You are on page 1of 16

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC

DƯỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH TỚI VIỆT NAM

I- Câu hỏi đề tài: Đâu là tác động của chiến lược biển Đông của
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình tới Việt Nam?

II- Câu hỏi nghiên cứu dự kiến và khai thác tài liệu

1. Khái quát về chiến lược biển của Trung Quốc nói chung?

2. Chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông là gì?

3. Mục tiêu của Trung Quốc ở biển Đông là gì và nó thể hiện tham vọng gì của
Trung Quốc?

4. Chỉ ra các phương thức triển khai chiến lược biển Đông của Trung Quốc
dưới thời Tập Cận Bình?

5. So sánh chiến lược biển Đông của TQ dưới thời TCB so với thế hệ các nhà
lãnh đạo trước đó?

6. Chính sách này tác động đến TQ/VN/ASEAN thế nào?

7. Chủ trương/đối sách của VN với chiến lược này là gì?

TÀI LIỆU LÍ THUYẾT

1. Sách “ Biển Đông trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung
Quốc “ – Huỳnh Tâm Sáng

Cuốn sách cung cấp thông tin về tình hình quốc tế và khu vực, chiến lược trở
thành cường quốc biển của Trung Quốc ,đánh giá đúng đắn về lịch sử vấn đề và
diễn biến tại khu vực từ đó có những nhận thức và thái độ đúng đắn về con đường,
biện pháp và cách thức mà Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông để phục vụ cho
chiến lược trở thành một cường quốc biển.
2. Sách “ Những vấn đề Biển Đông” – Tác giả Nguyễn Ngọc Trường

Sách này cũng nói về vấn đề biển Đông và các chính sách của Trung Quốc về biển
Đông.

3. Sách nước ngoài “ The south China sea- Cooperation for Regional Security
and Development”- Editor: Tran Truong Thuy

Link:http://nghiencuubiendong.vn/trung-tam-du-lieu-bien-dong/doc_details/237-
the-south-china-sea-cooperation-for-regional-security-and-development

4. Cuốn sách "Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát
triển bền vững" – Tác giả Nguyễn Bá Diến – Nxb Tư Pháp – Tài liệu tham
khảo, Trường đại học KHTN, Sách Luật & Tội phạm học, Pháp luật, 2006.

Tổng hợp tổng quan chính sách pháp luật về biển và nguyên tắc phát triển bền
vững. Chính sách biển của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển
bền vững. Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trong khai
thác, sử dụng và quản lí biển.

Qua tìm hiểu có thể thấy, Việt Nam kiên quyết, kiên trì, giữ vững những lập trường
nhất quán về vấn đề biển Đông, cụ thể là: Giải quyết các tranh chấp trên biển Đông
bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên
Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; tranh chấp ở biển Đông hết sức phức tạp, không
thể chủ quan lơ là, phải tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán; Việt Nam kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển; tôn
trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm
tự do, an ninh an toàn hàng hải và hàng không cho phương tiện của các nước qua
lại biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
5. Cuốn sách" Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu
vực bãi ngầm tư chính và thanh long trong biển Đông" – BRICE M.CLAGET –
Văn phòng luật sư Covington & Burling Washington D.C – Nxb Chính trị quốc
gia.

Các vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần tiếp tục khẳng định lập trường đúng đắn phù
hợp với luật pháp của nước ta trong việc xác định phạm vi chủ quyền các vùng
biển và thềm lục địa của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp trên biển trong tình
hình hiện nay thông qua đàm phán hoà bình.

TÀI LIỆU THỰC TIỄN

1. Bài báo “ đánh giá chiến lược Trung Quốc tại Biển Đông”- Tác giả
Vengalil Venugopal, Hồng Quyên dịch

Bài viết phân tích về thuận lợi, khó khăn của Trung Quốc trong việc tạo ra
chiến lược biển được xây dựng nhằm ngăn không cho lực lượng hải quân đối
phương tự do di chuyển trong một không gian chiến đấu, nói lên tham vọng phá
hoại quyền tự do hàng hải của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh khác, đồng
thời làm gia tăng rủi ro đối với các tàu chiến hoạt động tại các vùng biển tranh
chấp và ngày càng căng thẳng này

2. Bài luận văn thạc sĩ Châu Á học : Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc
dưới thời Tập Cận Bình” – TÁc giả Đào Quốc Toản

Nội Dung : Bài viết nói về việc Trung Quốc với tham vọng chiếm trọn Biển Đông
đã có rất nhiều âm mưu, trong có việc chúng tuyên truyền, tăng cường ý thức của
người dân về yêu sách “ Đường lưỡi bò “ ở Biển Đông, bên cạnh đó chúng cũng đã
tiến hành rất nhiều biện pháp với cường độ mạnh và quyết liệt bất thường, có sự
đồng bộ chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều lực lượng đưa tin, phổ biến rộng rãi về
phương tiện thông tin đại chúng và nhiều các chính sách khác.

