You are on page 1of 14

QUY TẮC ĐẾM

 QUY TẮC CỘNG


❖ Xét một công việc hay hành động nào đó:
 Nếu có m cách thứ nhất để hoàn thành công việc đó
 Nếu có n cách thứ hai để hoàn thành công việc đó
 Trong đó chỉ cần một trong hai hành động đã đủ để kết thúc công việc
(Tức là hai cách này không liên quan gì đến nhau cả)
➔ Thì tổng số cách có thể hoàn thành công việc mà m + n ( Cách )

 QUY TẮC NHÂN

❖ Xét một công việc hay hành động nào đó:


 Nếu có m cách thứ nhất để hoàn thành công việc đó
 Nếu có n cách thứ hai để hoàn thành công việc đó
 Trong đó : Hành động n nối tiếp hành động m để cho công việc kết
thúc
(Tức là phải làm cả hai hành động này mới hoàn thành đầy đủ công việc )
➔ Thì tổng số cách để hoàn thành công việc là m.n (Cách)

 BÀI TẬP TỰ LUẬN TRÊN LỚP


A/ BÀI TOÁN THỰC TẾ
Câu 1: Trong một chiếc hộp có 6 viên bi vàng , 7 viên bi đỏ . Hỏi có bao nhiêu cách :
a) Để lấy ra 1 viên bi bất kì
b) Để lấy ra 2 viên bi khác màu
Câu 2: Một bó hoa gồm có: 5 bông hồng trắng, 6 bông hồng đỏ và 7 bông hồng vàng. Hỏi có bao nhiêu
cách chọn lấy 1 bông hoa?
Câu 3: Một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ .Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một đôi song ca
nam nữ đi tham gia văn nghệ
Câu 4: Một hội đồng nhân dân gồm 15 người , cần bầu ra 1 chủ tịch , 1 phó chủ tịch , 1 thư kí . Hỏi có
bao nhiêu cách chọn ra một đội cán bộ như vậy
Câu 5: Trên giá sách gồm 10 quyển sách Tiếng Việt , 8 quyển sách tiếng Anh và 6 quyển tiếng Pháp .
Hỏi có ba nhiêu cách :
a) Chọn ra một quyển sách
b) Ba quyển sách tiếng khác nhau ?
c) Hai quyển sách tiếng khác nhau ?
Câu 6: Một người có 7 cái áo trong đó có 3 áo trắng và 5 cái quần trong đó có hai quần màu vàng.
Hỏi người đó có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo
a) Chọn áo nào cũng được và quần nào cũng được ?
b) Đã chọn áo trắng thì không chọn quần màu vàng ?
Câu 7: Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành phố C có 2 con đường, từ
thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành phố C đến thành phố D có 3 con đường. Không có con
đường nào nối thành phố B với thành phố C. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường đi từ thành phố A đến thành phố D ?
B/ BÀI TOÁN CHỌN SỐ
Câu 1: Cho các số 1, 2, 3,4 ,5 ,6 ,7 . Hỏi từ các số trong dãy trên lập được bao nhiêu số
a) Có 5 chữ số
b) Có 5 chữ số khác nhau
c) Số chẵn có 5 chữ số khác nhau
d) Số lẻ có 5 chữ số khác nhau
e) Có 5 chữ số khác nhau mà Số 12 không đứng đầu
Câu 2: Cho dãy số : 0,1,2,3,4,5,6. Hỏi từ dãy số trên , ta lập được
a) Bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau
b) Bao nhiêu số lẻ có 5 chữ số đôi một khác nhau
c) Bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số đôi một khác nhau
d) Bao nhiêu số có 6 chữ số khác nhau không chia hết cho 5
Câu 3: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số mà các chữ só đều lớn hơn 4 và đôi một khác nhau
Câu 4 : Cho dãy số 1,2,3,4,5,6,7 . Từ dãy số này :
a) Hỏi có bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau bắt buộc phải có chữ số 4.
b) Hỏi có nhiêu số có 5 chữ số khác nhau nhỏ hơn 43200.
HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP
 VÍ DỤ MINH HỌA PHÂN BIỆT C,A,P
 Ví dụ 1: Bạn A nhìn vào tủ thấy 10 chiếc áo sơ mi . Bạn vơ tay khua bừa 3 cái. Hỏi có bao nhiêu cách
lấy ra ba chiếc áo sơ mi để mặc thử như vậy?
 Ví dụ 2: Có bao nhiêu cách Sắp xếp 12 học sinh thành một hàng dọc ?
 Ví dụ 3: Trong một nhà tù có 10 tù nhân được mặc áo được đánh số từ 1 đến 10. Quản giáo chọn ra 4 người
trong đó rồi sắp xếp thành 1 hàng có thứ tự để đi lao động. Hỏi quản giáo có
bao nhiêu cách chọn ra như vậy.
 Ví dụ 4: Cho dãy số 1,2,3,4,5,6,7. Hỏi từ dãy số trên lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau

TỔ HỢP
Câu 1: Một đội xây dựng gồm 9 người , trong đó có 3 kĩ sư và 6 công nhân. Người ta muốn chọn ra 5 người
để đi công trình. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như vậy nếu
a) Nếu lấy 5 người bất kì
b) Trong đó gồm 2 kĩ sư và 3 công nhân
c) Trong đó có số công nhân nhiều hơn kĩ sư
d) Trong đó có ít nhất một kĩ sư

Câu 2: Một hộp đựng 4 viên bi đỏ , 5 viên bi trắng và 6 viên bi vàng. Chọn ra 4 viên bi từ trong hộp đó .
Hỏi có bao nhiêu cách chọn để
a) Các viên cùng màu
b) Các viên không có đủ cả 3 màu

Câu 3: Cho 10 câu hỏi, trong đó có 4 câu lý thuyết và 6 bài tập. Người ta cấu tạo thành các đề thi. Biết rằng
trong mỗi đề thi phải gồm 3 câu hỏi, trong đó nhất thiết phải có ít nhất 1 câu lý thuyết và 1 bài tập. Hỏi có thể
tạo ra bao nhiêu đề thi

Câu 4: Từ một tập thể gồm có 6 nam và 8 nữ . Trong đó có An và Bình chọn ra một tổ công tác gồm 6 người.
Tìm số cách chọn trong đó:
a) Phải có cả nam và nữ
b) Trong tổ có 1 tổ trưởng , 5 tổ viên , hơn nữa An và Bình không đồng thời có mặt trong tổ
HOÁN VỊ
Câu 1:
a) Xếp 12 học sinh thành một hàng dọc thì có bao nhiêu cách?
b) Xếp 5 người vào một bàn tròn có 5 ghế thì có bao nhiêu cách

Câu 2: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ dãy các chữ số 2,3,4,5,6?

Câu 3: Có 5 tem thư và 6 bì thư , cần chọn ra 3 tem thư và 3 bì thư sau đó dán 3 tem thư chọn được vào
3 bì thư. ( Mỗi bì thư chỉ dán 1 tem thư) Hỏi có bao nhiêu cách làm như vậy

Câu 4: Có bao nhiêu cách xếp 5 học sinh A,B,C,D,E vào một ghế dài sao cho :
a) C ngồi chính giữa.
b) A và E ngồi ở 2 đầu ghế.

Câu 5:Có 12 học sinh gồm 5 nam và 7 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách xếp 12 học sinh này thành một hàng dọc nếu.
a) Xếp tùy ý.
b) 5 học sinh nam đứng cạnh nhau.
c) các bạn cùng giới thì đứng cạnh nhau.

Câu 6: Có bao nhiêu cách xếp 3 quyển sách Toán , 4 quyển sách Lý và 5 quyển sách Hóa vào một giá sách
biết các quyển sách cùng môn phải xếp cạnh nhau.

Câu 7: Cho dãy số 1,2,3,4,5,6,7. Hỏi lập được bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số.
a) Các chữ số khác nhau.
b) Các chữ số khác nhau và bắt đầu bởi 12.
c) Các chữ số khác nhau và số 2,3,4 phải đứng cạnh nhau.

