You are on page 1of 10

I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ASEAN


1. Khái quát chung:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu
vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên và trở thành “mái nhà
chung” của 10 quốc gia Đông Nam Á.
Tên đầy đủ: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Đây là một tổ chức
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á.
- Tên tiếng anh: Association of South East Asian Nations.
(Viết tắt: ASEAN)
- Ngày thành lập: 08/08/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5
quốc gia thành viên ban đầu bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore và Philipines.
- Cờ và biểu trưng:

2. Quá trình hình thành và phát triển:


2.1. Quá trình hình thành
ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố Bangkok, với 5
thành viên ban đầu gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái
Lan. ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội
giữa các thành viên của Hiệp hội, đồng thời tạo điều kiện để các nước thành
viên hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới. Với mong muốn
mở rộng thêm thành viên, ASEAN đã kết nạp Brunei vào ngày 7/1/1984.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995. Tiếp
đến, ASEAN đã lần lượt kết nạp Lào và Myanmar vào ngày 23/7/1997 và
Campuchia vào ngày 30/4/1999, hiện thực hóa ý tưởng quy tụ đủ 10 nước
Đông Nam Á dưới “mái nhà chung ASEAN”.
Tổng quan quá trình gia nhập ASEAN
ASEAN gồm 10 nước thành viên với sự đa dạng về chế độ chính trị, văn
hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, gắn kết với nhau vì mục tiêu chung,
hướng đến người dân và lấy người dân làm trung tâm, vì hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.
Hiện có 2 quốc gia bày tỏ ý muốn gia nhập ASEAN là Timor Leste và Papua
New Guinea.

Bộ trưởng Ngoại giao của 5 nước Indonesia, Malaysia,


Philippines,Singapore và Thái Lan, tại Bangkok, ngày 8/8/1967.

2.2. Quá trình phát triển


Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập
(ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nước thành viên trong việc bảo
đảm Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Các quốc gia
Đông Nam Á cũng cam kết phối hợp mở rộng các lĩnh vực hợp tác nhằm
góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ gắn bó.
Năm 1976, ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á
(TAC) và thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali).
Được ký nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất, TAC đặt nền
móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở khu vực
nhằm thúc đẩy nền hòa bình, sự thân thiện và hợp tác giữa các bên tham gia.
Tuyên bố Bali khẳng định các nỗ lực thúc đẩy hòa bình, tiến bộ và phồn
vinh của các nước thành viên và cam kết mở rộng hợp tác ASEAN trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội và chính trị.
Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được ký kết năm 1992. Hiệp định
Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN đã tạo khuôn khổ căn bản cho
hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp; khoáng sản
và năng lượng; tài chính và ngân hàng; lương thực, nông và lâm nghiệp;
giao thông vận tải; bưu chính-viễn thông. AFTA đặt nền tảng quan trọng cho
mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế
ASEAN sau này.
Năm 1994, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập. ARF khởi đầu
cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề chính trị, an ninh trong khu vực.
Năm 1995, ASEAN ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí
hạt nhân (SEANWFZ). Theo đó, các bên tham gia SEANWFZ không được
phát triển, sản xuất, tìm cách sở hữu, kiểm soát hoặc lắp đặt vũ khí hạt nhân;
không cung cấp nguồn hoặc các vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân cho các quốc
gia không có vũ khí hạt nhân.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC). DOC nêu cam kết của các bên nhằm giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và thông qua đàm phán
giữa các bên liên quan.
Năm 2003, ASEAN thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên
bố Ba-li II), khẳng định quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba
trụ cột; đồng thời phác thảo những ý tưởng lớn của từng trụ cột.
Năm 2009, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua, bao gồm
các Kế hoạch tổng thể xây dựng các trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và
Văn hóa-Xã hội ASEAN. Trong năm 2009, Ủy ban liên Chính phủ ASEAN
về nhân quyền (AICHR) được thành lập.
Năm 2010, ASEAN thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN
(MPAC), đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện kết nối các thành viên về hạ
tầng, thể chế và người dân.
Năm 2011, Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc
gia toàn cầu (Tuyên bố Bali III) được thông qua; khẳng định quyết tâm và
cam kết của các nước ASEAN về xây dựng lập trường, quan điểm chung
trong việc hợp tác ứng phó các vấn đề toàn cầu; nâng cao vai trò và tiếng nói
của ASEAN tại các cơ chế quốc tế.
3. Mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và phương thức hoạt động
3.1. Mục tiêu
Như quy định trong Tuyên bố ASEAN, mục tiêu và mục đích của ASEAN là:

1. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu
vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nền
tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á;

2. Để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng
công lý và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và
tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

3. Để thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan
tâm chung trong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành
chính;

4. Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các
lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính;

5. Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công
nghiệp, mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề
thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền
thông và nâng cao mức sống của người dân các nước;

6. Để thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;

7. Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với
mục tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi
hơn với nhau.
3.2. Nguyên tắc cơ bản

Trong quan hệ giữa các nước với nhau, các thành viên ASEAN đã thông qua các
nguyên tắc cơ bản sau đây, như được ghi nhận trong Hiệp ước Thân thiện và hợp
tác ở Đông Nam Á (TAC) năm 1976:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các quốc gia;

2. Quyền của mỗi Nhà nước trong việc bảo vệ sự tồn tại quốc gia khỏi sự can thiệp
từ bên ngoài, lật đổ hoặc cưỡng ép;

3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

4. Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Sự từ bỏ các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

6. Hợp tác hiệu quả với nhau.

3.3. Phương thức hoạt động

Phương thức ra quyết định của ASEAN là tham vấn và đồng thuận. Mọi vấn đề của
ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên và quyết định chỉ được
thông qua khi tất cả các nước thành viên nhất trí hoặc không phản đối.

Hợp tác khu vực phải được tiến hành từng bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả
năng của các nước thành viên ASEAN và tất cả đều có thể tham gia, không thành
viên nào bị “bỏ lại”.

Trong quan hệ với các đối tác, các quốc gia thành viên ASEAN phối hợp và nỗ lực
xây dựng lập trường chung, cũng như tiến hành các hoạt động chung trên cơ sở
thống nhất và đoàn kết, tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến
chương ASEAN (điều 41) và tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-
Thái Bình Dương (AOIP).

Hiến chương ASEAN quy định: Chức Chủ tịch ASEAN được luân phiên hằng năm
giữa các quốc gia thành viên theo thứ tự bảng chữ cái tên tiếng Anh của các nước.
Chủ tịch ASEAN chủ trì tất cả các cuộc họp chính thức của ASEAN; đồng thời
đóng vai trò dẫn dắt, điều phối trong việc xác định những lĩnh vực hợp tác trọng
tâm, đề xuất những sáng kiến và kế hoạch mới; bảo đảm phản ứng kịp thời và hiệu
quả với những vấn đề cấp bách hay những tình huống khủng hoảng tác động đến
ASEAN.

II. CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA TỔ CHỨC ASEAN

1. Xuất, nhập khẩu Việt Nam – ASEAN

Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đã có
bước phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng nhảy vọt.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá Việt Nam – ASEAN giai
đoạn 1995 – 2020 ( tỷ đồng )

Năm đầu tiên hội nhập ASEAN, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt
Nam với ASEAN chỉ đạt mức khiêm tốn 3,5 tỷ USD. Đến năm 2015, tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu đã tăng 12 lần, đạt 42 tỷ USD. Và đến năm 2019
tăng 16,5 lần, đạt 57,5 tỷ USD. Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực
của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với
ASEAN tuy có sụt giảm nhưng vẫn đạt mức 53,6 tỷ USD, tăng 15,4 lần so
với năm 1995, chiếm 9,8% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,1 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN đạt 30,5 tỷ
USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập siêu của Việt Nam với
khu vực này là 7,4 tỷ USD. Hiện nay, ASEAN đã trở đối tác thương mại lớn
của Việt Nam, sau các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê được biết, trong 7 tháng năm 2021, tổng
kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN ước tính đạt
40,8 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, xuất khẩu đạt
giá trị 16,1 tỷ USD, tăng 25,9%, nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%.
Nhập siêu từ thị trường ASEAN ước tính đạt 8,6 tỷ USD, tăng 123% so với
cùng kỳ năm 2020.

