You are on page 1of 5

1.

Câu hỏi nhóm 5: Bạn hãy tóm tắt những chủ trương và nhiệm vụ cụ thể của miền
Bắc trong giai đoạn sau sự kiện Vinh Bắc Bộ với mưu đồ đưa miền Bắc về thời kì đồ
đá của Mỹ ?
Trả lời: Từ ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” nhằm lấy cớ, để
quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nước ta. Cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra rất ác liệt kể từ đầu tháng 2-1965, với ý đồ đưa miền
Bắc trở về thời kỳ đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc;
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam đè bẹp ý chí quyết tâm chống Mỹ,
cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, buộc chúng ta phải kết thúc chiến tranh theo điều
kiện do Mỹ đặt ra.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười một và lần thứ mười hai của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã đề ra nhiệm vụ đối với miền Bắc là: Tiếp
tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến
tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của để quốc Mỹ để bảo vệ vững
chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện
cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thờ tích cực chuẩn bị để phòng đánh bại
địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng Chiến Tranh cục bộ ra cả nước.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và
nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong hoàn cảnh
cả nước có chiến tranh.
Một là, phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có
chiến tranh phá hoại bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện
cho miền Nam, đồng thời vẫn phù hợp với phương hương lâu dài của công cuộc công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chú ý đúng mức đến các yêu cầu về đời sống của nhân
dân. Nội dung chuyển hưởng kinh tế bao gồm: đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp, chú
trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, xây dựng những xí nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa, tích cực xây dựng và phát triển kinh tế theo từng vùng chiến
lược quan trọng, làm cho mỗi vùng có khả năng tự giải quyết phần lớn nhu cầu ăn, mặc,
ở, học tập, bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất xây dựng và
chiến đấu. Điều chỉnh lại các chỉ tiêu xây dựng cơ bản trong công nghiệp và danh mục
các công trình đang hoặc dự định xây dựng cho phù hợp với tình hình mới.
Hai là, phải tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả
nước có chiến tranh, ra sức tăng cường công tác phòng thủ, đánh trà để bảo vệ miền Bắc;
đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, kiên quyết đánh bại kế hoạch nêm bom bắn
phá, phong toà miền Bắc bằng không quân và hải quân của địch, tăng cường công tác
chống gián điệp, bảo vệ trật tự, trị an, cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại của ta
do địch gây ra và gây thiệt hại cho địch tới mức cao nhất. Năm vùng phương châm dựa
vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa.
Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến
trường chính miền Nam.
Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với việc chuyển
hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.
Chủ trương chuyển hướng và những nhiệm vụ cụ thể cụ thể nói trên của miền Bắc phản
ánh quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa,
tiếp tục tăng cường sức mạnh của miền Bắc làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

2. Câu hỏi nhóm 6: Sau khi kí hiệp định Paris, miền Bắc đang đứng trước những
yêu cầu cấp bách nào ?
Trả lời:
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27-1-1973), miền Bắc đứng trước 5 yêu cầu
cấp bách:
- Một là, đáp ứng yêu cầu khẩn trương và to lớn của cuộc chiến tranh ở giai đoạn cuối.
- Hai là, đáp ứng yêu cầu cấp thiết, khắc phục ngay hậu quả của hai cuộc chiến tranh phá
hoại đã phá huỷ gần như toàn bộ các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, cầu
đường, bến cảng, kho tàng, 1.500 công trình thuỷ lợi, 5 triệu mét vuông nhà ở, 1.300
trường học, 350 bệnh viện, 1.500 trạm y tế, hộ sinh, 1.000 quãng đê.
- Ba là, bảo đảm mức sống tối thiểu cho nhân dân miền Bắc đủ sức làm nhiệm vụ trên.
- Bốn là, tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia.
- Năm là, chuẩn bị xây dựng lại đất nước sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

3. Câu hỏi nhóm 7: Thành quả nổi bật nào của Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã góp
phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế ở miền Bắc
Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 ?
Trả lời:
- Một là, hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957).
- Hai là, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa , bước đầu phát triển kinh tế và văn hoá-đưa
miền Bắc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Ba là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
của Mỹ.
- Bốn là, khôi phục kinh tế và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ.
- Năm là, khôi phục và phát triển kinh tế, dồn sức chi viện cho miền Nam để thống nhất
đất nước.