Câu 8: Có thể lập được bao nhiêu số gồm 6 chữ số từ dãy 1,2,3,4,5. Trong đó các chữ số số 3 xuất hiện
hai lần , các chữ số khác xuất hiện một lần.

Câu 9: Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số, biết rằng chữ số 2 có mặt đúng hai lần, chữ số 3 có mặt
đúng ba lần và các chữ số còn lại có mặt không quá một lần.
GIẢI PHƯƠNG TRÌNH
TỔ HỢP - CHỈNH HỢP – HOÁN VỊ
 LÝ THUYẾT

 HOÁN VỊ  CHỈNH HỢP  TỔ HỢP


- Kí hiệu : P - Kí hiệu: A - Kí hiệu :C
- Công thức : Pn = n ! n! n!
- Công thức: An = - Công thức: Cn =
k k

( n  0, n  N *) (n − k )! k !(n − k )!
-Sử dụng khi đề bài yêu cầu sắp ( n  1, n, k  N , n  k ) ( n  1, n, k  N , n  k )
xếp toàn bộ n phần tử -Sử dụng khi lấy một phần nhỏ ra -Sử dụng khi lấy một phần nhỏ
, rồi sắp xếp có thứ tự, hoặc các ra, rồi sắp xếp tùy ý , hoặc các
phần tử có vai trò khác nhau phần tử có vai trò giống nhau

 BÀI TẬP VẬN DỤNG TRÊN LỚP


Ví dụ 1: Giải các phương trình sau
7
a) An3 + 5 An2 = 2(n + 15) b) C1x + Cx2 + Cx3 = x c) An3 + 2Cn2 = 16n
2

d) Cn3 = 5Cn1 e) Cnn++41 − Cnn+3 = 7(n + 3) f) An3 + 2Cnn −2  9n

Ví dụ 2: Giải phương trình sau


Px − Px −1 1
a) Pn −1 = 720 b) = c) Px Ax2 + 72 = 6 ( Ax2 + 2 Px )
Px +1 6
BÀI TOÁN TỔ HỢP HÌNH HỌC
Câu 1: Cho 8 điểm bất kì (Không có bộ 3 điểm nào thẳng hàng) trên một mặt phẳng. Hỏi từ 8 điểm đó có thể
lập được bao nhiêu tam giác

Câu 2: Cho 10 điểm bất ki . Hỏi lập được


a) Bao nhiêu vecto
b) Bao nhiêu đường thẳng

Câu 3: Một đa giác có n cạnh thì có bao nhiêu đường chéo ?

Câu 4: Môt đa giác đều có n đỉnh , với n ≥ 3 . Tìm n biết đa giác đã cho có 27 đường chéo

Câu 5: Cho 2 đường thẳng d1 , d 2 song song với nhau. Trên d1 lấy 17 điểm phân biệt , trên d 2 lấy 20 điểm
phân biệt. Tính số tam giác được tạo từ 37 đỉnh nói trên

Câu 6: Cho 2 đường thẳng song song a và b . Trên đường thẳng a có 10 điểm phân biệt , trên đường thẳng b
có n điểm phân biệt. Có 2800 tam giác được tạo thành từ các điểm trên. Tìm n?

Câu 7: Trên mặt phẳng cho n đường thẳng đôi một cắt nhau và không có 3 đường nào đồng quy
a)Tính số giao điểm được tạo thành khi n = 10
b) Tính số đường thẳng biết số giao điểm bằng 4950

Câu 8: Cho đa giác đều có 2n đỉnh nội tiếp trong một đường tròn . Hỏi có bao nhiêu hình chữ nhật được
tạo thành từ 2n đỉnh đó.
NHỊ THỨC NEWTON (BUỔI 1)
DẠNG 1: TÌM HỆ SỐ TRỌNG KHAI TRIỂN

Câu 1: Tìm hệ số của x 4 trong khai triển ( x  3)9

Câu 2: Tìm số hạng chứa x5 trong khai triển A  (2 x  1)12

Câu 3: Tìm hệ số của số hạng chứa x7 trong khai triển T  (2  5x)13 .


