You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

HẢI DƯƠNG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn thi: LỊCH SỬ
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/10/2023
Thời gian làm bài: 180 phút, không tính thời gian phát đề
Đề thi gồm 05 câu, 01 trang

Câu 1 (2,5 điểm).


Pháp từng bước đánh chiếm được Việt Nam (1858 - 1884) thông qua các Hiệp
ước nào? Tại sao Pháp phải mất thời gian dài mới đánh chiếm được nước ta? Việt
Nam mất nước có phải tất yếu không? Hãy chứng minh.
Câu 2 (1,5 điểm).
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914) làm cho
xã hội Việt Nam có chuyển biến cơ bản gì? Những chuyển biến đó có tác động tích
cực như thế nào đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam?
Câu 3 (2,5 điểm).
Những tham vọng và kết cục của Mĩ trong chính sách đối ngoại (1945 - 1973), qua
đó cho biết tham vọng của Trung Quốc hiện nay. Các nước Đông Nam Á cần làm gì
trước tham vọng của Trung Quốc?
Câu 4 (1,5 điểm).
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau năm 1945
a. Kể tên phong trào tiêu biểu.
b. Điều kiện dẫn đến sự bùng nổ phong trào.
Câu 5 (2,0 điểm).
Chiến tranh lạnh là gì? Cuộc chiến tranh đó đã dẫn đến hậu quả tiêu biểu nào?
Lấy ví dụ và phân tích di chứng của Chiến tranh lạnh còn tồn tại trên thế giới hiện nay.
--- Hết ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh…………………………………..


