You are on page 1of 48

HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM – MỸ TRONG THỜI GIAN SẮP
TỚI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM NHẰM
TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG QUAN
HỆ VỚI MỸ

Môn học: Quan hệ đối tác chính


Lớp 11QH - Hệ 4
Giáo viên hướng dẫn: Trung Tá An Văn Quân

HÀ NỘI – 2023
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
KHOA K20

Lớp: 11QH
Họ và tên: Đào Trung Tín
Môn học: Quan hệ đối tác chính
TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN
Môn học: Quan hệ đối tác chính
Lớp: 11QH
Ngày nộp: 18/10/2024

Cán bộ chấm thi

Số phách

CBCT số 1 CBCT số 2

Điểm
Số phách
Bằng số Bằng chữ
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT – MỸ KỂ TỪ


SAU KHI BÌNH THƯỜNG HÓA

1.1. Vị trí của Việt Nam và Mỹ trong chính sách đối ngoại
của nhau

1.2. Thực trạng quan hệ Việt – Mỹ trên các lĩnh vực từ sau khi
bình thường hóa quan hệ

Chương 2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG CHO QUAN HỆ VIỆT –


MỸ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

2.1. Dự báo triển vọng quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian


sắp tới

2.2. Một số kiến nghị cho Việt Nam

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã trải qua một hành trình đầy biến động và
phức tạp từ khi hai quốc gia này bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào những
năm đầu thập kỷ 1990. Từ những ngày đầu, cả hai nước đã chứng kiến những
bước tiến đáng kể trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác chiến
lược, không chỉ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao mà còn trong các lĩnh vực
kinh tế và an ninh – quốc phòng. Có thể thấy, việc mở cửa và hợp tác ngày càng
chặt chẽ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo nên cơ hội và thách thức mới cho cả hai
bên. Đối diện với bối cảnh địa chính trị toàn cầu diễn biến phức tạp , song đó đã
gây ra nhiều thách thức lớn từ các yếu tố như biến đổi khí hậu, đối đầu thương
mại và an ninh quốc tế, mối quan hệ Việt – Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách
thức khác nhau. Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhất định, triển vọng cho tương
lai cũng hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn, đặt ra những câu hỏi về hướng phát triển
và cơ sở để duy trì một mối quan hệ đối tác ổn định và phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, bài tiểu luận sẽ tập trung khám phá sâu rộng
về quan hệ Việt Mỹ từ sau khi bình thường hoá trên các lĩnh vực, đi sâu vào các
thành công và hạn chế và dự báo triển vọng cho tương lai hai nước trong thời thời
sắp tới, đồng thời bài tiểu luận cũng đề xuất những khuyến nghị cụ thể cho Việt
Nam để góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt – Mỹ. Bên cạnh đó, sự hiểu
biết sâu rộng về những thách thức và cơ hội là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây
dựng chiến lược đối ngoại hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng quan hệ giữa hai
quốc gia sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào sự ổn định và phồn thịnh của khu vực
và thế giới trong tương lai.
Bài tiểu luận dưới đây được chia làm 2 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về quan hệ Việt – Mỹ kể từ sau khi bình thường hóa
Chương 2: Dự báo triển vọng cho quan hệ Việt – Mỹ và một số kiến nghị
cho Việt Nam
Trong quá trình sưu tầm tài liệu và làm bài tiểu luận này không tránh khỏi
những sai sót về cả hình thức lẫn nội dung. Vì vậy rất mong được sự đóng góp
thẳng thắn của giảng viên cùng các bạn đọc để bài tiểu luận này ngày càng được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT – MỸ KỂ TỪ SAU KHI BÌNH
THƯỜNG HÓA
1.1. Vị trí của Việt Nam và Mỹ trong chính sách đối ngoại của nhau
1.1.1. Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Trong quan hệ đối ngoại với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương. Việt Nam không phải là ưu tiên chiến lược hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của Mỹ. Có thể thấy, vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại
của Mỹ nằm trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương, mà Việt Nam là một thành viên trong khu vực đó. Do đó, tầm quan trọng
của Việt Nam phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
Một là, tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Khu
vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với dân số chiếm gần một nửa dân số thế
giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú và nhiều tuyến đường biển yết hầu
quan trọng của kinh tế, thương mại toàn cầu. Đây cũng là một trong những khu
vực năng động bậc nhất về kinh tế, có thể hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau giữa các nền
kinh tế phát triển và đang phát triển. Về kinh tế, khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương hiện có ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật
Bản, tạo ra 62% GDP toàn cầu, chiếm 46% tổng thương mại quốc tế và 50% tổng
lượng vận chuyển hàng hải tính đến năm 20221. Về chính trị, quân sự, ảnh hưởng
của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với thế giới cũng đang ngày
càng tăng lên bởi đây là khu vực tập trung lực lượng quân sự dày đặc, có tiềm lực
phát triển quân sự lớn và sự nổi lên của vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân và phát
triển vũ khí hủy diệt. Hiện nay, Mỹ là một trong số các quốc gia tích cực nhất
trong việc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Mỹ với mạng
lưới minh rộng lớn và hệ thống các căn cứ quân sự dày đặc, cùng với đó là tiềm
lực kinh tế vượt trội đã lập nên các cơ chế lợi ích nhóm do Mỹ dẫn dắt như QUAD
hay AUKUS với mục đích trọng tâm là sự hợp tác bền vững với các đồng minh,
đối tác và tổ chức trong và ngoài khu vực và cuối cùng là củng cố vị trí cường

1
Vân Khanh, Đặng Trường (2022), “Đôi nét về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc và
“vị thế” của Seoul trong khu vực”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, http://tapchiqptd.vn, ngày truy cập: 25/12/2023.
6
quốc hàng đầu của Mỹ2. Có thể thấy, những lợi ích mà Mỹ quan tâm không chỉ
có Việt Nam mà là tất cả các quốc gia trên khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương và Việt Nam là một mắc xích trong chuỗi hệ thống đó.
Thứ hai, tương quan giữa sự phát triển của Việt Nam với những nền kinh
tế trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia với tốc độ phát triển kinh
tế nhanh, nền kinh tế năng động và dân số trẻ, trong những năm qua Việt Nam
cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng giúp nâng cao vị thế và uy tín
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong tương quan so sánh thế
mạnh và tầm quan trọng địa chiến lược với các nước khác trong khu vực như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… thì Việt Nam vẫn chưa thực sự nổi
bật. Mỹ với tư cách là cường quốc hàng đầu thế giới, tham gia vào khu vực với
mục tiêu là tập hợp lực lượng, mở rộng sự ảnh hưởng và kiềm chế Trung Quốc.
Có thể nhìn nhận Việt Nam là một mắc xích trong tính toán chiến lược của Mỹ,
nhưng về mặt ưu tiên thì Việt Nam không phải là ưu tiên hàng đầu đối với Mỹ
trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Thứ ba, yếu tố lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ. Quan hệ Việt Mỹ hiện nay
bị chi phối mạnh mẽ từ những vấn đề mang tính lịch sử giữa hai nước, đặc biệt
nhất là sự lo ngại đến từ phía Việt Nam trước chủ nghĩa bá quyền trong lịch sử
của Mỹ và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ với Việt Nam. Hai nước cũng trải
qua 20 năm chiến tranh, do đó đã tạo nên một rào cản lớn đối với Việt Nam trong
phát triển quan hệ với Mỹ. Ngoài ra, việc giải quyết vấn dề “di sản chiến tranh”
như POW/MIA hay hội chứng Việt Nam cũng gây những cản trở nhất định đối
với Việt Nam trong hợp tác với Mỹ. Giai đoạn hiện nay, tuy khả năng can thiệp
quân sự và chủ nghĩa bá quyền của Mỹ đã có sự suy yếu nhất định do sự đan xen
phức tạp của các thể chế quốc tế và tính ràng buộc của luật pháp quốc tế trước
những hành động vũ lực đe doạ. Tuy nhiên, những vấn đề trong quá khứ về diễn
biến hoà bình, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn có mức độ tác động nhất
định đến quan hệ song phương Việt - Mỹ cho đến ngày nay.
a. Lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam
Thứ nhất, Mỹ có thể gia tăng vị thế và sự ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng thông qua mở
rộng quan hệ với Việt Nam. Kể từ thời Tổng thống Barack Obama, Việt Nam là

2
U.S. Mission Vietnam (2022), “FACT SHEET: Indo-Pacific Strategy of the United States”, U.S. Embassy &
Consulate in Vietnam, https://vn.usembassy.gov/fact-sheet-indo-pacific-strategy-of-the-united-states/, ngày truy
cập: 20/12/2023.
7
mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á hay còn
gọi là “xoay trục” (trong đó có Đông Nam Á) và chuyển trọng tâm chiến lược
sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ nhằm xây dựng một cấu trúc khu
vực có lợi cho Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump và sau này được tiếp nối
bởi Tổng thống Joe Biden. Việc thành lập ra các cơ chế kinh tế trong việc tập hợp
lực lượng sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tăng cường sự ảnh hưởng sâu hơn đến các quốc
gia trong khu vực, trong đó Việt Nam sẽ đóng vai trò là một cầu nối. Chẳng hạn
như việc Tổng thống Joe Biden đã đề ra sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương năm 2022 với sự tham gia của 13 quốc gia và đang
trong quá trình đàm phán. Song đó, việc thúc đẩy Việt Nam - một yếu tố quan
trọng trong chiến lược của Mỹ, tham gia vào cơ chế này với tư cách sáng lập,
thông qua đó Việt Nam sẽ trở thành một “người tiên phong” và thu hút tham gia
của các quốc gia khác, điều này đã giúp Mỹ gia tăng đáng kể vị thế đối với các
nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, muốn thực hiện chiến lược này, Mỹ phải tăng cường quan hệ
với các đồng minh và phát triển quan hệ với các nước không phải đồng minh.
Chẳng hạn, dưới thời Tổng thống Joe Biden là ưu tiên chính sách đối ngoại đa
phương. Trong đó, quan hệ với Việt Nam tạo điều kiện cho Mỹ gia tăng ảnh hưởng
đối với ASEAN và các tổ chức đa phương khu vực, toàn cầu khác mà Việt Nam
tham gia. Ngoài ra, Việt Nam còn có giá trị nhất định với Mỹ trong việc tranh
giành ảnh hưởng và kiềm chế các đối thủ khác có khả năng cạnh tranh với Mỹ ở
khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên,
trong tính toán lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là trong tam giác quan hệ Mỹ
- Việt – Trung. Thì Trung Quốc vẫn đóng vai trò số một trong việc tạo ra lợi ích
cho Mỹ, mặc dù cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều khía
cạnh, nhưng Trung Quốc vẫn là một đối tác quan trọng đối với Mỹ. Do đó, việc
có thể tạo ra được thế cân bằng trong quan hệ Mỹ - Việt và Mỹ - trung là điều
không thể. Vì vậy, Việt Nam cần tỉnh táo trong các tính toán lợi ích của các nước
lớn và đề ra các đối sách phù hợp để không rơi vào thế bị động.
Thứ hai, hợp tác với Việt Nam giúp Mỹ đảm bảo an ninh trong nước và các
mối đe doạ bên ngoài. Trong hợp tác song phương và đa phương, Việt Nam có
mối quan tâm chung và có thể chia sẻ quan điểm với Mỹ về các vấn đề an ninh
trong khu vực và trên thế giới. Đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống như
chống chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, buôn lậu ma tuý, chống biến đổi khí
hậu, chống cướp biển...là những vấn đề mà cả Mỹ và Việt Nam đều quan tâm.
Song đó, vai trò của Việt Nam trong các diễn đàn đa phương về giải quyết các
8
vấn đề an ninh phi truyền thống cũng ngày được xem trọng. Do đó, Việt Nam sẽ
có những đóng góp quan trọng giúp Mỹ ứng phó với những mối đe doạ này. Đối
với các vấn đề an ninh truyền thống, trong đó an ninh trên biển ở khu vực Biển
Đông trước tham vọng không nhỏ và hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung
Quốc đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của cả Việt Nam và Mỹ. Trong khi
Biển Đông là vùng biển có vị trí địa chiến lược quan trọng trong tuyến đường
hàng hải huyết mạch trên thế giới, Việt Nam lại là quốc gia trực tiếp có tranh chấp
với Trung Quốc trên biển Đông. Do đó, việc hợp tác với Việt Nam để giải quyết
vấn đề biển Đông sẽ góp phần củng cố an ninh kinh tế của Mỹ trước sự trỗi dậy
của Trung Quốc và sự an toàn của các đông minh Mỹ trong khu vực. Bên cạnh
đó, vấn đề về phổ biến vũ khí huỷ diệt, đặc biệt là phát triển và phổ biến vũ khí
hạt nhân trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nổi bật là Triều Tiên,
cũng là mối quan tâm chung mà Mỹ có thể tăng cường hợp tác và tranh thủ sự
ủng hộ từ Việt Nam để giải quyết hiệu quả hơn.
Thứ ba, hợp tác với Việt Nam sẽ góp phần củng cố mục tiêu thịnh vượng
của Mỹ. Trước hết, về kinh tế - thương mại – đầu tư, Việt Nam là một thị trường
có tiềm năng đối với Mỹ mà các doanh nghiệp Mỹ có thể khai thác, đặc biệt là
Việt Nam là quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, do đó có thể đóng
góp cho các ngành công nghệ có giá trị gia tăng cao của Mỹ. Về năng lượng, Việt
Nam là nước có tiềm năng về năng lượng, đặc biệt là dầu với trữ lượng khoảng
293 đến 344 tỉ thùng dầu (Billion barrels of oil)3. Do đó, có thể giúp Mỹ đa dạng
hóa nguồn cung cấp năng lượng thô, giảm phụ thuộc vào Trung Đông vốn bất ổn
và kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc trong cuộc chạy đua giành giật các
nguồn năng lượng, nhất là trong bối cảnh an ninh năng lượng toàn cầu đang rơi
vào suy thoái do tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine.
Thứ tư, Mỹ có thể thông qua hợp tác với Việt Nam để phát huy, mở rộng
các giá trị dân chủ, nhân quyền theo quan điểm Mỹ. Cụ thể, Mỹ có thể mở rộng
ảnh hưởng dân chủ, nhân quyền Mỹ tại Việt Nam thông qua “can dự” với khẩu
hiệu “dân chủ và nhân quyền” để áp đặt giá trị Mỹ, thúc đẩy cải cách kinh tế,
chính trị ở Việt Nam, nhằm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ, triệt tiêu mục tiêu
và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mặc dù sự khác biệt về ý thức hệ đã
không còn là một rào cản lớn trong hợp tác quốc tế giai đoạn hiện nay. Nhưng
trên thực tế, mục tiêu của Mỹ vẫn là xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ
do Mỹ dẫn dắt, mà chủ nghĩa xã hội là một bước cản để Mỹ thực hiện mục tiêu
3
Anders Corr (2018), “China’s $60 Trillion Estimate Of Oil and Gas In The South China Sea: Strategic
Implications”, Journal of Political Risk, Vol. 6, No. 1.
9
đó. Với tinh thần đó, Mỹ đã nêu ba phương cách đẩy mạnh diễn biến hoà bình ở
Việt Nam là chi phối đầu tư, ngoại giao thân thiện và khoét sâu mâu thuẫn nội bộ.
Thứ năm, quan hệ với Việt Nam giúp Mỹ khắc phục những hậu quả của
chiến tranh Việt Nam. Sau cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm ở Việt Nam đã để lại
những hậu quả nghiêm trọng trong chính nội bộ nước Mỹ như Hội chứng Việt
Nam tại Mỹ, vấn đề POW/MIA - vấn đề tìm kiếm tù binh mất tích trên chiến
trường Việt Nam, vấn đề hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân chất độc màu da cam,
khắc phục môi trường…Những vấn đề này chính là những thách thức mà Mỹ cần
phải giải quyết để ổn định tình hình chính trị nội bộ trong nước. Do đó, hợp tác
với Việt Nam sẽ góp phần giúp Mỹ từng bước giải quyết những vấn đề trên.
b. Chính sách của Mỹ với Việt Nam
Trước hết, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam nằm trong khuôn khổ
chung của chiến lược an ninh quốc gia và khuôn khổ chính sách đối ngoại chung
mà Mỹ dành cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mục tiêu chính sách
lâu dài của Mỹ với Việt Nam là bảo đảm một nước Việt Nam ổn định, an toàn,
thịnh vượng và mở cửa, bởi vì một nước Việt Nam ổn định và có quan hệ tốt với
Mỹ sẽ tạo ra môi trường hòa bình ổn định để hai bên tập trung phát triển kinh tế
cùng đem lại lợi ích cho nhau, qua đó Mỹ có thể sử dụng Việt Nam như một “vành
đai” ngăn chặn sự mở rộng của Trung Quốc ra khu vực biển Đông nói riêng và
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Ngoài ra, trong chính sách đối ngoại
của Mỹ còn hướng đến đưa Việt Nam hòa nhập toàn cầu với các quan hệ kinh tế,
thương mại có lợi cho Mỹ, từ đó tạo nền tảng chung để mở rộng ra các lĩnh vực
khác. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định song phương cũng như tham
gia vào nhiều các cơ chế đa phương do Mỹ dẫn dắt. Gần đây nhất là Khuôn khổ
kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) do tổng thông Joe Biden sáng
lập và đưa và thực hiện năm 2022. Thông qua đó Mỹ sẽ tập hợp các nhóm lực
lượng, tạo thế đan xen lợi ích và sử dụng sức mạnh vượt trội về kinh tế, quân sự
để lôi kéo Việt Nam kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, thông qua hợp tác với Việt
Nam, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách diễn biến hòa bình, thông qua “can dự”
với khẩu hiệu “dân chủ và nhân quyền” để áp đặt giá trị Mỹ, thúc đẩy cải cách
kinh tế, chính trị ở Việt Nam, nhằm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ, dần dần
triệt tiêu mục tiêu và bản chất xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đây cũng chính là
mặt “đối tượng” mà Việt Nam cần phải cân nhắc trong quan hệ với Mỹ.
1.1.2. Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
a. Lợi ích của Việt Nam trong phát triển quan hệ với Mỹ
10
Thứ nhất, Việt Nam có thể tranh thủ thị trường rộng lớn, tranh thủ vốn đầu
tư, kỹ thuật công nghệ và học tập phương thức quản lý tiên tiến của Mỹ, đào tạo
nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai, góp phần tạo dựng được môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để
tập trung phát triển kinh tế trong nước.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi hơn để cải thiện và thúc đẩy quan hệ của
Việt Nam với các nước khác và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nước tư bản,
các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới là đồng minh của Mỹ và là những
diễn đàn, tổ chức Mỹ có vai trò chủ đạo nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa
– hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ tư, góp phần thực hiện thành công phương châm nhất quán của Việt
Nam là cân bằng quan hệ với các nước lớn (thể hiện rõ nét từ Đại hội Đảng lần
thứ IX, đặc biệt trong điều kiện ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày
càng mạnh hơn và táo bạo hơn trong hành vi).
Thứ năm, góp phần giải quyết vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt
Nam như hỗ trợ nạn nhân nhiếm chất độc màu da cam…
Thứ sáu, cùng chia sẻ lợi ích trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc
biệt là an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và các vấn đề toàn cầu trong
lãnh thổ Việt Nam như biến đổi khí hậu, tranh chấp biển Đông…
b. Chính sách của Việt Nam với Mỹ
Chính sách của Việt Nam với Mỹ nằm trong đường lối, chính sách đối ngoại
chung của Việt Nam: đa phương hóa, đa dạng hoá quán hệ, đồng thời nằm trong
hướng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam (quan hệ với các nước lớn)
và phương châm “cân bằng quan hệ với các nước lớn”. Những chủ trương này lần
đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu trong Nghị quyết TW VIII khóa IX
(7/2003) xác định: thúc đẩy quan hệ với các nước, các trung tâm lớn trên nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo
thế đan xen lợi ích giữa các nước; tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc
vào nước khác.
Bên cạnh đó, trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam phải duy trì được tính độc
lập, tự chủ và cân bằng quan hệ Việt Nam – Mỹ, Việt Nam – Trung Quốc, không
để quan hệ Việt – Mỹ ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung. Vì cả Trung Quốc và
Mỹ đều đem lại những mặt lợi ích khác nhau cho sự phát triển của Việt Nam và
việc nghiêng về một bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Việt Nam. Tuy