16
 3
Câu 4: Cho khai triển P( x)   2 x -   a0  a1 x  a2 x 2  ...  a15 x15  a16 x16 . Tìm a8
 x
6
 1 
Câu 5: Tìm số hạng không chứa x trong khai triển  2x  2 
 x 
Câu 6: Tìm số hạng chứa x 25 y10 trong khai triển T  ( x3  xy)15 :

Câu 7: Tìm hệ số của x5 trong khai triển : x(1  2 x)5  x 2 (1  3x)10


n
1 
Câu 8: Tìm hệ số chứa x trong khai triển  3  x5  biết n thỏa mãn : Cnn41  Cnn3  7(n  3)
8

x 
 n  N*, x  0
8
Câu 9: Tìm hệ số của x8 trong khai triển 1  x 2  x3  (Khối A - 04)

Câu 10: Tìm số hạng thứ 5 trong khai triển 1  3x 


9

10
 1 
Câu 11: Tìm số hạng đứng giữa trong khai triển  5  3 x
 x 
Câu 12: Biết hệ số của x 2 trong khai triển (1  3x) n là 90. Tìm giá trị của n ?

Câu 13: Trong khai triển của (1  ax) n , ta có số hạng đầu là 1 , số hạng thứ hai là 24x, số hạng thứ ba là

252x2 .
Vậy giá trị của a và n lần lượt là bao nhiêu
16
 3
Câu 14: Cho khai triển P( x)   2 x -   a0  a1 x  a2 x 2  ...  a15 x15  a16 x16
 x
a) Tìm a8

b) Tính tổng S  a0  a1  a2  ...  a16


15
 1 
Câu 15: Cho P( x)   2 x 2  20  . Tổng tất cả hệ số trong khai triển này có giá trị bằng
 x 

Câu 16: Tìm Hệ số lớn nhất trong khai triển (1  2 x)12


NHỊ THỨC NEWTON (TIẾT 2)
DẠNG 2: CÁC BÀI TOÁN VỀ DÃY SỐ TỔ HỢP
Câu 1: CMR
a) Cn0 + Cn1 + ... + Cnn = 2n
b) Cn0 − Cn1 + Cn2 + ... + (−1) n Cnn = 0
c) C20n + C22n + ... + C22nn = C21n + C23n + ... + C22nn −1
d) Cn0 .3n − Cn1 .3n −1 + ... + (−1)Cnn = Cn0 + Cn1 + ... + Cnn

Câu 2:
a) Tính tổng S = C2010
0
+ C2010
1
+ C2010
2
+ ... + C2010
2010

b) Tính tổng S = C2010


0
+ 2C12010 + 22 C2010
2
+ ... + 22010 C2010
2010

c) Tính tỏng S = C50 + 2C51 + 22 C52 + ... + 25 C55 .


d) Tính tổng S2 = 316 C16
0
− 315 C16
1
+ 314 C16
2
− ... + C16
16
.
e) Tính tổng S1 = C11
6
+ C11
7
+ C11
8
+ C11
9
+ C11
10
+ C11
11
.

Câu 3:
a) (Khối D -2002) Tìm số nguyên dương n sao cho: Cn0 + 2Cn1 + 4Cn2 + ... + 2n Cnn = 243
b) Tìm n  +
thỏa mãn 3n Cn0 − 3n −1 Cn1 + 3n −2 Cn2 − 3n −3 Cn3 + ... + ( −1) Cnn = 2048
n

+
c) Tìm n  thỏa mãn Cn1 + Cn2 + ... + Cnn −1 + Cnn = 4095.
d) Tìm số nguyên dương n thỏa mãn: C20n + C22n + C24n + C26n + ... + C22nn = 512.
e) Tìm số nguyên dương n thỏa mãn hệ thức: C21n + C23n + ... + C22nn −1 = 2048

Câu 4:
a) Tìm hệ số của số hạng chưa x10 trong khai triển nhị thức Newton của ( 2 + x ) .
n

