You are on page 1of 43

Contents

Anh/chị hãy trình bày, phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa Cương lĩnh
đầu tiên của Đảng (2-1930) với Luận cương chính trị (2-1930)? 3
Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền văn hóa trong thời kì
hội nhập quốc tế. 4
Trình bày suy nghĩ của bản thân về những thành tựu và hạn chế trong văn hóa giáo dục ở
Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới? 5
Trình bày, phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời
kì hội nhập quốc tế. Đánh giá về sự hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của
công dân Việt Nam hiện nay? 7
Hãy trình bày những cơ sở, chủ trương và kết quả về ngoại giao của Đảng và Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp trong thời kì
1945-1946? 9
Hãy trình bày mục tiêu của Đảng về tính tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa? 12
Hãy trình bày quan điểm chỉ đạo và chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn
hóa trong thời kì đổi mới. 13
Trình bày và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại. Nêu suy nghĩ về vấn đề này trong bối cảnh hiện nay. 14
Những thành quả ngoại giao của Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới. 16
Anh/chị hãy phân tích tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội lần thứ VI (1986)
đến Đại hội lần thứ VIII (1996)? 17
1. Phân tích quan điểm CNH tại Đại hội VI? 18
2. HCM khi ra đi tìm đường cứu nước thì HCM đã có 1 quá trình sống nhiều năm ở các
quốc gia khác nhau, và chọn con đường CM vô sản và chuẩn bị cho sự thành lập ĐCS VN
như thế nào? 19
3. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và CM rằng đây là 1 cương lĩnh thể hiện sự vận dụng
sáng tạo Chủ nghĩa Mac- lê nin vào hoàn cảnh VN. 22
4. Tác động tình hình thế giới đối với sự ra đời của ĐCS VN, Nguyên nhân thất bại của
các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến dân chủ tư sản. 24
5. Trình bày quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền. 25
6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của CM Tháng Tám. 28

1
7. Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất qua các kỳ Đại hội 30
8. So sánh đường lối công nghiệp hóa của Đảng thời kì trước đổi mới và thời kì trong
đổi mới. 31

2
Anh/chị hãy trình bày, phân tích những điểm giống nhau và khác
nhau giữa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930) với Luận cương chính
trị (2-1930)?
– Điểm giống nhau:

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của
cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn
tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản

+ Về nhiệm vụ cách mạng, cả Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị đều xác định nhiệm
vụ tối quan trọng của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất
và giành độc lập dân tộc.

+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt
và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính
trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong
kiến, giành chính quyền về tay công nông.

+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã
thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua Đảng cộng sản.

– Điểm khác nhau:

+ Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương chính trị
xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.

+ Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng:

Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới
đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân
tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân
tộc để giải quyết. Mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân
dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân
cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành
chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

3
Mặc khác, Luận cương chính trị thì lại xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong
kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt
để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận
cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến
nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề
cách mạng ruộng đất.

 + Lực lượng cách mạng

Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng
bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông,
trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.

Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng
mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh
đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng,
còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về
phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và
khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc.

Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền
văn hóa trong thời kì hội nhập quốc tế.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất
nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra quan điểm, nhiệm vụ,
giải pháp cơ bản cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước.

* Quan điểm:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

4
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học.

- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển
văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối
sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần
cù, sáng tạo.

- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người
trong phát triển.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Trình bày suy nghĩ của bản thân về những thành tựu và hạn chế
trong văn hóa giáo dục ở Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới?
* Thành tựu:

+ Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, hai đại học quốc gia có tên
trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS. Việt Nam có
4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng châu Á của
QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới…

+ Định hướng cho các trường đẩy mạnh tự chủ đã giúp các trường năng động hơn trong vấn đề
tài chính và nhân sự, nhờ đó mà nguồn thu vào của trường cũng tăng lên, thuận lợi cho việc đầu
tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu khoa học, hay những dự án phù
hợp với định hướng của từng trường... Việc này được thể hiện rõ nhất qua thống kê những bài
báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học đã tăng vọt cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể thấy,
Đảng đã vô cùng đúng đắn khi đẩy mạnh tự chủ, chủ trương này có khả năng “giải phóng” các
trường ra khỏi vùng an toàn để độc lập hơn trong việc điều hành.

+ Việc quy định bắt buộc đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học cũng có ý nghĩa
to lớn trong việc đảm bảo chất lượng các cơ sở đào tạo. Theo thống kê, tính đến ngày
31/12/2020, cả nước có 149 cơ sở giáo dục đại học, 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn
kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam (khoảng
55% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước). 7 trường đại học được công nhận bởi

5
tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế. Đây thật sự là sự khởi sắc cho nền kinh tế, khi so sánh
không đâu xa mà chỉ cần nhìn lại khoảng chừng 10 năm trước để thấy các trường đã cải tiến ra
sao về trang thiết bị (đa số các phòng học có máy chiếu, có phòng máy tính, nhà trường có lắp
đặt wifi, trường nào cũng có thư viện phục vụ sách chuyên ngành...).

+ Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo xu hướng chung
của thế giới. Các ngành, nghề mới, hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, trí
tuệ nhân tạo... được giảng dạy ở một số trường. Nhiều sinh viên Việt Nam nhận thức được lợi
ích của việc học ngôn ngữ mới nên tích cực học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng
Nhật... để có thể hội nhập, nâng cao giá trị bản thân và có cơ hội việc làm sau ra trường tốt hơn.
Sinh viên không ngần ngại học hỏi, tham gia nhiều hoạt động, công việc để tích lũy kinh
nghiệm và kiến thức. Những biểu hiện trên cho thấy nền giáo dục Việt Nam đã bắt nhịp được
với xu thế của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với thời kỳ hội nhập quốc tế.

* Hạn chế:

+ Tự chủ tài chính tuy đã được đưa vào luật, là một chủ trương lớn nhưng không dễ thực hiện
vì nhiều luật lệ chưa sửa đổi đồng bộ và nhiều trường còn khá e ngại. Trên thực tế thì tự chủ tài
chính đang diễn ra khá chậm, còn nhiều nhầm lẫn trong vấn đề này.

+ Hạn chế tiếp theo là sự hạn chế trong nguồn thu của các trường. Do đa phần nguồn thu đến
từ học phí, nhà trường phải chủ động tích cực nghiên cứu khoa học, hoặc đề ra các đề án cho
riêng mình trong vấn đề tài chính để đảm bảo nguồn tài chính đủ cho cơ sở hoạt động và phát
triển.

+ Việc kiểm định chất lượng trường cũng còn nhiều hạn chế khi triển khai thực hiện. Nhận
thức về quy trình, nội dung tự đánh giá còn hạn chế; vai trò của các chủ thể có trách nhiệm như
hội đồng, ban thư ký, cán bộ... chưa được phát huy dẫn đến chất lượng báo cáo còn hạn chế.

+ Lối học tập ở các trường đại học còn thụ động, nặng về lý thuyết. Nhà trường và ngay cả bản
thân một bộ phận sinh viên chỉ tiếp thu kiến thức thụ động chứ ít khi áp dụng hình thức học
thực hành, hay vận dụng tư duy phản biện dẫn đến việc có trường hợp khi ra trường tuy có kiến
thức nền nhưng lại kém trong xử lý tình huống, giao tiếp.

+ Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp còn cao, do một số sinh viên chọn ngành học theo tiêu
chí ngành “hot” mà không tìm hiểu mình có hơp không, thị trường có đang dư lao động trong
các lĩnh vực đó không; ngược lại, một số ngành nghề lại rơi vào tình trạng thiếu lao động như
ngành sư phạm,...

6
Trình bày, phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước
pháp quyền trong thời kì hội nhập quốc tế. Đánh giá về sự hiểu biết pháp
luật và ý thức chấp hành pháp luật của công dân Việt Nam hiện nay?
Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong
những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và một xã hội phát triển tiên tiến.