11
nhiên, phía Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh chống lại mọi ý đồ của Mỹ nhằm
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam để thực hiện diễn biến hòa bình.
Nguyên tắc quan hệ là Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và giải quyết những
khác biệt thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình.
Có thể thấy việc phát triển quan hệ Việt – Mỹ là nhu cầu chung của cả hai
nước. Trong quan hệ hai bên, lợi ích chung là cơ bản và lớn hơn so với những
khác biệt còn tồn tại. Tuy nhiên, hai bên chưa phải là ưu tiên chiến lược hàng
đầu của nhau. Do đó, cả Việt Nam và Mỹ không dành tối đa nguồn lực cho việc
phát triển quan hệ Việt – Mỹ và gây ảnh hưởng đến mức độ phát triển quan hệ với
các đối tác khác.
1.2. Thực trạng quan hệ Việt – Mỹ trên các lĩnh vực từ sau khi bình
thường hóa quan hệ
1.2.1 Quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
a. Thành tựu
Việc ký kết thành công Hiệp định Paris vào ngày 27/1/1973 là một bước
ngoặt quan trọng để kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên,
hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn đối với người dân Việt Nam. Trong hơn
hai thập niên sau đó, hai nước đã phải trải qua những giai đoạn thăng trầm để tiến
tới bình thường hóa quan hệ hai nước. Kể từ năm 1986, sau khi Đảng ta đề ra
đường lối đổi mới với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hợp tác giữa
Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để hai bên tăng
cường lòng tin và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Ngày 11/7/1995, quan hệ
Việt Nam – Mỹ bước sang trang sử mới khi Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và
Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Việt Nam – Mỹ. Từ đây mở ra giai đoạn hợp tác mới giữa hai nước trên
tinh thần “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới
tương lai”4.
Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi
bật trong tiến trình thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ. Đầu tiên là việc thiết lập

4
Trần Trí Trung và Vũ Thị Hoài (2023), “Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ: Từ chiều sâu
lịch sử đến hiện tại và tương lai”, Tạp chí Cộng Sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-
/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-hoa-ky-tu-chieu-sau-
lich-su-den-hien-tai-va-tuong-lai, truy cập ngày: 12/01/2024
12
Đại sứ quán vào tháng 8/1995 và Lãnh sự quán trên lãnh thổ của nhau5, đồng thời
cả Việt Nam và Mỹ đã tiến hành việc trao đổi Đại sứ vào tháng 5/1997. Kể từ đây,
quan hệ ngoại giao Việt Mỹ được thiết lập một cách đầy đủ hoàn toàn ở cấp đại
sứ. Bên cạnh đó, hai bên cũng tổ chức thành công nhiều chuyến thăm và làm việc
với nhau về những lĩnh vực hợp tác ở cấp song phương và đa phương cũng như
các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm.
Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau đã
tăng lên rõ rệt thông qua việc hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn và tiếp
xúc cấp cao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao
của Việt Nam đã tiến hành thăm Mỹ. Kể từ khi hai nước chính thức bình thường
hóa quan hệ vào năm 1995, tất cả các Tổng thống Mỹ đều đã sang thăm Việt Nam.
Nổi bật nhất trong 10 năm qua là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ
Barack Obama (tháng 5-2016)6, Tổng thống Donald Trump (tháng 11-2017, tháng
2-2019)7 và Tổng thống Joe Biden (tháng 9-2023); các chuyến thăm Mỹ của Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (tháng 7-2015), Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (tháng 5-2017), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính (tháng 5-2022).
Có thể thấy được, các chuyến thăm và làm việc được hai bên triển khai có
sự tham tham gia của mọi cấp, mọi ngành và cả các tổ chức quần chúng nhân dân,
đặc biệt là lãnh đạo cao nhất của hai bên. Thông qua các chuyến thăm lẫn nhau,
giúp hai bên được tận mắt chứng kiến tình hình kinh tế xã hội của nhau, cùng
nhau xây dựng quyết tâm chính trị tăng cường quan hệ Việt – Mỹ, bởi trong quan
hệ giữa hai nước đã từng là “cựu thù” thì việc xây dựng một lòng tin chính trị
đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới
đang diễn biến phức tạp theo nhiều chiều và khó đoán định như hiện nay. Ngoài
ra, việc thúc đẩy quan hệ chính trị- ngoại giao Việt – Mỹ còn góp phần cho cả hai
nước thiết lập, mở rộng và nâng cấp các kênh đối thoại mang tính xây dựng, thẳng
thắn và tôn trọng lẫn nhau giữa các cấp, các ngành, các tổ chức của hai nước, đặc
biệt là đối thoại giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước.

5
Christopher Runckel (1995), “Early days for the U.S. Embassy in Vietnam”, Bussiness in Asia,
https://www.business-in-asia.com/vietnam/american_embassy_vietnam.html, truy cập ngày: 23/01/2024.
6
Embassy of the Socialist Republic of Vietnam in the United State of America (2016), “U.S. President Barack
Obama visits Viet Nam in May 2016”, https://vietnamembassy-usa.org/news/2016/05/us-president-barack-
obama-visits-viet-nam-may-2016, truy cập ngày: 09/01/2024
7
Embassy of the Socialist Republic of Vietnam in the United State of America (2017), “U.S. President Donald
Trump visits Viet Nam in November 2017”, https://vietnamembassy-usa.org/news/2017/11/us-president-donald-
trump-visits-viet-nam-november-2017, truy cập ngày: 09/01/2024
13
Trong những năm qua, các kênh đối thoại giữa hai Nhà nước với nhau cũng
đạt được những bước tiến quan trọng, có thể kể đến như: (1) Kênh đối thoại về
chính sách chính trị và ngoại giao giữa Bộ Ngoại giao hai nước (tiến hành lần đầu
từ 1999), (2) Các phiên đối thoại thường niên về nhân quyền giữa cơ quan ngoại
giao hai nước (từ 2004 nâng cấp thành cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), (3) Kênh
đối thoại chính trị hàng năm ở cấp Phó Thủ tướng (từ 1999), (4) Diễn đàn đối
thoại chiến lược về chính trị, an ninh, quốc phòng giữa hai nước (được tổ chức
lần đầu vào 2008 và từ đó được tổ chức hàng năm).
Minh chứng cho những điểm sáng trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt
Mỹ là hợp tác trong vấn đề nhân quyền, một trong những thách thức lớn trong
quan hệ Việt – Mỹ từ xưa đến nay, chẳng hạn như, phiên “Đối thoại Nhân quyền
Việt-Mỹ vòng 27” diễn ra vào ngày 1-2/11/2023, trong phiên đối thoại này hai
bên đã thông báo cho nhau các nỗ lực, thành tựu, cũng như các thách thức của
mỗi nước trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người; trao đổi về tất cả
các lĩnh vực quyền con người cùng quan tâm, đặc biệt tập trung vào các vấn đề
xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình cải cách tư pháp, quyền tự do ngôn luận,
tự do tôn giáo, quyền của người lao động, quyền của người khuyết tật8. Có thể
thấy, các kênh đối thoại này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết
của hai bên về nhau, ngăn ngừa và tháo gỡ các vướng mắc, bất đồng trong quan
hệ giúp hai bên vượt qua di sản nặng nề của quá khứ chiến tranh và sự chống phá
trong nội bộ hai bên trong quá trình phát triển quan hệ Việt – Mỹ.
Ngoài ra, sau các cuộc gặp gỡ hai bên cũng đã tiến hành ký kết các Hiệp
định hợp tác, Biên bản ghi nhớ, Tuyên bố chung của lãnh đạo hai nước với mục
đích nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai quan hệ hai bên trên các lĩnh
vực, chẳng hạn như: bản ghi nhớ về thúc đẩy Hợp tác quốc phòng Song phương
năm 20119, Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Mỹ - Việt Nam
ký kết năm 2015,… Những ký kết này được xem như những cơ sở pháp lý vững
chắc cho cả Mỹ và Việt Nam, mà đó cũng chính là kết quả của một quá trình nỗ
lực lâu dài của cả hai Nhà nước trên lĩnh vực chính trị ngoại giao kể từ sau khi
bình thường hóa quan hệ. Về phía Mỹ, luôn thể hiện quan điểm ủng hộ Việt Nam
gia nhập và đóng vai trò tích cực, quan trọng hơn trong các diễn đàn, các tổ chức

8
Chu An (2023), “Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27”, Báo Thế Giới Và Việt Nam - Cơ Quan
Báo Chí Của Bộ Ngoại Giao , https://baoquocte.vn/doi-thoai-nhan-quyen-viet-nam-hoa-ky-lan-thu-27-
249365.html, truy cập ngày: 11/01/2023.
9
U. S. Mission Vietnam (2023), “US – Vietnam Relation”, Đại Sứ Quán Và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Tại Việt
Nam, https://vn.usembassy.gov/vi/u-s-vietnam-relations/, truy cập ngày: 20/01/2024.
14
quốc tế và khu vực như APEC, ADMM+, Liên Hợp Quốc,… Tại các diễn đàn đa
phương, hai bên chia sẻ quan điểm chung trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực
như biến đối khí hậu, hợp tác thương mại và đầu tư. Nhờ đó, đã có tác dụng lan
tỏa, gia tăng vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế
khác trên thế giới.
Nhìn chung, nhờ những nỗ lực không ngừng của cả hai Nhà nước Việt Nam
– Mỹ, cùng sự phối hợp của các cơ quan, bộ, ban, ngành và sự ủng hộ của nhân
dân trong nước. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ đã ngày càng
đạt được nhiều những thành tựu đáng ghi nhận, xác lập được những dấu mốc quan
trọng mà nổi bật nhất trong năm 2023 là Tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện. Đây sẽ là một cơ sở vững chắc giúp cho hai bên sẽ thúc đẩy quan
hệ này ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và gặt hái được những thành công
trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, việc phát triển quan hệ trong lĩnh vực chính
trị - ngoại giao giữa hai nước cũng góp phần hạn chế và giảm dần khác biệt, tăng
cường hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, nhất là tôn trọng về độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và tư cách quốc gia trong các tổ chức quốc tế. Điều này đã tạo
nên một môi trường hòa bình ổn định, một bầu không khí chính trị thuận lợi, đồng
thời mở đường cho các mối quan hệ trên các lĩnh vực khác phát triển.
b. Hạn chế:
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng kể từ sau khi bình thường
hóa, nhưng quan hệ song phương giữa Việt Nam – Mỹ trên lĩnh vực chính trị -
ngoại giao vẫn còn một cơ số những thách thức, cụ thể là quan hệ song phương
trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao phát triển chậm và còn nhiều khúc mắc hơn
so với những lĩnh vực quan hệ khác, nguyên nhân của hạn chế này xuất phát từ sự
khác biệt trong chế độ chính trị, phương thức xây dựng Nhà nước và lớn hơn hết
là khác biệt về ý thức hệ, đã tạo ra những điểm bất tương đồng trong quan hệ Việt
Nam – Mỹ trong những năm qua. Bên cạnh đó, mục tiêu thúc đẩy quan hệ Việt –
Mỹ chưa nhận được sự ủng hộ của tất cả các lực lượng khác nhau trong xã hội hai
nước, cụ thể hơn là tình hình chính trị nội bộ Việt Nam và Mỹ, sẽ luôn tồn tại các
nhóm, cá nhân mang quan điểm “cứng rắn”, còn giữ lối tư duy “chiến tranh lạnh”,
do đó luôn thể hiện thái độ quan ngại trước việc tăng cường hợp tác giữa hai Nhà
nước. Ngoài ra, mô hình chính trị nước Mỹ còn là đa đảng, nên việc tồn tại những
quan điểm trái chiều là không thể tránh khỏi và điều này đã tạo ra khó khăn đáng
kể cho Việt Nam và Mỹ thúc đẩy quan hệ chính trị với nhau.
Về phía Mỹ, song song với hoạt động thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ, Mỹ

