You are on page 1of 77

Start

VẤN ĐỀ Ở
TIỂU VÙNG
MEKONG
HIỆN NAY
Nhóm 5
THÀNH 02

VIÊN
• Lương Hải Nam - 21030563

• Nguyễn Phương Anh - 21030534

• Nguyễn Thúy Hường - 21030552

• Đoàn Thanh Trà - 21030576


NỘI
DUNG
Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Các vấn đề ở Tiểu vùng sông MeKong hiện nay


Chương 3: Thách thức đặt ra cho các nước trong
Tiểu vùng sông Mekong và khuyến nghị

Chương 4: Kết luận


04

Đối tượng nghiên cứu


Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung tại tiểu vùng và các vấn đề an ninh phi
truyền thống mà các nước trong tiểu vùng đang phải đối mặt.
05

Phạm vi nghiên cứu

PHẠM VI NỘI DUNG PHẠM VI KHÔNG PHẠM VI THỜI GIAN


GIAN
• Vấn đề cạnh tranh ảnh Khu vực tiểu vùng Từ 2020 - nay, đây là mốc
MeKong bao gồm 5 nước thời gian mà trong khu vực
hưởng Mỹ - Trung Quốc.
Mê Công là Campuchia, cũng như trên thế giới gặp
• Vấn đề an ninh phi truyền Lào, Myanmar, Thái Lan, phải nhiều biến động.
thống. Việt Nam.
06

CHƯƠNG
CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
Tiểu vùng sông Mekong (TVSMK) 07

• Là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia Đông


Nam Á nằm trên lưu vực của con sông Mekong
trong đó có: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanmar.

• TVSMK có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng,


là một trong những cửa ngõ chiến lược.

• Về vị trí tự nhiên, sông Mekong đóng vai trò quan


trọng trong sự phát triển của các quốc gia ven
sông.
Cạnh tranh ảnh hưởng 08

Cạnh tranh giữa các nước là sự ganh đua, đấu


tranh của một nước hoặc một liên minh các
nước với đối thủ của mình về phương châm,
chính sách, mưu lược được hoạch định trong
một khoảng thời gian, trên một không gian địa
lý nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu, mục
đích đã được đề ra để giành phần thắng, phần
hơn về vị thế, quyền lực, sự ảnh hưởng hay lợi
ích trên toàn phương diện.
An ninh phi truyền thống 09

An ninh phi truyền thống (Non-traditional security): là khái niệm được thảo luận nhiều trong các nghiên
cứu về quan hệ quốc tế trong thời gian gần đây. Trong khi chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh vào các vấn đề
an ninh trước các mối đe dọa từ bên ngoài, chủ yếu liên quan đến quân sự, tác động đến chủ quyền quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập,.... thì chủ nghĩa tự do nhấn mạnh hơn vào các mối đe dọa từ bên trong, phi
quân sự, đe dọa đến đời sống, sức khỏe người dân và cộng đồng, quyền con người, phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh phi truyền thống, là các vấn
đề mới nổi lên đe dọa đến các giá trị cũng như đời sống và sự an toàn của con người.

AN NINH TỘI PHẠM DỊCH BỆNH


NGUỒN NƯỚC XUYÊN QUỐC (COVID -19)
GIA
10

CHƯƠNG
CÁC VẤN ĐỀ Ở
TVSMK HIỆN
NAY
1 11

CẠNH TRANH ẢNH HƯỞNG MỸ -


TRUNG TẠI TIỂU VÙNG SÔNG
MEKONG
Nguyên nhân 12

VỀ ĐỊA CHIẾN
LƯỢC
• Đối với Mỹ : TVSMK là mắt xích và vành đai
kiềm chế Trung Quốc.
• Đối với Trung Quốc: TVSMK là cánh cửa mở rộng
xuống Đông Nam Á.

VỀ KINH TẾ
• Có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Thị trường tương đối rộng lớn.
• Thu hút đầu tư từ nước ngoài.
13

CẠNH TRANH
MỸ - TRUNG
TẠI TVSMK
TỪ 2020 - NAY
Các giai đoạn trước 14

Giai đoạn 2008- 2014:


• Mỹ: trực tiếp can dự vào tiểu vùng thông qua cơ chế hợp
tác LMI (2009).
• Trung Quốc: chưa có động thái can dự rõ ràng tại tiểu
vùng.

Giai đoạn 2015 - 2020:


• Mỹ: công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương (IPS) xác định đây là khu vực ưu tiên số một,
trong đó Đông Nam Á, đặc biệt khu vực TVSMK tiếp
tục được quan tâm.
• Trung Quốc: tham ra với vai trò toàn diện hơn với sự ra
đời của hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC).
15

GIAI ĐOẠN 2020 - NAY


Năm 2020
MỸ TRUNG QUỐC

• Sáng kiến đối tác Mekong - Hoa Kỳ (MUSP)


• Cung cấp 153 triệu USD cho CLMTV. • Chiến lược “ngoại giao vacxin”, “ngoại
• Cung cấp 52 triệu USD để cứu trợ nhân đạo, giao khẩu trang”.
đối phó với đại dịch Covid - 19 tại khu vực.
• Sáng kiến “Vành đai và Con đường.”
• Nghiên cứu 4/2020 chỉ ra các con đập mà
Trung Quốc xây dựng đã gây ra hạn hán tại khu • Đề xuất chia sẻ dữ liệu thủy văn với các
vực. nước hạ Mekong.