Hiện nay, Việt Nam đã có đủ các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội để từng bước xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân,
vì dân, có sắc thái riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống, văn hóa
của Việt Nam. Cần nhận thức rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là quá
trình lâu dài, phải được tiến hành từng bước, chia thành nhiều giai đoạn, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Mỗi giai đoạn tương ứng với một mức độ phát triển của xã hội và của nhà nước. Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng cần quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc sau:

1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ
bản để phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đó là Nhà nước trong đó bảo
đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là thống
nhất, không tam quyền phân lập nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm
minh kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do
dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn
ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước,
đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là
Nhà nước mà mọi tổ chức (kể cả tổ chức đảng), hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật,
tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình. Vì vậy,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có quan hệ khăng khít với xây dựng xã
hội công dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,
là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động nội lực của toàn
thể nhân dân, của tất cả các thành phần kinh tế vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước
pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội công dân là bộ

7
ba hợp thành không thể tách rời, là điều kiện và tiền đề cho nhau, là bảo đảm và kết quả
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Hiến pháp và pháp luật nước ta ghi nhận quyền của công dân tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,
kiến nghị, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của mình với các cơ quan nhà nước. Công dân
có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền khiếu nại, tố cáo, v.v.. Các quyền và sự
tự do đó trong nhiều trường hợp là điều kiện để nhân dân kiểm tra hoạt động của Nhà
nước, nhưng trước hết đó là một trong những phương thức quan trọng để thực hiện dân
chủ. Vì vậy, cần chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi
người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã
ký kết hoặc tham gia. Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, của
cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân.
Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó là ở
mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xét theo cơ chế
tổ chức thì quyền lực nhà nước tối cao, tức là những chức năng và thẩm quyền cao nhất
thuộc về những cơ quan đại diện cho nhân dân. Ở nước ta, đó là Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Quốc hội có thẩm quyền lập hiến và lập pháp; quyền giám sát tối cao;
quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước; quyền lập ra các cơ quan và chức vụ
quốc gia cao nhất. Hội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.
3. Một trong những điểm cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân là quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc
thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền
tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực
nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động lập pháp đang đứng trước những nhiệm vụ mới mẻ
và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Lập pháp phải bảo đảm tính khả thi
của các quy định pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống.
Hoạt động lập pháp phải vừa bảo đảm chất lượng, vừa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Muốn
vậy, cần tổ chức tốt hơn nữa quy trình lập pháp. Quy trình đó phải vừa bảo đảm phản ánh được
sự phát triển sống động của đời sống xã hội trong các lĩnh vực, lại vừa bảo đảm tính chuyên
8
môn pháp lý của các quy định để có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu làm luật với việc ban hành
các văn bản dưới luật, tổ chức thực hiện pháp luật.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy
hành pháp của nước ta còn nhiều nhược điểm, còn nhiều mặt chưa theo kịp và đáp ứng được
yêu cầu phát triển của đất nước. Tổ chức hành pháp chưa thông suốt, còn yếu trong việc xử lý
những mối liên kết dọc và ngang, thậm chí còn có hiện tượng cục bộ. Chế độ phân cấp trách
nhiệm còn thiếu rành mạch, làm trầm trọng thêm.

Hãy trình bày những cơ sở, chủ trương và kết quả về ngoại giao
của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Trung Hoa dân
quốc và thực dân Pháp trong thời kì 1945-1946?
Cơ sở:

Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặn đường mới với nhiều
thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất.

Thuận lợi:

Sau cuộc ct TG thứ 2, cục diện TG và khu vực có những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng
VN. LX trở thành thành trì của CNXH. Nhiều nước ở Đông, Trung Âu chọn sự phát triền theo
CNXH với sự giúp dỡ của LX. Phong trào GPDT ở các nước thuộc địa dân cao.

VN trở thành một QG độc lập, tự do; nhân dân VN trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới.
ĐCS VN trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo cm trong nước. Đặc biệt là hình thành hệ thống
chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích
của Tổ quốc nhân dân. CT HCM trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của
khối đại đoàn kết dt VN.

Khó khăn:

Trên TG phe ĐQCN nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn
công, đàn áp phong trào cm TG, trong đó có cm VN. VN nằm trong vòng vây của CNĐQ, bị
bao vây cách biệt hoàn toàn vs TG bên ngoài. CM ba nước ĐD nói chung, cm VN nói riêng
phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và nghiêm trọng.

Ở trong nước, hệ thống chính quyền cách mạng mới được thành lập, còn rất non trẻ, thiếu
thốn, yếu kém về nhiều mặt, hậu quá của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Từ vĩ tuyến 16 trở ra
Bắc, gần 20 vạm quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở HN và hầu hết các tỉnh. Theo
chúng là tay sai của các nước phản động như Việt Quốc, Việt Cách về nước hòng cướp chính

9
quyền nước ta. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho TD Pháp quay trở lại
xâm lược. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản cm trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp
chống phá cm.

Chủ trương:

Để thoát khỏi "vòng vây đế quốc", tránh tình thế phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một
lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời
gian hoà hoãn để xây dựng lực lượng cách mạng. Những chủ trương đó là:

Đối với Trung Hoa dân quốc: Tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung
sức chống thực dân Pháp ở miền Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946).

Để đối phó với kẻ thù chính, trước mắt là thực dân Pháp, Đảng chủ trương hoà hoãn,
nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam. Tuy
nhân nhượng với Tưởng ở một số mặt, nhưng ta vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ vững thành quả
cách mạng và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền. Trong khi hoà hoãn, chúng
ta không ngừng nâng cao cảnh giác, khi cần thiết thì kiên quyết trấn áp bọn phản động để giữ
vững chính quyền cách mạng.

Để tránh các mũi nhọn tấn công của kẻ thù, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật
bằng việc ra “Thông cáo ĐCS ĐD tự ý tự giải tán, ngày 11/11/1945”, chỉ để lại một bộ phận
hoạt động công khai với danh nghĩa “Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở ĐD”; Chính phủ VN
đồng ý việc đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết cho 20 vạn quân đội Tưởng khi
ở VN và nhân nhượng cho quân Tưởng được sd đồng tiền Quan Kim, Quốc tệ song hành cùng
đồng bạc ĐD. Sau khi bầu cử thành công, HCM chấp nhận mở rộng thành phần đại biểu QH,
đồng ý bổ sung thêm 70 ghế QH không thi6ng qua bầu cử cho một số đảng viên của Việt Quốc,
Việt Cách; cải tổ mở rộng thành phần chính phủ liên hiệp với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí
thức, người không đảng phái và cả tổ chức phản động tay sai của quân Tưởng,…

Kết quả:

Sách lược ngoại giao sáng suốt trên đã làm thất bại một bước âm mưu chống phá cách
mạng của Tưởng và tay sai, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, tạo thêm điều kiện
thuận lợi cho quân và dân cả nước tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền
Nam, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh đẩy lùi (hoặc chí ít cũng làm chậm) nguy cơ chiến tranh lan
rộng ra cả nước, đồng thời chuẩn bị tạo thế và lực để đưa cách mạng phát triển trong điểu kiện
mới.

10
Đối với thực dân Pháp: Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân
Tưởng về nước (từ tháng 3-1946 đến tháng 12-1946).

Ngày 28-2-1946,Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp thoả thuận để quân Pháp
vào miền Bắc thay thế quân Tưỏng "canh giữ tù binh Nhật" và giữ "trật tự" theo "Hiệp ước
quốc tế". Tình thế đó đặt cách mạng nước ta trước hai con đường: hoặc cầm súng đánh Pháp, ta
sẽ cùng một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng cách mạng còn non yếu: hoặc tạm
thời hoà hoãn với Pháp ta sẽ tránh được tình thế bất lợi phải chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng
một lúc, bảo toàn lực lượng, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, loại trừ được bọn tay sai của
chúng.

Đảng ta chọn con đường thứ hai “hòa để tiến". Tạm thời hoà hoãn, có nhân nhượng cần
thiết với Pháp trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ của dân tộc. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-
1946. Theo đó, Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội
và tài chính riêng. Việc quân Pháp vào miền Bắc cũng được quy định rõ về địa điểm, thời gian
và số lượng.

Ký Hiệp định  Sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng, một mẫu mực
tuyệt vời của sách lược lêninnít’  về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân
nhượng có nguyên tắc. Hiệp định không chỉ kéo dài thời gian hoà hoãn để nhân dân ta củng cố
thành quả cách mạng đã giành được, chuẩn bị thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp, mà còn tạo cơ sở pháp lý buộc Tưởng rút quân khỏi miến Bắc tạo điều kiện cho
lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã miền Nam.

Sau khi ký Hiệp định Đảng và Chính phủ kiên trì giải quyết quan hệ Việt - Pháp bằng
con dường hoà bình. Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán chính
thức tại Phôngtennơblô không đi đến kết quả. Để tranh thủ tối đa khả năng hoà bình, trong thời
gian thăm chính thức nước Pháp (từ tháng 5 đến tháng 9-1946) trước khi về nước, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9 -1946. Đây là nhân
nhượng cuối cùng của ta đối với Pháp. Chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đang đến gần.

Kết quả:

Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ hòa hoãn với Pháp, ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi và phải
chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quân THDQ cùng bọn tay sai ra khỏi
nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền.

11
Hãy trình bày mục tiêu của Đảng về tính tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
– Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh
cấc bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục… thể chế kinh tế nói chunglà một hệ
thống quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh
doanh và các quan hệ kinh tế.

– Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống
các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị
trường.

–  Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy
luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội
chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế
kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập
và sử dụng về phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục tiêu về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

– Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường,
thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững,
hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ
bản vào năm 2020.

– Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu:

+ Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò của đạo của kinh tế
nhà nước đi đôi với phát triển nhanh mạnh mẽ vác thành phần kinh tế và các loại hình doanh
nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản
trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

+ Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp hành chính.

12
+ Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước,
từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

+ Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa,
xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

+ Năm là, năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế – xã hội.

Hãy trình bày quan điểm chỉ đạo và chủ trương của Đảng về xây
dựng, phát triển văn hóa trong thời kì đổi mới.
- “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

- “Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.” “Tiên tiến” là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lỗi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội theo CN Mác Lê-nin và tư tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con người. “Bản
sắc dân tộc” của văn hóa Việt Nam là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân
biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Văn học nghệ thuật, kiến trúc, giao tiếp,
sinh hoạt, ứng sử hàng ngày…

- “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam”. Hơn 50 dân tộc anh em đều đóng góp những giá trị bản sắc văn hóa riêng. Các giá
trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam thống nhất và củng
cố sự thống nhất dân tộc.