Biết: 3n Cn0 − 3n −1 Cn1 + 3n −2 Cn2 − 3n −3 Cn3 + ... + (−1) n Cnn = 2048


b) Tìm hệ số của x 7 trong khai triển đa thức (2 − 3 x) 2 n , trong đó n là số nguyên dương thỏa mãn
C21n +1 + C23n +1 + C25n +1 + ..... + C22nn++11 = 1024 (Dự bị khối A – 2005)
n
 1 
c) Tìm hệ số của số hạng chứa x 26 trong khai triển nhị thức Newton của  4 + x 7  biết rằng
x 
C2 n +1 + C2 n +1 + C2 n +1 + ..... + C2 n +1 = 2 − 1
1 2 3 n 20
(Khối A – 2006)
BIẾN CỐ - XÁC SUẤT (Buổi 1)
 BIẾN CỐ
I/LÝ THUYẾT

❖ Không gian mẫu (  ) : Là tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi ta làm một phép thử
❖ Biến cố (Kí hiệu chữ cái in hoa) : Là một tập con của không gian mẫu ( Đại loại là
một phần nhỏ trong tất cả các trường hợp có thể xảy ra). Trong bài tập về xác suất nó
chính là phần câu hỏi.
 Biến cố không: 
 Biến cố chắc chắn: 
 Biến cố đối của A: A =  \ A
 Hợp hai biến cố: A  B
 Giao hai biến cố: A  B (hoặc A.B)
 Hai biến cố xung khắc: A  B = 
 Hai biến cố độc lập: nếu việc xảy ra biến cố này không ảnh hưởng đến việc xảy
ra biến cố kia.

II/BÀI TẬP
PHẦN 1: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
Câu 1: Gieo một con súc sắc cân đối , đồng chất và quan sát số chấm trên con súc sắc
a) Mô tả không gian mẫu
b) Xác định các biến cố sau :
A: “ Xuất hiện mặt chẵn chấm”
B: “ Xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3”
c) Trong 3 biến cố trên , đâu là biến cố xung khắc

Câu 2: Gieo một đồng tiền có hai mặt ( Gọi là mặt Sấp , mặt Ngửa ) hai lần liên tiếp
a) Miêu tả không gian mẫu của phép thử
b) Miêu tả các biến cố sau :
A: ”Kết quả của hai lần gieo là như nhau”
B: ”Có ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”
C: ”Lần đầu xuất hiện mặt sấp”
 XÁC SUẤT
I/ LÝ THUYẾT

n( A)
• Xác suất của biến cố: P(A) =
n ()
• 0  P(A)  1; P() = 1; P() = 0
• Qui tắc cộng: Nếu A  B =  thì P(A  B) = P(A) + P(B)
Mở rộng: A, B bất kì: P(A  B) = P(A) + P(B) – P(A.B)
• P( A ) = 1 – P(A)
• Qui tắc nhân: Nếu A, B độc lập thì P(A.B) = P(A). P(B)

II/ BÀI TẬP


DẠNG 1: XÁC SUẤT LIỆT KÊ
Câu 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất . Tính xác suất của các biến cố sau :
a) Mặt chẵn xuất hiện.
b) Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3
Câu 2: Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất hai lần . Tính xác suất để
a) Mặt sấp xuất hiện đúng một lần
b) Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần
Câu 3: Gieo ba đồng xu cùng lúc . Tính xác suất để không có đồng xu nào sấp.
Câu 4: Gieo một con súc sắc cân đối đồng chất. Giả sử con súc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xét phương trình
x 2 + bx + 2 = 0 . Tính xác suất sao cho :
a) Phương trình có nghiệm
b) Phương trình vô nghiệm