3. Bài viết : Vấn đề biển Đông trong chính sách ngoại giao láng giềng nước lớn
của TQ dưới thời Tập Cận Bình – Trích nguồn: Bài báo Biendong.net- Link:
https://www.biendong.net/bien-dong/30189-van-de-bien-dong-trong-chinh-
sach-ngoai-giao-lang-gieng-nuoc-lon-cua-tq-duoi-thoi-chu-tich-tap-can-
binh.html

Nội dung : Bài viết nêu lên 4 đặc điểm chính trong chính sách ngoại giao của
Trung Quốc về vấn đề biển Đông bao gồm việc: Thứ nhất, đưa ra khái niệm “Giấc
mộng Trung hoa” để tăng cường sự gắn kết của dân tộc Trung hoa, đẩy mạnh các
“yêu sách chủ quyền” ở Biển Đông bằng việc tiến hành các hoạt động lấn lướt trên
thực địa như bồi đắp, mở rộng đảo nhân đạo; hiện đại hóa quân đội; xâm phạm chủ
quyền các nước mà điển hình là việc nước này hạ đặt trái phép giàn khoan nước
sâu Hải dương 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam hồi năm 2014.Thứ 2,
Trung Quốc còn thực hiện triển khai và thực hiện ngoại giao mới với các nước
láng giềng với mục đích phục tùng và phục vụ việc thực hiện “hai mục tiêu 100
năm”, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, bảo vệ chủ quyền, an
ninh, lợi ích quốc gia, xây dựng kế hoạch tổng thể, thao túng thực tế, Thứ 3 , chúng
đã điều chỉnh chính sách ở Biển Đông nhằm quản lý các vùng biển mà Trung
Quốc cho rằng chúng thuộc chủ quyền của mình từ xa xưa. Cuối cùng là việc
Trung Quốc tích cực thúc đẩy, lôi kéo các nước tham gia Sáng kiến “Vành đai, con
đường”, trong đó Biển Đông là một mắt xích quan trọng.

4. Bài viết : Chiến lược mới trên Biển Đông của Trung Quốc có khiến châu Á
run sợ ?- Tác giả Bảo Linh

Bài viết có đề cập và tóm tắt về chiến lược biển Đông của Trung Quốc như sau :
Chính sách ngoại giao kinh tế chủ động của Bắc Kinh (ở Đông Nam Á) là một
phần trong chiến lược lớn hơn nhằm ràng buộc các nước láng giềng trong khu vực
– vốn ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời khiến các nước này phải trả
giá nhiều hơn nếu áp dụng chính sách đối đầu với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh
thổ. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục từng bước một làm thay đổi hiện trạng tại khu
vực theo hướng có lợi cho mình. Trong tương lai gần, dự đoán các nhà lãnh đạo
Trung Quốc sẽ gặp phải sự kháng cự. Tuy nhiên, theo tính toán của họ, theo thời
gian, đòn bẩy phát triển của họ sẽ thuyết phục được các nước láng giềng yếu và dễ
bị tổn thương thuận theo những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc và chiến lược
này được phân tích là là khó để thành công.

5. Luận văn ThS " Việt Nam và Trung Quốc trong việc thực hiện tuyên bố về ứng
xử của các bên tại biển Đông" – Tác giả Bàn Thị Mai, Nxb Khoa Luật, 2015.

Cuốn sách sẽ đưa bạn đọc đến với câu trả lời cho các câu hỏi liệu rằng Trung Quốc
đã thực hiện tuyên bố như thế nào và có giữ đúng lời hứa của mình không? Việt
Nam với tư cách là một thành viên của ASEAN đã thực hiện vai trò của mình như
thế nào và sự cần thiết xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông
mang tính pháp lý ràng buộc cao.