- “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
trong đó có đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”. Mọi công dân Việt Nam phấn đấu và hợp
sức, đoàn kết lại là nền tảng cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- “ Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu”.
Truyền thống hiếu học, thi cử chọn hiền tài ra giúp dân, giúp nước đã có từ xa xưa. Khoa học
công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các nghành, các cấp, là nhân tố
chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh.

- “Văn hóa là mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu
dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự nghiệp kiên trì, thận trọng”. Bảo tồn và phát huy
những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo nên những giá trị văn hóa mới là một qua trình
13
cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn
hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải kiên trì đấu tranh bài trừ các thủ tục,
tật xấu, nâng cao tính chiến đấu chống âm mưu lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa
bình”.

- Ngay từ rất sớm, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm đếm văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của
văn hóa trong đời sống xã hội. Người đã đưa ra 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền
văn hóa dân tộc:

+ “Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường”.

+ “Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng”.

+ “Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội”.

+ “Xây dựng chính trị: dân quyền.”

+ “Xây dựng kinh tế”.

Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc không phải tự nhiên mà có, mà nó được hình thành dần
dần và đượckhẳng định trong quá trình lịch sử phát triển của nước nhà. Có những giá trị cũ, lỗi
thời bị xóa đi, và có những giátrị mới, tiến bộ được bổ sung vào có những giá trị tiếp tục phát
huy tác dụng dưới những hình thức mới. Dân tộcViệt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo,
thường xuyên kiểm nghiệm những giá trị hạt nhân đó, quy định nhữngthay đổi và bổ sung cần
thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện naycần
tiếp thu những tinh hoa vô giá ấy và linh hoạt sáng tạo, thêm hiểu, thêm yêu và trân trọng quá
khứ, hướng tớitương lai. Nên chiêm nghiệm câu nói nổi tiếng của Thomas L. Friedman rằng:
“Một đất nước không có rặng câyooliu khỏe khoắn (biểu trưng gốc rễ dân tộc) sẽ không bao
giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâmđể hội nhập với thế giới. Nhưng một
đất nước chỉ có rặng cây ôliu không thôi, chỉ lo cội rễ mà không có xe Lexus(biểu trưng cho
tính hiện đại) thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng hai yếu tố trên là cuộc vật lộn
triềnmiên”. Vấn đề chính là bản sắc, bản lĩnh và đạo lý dân tộc. Người ta nói toàn cầu hóa là
con dao hai lưỡi, bởi vậycần phải có những chính sách và hành động đúng đắn để “hòa nhập
mà không hòa tan”, giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc truyền thống đậm đà.

Trình bày và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nêu suy nghĩ về vấn đề này trong
bối cảnh hiện nay.
Các quan điểm của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

Đặt CMVN trong quan hệ hữu cơ với CMVS thế giới. Đọc sơ thảo luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không

14
có con đường nào khác con đường CMVS. Đặt cách mạng VN vào quỹ đạo cách mạng vô sản, Hồ
Chí Minh đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của nước ta. Về thực tiễn,
Người luôn luôn quan tâm hình thành các tổ chức để thực hiện sự kết hợp này: 1921 người sáng lập
hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Á Đông (1925). Trên các diễn đàn quốc tế, Người luôn khẳng định vai trò của CM thuộc địa và sự
cần thiết liên minh chiến đấu giữa CM giải phóng dân tộc với CMVS chính quốc, CM giải phóng
dân tộc giữa các nước thuộc địa với nhau.

Kết hợp chặt chẽ CN yêu nước với CNQTVS, độc lập dân tộc với CNXH : HCM nhấn mạnh
CN yêu nước chân chính phải gắn liền với CNQT vô sản trong sáng. Tinh thần vị quốc chân chính
đối lập với tinh thần vị quốc của bọn phản động cầm đầu các nước tư bản, đế quốc. Trong kháng
chiến chống, Pháp, Mỹ, người luôn giáo dục cho nhân dân ta phân biệt rõ người Pháp-Mỹ chân
chính với những người Pháp-Mỹ thực dân, đế quốc; những người lao động yêu hòa bình công lý ở
các nước TB, ĐQ, với những người Pháp-Mỹ hiếu chiến, xâm lược. Cách mạng giải phóng dân tộc
các thuộc địa phải biết đoàn kết với những người lao động chân chính ở các nước đế quốc. Người
đấu tranh không mệt mỏi chống những biểu hiệu của tư tưởng "sô vanh", "vị kỷ" nhằm củng cố
tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Đặt cách mạng VN vào quỹ đạo
CMVS thế giới là sự kết hợp tinh hoa dân tộc với trí tuệ thời đại, làm cho chủ nghĩa yêu nước
truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu nước XHCN, lòng yêu nước với yêu CNXH.

Tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng cách mạng tiến bộ thế giới nhưng phải nêu cao
tinh thần độc lập tự chủ dựa vào sức mình là chính. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực
lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới nhưng không ỷ lại trông chờ, mà phải nêu cao tinh thần tự lực
cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, phải đem sức ta để tự giải phóng cho ta.

Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ.
Theo HCM chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước dân chủ. Quan hệ với các nước có mức độ khác
nhau. Điều đó sẽ phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam phải tranh thủ mọi
cơ hội để nâng cao tiềm lực của quốc gia, phát triển, nâng cao vị thế của đất nước. 

Trong vấn đề hiện nay

Sức mạnh dân tộc hay nội lực của một dân tộc, một quốc gia chính là tổng hợp những lợi thế, những
nguồn lực nội sinh của dân tộc, quốc gia đó. Những lợi thế, những nguồn lực này bao hàm trong toàn
bộ các lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá, xã hội; chúng là tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người,
là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần, truyền thống văn hoá,... Sức mạnh dân tộc, vì thế là nhân tố
có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của một dân tộc. Như vậy, sức mạnh dân tộc, nội lực của
chúng ta bao gồm cả những nguồn lực, những tiềm lực tự nhiên và xã hội. Mặc dù có vai trò quyết
định, nhưng sức mạnh dân tộc hay nội lực không phải là tất cả. Sẽ là hạn chế và khiếm khuyết nếu
không biết đến những nguồn lực bên ngoài, những sức mạnh thời đại trong xây dựng và phát triển.
Thực tế cho thấy, giao lưu kinh tế và văn hoá là quy luật phổ biến của sự phát triển lịch sử nhân loại;

15
không dân tộc nào là không ít nhiều tiếp nhận và sử dụng những nguồn lực, những thành tựu, những
tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác để làm giàu thêm cho nội lực đồng thời tạo ra một sự thống nhất,
một hợp lực cho phát triển. Chẳng hạn, việc tiếp nhận và bản địa hóa các giá trị của Phật giáo, Nho
giáo,... biến chúng thành sức mạnh nội sinh đã từng được thực hiện rất thành công trong lịch sử Việt
Nam. Những hệ tư tưởng này, dưới hình thức Việt hoá đã thực sự trở thành những yếu tố cấu thành của
văn hóa Việt Nam, nghĩa là của sức mạnh Việt Nam. Điều đó có nghĩa rằng, sức mạnh của một dân tộc
phải bao hàm nội lực và sự bổ sung, sự kết hợp với các nguồn lực từ bên ngoài, các yếu tố ngoại lực,
tức sức mạnh của thời đại.

Những thành quả ngoại giao của Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới.
Công cuộc đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc,
toàn diện, triệt để; là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó không thể không kể đến những thành tựu về ngoại giao sau
thời kỳ đổi mới.

- Bước đột phá mới là, Việt Nam đã tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN
(AFTA) và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2001, gia nhập một loạt các cơ
chế đa phương quan trọng như Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
năm 2007. Việt Nam đã đăng cai các hội nghị cấp cao của Cộng đồng các nước có sử dụng
tiếng Pháp (1997), ASEAN (1998), ASEM (2005), APEC (2006), là Ủy viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) các nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020 -
2021, Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010 và 2020…

- Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn
diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G20, toàn bộ các nước ASEAN. Việt
Nam chủ động đàm phán nhiều FTA, trong đó có hai FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP,
Hiệp định EVFTA và ký Hiệp định RCEP. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia quá trình
xây dựng cộng đồng ASEAN, thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình (PKO). Chúng ta cũng đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HÐBA LHQ 2020 -
2021…

Với thế và lực của đất nước không ngừng được củng cố qua 35 năm đổi mới, với quyết
tâm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thời gian tới, công tác đối ngoại
và hội nhập quốc tế sẽ đạt những thành tựu to lớn, đóng góp xứng đáng vào thực hiện thắng lợi
Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Góp phần đưa đất nước ta trở thành nước đang phát

16
triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trở thành nước phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Anh/chị hãy phân tích tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại
hội lần thứ VI (1986) đến Đại hội lần thứ VIII (1996)?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau
theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế
được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990 cho đến nay.
Việc áp dụng cơ chế này cũng được ghi vào Hiến pháp Việt Nam mới nhất. Đó là một nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên
nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử.

Từ năm 1986 đến năm 1996 là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về
kinh tế thị trường. So với thời kì trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi
căn bản và sâu sắc.

- Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát
triển chung của nhân loại. Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi
hang hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Kinh tế thị
trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển
cao trong chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa. Do đó, kinh
tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của
chủ nghĩa thư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Kinh tế thị trường lays khoa
học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất hóa cao.

- Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức, vận hành
nền kinh tế, là phương tiện điều tiết nền kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các
nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữ người với người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập
với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị
trường không phải là dặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Kinh tế thị
trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có
thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng.

17
- Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các
chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu. Giá cả cơ
bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo. Nền kinh tế có
tính mở cao và vận hành theo qui luật vốn có của kinh tế thị truường qui luật giá trị, cung cầu,
cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền thị trường. Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ
mô của nhà nước.
1. Phân tích quan điểm CNH tại Đại hội VI?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào
sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận
thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến
1985:

Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật
chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế… Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan,
nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH
trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất
phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông
nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình
quy mô lớn , không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.

Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn
chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ.
Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính
của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng
được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những
năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt
chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và hàng tiêu dung là nhằm bảo đảm nhu cầu
thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấy chục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của
nền kinh tế còn đang trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định
kinh tế - xã hội; phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và
đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

18
Xác định thứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ
bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói đây thực chất là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH,
chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng
về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến và khá thành công
tại các nước Châu Á lúc bấy giờ.
Như vậy, chính sách CNH của Đại hội VI đã:
- Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu – công nghiệp nặng.
- Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ chức chỉ
đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đó là sự chuyển biến hướng chiến lược CNH từ:
+ Cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
+ Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế.
+ Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc
sang cơ cấu bổ sung kinh tế và hội nhập.
+ Mục tiêu “ ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” đã chuyển sang “ lấy nông nghiệp và
công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm”. Từ đó dẫn đến sự đổi mới
trong cơ cấu đầu tư: “Đầu tư có trọng điểm và tập trung vào những mục tiêu và các ngành
quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho
chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh
tế lớn”
+ Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế.
Có thể nói, những thay đổi trong quan điểm công nghiệp hóa của Đảng tuy chưa thực
sự toàn diện nhưng đã góp phần rất lớn giúp phát triển ngành công nghiệp của nước nhà cũng
như phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian tới, khi mà nền kinh tế toàn cầu đang có
những diễn biến khó lường, sự thay đổi vị trí vị thế của các quốc gia sẽ tác động không nhỏ
tới Việt Nam, Đảng ta cần đưa ra những chủ trương phù hợp hơn nữa để giúp Việt Nam tiếp
tục phát triển, tránh bị tụt hậu ngày càng xa so với các cường quốc. Công nghiệp hóa sẽ phải
phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện kinh tế chính trị xã hội trong nước.

19
2. HCM khi ra đi tìm đường cứu nước thì HCM đã có 1 quá trình sống nhiều năm ở
các quốc gia khác nhau, và chọn con đường CM vô sản và chuẩn bị cho sự thành
lập ĐCS VN như thế nào?

Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý
luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin để truyền
bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính
đảng cộng sản ở Việt Nam.

Về tư tưởng

Nhận thấy muốn làm cách mạng phải tập hợp lực lượng và sức mạnh của quần chúng, do
đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trương truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm
chuyển biến nhận thức của quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư
tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm cho phong trào yêu nước
tiến dần đến lập trường của giai cấp công nhân.

Sự chuẩn bị về tư tưởng rõ nét nhất của Nguyễn Ái Quốc là thông qua hoạt động báo chí
và tuyên truyền. Thời gian ở Pháp, Người cho xuất bản và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho tờ
Le’Paria (Người cùng khổ) (từ số 1 đến số 15). Người viết khoảng 30 bài, tập trung tố cáo tội
ác của chủ nghĩa thực dân và truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa, trong
đó có Việt Nam.

Tháng 6.1925 tại Quảng Châu, Người cho xuất bản báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận
của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngoài ra còn một số các tờ báo định kỳ khác như: tờ
tuần báo Công nông (xuất bản cuối 1926 – 1928) đối tượng tuyên truyền chủ yếu là công nhân
và nông dân; tờ Lính cách mệnh xuất bản đầu 1927 đến 1928, lấy binh sĩ Việt Nam trong quân
đội Pháp ở Đông Dương làm đối tượng tuyên truyền.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Cách mệnh (1927) vừa tố cáo tội ác
của thực dân vừa vạch ra những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng, gắn cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.

Ngoài viết sách, báo, tham luận tại các hội nghị, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp giảng
bài, thảo luận. Người đã sử dụng nhiều công cụ, hình thức, phương pháp để vạch trần tội ác của
chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và động viên nhân dân giác ngộ làm
cách mạng.

20
Về chính trị:

Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc.
Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa  là một bộ
phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
với cách mạng vô sản ở “ chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với các dân tộc
thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “ công  nông  là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ…là bầu bạn cách mệnh của công nông”
Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Cách mạng trước hết phải có đảng
cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp  mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái
có vững thuyền mới chạy.

Phong trào “vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát
động từ ngày 29 - 9 -1928 đã góp phần truyền bá tư tưởng vô sản, rèn luyện cán bộ và xây
dựng phát triển tổ chức của công nhân.

Về tổ chức

Tháng 11 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi tiếp xúc với
Tâm tâm xã - một tổ chức yêu nước của thanh niên Việt Nam và nhận thấy họ không hiểu gì về
lý luận, lại càng không biết việc tổ chức, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số người tích cực và
giác ngộ họ, lập ra Cộng sản đoàn (tháng 2 - 1925).

Tháng 6 - 1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với cơ
quan tuyên truyền là tuần báo Thanh niên. Hội công bố Tuyên ngôn, nêu rõ mục đích tổ chức
và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự
cứu lấy mình.

Để đào tạo một đội ngũ cán bộ cách mạng, sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc
mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh,
trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Một số được
chọn đi học ở trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, một số khác được cử đi học
trường quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn “bí mật về nước để “truyền bá lý luận giải phóng dân
tộc và tổ chức nhân dân”. Từ năm 1925 - 1927, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã mở

21
các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều cơ
sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản
hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp
công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy
sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.

Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra các tờ báo Thanh niên,
Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam. Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc
đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cần
thiết cho việc thành lập Đảng. Có thể nói, vai trò của Nguyễn Ái Quốc cho việc chuẩn bị các
điều kiện thành lập Đảng vừa đúng về mặt lý luận, vừa sát về mặt thực tiễn.

3. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và CM rằng đây là 1 cương lĩnh thể hiện sự vận
dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mac- lê nin vào hoàn cảnh VN.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn,
sáng tạo do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (1-1930) thông qua.
Biểu hiện tập trung của tính đúng đắn, sáng tạo là ở các nội dung về nhiệm vụ và lực lượng
cách mạng.

Về cơ sở lí luận: Cương lĩnh đã dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, một hệ thống lí luận tiến bộ đúng đắn và khoa học.

*Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ của cách mạng VN:


+ Cương lĩnh xác định nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ ách thống trị của đế quốc
Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập
chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc;
tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành
cách mạng ruộng đất…

+ Nội dung những nhiệm vụ đó bao gồm cả vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến,
nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc. Việc xác định nhiệm vụ như trên phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn ở thuộc địa, tập trung vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược. Đó là mâu thuẫn đang phát triển

22
gay gắt nhất. Tuy nhiên, nhiệm vụ dân chủ (giải phóng giai cấp) cũng được đặt ra ở mức độ
nhất định và cũng nhằm để thực hiện nhiệm vụ dân tộc.

+ Nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc không chỉ đúng với thực
tiễn xã hội thuộc địa mà còn là nét sáng tạo so với lí luận chủ nghĩa Mác – Lenin. Nhiệm vụ
cách mạng ở thuộc địa chưa phải là tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp như ở các nước phương
Tây. Cách mạng ở thuộc địa là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô
sản chứ chưa phải là cuộc cách mạng vô sản như ở các nước TBCN.

*Về lực lượng cách mạng:

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân,
tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam thì lợi dụng hoặc
trung lập.

+ Việc tập hợp lực lượng như trên bao gồm toàn dân tộc, phản ánh tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc của Hồ Chí Minh. Điều đó đúng với địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách
mạng của mỗi giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc đó. Vì công nhân và nông dân là những lực
lượng cách mạng to lớn nhất, là động lực cách mạng nhưng các giai cấp và tầng lớp khác cũng
được xem là lực lượng cách mạng, đặc biệt là trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. Tuy họ vẫn
là những giai cấp bóc lột, song không phải là giai cấp thống trị, mà là giai cấp bị trị, họ cũng
phải chịu nỗi nhục của người Việt Nam mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân
tộc, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc và có khả năng tham gia phong trào yêu nước.

+ Việc tập hợp lực lượng này là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin vào điều kiện lịch sử của một nước thuộc địa. Nếu như trong cách mạng vô sản, các giai
cấp tư sản và địa chủ nói chung đều là đối tượng của cách mạng, thì trong cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa, họ có thể trở thành lực lượng cách mạng. Chính điều đó làm cho
chủ nghĩa Mác – Lênin có sức sống cách mạng chứ không phải là một giáo điều cứng nhắc.

+ Nhờ có Cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, đáp ứng nguyện vọng độc lập tự do của
đông đảo quần chúng nhân dân nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy tụ
được lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng
Việt Nam và làm dấy lên một cao trào cách mạng rộng lớn ngay từ đầu năm 1930.