15
không từ bỏ việc tiến hành hoạt động “diễn biến hòa bình” (DBHB) với mục tiêu
nhằm chuyển hóa Việt Nam theo hệ giá trị Mỹ bằng cách sử dụng các chiêu bài
dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo làm nguyên cớ và phương tiện để can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chuyển
biến phức tạp, Việt Nam sẽ là một đối tượng Mỹ quan tâm hơn trong tiến trình
“tập hợp lực lượng” trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và kiềm
chế Trung Quốc.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách
thức, đặc biệt là trong vấn đề dân chủ và nhân quyền. Lịch sử mối quan hệ trong
chiến tranh Việt Nam đã để lại những dấu ấn sâu sắc, mặc dù cả hai bên đã có
nhiều nỗ lực nhằm xóa bỏ rào cản, nhưng trên thực tế, dân chủ và nhân quyền vẫn
tồn tại như một trở lực lớn trong quan hệ song phương. Tính đến thời điểm hiện
tại, tự do ngôn luận và vai trò của truyền thông đa phương tiện là một nhân tố
quan trọng cho cả hai quốc gia thảo luận để đi đến thống nhất về mặt quan điểm.
Mặc dù vậy, chính những mặt trái của tự do ngôn luận và truyền thông, đặc biệt
là từ phía Mỹ đã mang lại những ảnh hưởng không tốt cho tiến trình này.
Qua hơn 25 năm kể từ khi bình thường hóa, dân chủ và nhân quyền vẫn
được coi là vấn đề gây cản trở chính trong quan hệ Việt Nam – Mỹ. Kể từ năm
2001 đến nay, Quốc hội Mỹ hằng năm đều vận động cho Dự luật Nhân quyền Việt
Nam. Dự luật được cho là có thể mở đường cho cấm vận viện trợ nhân đạo hoặc
tài trợ cho các tổ chức chống đối Việt Nam ở Mỹ. Ngoài ra, một số thành phố
thuộc tiểu bang ở Mỹ còn cho phép cộng đồng người Việt bỏ phiếu cấm treo cờ
của Việt Nam10, một bộ phận không nhỏ lực lượng này luôn ra sức chống phá,
xuyên tạc và tuyên truyền những quan điểm không đúng đắn về chế độ chính trị
tại Việt Nam. Nhóm này hoạt động với mục tiêu cao nhất là tập hợp được quần
chúng, củng cố tổ chức, tiến hành các hoạt động xây dựng “xã hội dân chủ”, truyền
bá tư tưởng đa nguyên và cổ vũ hình thành chế độ đa đảng vào trong nước. Đây
chính là những nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Việt Nam11.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng thường xuyên gây sức ép đòi giảm vai trò của các
doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước bằng các công cụ kinh tế và thông
qua các thể chế quốc tế. Biểu hiện là cho đến nay Mỹ vẫn chưa hoàn toàn công
nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, do đó nước này thường xuyên sử

10
Agnes Constante (2017), “California City Bans Display of Vietnam National Flag on City Poles”, NBC News,
https://www.nbcnews.com/news/asian-america/california-city-bans-display-vietnam-national-flag-city-poles-
n713241, truy cập ngày: 24/01/2024.
11
Luật An ninh quốc gia (2004)
16
dụng sức ép bằng cách đánh thuế chống bán phá giá lên các mặt hang Việt Nam
xuất khẩu12.
Cho đến nay, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới, kể từ thời Tổng thống
Jimmy Carter mà cho phép Bộ Ngoại giao ban hành các bản báo cáo của riêng
mình về nhân quyền ở từng nước trên thế giới13. Trong đó chính quyền Mỹ thường
xuyên đề cập một cách sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Như đã từng
đề cập, bản báo cáo của Mỹ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2022 vừa
qua, đã được chính thức đăng lên website của Bộ Ngoại giao Mỹ là một minh
chứng rõ nhất14. Ngoài ra, hiện các lực lượng cực hữu phản đối quan hệ Việt – Mỹ
trong quốc hội Mỹ thường thu thập thông tin và tổ chức điều trần về hoạt động vi
phạm nhân quyền ở Việt Nam từ những người Việt Nam chống đối ở nước ngoài,
làm sai lệch sự thật nhân quyền ở Việt Nam15, điều này không chỉ gây ra khó khăn
cho Việt Nam trong tiến trình thúc đẩy quan hệ song phương Việt Mỹ mà còn tạo
ra những rào cản cho Việt Nam trong các cơ chế đa phương và cộng đồng quốc tế.
Đi đôi với dân chủ và nhân quyền thì tự do tôn giáo cũng là một thách thức
lớn đối với Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Dưới thời tổng thống Bill Clinton,
vào tháng 10/1998, Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật tự do tôn giáo Quốc tế Hoa
Kỳ” dùng để công khai và chính thức can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
qua con đường tôn giáo, trong đó có Việt Nam16. Theo đó, đạo luật có một số
điểm đáng chú ý, bao gồm: (1) Thành lập Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
(USCIRF), USCIRF là một ủy ban của chính phủ liên bang Mỹ, độc lập, lưỡng
đảng. Theo đó, USCIRF có trách nhiệm giám sát quyền phổ quát về tự do tôn giáo

12
Vũ Khuê (2022), “Hoa Kỳ tiếp tục duy trì thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam”,
VNEconomy, https://vneconomy.vn/hoa-ky-tiep-tuc-duy-tri-thue-chong-ban-pha-gia-doi-voi-tom-nuoc-am-
nhap-khau-tu-viet-nam.htm, truy cập ngày: 02/01/2024.
13
David F. Schmitz And Vanessa Walker (2004), “Jimmy Carter and the Foreign Policy of Human Rights: The
Development of a Post-Cold War Foreign Policy”, Diplomatic History, Oxford University Press, Vol. 28, No. 1,
pp. 113-143 (31 pages).
14
Vietnam Briefing (2023), “U.S. State Department Outlines Vietnam’s Systemic Rights Abuses in the 2022
Human Rights Report”, The Vietnamese Magazine, https://www.thevietnamese.org/2023/03/u-s-state-department-
outlines-vietnams-systemic-rights-abuses-in-the-2022-human-rights-
report/#:~:text=In%20the%20annual%20Vietnam%202022,punishment%20against%20political%20prisoners%2
C%20arbitrary, truy cập ngày: 20/01/2024.
15
Cường Nguyễn Anh (2021), “Human rights issues in Vietnam – The United States of America relations”, Cogent
Social Sciences, 9: 2193380, https://doi.org/10.1080/23311886.2023.2193380.
16
The International Religious Freedom Act Of 1998, truy cập tại: https://www.govinfo.gov/content/pkg/CPRT-
106JPRT66723/html/CPRT-106JPRT66723.htm.
17
và tín ngưỡng ở ngoại quốc17; (2) Đạo luật này đã tạo ra các danh sách như “Danh
sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List) và “Danh sách Quan ngại Đặc biệt”
(Countries of Particular Concern - CPC) để theo dõi và đánh giá các vi phạm
nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo ở các quốc gia, trong đó Việt Nam thuộc
nhóm CPC; (3) Ưu tiên tự do tôn giáo trong chính sách đối ngoại: Đạo luật này
nhấn mạnh việc ưu tiên tự do tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Mỹ, từ đó
sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc để Mỹ mở rộng sự ảnh hưởng của mình đến các
quốc gia khác thông qua vấn đề “tự do tôn giáo”. Đến 15/9/2004, Bộ Ngoại Giao
Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt” về tôn giáo.
Đến năm 2006, Mỹ loại Việt Nam ra khỏi danh sách CPC về tự do tôn giáo. Năm
2016 vừa qua, đã đánh dấu lễ kỷ niệm 10 năm Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam
ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặt biệt. Sau quyết định này, USCIRF
đã thể hiện quan điểm nhất trí là chính phủ Việt nam đã có một số cải thiện tự do
tôn giáo, và tin tưởng rằng các biện pháp lâu dài trong thời gian qua từ phía Mỹ
đã có tác động nhất định nhằm cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Nói tóm lại, quan hệ Việt Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao đã đạt
được nhiều thành tựu đáng ghi nhận song cũng phải đối mặt với những thách thức
nan giải, đặc biệt là trong vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Trên thực
tế, đây là những vấn đề khá nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến hệ thống chính
trị và công việc nội bộ của mỗi quốc gia. Do đó, trong thời gian sắp tới, cần có sự
phối hợp kịp thời, nhịp nhàng, đồng bộ và nhất quán từ phía hai Nhà nước, chính
phủ, các cơ quan bộ, ban, ngành và sự ủng hộ của nhân dân hai nước, đồng thời
là phát huy khả năng của các phương tiện truyền thông để tăng cường đàm phán,
đối thoại nhằm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu hơn nữa.
1.2.2. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế
a. Thành tựu
Nếu vào thời điểm năm 1995, quan hệ hai nước mới chủ yếu ở lĩnh vực tìm
kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá bom mìn thì nay đã được mở
rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa
- giáo dục, khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh, quan hệ giao lưu nhân
dân… Trên lĩnh vực kinh tế hiện nay, Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, bởi đây là một thị trường khổng lồ, chiếm 40% GDP

Tự do Tôn Giáo ở Việt Nam Đánh giá để Đưa vào Danh Sách các Quốc gia Đáng Tâm Đặc Biệt 10 năm sau khi
17

Dỡ bỏ, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ.


18
toàn cầu với khoảng 320 triệu dân và 30% thương mại toàn cầu18. Kim ngạch
thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng trên 130 lần. Đây là lĩnh vực phát
triển ổn định, nhanh nhất và cũng là thành công nhất trong quan hệ song phương
Việt Nam – Mỹ, điều này xuất phát từ tác động của tình hình thế giới là xu thế
toàn cầu hóa, tự do thương mại, tư duy của cả hai nước đã dần cởi mở hơn qua
thời gian và hơn hết kinh tế là lĩnh vực ít nhạy cảm nhất và cũng mang lại nhiều
lợi ích nhất cho hai nước trong việc xây dựng quan hệ song phương.
Để tạo ra nền tảng vững chắc trong quan hệ thương mại hai nước, Việt Nam
và Mỹ đã tiến hành ký kết các văn bản, Hiệp định thông qua các chuyến thăm của
lãnh đạo cấp cao, các phiên đàm phán của các bộ, ban ngành hai bên, nhằm tạo
một cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên có thể dựa vào đó mà xây đắp quan hệ
kinh tế hiệu quả và có chiều sâu hơn. Trước hết, đó là Hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ (BTA - Bilateral Trade Agreement) ký ngày 13/7/2000 và có
hiệu lực từ 10/12/200119, đã đánh dấu bước bình thường hóa đầu tiên về kinh tế
giữa hai nước, mở ra cơ hội thị trường rộng lớn giữa Việt Nam và Mỹ, giúp cả hai
bên tận dụng tiềm năng thị trường của đối phương và tăng cường xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ, ngoài ra thì BTA này còn bao gồm cả việc hai bên thảo
thuận giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại, điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp của hai quốc gia tiến tới mở rộng và phát triển kinh
doanh20. Sau khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA) vào
năm 2000, thương mại hai chiều mới có sự khởi sắc. Và chỉ hai năm sau khi thực
hiện BTA, Mỹ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
Trong năm 2006, Mỹ đã trao cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn21, đánh dấu bước bình thường hóa hoàn toàn về mặt kinh tế giữa hai nước,
mở đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào
11/1/2007. Vào năm 2007, Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA)

18
The International Trade Administration (2022), “Vietnam - Country Commercial Guide”, U.S. Department of
Commerce, https://www.trade.gov/knowledge-product/exporting-vietnam-market-overview, truy cập ngày:
20/1/2024.
19
Mark E. Manyin (2002), “The Vietnam-U.S. Bilateral Trade Agreement”, Congressional Research Service,
https://crsreports.congress.gov RL30416, truy cập ngày: 14/01/2024.
20
U.S. Mission Vietnam (2023), “The U.S.-Vietnam Bilateral Trade Agreement (BTA)”, U.S. Embassy &
Consulate in Vietnam, https://vn.usembassy.gov/the-u-s-vietnam-bilateral-trade-agreement-bta-resources-for-
understanding/, truy cập ngày: 20/01/2024.
21
Mark E. Manyin and William H. Cooper, Bernard A. Gelb (2006), “Vietnam PNTR Status and WTO Accession:
Issues and Implications for the United States”, Congressional Research Service,
https://sgp.fas.org/crs/row/RL33490.pdf, truy cập ngày: 12/02/2024.
19
giữa Việt Nam và Mỹ được ký kết vào ngày 11/12/200722. Tính đến năm 2011,
tức là 10 năm sau khi BTA có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ đã
tăng từ 1,5 tỷ USD lên hơn 20 tỷ USD và đến cuối năm 2014, tổng kim ngạch
thương mại hai nước đạt khoảng 35 tỷ USD23. Trong đó, hai nước Việt – Mỹ cũng
đã ký kết với nhau nhiều Hiệp định trong từng lĩnh vực hợp tác kinh tế, chẳng hạn
như: Hiệp định song phương về vận tải hàng không (bao gồm cả hàng hóa và hành
khách); Hiệp định về hàng hải Việt – Mỹ; Hiệp định song phương về dệt may;
Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp; Hiệp định khung về hợp tác kinh tế và kỹ
thuật giữa hai nước... Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong
tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 8,11 tỷ USD, qua
đó nâng kim ngạch xuất khẩu tính từ đầu năm đến hết tháng 9 đạt 70,23 tỷ USD24.
Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 80,5 tỷ USD trong 9
tháng qua, Mỹ tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam (trong đó
Việt Nam luôn là nước xuất siêu hàng hóa sang Mỹ).
Sau những tác động của Đại dịch Covid 19 và những thành tựu ấn tượng
của Việt Nam trong chống dịch, quân hệ thương mại Việt Nam – Mỹ cũng đã có
những đột phá. Trong đó, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành đối tác
thương mại lớn thứ 6 của Mỹ tính theo giá trị nhập khẩu vào năm 2022. Sự nhảy
vọt này thể hiện bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đó là các mặt
hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ không chỉ có hàng dệt may mà
còn có cả các sản phẩm công nghệ cao. Đến cuối năm 2023, nhiều sản phẩm chủ
lực của Apple sẽ được lắp ráp tại Việt Nam. Thay vì cạnh tranh với danh hiệu
“công xưởng thế giới” của Trung Quốc, Việt Nam đang được coi là điểm đến sản
xuất bổ sung cho Trung Quốc trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên
cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa công
nghệ cao lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Đức. Mặc dù Việt
Nam hiện giữ vị trí thứ 7 nhưng tốc độ tăng trưởng của nước này không có đối

