You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

KIỂM TRA CUỐI KỲ


MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đề bài:

Anh/Chị (lập nhóm từ 2-5 người) thiết kế một đề cương phương pháp nghiên
cứu khoa học (research proposal) dựa trên cấu trúc và gợi ý.

Giảng viên hướng dẫn: : Ths. Hoàng Cẩm Thanh


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thuỳ Trang – 2157060115
Lê Phương Uyên – 2157060121
Trần Ngọc Trinh - 2157060118
Phan Ngọc Hiếu – 2157060042

Lớp: A - Hệ Chuẩn, QH19-21

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 28 tháng 04 năm 2023


Tác động của Trung Quốc lên vị thế của Việt Nam thông qua
nhân tố Khmer Đỏ giai đoạn 1975-1979

I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1. Chủ đề, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là quan hệ láng giềng lịch sử, với sự tương đồng về thể

chế chính trị, hai nước từ lâu có những ảnh hưởng lẫn nhau trên nhiều phương diện. Quan hệ Việt

- Trung từ sau Việt Nam có chiều hướng xấu đi, nhiều bất đồng xuất hiện từ sự thân thiết giữa Việt

Nam với Liên Xô, mối liên hệ được Trung Quốc xem là sự đe dọa cho an ninh của nước này. Thất

bại của Trung Quốc trong việc lôi kéo Việt Nam nhằm hạn chế sự hiện diện của Liên Xô ở Việt

Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung cũng là nguyên nhân đóng góp cho những đối lập về

quan điểm, xung đột và mâu thuẫn chính trị ngày càng tăng giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, các

cuộc xung đột quân sự xảy ra tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc và một số biện pháp kinh tế và

chính trị mà Trung Quốc tiến hành nhằm cô lập và đe dọa Việt Nam cũng đã khiến quan hệ hai

nước bị tổn thương nặng nề.

Với Việt Nam, Campuchia là quốc gia láng giềng có quan hệ gần gũi và sâu sắc. Tuy

nhiên sau chiến tranh Việt Nam, nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan trong các vấn đề lịch sử,

văn hóa và chính trị đã góp phần tạo lập những bất đồng giữa hai quốc gia. Quan hệ giữa Việt Nam

và Campuchia trong giai đoạn 1975-1979 là một mối quan hệ đầy biến động và căng thẳng. Sự can

thiệp của của các cường quốc trong khu vực mà rõ rệt nhất là Trung Quốc đã gây ra nhiều tranh

chấp và xung đột leo thang, diễn ra nổi bật trong giai đoạn 1976-1978. Chính quyền thân Trung

Quốc - Campuchia Dân chủ (Democratic Kampuchea) với sự lãnh đạo của Pol Pot - Ieng Sary

trong giai đoạn này tiến hành đẩy cao mâu thuẫn hai bên thông qua hàng loạt cuộc tấn công vào

biên giới và trên lãnh thổ Việt Nam.

2
Qua bản chất mối quan hệ ba nước, sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Campuchia

đặt ra nhiều thách thức cho tình hình Việt Nam. Sự tăng cường viện trợ của Trung Quốc đối với

chính quyền Khmer Đỏ khiến lực lượng này phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, thông qua đó

gây sức ép lớn cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới lúc bấy giờ của Việt Nam. Sự tấn công

liên tục từ nhiều mặt trận khiến cho thế và lực của Việt Nam trong giai đoạn này bị ảnh hưởng

đáng kể, chính quyền Trung ương không thể tập trung kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Trước

những lý do đó, bài nghiên cứu của nhóm sẽ xem xét những tác động của Trung Quốc đối với vị

thế của Việt Nam thông qua nhân tố Campuchia trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1979.

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Tác động của Trung Quốc lên vị

thế của Việt Nam thông qua nhân tố Khmer Đỏ đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn 1975

- 1979? Nhằm làm xấu hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo thế bao vây cô lập

đối với Việt Nam cả trong khu vực và thế giới, Trung Quốc nói chung và những nhà lãnh đạo

Trung Quốc nói riêng đã lợi dụng “vấn đề” Campuchia mà trong đó nhân tố Khmer Đỏ được chính

quyền Bắc Kinh tận dụng như yếu tố trung gian quan trọng. Những động thái của Trung Quốc góp

phần lớn trong việc làm suy giảm vị thế của Việt Nam. Bài nghiên cứu sẽ hướng đến chứng minh

cho giả thuyết nói trên thông qua nhìn nhận, nghiên cứu những ảnh hưởng này từ đó đánh giá về

mức độ ảnh hưởng của chúng đến vị thế của Việt Nam.

