You are on page 1of 4

Câu 1: Từ việc phân tích đặc điểm, tình hình cách mạng Việt Nam sau năm 1954,

anh/chị
hãy làm rõ những nhiệm vụ của cách mạng và chỉ ra những điểm độc đáo của nó.
* Tình hình: Thuận lợi và khó khăn đan xen lẫn nhau:
- Thuận lợi (0,5)
+ Có Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo: đây là điều kiện, cơ sở đảm bảo thắng lợi, nhân
dân có niềm tin đất nước sẽ được thống nhất – thuận lợi cơ bản nhất.
+ Miền Bắc căn bản hoàn thành cách mạnh dân tộc dân chủ nhân dân: lần đầu tiên đưa ra vào
năm 1946, chính thức là Đại hội II (2/1951): cuộc cách mạng ra đời trong bối cảnh đặc biệt – đất
nước vừa có chính quyền, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
+ Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: giải phóng dân tộc (dân tộc); xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân của dân, do dân vì dân – tên nước Việt Nam DCCH.
+ Đến năm 1957 thực hiện người cày có ruộng, đến thời điểm này mới hoàn thành cách mạng
dân chủ nhân dân.
+ Miền Bắc giải phóng và trở thành hậu phương lớn sau này cho công cuộc giải phóng miền Nam.
+ Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam được hội nghị quốc tế thừa nhận – đây là cơ sở
pháp lý mang tính quốc tế…
+ Cách mạng miền Nam có đầy đủ cơ sở vững chắc hoạt động trong nhân dân…
- Khó khăn: (0,5)
+ Tàn dư của chế độ thực dân, nửa phong kiến vẫn còn, nhất là những vùng Pháp xâm chiếm, cai
trị
+ Hoạt động chống phá, ép đồng bào di cư vào Nam, phá hoạt của Pháp – Mĩ đối với các chiêu
trò dụ dỗ (tôn giáo – 1 triệu đồng bào), các cơ sở Đảng,…
+ Ở miền Nam chế độ thực dân, đế quốc, tay sai vẫn còn tồn tại, cản trở công cuộc thống nhất đất nước
+ Mỹ từng bước gạt Pháp để nhảy vào độc chiếm miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài
Việt Nam, lôi kéo Đồng minh ủng hộ Mỹ tham gia, Mỹ đã chọn Việt Nam để triển khai chiến
lược toàn cầu nhằm cả 3 mục tiêu (chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc và lôi kéo khống chế
đồng minh)…
+ Các nước lớn hòa hoãn tạm thời, vì hòa bình trong các vấn đề quốc tế, ủng hộ xu thế chia cắt
(vấn đề Triều Tiên, Đức, Ấn Độ, Đông Dương,…)
* Đặc điểm: (0,5)
- Chưa khi nào Việt Nam có tình hình phức tạp như vậy: vừa có chính quyền nhưng đồng thời
cũng có những vùng, miền chưa được giải phóng, có nhiều thế lực trên đất nước, có nhiều nhiệm
vụ đặt ra cần giải quyết, để đi lên theo học thuyết Mác - Lênin đất nước cần phải được thống
nhất, sau khi giải phóng có chính quyền sẽ xây dựng chính quyền của nhân dân, tiến hành cải
cách ruộng đất, xóa bỏ giai cấp bóc lột…(hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân). Tuy nhiên.
Năm 1954, tình hình đất nước không giống như kịch bản được Cương lĩnh phác thảo phương
hướng năm 1930.
* Nhiệm vụ đặt ra:
- Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhât của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975. (0,25)
- Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với
cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong cuộc đấu tranh lật đổ ách
thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất
Tổ quốc. (0,25)
- Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho
nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến. (0,25)
* Nhận xét:
- Đúng với nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, đúng với phương hướng chiến lược trong cách
mạng Việt Nam năm 1930 – giải phóng dân tộc (miền Bắc sau khi giải phóng đi lên, miền Nam
thì tiếp tục giải phóng) – phù hợp với yêu cầu của dân tộc. (0,25)
- Độc đáo: Chưa có nước nào trên thế giới đưa ra nhiệm vụ chiến lược như Việt Nam - 1 đất
nước do 1 Đảng lãnh đạo nhưng thực hiện tới 3 nhiệm vụ chiến lược khác nhau, 3 nhiệm vụ
không tách rời nhau mà có mối quan hệ hữu cơ và kết quả đến năm 1975 đều thành công. (0,25)
- Sáng tạo: Bổ sung lý luận về chủ nghĩa Mác – Lênin: con đường giải phóng dân tộc đi lên chủ
nghĩa xã hội không dập khuôn máy móc mà cần vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh lịch sử của
mỗi nước, do mỗi nước có đặc thù riêng, Việt Nam đã bổ sung lý luận cho chủ nghĩa Mác -
Lênin, đối với những nước chưa hoàn toàn độc lập thì có thể nghiên cứu, đưa ra những nhiệm vụ
chiến lược khác nhau, hỗ trợ cho nhau. (0,25)
=> Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều quốc gia bị chia cắt lãnh thổ giống như Việt Nam,
nhưng chỉ có Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, cách mạng độc đáo, sáng tạo, đưa tới
thành công.