16
Năm 2021

• Đề ra đường lối đối ngoại mới dựa trên phương châm “Nước Mỹ đã trở
lại, sẵn sàng dẫn dắt trật tự thế giới” và “sẵn sàng tìm lại linh hồn cho
nước Mỹ”.
• Xác định Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất”; là “thử
thách địa-chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21”.

• Bộc lộ khát vọng: “Bước vào thế kỷ 21, cho dù trên thế giới mọc thêm
nhiều ngôi sao nhưng Trung Quốc mới đúng là mặt trời của thế giới.
Thời đại Trung Quốc là kinh Phúc âm của thế kỷ 21”.
Năm 2021 18

MỸ TRUNG QUỐC

TVSMK hiện đang xếp sau những ưu tiên Triển khai Sáng kiến
chiến lược khác của Mỹ tại Ấn Độ Dương – “Vành đai, Con đường” (BRI)
Thái Bình Dương, nhất là khi so sánh với và kế hoạch “Made in China 2025”.
biển Đông.
Chiến lược “Tiến về Tây Nam”
→ Tiến hành các chính sách sản xuất và
Hội Nghị Quan hệ đối tác Mekong – Mỹ lần thương mại với các quốc gia khu vực GMS.
thứ hai theo hình thức trực tuyến vào năm
2021
Chiến lược đối ngoại mới với tên gọi “một
trục, hai cánh” với các nước Đông Nam Á
Năm 2022 - nay

MỸ TRUNG QUỐC

Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - TVSMK, Mỹ


cam kết hỗ trợ 150 triệu USD giúp ASEAN Tăng cường hợp tác đấu tranh phòng,
nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, năng lực chống ma túy giữa Trung Quốc và các
an ninh và ứng phó với đại dịch COVID-19; nước khu vực tiểu vùng sông
đồng thời, bổ sung 850 triệu USD hỗ trợ MeKong.
ASEAN trong năm 2023.

19
20

TÁC ĐỘNG TỚI


TIỂU VÙNG
SÔNG
MEKONG
Thuận lợi 21

Giúp các quốc gia trong khu vực tìm được nguồn vốn đầu tư
để phát triển cơ sở hạ tầng, các quốc gia có điều kiện tiếp
thu và tận dụng được những thành tựu khoa học – kỹ thuật,
kinh tế, quản trị của các nước lớn.

Các cơ chế hợp tác chính là “quả tạ” giúp cân bằng bàn cân
giữa các nước, là “van xả” mâu thuẫn, giúp các nước điều
hòa mối quan hệ.

Tạo động lực để các nước trong Tiểu vùng sông Mekong
tăng cường hợp tác và đoàn kết với nhau.
Khó khăn 22

Gặp nhiều rủi ro trong việc duy trì quan hệ song phương, đa
phương với các cường quốc trong thế cạnh tranh do áp lực từ
việc “chọn phe” gây ra.

Những cơ chế hợp tác chưa thực sự hiệu quả trong việc giải
quyết các vấn đề tại tiểu vùng.

Sự khác biệt về mục tiêu, chiến lược và lợi ích của các quốc gia
cũng là rào cản làm giảm hiệu quả hợp tác giữa các nước.
Tiểu kết
Khu vực TVSMK hiện đang là một trong những khu vực nhận được sự quan tâm cạnh tranh của nhiều
cường quốc, trong đó đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh tranh giành địa vị lớn hơn ở Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương.

Mỗi quốc gia thực hiện một chiến lược khác nhau trong quá trình cạnh tranh ảnh hưởng ở CLMTV và
có những lợi thế cũng như khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh và giành quyền ảnh hưởng trong
khu vực. Trung Quốc đang khẳng định rõ tham vọng và tầm ảnh hưởng trong khu vực bằng cả sức
mạnh kinh tế và chính trị trong khi cách thức của Mỹ hướng đến những giá trị khá khác biệt so với
Trung Quốc và tạo ra những cạnh tranh ngày càng căng thẳng giữa hai cường quốc.