22
Trade and Investment Framework Agreement Between the Government of The United State of America and the
Government of The Socialist Republic of Vietnam (2007),
https://ustr.gov/sites/default/files/uploads/agreements/tifa/asset_upload_file81_12935.pdf, truy cập ngày:
20/02/2024.
23
Tô Cấn và Hoa Lê (2017), “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ dưới góc độ hợp tác phát triển kinh tế thương mại”,
Tạp chí Cộng Sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-
/2018/45326/quan-he-viet-nam---hoa-ky-duoi-goc-do-hop-tac-phat-trien-kinh-te-thuong-mai.aspx, truy cập ngày:
14/01/2024.
24
Tổng cục Thống kê (2023), “Cập Nhật Số Liệu Xuất, Nhập Khẩu Ngày 11/9/2023”, https://www.gso.gov.vn/tin-
tuc-thong-ke/2023/09/cap-nhat-so-lieu-xuat-nhap-khau-ngay-11-9-2023/, truy cập ngày: 1/1/2024.
20
thủ - tỷ trọng hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Việt Nam đạt 42% năm
2020, tăng so với mức 13% năm 201025.
Đối với lĩnh vực đầu tư trong quan hệ Việt Nam – Mỹ cũng đạt được một
số kết quả khởi sắc kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ. Nhiều năm qua, Mỹ
luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Mỹ hiện xếp thứ
11/142 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 1.134 dự án còn hiệu
lực, tổng vốn đăng ký hơn 9,27 tỷ USD vào năm 202226. Các doanh nghiệp Mỹ
coi Việt Nam là thị trường chiến lược với cam kết đầu tư dài hạn, ủng hộ mạnh
mẽ các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,
phát triển hạ tầng như đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao… Nhiều đoàn doanh
nghiệp rất lớn của Mỹ đã đến Việt Nam và đưa ra thông điệp đáng tin cậy về xu
hướng các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt
Nam, như tập đoàn General Electric (GE), hãng Intel, Nike Exxon Mobil,
Amazon, Coca Cola, Google, Facebook, Paypal, Visa... Về phía còn lại, Mỹ nằm
trong top 10 quốc gia mà Việt Nam có dự án đầu tư. Gần đây, nhiều doanh nghiệp
lớn của Việt Nam ngày càng quan tâm đầu tư vào Mỹ và được phía Mỹ đánh giá
cao. Nhiều công ty Mỹ đang hợp tác, hỗ trợ Việt Nam để đạt được mục tiêu xóa
bỏ “dấu chân carbon”, góp phần cung cấp cho Việt Nam nguồn nhân lực có kỹ
thuật cao và xây dựng các khu công nghiệp carbon thấp.
Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực hàng không vận tải và khoa học công nghệ
cũng đã được hai bên thúc đẩy và đạt được những kết quả ấn tượng, đặc biệt là
sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Cụ thể là, Trong những năm gần đây, Việt Nam và Mỹ cũng đã có nhiều bản ghi
nhớ hợp tác như: Vietnam Airlines và Boeing đã ký biên bản ghi nhớ về việc bán
năm mươi máy bay thân hẹp 737 trị giá 10 tỷ USD; Vietjet Airlines đã ký một
thỏa thuận tài trợ máy bay trị giá hơn nửa tỷ USD với Tập đoàn tài chính Carlyle;
Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã ký các cam kết cho vay
song phương trị giá 300 triệu USD và 100 triệu USD để tăng cường nền tảng vốn

25
Thông tấn xã Việt Nam (2023), “Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Hoa Kỳ”, Công an thành
phố Hồ Chí Minh, https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/viet-nam-tro-thanh-doi-tac-thuong-mai-lon-thu-6-cua-
hoaky_154701.html#:~:text=(CAO)%20S%E1%BB%B1%20nh%E1%BA%A3y%20v%E1%BB%8Dt%20n%C
3%A0y,s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20cao, truy cập
ngày: 11/01/2024.
26
Pritesh Samuel (2022), “Why Vietnam Remains an Attractive Destination for US Businesses”, Vietnam Briefing,
https://www.vietnam-briefing.com/news/why-vietnam-remains-an-attractive-destination-for-us-businesses.html/,
truy cập ngày: 30/12/2023.
21
và thúc đẩy tài chính bền vững27. Ngoài ra, Tập đoàn FPT cũng đã công bố hợp
tác chiến lược toàn diện với Landing AI - một công ty trong lĩnh vực thị giác máy
móc và trí tuệ nhân tạo ở Thung lũng Silicon. Ngoài ra, HDBank gần đây cũng đã
ký một quỹ đối ứng trị giá 20 triệu USD để hỗ trợ Đại học Fulbright Việt Nam
xây dựng cơ sở và phát triển nghiên cứu khoa học28... Đối với việc sản xuất chất
bán dẫn, là một trong những ngành mới mà cả Việt Nam và Mỹ đều đang theo
đuổi, cũng đạt được những đột phá nhất định, vào tháng 9/2022, Bộ Ngoài giao
Mỹ đã tuyên bố đang hợp tác với Việt Nam để tìm cách phát triển và đa dạng hóa
hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu theo khuôn khổ của Quỹ đổi mới và An ninh (the
Innovation and Security Fund)…. Mỹ tuyên bố sẽ xem xét hệ sinh thái bán dẫn
của Việt Nam, khung pháp lý và lực lượng lao động cũng như nhu cầu về cơ sở
hạ tầng. Những đánh giá này sẽ mở ra những tiềm năng to lớn trong tương lai hai
nước trong các lĩnh vực này.
Nhìn chung, quan hệ hợp tác kinh tế trong quan hệ song phương Việt Nam
– Mỹ đã đạt được những thành tựu quan trọng, đã góp phần tạo ra long tin đáng
kể giữa hai Nhà nước với nhau, song đó hợp tác kinh tế còn tạo điều kiện để hai
nước Việt Nam – Mỹ thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác. Trong đó, hợp tác
kinh tế Việt – Mỹ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Đối với Việt Nam, hợp
tác kinh tế với Mỹ góp phần lớn trong việc thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng
trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn, tiếp cận nguồn
công nghệ mới, thúc đẩy bảo vệ môi trường...
b. Hạn chế:
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tiến trình làm sâu sắc
mối quan hệ Việt – Mỹ trên lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, những năm qua hợp tác
kinh tế giữa hai quốc gia vẫn còn gặp phải một số điểm nghẽn, cụ thể là:
Thứ nhất, quy mô thương mại và đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng
của mỗi nước và cũng chưa tương xứng với mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn
diện” mà hai bên có được. Về thương mại, hiện nay Mỹ là nền kinh tế phát triển
lớn nhất thế giới, với GDP năm 2022 là 25.300 tỷ USD và là đối tác thương mại
lớn thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, với GDP năm

27
WTO Center (2023), “Many new areas of cooperation between Vietnam and the United States are expected to
achieve a breakthrough”, https://wtocenter.vn/tin-tuc/23382-many-new-areas-of-cooperation-between-vietnam-
and-the-united-states-are-expected-to-achieve-a-breakthrough, truy cập ngày: 17/01/2024.
28
Thanh Vân (2023), “HDBank signs agreement with Fulbright University Vietnam”, Vietnam Investment Review,
https://vir.com.vn/hdbank-signs-agreement-with-fulbright-university-vietnam-105083.html, truy cập ngày:
20/01/2024.
22
2022 là 392 tỷ USD, là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay
tuy Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao sang Mỹ nhưng
với quy mô vẫn còn nhỏ, nếu so về dư địa cho quan hệ kinh tế Việt – Mỹ, thì cả
hai bên vẫn còn có thể khai thác thêm trên các ngành nghề khác có giá trị cao hơn.
Về đầu tư, các công ty xuyên quốc gia của Mỹ ở Việt Nam tuy là doanh nghiệp
lớn so với tiêu chuẩn doanh nghiệp trong nước nhưng thực ra phần lớn là doanh
nghiệp nhỏ so với doanh nghiệp quốc tế. Trong khi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế
giới, nhưng dựa theo số vốn đầu tư tính theo lũy kế cho đến năm 2022 thì Mỹ chỉ
là nhà đầu tư thứ 11 tại Việt Nam. Điều này cho thấy vốn đầu tư của Mỹ vào Việt
Nam vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của hai nước.
Thứ hai, Việt Nam chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường và
không được hưởng GPS (Gloabal Partner Security) của Mỹ trong điều kiện xu
hướng bảo hộ thương mại ở Mỹ ngày càng tăng. Chính vì lý do này, những hàng
hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ phải chịu những rào cản và an toàn vệ
sinh thực phẩm cao hơn và cũng dễ bị quy kết là bán phá giá hoặc trợ cấp hơn và
do đó dẫn đến những tranh chấp thương mại giữa hai bên xảy ra nhiều hơn. Chẳng
hạn như trong năm 2023, Mỹ đã khởi xướng cuộc điều tra về việc chống bán phá
giá đối với mặt hang mật ong xuất khẩu của Việt Nam, theo đó, kết luận điều tra
sơ bộ đã xác nhận chuyển sang áp đặt thuế chống bán phá giá, tăng từ 410,93%
đến 413,99% đối với các sản phẩm mật ong này29. Đây là một trong những hạn
chế tiêu biểu khi nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được Mỹ chính thức công nhận
là nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, trình độ phát triển của hai bên chênh lệch khá lớn nên cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu mang lại cho hai bên lợi ích không tương xứng. Đối với Việt
Nam, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản (cà phê, thủy sản, gạo...), tiêu
dùng (dệt may, giày dép, hải sản...) và dầu thô có giá trị gia tăng thấp, không mang
lại hiệu quả kinh tế cao trong khi có độ rủi ro lớn. Còn về phía Mỹ, chủ yếu xuất
khẩu máy móc và thiết bị cơ khí, dụng cụ y tế, phương tiện giao thông... có giá trị
gia tăng cao sang Việt Nam.
Thứ tư, tuy đạt được thặng dư thương mại lớn trong quan hệ với Mỹ một
mặt đem lại lợi ích cho Việt Nam, mặt khác chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng
được thiết bị kỹ thuật và công nghệ của Mỹ phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế
theo chiều sâu. Mặc dù Mỹ đã và đang đẩy mạnh đầu tư các công ty công nghệ
29
Voice of Vietnam (2023), “US initiates anti-dumping duty review on Vietnamese honey”, Vietnamnet,
https://vietnamnet.vn/en/us-initiates-anti-dumping-duty-review-on-vietnamese-honey-2179570.html, truy cập
ngày: 20/01/2024.
23
cao vào Việt Nam, nhưng các vấn đề về cơ sở hạ tầng, trình độ lao động và thị
trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế nên hiệu quả và lợi nhuận đạt được chủ
yếu vẫn là của các doanh nghiệp Mỹ.
Thứ năm, trong hợp tác kinh tế giữa hai nước với nhau, thì bên cạnh việc
đẩy mạnh thương mại với Việt Nam, Mỹ vẫn luôn gây sức ép thúc giục Việt Nam
mở cửa thị trường hơn nữa, phản đối sự can dự của Nhà nước vào nền kinh tế và
yêu cầu giảm nhẹ vai trò của kinh tế nhà nước... (chính trị hoá quan hệ kinh tế)
khiến cho mặt đấu tranh của hai bên tiếp tục tồn tại. Điều này đã được nhắc đến
rất cụ thể bên trên về việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đối với các mặt hangf
nhập khẩu từ Việt Nam.
Thứ sáu, một thách thức khác phải kể đến trong quan hệ đối tác kinh tế Việt
– Mỹ là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, môi
trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn, đặc biệt trong vấn đề bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Hạn chế trong năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: môi trường kinh
doanh kém hấp dẫn, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông còn lạc
hậu, thị trường tài chính kém phát triển và chưa đồng bộ, khoa học công nghệ
chậm phát triển, tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, chất lượng và trình
độ lao động còn yếu kém… Điều này đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam
vẫn là thị trường có mức độ rủi rop cao khi đầu tư và buốn bán, do đó đã tạo ra
nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp
Mỹ có trình độ khoa học công nghệ cao và vốn điều lệ lớn.
Thứ bảy, việc tiếp cận thị trường Mỹ còn gặp nhiều khó khăn do các doanh
nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường Mỹ, do đó dễ gặp rủi ro trong
buôn bán. Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn và mức độ tiêu thụ hàng hóa
cao, do đó các chính sách của chính phủ để quản lý thị trường cũng có mức độ
chặt chẽ và phức tạp nhất định, thường xuyên cập nhật và đề ra các tiêu chuẩn
mới, chẳng hạn như tiêu chuẩn về môi trường. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam
rất khó để tiếp cận và đề ra các chính sách kinh doanh phù hợp nên thường xuyên
phải chịu thiệt hại lớn khi tham gia vào thị trường Mỹ để kinh doanh và buôn bán.
Thứ tám, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất cập. Cụ thể là, cơ cấu đầu tư theo
vùng miền: vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, quá ít
ở một số tỉnh vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn đã góp phần dẫn đến sự phân
hóa giàu nghèo. Về hình thức đầu tư đang có sự chuyển mạnh sang hình thức
100% vốn nước ngoài. HIện nay, nhiều công ty xuyên quốc gia đang gây thất

24
thoát về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động
thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc chuyển giao công nghệ, có
nhiều công nghệ chuyển giao đã cũ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả, công nghệ
được chuyển giao không đồng bộ và định giá không đúng... khiến sản phẩm làm
ra có tính cạnh tranh chưa cao, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là những
hạn chế về chính trị, xã hội, văn hóa do đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ gây
ra như lối sống tư bản phương Tây...đã trực tiếp tác động đến hợp tác kinh tế giữa
hai nước Việt – Mỹ.
1.2.3. Quan hệ trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng
a. Thành tựu
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay, quan hệ song
phương Việt Nam – Mỹ đã tiến triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh
vực quốc phòng - an ninh không ngừng được tăng cường thúc đẩy phát triển. Quan
hệ quốc phòng, an ninh Việt Nam – Mỹ đã nhen nhóm ngay sau khi hai quốc gia
bình thường hóa quan hệ và ngày càng phát triển mạnh theo thời gian. Đặc biệt,
từ lúc hai nước Việt Nam và Mỹ thống nhất tổ chức cuộc đối thoại chính trị - an
ninh - quốc phòng đầu tiên vào năm 2008 thì đến nay, quan hệ quốc phòng, an
ninh Việt Nam – Mỹ đã tiến triển với những chuyến thăm, trao đổi, đối thoại, hợp
tác quốc phòng, an ninh tăng cường các cấp giữa hai bên. Trong những năm qua,
hợp tác an ninh - quốc phòng Việt - Mỹ đã đạt được một số thành tựu quan trọng,
cụ thể là:
Một là, Giải quyết có hiệu quả những “di sản” chiến tranh. Chiến tranh
Việt Nam đã qua đi nhưng những “di sản” mà cuộc chiến này để lại còn rất lớn
với nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, nhất là việc tìm kiếm quân nhân
mất tích trong chiến tranh; rà phá, tháo gỡ bom mìn, các vật liệu nổ còn sót lại;
giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin sau chiến tranh. Quan hệ quốc phòng
Việt Nam – Mỹ cũng đã bắt đầu từ việc giải quyết những “di sản” còn lại của cuộc
chiến này và đến nay đạt được một số kết quả nhất định. Trước hết, trong vấn đề
tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA), Việt Nam tích cực nỗ lực
giúp Hoa Kỳ tìm kiếm xác định quân nhân mất tích và tiến hành các đợt chuyển
giao hài cốt lính Mỹ trong thời gian qua. Tính đến tháng 9 năm 2022, Việt Nam
tiến hành 159 đợt trao trả hài cốt lính Mỹ mất tích kể từ năm 1973 đến nay. Theo
thống kê mới nhất được Cơ quan tìm kiếm tù binh, quân nhân mất tích (DPAA)
của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng 3 năm 2021, tính từ năm 1973 đến nay đã