*Cương lĩnh đã xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách
mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một
chính đảng của giai cấp công nhân.
23
*Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.
Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì
nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên
thế giới.

Tóm lại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng
giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm
đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.

4. Tác động tình hình thế giới đối với sự ra đời của ĐCS VN, Nguyên nhân thất bại
của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến dân chủ tư sản.

Tác động tình hình thế giới đối với sự ra đời của ĐCS VN

a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó


Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai  đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân  dân lao
động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu  thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào  đấu tranh chống xâm
lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

 – Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh  thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra  đời Đảng
Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công  nhân chống áp
bức, bóc lột.

– Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và  phong
trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới  sự ra đời của
các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư  tưởng của Đảng Cộng
sản Việt Nam.

c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

24
– Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời   đại
mới – “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

– Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng  trong
việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

– Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.

– Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến dân chủ
tư sản.

Nguyên nhân khách quan:

- Thực dân Pháp ổn định bộ máy cai trị ở Việt Nam nn(dùng cảnh sát, nhà tù), liên minh với các
lực lượng bên ngoài nước ta.
- Với thực dân Pháp, khuynh hướng bạo động hoặc cải cách đều nguy hiểm như nhau vì thế
chúng đều thẳng tay trừng trị.

Nguyên nhân chủ quan:

- Xã hội VN chưa phân hóa thuần phục, giai cấp tư sản chưa ra đời. Các trào lưu tư sản được
tiếp thu qua tân thư, tân văn từ TQ truyền vào chứ hk phải do tác động xã hội trong quá trình
biến đổi về kinh tế- xã hội nước ta. Do đó không đủ sức mạnh để tạo thành cuộc cách mạng tư
sản như ở Châu Âu. Tư tưởng này mới chỉ du nhập vào các đô thị và một bộ phận rất nhỏ
trong xã hội.
- Ở các vùng nông thôn, trung du miền núi, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản là rất yếu ớt.
Tầng lớp tư sản mới ra đời lệ thuộc nặng nề vào tư bản Pháp. Vì thế, họ chưa có ý thức đấu
tranh và càng chưa thể trở thành một lực lượng lãnh đạo cách mạng TS.
- Người tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản xuất thân là các sĩ phu phong kiến nên có những hạn
chế không tránh khỏi. Từ chỗ nhận thức khác nhau dẫn đến phương thức hoạt động cũng khác
nhau theo xu hướng bạo động và cải cách nên đã dẫn đến phong trào đầu thế kỉ XX thiếu
thống nhất.
5. Trình bày quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền.

Cùng với quá trình phát triển nhận thức lý luận, tổng kết kinh nghiệm xây dựng nhà
nước, quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được hình

25
thành và phát triển. Nghị quyết Trung ương 6 (khóa I), đã nhấn mạnh: Đảng Cộng sản đấu
tranh cho sự nghiệp thống nhất dân tộc Việt Nam không phải bằng cách qụy lụy mặc cả với đế
quốc, xin đế quốc ban cho một “Hiến pháp”. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa I), đã đề ra nhiệm
vụ: “Ban bố Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn
luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp,...”.

Tại Đại hội II của Đảng, khi bàn về “Chính quyền nhân dân”, Chính cương của Đảng
Lao động Việt Nam đã nêu lên ba quan điểm cơ bản: thể hiện chính quyền dân chủ nhân dân,
nghĩa là của công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc, v.v.
Nguyên tắc tổ chức của chính quyền đó là dân chủ tập trung, lấy liên minh công nhân, nông
dân và lao động trí thức làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhà nước cách mạng
Việt Nam từ sau năm 1945 đã phải trải qua 30 năm lãnh đạo, tổ chức các cuộc kháng chiến
chống thực dân, đế quốc xâm lược. Vì vậy, nhận thức về Nhà nước pháp quyền chưa được bổ
sung, hoàn thiện.

Từ năm 1986, quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền ngày càng được hoàn
chỉnh với việc đẩy mạnh cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế, hướng đến việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: “Nhà nước ta là công cụ của chế độ làm chủ tập thể xã hội
chủ nghĩa,… Trong thời kỳ quá độ, đó là nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của Nhà nước ta là thể chế hóa
bằng pháp luật quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội
theo pháp luật”; “quản lý nhà nước bằng pháp luật, chứ không phải bằng đạo lý”.

Đại hội VII của Đảng đã đề ra chủ trương tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước; sửa đổi
Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương các cấp. Tuy về mặt câu chữ, Nghị
quyết Đại hội chưa nói rõ xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng về mặt nội hàm thể hiện khá
đầy đủ tinh thần chỉ đạo xây dựng nhà nước pháp quyền. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 là
bước tiến quan trọng trong nhận thức về nhà nước pháp quyền, nhưng khái niệm Nhà nước
pháp quyền chưa được đề cập trong Hiến pháp này. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ (khóa VII), lần đầu tiên Đảng ta chính thức sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp
quyền” và nêu cụ thể, toàn diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam: “Tiếp tục xây dựng và từng
bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng
26
cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng ta lãnh đạo”.

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII) nêu năm quan điểm cơ bản cần nắm vững trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước: (1). Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ
nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và
nhân dân; (2). Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp; (3). Quán
triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; (4). Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo
đức xã hội chủ nghĩa; (5). Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước5.

Đại hội VIII của Đảng, tiếp tục khẳng định các quan điểm về xây dựng nhà nước pháp
quyền như trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII). Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa VIII) nhấn mạnh ba yêu cầu: (1). Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều
hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; (2).
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch,
vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; (3). Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước. Đến đây, các quan điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
được Đảng ta nêu ra đã định hình bộ khung lý luận về Nhà nước pháp quyền Việt Nam với
những nội dung toàn diện, cụ thể.

Quan điểm về Nhà nước pháp quyền được tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện tại Đại hội
IX của Đảng, khi xác định: “Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy
dân chủ, tăng cường pháp chế” với các nội dung: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”; “Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà
nước”; “Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế”.

Nhiệm vụ cụ thể cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được Đại
hội X của Đảng xác định: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất
cả quản lý nhà nước thuộc về nhân dân. Quản lý nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện
hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây
dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và
27
quyết định của các cơ quan công quyền”. Như vậy, theo quan điểm của Đảng ta, xây dựng Nhà
nước pháp quyền phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và gắn chặt với việc đổi mới tổ chức,
hoạt động của bộ máy nhà nước; đồng thời, gắn bó chặt chẽ với đẩy mạnh cải cách trên các lĩnh
vực cũng như với việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Điều này hoàn toàn phù hợp với
thực tiễn đặt ra của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011), đã xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng dựa
trên tám đặc trưng và “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân” là một đặc trưng cơ bản. Thể chế hóa quan điểm xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013.Với quy định trên, Hiến pháp
năm 2013 đã chỉ rõ một đặc trưng rất quan trọng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam đó là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thể hiện rất rõ nguyên tắc cơ bản - nguyên tắc chủ
quyền nhân dân, đây cũng là nội dung xuyên suốt được ghi nhận trong 05 bản Hiến pháp từ
Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống
chính trị,...”8. Đồng thời, khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là
nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các
nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành
mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp
luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng
tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.

Như vậy, từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu quan
điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Quá trình đổi mới tư duy, bổ sung, hoàn thiện cả về lý luận cũng như thực tiễn về xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở nước ta đã được xác định ngày càng rõ hơn. Đồng thời, với việc xây
dựng nhà nước, Đảng ta coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - phương tiện
quan trọng trong quản lý nhà nước. Những thành quả to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong

28
thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền những năm qua đã góp phần hoàn thiện hơn nữa quan
điểm lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của CM Tháng Tám.

Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám.

Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặng đường
mới với nhiều thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất.

Thuận lợi về quốc tế là sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện khu vực
và thế giới có những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Liên Xô trở thành
thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở Đông Trung u, được sự ủng hộ và giúp đỡ
của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao.

Thuận lợi ở trong nước là Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân
Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới.
Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Đặc biệt,
việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp Trung
ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh trở
thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Việt Nam. Quân đội quốc gia và lực lượng Công an; luật pháp của chính quyền cách
mạng được khẩn trương xây dựng và phát huy vai trò đối với cuộc đấu tranh chống thù
trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới.

Khó khăn là trên thế giới phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia
lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới,
trong đó có cách mạng Việt Nam. Do lợi ích cục bộ của mình, các nước lớn, không có
nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây
cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách mạng ba nước Đông Dương nói chung,
cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết
sức to lớn và rất nghiêm trọng.

29
Khó khăn ở trong nước là hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập,
còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức
nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình
đốn, nông nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt
quệ, kho bạc trống rỗng; các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được
khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ, nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2
triệu người dân chết đói. Thách thức lớn nhất, nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu,
hành động quay trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2-9-
1945, quân Pháp đã trắng trợn gây hấn, bắn vào cuộc mít tinh mừng ngày độc lập của
nhân dân ta ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

Từ tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh- Ấn đổ
bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua trận ở phía Nam Việt
Nam. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp
ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng
ngày 23-9-1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt
Nam.