Câu 2: Từ thực tiễn xây dựng hậu phương kháng chiến, anh/chị hãy trình bày những nhận xét
về hậu phương của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam.
- Hậu phương bao gồm nhiều loại hình khác nhau: hậu phương quốc gia và hậu phương tại chỗ
với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
- Hậu phương là nơi nhân dân xây dựng toàn diện: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. (0,25)
- Hậu phương kháng chiến được xây dựng ở cả rừng núi và đồng bằng, không chỉ dựa vào nơi có
điểm thuận lợi, mà chủ yếu là dựa vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Ở đâu có nhân dân Việt
Nam yêu nước thì ở đó có sẵn nhân tố của hậu phương. (0,25)
- Hậu phương của chiến tranh nhân dân không phải chỉ có sau lưng ta mà còn ở cả trong lòng địch.
(0,25)
- Hậu phương của chiến tranh nhân dân là nơi cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến, nhưng
không đối xứng với tiền tuyến, không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.
(0,25)
- Hậu phương của chiến tranh nhân dân đan xen với tiền tuyến, làm cho tiền tuyến cũng là hậu
phương, hậu phương cũng là tiền tuyến. (0,25)
- Hậu phương kháng chiến được xây dựng khắp nơi tạo điều kiện bố trí lực lượng hợp lý trên
khắp các chiến trường, tạo thế đan xen, xen kẽ 1 cách triệt để giữa ta và địch. (0,25)
- Những căn cứ trong lòng địch là hậu phương tại chỗ, là nơi đứng chân của bộ đội địa phương,
dân quân du kích để tiến công địch trong lòng chúng, biến hậu phương của địch thành tiền
phương của ta, làm thất bại âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh
người Việt. (0,25)
- Việc xây dựng hậu phương rộng khắp tạo điều kiện để chủ động đánh giặc trong mọi điều kiện
về không gian và thời gian, có thể mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có địch, giải quyết tốt vấn đề
thời gian và không gian trong chiến tranh. (0,25)
- Quá trình xây dựng hậu phương luôn gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương. Hậu
phương kháng chiến không phải là nơi tuyệt đối an toàn và vững chắc mà đều có thể bị địch tiến
công. Những căn cứ du kích trong lòng địch, đều có thể bị địch tập trung lực lượng tàn phá. Vì
thế quá trình xây dựng hậu phương gắn liền với quá trình chiến đấu bảo vệ hậu phương. Đó là
cuộc chiến tranh vô cùng quyết liệt giữa ta và địch. (0,25)
- Nhờ có hậu phương kháng chiến được xây dựng với nhiều loại hình khác nhau, các lực lượng
vũ trang cách mạng có điều kiện để kết hợp chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, kết
hợp đánh tập trung và phân tán, tiêu diệt với tiêu hao, mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng
địch. (0,25)
- Nhờ có hậu phương tại chỗ rộng khắp, những căn cứ du kích trong lòng địch nên bộ đội chủ lực
Việt Nam có thể tiến sâu vào vùng quân Pháp chiếm đóng hoặc rút ra vùng tự do để xây dựng
lực lượng. Trong thời gian diễn ra chiến dịch hòa bình, Việt Nam đã đưa 2 đại đoàn chủ lực vào
hoạt động trong vùng tạm chiếm của địch ở Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là 1 hiện tượng kì lạ của
chiến tranh nhân dân ở Việt Nam. (0,25)
- Xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân là sáng tạo của cách mạng Việt Nam, góp phần làm
phong phú thêm kho tàng lý luận và kinh nghiệm về xây dựng hậu phương của chiến tranh cách mạng.
(0,25)