4. Câu hỏi nhóm 10: Thành công lớn nhất của miền Bắc xây dựng CNXH từ 1954-
1975 là gì ?Vì sao ?
Trả lời:
-Thành công lớn nhất của miền Bắc xây dựng CNXH từ năm 1954 đến 1975 là bảo vệ
vững chắc thành quả cách amnjg của cuộc kháng chiến chống Pháp, xây dựng miền Bắc
thành hậu phương vững chắc cho miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất hai
miền Nam Bắc. Xây dựng một số cơ sở vật chất cho công cuộc quá độ lên CNXH sau này
trong cả nước. Thay đổi hoàn toàn đời sống của nhân dân, trong đó đại bộ phận là nông
dân qua các chính sách phát triển kinh tế. Người dân thực sự trở thành người chủ của đất
nước.
-Vì không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không co
miền Bắc XHCN…miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ
sức mạnh của chế độ XHCN và đã làm tròn một cách xuất sắc căn cứ địa cách mạng của
cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội. (Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV năm 1976 đã khẳng định).

5. Câu hỏi nhóm 11: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III có những thành tựu và
hạn chế gì ?
Trả lời:
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cách mạng Việt Nam
bước vào thời kỳ mới với đặc điểm là đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ
chính trị - xã hội đối lập nhau. Đảng ta đã xác định con đường phát triển tất yếu của cách
mạng Việt Nam là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của
cách mạng cả nước. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, Đảng ta quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
họp tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960, có 525 đại biểu chính thức và 51
đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50.000 đảng viên trong cả nước dự Đại hội. Trong
lời khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà".

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 47 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên
dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh được
bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.

Đường lối cách mạng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra đã làm
sáng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến tới thống nhất nước nhà, vì độc lập, tự do
của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Trải qua 21 năm chiến đấu kiên cường,
dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, được
sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, bằng cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân
ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi cả nước. Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, Trung ương Đảng
quyết định tổ chức Đại hội Đảng lần thứ IV.

6. Câu hỏi nhóm 12: Phân tích nhiệm vụ chiến lược chung, nhiệm vụ chiến lược, vị
trí của cách mạng mỗi miền Bắc, Nam và quan hệ của cách mạng hai miền trong
thời kỳ 1954 – 1975, từ đó làm rõ đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975.

Trả lời:
- Nhiệm vụ chiến lược chung của cả nước: Tăng cường đoàn kết dân tộc, quyết tâm đấu
tranh giữ vững hoà bình; đảy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc; đồng thời đẩy mạng
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hoà bình thống nhất đất nước;
xây dựng một đất nước Việt nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
góp phần tăng cường mô hình xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới…

- Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc: Sau khi khắc phục hậu quả của Kháng chiến chống
Pháp và thực hiện bước đầu nhiệm vụ của chính quyền dân chủ nhân dân theo kinh
nghiệm từ Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đại hội đã quyết định
đưa miền Bắc tiến tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều này tạo ra quan điểm về cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Đồng
thời, phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ở miền Bắc cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển cách mạng toàn quốc và sự nghiệp thống nhất đất nước. Đại hội đã
thể hiện mục tiêu giúp miền Bắc tiến xa, mạnh mẽ và vững chắc hơn trên con đường chủ
nghĩa xã hội.

- Nhiệm vụ cách mạng miền Nam: Vì việc thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định
Giơnevơ 1954 của Pháp đã bị chính quyền Diệm đàn áp, và sự kiêng nể của Pháp dẫn đến
tình hình không thể thống nhất Việt Nam. Với tình hình này, Đại hội đã quyết định tiến
hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tại miền Nam. Cuộc cách mạng này được coi
là yếu tố quyết định đối với việc giải phóng miền Nam.

- Quan hệ cách mạng hai miền: Đại hội đã thừa nhận mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác
động lẫn nhau giữa hai miền cách mạng nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trên khắp đất nước và thực hiện hòa bình thống nhất quê hương. Miền Bắc
đã đóng góp sản xuất để hỗ trợ miền Nam, giúp việc tiến công và hoàn thành cách mạng
thành công, thống nhất đất nước.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965: Nhằm đạt được mục tiêu tiến xa, mạnh mẽ và
vững chắc trên con đường chủ nghĩa xã hội, Đại hội đã đề ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
từ 1961-1965. Mục tiêu chính của Kế hoạch này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, với
sự phát triển của công nghiệp nặng làm nền tảng. Đồng thời, sự phát triển của công
nghiệp nhẹ và nông nghiệp cũng được chú trọng.

-Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975 đó là
Đảng đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng; cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc, nhằm
một mục tiêu chung là hoàn thành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên
CNXH.

You might also like