Tỷ trọng Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu một số thị trường chủ yếu 7 tháng
năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, các thị trường xuất, nhập khẩu chủ lực của
Việt Nam và ASEAN là Thái Lan, Ma-lay-si-a, In-do-ne-si-a, Cam-pu-chia,
Sin-ga-po. Trong 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu với
Thái Lan đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 27,7% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
của cả khu vực; với Ma-lay-si-a đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 18,1%; với In-do-ne-
si-a đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 15,9%; với Cam-pu-chi-a đạt 5,9 tỷ USD, chiếm
14,5%; với Sin-ga-po đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 12%. Tuy nhiên, điểm hạn chế
trong thương mại hàng hóa với các nước ASEAN là Việt Nam vẫn chủ yếu
nhập siêu. Trong 10 năm gần đây, nhập siêu liên tục ở mức 6-7 tỷ USD,
chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu.
Thống kê tổng lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn từ
2020-2022
50.00%
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Thống kê tổng lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn từ 2020-2022

Theo báo cáo của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), trong số các
nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang
Philippines. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Philippines là thị trường xuất
khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim
ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về
lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020,
chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu gạo của cả nước.
Quý 1/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam,
chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo
xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá
trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim
ngạch.
2. Về an ninh - chính trị
Theo Tiến sĩ Phạm Lan Dung, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt
Nam, điều này cho thấy tính thống nhất cao của ASEAN trong việc đề cao
luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp Biển Đông: “Việc lưu hành
công hàm với những nội dung mang đậm những ngôn ngữ và hàm ý pháp lý
cho thấy các quốc gia ngày càng đề cao vai trò và giá trị của luật pháp quốc
tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS), qua đó khẳng định tính
chất phổ quát và nhất quán của Công ước Luật Biển đã thiết lập khuôn khổ
pháp lý, trong đó mọi hoạt động trên biển và đại dương được thực hiện. Đây
chính là các hành động thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật mà cộng
đồng quốc tế mong muốn”.

Nhận thức rõ Biển Đông là một trong những thách thức chính đối với Cộng
đồng ASEAN đến năm 2025, ASEAN đã và đang có những bước đi, quan
điểm rõ ràng hơn về những dự kiến, kế hoạch trong vấn đề này, dự báo
những tác động đối với ASEAN và các quốc gia thành viên cũng như nhấn
mạnh vai trò trung tâm ASEAN để xử lý vấn đề.

Trong cả hai Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và lần thứ 37 trong năm
2020, vấn đề Biển Đông đều nhận được đồng thuận từ các lãnh đạo ASEAN
rằng cơ sở pháp lý duy nhất và nhất quán để giải quyết các vấn đề của Biển
Đông là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS
1982). Tất cả các nước cũng đã nhất trí thúc đẩy nhanh chóng tiến trình đàm
phán và ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), văn
bản điều hành tất cả những xử sự trên biển giữa các bên liên quan vì một
khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng
3. Về văn hóa giáo dục:
Quan hệ hợp tác về văn hoá giữa Việt Nam và ASEAN chính thức được
"khởi động" từ 22/7/1992, khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (còn gọi là
Hiệp ước hợp tác và thân thiện) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Tại
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 26 ở Singapore (1993) Việt Nam
được mời tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cùng các chương trình
và dự án hợp tác trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn
hoá - thông tin, du lịch. Trong thời gian từ 1993 đến 27/7/1995 (trước khi
được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội) mới chỉ là quan sát viên
nhưng Việt Nam đã tích cực chuẩn bị và trực tiếp tham gia vào các hoạt
động của Uỷ ban chuyên ngành về văn hoá - thông tin (ASEAN - COCI).
Trên cơ sở các mối giao lưu, quan hệ văn hoá vốn có từ trước, nay mở rộng
và dần đi vào chuyên sâu. Từ sau ngày 28/7/1995, đến nay mối quan hệ hợp
tác văn hoá Việt Nam - ASEAN ngày càng được đẩy mạnh, từ bộ máy cơ
quan chuyên trách đến tuyên truyền, giới thiệu, trao đổi đoàn. Ngoài Uỷ ban
Quốc gia điều phối các hoạt động về ASEAN, các Bộ, ngành có liên quan
đều lập cơ quan chuyên trách về ASEAN. Uỷ ban ASEAN - COCI của Việt
Nam đặt tại Bộ văn hoá - thông tin (VH-TT).

You might also like