25
có hơn 1.000 bộ hài cốt của người Mỹ được hồi hương từ Việt Nam và các nước
liên quan chiến tranh tại Việt Nam30. Về các hoạt động rà phá bom mìn, tháo gỡ
những vật nổ còn sót lại trong chiến tranh, theo ước tính của Trung tâm Hành
động Bom mìn Quốc gia (VNMAC), Việt Nam có khoảng 800 nghìn tấn bom đạn
sót lại sau chiến tranh. Tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn
khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,82% tổng diện tích của cả nước. VNMAC cho biết,
từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000
người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Từ
năm 1993 đến nay, Mỹ đã cung cấp khoảng 200 triệu USD cho các chương trình
tiêu hủy vũ khí truyền thống tại Việt Nam với mục đích rà phá bom mìn, vật liệu
nổ, giáo dục về nguy cơ bom mìn, vật liệu nổ và hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ nâng cao
năng lực quốc gia. Hoạt động hỗ trợ của Mỹ được tiến hành thông qua các dự án
cung cấp cố vấn kỹ thuật, hỗ trợ quản lý thông tin cho VNMAC, cũng như cấp
ngân sách cho các tổ chức phi chính phủ như Peace Trees Vietnam và chuyển giao
trang thiết bị, huấn luyện nhân lực phục vụ rà phá bom mìn31.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, song song với việc sử dụng một
khối lượng bom đạn lớn, quân đội Mỹ còn thực hiện hoạt động phun rải hàng chục
triệu lít chất độc hóa học xuống chiến trường miền Nam. Theo ước tính trong thời
gian từ 1961 - 1971, có khoảng “80 triệu lít chất độc hóa học; 61% trong đó là
chất da cam (chứa 366 kg dioxin) phun rải xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích
hơn 3,06 triệu ha. Gần một phần tư tổng diện tích miền Nam Việt Nam bị phun
rải chất độc da cam/dioxin; khoảng 86% lượng chất độc phun rải xuống các vùng
rừng rậm, 14% còn lại xuống ruộng vườn, hoa màu; chất độc da cam đã làm cho
4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm và hơn 3 triệu người là nạn nhân”32.
Do đó, hợp tác với Việt Nam để giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin mà
không lực Mỹ đã phun rải xuống chiến trường Việt Nam trong chiến tranh không
chỉ là trách nhiệm của Mỹ mà còn thể hiện thiện chí, tinh thần nhân đạo của Mỹ
và được các cơ quan, tổ chức cùng chính quyền Mỹ tiến hành tích cực với những
hỗ trợ thiết thực để khắc phục trong những năm gần đây. Năm 2011, chính phủ
30
L. Duy (2022), “Vietnam returns the remains of missing American soldiers, the U.S. moves them to Hawaii”,
Tuổi trẻ online, https://tuoitre.vn/viet-nam-trao-tra-hai-cot-linh-my-mat-tich-my-chuyen-ve-bang-hawaii-
20220916164305966.htm, truy cập ngày: 20/01/2023.
31
A. Vu (2022), “Efforts to clear landmines promote Vietnam - U.S. relations”, VN Express,
https://vnexpress.net/no-luc-ra-pha-bom-min-thuc-day-quan-he-viet-my-4510196.html, truy cập ngày:
13/01/2023.
32
R. V. Nguyen (2011), “Agent Orange disaster - responsibility and conscience of the whole society and the
international community”, National Defence Journal, http://tapchiqptd.vn/vi/chuyen-luan-chi-dao/tham-hoa-chat-
doc-da-cam-trach-nhiem-luong-tam-cua- toan-xa-hoi-va-cong-dong-quoc-te/700.html, truy cập ngày:01/01/2024.
26
Mỹ tài trợ 34 triệu USD để tẩy độc sân bay Đà Nẵng - trung tâm phân phối chất
độc da cam trong chiến tranh tại Việt Nam. Năm 2012, Hoa Kỳ viện trợ cho Việt
Nam 44 triệu USD để tiếp tục xử lý điểm nóng này33. Tiếp sau sân bay Đà Nẵng,
ngày 20/4/2019, Việt Nam và Mỹ khởi động dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa
(Đồng Nai). Đến ngày 1/11/2019, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và
Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam tổ chức Lễ ký bàn giao mặt
bằng dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Theo ước tính của
cả hai bên, chi phí xử lý cần trên 390 triệu USD và việc xử lý tổng thể sẽ hoàn
thành trong 10 năm34. Ngoài ra, Mỹ cũng có những hỗ trợ đối với những người
khuyến tật do chất độc dioxin tại Việt Nam trong những năm qua. Năm 2019, Cơ
quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ cam kết sẽ tài trợ 50 triệu USD để hỗ trợ người
khuyết tật tại 7 tỉnh (Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đồng
Nai, Bình Phước và Tây Ninh) bị phun rải chất độc da cam trong chiến tranh35.
Ngày 20/1/2021, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, USAID tại Việt Nam và
Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường
ký Thỏa thuận viện trợ không hoàn lại về hỗ trợ người khuyết tật do chất độc da
cam tại Việt Nam. Dự án được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2026 với nguồn
vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Mỹ là 65 triệu USD và một phần vốn đối
ứng ngân sách nhà nước Việt Nam khoảng 75 tỉ đồng. Như vậy, trong thời gian
qua, các cơ quan, tổ chức và chính phủ Hoa Kỳ đã có những nỗ lực lớn để góp
phần giải quyết có hiệu quả những di sản chiến tranh để lại, qua đó, góp phần thúc
đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ phát triển.
Hai là, Tăng cường các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao và tiến hành
các cuộc Đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng, Đối thoại chính sách quốc
phòng thường niên giữa hai nước. Nối tiếp các chuyến thăm hữu nghị cấp cao của
những nhà lãnh đạo hai nước trước đó, đến tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Mỹ; trong chuyến đi này, hai quốc gia đã
thống nhất thành lập cơ chế đối thoại chính trị - quân sự mới. Đến tháng 10 năm
2008, cơ chế đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng Việt Nam – Mỹ chính thức
33
C. V. Nguyen (2013), “The U.S. with the handling of the consequences of Agent Orange/dioxin in Vietnam”
Communist Review, https://tapchicongsan.org.vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/23031/nuoc-my-voi-viec-giai-
quyet-hau-qua-chat-doc-da-cam-di-o-xin-tai-viet-nam.aspx, truy cập ngày: 28/12/2024.
34
B. Duc (2019), “From December 2019: dioxin contamination will be treated at Bien Hoa airport”, Tuổi trẻ
online, https://tuoitre.vn/tu-thang-12-2019-se-xu-ly-o-nhiem-dioxin-tai-san- bay-bien-hoa
20191101102910539.htm, truy cập ngày: 12/01/2024.
35
L. A (2019), “The U.S. sponsors 50 million USD for people with disabilities in 7 provinces in Vietnam”, Tuổi
trẻ online, https://tuoitre.vn/hoa-ky-tai-tro-50-trieu-usd-cho-nguoi-khuyet- tat-tai-7-tinh-viet-nam
20190819174643745.htm, truy cập ngày: 11/01/2024.
27
ra đời. Tháng 8 năm 2010, Việt Nam và Mỹ lập cơ chế “Đối thoại chính sách quốc
phòng” cấp Thứ trưởng Quốc phòng thường niên và được tổ chức lần đầu tiên tại
Hà Nội. Sau các cuộc đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng; đối thoại chính
sách quốc phòng đầu tiên, các chuyến thăm, trao đổi của các lãnh đạo cấp cao Nhà
nước và của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Mỹ cũng diễn ra thường xuyên hơn,
qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh hai nước phát triển
nồng ấm. Ngày 19/9/2011, tại Thủ đô Washington, trong cuộc Đối thoại chính
sách quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ hai, Việt Nam và Mỹ ký Bản Ghi nhớ về
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011. Hai nước thống nhất việc
hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng, trước tiên tập trung vào các lĩnh vực
chính như thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc
phòng hai nước, đảm bảo an ninh biển, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, tiến hành
nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp
Quốc, các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Cuối tháng 7 năm 2013,
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam
thăm chính thức Mỹ. Đến ngày 25/7/2013, hai nước chính thức xác lập Quan hệ
Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ, mở ra chương mới trong quan hệ của hai quốc
gia. Từ ngày 31/5 đến 2/6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm
chính thức Việt Nam. Đến ngày 1/6/2015, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam
diễn ra lễ ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và
Mỹ (2015). Từ ngày 6 - 10/7/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính
thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Cũng trong chuyến
thăm này, hai nước đã ký Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ
Quốc phòng Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ngày
7/7/2015. Hai nước tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lĩnh vực
quốc phòng - an ninh và nhấn mạnh cam kết phối hợp trong nhiều lĩnh vực, nhất
là việc xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, hợp tác an ninh hàng hải,
nhận thức trong lĩnh vực hàng hải, thương mại quốc phòng và chia sẻ thông tin,
tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, trao đổi công nghệ quốc
phòng... Từ ngày 23 - 25/5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có chuyến
thăm chính thức Việt Nam. Đặc biệt, ngày 23/5/2016, Tổng thống Mỹ tuyên bố
dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Quyết định này
của chính quyền Mỹ góp phần đưa quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước phát
triển lên tầm cao mới. Việt Nam và Mỹ tiếp tục tái khẳng định cam kết tăng cường
hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Những năm 2016 - 2023, các quan chức cấp cao Nhà nước và Bộ Quốc
28
phòng Việt Nam và Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến thăm, trao đổi nhằm tăng cường
và thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh hai nước. Tháng 10 năm 2016, đô đốc
Harry B. Harris Jr. - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thăm Việt Nam.
Tháng 8 năm 2017, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm
chính thức Mỹ. Từ ngày 24 - 25/1/2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James
Mattis thăm chính thức Việt Nam. Hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác
theo các nội dung, văn bản đã ký kết. Tháng 10 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Mỹ James Mattis đến thăm Việt Nam lần thứ hai. Từ ngày 19 - 21/11/2019,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark T. Esper thăm chính thức Việt Nam, để tái
khẳng định cam kết của Mỹ trong quan hệ đối tác với Việt Nam và sự ủng hộ lâu
dài của chính quyền Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
tự do, rộng mở và trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông. Tháng 7 năm 2021, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam. Nối tiếp sau
chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, từ ngày 24 - 26/8/2021, Phó
Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Kết thúc
chuyến thăm, bà Harris khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác an ninh cấp cao cũng
như hỗ trợ Việt Nam thịnh vượng và độc lập. Từ ngày 11 - 17/5/2022, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội
nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ và Liên Hợp
Quốc. Ngày 12/9/2022, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn
đề an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Tiến sĩ Ely Ratner đồng
chủ trì Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam – Mỹ năm 2022. Hai nước
thống nhất tiếp tục triển khai hiệu quả các văn bản và thỏa thuận đã ký kết, tập
trung vào các lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia gìn giữ hòa bình
Liên Hợp Quốc, hợp tác quân y, cứu hộ - cứu nạn...
Ba là, Thỏa thuận mua bán vũ khí, đào tạo huấn luyện, cung cấp dịch vụ
quốc phòng và thực hiện các chuyến thăm của tàu quân sự, hải quân Mỹ tới Việt
Nam cũng như tiến hành các cuộc tập trận chung. Trong những năm 2015 - 2019,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phê chuẩn việc xuất khẩu vĩnh viễn các thiết bị quốc phòng
trị giá 32,3 triệu USD với Việt Nam thông qua chương trình Giao dịch Thương
mại Trực tiếp (DCS). Cũng trong các năm này, ba hạng mục trong chương trình
DCS được xuất khẩu nhiều nhất là: hệ thống điều khiển hỏa lực, laser, hình ảnh
và thiết bị dẫn đường; thiết bị điện tử quân sự; súng và các thiết bị liên quan. Bộ
Ngoại giao cũng thực hiện các hoạt động trị giá hơn 162 triệu USD trong Giao
dịch Quân sự Nước ngoài với Việt Nam. Trong các tài khóa 2017 đến 2021, Việt
29
Nam tiếp nhận các khoản hỗ trợ an ninh song phương trị giá khoảng 60 triệu USD
do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ thông qua chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài
(FMF) và hơn 20 triệu USD qua Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á
(SAMSI) thuộc chương trình FMF khu vực của Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng từ
chương trình FMF, Việt Nam tiếp nhận thêm 81,5 triệu USD trong tài khóa 2018
để hỗ trợ Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương36. Mỹ còn hỗ trợ các loại
máy bay không người lái (UAV) cũng như cung cấp linh kiện phụ tùng, huấn
luyện và cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho phía Việt Nam. Song song đó, hoạt
động hợp tác đào tạo, huấn luyện phi công giữa hai nước cũng được diễn ra trong
những năm qua. Đầu tháng 6 năm 2021, Việt Nam đặt mua máy bay huấn luyện
T-6 của Mỹ để phục vụ việc đào tạo huấn luyện phi công. Ngoài ra, tàu chiến, tàu
sân bay Mỹ cũng có những chuyến thăm đến Việt Nam; vào tháng 3 năm 2018,
tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm Việt Nam; tháng 3 năm 2020, tàu sân bay
USS Theodore Roosevelt cũng có chuyến thăm tới Việt Nam. Sau khi cử quan sát
viên tới các cuộc diễn tập vào năm 2012 và 2016, đến năm 2018, Việt Nam lần
đầu tham gia cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Bốn là, Hợp tác đảm bảo an ninh hàng hải, an ninh phi truyền thống; duy
trì trật tự, ổn định, hòa bình và phát triển trong khu vực. Trong những năm gần
đây, chính quyền Mỹ hỗ trợ tích cực để Việt Nam nâng cao năng lực an ninh hàng
hải. Đến cuối tháng 4 năm 2022, Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng Mỹ
(DTRA) đã hỗ trợ xây dựng 4 cơ sở huấn luyện và bảo dưỡng cho 4 vùng Cảnh
sát biển Việt Nam. Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 24 xuồng tuần tra cao tốc Metal
Shark. Trước đó, Tuần duyên Mỹ cũng chuyển cho Hải quân Việt Nam 02 tàu
tuần tra lớn vào các năm 2017 và 2020. Mỹ cũng sẽ sẵn sàng chuyển giao chiếc
thứ 3 cho Việt Nam và cam kết giúp Việt Nam nâng cao năng lực an ninh biển.
Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp máy bay không người lái (UAV) với những hợp đồng
trị giá hàng triệu USD chế tạo máy bay không người lái cho Việt Nam. Bên cạnh
đó, Việt Nam và Mỹ còn tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống và tiến hành
thường niên các cuộc Đối thoại an ninh năng lượng giữa hai nước. Trong cuộc đối
thoại an ninh năng lượng diễn ra từ ngày 27 - 28/7/2022 tại Thủ đô Washington,
Mỹ, hai nước bàn thảo về các vấn đề then chốt trong hợp tác năng lượng song
phương như sản xuất điện sạch, phát triển thị trường điện, sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, truyền tải và lưu trữ năng lượng; vai trò của khí tự nhiên
hoá lỏng và các bước cần thiết để chuyển đổi năng lượng nhằm đạt được mục tiêu

36
The U.S. Embassy and Consulate in Vietnam (2021), “Security cooperation between the U.S. and Vietnam”,
https://vn.usembassy.gov/vi/hop-tac-an-ninh-giua-hoa-ky-va-viet-nam/, truy cập ngày: 14/01/2024.
30
phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Ngoài ra, trong những năm qua, Việt
Nam và Hoa Kỳ còn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, an ninh môi
trường, an ninh nguồn nước cũng như hợp tác chống khủng bố, tội phạm xuyên
quốc gia, vấn đề quyền con người...
b. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ
vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:
Một là, nhân quyền vẫn là rào cản trong quan hệ quốc phòng song phương.
Trong nhiều năm qua, hợp tác an ninh – quốc phòng hai nước Việt – Mỹ đã đạt
được nhiều bước tiến lớn, nhưng trong đó chủ yếu là vấn đề giải quyết di sản chiến
tranh như rà phá bom mìn, tìm kiếm tù binh hay vấn đề chuyển giao và buôn bán
các loại vũ khí trong khi hai nước vẫn chưa đi đến việc ký kết hay hợp tác sâu sắc
ở mức độ chiến lược, quan hệ quốc phòng hai nước vẫn còn bị hạn chế ở nhiều
mặt. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của điều này là do Mỹ thường xuyên
sử dụng nhân quyền để gây sức ép với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng. Trên
thực tế, cả Việt Nam và Mỹ đều có những quan điểm khác nhau về vấn đề nhân
quyền. Trong khi Mỹ coi nhân quyền là một giá trị cốt lõi của nền dân chủ và là
một tiêu chí quan trọng để đánh giá các mối quan hệ quốc tế. Còn Việt Nam cho
rằng nhân quyền là một vấn đề phức tạp và cần được giải quyết trong bối cảnh
lịch sử, văn hóa và chính trị cụ thể của mỗi quốc gia. Những khác biệt về quan
điểm về nhân quyền đã dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ quốc phòng song
phương Việt Mỹ. Cụ thể, Mỹ thường sử dụng vấn đề nhân quyền để áp lực Việt
Nam thực hiện các cải cách dân chủ, các hoạt động “diễn biến hòa bình” với con
bài dân chủ, nhân quyền, cùng với đó là mục tiêu phi chính trị hóa quân đội Việt
Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama vào năm 2016, đã
chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sau quyết
định này, đã có nhiều lực lượng chống đối hoạt động vì nhân quyền đã phản đối
và cho rằng Việt Nam đã dùng những tù nhân chính trị để đổi lấy những lợi ích37,
điều này đã tạo ra những hạn chế cho Việt Nam trong hợp tác quốc phòng với Mỹ.
Có thể thấy rằng, khác biệt trong nhận thức về nhân quyền sẽ tiếp tục là yếu tố tác
động đến các thoả thuận hợp tác trong tương lai giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.
Hai là, xử lý mối quan hệ với Trung Quốc luôn là điều mà cả Việt Nam và