Ở Bắc vĩ tuyến 16, theo thỏa thuận Hiệp ước Potsdam (Đức), từ cuối tháng 8-
1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân quốc) tràn qua biên
giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng
minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách
với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”, phá Việt Minh. Trong khi đó, trên đất nước
Việt Nam vẫn còn 6 vạn quân đội Nhật Hoàng thua trận chưa được giải giáp.

Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam
trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn
dốt và bọn thù trong, giặc ngoài.

7. Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất qua các kỳ Đại hội

30
Đại hội lần thứ VI của Đảng là dấu mốc quan trọng đánh dấu công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, trong đó có sự đổi mới nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại Đại hội lần thứ VI, trên cơ sở nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã phê phán bệnh chủ quan, duy ý chí, vi
phạm quy luật khách quan, “đã có những biểu hiện nóng vội, muốn xoá bỏ ngay thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, chú
trọng cải tạo mặt sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết vấn đề tổ chức và
phân phối”, như vậy, trong nhận thức cũng như hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thực chất đã tồn tại trong một thời gian tương đối dài,
chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Qua đó, Đại hội
VI đề ra 5 mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó mục tiêu thứ ba là: “xây dựng
và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất”, “trong mỗi bước đi của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh
việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới; trên cơ sở đó tiếp tục đưa
quan hệ sản xuất lên hình thức và quy mô mới thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển”. Như vậy, nhìn từ định hướng đường lối, mục tiêu, cho đến nội dung, giải pháp cụ thể
phát triển kinh tế - xã hội được nêu tại Đại hội VI, Đảng ta đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng
khách quan của quy luật, đánh dấu sự nhận thức mới của Đảng ta về vấn đề cải tạo quan hệ sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ
sở cho việc hoạch định đường lối phát triển đất nước trong những nhiệm kỳ tiếp theo của Đảng.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đưa ra
những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội và xác định lại nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội
“bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, tuy chưa rõ nhưng chúng ta vẫn kiên quyết xây dựng nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần khi có phần còn “buông lỏng, lúng túng” trong xây dựng
quan hệ sản xuất. Như vậy, so với Đại hội VI, tại Đại hội VII, Đảng ta lại có bước tiến mới
trong nhận thức về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù còn có những khuyết điểm.
Trong đó, phương hướng thứ ba trong bảy phương hướng được trình bày trong Cương lĩnh,
Đảng khẳng định, xây dựng quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa
dạng về hình thức sở hữu...
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996), với việc nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần
theo hướng lâu dài, Đảng chủ trương giải phóng sức sản xuất, tập trung nguồn lực tối đa cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, lấy hiệu quả kinh tế và xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân làm mục tiêu hàng đầu cho việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; nâng cao
địa vị của người lao động trong nền kinh tế; đa dạng hoá các hình thức phân phối;…. Như vậy,
nhìn tổng quát, công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
rất quan trọng: Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, nhưng

31
nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, mặc dù vậy, chúng ta đã tạo được tiền
đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đây là một nhận định cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc đề ra phương
hướng nhiệm vụ sắp tới, đó là nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Đại hội lần thứ IX của Đảng, trên cơ sở tổng kết 15 năm đổi mới, kế thừa thành quả của công
cuộc đổi mới, đặc biệt trong việc tiếp tục cải tạo, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
Đảng ta tiếp tục bổ sung thêm 1 thành phần kinh tế trong hệ thống cơ cấu kinh tế của nước ta,
đó là “kinh tế có vốn đầu tư ở nước ngoài”, mặc dù có không ít những ý kiến trái chiếu, tuy
nhiên, xét thực tế khách quan ở Việt Nam, việc tồn tại thành phần kinh tế này là tất yếu cho sự
phát triển. Mặt khác, trong Đại hội lần này “nội hàm” “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” đã
được làm rõ, mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Về quan hệ sản xuất, Đảng khẳng định, chủ trương thực
hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh
doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) đánh dấu bước tiến quan trọng trong nhận thức lý luận và
thực tiễn của công cuộc đổi mới, tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991, đã bổ sung, phát
triển Cương lĩnh 1991, xác định 3 đột phá chiến lược: “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ”. Giải quyết tốt mối quan hệ này cũng
như 7 mối quan hệ còn lại góp phần thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó, tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã một lần nữa khẳng định, nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của
nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo
pháp luật. Qua đây, có thể nói, lần này, Đảng ta đã có bước tiến lớn về nhận thức trong việc
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với việc tuân thủ quy luật về
sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, nhận thức rõ ràng hơn về
vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, trong đó có các thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa so với thời kỳ mới bắt đầu công cuộc đổi mới.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021) diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều
thay đổi trước sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, ảnh hưởng của
đại dịch toàn cầu Covid – 19 đưa đến những thời cơ và thách thức lớn đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội nước ta. Kế thừa, phát triển từ 12 kỳ Đại hội trước, Đại hội lần này, trải qua 35 năm

32
đổi mới, Đảng ta vẫn giữ vững một con đường, một đường lối, Đảng ta vẫn quyết tâm phấn
đấu, kiên định vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đặc biệt tiếp tục vận dụng sáng tạo quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với thực tiễn Việt
Nam. Đảng khẳng định: “tiếp tục nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển lực lượng
sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” [6, tr.39], đây
được xem là mối quan hệ lớn, phản ánh quy luật mang tính biện chứng, đòi hỏi chúng ta phải
nhận thức đúng và đẩy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt, có hiệu quả, tuyệt đối không
được cực đoan, phiến diện. Nhận thức đúng đắn quy luật này, sẽ góp phần thực hiện được “khát
vọng phát triển Việt Nam” từ nay đến năm 2030 (tròn 100 năm thành lập Đảng), đưa nước Việt
Nam phát triển hùng cường thịnh và thịnh vượng đến năm 2045 (tròn 100 năm thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành một nước
công nghiệp phát triển, thu nhập cao. Và với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể khẳng
định rằng: “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”;
diện mạo đất nước thay đổi, tạo ra thế và lực mới để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững.
Có thể nói, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng trong 35 năm qua là quá trình
ngày càng nhận thức và vận dụng đúng đắn hơn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tế ở Việt Nam khi chúng ta đang thực hiện đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội
nhập quốc tế. Thực tiễn cho thấy, đường lối đổi mới của Đảng là phù hợp với quy luật khách
quan, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Song, thực tế có những thời điểm vẫn chưa được vận dụng, nhận thức rõ ràng cụ thể
trong đường lối, chính sách của Đảng, điều này cần phải được tiếp tục nghiên cứu làm rõ, tránh
gây nhận thức sai lầm trong nhân dân, bị các phần tử cơ hội lợi dụng gây phản động, ảnh
hưởng đến con đường mà chúng ta đang đi – con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

8. So sánh đường lối công nghiệp hóa của Đảng thời kì trước đổi mới và thời kì trong
đổi mới.

Công nghiệp hóa: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp máy móc. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp máy móc.

Hiện đại hóa: là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ
hiện đại. Hiện đại hóa vào quá trình kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội.

33
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa: là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến, hiện đại, dựa vào sự phát triên công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.

* Điểm giống

Đảng quan niệm CNH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
chuyển đổi căn bản nền sản xuất xã hôi từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động dùng
máy móc, phương tiện kĩ thuật là phổ biến, xấy dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã
hội.từng bước hình thành QHSX mới tiến bộ, phug hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất thể hiện ngày càng đầy đủ bản chất ưu việt của chế độ mới tạo ra cơ sở hạ
tầng vững chắc cho CNXH ở nước ta.Việc tiến hành cộng nghiệp hóa trước và hiện nay đều
phải được thực hiện theo hướng hiện đậi mặc dù khác nhau về mức độ do khoa học phát triển ái
lạc hậu cần được bổ sung, thay thế. Việt nam chưa tạo ra cơ chế chính sách đặc biệt có tính đột
phá “ thần kì” cho các nhà khoa học, viện nghiên cứu và các yếu tố kinh tế liên quan.

Khả năng sử dụng nguồn lực đất nước chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo bản
chất và nội dụng CNH hiện đại còn chậm.

– Đảng ta luôn luôn khẳng định công nghiệp hóa đối với nước ta là một tất yêu, khách
quan. Bởi vì, công nghiệp hóa là vấn đề không mới, mà các nước tư bản chủ nghĩa đã thực hiện
từ lâu, công nghiệp hóa còn được đề cập trong chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Đồng thời, tình hình
đất nước ta tồn tại nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, manh mún, lạc hậu…

– Điểm xuất phát của nước ta thấp do đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất của xã hội thiếu thốn và thấp kém, năng suất lao động thấp, đời sống nhân
dân nghèo nàn, lạc hậu, công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc nhiều khó khăn…

– Ngay từ đầu quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

− Nhiệm vụ: là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta.

