúng.
E. Đáp án khác.
Câu 16: Tuổi thọ của một loại thiết bị là biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất:
 − 2x
f ( x) = cxe , x  0
0 , x0
Tìm xác suất để trong 6 thiết bị loại này hoạt động độc lập có 2 thiết bị có tuổi thọ
ít nhất 5 tháng.
A. 0.3084.
B. 0.3194.
C. 0.3288.
D. 0.3312.
E. Đáp án khác.
Câu 17: Một trạm được cung cấp ga 1 lần trong 1 tuần. Dung lượng ga bán trong một
tuần của trạm X (đơn vị: ngàn thùng) có hàm mật độ xác suất
5(1 − x)4 , 0  x  1
f ( x) = 
0 , 

Dung lượng kho chưa là bao nhiêu để xác suất trong 1 tuần trạm hết ga là 5%.
A. 451
B. 0.4507
C. 957
D. 0.9567
E. 0.3312
Câu 18: Cho hai hộp sản phẩm. Hộp 1 có 10 sản phẩm trong đó có 3 phế phẩm. Hộp 2 có
12 sản phẩm trong đó có 4 phế phẩm. Từ hộp 1 lấy 2 sản phẩm bỏ vào hộp 2. Sau đó lấy
từ hộp 2 ra 2 sản phẩm. Tìm số chính phẩm lấy được nhiều khả năng nhất khi lấy 2 sản
phẩm như trên
A. 1
B. 2
C. 0.4359
D. 0.4711
E. 0
Câu 19: Cho hai hộp sản phẩm. Hộp 1 có 10 sản phẩm trong đó có 3 phế phẩm. Hộp 2 có
12 sản phẩm trong đó có 4 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên một hộp, từ đó lấy ngẫu nhiên ra 3
sản phẩm. Tìm xác suất để sai lệch giữa số chính phẩm được lấy ra và kì vọng của nó
không nhỏ hơn 1.

A. P ( X − E ( X )  1) = 0.2099

B. P ( X − E ( X )  1) = 0.3099

C. P ( X − E ( X )  1) = 0.4099

D. P ( X − E ( X )  1) = 0.5099

E. P ( X − E ( X )  1) = 0.6099

Câu 20: Theo thống kê xác suất để một người độ tuổi 40 sẽ sống thêm một năm nữa là
0.995. Một công ty bảo hiểm nhân thọ bán bảo hiểm một năm cho những người ở tuổi đó
với giá 100 ngàn đồng và nếu người mua bảo hiểm mất trong thời gian đó thì số tiền bồi
thường là 10 triệu đồng. Hỏi lợi nhuận trung bình của công ti khi bán mỗi thẻ bảo hiểm
loại này là bao nhiêu?
A. 0.1 triệu đồng.
B. 0.2 triệu đồng.
C. 0.4 triệu đồng.
D. 0.5 triệu đồng.
E. Đáp án khác.
Câu 21: Chủ một cửa hàng sửa chữa điện dân dụng thuê 5 thợ sữa chữa làm việc 40 giờ 1
tuần với lương 800 ngàn/ 1 tuần. Do nhu cầu sữa chữa tăng lên nên công việc trở nên
nhiều hơn. Để xem xét có cần thuê thêm thợ nữa hay không, người chủ đã khảo sát nhu
cầu sữa chữa trong tuần có phân phối xác suất như sau:
X 185 195 205 215 225 235 245 255
(giờ/1
tuần)
P 0.03 0.09 0.12 0.15 0.22 0.21 0.13 0.05
Nếu mỗi giờ sữa chữa chủ cửa hàng thu được 30 ngàn thì có nên thuê thêm một người
thợ nữa không? Nếu năm người thợ cũ chỉ đồng ý làm đúng 40 giờ/ tuần
A. Lợi nhuận tăng hơn 100 ngàn nên thuê thêm.
B. Lợi nhuận giảm hơn 100 ngàn nên không nên thuê thêm.
C. Lợi nhuận tăng hơn 200 ngàn nên thuê thêm.
D. Lợi nhuận giảm hơn 200 ngàn nên thuê thêm.
E. Không đủ dữ liệu để kết luận.
Câu 21: Chủ một cửa hàng sửa chữa điện dân dụng thuê 5 thợ sữa chữa làm việc 40 giờ 1
tuần với lương 800 1 tuần. Do nhu cầu sữa chữa tăng lên nên nhiều hợp đồng bị từ chối.
Để xem xét có cần thuê thêm thợ nữa hay không, người chủ đã khảo sát nhu cầu sữa chữa
trong tuần có phân phối xác suất như sau:
X 185 195 205 215 225 235 245 255
(giờ/1
tuần)
P 0.03 0.09 0.12 0.15 0.22 0.21 0.13 0.05
Nếu mỗi giờ sữa chữa chủ cửa hàng thu được 30 ngàn thì có nên thuê thêm một người
thợ nữa không? Nếu năm người thợ cũ đồng ý làm thêm tối đa mỗi ngời 5 giờ/ tuần với
tiền công 25 ngàn/1 giờ làm thêm
A. Lợi nhuận tăng gần 100 ngàn nên thuê thêm.
B. Lợi nhuận giảm gần 100 ngàn nên không nên thuê thêm.
C. Lợi nhuận tăng gần 200 ngàn nên thuê thêm.
D. Lợi nhuận giảm gần 200 ngàn nên thuê thêm.
E. Không đủ dữ liệu để kết luận.
Câu 22: Một người đang cân nhắc giữa việc mua nhà ngay bây giờ hay dùng số tiền đó
gửi tiết kiệm vào ngân hàng lấy lãi 10% sau một năm rồi mới mua. Giả thiết mức tăng giá
nhà 1 năm sau so với thời điểm hiện tại là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với
kỳ vọng toán là 7% và độ lệch chuẩn bằng 1,3%. Hãy tìm xác suất người này phải bù
thêm tiền để mua nhà sau 1 năm nếu chọn phương án gửi tiền vào ngân hàng.
A. 0.0478
B. 0.0228
C. 0.0668
D. 0.0105.
E. Đáp án khác.
Câu 23: Xác suất một sản phẩm sau khi sản xuất không được kiểm tra chất lượng là 14%.
Tính xác suất trong 5000 sản phẩm sản xuất ra có 700 sản phẩm không được kiểm tra.
A. 0.3
B. 0.0188
C. 0.0174
D. 0.0163
E. Đáp án khác.
Câu 24: Khoảng thời gian ( tính theo phút) giữa 2 người kế tiếp nhau đến 1 máy ATM là
một đại lượng ngẫu nhiên mà hàm mật độ xác suất có dạng:
 −4x
f ( x) =  ke , x  0 .
0 ,x  0