Sự cạnh tranh này đem đến cả những điều kiện phát triển cho cả khu vực, nhưng cũng đặt ra nhiều
thách thức, lựa chọn; nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và các yếu
tố phi truyền thống ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sân chơi quốc tế. Hai thập niên đầu thế kỷ
XXI và đặc biệt trong giai đoạn 2020 - nay đã chứng kiến sự chuyển mình rất lớn trong cạnh tranh
giữa hai cường quốc ở CLMTV và hứa hẹn trong thời gian tới, hoạt động cạnh tranh ảnh hưởng sẽ
ngày càng mạnh mẽ hơn và đa chiều hơn.
24

CÁC VẤN ĐỀ
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Ở TVSMK HIỆN NAY
25

AN NINH
NGUỒN NƯỚC
Ở TVSMK
HIỆN NAY
Khái niệm 26

An ninh nguồn nước là khả năng người dân có


được sự tiếp cận an toàn và bền vững lượng
nước đầy đủ với chất lượng chấp nhận được để
đảm bảo cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội,
để bảo vệ trước ô nhiễm từ nước và thảm họa
liên quan đến nước, và để bảo vệ hệ sinh thái
trong một môi trường hòa bình và ổn định
chính trị.
UN Water
27

Để đảm bảo an ninh nguồn nước, cần


có sự kết hợp của 4 yếu tố:
Hợp tác
Quản trị tốt
xuyên biên giới

Hòa bình
Tài chính
và ổn định chính trị
28

Vấn đề nguồn nước sông MeKong có thể


được an ninh hóa vì những lý do sau:

(i) Việc Trung Quốc kiểm soát nguồn nước (ii) Các tác động bất lợi và quy mô lớn có thể
quan trọng đến các quốc gia hạ nguồn có thể có đối với các cộng đồng ở mỗi quốc gia này
được coi là một thách thức đối với chủ quyền ảnh hưởng đến việc quản trị ở cấp độ trung
và quyền tự trị của các quốc gia này; ương và địa phương;

(iii) Các vấn đề về cung, cầu và giá cả khi lưới


(iv) Các tác động tiêu cực về mặt an sinh - xã
điện khu vực được đưa vào, có thể dẫn đến
hội có thể dẫn đến di cư và bất ổn chính trị xã
căng thẳng ngoại giao giữa các quốc gia ven
hội khác.
sông;
Thực trạng 29

Các chuyên gia cảnh báo khu vực


TVSMK sẽ phải đối mặt với nhiều nguy
cơ gây mất an ninh nguồn nước trong
những năm tới.

Bất cứ thay đổi nào liên quan đến dòng


chảy, lưu lượng, nhiệt độ nguồn nước ở
sông Mekong đều đe dọa đến hệ sinh thái
ở khu vực này.
Thực trạng 30

Tăng cường xây dựng các đập thủy điện


trên dòng chính để đáp ứng nhu cầu
năng lượng ngày càng tăng của khu vực.

Đập thủy điện đe dọa làm sụt giảm lượng


cá, thay đổi dòng nước, làm giảm lượng
phù sa phục vụ cho việc chăm bón cây
trồng và sản xuất lúa gạo,...
Nguyên nhân
Khách quan Chủ quan
Cơ chế quản trị lưu vực sông
Biến đổi khí hậu Sự khác biệt trong chia xuyên biên giới chưa đủ mạnh
Lượng mưa giảm sẻ lợi ích quốc gia mẽ và hiệu quả
→ Hạn hán kéo dài Nhu cầu sử dụng nước Các thể chế kém hiệu quả
→ Làm tăng khả năng sạch tăng xuất phát từ lợi ích khác
dễ bị tổn thương của → Xây đập, chuyển biệt giữa các quốc gia
khu vực dòng và tích trữ nước trong việc gắn kết vào các
cơ chế

31
32

Các chính sách trong khu vực


nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước
THỨ 01 THỨ 02 THỨ 03

ASEAN cần tập trung ASEAN cần thể hiện


nhiều nguồn lực hơn vai trò điều phối hiệu ASEAN cần thiết lập
trong công tác đảm quả hơn giữa các nước một cơ quan khu vực
bảo an ninh nguồn thành viên trong việc đảm nhiệm về công
nước và phải coi đây thực thi đầy đủ Hiệp tác đảm bảo an ninh
là vấn đề cần đặc biệt định Mekong (năm nguồn nước.
quan tâm. 1995).

33
Ủy hội sông Mê Kông (MRC) 34

MRC được thành lập trên tinh thần của Hiệp định về
Hợp tác và Phát triển bền vững lưu vực sông MeKong Tuy nhiên, những hoạt động của cơ chế này
năm 1995. không thực sự hiệu quả, bởi đây không phải là
tổ chức ra quyết định và không có quyền lực
MRC đã thông qua nhiều quy định và tiến trình cũng
thực thi; các quy định mà MRC đưa ra không
như trở thành một cơ quan tư vấn, cung cấp thông tin
mang tính ràng buộc với các quốc gia thành
cho nhiều lĩnh vực như nghề cá, giao thông đường
viên,…
thủy, quản lý lũ lụt và hạn hán, môi trường và phát
triển thủy điện.
Sáng kiến hợp tác Mỹ - Hạ nguồn sông MeKong (LMI)

Nhằm giúp cho các nước hạ nguồn tăng Tuy nhiên, rất khó để LMI có thể trực
cường hợp tác, nâng cao năng lực đối tiếp ngăn chặn việc xây đập của các
phó với các thách thức an ninh phi nước và hướng đến đảm bảo an ninh
truyền thống hoặc với các vấn đề xuyên nguồn nước sông Mê Công do cơ chế
biên giới. này không có sự tham gia của nước
thượng nguồn - Trung Quốc.
Hợp tác Mê Công - Nhật Bản (JMC) 36