37
Thành Nam (2016), “Một chiêu trò cũ rích cản trở quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ”, Tạp chí Quốc phòng
toàn dân, http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/mot-chieu-tro-cu-rich-can-tro-
quan-he-hop-tac-viet-nam-hoa-ky/9046.html, truy cập ngày: 13/01/2024.
31
Mỹ phải cân nhắc trong việc quyết định phạm vi và tốc độ hợp tác quốc phòng.
Có một vài lý do chính khiến cho việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc luôn là
điều mà cả Việt Nam và Mỹ phải cân nhắc. Thứ nhất, Trung Quốc là một nước
láng giềng lớn của Việt Nam và Mỹ, Việt Nam và Trung Quốc lại có chung đường
biên giới trên bộ dài hơn 1.400 km và có nhiều vùng biển chồng lấn ở Biển Đông.
Mỹ là một cường quốc hàng đầu thế giới và có ảnh hưởng lớn đến khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Do đó, mối quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ có
tác động trực tiếp đến an ninh và lợi ích của cả ba nước. Thứ hai, Trung Quốc
đang ngày càng trở nên hung hăng và bành trướng ở khu vực. Trung Quốc đã có
những hành động khẳng định chủ quyền trái phép ở Biển Đông, đe dọa an ninh
và chủ quyền của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó,
Mỹ coi việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là một ưu tiên hàng đầu
trong chính sách đối ngoại của mình. Thứ ba, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh
chiến lược ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á. Cạnh tranh
chiến lược này đã khiến Việt Nam và Mỹ có nhiều lợi ích chung trong việc hợp
tác quốc phòng để bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực. Vì cả Trung Quốc và
Mỹ đều là những cường quốc có ảnh hưởng trong khu vực và có mối quan hệ với
Việt Nam, do đó Việt Nam luôn phải duy trì đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ,
duy trì cân bằng giữa hai mối quan hệ này. Nếu Việt Nam chọn ngã về phía Mỹ
để tăng cường hợp tác quốc phòng thì cũng rất dễ gây ra phản ứng của Trung
Quốc trên biển Đông, điều này không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực
mà còn làm cho mối quan hệ Việt – Trung bị xấu đi. Do vậy, việc xử lý mối quan
hệ với Trung Quốc mà Việt Nam luôn phải cân nhắc trong hợp tác quốc phòng
với Mỹ. Có thể thấy rằng Trung Quốc là nhân tố thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ
và Việt Nam xích lại gần nhau hơn nhưng đồng thời cũng là rào cản trong quan
hệ hợp tác song phương, đặc biệt trên lĩnh vực an ninh.
Thứ ba, quan hệ không cân xứng giữa hai nước cũng cản trở mức độ hợp
tác trong quan hệ quốc phòng. Hiện nay, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng sự chênh
lệch về sức mạnh tạo ra tâm lí nước lớn và dẫn đến sự khó khăn trong quan hệ
nước lớn - nước nhỏ. Trong khi Mỹ là cường quốc lớn với sức mạnh quân sự hàng
đầu thế giới, với hệ thống đồng minh rộng rãi ở nhiều nơi và vũ khí trang thiết bị
hiện đại. Còn Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển, tiềm lực quân sự hiện
nay cũng đã đạt được một vị thế nhất định trong khu vực. Tuy nhiên để so sánh
với sức mạnh quân sự hàng đầu của Mỹ thì còn khá chênh lệch. Khoảng cách này
đã tạo ra tính “không tương xứng” trong hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ, khiến
cho Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong tăng cường hợp tác quốc phòng với
32
Mỹ. Trong những năm qua, Mỹ đã nhiều lần thực hiện chuyển gia các loại vũ khí,
trạng thiết bị và khí tài quân sự cho Việt Nam,trong đó có nhiều loại vũ khí hiện
đại, tân tiến mà Việt Nam vẫn chưa hoặc ít tiếp xúc nên việc tiếp nhận và sử dụng
cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ của nhân lực làm việc trong lĩnh
vực quốc phòng của Việt Nam còn khá hạn chế khi hợp tác với các lực lượng của
Mỹ, nên đã tạo ra nhiều bất cập không cần thiết gây cản trở đến quan hệ hợp tác
quốc phòng song phương.
Nguyên nhân của những hạn chế này nằm ở việc lòng tin của Việt Nam
dành cho Mỹ còn khá hạn chế do vấn đề lịch sử hai nước và do chiến lược diễn
biến hòa bình của Mỹ đối với Việt Nam. Đây là vấn đề mà Việt Nam luôn lo ngại
trong đẩy mạnh hợp tác với Mỹ, nhất là trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng. Ngoài
ra, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung đang diễn ra ngày càng phức tạp, Việt
Nam đều có quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, và hơn hết là Việt Nam và Trung
Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông nên quan hệ trên lĩnh vực
an ninh - quốc phòng Việt - Mỹ rất dễ gây phản ứng cho Trung Quốc và một số
nước ASEAN, ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam và các nước đó. Bên cạnh
đó, trình độ của hai bên còn khá trên lệch trên nhiều khía cạnh. Do đó, Việt Nam
cần chuẩn bị kỹ hơn nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hợp tác từ phía Mỹ, nhất là việc
áp dụng quy tắc “4 không” trong quan hệ hợp tác an ninh – quốc phòng với Mỹ.
Kết luận chương 1
Sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã
trở nên mạnh mẽ và đa chiều hơn. Trong lĩnh vực chính trị, sự tôn trọng và hỗ trợ
lẫn nhau ngày càng được củng cố, tạo ra một cộng đồng quốc tế ổn định. Đồng
thời, mối liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ qua việc thúc đẩy thương mại và đầu
tư chéo giữa các doanh nghiệp hai nước. Trong môi trường an ninh, hợp tác chặt
chẽ đã giúp tăng cường khả năng ứng phó với thách thức an ninh khu vực. Nhìn
chung, mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhưng giai đoạn sau bình
thường hóa quan hệ Việt – Mỹ đã mở ra những triển vọng tích cực, tạo nền tảng
vững chắc cho sự phát triển bền vững và hòa bình giữa hai quốc gia.

33
Chương 2
DỰ BÁO TRIỂN VỌNG CHO QUAN HỆ VIỆT – MỸ VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ CHO VIỆT NAM
2.2. Dự báo triển vọng quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian sắp tới
2.2.1 Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
a) Cơ sở dự báo
Một là, sự tác động của tình hình thế giới và khu vực. Thế giới đang có
nhiều biến đổi sâu sắc, với sự nổi lên của các nền kinh tế, sự thay đổi chính sách
tập hợp lực lượng của các nước lớn, sự gia tăng của các thách thức an ninh phi
truyền thống, xung đột cục bộ và cuộc cách mạng khoa học công nghệ… đã tác
động đến xu hướng phát triển của các quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam.
Những nhân tố này đòi hỏi cả Mỹ và Việt Nam phải tăng cường hợp tác để chia
sẽ lợi ích và chung tay khắc phục những thách thức. Đây chính là cơ sở vững chắc
để cả Việt Nam và Mỹ tăng cường hợp tác và làm sâu sắc hơn mối quan hệ sau
khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Hai là, lòng tin của hai bên dành cho nhau ngày càng sâu sắc. Sau năm
1975, Việt Nam và Mỹ đã nhiều lần bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với
nhau, vấn đề xuất phát từ lòng tin hai bên dành cho nhau còn hạn chế, hai bên vẫn
còn giữ tư duy “Chiến tranh lạnh”. Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại
giao vào năm 1995, vấn đề này đã từng bước được giải quyết, trong đó vấn đề nan
giải là “di sản chiến tranh” đã từng bước được cả Việt Nam và Mỹ cùng nhau hợp
tác giải quyết, đi đôi với đó là lòng tin dành cho nhau cũng đã được củng cố đáng
kể. Cho đến nay, việc hai bên nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất
chính là minh chứng rõ nhất cho vấn đề lòng tin được hai bên dành cho nhau ngày
càng sâu sắc hơn.
Ba là, Sự phát triển của các cơ chế hợp tác chính trị - ngoại giao. Đây là
một trong những cơ sở quan trọng thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao Việt -
Mỹ phát triển mạnh mẽ. Những năm qua, hai nước đã thiết lập và phát triển nhiều

34
cơ chế hợp tác chính trị - ngoại giao, như Đối thoại cấp cao Việt - Mỹ, Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao Việt - Mỹ, Hội nghị Tham vấn chính sách Việt - Mỹ...Các
cơ chế hợp tác này đã tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế thực hiện, góp phần
thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao Việt - Mỹ phát triển, tạo điều kiện thuận
lợi cho hai bên hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Bốn là, Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện phổ biến những giá trị về dân chủ, nhân
quyền, tự do tôn giáo. Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến
nay, mặc dù quan hệ chính trị - ngoại giao hai bên đã đạt được những cột mốc
mang tính đột phá. Tuy nhiên, việc tiếp tục phổ biến những giá trị về dân chủ,
nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn là một rào cản nhất định để hai bên tìm được
tiếng nói chung.
b) Dự báo triển vọng
Với việc nâng tầm quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện, lần đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các đối tác
quan trọng hàng đầu, trong đó có cả 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc. Hơn thế nữa, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có thể xác
lập và duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cùng lúc với cả 3 cường quốc
hàng đầu trên thế giới là Trung Quốc, Nga và Mỹ. Điều đó vừa khẳng định tính
đúng đắn của chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ của Việt Nam, vừa là minh chứng rõ ràng của vai trò và vị thế quốc tế
của Việt Nam đều được các nước đánh giá cao.
Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt
giữa các nước lớn, Việt Nam vẫn lựa chọn con đường của chính mình, không đi
với bên này chống bên kia. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích
cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tất cả vì lợi ích quốc gia - dân tộc,
vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Các cường
quốc hàng đầu trên thế giới đều tôn trọng đường lối đối ngoại đó của Việt Nam
và đều muốn duy trì và phát triển hơn nữa quan hệ với Việt Nam, trong đó có Mỹ.
Năm 2023, Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa
hai nước đã tái khẳng định các nguyên tắc cơ bản đã được hai bên thống nhất khi
xác lập đối tác toàn diện cách đây 10 năm, đó là tôn trọng Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế
chính trị của nhau.
Trong thời gian sắp tới, mối quan hệ này vẫn sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp
và được cả hai nước đưa vào chiều sâu hiệu quả. Quan hệ chính trị - ngoại giao
35
tốt chính là một cơ sở nền tảng cho các lĩnh vực khác, tạo ra môi trường hòa bình
và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Sẽ có rất ít khả năng Mỹ sẽ ép Việt Nam
chọn bên để đối đầu với Trung Quốc, vì cả Mỹ và Việt Nam đều nhận thấy được
lợi ích cả hai bên đạt được trong mối quan hệ này. Và hơn hết Việt Nam đang
thực hiện rất tốt đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và vị thế trong khu vực và trên
thế đang không ngừng gia tăng. Mỹ cũng nhận thấy được rằng, một Việt Nam bất
ổn trong về an ninh chính trị sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trong khu vực Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương, đây chính là những cơ sở vững chắc để dự báo
tính tích cực trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt – Mỹ trong tương lai. Tuy
nhiên, việc Mỹ tiếp tục phổ biến những giá trị về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn
giáo hay noi rộng hơn là rào cản ý thức hệ, trong đó Mỹ vẫn chưa thực sự công
nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường về mặt pháp lý, chính là những rào cản
mà trong thời gian sắp tới sẽ cản trở hai bên thúc đẩy quan hệ ngoại giao đi vào
thực chất. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp của hia Đảng, hai Nhà nước
và nhân dân để hai nước Việt – Mỹ có thể phá vỡ được những thách thức và phát
huy điểm tích cực trong tương lai.
2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế
a) Cơ sở dự báo
Một là, tiềm năng thị trường to lớn. Hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn
nhất thế giới, với dân số hơn 330 triệu người. Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân
lực dồi dào, giá nhân công rẻ, môi trường kinh doanh ổn định, thu hút nhiều nhà
đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ. Trong những năm qua, quan hệ thương mại
hai bên cũng gặt hái được những thành tựu quan trọng, đây chính là cơ sở vững
chắc để hai bên tiếp tục phát triển sâu hơn.
Hai là, sự bổ trợ giữa hai nền kinh tế với nhau. Bên cạnh việc khai thác về
tiềm năng thị trường, có thể thấy Mỹ là nền kinh tế phát triển với thế mạnh về
công nghệ, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, trong khi Việt Nam là nền kinh tế đang
phát triển với thế mạnh về nguồn nhân lực, giá nhân công rẻ, thị trường nội địa
tiềm năng. Sự bổ trợ giữa hai nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế đa
dạng, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực
Ba là, Hai bên đã ký kết với nhau các hiệp định thương mại và đầu tư.
Trong những năm qua, Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp định song phương và đa
phương, bao gồm: Hiệp định Thương mại song phương (BTA) và Hiệp định Đối
tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),… Các hiệp định này