6. Luận văn Thạc Sĩ " Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong hợp đồng
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc và kinh nghiệm
đối với Việt Nam" – Tác giả Hoàng Thị Hồng Hạnh – Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Hà Nội, 2010.

Luận văn " Nghĩa vụ giao hàng của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt
Nam" là một nghiên cứu toàn diện về pháp luật liên quan đến nghĩa vụ giao hàng
của người vận chuyển, có giá trị như một nguồn tham khảo đối với những người
công tác tại các hãng tàu và tham gia trực tiếp vào quan hệ vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực giao hàng
ở Việt Nam.

7. Luận văn Thạc sĩ Luật học " Pháp luật Trung Quốc về biển đảo nhìn từ góc độ
Luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển Đông" – Tác giả Vũ Phương
Thanh – Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội – Chuyên ngành Luật Quốc tế - Hà
Nội - 2011.

Luận văn " Pháp luật Trung Quốc về biển đảo nhìn từ góc độ Luật pháp quốc tế và
thực tiễn tranh chấp Biển Đông" dựa trên những cơ sở nghiên cứu những văn bản
pháp luật chủ yếu của Trung Quốc về biển, đảo đưa đến một cái nhìn tổng quan về
hệ thống pháp luật biển, đảo Trung Quốc. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu các
văn bản pháp luật Trung Quốc liên quan trực tiếp tới biển Đông, quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa trong mối tương quan với pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề biển,
đảo, luận văn chỉ ra, phân tích và đánh giá những chế định không phù hợp với pháp
luật quốc tế trong các văn bản pháp luật Trung Quốc. Từ đó kiến nghị, đề xuất đối
sách cho Việt Nam trong vấn đề biển Đông và đưa ra phương hướng, giải pháp
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về biển, đảo.

8. Luận văn Thạc sĩ Luật học "Giải quyết tranh chấp trên biển Đông nhìn từ vụ
kiện Philippines - Trung Quốc” – Tác giả Đinh Thị Minh Thu - Khoa Luật - Đại
học quốc gia Hà Nội – Chuyên ngành Luật Quốc tế - Hà Nội - 2017.

Luận văn "Giải quyết tranh chấp trên biển Đông nhìn từ vụ kiện Philippines -
Trung Quốc” nhằm đóng góp những đề xuất giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm
trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành khởi kiện Trung Quốc
tại các thiết chế tài phán quốc tế trên cơ sở bài học của Philippines trong vụ kiện.

9. Bài báo "Phán quyết Biển Đông: Nhìn lại toàn diện sau 5 năm" – Đỗ Thiện &
Vĩ Cường - Tin tức quốc tế - 24h.com.
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/phan-quyet-bien-dong-nhin-lai-toan-dien-
sau-5-nam-c415a1269653.html

- Bài báo "Giá trị của phán quyết Biển Đông sau 5 năm" – Tác giả Phương Vũ –
25/7/2021 Tạp chí VnExpress.

https://vnexpress.net/gia-tri-cua-phan-quyet-bien-dong-sau-5-nam-4328457.html

- Bài báo "Cuộc chiến ngầm 5 năm sau phán quyết Biển Đông." (14/7/2021) – Tác
giả Nhật Đăng – Báo Tuổi trẻ.

https://tuoitre.vn/cuoc-chien-ngam-5-nam-sau-phan-quyet-bien-dong-
20210714130359347.htm

Thông qua các bài báo trên , ta có thể thấy rằng phán quyết Biển Đông đóng vai trò
“dẫn đường” cho các nước liên quan trong cuộc đấu tranh vì một trật tự dựa trên
luật lệ chứ không phải dựa trên “sức mạnh tạo ra công lý”; nó là cơ sở để các nước
nhìn nhận lại chính sách của mình trên Biển Đông. Phán quyết là chung thẩm và
Philippines phản đối mạnh mẽ mọi mưu toan hạ thấp giá trị của phán quyết, xóa bỏ
nó khỏi luật pháp, lịch sử và trí nhớ tập thể, nó đã trở thành và sẽ tiếp tục là hòn đá
tảng trong luật quốc tế và có giá trị với cả các nước khác có cùng các thực thể biển
có vấn đề như Philippines. Ngoài ra, phán quyết còn là lý do để Malaysia một thềm
lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải về phía Bắc. Và cuối cùng, phán quyết là cơ sở thúc đẩy các quốc gia trong và
ngoài khu vực thể hiện rõ hơn lập trường của mình về các vấn đề ở Biển Đông.
Chừng đó cũng đủ thấy phán quyết biển đông có tầm quan trọng như thế nào trong
trật tự các nước ở biển đông.