“Kế hoạch hành động 63 chương trình hợp tác


Nhật Bản - MeKong”, với hai trọng tâm là Sáng
Triển khai trên nhiều lĩnh vực như phát triển kinh kiến MeKong xanh và Sáng kiến hợp tác kinh tế
tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện và công nghiệp MeKong - Nhật Bản.
các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs),
bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước sông
MeKong,... Sáng kiến MeKong xanh hướng tới đẩy mạnh
hợp tác đa dạng sinh học về quản lý nguồn
nước, giải quyết khẩn cấp vấn đề môi trường
liên quan tới sự phát triển vùng.
Vấn đề đặt ra 37

Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng dân số nhanh, Áp lực dân số
vì thế lượng nước bình quân đầu người đang có xu
hướng giảm mạnh từ 12.800 m3 vào năm 1990, xuống
còn 8.610 m3 năm 2020 và có khả năng chỉ còn khoảng
8.300 m3/người vào năm 2025.

Ở Campuchia, tổng dân số của nước này đã tăng gấp đôi


trong vòng chưa đầy bốn thập niên, dân số gia tăng dẫn
tới việc gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên nước
của các dòng sông và hồ lớn ở nước này.
Vấn đề đặt ra 38

Là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh


nhất nhì thế giới, các quốc gia GMS đang phải đối
mặt với tình trạng cầu về nước tăng đột biến và
mức độ ô nhiễm nguồn nước không thể kiểm soát.

VD: Tại Thái Lan, nông nghiệp là lĩnh vực sử dụng


nhiều nước nhất, trong đó áp lực nước tưới cho khu
vực Đông Bắc Thái Lan tương đối lớn.
Tăng trưởng kinh tế
Vấn đề đặt ra 39

Ở cấp độ quốc gia


Chính sách quản lý
• 6 nước GMS đều đã ban hành và thông
qua các luật về tài nguyên nước -->
nguồn tài nguyên nước
ANNN được quan tâm hơn và nhiều chỉ
số ANNN đã được cải thiện đáng kể.
Ở cấp độ khu vực
• 1 số cơ chế khu vực đã được hình thành.
• Tuy nhiên, quá trình thi hành những • Những cơ chế hợp tác này giúp các quốc gia có thể
nguyên tắc, điều luật này vẫn còn nhiều chia sẻ thông tin dữ liệu thủy văn, xử lý các tình
vướng mắc, vẫn còn có những cơ quan huống khẩn cấp liên quan tới các thảm họa, như lũ
thực thi và quản lý nguồn nước chưa lụt, hạn hán hay cải thiện năng lực quản lý nguồn
hiệu quả. nước bền vững.

11
Tiểu kết 40

Các vấn đề an ninh nguồn nước - năng lượng - lương thực nói chung và khu vực MeKong nói riêng có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn nước của sông Mê Kông đủ để hỗ trợ phát triển sản
xuất lương thực và năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế.

Việc sản xuất năng lượng tác động đến nhu cầu về nước, như giữ nước cho thuỷ điện, thuỷ lợi cho sản
xuất nhiên liệu sinh học. Sản xuất nhiên liệu giúp sản xuất lương thực; nước giúp đảm bảo an ninh lương
thực và năng lượng; lương thực mà người dân lựa chọn tác động đến lối sống của người dân, từ đó tác
động đến nhu cầu về nước và năng lượng. Nếu không thể sản xuất lương thực bền vững sẽ dẫn đến làm
suy yếu an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước.

Giải pháp cho các vấn đề này cần có tính toàn diện, hệ thống, nhưng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo
nguồn nước để giảm tính mong manh trong mối quan hệ này, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.
Từ đó, các giải pháp liên quan đến quản lý nguồn nước cần được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh gia tăng
căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu, số lượng đập thuỷ điện tăng.
41

TỘI PHẠM
XUYÊN QUỐC GIA
Ở TVSMK HIỆN
NAY
( MA TÚY)
Tình hình 42

Đối mặt với hiểm hoạ ma tuý đang diễn ra


Trong năm 2022, khu vực Đông và
ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh
Đông Nam Á đã thu giữ hơn 151 tấn
hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế
ma túy các loại.
- xã hội, trật tự an toàn xã hội.