36
sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế giữa hai nước, giúp thúc
đẩy thương mại, đầu tư, giảm thiểu thuế quan và các rào cản thương mại khác.
Bốn là, Mỹ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Mặc dù
đã bình thường hóa quan hệ được hơn 25 năm và ký kết với nhau nhiều văn bản,
Hiệp định, bản ghi nhớ trên cả cấp song phương và đa phương nhưng Mỹ vẫn
chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó Mỹ đòi hỏi Việt Nam
phải hạn chế nhiều hơn nữa vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế quốc
gia. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thường xuyên phải bị áp đặt
thuế chống bán phá giá và giảm đi tính cạnh tranh vốn có của hàng hóa và các
doanh nghiệp Việt Nam.
b) Dự báo triển vọng
Về mặt kinh tế, dựa trên những cơ sở sẵn có, Mỹ và Việt Nam có thể hợp
tác trong các lĩnh vực then chốt như chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ
tầng và năng lượng xanh. Vị thế của Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất
trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ (với tư cách là một khối, ASEAN
đứng thứ ba cùng với Trung Quốc và EU) làm nổi bật sức hấp dẫn của Việt Nam
đối với các nhà sản xuất Mỹ đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc,
nhất là trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn trên nhiều khía cạnh
khác nhau. Mỹ có thể hỗ trợ việc đa dạng hóa kinh tế của Việt Nam bằng cách
khuyến khích các công ty Mỹ chuyển đến hoặc kết hợp chuỗi cung ứng của nhà
đầu tư Mỹ với Việt Nam trong tương lai.
Bên cạnh đó, thương mại song phương giữa hai nước đã phát triển vượt bậc
trong ba thập kỷ qua và đầu tư song phương lên tới hàng tỷ USD. Hoạt động
thương mại hàng hóa của Việt Nam – Mỹ vượt quá 138 tỷ đô la vào năm 2022,
đây được xem là một cột mốc đáng chú ý khi kim ngạch thương mại hai chiều đã
tăng hơn hàng trăm lần so với giai đoạn 28 năm trước khi hai bên bình thường
hóa quan hệ ngoại giao. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa
Việt Nam, bao gồm dệt may, giày dép và điện tử. Việt Nam mua các sản phẩm
của Mỹ như bông và đậu nành, đồng thời tiếp nhận đầu tư của các công ty lớn của
Mỹ.Đồng thời, là một trong 14 đối tác triển khai Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF), Việt Nam và Mỹ hiện đang đạt được
tiến bộ trong việc hoàn thiện văn bản về cả bốn trụ cột của IPEF.
Sau khi nâng cấp quan hệ, hai nước sẽ tập trung vào những lĩnh vực như
hợp tác chuỗi cung ứng, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, kinh tế xanh và phát triển công
37
nghiệp chế tạo. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là lĩnh vực hợp tác
mang tính đột phá. Hai nước sẽ tập trung vào việc tạo nền tảng công nghệ số, hệ
sinh thái bán dẫn, hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chuyển đổi năng
lượng, công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm cũng sẽ được chú trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng tốt đẹp trên thì quan hệ kinh tế Việt
– Mỹ trong thời gian sắp tới vẫn còn một số rào cản nhất định, ít nhất là trong
trung hạn và ngắn hạn. Trong khi Việt Nam đang nhìn nhận Mỹ như một đối tác
quan trọng hàng đầu đối với phát triển kinh tế đất nước và quan hệ hai bên cần
được thúc đẩy sâu sắc và thực chất hơn do vẫn còn nhiều dư địa mà hai bên có thể
khai thác, nhưng việc Mỹ vẫn chưa chính thức thức công nhận Việt Nam là một
nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt
Nam. Việc đánh thuế quá cao đối với các hàng hóa Việt Nam sẽ làm mất đi tính
cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ, song đó, sẽ tạo ra sự quan ngại cho
các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa và đầu tư sang thị trường Mỹ.
Về phía Việt Nam, do tính chất phức tạp trong hệ thống pháp lý và thủ tục hành
chính và việc bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn hạn
chế, sẽ tạo ra rào cản lớn cho các doanh nghiệp Mỹ khi chuyển hướng sang Việt
Nam. Nếu không nhanh chóng thực hiện rà soát và hoàn thiện, Việt Nam có thể
đánh mất đi nhiều cơ hội trong hợp tác với Mỹ. Đồng thời, những hạn chế trong
hệ thống tài chính và cơ sở hạ tầng cũng sẽ tác động đến quyền lợi của các doanh
nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Mỹ trên Việt Nam nói riêng.
Nói tóm lại, quan hệ kinh tế Việt – Mỹ trong thời gian sắp tới vẫn là trụ cột
chính trong hợp tác song phương hai bên, và sẽ tiếp tục được hai nhà nước thúc
đẩy mạnh mẽ và có chiều sâu hơn nữa. Mặc dù có những hạn chế nhất định, hợp
tác kinh tế Việt – Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp, đi đôi với việc cả hai bên
không ngừng phối hợp để giải quyết những khó khăn bên trong và bên ngoài.
2.2.3. Trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng
a) Cơ sở dự báo
Một là, tình an ninh khu vực trên khu vực ngày càng diễn biến phức tạp,
nhất là trên khu vực Biển Đông. Biển Đông là khu vực có ý nghĩa chiến lược quan
trọng đối với cả Việt Nam và Mỹ. Đây là tuyến đường hàng hải huyết mạch, kết
nối các nền kinh tế lớn trên thế giới. Biển Đông cũng là nơi có nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú. Ngoài ra, sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông là
một thách thức đối với cả Việt Nam và Mỹ trong hợp tác về an ninh – quốc phòng.
Hiện nay, Trung Quốc đang có những hành động khẳng định chủ quyền trái phép
38
ở Biển Đông, làm gia tăng nguy cơ xung đột. Do đó, sự gia tăng căng thẳng ở
Biển Đông là cơ sở thúc đẩy Việt Nam và Mỹ tăng cường hợp tác an ninh - quốc
phòng. Hai nước cần hợp tác chặt chẽ để bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải ở Biển
Đông, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù
hợp với luật pháp quốc tế.
Hai là, sự thay đổi nhận thức của hai nước trong hợp tác an ninh – quốc
phòng. Sau gần 29 bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hiện nay cả hai nước đã
từng bước thúc đẩy hợp tác an ninh – quốc phòng đi vào chiều sâu. Điều này xuất
phát từ việc cả hai nước đều có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của hợp
tác an ninh – quốc phòng cho tương lai đất nước. Về phía Việt Nam, Việt Nam
coi Mỹ là một đối tác quan trọng trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nhất là khi
Mỹ là quốc gia có tiềm lực quốc phòng hàng đầu thế giới. Do đó, Việt Nam cần
hợp tác với Mỹ để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời góp phần duy
trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Ngược lại, Mỹ cũng coi Việt Nam là một đối tác
quan trọng trong khu vực. Mỹ luôn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam để
duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn sự bành trướng của
Trung Quốc. Do đó, sự thay đổi nhận thức của hai nước là cơ sở thúc đẩy quan hệ
an ninh - quốc phòng Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
Ba là, sự phát triển của các cơ chế hợp tác an ninh – quốc phòng. Hiện
nay, hai nước đã thiết lập và phát triển nhiều cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng,
như Đối thoại cấp cao về an ninh và quốc phòng, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng,
Hội nghị tham vấn chính sách quốc phòng...Các cơ chế hợp tác này đã tạo ra
khuôn khổ pháp lý và cơ chế thực hiện, góp phần thúc đẩy quan hệ an ninh - quốc
phòng Việt - Mỹ phát triển. Đồng thời, việc nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác
chiến lược toàn diện vào năm 2023 cũng đã mở ra một trang mới cho hợp tác quốc
phòng hai nước. Trong thời gian tới, các cơ chế này chính là cơ sở để hai nước
tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh – quốc phòng phù hợp với nhu cầu của hai nước.
Bốn là, phản ứng của các quốc gia trong khu vực. Trong khi hợp tác an
ninh – quốc phòng với Mỹ đem lại những lợi ích cho Việt Nam trong việc củng
cố tiềm lực quốc phòng và khả năng chiến đấu của quân đội. Điều này không chỉ
tăng tính răn đe đối với các mối đe dọa từ bên ngoài mà còn góp phần duy trì hòa
bình – an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, việc tăng cường hợp tác quốc phòng với
cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ sẽ dễ nhận lại phản ứng chính sách của các
quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Trung Quốc. Khi một quốc gia ra sức
củng cố tiềm lực quốc phòng, thì một quốc gia sẽ cảm thấy bị đe dọa về mặt an
ninh, hay còn gọi là “lưỡng nan về an ninh”, các nước khác cũng sẽ tăng cường
39
chạy đua vũ trang ở một mức độ nào đó, khiến cho bối cảnh trong khu vực Đông
Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung ngày càng căng
thẳng hơn.
b) Dự báo triển vọng
Về mặt quân sự, trên những cơ sở sẵn có, Mỹ và Việt Nam đã từng bước
tăng cường hợp tác, đặc biệt tập trung vào an ninh biển, an ninh hàng hải... Mặc
dù vẫn còn hạn chế về phạm vi, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quân
sự thiết yếu và đào tạo để nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Điều này
được chứng minh bằng việc bàn giao hai tàu tuần tra lớp Hamilton cho Việt Nam
vào năm 2017 và 202138, với đợt chuyển giao thứ ba đang chờ đợi, và dự kiến bàn
giao 12 máy bay huấn luyện mới từ năm 2024 đến năm 2027. Ngoài ra, việc dỡ
bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với vũ khí sát thương bán vũ khí cho Việt Nam vào
năm 2016 đã tạo ra một con đường mới để Việt Nam mua vũ khí của Mỹ nhằm
đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình khỏi Nga39. Sau hội chợ quốc phòng của
Việt Nam vào tháng 12 năm 2022, các công ty quốc phòng lớn của Mỹ, bao gồm
Lockheed Martin và Boeing, được cho là đang đàm phán với chính phủ Việt Nam
về việc bán máy bay trực thăng và máy bay không người lái tiềm năng.
Về phần mình, Việt Nam đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, mong muốn
học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của Mỹ trong lĩnh vực thể chế, giáo dục và đào tạo,
thiết bị và vũ khí…, và đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ. Việc sử dụng máy
bay huấn luyện của Mỹ và áp dụng hệ thống đào tạo phi công kiểu Mỹ không
những giúp Việt Nam nâng cấp thiết bị và vũ khí, mà còn giúp đổi mới phương
pháp huấn luyện.
Trong thời gian sắp tới, hợp tác an ninh – quốc phòng giữa Việt Nam và
Mỹ sẽ tiếp tục đạt được nhiều khởi sắc và hiệu quả do hai nước đã thiết lập quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhau, đây là một cơ sở quan trọng để làm sâu
sắc hơn mối quan hệ này. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng đây là lĩnh vực nhạy
cảm nên dù có được thúc đẩy nhưng hợp tác giữa hai bên vẫn còn có những hạn
chế nhất định, điều này có thể diễn ra trong phạm vi hợp tác giữa hai bên khi khả
năng cao chỉ dừng lại ở việc trao đổi buôn bán vũ khí và đào tạo nhân lực quốc
phòng và khó để tiến xa hơn ở mức độ hợp tác “chiến lược” như tên gọi của mối