− Mục tiêu: là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống vật chất,
văn hoá tinh thần cho nhân dân.
34
* Điểm khác:

Thời gian: Trước thời kì đổi thời gian 2 giai đoạn: + 1960-1975 triển khai CNH ở miền
Bắc, + 1975-1985 triển khai trên cả nước. Sau thời kì đổi mới: Sau 1986

*Phương hướng đổi mới:

Trước thời kì đổi mới

Ở miền bắc đại hội III

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý;
- Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp;
- Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng;
- Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa
phương

Trên cả nước

- ĐH lần IV (12/1976):
+ Đẩy mạnh CNH CHCN, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH
+ Ưu tiên phát triển CN nặng kết hợp với CN nhẹ, NN.
- ĐH lần V (3/1982):
+ Lấy NN làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Phát triển CN nặng cần làm có mức độ, vừa sức nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho
NN và CN nhẹ.
⇨ CNH theo mô hình KT khép kín, hướng nội, thiên về phát triển CN nặng.
CNH chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước
XHCN. Chủ lực thực hiện CNH là nhà nước, phân bố nguồn lực để CNH thực hiện thông qua
cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, không tôn trọng quy luật thị trường. Nóng
vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn mà không quan tâm đến hiệu quả
kinh tế xã hội.
Trong thời kì đổi mới
- Tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
- Đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng
tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng
- Kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công
nông nghiệp hợp lý
35
- Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo thật sự lấy
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công
nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát
huy hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và
xuất khẩu
- Cơ cấu lại, xây dựng nền CN.
- Ưu tiên phát triển CN phụ vụ NN và nông thôn.
- Phát triển mạnh CN xây dựng.
- Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.
- Bố trí hợp lý CN trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cum CN hiện có.

*Cách thực hiện

- Trước thời kì đổi mới: CNH trong nền kinh tế hiện vật( Có trao đổi). Không thừa nhận thị
trường và cạnh tranh, Đảng đã chủ trương đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, về bước đi, tốc độ xây
dựng một cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp hiện đại

- Sau thời kì đổi mới: Kinh tế mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, phải tiến hành từng
bước phù hợp với trình độ llsx trong thời kì quá độ lên CNXH, cơ cấu kinh tế hợp lí với từng
thời đoạn.
1. Vì sao nói sau CMT8, nước ta rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc?

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tình thế cách mạng nước ta như “ngàn cân treo sợi
tóc” do gặp muôn ngàn khó khăn, tổ quốc lâm nguy, nền độc lập của dân tộc có thể bị thủ
tiêu, nhân dân ta có nguy cơ trở lại cuộc sống nô lệ, cụ thể các khó khăn đó là:
*Thế giới:
+ Phe đế quốc chủ nghĩa âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công,
đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam
+ Chưa có nước nào ủng hộ độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa.
*Trong nước:
- Về kẻ thù:
+ Giặc ngoài: Ngay từ cuối tháng 8 -1945 hơn 20 vạn quan Trung Hoa Dân Quốc, với
danh nghĩa quân đội Đồng minh được sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ đã tràn vào miền Bắc

36
Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra. Trong khi đó, tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe Đồng
minh, 2 vạn quân đội Anh- Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội
Nhật thua trận ở phía Nam Việt Nam. Đồng thời, trên nước ta lúc bấy giờ vẫn còn khoảng
6 vạn quân đội Nhật thua trận chưa trở về nước. Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử
dụng quân đội Nhật giúp sức cho Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn-
Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23-9-1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần
thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
+ Thù trong: Nhiều lực lượng tổ chức mới và cũ của Việt Nam được lập ra, được khôi
phục với mục đích là tranh giành địa vị, vai trò lãnh đạo với Đảng với Việt Minh, đặc biệt
là Việt Quốc và Việt Cách là 2 tổ chức tay sai của Tưởng.
- Về chính trị:
+ Chính quyền: Hệ thống chính quyền mới được thiết lập, còn non trẻ, thiếu thốn, yếu
kém về nhiều mặt. Những tàn dư cũ còn sót lại.
+ Quân đội: Quân đội chưa phải là chính quy tinh nhuệ, lực lượng còn ít, huấn luyện chưa
bài bản, phương tiện vũ khí yếu, còn thiếu.
+ Khối đại đoàn kết: chưa được củng cố vững chắc.
- Về kinh tế - xã hội: Hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề, sự tàn phá của nạn
lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp
quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều.
- Về tài chính: Ngân sách nước nhà trống rỗng. Nhà nước cách mạng chưa được kiểm
soát ngân hàng Đông Dương. Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá
trị.
+ Công nghiệp: bị đình đốn.
+ Nông nghiệp: bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang.
Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Thiên tai liên tiếp xảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến
hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.
+ Nạn đói, dốt: 95% dân số thất học, mù chữ, nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 làm 2
triệu người dân chết đói.
+ Về văn hóa - xã hội: Hơn 90% dân số không biết chữ. Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan,
rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

37
2. “Ấu trĩ tả khuynh”
Trong những năm qua, chúng ta đã mắc sai lầm "ấu trĩ tả khuynh", duy ý chí, làm trái
quy luật khách quan. Sai lầm đó thể hiện trong việc bố trí cơ cấu kinh tế theo hướng ham
phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, vượt quá khả năng thực tế; trong việc duy
trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp với kiến trúc thượng tầng đồ sộ,
vượt quá sức chịu đựng của cơ sở hạ tầng, nên phải sống nhờ một phần quan trọng bằng
viện trợ; trong việc muốn sớm hoàn thành cải tạo bằng cách nhanh chóng xoá bỏ các
thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Một mặt, chúng ta đã chủ quan, nóng vội, đốt
cháy giai đoạn, ham làm nhiều, làm nhanh, làm lớn quá sức mình; mặt khác, khi đã mắc
sai lầm thì lại bảo thủ, trì trệ, muốn kéo dài hiện trạng, không dũng cảm, quyết tâm sửa
chữa. Những khuyết điểm, sai lầm đó dẫn đến hậu quả là sức sản xuất bị kìm hãm, mất
cân đối ngày càng doãng ra, năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng giảm sút; sản
phẩm, hàng hoá nghèo nàn, lưu thông ách tắc. Các tiềm năng của đất nước cũng như sự
nghiệp giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác chẳng
những không được phát huy, mà còn bị lãng phí nghiêm trọng và có nguy cơ bị mai một
dần. Đất đai, lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn liếng, năng lực, kinh nghiệm, chất
xám, tay nghề của cả nước, của các ngành, của mỗi vùng và khả năng tiềm tàng của
người lao động không được khai thác, tận dụng. Trong khi đó, tình trạng không có việc
làm lại đang có xu hướng tăng lên, giá cả đột biến, đời sống bấp bênh; tiêu cực phát
triển, các giá trị truyền thống, tinh thần và đạo đức bị xói mòn, hoạt động kinh tế - xã
hội lâm vào tình thế rối loạn kéo dài, gây nên tâm trạng phổ biến hoài nghi ở tương lai,
thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trước diễn biến của tình hình, chúng ta đã
lúng túng, không tìm ra được biện pháp có hiệu quả để ứng phó nên đã buông lỏng, trở
thành hữu khuynh. Rõ ràng là, càng duy trì cách nghĩ, cách làm cũ thì khó khăn càng
tăng lên.
3. Điều kiện khách quan giúp cho tư duy kinh tế “êm thấm”
Tư duy là nền tảng của những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về sự phát triển. Trong lĩnh vực
kinh tế, đó là những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết kinh tế và các trường phái kinh tế. Trong
thực tiễn, tư duy phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở những mục tiêu, định hướng phát triển
thông qua các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội, được thể hiện bằng luật pháp, chính sách
cụ thể trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội.

38
Khi nói đến tư duy mới hay đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội là nói tới những thay đổi
lớn trong quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong pháp
luật, thể chế và chính sách quản lý. Tư duy mới sẽ có chính sách mới, chính sách mới sẽ tạo ra
phong trào mới, phong trào mới sẽ tạo ra kết quả mới. Vì thế, đổi mới tư duy là khởi đầu cho
quá trình phát triển mới.

Tư duy mới hay đổi mới tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng, mở đường và tạo không gian cho
sự phát triển. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta từ năm 1986 đến nay cho thấy vai
trò đặc biệt của tư duy lý luận đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với vận mệnh của dân
tộc trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Có thể nhận thấy rằng, Đại hội VI của Đảng đã khởi xướng đường lối đổi mới, bắt đầu từ đổi
mới tư duy kinh tế. Tư duy đổi mới của Đại hội đã đi vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội,
phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định
tạo nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước, mà thành tựu nổi bật là nước ta
đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của
thế kỷ trước, và hiện đã trở thành nước có thu nhập trung bình, đang trong công cuộc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức...

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta còn bộc lộ
những hạn chế, yếu kém, mà một trong những nguyên nhân là tư duy về phát triển kinh tế - xã
hội đã tới hạn, nhiều chủ trương, chính sách không còn phát huy được tác dụng mạnh mẽ như
giai đoạn đầu. Thời kỳ mới đòi hỏi phát triển đất nước toàn diện và đồng bộ hơn về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội... trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm. Vì thế, cần tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực mới cho sự phát triển đột phá
kinh tế - xã hội của đất nước.