10. Bài báo "Vị trí, vai trò của Biển Đông đối với thế giới, khu vực và Việt Nam"
(27/7/2021) – Tác giả Phạm Bình – Tạp chí Quốc phòng toàn dân – Biển, đảo Việt
Nam – 2021.
http://m.tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/vi-tri-vai-tro-cua-bien-dong-doi-voi-
the-gioi-khu-vuc-va-viet-nam-17428.html

Bài báo"Vị trí, vai trò của Biển Đông đối với thế giới, khu vực và Việt Nam" cho
ta thấy rằng Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng các
thế trận quốc phòng toàn dân trên các vùng biển, đảo. Ngày nay, với xu thế gia
tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là
nguồn tài nguyên không tái tạo được trên đất liền sẽ dần bị cạn kiệt, sự tồn tại và
phát triển của con người đang hướng về đại dương. Vì vậy, vị trí, vai trò của biển
càng trở nên quan trọng, việc tranh chấp, xác nhận chủ quyền biển, đầu tư phát
triển kinh tế biển, củng cố quốc phòng - an ninh trên biển đang trở thành vấn đề
nóng bỏng và có tính cấp bách cho các quốc gia có biển. Là quốc gia có biển, đó là
một lợi thế lớn, chúng ta cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, tăng
cường hơn nữa phát triển kinh tế biển với chiến lược toàn diện, có trọng tâm, trọng
điểm, sớm đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực,
gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế.

11. Bài báo "Biên niên các sự kiện chính liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại
biển đông, hai quần đảo hoàng sa và trường sa từ thế kỉ 19 đến nay" – Khoa Sư
phạm – Trường đại học Cần Thơ.

http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/533-ai-s-ky-tranh-chap-chu-
quyen-tai-bien-ong

https://se.ctu.edu.vn/hoat-dong-su/tu-lieu-lich-su/690-bien-nien-cac-su-kien-chinh-
lien-quan-den-tranh-chap-chu-quyen-tai-bien-dong-hai-quan-dao-hoang-sa-va-
truong-sa-tu-the-ky-19-den-nay.html
Thông qua bài báo"Biên niên các sự kiện chính liên quan đến tranh chấp chủ quyền
tại biển đông, hai quần đảo hoàng sa và trường sa từ thế kỉ 19 đến nay" ta có thể
thấy rằng nếu chỉ một mình một nước hành động cụ thể là Mỹ, cùng với tuyên bố
phản đối đường 9 đoạn của một số nước là chưa tạo đủ áp lực buộc Trung Quốc từ
bỏ yêu sách. Xây dựng cơ chế an ninh kiềm chế va chạm, ngăn chặn các hành động
gây căng thẳng, xung đột là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là thúc đẩy Trung
Quốc thay đổi yêu sách chủ quyền Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc
tế, không có lợi cho hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác phát triển của khu vực,
các nước và của chính Trung Quốc. Để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, trỗi dậy
dẫn dắt khu vực, thế giới, Trung Quốc cần môi trường thuận lợi, sự ủng hộ của các
nước. Làm cho Trung Quốc thấy rõ lợi ích thu được (nếu thay đổi) và cái giá đắt
khi cố duy trì yêu sách chủ quyền Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế,
với xu thế chung, chính là thúc đẩy Trung Quốc tự thay đổi. Muốn vậy, các nước
phải đồng thuận cao cả trong tuyên bố và hành động, vì lợi ích chung.

III- Lecture Review (Lịch sử công trình nghiên cứu đi trước)

Vấn đề về biển Đông luôn là đề tài nổi bật, có sức hấp dẫn đối với các học giả cũng
như các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
chiến lược biển của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã được công bố:

1. TS. Nguyễn Hùng Sơn, phó viện trưởng Viện biển Đông, học viện Ngoại
giao với công trình nghiên cứu: Bàn về chiến lược cường quốc biển của
Trung Quốc sau đại hội XIII, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (99) tháng
12/2014.