Câu 3: Vì sao tại Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) lại đưa ra nghị
quyết khẳng định: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con
đường nào khác?
Hội nghị 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) quyết định để nhân dân miền
Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ và tay sai. Ngoài con đường sử dụng
bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác, sở dĩ Đảng khẳng định như
vậy là vì: (0,25)
- Vì những giải pháp hòa bình thống nhất đất nước không đem lại kết quả mong muốn: (0,25)
+ Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết, Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình
Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền
Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Chính quyền Mỹ- Diệm ra sức phá
hoại HĐ Giơnevơ.(0,25)
+ Chính quyền Mỹ Diệm đã thẳng tay dùng bạo lực để đàn áp quần chúng: Những năm 1956 –
1958, Mĩ và tay sai tiến hành các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường dùng bạo lực
khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10 –
59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn
áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mỹ và tay sai càng phát
triển gay gắt. Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách
mạng tiến lên. (0,25)
+ Con đường hòa bình để thống nhất đất nước không còn nữa. Cách mạng miền Nam chỉ có con
đường duy nhất là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm,
giành chính quyền về tay nhân dân. (0,25)
- Vì ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng đấu tranh
thống nhất đất nước. (0,25)
+ Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ
trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ,
đòi bảo vệ hòa bình, chống việc bầu cử riêng rẽ ở miền Nam, chống chính quyền Sài Gòn phá
hoại sự nghiệp thống nhất đất nước... (0,25)
+ Từ những phong trào đấu tranh chính trị, nhân dân miền Nam đã tiến lên đấu tranh chính trị có
vũ trang tự vệ để chống lại những chính sách khủng bố của kẻ thù. Tuy nhiên, những hành động
bạo lực của Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhằm chia rẽ dân tộc và chia cắt đất nước đã đẩy nhân
dân miền Nam cầm vũ khí đứng lên đấu tranh vũ trang, nhiều cuộc khởi nghĩa của quần chúng
đã bùng nổ theo quy luật: có áp bức, có đấu tranh. Tiêu biểu là những cuộc nổi dậy ở Vĩnh
Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959.
Thực tiễn đó chứng tỏ rằng, nhân dân miền Nam không chịu đựng được ách thống trị của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn nữa. Đã đến lúc phải đưa cách mạng miền Nam tiến lên hình thức cao hơn.
(0,25)
- Vì cơ sở của bạo lực cách mạng đã được chuẩn bị qua thực tiễn đấu tranh. (0,25)
+ Trong những năm 1954 – 1959, mặc dù bị chính quyền Sài Gòn đàn áp khốc liệt nhưng lực
lượng chính trị quần chúng vẫn được bảo tồn và phát triển; lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách
mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi: U Minh, Tây Nguyên, miền Tây Khu V,... Lực lượng chính
trị và lực lượng vũ trang đều là cơ sở của bạo lực cách mạng. Đây chính là điều kiện để có thể
đưa cách miền Nam tiến lên. (0,25)
+ Mặt khác, đường lối chiến lược của Đảng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1/1930) và Luận
cương chính trị (10/1930) cũng xác định con đường đấu tranh giành thắng lợi của cách mạng
Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai
để thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân. (0,25)
- Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng miền Nam và đường lối chiến lược của Đảng nên
Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) quyết định nhân dân
miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm. Từ tháng 5/1959 đường
mòn Hồ Chí Minh được khai mở, thực hiện sự chi viện sức người sức của từ Bắc vào Nam, góp
phần phục hồi và phát triển lực lượng cách mạng miền Nam. (0,25)

You might also like