Cán bộ coi thi số 1:…………………………. Cán bộ coi thi số 2:………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH
HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2023 - 2024
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: LỊCH SỬ
DỰ THẢO
DỰ THẢO
Câu Kiến thức Điểm
Pháp từng bước đánh chiếm được Việt Nam (1858 – 1884) thông qua các Hiệp ước
nào? Tại sao Pháp phải mất thời gian dài mới đánh chiếm được nước ta? Việt Nam 2,5
mất nước có phải tất yếu không? Hãy chứng minh.
Pháp từng bước đánh chiếm được Việt Nam (1858 – 1884) thông qua các Hiệp ước: 0,5
Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883), Patơnốt (1884)
(HS nêu 02 Hiệp ước được 0,25 điểm)
Pháp phải mất thời gian dài mới đánh chiếm được nước ta vì: 1,0
- Pháp bị ta làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” buộc chúng phải chuyển 0,25
sang đánh lâu dài…
- Pháp vấp phải các cuộc kháng chiến kiên cường, quyết liệt của nhân dân ta trên các mặt 0,25
trận: Đà Nẵng, Nam Kỳ, Bắc Kỳ…
- Năm 1860, Pháp bị sa lầy ở mặt trận Nam Kỳ…tiến thoái lưỡng nan… 0,25
Câu 1
- Pháp phải đối mặt với một dân tộc có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm… 0,25
Việt Nam mất nước có phải tất yếu không? Hãy chứng minh. 1,0
- Việt Nam mất nước không phải là tất yếu 0,25
- Vì:
+ Trên chiến trường quân dân ta nhiều lần có cơ hội đánh bại ý chí xâm lược của Pháp 0,25
(1860, 1873). Nhưng triều Nguyễn không biết tận dụng thời cơ, không đoàn kết và phát
huy sức mạnh của nhân dân…
+ Như Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhưng đã canh tân đất nước nên 0,25
không bị mất nước và phát triển hùng mạnh…
+ Như Xiêm tiến hành cải cách đất nước, có chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo 0,25
nên giữ được độc lập…
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) làm cho xã
hội Việt Nam có chuyển biến cơ bản gì? Những chuyển biến đó có tác động tích cực 1,5
như thế nào đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam?
* Chuyển biến xã hội 0,5
- Làm cho giai cấp cũ là địa chủ phong kiến bước đầu bị phân hóa; nông dân bị bần cùng 0,25
hoá. 0,25
Câu 2
- Làm xuất hiện giai cấp và tầng lớp mới: Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
* Tác động tích cực 1,0
- Giai cấp nông dân trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng… 0,25
- Giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng… 0,25
- Làm xuất hiện nhiều lực lượng yêu nước mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản)… 0,25
- Làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX… 0,25
Những tham vọng và kết cục của Mĩ trong chính sách đối ngoại (1945 - 1973), qua
đó cho biết tham vọng của Trung Quốc hiện nay. Các nước Đông Nam Á cần làm gì 2,5
trước tham vọng của Trung Quốc?
* Tham vọng của Mĩ: 0,5
- Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới. 0,25
Câu 3
- “Chiến lược toàn cầu” nhằm ba mục tiêu cơ bản: ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã 0,25
hội; đàn áp phong trào GPDT, phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế…;
khống chế, chi phối các nước đồng minh…
* Kết cục: 0,5
- Mĩ không thực hiện được tham vọng bá chủ thế giới, thất bại trong đàn áp phong trào 0,25
giải phóng dân tộc thế giới (Việt Nam)...
- Mĩ thành công trong việc chi phối các nước Đồng minh, thành lập một số khối quân sự 0,25
và liên minh quân sự… góp phần làm tan rã hệ thống CNXH ở Liên Xô và các nước Đông
Âu…
* Tham vọng của Trung Quốc: 0,5
- Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển mạnh về kinh tế và tiềm lực quân sự nên có tham 0,25
vọng chiếm biển Đông và bá chủ châu Á …
- Trung Quốc đã có một số hành động tranh chấp, lấn chiếm biển Đông với Việt Nam, 0,25
biển Hoa Đông với Nhật Bản…
* Đông Nam Á cần … 1,0
- Đoàn kết, tăng cường hợp tác...đấu tranh bằng biện pháp hoà bình... 0,25
- Lên án hành động xâm lấn biển Đông của Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.. 0,25
- Đưa ra bằng chứng như lược đồ, hải đồ…về chủ quyền biển đảo của các nước trong khu 0,25
vực… 0,25
- Sử dụng Luật biển quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của khu vực.
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau năm 1945
a. Kể tên phong trào tiêu biểu. 1,5
b. Điều kiện dẫn đến sự bùng nổ phong trào.
* Kể tên phong trào tiêu biểu 0,5
- Ở châu Phi: Diễn ra đầu tiên ở Bắc Phi, nổi bật năm 1960 được gọi là “năm châu Phi” 0,25
với 17 quốc gia giành độc lập.
- Khu vực Mĩ Latinh: Tiêu biểu là cách mạng Cu Ba (1959)… 0,25
* Điều kiện bùng nổ 1,0
Câu 4
- Sau 1945, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh 0,25
ngày càng gay gắt…
- GCTS và GCVS đã thành lập các chính đảng của mình lãnh đạo phong trào đấu tranh 0,25
giải phóng dân tộc của mỗi nước…
- Sự thất bại của phe phát xít và sự suy yếu của các đế quốc sau CTTG II là điều kiện 0,25
khách quan cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc…
- Sau 1945, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới là chỗ dựa vững chắc cho 0,25
phong trào giải phóng dân tộc…
Chiến tranh lạnh là gì? Cuộc chiến tranh đó đã dẫn đến hậu quả tiêu biểu nào? Lấy
ví dụ và phân tích về di chứng của Chiến tranh lạnh còn tồn tại trên thế giới hiện 2,0
nay.
* Chiến tranh lạnh 0,5
- Chiến tranh lạnh là cuộc chiến không nổ súng, không xung đột vũ trang nhưng thế giới luôn 0,25
ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe XHCN và TBCN do Xô - Mĩ đứng đầu.
- Chiến tranh lạnh diễn ra trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng…
ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Xô-Mĩ. 0,25
* Hậu quả 0,5
Câu 5 - Xuất hiện tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCN, như ở Đức 0,25
(CHLB Đức và CHDC Đức), bán đảo Triều Tiên (Hàn Quốc và Triều Tiên)…
- Chiến tranh lạnh góp phần làm sụp đổ hệ thống CNXH ở Đông Âu, Liên Xô (1989 -1991)… 0,25
* Ví dụ và phân tích 1,0
- Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Tiều Tiên. Hiện nay Triều Tiên sản xuất và thường xuyên 0,5
thử tên lửa, vũ khí hạt nhân. Mục đích thể hiện sức mạnh quân sự trước Mĩ và các nước
TBCN…
- Cuộc chiến tranh Nga - Ucraina hiện nay bản chất là sự đối đầu giữa Nga và các nước 0,5
tư bản phương Tây, đứng đầu là Mĩ…
(Nếu HS lấy các ví dụ khác và phân tích hợp lý vẫn cho điểm)
---Hết---

You might also like