Khu vực Tam giác vàng - nguồn "cung" Xu hướng thị trường ma túy trên thế giới
ma túy lớn thứ hai trên thế giới, hàng ngày càng liên kết chặt chẽ hơn, xuất hiện
năm cung cấp ra thị trường trên 80 tấn nhiều đường dây mua bán vận chuyển ma
heroin và hàng nghìn tấn ma túy tổng túy xuyên quốc gia, liên lục địa.
hợp các loại.
43

KHU TAM GIÁC VÀNG


Kinh tế chính trị, địa chính trị 44

Sông Mekong chảy dài gần 5.000km từ cao


nguyên Tây Tạng đến đồng bằng miền Nam Việt
Nam, là con sông dài thứ ba ở châu Á và là tuyến
thương mại quan trọng giữa Trung Quốc và Đông
Nam Á. Đoạn sông dài 100km nối Trung Quốc với
Tam giác vàng - nơi giao nhau của Myanmar, Lào
và Thái Lan - trong nhiều thập kỷ là khu vực buôn
bán bất hợp pháp và không được kiểm soát.
Kinh tế chính trị, địa chính trị 45

Sông Mekong, vừa là biên giới tự nhiên


vừa là đường dẫn, đã đóng một vai trò
quan trọng trong hoạt động buôn bán thuốc
phiện và bất hợp pháp khác, cũng như
trong hoạt động kinh doanh hợp pháp của
tiểu vùng.
46

ĐẶC KHU KINH TẾ TAM GIÁC


VÀNG CỦA LÀO
Một trung tâm mới nổi của 47
hoạt động bất hợp pháp
• Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (SEZ): tỉnh
Bokeo của Lào (sòng bạc Kings Romans)
đã nổi lên như một trung tâm cho những
hoạt động này.
• Nằm bên bờ sông Mê Kông, ngay đối diện
Thái Lan.

SEZ được vận hành theo hợp đồng thuê 99


năm do Kings Romans Group, một công ty
đăng ký tại Hồng Kông do Zhao Wei, quốc
tịch Trung Quốc thành lập.
Mở rộng đặc khu kinh tế (SEZ) 48

• SEZ đã mở rộng đáng kể.


• Ngôn ngữ chung trong khu vực này là tiếng Trung
Quốc, cũng như hầu hết các biển hiệu.
• Gần như tất cả hàng hóa và dịch vụ phải được
thanh toán bằng đồng nhân dân tệ chứ không phải
bằng đồng kip Lào.

Chính quyền SEZ có thẩm quyền trên thực tế duy nhất,


với việc thực thi pháp luật được xử lý bởi một “cơ quan
an ninh công cộng” - một lực lượng cảnh sát tư nhân do
SEZ điều hành, theo mô hình các đơn vị cùng tên của
Trung Quốc.
Một số hoạt động bất hợp pháp tại SEZ 49

Hoạt động của các trung tâm lừa đảo: Rửa tiền:
• Chủ yếu được điều hành bởi các băng • Hoạt động rửa tiền đáng kể diễn ra tại
nhóm tội phạm người Hoa Đặc khu Tam giác Vàng, đặc biệt là tại
• Thực hiện các hoạt động phức tạp nhắm Sòng bạc Kings Romans.
vào các nạn nhân trên khắp thế giới trực • Các hoạt động sòng bạc trực tuyến cũng
tuyến.. là một cơ hội khác để rửa tiền.

Tội phạm động vật hoang dã: Nạn buôn người:


• Nơi mà một nhân viên nói là một trang trại • Phổ biến: phụ nữ trẻ để bóc lột tình dục tại
gấu và hổ, tức là một cơ sở nhân giống các các cơ sở giải trí ở SEZ, và một số nhân viên
loài được bảo vệ này nhằm mục đích buôn của trung tâm lừa đảo bị ép làm gái mại dâm
bán động vật hoang dã. nếu họ không thể hoạt động tốt như những kẻ
lừa đảo.
50

BANG TRANS - SALWEEN


SHAN
CỦA MYANMAR
Nền kinh tế chính trị bất hợp pháp

• Sân khấu của nhiều thập kỷ xung đột giữa quân đội
Myanmar và các nhóm vũ trang sắc tộc, bang Shan
của Myanmar từ lâu đã trở thành tâm điểm của các
hoạt động bất hợp pháp ở tiểu vùng sông Mekong.

• Một trong những trung tâm sản xuất


methamphetamine tinh thể lớn nhất toàn cầu, cũng
như viên amphetamine và heroin - một hoạt động
buôn bán ma túy lớn và sinh lợi đến mức lấn át nền
kinh tế chính thức của bang. Ma túy là trung tâm của
nền kinh tế chính trị Bang Shan, thúc đẩy cả tội
phạm và xung đột.
Các nhóm vũ trang và nền kinh tế chính trị bất hợp pháp
Lực lượng Dân quân và các tổ chức vũ Quân đội Myanmar (ít nhất là về mặt lý
trang khác kiểm soát các khu vực nơi tội thuyết) có thẩm quyền tối cao đối với lực
phạm phát triển mạnh không khuyến khích lượng Dân quân và lực lượng Biên phòng, coi
giải ngũ vì họ cần vũ khí và kiểm soát lãnh các thực thể bán tự trị như vậy là cần thiết để
thổ để duy trì doanh thu. Họ kiếm tiền giúp họ chống lại các nhóm vũ trang sắc tộc
thông qua việc đánh thuế không chính thức khác nhau. Quân đội thậm chí còn trở nên phụ
đối với hoạt động buôn bán hợp pháp và bất thuộc nhiều hơn vào các nhóm như vậy khi
hợp pháp. xung đột gia tăng sau cuộc đảo chính tháng 2
năm 2021.
Tác động của cuộc đảo chính năm 2021