DẠNG 2: XÁC SUẤT TỔ HỢP


Câu 1: (Đề khối B -2014): Để kiểm tra chất lượng sản phẩm từ một công ty sữa, người ta đã gửi đến bộ phận
kiểm nghiệm 5 hộp sữa cam, 4 hộp sữa dâu và 3 hộp sữa nho. Bộ phận kiểm nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 hộp
sữa để phân tích mẫu. Tính xác suất để 3 hộp sữa được chọn có cả 3 loại.
Câu 2: Trong một chiếc hộp có 5 chiếc tất đỏ , 4 chiếc tất vàng . Người ta lấy ra 3 chiếc. Tính xác suất để :
a) Lấy được 2 chiếc tất đỏ
b) Lấy được các chiếc tất cùng màu
Câu 3: Trong một lớp học gồm 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ . Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 học sinh
lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh được gọi có cả nam và nữ.
Câu 4: (Đề khối A – 2014) : Từ một hộp chứa 16 thẻ được đánh số từ 1 đến 16, chọn ngẫu nhiên 4 thẻ.
Tính xác suất để 4 thẻ được chọn đều được đánh số chẵn.
Câu 5: Một đề thi gồm 4 câu được lấy ra ngẫu nhiên từ 15 câu hỏi trong một ngân hàng đề thi gồm 15 câu.
Bạn Thủy đã học thuộc 8 câu trong ngân hàng đề thi. Tính xác suất để bạn Thủy rút ngẫu nhiên được 1 đề
thi có ít nhất 2 câu đã thuộc.
Câu 6: Trong cặp sách bạn A có 5 quyển sách Toán, 6 quyển sách Văn, 4 quyển sách Lý. Bạn A vô tình
mở cặp lấy ra bất kỳ 4 quyển sách. Tính xác suất để trong 4 quyển lấy ra:
a) Có đủ cả 3 môn
b) Chỉ có 2 môn
c) Có ít nhất 1 quyển sách Văn
Câu 7: Một hộp đựng 5 viên bi đỏ, 6 viên bi trắng, 7 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 4 viên từ hộp đó.
Tính xác suất để trong số bi được chọn không có đủ cả 3 màu?
Câu 8: Cho 100 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 100, chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Tính xác suất để tổng các số trên 3 thẻ
đó là một số chia hết cho 2?
Câu 9: Gọi X là tập hợp các số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau được tạo thành từ dãy số
1,2,3,4,5,6,7,8,9. Chọn ngẫu nhiên 1 số từ X. Tính xác suất để số được chọn có tổng các chữ số là 1 số lẻ.
Câu 10: Một đội ngũ cán bộ khoa học gồm 8 nhà Toán Học nam, 5 nhà Vật Lý nữ và 3 nhà Hóa Học nữ.
Chọn ngẫu nhiên ra 4 người. Tính xác suất để trong 4 người phải có nữ và có đủ cả 3 bộ môn.
Câu 11: Một chiếc hộp đựng 7 viên bi màu xanh, 6 viên bi màu đen, 5 viên bi màu đỏ, 4 viên bi màu trắng.
Chọn ngẫu nhiên ra 4 viên bi, tính xác suất để lấy được ít nhất 2 viên bi cùng màu
Câu 12: Trong 1 ngôi nhà nhỏ có 2 chiếc hộp. Trong chiếc hộp 1 có 4 viên bi xanh, 5 viên bi vàng.
Trong chiếc hộp 2 có 3 viên bi xanh, 4 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 viên.
a) Tính xác suất để 2 viên này cùng màu xanh?
5 2 4 6
A. B. C. D.
21 21 21 21
b) Tính xác suất để 2 viên này khác màu?
31 32 30 5
A. B. C. D.
63 63 63 63
Câu 13: Có 2 hộp chứa bi. Hộp thứ nhất chứa 4 bi đỏ và 3 bi trắng. Hộp thứ 2 chứa 2 bi đỏ và 4 bi trắng.
Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 viên. Tính xác suất để 2 viên lấy được có cùng màu.
10 20 5 9
A. B. C. D.
21 21 21 21
Câu 14: Hai thí sinh A và B thi vấn đáp. Cán bộ đưa cho mỗi thí sinh một bộ đề gồm 10 câu hỏi khác nhau,
được đựng trong 10 phong bì dán tem cẩn thận, mỗi phong bì đựng 1 câu. Thí sinh chọn ra 3 câu hỏi trong
đó để trả lời. Biết rằng 10 câu hỏi cho mỗi thí sinh là như nhau. Tính xác suất để 3 câu hỏi người A chọn
giống với 3 câu hỏi người B chọn
1 1 1 1
A. B. C. D.
120 100 90 60
BIẾN CỐ - XÁC SUẤT ( BUỔI 2)
DẠNG 4: CÁC BÀI TOÁN SẮP XẾP
Câu 1: Một nhóm học sinh gồm 5 nam và 6 nữ được xếp vào 11 chiếc ghế đặt thành hàng ngang.
a. Tính xác suất để các bạn nam , nữ ngồi xen kẽ nhau
1 3 5 9
A. B. . C. . D.
462 462 462 462
b. Tính xác suất để các bạn Nam ngồi cạnh nhau
1 1 1 1
A. B.. C.. D.
55 66 77 60
c. Tính xác suất để các bạn nam ngồi cạnh nhau và các bạn nữ ngồi cạnh nhau
1 2 3 4
A. B.. C.. D.
231 231 231 231
Câu 2: Hai bạn An và Bình được xếp ngồi cạnh 8 bạn khác trong một dãy gồm 10 ghế. Tính xác
suất để An và Bình không ngồi cạnh nhau
1 4 3 2
A. B.. C.. D.
2 5 5 5
Câu 3: (ĐỀ THAM KHẢO BGD&ĐT NĂM 2018-2019) Có hai dãy ghế đối diện nhau,mỗi dãy có
ba ghế. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh,gồm 3 nam và 3 nữ,ngồi vào hai dãy ghế đó sao cho mỗi ghế có
đúng một học sinh ngồi. Xác suất để mỗi học sinh nam đều ngồi đối diện với một học sinh nữ bằng.
1 2 1 3
A. . B. . C. . D. .
10 5 20 5
Câu 4: Đội tuyển học sinh giỏi của một trường THPT có 8 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Trong
buổi lễ trao phần thưởng, các học sinh trên được xếp thành một hàng ngang. Tính xác suất để khi
xếp sao cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau
653 7 41 14
A. B. C. D.
660 660 55 55