4. Chủ trương, chính sách sau CMT8

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, ngày 03-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách: Phát động ngay chiến
dịch tăng gia sản xuất để chống đói; Mở ngay chiến dịch chống nạn mù chữ; Tổ chức
càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền
tự do, dân chủ của nhân dân; Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ
thói hư, tật xấu do chế độ thực dân để lại; Bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế
đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện. Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

39
Tiếp đó, từ ngày 10 đến ngày 11-9-1945, Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng đề ra các
nhiệm vụ về chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, trong đó “nhiệm vụ
chính, trọng tâm trong lúc này là củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, quân
sự để giữ vững nền độc lập”

Để tăng cường thực lực cách mạng, Nhà nước Việt Nam mới rất quan tâm đến việc phát
triển các tổ chức trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc, gồm
các lực lượng yêu nước và tiến bộ. Tháng 5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
(Liên Việt) được thành lập, thu hút các đảng phái và cá nhân yêu nước. Để chính quyền
cách mạng tiêu biểu cho khối đoàn kết toàn dân, Nhà nước mở rộng thành phần Chính
phủ, đưa các nhân sĩ, trí thức vào tham gia. Đồng thời, ban hành các sắc lệnh tổ chức
HĐND và Ủy ban hành chính các cấp; quy định cách tổ chức chính quyền dân chủ nhân
dân; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và Ủy ban hành chính các cấp, v.v…

Tính từ 02-9-1945 đến 31-12-1946, riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành 181
sắc lệnh nhằm tổ chức, xây dựng, kiện toàn chính quyền nhà nước về mọi mặt. Một vấn
đề không kém phần quan trọng là sau khi chính quyền cách mạng ở các cấp trong cả
nước được thành lập, đa số cán bộ, đảng viên tuân thủ đúng chương trình, kế hoạch và
sắc lệnh của Nhà nước. Song, có nhiều nơi, nhiều người phạm “những lầm lỗi rất nặng
nề” như: trái phép, vô kỷ luật, cậy thế, tham ô, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, v.v… Để
chấn chỉnh những lỗi lầm trên, đồng thời đề cao ý thức phục vụ nhân dân, nâng cao sức
chiến đấu, xây dựng chính quyền nhà nước các cấp trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực,
Hồ Chí Minh với tư cách người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới đã có thư gửi UBND
các kỳ, tỉnh, huyện và làng, huấn thị: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến
các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không
phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi
cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”

Để thiết thực xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, Chính phủ ban hành Sắc lệnh
Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước
Việt Nam mới. Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, bọn đế quốc, phản động ra sức quấy
phá, Chính phủ kiên quyết lãnh đạo, tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt
Nam mới. Nhân dân cả nước nô nức đi bầu cử. Những đại biểu do Mặt trận Việt Minh
giới thiệu đều đạt được sự tín nhiệm tuyệt đối. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số
phiếu cao nhất 98,4%. Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dựa trên những nguyên tắc: “Đoàn kết
40
toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Bảo đảm các quyền tự
do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” Từ đây, quyền
làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống chính quyền nhà nước các
cấp được thể chế trong Hiến pháp.

Cùng với việc xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước các cấp là việc củng cố thực lực
cách mạng. Đảng và Nhà nước tổ chức cứu đói và đề phòng nạn đói. Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và cứu đói. Người kêu gọi nhân dân và
gương mẫu thực hiện “nhường cơm sẻ áo” bằng cách “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa”,
đem gạo đó để cứu dân nghèo. Nhà nước tổ chức các đội lạc quyên cứu đói và quy định
tiết kiệm lương thực, cấm nấu rượu lậu bằng gạo, ngô, đẩy mạnh trồng hoa màu ngắn
ngày, v.v... Kết quả là nạn đói được đẩy lùi. Nhà nước còn tiến hành tịch thu ruộng đất
của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công
bằng, hợp lý và ra Thông tư giảm tô 25% cho nông dân; mở lại các nhà máy do Nhật bỏ
lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh... Nhà nước xây dựng “Quỹ độc
lập”, tổ chức “Tuần lễ vàng”, kết quả đồng bào cả nước đã góp được 370 kg vàng, 60
triệu đồng. Nhà nước phát hành tiền giấy bạc Việt Nam, từng bước xây dựng nền tài
chính độc lập. Đồng thời, Nhà nước còn vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới,
nếp sống mới, xóa bỏ văn hóa nô dịch của chế độ thực dân, phong kiến; phát triển phong
trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Chỉ trong một năm, ở Trung Bộ và Bắc Bộ đã có
2,5 triệu người biết đọc, biết viết. Hệ thống giáo dục bước đầu được xây dựng. Tiếng
Việt được chính thức dùng trong hệ thống trường học. Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh
cũng được quan tâm, v.v…

Như vậy, trong điều kiện vô cùng khó khăn và trong thời gian rất ngắn, Đảng, Nhà
nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương sáng suốt, vừa vững vàng về
nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, đã tăng cường được thực lực cách mạng, xây
dựng, củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả của cuộc Cách
mạng Tháng Tám, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở
trong những năm 1945-1946, chuẩn bị điều kiện và lực lượng bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch
sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít”

5. Tư duy Kinh tế sau 1986


41
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn. Chúng ta bị các nước bao vây
cấm vận. Liên Xô và Đông Âu bắt đầu cải cách mở cửa nên cắt giảm viện trợ. Trong
nước sản xuất đình đốn, đời sống nhân dân đói nghèo đến cùng cực. Tiềm lực kinh tế vô
cùng nhỏ bé. Trước tình đó, Tổng Bí thư Trường Chinh tiến hành các cuộc khảo sát thực
tế và tập hợp các nhà khoa học để tư vấn. Từ đó nhận ra, đã đến lúc phải đổi mới tư duy
về lý luận cũng như tư duy kinh tế. Đó là phải xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, phải có
cơ chế tự hoạch toán, tự chủ tài chính, phải bắt đầu áp dụng nền kinh tế có sự quản lý
của nhà nước.
Đại hội Đảng lần thứ 6 (tháng 12 năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng bắt đầu
từ việc đổi mới tư duy, mà “trước hết là tư duy kinh tế”. Kinh tế được điều tiết theo
chuyển động thị trường - vấn đề tưởng như là nguyên lý nhưng đặt vào bối cảnh khởi
động Đổi mới năm 1986 khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, mới
thấy hết giá trị mang tính mở đường, tính mới mẻ và hiện đại của những chủ trương
chưa từng có trong tư duy của những người Cộng sản.
Có thể khái quát một số bước chuyển đổi mới tư duy kinh tế đặc trưng ở nước ta trong
hơn 30 năm đổi mới như sau:
+ Từ tư duy sản xuất theo mô hình kinh tế hiện vật, phi thị trường sang tư duy sản xuất
theo mô hình kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn tăng trưởng
kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách. Trong đó, tư duy kinh tế về bản chất kinh tế thị trường và những nội hàm của tính
định hướng XHCN, được xác định và ngày càng cụ thể hóa trong các kỳ đại hội Đảng,
đã thực sự trở thành tư duy lý luận có sức sáng tạo, không chỉ làm sáng rõ con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam mà còn là sự bổ sung cho kho tàng lý luận về CNXH.
+ Từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần kinh tế. Các thành phần
kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Có thể nói, bước chuyển đổi
mới tư duy này thực sự là khâu đột phá trong nhận thức lý luận kinh tế, cởi trói tư duy
và tạo động lực cho công cuộc đổi mới thực hiện thuận lợi, có hiệu quả.
+ Từ tư duy quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, làm cho con người ỷ lại, thụ động,
sang tư duy quản lý theo cơ chế thị trường, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của con người.
+ Từ tư duy phân phối bình quân, cào bằng, không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng
hóa hình thức phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu, gắn với phân phối theo
vốn, tài sản…
+ Từ tư duy không chấp nhận bóc lột, không chấp nhận phân hoá giàu nghèo, sang tư
duy chấp nhận bóc lột, chấp nhận phân hoá giàu nghèo ở mức độ nhất định.
+ Từ tư duy đảng viên không làm kinh tế tư nhân sang đảng viên được làm kinh tế tư
nhân
42
+ Từ tư duy kinh tế “khép kín” sang tư duy mở, chủ động hội nhập quốc tế, chấp nhận
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Từ tư duy “Nhà nước làm thay thị trường”, “Nhà nước làm tất cả”, độc quyền sang tư
duy nhà nước chủ yếu thực hiện vai trò kiến tạo phát triển, khắc phục các khuyết tật của
thị trường, đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xoá bỏ độc
quyền doanh nghiệp...
+Từ tư duy Nhà nước đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ yếu, sang thị trường
đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ yếu.
+Từ tư duy công nghiệp hoá bằng con đường “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, sử dụng vốn của
nhà nước sang tư duy công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức và phát triển
rút ngắn, sử dụng nguồn vốn xã hội hoá theo cơ chế thị trường.
+Từ tư duy mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng với năng suất, chất lượng và
hiệu quả thấp, sang mô hình kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu với năng suất,
chất lượng và hiệu quả cao, phát triển nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường…
Những đặc trưng đổi mới tư duy kinh tế nêu trên là nền tảng tiền đề nhận thức lý luận
của tư duy đổi mới hiện nay trên các lĩnh khác về chính trị ,văn hoá, xã hội, an ninh-
quốc phòng, đối ngoại… Đương nhiên, mức độ thành công, chất lượng chuyển đổi của
mỗi bước chuyển đổi mới tư duy kinh tế nêu trên không đều nhau. Không nắm bắt, giải
mã được những tín hiệu đặc trưng tư duy kinh tế mới đó thì không thể có tư duy lý luận
đổi mới đúng đắn, sáng tạo.

43

You might also like