Việc buôn bán ma túy, Gia tăng nguồn vốn chảy


(thuốc phiện), đã phát từ các nhóm ở Trans-
triển mạnh kể từ cuộc Các hoạt động lừa đảo Salween vào nền kinh tế
đảo chính và việc sản và cờ bạc trực tuyến đã Myanmar rộng lớn hơn.
xuất methamphetamine chuyển từ Đặc khu Tam Nhiều tài sản và doanh
quy mô lớn đã di giác vàng ở Lào đến nghiệp đã giảm giá trị
chuyển từ phía bắc Tachileik và các khu sau cuộc đảo chính, ngay
bang Shan đến các khu vực khác của Bang cả khi các nhóm này đã
vực xung quanh Trans - Salween và có được sức mua do
Tachileik và Monghsat. Kayin. đồng kyat của Myanmar
mất giá mạnh.

53
Tiểu kết

Bang Shan của Myanmar và tỉnh Bokeo phía bắc Lào đã trở thành một khu vực tội
phạm xuyên quốc gia duy nhất và phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền
hai nước. Sông Mekong chia cắt khu vực này cũng là một trục cạnh tranh địa chính trị,
làm phức tạp thêm các nỗ lực chống lại các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia hoạt động
trong khu vực. Tác động của tình trạng bất hợp pháp tràn lan này là rất đáng kể. Các
hoạt động bất hợp pháp làm suy giảm quy mô nền kinh tế hợp pháp của cả bang Shan
và miền bắc Lào. Chúng gieo rắc nạn tham nhũng, làm suy yếu các thể chế quản trị và
làm cạn kiệt nguồn vốn xã hội. Hậu quả được nhận thấy không chỉ trong khu vực mà
trên toàn thế giới.
55

DỊCH BỆNH
Ở TVSMK
(DỊCH COVID - 19)
Tổng sản phẩm quốc nội
Khi Covid-19 lan rộng khắp
Việc đóng cửa đã ảnh (GDP) có mức tăng trưởng
GMS vào đầu năm 2020,
hưởng đến dòng chảy nhỏ 0,2% vào năm 2020 so
chính phủ các nước GMS
thương mại, đầu tư và du với năm 2019 trước khi phục
đã kêu gọi phong tỏa biên
lịch. Việc đóng cửa của hồi lên mức tăng trưởng 6,1%
giới đã thành công trong
cũng có tác động kinh tế vào năm 2021. Tổng xuất
việc ngăn chặn sự lây
nghiêm trọng đến các hộ khẩu hàng hóa GMS giảm
truyền của virus. Tuy nhiên,
gia đình và doanh nghiệp, 60% trong năm 2020 so với
hơn một triệu (1.088.923)
gây áp lực tài chính đáng năm trước. Lượng khách quốc
đã mắc bệnh căn bệnh này
kể lên các chính phủ GMS. tế giảm khoảng 80% trên toàn
và 16.003 người đã chết.
tiểu vùng vào năm 2020.

56
Trên khắp GMS, khoảng 7 triệu người thất nghiệp vào giữa năm 2020, ước tính sẽ cao hơn đáng
kể nếu bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức và những người tham gia vào lĩnh vực nông
nghiệp. Thêm 8 triệu người nữa bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ. Ước tính có hơn 340.000
người di cư người lao động bị buộc phải trở về quê hương, nhiều người trong số họ không có nhà
ở, đất đai để sinh sống, cũng như không có thu nhập thay thế.

Các nước GMS đã phải chịu sự suy giảm nhu cầu toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ, sự gián đoạn
nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; và sự tăng lên khó khăn trong việc vận
chuyển hàng hóa thương mại qua biên giới do lo ngại liên quan đến Covid -19. Đây cũng là các
yếu tố đã dẫn đến việc đóng cửa các doanh nghiệp, hạn chế tiếp cận tài chính quốc tế, một số
lượng lớn kinh doanh thất bại, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao hơn, và căng thẳng đáng kể đối
với hệ thống bảo trợ xã hội ở nhiều nơi các nước GMS.
58

CHƯƠNG
THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO
CÁC NƯỚC TRONG TVSMK,
ASEAN
VÀ KHUYẾN NGHỊ
59

Thách thức đặt ra


cho các nước trong
TVSMK
Thách thức của sự can thiệp Mỹ - Trung 60

• CLMTV sẽ gặp phải nhiều thách thức trong việc định


hình, xây dựng một chiến lược phù hợp để phát triển đất
nước.
• Ngày càng có nhiều rủi ro trong việc duy trì quan hệ song
phương, đa phương với các cường quốc trong thế cạnh
tranh. Việc hợp tác với bất cứ cường quốc nào cũng cần
thận trọng bởi vì điều đó rất dễ gây ra mâu thuẫn, xung
đột với các nước còn lại, thậm chí là với các nước trong
khu vực và ASEAN.
VD: Trường hợp của Campuchia trong mối quan hệ với Trung
Quốc là một ví dụ điển hình.
• Các nước vừa phải hợp tác cân bằng với cường quốc, vừa
tính toán cách thức hợp tác để không ảnh hưởng đến
tương lai.
Ba vấn đề của CLMTV trước bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung là:

01 02 03
Sự khác biệt lợi ích của Cơ hội và thách thức riêng Khó khăn và phức tạp
CLMTV trong hợp tác đa của các nước trong xử lý trong hợp tác an ninh
phương quan hệ với đối tác nguồn nước

Sự gia tăng ảnh hưởng của cả Trung Quốc và Mỹ trong khu vực vẫn chưa đến mức khiến các quốc gia trong
khu vực phải “chọn bên” nhưng đã đặt ra những thách thức trong ứng xử đối ngoại, đòi hỏi các quốc gia phải
đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu chung phát triển kinh tế, xã hội.

“Duy trì sự cân bằng tốt đẹp giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, là một thách thức”.

Các nước trong khu vực cần đoàn kết, thống nhất và gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng tăng cường hợp tác
với các cường quốc bên ngoài không thể bị đánh đồng với việc chọn bên.

61
Thách thức của an ninh phi truyền thống 62

Với lợi ích khác nhau, nhất là trong vấn đề sử


dụng nguồn nước liên quan đến thuỷ điện, và các
yếu tố bên ngoài, các nước trong khu vực đang
gặp khó khăn trong thảo luận và thống nhất biện
pháp đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền
thống. Với số lượng đập thuỷ điện đang có hướng
ngày càng gia tăng, thì các vấn đề an ninh phi
truyền thống này không thuần tuý là các vấn đề kỹ
thuật mà đã trở thành một vấn đề chính trị.
63

Các vấn đề như tội phạm xuyên quốc


gia không chỉ có tác động trong khu
vực mà liên lục địa, có nguy cơ gây ra
nhiều xung đột, tranh chấp, không chỉ
giữa các nước trong khu vực mà còn
với các nước bên ngoài. Hơn nữa, dù
chúng ta đã chuyển sang giai đoạn Điều này đòi hỏi sự quan tâm của
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát không chỉ các nước trong khu vực
hiệu quả dịch Covid-19 những vẫn mà còn cả các nước, và tổ chức bên
đang trong quá trình hồi phục hậu quả ngoài có sự thống nhất, đồng thuận
của Covid - 19. trong nhận thức, các biện pháp ngăn
chặn và khắc phục.
64

THÁCH THỨC ĐẶT RA


CHO ASEAN
Một là, 65

Tiểu vùng đang phải đối diện với những


mối đe dọa trực tiếp tới vấn đề an ninh
nguồn nước và an ninh lương thực của
các quốc gia nằm ở hạ nguồn sông
Mekong.

Nguy cơ này đang đặt ra nhiều thách


thức trong vấn đề bảo đảm an ninh, khi
cả Tiểu vùng đang cùng chịu tác động
kép của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tới
cả các công trình đập thủy điện ở thượng
nguồn sông Mekong.
Hai là, 66

Sự xuất hiện và bùng phát Những hậu quả nặng nề Làm gia tăng sự chênh lệch
của đại dịch Covid-19 cho của Covid-19 về kinh tế - giữa các nước ASEAN “lục
thấy rõ mức độ nguy hiểm xã hội, kéo theo nguy cơ địa” và các nước ASEAN
và tác động nghiêm trọng gia tăng xung đột xã hội “hải đảo”, giữa các nước
từ những thách thức an và bất ổn chính trị do đại đang phát triển và chậm
ninh phi truyền thống trong dịch gây ra vẫn chưa thể phát triển hơn, giữa các
giai đoạn hiện nay. đánh giá được hết. nước theo các mô hình
chính trị, văn hóa - xã hội
khác nhau ở Đông Nam Á.

66
Ba là, 67

Sự chênh lệch về trình độ phát triển


giữa các nước trong khu vực

Sự khác biệt này sẽ dẫn đến những


khác biệt về cách nhìn nhận và khác
biệt trong cách thức theo đuổi lợi ích
quốc gia giữa các thành viên, điều
này sẽ dẫn đến các nước trong Tiểu
vùng sẽ có các mức độ cam kết khác
nhau về khả năng ứng phó với các
nguy cơ, thách thức an ninh ở khu
vực.
Bốn là, 68

Sự khác biệt về lợi ích, sự tương tác và tác động đa


chiều ở những mức độ khác nhau đến từ các cường
quốc trên nhiều vấn đề của khu vực sẽ gây ra những
khó khăn cho việc định hình một quan điểm chung,
thống nhất giữa các nước.
Sự đối đầu leo thang và những cạnh tranh chiến lược giữa các
cường quốc đang khiến nhiều nước ASEAN, nhất là các nước
Tiểu vùng sông Mekong phải đứng trước bài toán phải tìm
cách để cân bằng mối quan hệ. Cùng với đó, Cộng đồng
ASEAN tiếp tục đứng trước khó khăn trong thực thi hiệu quả
giá trị đồng thuận, thống nhất trong đa dạng và con đường
hướng tới sự hội nhập sâu sắc hơn nữa có thể sẽ bị chậm lại.
Năm là, 69

Tội phạm xuyên quốc gia diễn ra hết sức phức tạp,
trở thành vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả các
khu vực và quốc gia.

Tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, suy thoái sau đại
dịch COVID-19 đã làm gia tăng nhanh chóng các
hoạt động tội phạm, nhất tội phạm mua bán người.

Đây chính là một vấn nạn tác động mạnh mẽ tới an


ninh chung toàn khu vực, ảnh hưởng không nhỏ tới
giá trị địa - chiến lược của Tiểu vùng nói riêng và
ASEAN nói chung.
Sáu là, 70

Những năm gần đây, trên thế giới, trong đó có khu vực
Đông Nam Á đang phải đối mặt với những diễn biến phức
tạp và hậu quả nặng nề của tội phạm sản xuất, mua bán và
vận chuyển bất hợp pháp chất ma túy.

Những số liệu về các vụ bắt giữ, tình trạng sử dụng chất cấm đều
cho thấy, thị trường ma túy tổng hợp tại Đông Nam Á đang tiếp
tục diễn biến phức tạp và có xu hướng mở rộng liên khu vực. Các
băng, nhóm tội phạm có tổ chức đang tham gia ngày càng sâu vào
các hoạt động điều chế, vận chuyển ma túy tổng hợp cùng các
chất ma túy khác trong mạng lưới toàn cầu, lấy khu Tam giác
Vàng làm trung tâm.
71

Khuyến nghị
Đối với thách thức do cuộc cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc

THỨ 01 THỨ 02 THỨ 03


Cần đoàn kết, thống nhất Vạch rõ phương châm,
vì mục tiêu phát triển định hướng trong quan Xây dựng quan hệ hợp
chung, khôn khéo trong hệ đối tác, tránh những tác với các nước tầm
các mối quan hệ để có tác động tiêu cực có thể trung như: Nhật Bản,
thể cân bằng , tránh xảy gặp, ứng biến để cân Hàn Quốc, Ấn Độ, để
ra xung đột trong guồng bằng quan hệ các nước giảm sự phụ thuộc vào
quay cuộc chiến tranh lớn, tranh thủ nguồn lực Mỹ, Trung Quốc.
giữa Mỹ và Trung Quốc. để phát triển đất nước và
củng cố mối quan hệ bền
vững tốt đẹp với các
nước lớn.
Đối với thách thức do cuộc cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc

THỨ 01 THỨ 02 THỨ 03 THỨ 4

Bảo đảm an ninh Chủ động phối hợp


Sẵn sàng ứng Hoàn thiện chính
kinh tế, an ninh với các quốc gia
phó hiệu quả với sách, pháp luật về
thông tin truyền bảo vệ lợi ích quốc
các thách thức an quốc phòng, an
thông, an ninh gia - dân tộc. Ví
ninh truyền ninh ở mỗi quốc
mạng và an ninh xã dụ: Hợp tác hoàn
thống và phi gia sao cho phù
hội. Kịp thời đấu thiện pháp luật
truyền thống… hợp với hội nhập
tranh trấn áp có quốc tế về xử lý tội
hiệu quả các loại phạm công nghệ quốc tế.
tội phạm. cao…

73
74

CHƯƠNG

KẾT
LUẬN
75

Tiểu vùng sông Mekong là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang phải đối mặt với
nhiều thách thức và vấn đề, trong đó có sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, các vấn đề an
ninh phi truyền thống và sự phát triển chưa bền vững.

Tác động của sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc đến tiểu vùng sông Mekong là một vấn
đề phức tạp, có cả tác động tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, sự cạnh tranh này đã thúc đẩy các
nước trong khu vực tăng cường hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, sự
cạnh tranh này cũng có thể dẫn đến căng thẳng, tranh chấp, thậm chí xung đột.

Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở tiểu vùng sông Mekong đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng, đe dọa đến sự ổn định và phát triển của khu vực. Các vấn đề này bao gồm an ninh nguồn
nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia,...
76

Để giải quyết các vấn đề ở tiểu vùng sông Mekong, cần có


sự chung tay hợp tác của tất cả các nước trong khu vực.
Các nước cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, an ninh, môi trường,... Đồng thời, các nước cũng
cần có các giải pháp phù hợp để ứng phó với sự cạnh tranh
ảnh hưởng của các cường quốc và các vấn đề an ninh phi
truyền thống.

Với sự hợp tác tích cực của các nước trong khu vực, tiểu
vùng sông Mekong có thể vượt qua các thách thức và vấn
đề hiện nay, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và
thịnh vượng.
Finish

CẢM ƠN MỌI
NGƯỜI ĐÃ LẮNG
NGHE!

You might also like