BẢNG ĐÁP ÁN
1.A/B/A 2.B 3.B 4.D

DẠNG 5: CÁC BÀI TOÁN CHỌN SỐ


Câu 1: Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 3 chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số
1; 2;3; 4;5; 6; 7 . Xác định số phần tử của S. Chọn ngẫu nhiên một số từ S. Tính xác suất để số được
chọn là số lẻ
3 4 3 4
A. B.. C.. D.
7 7 8 9
Câu 2: Cho dãy số 0,1,2,3,4,5,6,7 để lập thành các số có 5 chữ số khác nhau. Chọn 1 số bất kì
trong những số vừa lập được. Tính xác suất để số được chọn là số chẵn
25 25 15 25
A. B.. C. D.
29 39 49 49
Câu 3: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số
tự nhiên thuộc tập A . Tính xác suất để chọn được một số thuộc A và số đó chia hết cho 5 .
11 53 2 17
A. P = . B. P = . C. P = . D. P = .
27 243 9 81
Câu 4*: (Mã đề 101 BGD&ĐT NĂM 2018) Ba bạn A , B , C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng
một số tự nhiên thuộc đoạn 1;17  . Xác suất để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng
1637 1079 23 1728
A. B. C. D.
4913 4913 68 4913
BẢNG ĐÁP ÁN
1.B 2.D 3.D 4.A
DẠNG 6: XÁC SUẤT ĐỘC LẬP
Câu 1: Hai xạ thủ cùng bắn vào một bia đạn . Xác suất bắn trúng của người 1 và người 2 lần lượt
là 0,6 và 0,7.Tính xác suất
a) Hai người cùng bắn trúng
11 21 29 14
A. B. C. D.
25 50 50 25
b) Hai người cùng bắn trượt
3 19 7 22
A. B. C. D.
25 50 10 25
c) Có đúng một người bắn trúng
21 19 23 25
A. B. C. D.
50 50 50 50
Câu 2: Có 2 thùng hàng. Xác suất lấy được sản phẩm tốt ở thùng 1 là 0,5. Xác suất lấy được sản
phẩm tốt ở thùng hai là 0,7.Tính xác suất để có ít nhất 1 sản phẩm tốt
7 4 1 17
A. B. C. D.
20 5 2 20

BẢNG ĐÁP ÁN
1.B/A/C 2.D 3.B

You might also like