38
Minh Vu (2022), “US to transfer 3rd patrol ship to Vietnam”, Hanoi Times, https://hanoitimes.vn, truy cập ngày:
24/01/2024.
39
Gardiner Harris (2026), “Vietnam Arms Embargo to Be Fully Lifted, Obama Says in Hanoi”, The New York
Times, https://www.nytimes.com/2016/05/24/world/asia/vietnam-us-arms-embargo-obama.html, truy cập ngày:
22/01/2024.
40
quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai bên đã thiết lập. Ngoài ra, chính sách “4
không” của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng cũng đã vạch ra một “vành đai”
trong hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có Mỹ. Có rất ít khả năng rằng
Việt Nam và Mỹ sẽ đi đến một hiệp ước về hợp tác quân sự cấp chiến lược hay
thậm chí là Hiệp ước đồng minh quân sự ít nhất là trong ngắn hạn hoặc trung hạn
vì Việt Nam hiện nay đang theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, ngoại giao đa
phương và thực hiện cân bằng quan hệ với các nước lớn, nên Việt Nam cũng sẽ
đặt ra những giới hạn nhất định trong hợp tác an ninh – quốc phòng với Mỹ. Tiếp
đến là phản ứng của Trung Quốc trước việc xích lại gần nhau giữa Việt Nam và
Mỹ trong hợp tác quốc phòng, nếu không có đối sách và mức độ phù hợp, thì hợp
tác quốc phòng Việt – Mỹ có thể gây ra tình trạng căng thẳng trên biển Đông.
Nhìn chung, hợp tác an ninh – quốc phòng Việt – Mỹ trong thời gian sắp
tới sẽ tiếp tục khởi sắc và đi vào chiều sâu nhưng chỉ diễn ra trên một số lĩnh vực
cụ thể do hai bên đều có những tính toán chiến lược và lợi ích. Do vậy, cả Việt
Nam và Mỹ đều sẽ có những cân nhắc nhất định trong việc tiến tới hợp tác quốc
phòng song phương trong thời gian tới.
2.3. Một số kiến nghị cho Việt Nam
2.3.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Một là, tăng cường các chuyến thăm cấp cao, các buổi gặp mặt giữa hai
bên nhà nước để thúc đẩy và đưa ra những cam kết cho mối quan hệ chính trị -
ngoại giao hai bên. Trong những năm qua, hai nước Việt – Mỹ đã thực hiện nhiều
chuyến thăm cấp cao, điều này thể hiện sự gắn bó mật thiết và lòng tin hai bên
dành cho nhau ngày càng sâu sắc, chính sự hòa hợp và thân thiện của hai nước
Việt – Mỹ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao đã tạo ra một không gian hợp tác
rộng mở trên lĩnh vĩnh trị - ngoại ở cả cấp độ song phương va đa phương. Tuy
nhiên, để cho mối quan hệ này có thể đi vào thực chất và hiệu quả hơn, lãnh đạo
hai bên cần phải gặp gỡ thường xuyên, bày tỏ quan điểm trong các vấn đề, tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và hơn hết là đưa ra những cam kết,
ký kết, văn bản để tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để các cấp cơ quan, bộ,
ban, ngành và người dân hai nước có thể hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn. Ngoài ra
việc củng cố tốt quan hệ chính trị - ngoại giao sẽ tạo ra một môi trường hòa bình,
ổn định cho các lĩnh vực khác phát triển.
Hai là, Việt Nam cần tận dụng tốt vai trò của các cơ quan truyền thông, cơ
quan ngôn luận trong việc củng cố quan hệ chính trị - ngoại giao Việt – Mỹ.
Truyền thông đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên
41
truyền, quảng bá về hình ảnh quốc gia, lịch sử, văn hóa và con người việt Nam
đến với bạn bè quốc tế. Đối với Việt Nam, có thể tận dụng vai trò của các cơ quan
truyền thông ở cả cấp chính phủ và phi chính phủ để quảng bá hình ảnh Việt Nam
đến với công dân và chính phủ Mỹ, cũng như quảng bá về mối quan hệ tốt đẹp
giữa hai nước Việt – Mỹ kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ với nhau. Ngoài
ra, truyền thông còn góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai nước. Trong
những năm qua, truyền thông của hai nước đã tích cực đưa tin về các hoạt động
giao lưu, hợp tác giữa hai nước, như các chuyến thăm cấp cao, các hội nghị, hội
thảo, các hoạt động văn hóa, thể thao,... Những hoạt động này đã giúp kết nối
những người có chung mối quan tâm, từ đó thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp
tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... Những hoạt động này
đã giúp truyền tải thông điệp của hai bên đến công chúng, từ đó tạo dựng sự đồng
thuận và ủng hộ cho các giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Ba là, Việt Nam cần chủ động, minh bạch, công khai nêu quan điểm về vấn
đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo để hai bên nhanh chóng đi đến khắc
phục những bất đồng còn tồn tại. Quan hệ chính trị - ngoại giao Việt - Mỹ sau
hơn 28 năm bình thường hóa đã đạt được những cột mốc ấn tượng. Tuy nhiên,
một trong những thách thức khá nhạy cảm giữa hai nước là vấn đề dân chủ, nhân
quyền và tự do tôn giáo. Trong khi hai nước Việt Nam và Mỹ có những quan điểm
khác nhau về vấn đề này nên đã để xảy ra những bất đồng không cần thiết và cản
trở đến quan hệ chính trị - ngoại giao hai bên. Một giải pháp mà Việt Nam nên
cân nhắc là cần chủ động, minh bạch và công khai nêu rõ quan điểm của Việt
Nam về những vấn đề này, song đó là những hành động, chính sách thiết thực của
chính phủ để cộng đồng quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng có thể hiểu được bối
cảnh, tình hình và cách hành động của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với bối
cảnh và con người Việt Nam. Việc này có thể được thực hiện thông qua những
diễn đàn đa phương có sự tham gia của cả Việt Nam và Mỹ để có thể tăng cường
hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và sớm xóa bỏ những bất đồng.
Bốn là, tích cực tham gia và phát huy vai trò trong các diễn đàn đa phương
do Mỹ dẫn dắt để tăng cường lòng tin chiến lược và cùng nhau chia sẽ, giải quyết
những vấn đề quốc tế. Việt Nam cho đến nay đã tham gia vào nhiều cơ chế hợp
tác đa phương do Mỹ dẫn dắt, trong đó mới nhất phải kể đến là Khuôn khổ kinh
tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), việc tham gia vào các cơ chế do Mỹ
dẫn dắt không chỉ góp phần tạo thế đan xen lợi ích giữa hai nước mà còn góp phần
củng cố lòng tin chiến lược mà Việt Nam dành cho Mỹ để hợp tác chính trị - ngoại
gia hai nước có thể di vào chiều sâu hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cần ra sức chung
42
tay cùng Mỹ giải quyết những mối quan tâm chung của hai nước như biến đổi khí
hậu, buôn lậu, chống chủ nghĩa khủng bố… để làm sâu sắc hơn sự tin tưởng của
hai Nhà nước dành cho nhau.
2.3.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Một là, tăng cường các chuyến thăm cấp cao, các hội thảo, đối thoại, hội
đàm không chính thức để hai bên đi đến những thỏa thuận hợp tác có chiều sâu,
hiệu quả. Trên cơ sở những thành tựu hai bên đã đạt được, có thể thấy được thương
mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ vẫn còn nhiều dư địa để hợp tác. Về thương
mại, mức tăng trưởng giữa hai nước đã không ngừng đi lên trong những năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế, con số này vẫn có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn nếu Việt
Nam có thể kêu gọi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hằng năm,
một số mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ
thường xuyên bị đánh thuế chống bán phá giá, mà nguyên nhân chủ yếu từ việc
Mỹ cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bị Nhà nước can thiệp quá sâu. Do
vậy, việc tăng cường các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước sẽ góp phần tăng
cường hiểu biết đôi bên, khắc phục bất đồng và hơn hết là để Mỹ có thể nhanh
chóng công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, các cấp
bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp hai nước cũng nên thường xuyên tổ chức các
buổi hội thảo, hội đàm để thảo luận và tăng cường hiểu biết về thị trường đôi bên
để hợp tác thương mại ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Về đầu tư, trong bối
cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng phức tạp và cuộc đối đầu Mỹ - Trung vẫn
đang tiếp diễn, các nhà đầu tư Mỹ đang có xu hướng dịch chuyển dòng đầu tư
sang các thị trường khác để tránh khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc,
trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, đã có những công ty, tập đoàn
lớn của Mỹ đã đầu tư và đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam, các công ty này chủ yếu
là phát triển các ngành công nghệ có giá trị gia tăng cao. Do đó, Việt Nam cần tận
dụng cơ hội của xu thế và tình hình để khai thác và nâng cao năng lực của các
doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, cần
có sự phối hợp của Nhà nước, các cơ quan, bộ, ban, ngành và doanh nghiệp hai
bên thông qua các chuyến thăm cấp cao, các cuộc gặp gỡ không chính thức, từ đó
để hai nước có thể đi đến những ký kết, thỏa thuận thực chất hơn nhằm bảo đảo
tối đa lợi ích của doanh nghiệp.
Hai là, Việt Nam nên tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú để
tạo ra những sản phẩm có giá trị cao trong thương mại song phương. Mặc dù kim
ngạch xuất nhập khẩu Việt – Mỹ đã tăng lên rất nhiều so với giai đoạn mới bình
thường hóa. Tuy nhiên, khi nhìn vào các cơ cấu mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu
43
sang Mỹ trong những năm qua chủ yếu là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp
như cà phê, chè, cá ba sa, hàng dệt may…Mặc dù trong một vài năm gần đây, Việt
Nam đã bắt đầu thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, bắt đầu chuyển sang
xuất khẩu các mặt hàng như máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, nhưng nếu so
về tỷ trọng thì vẫn còn chưa cao so với các mặt hàng khác. Trong khi Việt Nam
là quốc gia có rất nhiều lợi thế, trong đó nổi bật là nguồn tài nguyên phong phú,
thị trường lao động giá rẻ và các chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho doanh
nghiệp. Do đó, Việt Nam nên tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có, nhất là trong
giai đoạn mà quá trình hợp tác quốc tế đang có nhiều thời cơ cho Việt Nam, vị thế
trong các diễn đàn đa phương không ngừng được cải thiện và hơn hết là Việt Nam
là thị trường năng động đang thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ từ các
nước phát triển, để từ đó tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần
cải thiện tính “chưa tương xứng” trong cơ cấu hàng hóa hai bên Việt Nam và Mỹ.
Ba là, không ngừng cập nhật xu thế, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa
dạng hoá nguồn cung để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam. Mỹ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số hơn 300 triệu dân, trong
khi Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ của Mỹ. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường Mỹ thường không có nhiều lợi thế
cạnh tranh so với các doanh nghiệp lâu đời tại Mỹ và các doanh nghiệp của các
nước như Nhật Bản hay các quốc gia Châu Âu. Nguyên nhân một phần xuất phát
từ việc hàng hoá Việt Nam bị đánh thuế khá cao so với các mặt hàng khác. Tuy
nhiên, một nguyên nhân khác có thể kể đến là một phần không nhỏ hàng hoá của
Việt Nam sản xuất thường không đáp ứng đủ tiêu chí về hàng rào kỹ thuật mà Mỹ
đề ra. Để cải thiện tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần không ngừng
cập nhật xu thế, dành thời gian nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về văn hoá và
thị hiếu của người tiêu dùng, song đó cần phải xem xét đến yếu tố chất lượng sản
phẩm trước khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, từ đó mới thu hút được khách hàng
và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp cũng cần phải ra sức nghiên cứu, tìm hiểu để đa dạng hoá nguồn
cung, từ chủng loại cho tới bao bì, đóng gói để phù hợp hơn với người tiêu dùng
Mỹ, từ đó mới có thể nâng cao doanh thu, uy tín cũng như sức ảnh hưởng trong
thương mại với Mỹ.
Bốn là, cần khắc phục những hạn chế về cơ chế pháp lý, thủ tục hành chính
để bảo đảm lợi ích tối đa cho doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam. Mặc dù là nền kinh
tế hàng đầu thế giới, nhưng từ sau khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao cho
đến nay. Mức đầu tư luỹ kế của Mỹ tính đến nay chỉ đứng thứ 11 so với các đối
44
tác khác của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này có thể kể đến chính
là sự phức tạp trong cơ chế pháp lý cũng như xử lý thủ tục hành chính của các cơ
quan Nhà nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp Mỹ mà còn
đúng với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam. Có thể nhận thấy
rằng, hệ thông pháp lý của Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện đủ để đáp ứng
quyền lợi và lợi ích tối đa của doanh nghiệp Mỹ nên hiện nay có nhiều dự án đã
lên kế hoạch những vẫn chưa được thực hiện, thậm chí là trễ tiến độ. Mặc dù
những năm qua, phía Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý
nhưng điều đó vẫn chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam
để đầu tư. Bên cạnh hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện thì công tác xử lý các thủ
tục hành chính củng là một hạn chế lớn do tính phức tạp khi phải thông qua nhiều
bên, khiến nhiều dự án phải ứ động do thời gian chờ đợi lâu. Nói tóm lại, để thúc
đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ đi vào chiều sâu và hiệu quả, phía Việt
Nam cần phải không ngừng cải thiện hệ thống pháp lý, nâng cao khả năng xử lý
thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước, bộ, ban, ngành để đảm bảo lợi ích
tối đa của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Mỹ. Khai thác
có hiệu quả những ký kết, hợp tác mà hai bên đã thông qua nhằm tạo ra những cơ
sở pháp lý rõ ràng, môi trường minh bạch và hơn hết là chính sách thuế phù hợp.
Từ đó mới có tạo ra sức hút đối với các doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào Việt
Nam trong thời gian sắp tới.
Bốn là, phía Việt Nam cần cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu cũng như tính tương xứng đối với các doanh
nghiệp Mỹ. Mặc dù lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú đã tạo ra sức hút về
nguồn cung nguyên liệu cho các doanh nghiệp Mỹ khi đến đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt nam vẫn chưa hoàn thiện
trên nhiều mặt, nhất là chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay hệ thống
đường bộ của Việt Nam đã được Nhà nước đẩy mạnh đầu tư trong những năm
qua, tuy nhiên điều này chỉ phổ biến ở một số khu vực chủ chốt, một số thành phố
lớn. Trong khi đó, các nguồn cung nguyên liệu chủ yếu nằm ở vùng ngoại vi hay
những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên việc vận chuyển còn gặp nhiều khó
khăn. Điều này đã làm tăng chi phí vận chuyển đối với các doanh nghiệp Mỹ khi
đến Việt Nam đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc và cơ sở vật chất kỹ thuật
đa số đã lỗi thời, chưa được nâng cấp khiến cho chi phí đầu tư cao nhưng sản
phẩm đầu ra không đáp ứng được lợi nhuận. Do vậy việc nâng cao chất lượng cơ
sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những mấu chốt để thúc
đẩy quan hệ kinh tế Việt – Mỹ trong tương lai.
45
Năm là, Việt Nam cần không ngừng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Mỹ, nhất là các doanh nghiệp
yêu cầu trình độ, tay nghề cao. Mặc dù Việt Nam luôn được biết đến là một thị
trường rộng lớn và nguồn nhân công lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, khi nhìn
vào thực tế, nguồn nhân công Việt Nam có giá rẻ là vì trình độ lao động và tay
nghề còn thấp, chủ yếu chỉ phục vụ trong những khâu không yêu cầu nhiều về
trình độ chuyên môn và không mang lại thu nhập cao trong các doanh nghiệp
nước ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư Mỹ đang dần chuyển hướng các dòng đầu
tư từ các nước về Việt Nam, trong đó có các ngành công nghệ yêu cầu trình độ
chuyên môn hoá ở mức độ rất cao, chẳng hạn như ngành công nghệ chất bán dẫn
là một ví dụ điển hình. Hiện nay chỉ có một bộ phận rất nhỏ lao động Việt Nam
mới có thể phục vụ trong các ngành này, nên đa số các khâu chủ chốt vẫn thuộc
quyền điều hành của những lao động nước ngoài. Do đó, để có thể tận dụng tối đa
những nguồn đầu tư của doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam, thì một yếu tố then chốt
mà Việt Nam cần phải xem xét chính là cải thiện chất lượng nguồn lao động, bao
gồm công tác giáo dục, đào tạo bài bản trong các cơ sở giáo dục, mở các lớp huấn
luyện, thực tập, trải nghiệm để có thêm kinh nghiệm. Để từ đó, có thể phục vụ tốt
hơn trong ácc ngành yêu cầu trình độ chuyên môn và tay tây nghề cao.
Sáu là, tập trung khai thác tiềm năng của ngành logistic để nâng cao khả
năng trao đổi, vận chuyển hàng hoá. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi, vận chuyển
hàng hóa ngày càng tăng giữa Việt Nam và Mỹ, cần có một hệ thống logistics
hiệu quả. Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà sản
xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối và người tiêu dùng, giúp quá trình lưu thông
hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, Việt Nam
có nhiều tiềm năng để phát triển ngành logistics, bao gồm: vị trí địa lý thuận lợi,
là cầu nối giữa Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dươn; cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ; nguồn nhân lực dồi dào, trẻ
và năng động. Tuy nhiên, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như:
chi phí logistics cao, hiện cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực; cơ
sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics còn hạn chế. Do đó, để nâng cao khả
năng trao đổi, vận chuyển hàng hóa trong quan hệ kinh tế với Mỹ, Việt Nam cần
tập trung khai thác tiềm năng của ngành logistics, khắc phục các hạn chế còn tồn
tại bao gồm việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics, bao gồm xây dựng cảng
biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, kho bãi, trung
tâm phân phối; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics,
46
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp logistics phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh khi việc
phát triển ngành logistics sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
Mỹ, nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập
cho người dân.
2.3.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Một là, duy trì hợp tác hướng tới làm sâu sắc hơn và đi vào thực chất quan
hệ hợp tác an ninh – quốc phòng. Sau khi hai nước Việt – Mỹ nâng cấp quan hệ
lên mức đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023, quan hệ an ninh – quốc
phòng Mỹ - Việt đã được mở rộng thêm dư địa để phát triển. Có thể thấy, giai
đoạn này là thời điểm phù hợp để 2 nước thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ này.
Thứ nhất, Việt Nam đang có giá trị chiến lược với Mỹ do vị trí, vai trò ngày càng
gia tăng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương. Thứ hai, hai bên đã thiết lập quan hệ ở cấp cao nhất, đây là một
cơ sở nền tảng vững chắc để hai nước tiến tới hợp tác và ký kết nhiều văn bản,
ghi nhớ trên lĩnh vực an ninh – quốc phòng. Thứ ba, Mỹ là quốc gia có tiềm lực
quốc phòng hang đầu thế giới, Việt Nam có thể tận dụng để khai thác nhằm nâng
cấp khả năng của quốc phòng Việt Nam, nhất là trong bối cảnh khu vực đang diễn
biến phức tạp do sự trỗi dậy của Trung Quốc và những hành động bất chấp luật
pháp quốc tế trên biển Đông. Mặt khác, định quan hệ đúng tầm với Mỹ sẽ tăng vị
thế của Việt Nam với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.
Hai là, , thúc đẩy thương mại quốc phòng và hợp tác công nghệ quốc phòng.
Dù cho đến nay chưa có những hợp đồng thương mại quốc phòng lớn, nhưng Việt
Nam cần tận dụng điều này để nâng cao khả năng phòng vệ của mình. Trên lý
thuyết Việt Nam có thể đặt hàng bất kỳ loại vũ khí nào mà Mỹ có thể bán. Việc
mua vũ khí của Mỹ là một cách thức để đa dạng hóa nguồn cung về khí tài, bên
cạnh phần lớn vũ khí Việt Nam hiện có do Nga cung cấp. Tuy nhiên, việc sở hữu
và làm chủ vũ khí công nghệ Mỹ là một quá trình lâu dài nhiều năm cần tiến hành
từng bước. Hợp tác trong lĩnh vực công công nghệ quốc phòng cũng cần được
Việt Nam chú trọng. Mỹ là một trong những quốc gia có nền công nghệ quốc
phòng tiên tiến nhất thế giới và Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để xây dựng
và phát triển công nghệ quốc phòng quốc gia, đặc biệt là nâng cao trình độ công
nghệ và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ quốc phòng.
Ba là, tăng cường hợp tác trên các diễn đàn an ninh khu vực. Với các nước
nhỏ như Việt Nam, các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương trong nhiều trường

47
hợp sẽ phù hợp hơn hợp tác song phương bởi có thể tránh được việc trở thành
quân cờ trong cuộc chơi nước lớn. Mở rộng hợp tác an ninh với Mỹ trên diễn đàn
đa phương sẽ củng cố và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và góp phần duy
trì hòa bình, ổn định, giải quyết hòa bình mọi tranh chấp trong bối cảnh khu vực
có những biến động mạnh.
Bốn là, đẩy mạnh đối thoại thu hẹp bất đồng trong quan hệ quốc phòng.
Bất đồng trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước chủ yếu liên quan đến nhân
quyền. Việt Nam cần chia sẻ những nỗ lực bảo đảm quyền con người mà hiếm
thấy ở các nền dân chủ phương Tây. Công khai việc tôn trọng và bảo đảm nhân
quyền trên thực tế là cách hiệu quả góp phần thay đổi cách nhìn tiêu cực về nhân
quyền tại Việt Nam. Việt Nam cũng cần tích cực tham gia sâu rộng vào các thể
chế quốc tế, các sân chơi nhân quyền của thế giới, từ đó có thể hài hoà được các
khác biệt trong quan điểm nhân quyền của các nước, trong đó có Mỹ, từ đó thúc
đẩy đồng thuận trong nhận thức về nhân quyền.
Kết luận chương 2
Triển vọng cho quan hệ Việt - Mỹ là sự hứa hẹn của một tương lai tích cực
nhưng cũng vô cùng phức tạp. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những
thách thức lớn, việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác giữa hai quốc gia trở
nên càng quan trọng. Trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, và an ninh, cả Việt Nam
và Mỹ có thể tận dụng những cơ hội để thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác chặt chẽ
với nhau, nhằm phát huy tương đồng và hạn chế bất đồng. Mặc dù có một số rào
cản nhất định, nhưng nhìn chung tương lai của quan hệ Việt – Mỹ trong ngắn hạn
và trung hạn sẽ khá tốt đẹp và được hai Nhà nước củng cố, xây dựng cho xứng
tầm với mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện”. Bên cạnh đó, Việt Nam với
vai trò là một nước có quan hệ lịch sử với Mỹ và đã trải qua nhiều thăng trầm
trong mối quan hệ này, cần phải có những nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn để rút
ra những bài học kih nghiệm, từ đó đưa ra những đối sách phù hợp để cân bằng
tốt mặt “đối tác” và “đối tượng” trong quan hệ Việt Mỹ.

48
KẾT LUẬN
Việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã diễn ra khá chậm
chạp. Phải mất hai thập niên sau khi kết thúc chiến tranh hai bên mới khôi phục
lại được quan hệ ngoại giao. Và phải cần thêm hai thập niên nữa sau khi khôi phục
quan hệ ngoại giao thì hai bên mới bình thường hóa được hoàn toàn mối quan hệ.
Sau Chiến tranh Lạnh, các lợi ích chiến lược của Việt Nam và Mỹ đã trở
nên tương đồng nhau, với việc ưu tiên cao nhất của cả hai nước trong khu vực là
một môi trường hòa bình và ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nỗ lực lâu
dài của cả Việt Nam và Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm
bớt việc xem nhau là mối đe dọa. Nhưng yếu tố quyết định trong những năm gần
đây đã biến hai cựu thù trở thành bạn bè là sự xuất hiện của một mối đe dọa an
ninh chung. Sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh ở Biển Đông đã làm thay đổi
những tính toán chiến lược của cả Hà Nội và Washington. Đối mặt với thách thức
khổng lồ từ Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ đang chuẩn bị bớt coi trọng những bất
đồng về ý thức hệ và tập trung vào những lợi ích chiến lược chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

You might also like