Nếu có một người vừa đến máy ATM thì xác suất sẽ có người kế tiếp đến máy này
trong vòng 2 phút tiếp theo là bao nhiêu?
A. 0.6321
B. 0.4866
C. 0.3935
D. 0.7
E. Các câu kia sai
Câu 25: Cho X là biến ngẫu nhiên liên tục và có hàm mật độ như sau:
c( x3 + 2 x + 1), 0  x  4
f ( x) =  .
0 ,

Tính P(1  X )

A. 0.9999
B. 0.8981
C. 0.9732
D. 0.8721
E. Đáp án khác
Câu 26: Cho X là biến ngẫu nhiên liên tục và có hàm mật độ như sau:
c( x3 + 2 x + 1), 0  x  4
f ( x) =  .
0 ,
Tính E(2 X + 1)

A. 7.0825
B. 6.0825
C. 49.1232
D. 37.1121
E. Đáp án khác
Câu 27: Đường kính của một loại chi tiết do một máy sản xuất có phân phối chuẩn, kì
vọng 20mm, phương sai 0.04mm. Chọn ngẫu nhiên 10 loại chi tiết này. Tính xác suất có
ít nhất 5 chi tiết có đường kính lớn hơn 20.3mm
A. 0.0003
B. 0.0002
C. 0.0004
D. 0.0005
E. Đáp án khác.
Câu 28: Đường kính của một loại chi tiết do một máy sản xuất có phân phối chuẩn, kì
vọng 20mm, phương sai 0.04mm. Giả sử những chi tiết có đường kính lớn hơn 20.5mm
sẽ bị loại bỏ. Nếu lấy ngẫu nhiên 500 chi tiết để kiểm tra thì số lượng chi tiết bị loại bỏ
nhiều nhất là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 0.0012
D. 0.0124
E. Đáp án khác
Câu 29: Một công ty dầu mỏ tiến hành một nghiên cứu địa chất chỉ ra rằng một giếng
dầu thăm dò sẽ có 20% khả năng chạm tới dầu. Xác suất để lần khoan có dầu đầu tiên xảy
ra ở giếng khoan thứ ba là bao nhiêu?
A. 0.384
B. 0.3072
C. 0.128
D. 0.245
E. Đáp án khác.
Câu 30: Một công ty dầu mỏ tiến hành một nghiên cứu địa chất chỉ ra rằng một giếng
dầu thăm dò sẽ có 20% khả năng chạm tới dầu. Xác suất để lần khoan có dầu thứ ba xảy
ra ở giếng khoan thứ bảy là bao nhiêu?
A. 0.0492
B. 0.1147
C. 0.2243
D. 0.3391
E. Đáp án khác

HẾT

You might also like