Trong dòng chảy của lịch sử, việc xây dựng sức mạnh biển đã trở thành quy luật
phát triển của hầu hết các cường quốc. Trung Quốc chính là đại diện tiêu biểu cho
quy luật này, cụ thể Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013
đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hài dương, chính thức đưa vấn đề phát
triển biển thành chiến lược quốc gia. Phương hướng phát triển này mang hàm ý
rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và việc trở thành một
cường quốc biển cũng nằm trong “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình.
Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên
đặc biệt đáng chú ý hơn khi quốc gia này liên tục có những động thái hung hăng,
xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích của các nước khu vực ASEAN nhằm thực hiện
hóa ý đồ độc chiếm biển Đông.

Bài viết của tác giả tập trung phân tích những động cơ, mục tiêu và nội dung của
chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc được đề ra tại Đại hội
XVIII, trên cơ sở tham khảo tính quy luật trong việc phát triển sức mạnh biển của
các cường quốc trong lịch sử và so sánh để tìm ra những tương đồng trong nhận
thức, tư duy và biện pháp phát triển chiến lược biển của Trung Quốc so với
phương Tây. Tiếp đến, bài viết cũng đánh giá hiện trạng và triển vọng phát triển
sức mạnh biển của Trung Quốc, từ đó phân tích những tác động có thể đối với hòa
bình, ổn định của khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những hệ
lụy lớn nhất của vấn đề này có thể kể đến là làm thay đổi trật tự địa-chính trị của
các nước quanh biển Đông. Còn đối với Việt Nam, ngoài những tác động chung
với khu vực, vì là nước láng giềng cận kề nên ta phải chịu “sức ép” từ việc Trung
Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển sớm nhất, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền
biển đảo.

Theo đánh giá của tác giả bài viết, mặc dù còn nhiều hạn chế và thách thức, song
quyết tâm phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc là không thay đổi, và chiến
lược trở thành cường quốc biển là một chiến lược lâu dài mà các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục theo đuổi, trong đó phải kể đến Tập Cận Bình.
Hiển nhiên là điều này sẽ đưa đến những tác động và hệ lụy không nhỏ đối với
Việt Nam và các nước trong khu vực, đòi hỏi đến vai trò của luật pháp quốc tế và
ASEAN trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của các nước này.

2. PGS. TS Nguyễn Hồng Quân với bài viết: Mưu đồ độc chiếm biển Đông
của Trung Quốc và đối sách của ASEAN, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1
(100), tháng 3/2015.

Bài nghiên cứu của tác giả tập trung làm rõ những chiến thuật mà Trung Quốc đã
áp dụng với ASEAN hòng độc chiếm biển Đông. Có thể thấy rằng, trong 60 năm
trở lại đây, Trung Quốc lúc âm thầm lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm
biển Đông bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Chiến thuật rõ ràng nhất được quốc
gia này áp dụng đó là tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ
Việt Nam với ASEAN để từ đó có thể dễ đạt được các thỏa hiệp có lợi nhất về biển
Đông. Trung Quốc cũng chủ trương đàm phán song phương với từng nước
ASEAN về vấn đề biển Đông với chủ trương là chủ quyền ở biển Đông thuộc về
Trung Quốc và hạ thấp vai trò, sức mạnh của tập thể các nước Đông Nam Á trong
các vấn đề an ninh khu vực. Bên cạnh đó, quốc gia này còn lôi kéo ASEAN ngăn
chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực bằng cách vận động để ASEAN không ủng hộ
lập trường của Mỹ trong vấn đề biển Đông. Thậm chí Trung Quốc còn mưu toan
kiểm soát, “gặm nhấm” biển Đông bằng sức mạnh tổng hợp, buộc các nước này
phải nhượng bộ trong vấn đề biển Đông. Quốc gia này phản đối quốc tế hóa vấn đề
biển Đông, tránh đưa tranh chấp ra các cơ quan chế tài phán quốc tế thể hiện qua
việc luôn phớt lờ yêu cầu đàm phán với Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền
Hoàng Sa, luôn yêu cầu đàm phán song phương với từng nước tranh chấp chủ
quyền ở Trường Sa, khước từ bên thứ ba can thiệp vào tranh chấp trên biển Đông
vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói chuyện” với các nước nhỏ.

