You are on page 1of 3

II.

Liên hệ tới chủ trương đoàn kết quốc tế của Đảng ta hiện nay
2. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, hoạt động đối ngoại của Việt
Nam tập trung vào các đối tác ưu tiên, chủ chốt, các nước lớn, các nước láng giềng,
khu vực và các đối tác quan trọng khác.
- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực góp phần
tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc, xây dựng tình đoàn kết giữa các lực lượng cách
mạng và dân chủ, thúc đẩy quan hệ quốc tế hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
nhằm củng cố, bảo vệ, giữ vững hòa bình và độc lập dân tộc. Người chủ trương tích
cực, chủ động đoàn kết, hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn
nhau; thực hiện phương châm “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán
với một ai”, “thêm bạn, bớt thù” và “giúp bạn là tự giúp mình”.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết, hợp tác quốc tế không những để tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, mà còn là thể hiện trách nhiệm ủng hộ, giúp
đỡ các nước khác, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Vì lẽ đó, Người chủ trương, một mặt, cần
ra sức kháng chiến, tham gia các phong trào ủng hộ hòa bình trên thế giới; mặt khác, hợp
tác phải đi đôi với đấu tranh. “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát
vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong
muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
Trong di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại, đoàn
kết, hợp tác quốc tế là một trong những tư tưởng cốt lõi của Người. Đó là kim chỉ nam,
định hướng quan trọng trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta trước đây cũng như hiện nay.
Cùng với việc phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, qua 35 năm đổi
mới, tư tưởng đoàn kết quốc tế của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được Đảng ta vận dụng một
cách sáng tạo trong việc hoạch định chủ trương đường lối mở cửa, hội nhâp quốc tế, là bạn
của tất cả các nước, phải tham gia những vấn đề toàn cầu hiện nay của quốc tế.
+) Đảng ta đã chủ động xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ đa chiều với nhiều đối
tác trên thế giới, nhằm đảm bảo sự cân bằng an ninh và phát triển kinh tế cho chính mình.
Dưới đây là một số điểm quan trọng về hợp tác của Việt Nam với các nước lớn, các đối tác
ưu tiên, chủ chốt, các nước lớn, các nước láng giềng, khu vực và các đối tác quan trọng
khác:

1. Quan hệ với các nước lớn:


Giao thương và hợp tác với các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác
nhằm tận dụng cơ hội hợp tác kinh tế, chính trị và quân sự.
Hợp tác với Mỹ: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ từ năm 1995, và quan
hệ này ngày càng được cải thiện. Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở đường cho quan hệ ngày càng sâu sắc giữa 2
nước.
Hợp tác với Trung Quốc: Việt Nam chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với
Trung Quốc trên cơ sở tồn tại hoà bình. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tìm kiếm giải pháp
hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và thúc đẩy ổn định trong khu vực.
Hợp tác với Nga: Việt Nam duy trì quan hệ đặc biệt với Liên Xô (Nga) và xem đây là
nguyên tắc, chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại. Việt Nam cũng tham gia
nhiều hình thức hợp tác với Nga, bao gồm cả lĩnh vực quân sự.
Hợp tác với EU: Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN.
EU cũng trở thành nhà đầu tư lớn thứ 5 tại Việt Nam. Hợp tác với EU không chỉ về
kinh tế mà còn về an ninh và phát triển. Nhờ vào việc duy trì và củng cố hòa bình, ổn
định ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Đông Nam Á, Việt Nam đang đứng trên
nhiều “ chân kiềng’’ quan hệ với các nước phương Tây, Trung Quốc và các nước
ASEAN.
2. Quan hệ với các nước láng giềng:
a) Trên tinh thần bốn biển đều là anh em, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ đoàn kết với
các nước láng giềng. Người đã luận chứng sâu sắc và dày công vun đắp cho quan hệ
này vì vấn đề độc lập, tự do của mỗi nước, vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực:
- Ngay từ những năm cuối thập niên 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò của
đoàn kết giữa các nước trong khu vực. Người nói: “Việt Nam là một bộ phận trong đại
gia đình Châu Á. Tranh đấu cho tự do độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do,
độc lập của đại gia đình Châu Á”. Vì vậy, Người tham gia sáng lập và trở thành linh
hồn của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
- Trong quan hệ ở phạm vi hẹp hơn, Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải chú trọng đoàn kết với
các nước Đông Nam Á. Với Việt Nam, Người cho rằng: “Là một nước ở Đông - Nam
Á, chúng ta hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc trong khu vực
này chống lại sự xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và
mới”.
- Đối với các nước có chung đường biên giới với ta như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hồ
Chí Minh lại càng coi trọng việc gây dựng khối đoàn kết. Đây là ba nước “láng giềng
gần”, có quan hệ về mọi mặt với nước ta từ lâu đời, coi nhau như “anh em ruột thịt”, …
Tuy vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết ở đây phải trên cơ sở “thật thà”, phải được thể
hiện bằng những hành động cách mạng cụ thể “giúp bạn là tự giúp mình”.
 Như vậy, đoàn kết bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau là quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong quan
hệ với các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam. Quan điểm này vẫn đang
tiếp tục soi sáng, là kim chỉ nam cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
b) Đảng ta đã thực hiện việc xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác mạnh mẽ với các nước
láng giềng và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, và Thái
Lan bằng nhiều cách:
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Lào:
- Việt Nam và Lào có mối quan hệ đặc biệt và đoàn kết. Cả hai nước đã hỗ trợ lẫn nhau
trong việc tổ chức các hội nghị về chính trị, an ninh và quốc phòng. Đặc biệt, cả hai
nước đều giữ cương vị Chủ tịch ASEAN.
- Hợp tác địa phương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Lào cũng đã được thúc đẩy.
Ví dụ, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Các hoạt động giao lưu, trao
đổi giữa hai bên đã tạo ra cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
Quan hệ và hợp tác toàn diện với Campuchia:
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống,
gắn bó từ lâu đời. Mối quan hệ này được nhân dân hai nước dày công vun đắp và trở
thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc. Năm 2022 đánh dấu 55 năm Ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967-24/6/2022) và cũng được chọn là Năm
Hữu nghị Việt Nam-Campuchia.
Quan hệ và hợp tác toàn diện với Thái Lan:
- Quan hệ Việt Nam – Thái Lan đã trải qua một chặng đường dài và phát triển tích cực
trong suốt 45 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1976. Việt Nam và
Thái Lan đã trở thành “đối tác chiến lược” với nhau. Quan hệ này không chỉ giới hạn
trong lĩnh vực chính trị, mà còn bao gồm hợp tác đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác
nhau.
3. Quan hệ với các nước khu vực.
- Tham gia vào các tổ chức và cộng đồng khu vực như ASEAN( hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á), để tăng cường hòa bình, ổn định, và phát triển chung trong khu vực.
- Hợp tác kinh tế và phát triển vùng Đông Nam Á:
+ Đảng ta đã ưu tiên tạo dựng khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài với
các nước láng giềng và khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu là tạo môi trường hoà bình, ổn
định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
+ Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã cùng nhau thúc đẩy hợp tác
kinh tế, kết nối giao thông, và nâng cấp cửa khẩu. Điều này giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu
hàng hóa, quản lý biên giới và hợp tác phòng, chống tội phạm.

You might also like