Nhận thức được chiến thuật nguy hiểm của Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông,
tác giả đã đưa ra một số biện pháp giúp các nước Đông Nam Á giải quyết vấn đề
này bao gồm: nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị của mỗi thành viên
trong ASEAN, cần sớm hoàn chỉnh cơ chế ra quyết định đối với những vấn đề
trọng yếu của ASEAN, đẩy mạnh “quốc tế hoá” tự do, an ninh hàng hải, hàng
không trên biển Đông, sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng công cụ pháp lý quốc tế
và chủ động tạo dựng cơ chế đàm phán đa phương cùng với đó phải tận dụng các
diễn đàn quốc tế, các cơ chế an ninh khu vực để có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tóm lại, chính sự kiện HD- 981 và những gì tiếp sau đó buộc các nước phải nhận
thức rõ hơn chiến lược biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình hòng
độc chiếm biển Đông cũng như cần có cái nhìn mới về quan hệ ASEAN và Trung
Quốc từ đó có những quyết sách và hành động kịp thời, hiệu quả.

3. Đỗ Thanh Hải, Nhận diện và mục đích chiến lược Biển Đông của Trung
Quốc đối với Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, Nghiên cứu
quốc tế.

Bài báo này đã đánh giá chiến lược Biển Đông của Trung Quốc và tác động có tính
hệ thống của chính sách đó đối với tình hình Biển Đông ở Việt Nam nói riêng và
Đông Nam Á nói chung. Ngày càng có nhiều nghiên cứu được công bố về hành vi
quyết đoán của Trung Quốc những lựa chọn liên quan cho chiến lược của Mỹ. Các
nhà phân tích cơ bản đồng ý rằng Trung Quốc đang tiến hành các hành vi mang
tính khiêu khích, nhưng có đánh giá khác nhau về động cơ của Trung Quốc và vì
thế khác nhau trong khuyến nghị về cách thức phản ứng từ phía Mỹ và các đối tác.
Đồng thời tác giả cho rằng cho rằng cho dù động cơ của Trung Quốc là gì đi chăng
nữa (những động cơ đó có thể linh hoạt, thay đổi theo thời gian đặc biệt khi các cơ
hội xuất hiện), tác động của hành vi này đều là phá vỡ nguyên trạng. Trong trường
hợp này, ý đồ ít quan trọng hơn là hệ luỵ. Ngay cả nếu Trung Quốc không muốn
lật lại trật tự thế giới tự do, kết quả của việc áp đặt ý chí của Trung Quốc lên Biển
Đông đặc biệt là vùng biển của Việt Nam và Đông Nam Á sẽ phá hoại và cuối
cùng thay thế một cách cơ bản trật tự thế giới hiện tại.

Có thể thấy, tác giả đã đưa ra những giả định nhất định. Giả định đầu tiên là cách
tiếp cận tự do đối với những mối quan hệ giữa cá nhân với nhau và hay các mối
quan hệ quốc tế đều tốt hơn hơn so với cách tiếp cận phi tự do. Thứ hai, tác giả cho
rằng, thượng tôn pháp luật là những nền tảng tự do cơ bản nhất. Thứ ba, trật tự thế
giới tự do (LIO) là thể hiện xác đáng nhất về trật tự thế giới và những giá trị tự do
khác cho đến thời điểm hiện tại. Cuối cùng, tác giả chỉ rõ một trật tự thế giới do
Trung Quốc dẫn dắt sẽ ít tự do hơn trật tự thế giới hiện tại.

Hơn nữa, khi xem xét bối cảnh trong đó Trung Quốc trỗi dậy và mối quan hệ của
Trung Quốc với Mỹ, tác giả đã tập trung nghiên cứu kỹ hơn lý do tại sao Trung
Quốc lại tập trung vào Biển Đông đến như vậy và tại sao lại vào thời điểm này? Để
đi đến kết luận rằng Trung Quốc được thúc đẩy một phần bởi nhận thức về cơ hội,
một phần vì nhận thức về sự suy yếu của Mỹ và một phần bởi nhu cầu lên tiếng về
những tuyên bố pháp lý của nhà nước.

Đặc biệt, tập trung vào các chiến lược của Trung Quốc để giành kiểm soát trên
Biển Đông, trước hết, Trung Quốc cần phải cô lập khu vực. Trong nỗ lực cô lập
khu vực, Trung Quốc sử dụng chiến lược hai hướng “cây gậy và củ cà rốt”, vừa lôi
kéo các nước láng giềng khi thuận tiện trong khi đe dọa các nước chống đối mình.
Không những thế, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu hệ luỵ từ những hành vi của
Trung Quốc trên Biển Đông, cả với khu vực và cuối cùng là với trật tự thế giới tự
do. Hành vi này đòi hỏi thành tố quân sự. Việc phát triển năng lực quân sự của
Trung Quốc, là một vấn đề rắc rối do chính phủ dựa vào chủ nghĩa dân tộc để huy
động sự ủng hộ của công chúng và tạo ra tính chính đáng.
4. TS. Phạm Ngọc Trâm (Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Chiến
lược biển Đông của Trung Quốc và những tác động đến Việt Nam, Tạp
chí lịch sử Đảng 6-2014.

Bài viết trình bày tư duy chiến lược và dã tâm bá chủ Biển Đông của Trung Quốc
đang đe dọa trực tiếp công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tình
hình đó đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc giải quyết những
vấn đề nóng bỏng ở Biển Đông, trên tinh thần bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia. Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc và những tác
động đến Việt Nam (1909-2014).

Từ những phân tích mang tính khách quan, tác giả khẳng định tư duy quân sự của
Trung Quốc ở Biển Đông gắn chặt với tham vọng “Tham vọng nhảy vọt” nhằm
hiện đại hoá lực lượng hải quân. Đồng thời, Trung Quốc còn đẩy mạnh quá trình
tăng cường cho chiến tranh viễn chinh và sức mạnh quân đội hải quân, tạo khả
năng hoạt động cho máy bay nhằm khống chế các vùng biển khơi trên Biển Đông.

Tác giả cho rằng, việc Trung Quốc công khai đưa ra yêu sách về “đường lưỡi bò”
đã làm cho tình hình trên Biển Đông thêm phức tạp, đi ngược lại xu thế và các
nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế đang mong muốn tìm kiếm một
giải pháp ổn định lâu dài cho những tranh chấp ở Biển Đông. Cụ thể, “Yêu Sách về
đường lưỡi bò của Trung Quốc (trên Biển Đông)” rất mập mờ dẫn đến thể hiện
những điểm yếu cơ bản về địa vị pháp lý của nó.

Trước tình hình như vậy, tác giả đã nhấn mạnh tính cấp thiết trong vấn đề bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Thực thi chính sách đối với vấn đề Biển Đông,
thái độ ứng xử và những phương pháp giải quyết tình hình tranh chấp ở Biển Đông
của Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thể hiện sự mềm dẻo, khoan dung nhưng
cương quyết giữ vững nguyên tắc. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng Việt Nam và
Trung Quốc cần có những trao đổi thẳng thắn, đàm phán một cách thoả đáng
những bất đồng trên biễn giữa hai nước, góp phần thúc đẩy mối quan hệ ổn định
lâu dài, duy trì hoà bình tại Biển Đông.

5. PGS. Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), Trung tâm Nghiên cứu An ninh
Châu Á-Thái Bình Dương, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating
Its Own Islands in the South China Sea (Tạm dịch: Thách thức đại chiến
lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông), The National Interest,
8/12/2014, Tạp chí nghiên cứu quốc tế.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả khi cho rằng, đại chiến lược của Trung Quốc ở biển
Đông là một kế hoạch khôn khéo tận dụng những điểm yếu của các chiến lược dựa trên
các trận đánh lớn mà điển hình là Chiến lược tác chiến không-hải mà Mỹ đưa ra nhằm vô
hiệu hóa năng lực Chống tiếp cận – phong tỏa khu vực (A2AD) của Trung Quốc và Chiến
lược kiểm soát tầm xa (Offshore Control), lựa chọn thay thế chủ chốt của chiến lược
A2AD.

Cụ thể, Trong cuộc đối đầu tại bãi cạn Scarborough, sau khi Mỹ đứng ra làm trung
gian hòa giải, Philippines nghĩ rằng Trung Quốc đã đồng ý cả hai bên rút tàu về
nhưng sau khi Philippines rút về thi Trung Quốc vẫn không hề rút và rốt cuộc đã
chiếm Scarborough trên thực tế 

Cuối cùng tác giả đi đến kết luận, chiến lược lấn dần này không phải là hoàn hảo. Nó có
thể bị ngăn chặn nếu Mỹ, Việt Nam và các cường quốc khu vực Đông Nam Á chơi cờ vây
điêu luyện như Trung Quốc.

You might also like