Đối tượng bài nghiên cứu sẽ tập trung đi vào phân tích là những chính sách, chủ trương,

các cuộc vận động và cách thức vận động ngoại giao cùng với diễn ngôn của Trung Quốc để nhìn

nhận về những tác động này. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng sẽ đi vào phân tích phối hợp những

tác động mang tính trung gian đến từ lực lượng Campuchia Dân chủ nhằm củng cố và hỗ trợ cho

việc đánh giá, nhận xét những tác động mà Trung Quốc đã thực hiện thông qua nhân tố này nhằm

gây sức ép đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

3
Phạm vi nghiên cứu được nhóm giới hạn trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1979 và phân

thành hai giai đoạn để có cái nhìn sâu hơn và rút ra được so sánh về tương đồng, khác biệt. Giai

đoạn đầu tiên là khi Trung Quốc bắt đầu âm thầm xây dựng những chủ trương, chính sách nhằm

tác động đến Việt Nam thông qua hỗ trợ, chi viện cho Khmer Đỏ. Trong thời gian này, chính quyền

Bắc Kinh chưa có những động thái rõ ràng, quyết liệt và chỉ đang dừng ở mức độ can thiệp gián

tiếp đối với “vấn đề Campuchia”. Giai đoạn thứ hai được phân tích là lúc Trung Quốc tiến hành

công khai những chính sách, xu thế chống Việt Nam một cách mạnh mẽ, thực hiện nhiều công

cuộc chống phá, lên án Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực bằng cách lôi kéo, kêu gọi

sự phản đối đến từ dư luận thế giới là Liên Hợp Quốc và các nước láng giềng trong khu vực như

ASEAN mà trực tiếp nhất là với Thái Lan. Thông qua việc chia phạm vi nghiên cứu làm hai mốc

thời gian và phân tích theo từng giai đoạn sẽ giúp nhóm đưa ra được nhận xét về diễn tiến và đánh

giá được mức độ ảnh hưởng của những tác động của Trung Quốc lên vị thế Việt Nam thông qua

nhân tố Khmer Đỏ mà chủ yếu là thông qua khía cạnh ngoại giao.

Bài nghiên cứu không tham vọng đi sâu phân tích những tác động của Trung Quốc đến

vị thế Việt Nam thông qua nhân tố Khmer Đỏ trên các khía cạnh về kinh tế, xã hội, quân sự nhưng

trong quá trình thực hiện sẽ có những số liệu, viện dẫn quan điểm, nhận định để góp phần hỗ trợ

cho lập luận của nhóm về ảnh hưởng của những tác động nói trên.

2. Lịch sử nghiên cứu và giá trị của bài nghiên cứu

a. Lịch sử nghiên cứu

Trung Quốc hy vọng dùng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt có thể làm Việt Nam suy

yếu và buộc nhân dân ta phải khuất phục. Khởi đầu bằng việc gây áp lực về kinh tế (cắt viện trợ);

chính trị (kích động bộ phận Hoa kiều); ngoại giao (cô lập, gây chia rẽ Việt Nam với các nước);

phá hoại tiềm lực quân sự bằng các sự kiện khiêu khích vũ trang với mức độ xung đột ngày càng

4
gia tăng trên các vùng biển, đảo và biên giới Việt Nam. Mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng khi Trung

Quốc tiếp tay cho Campuchia Dân chủ (Khmer Đỏ) làm công cụ chống phá, gây “suy yếu toàn

diện, chảy máu toàn thân" Việt Nam suốt thời gian dài.

Bài nghiên cứu “VIETNAM-CHINA RELATIONS IN 1975-1978: Approached From

The Perspective Of Disputes And Conflicts” của tác giả Lưu Văn Quyết và Nguyễn Thị Ánh

Nguyệt nhận định Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách Đông Nam Á của Trung

Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cần Việt Nam trở thành một quốc gia “không mạnh, không chia rẽ,

không độc lập và phụ thuộc vào Trung Quốc” (Karl D. Jackson, 2014, tr.41). Bài viết sử dụng các

phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu logic và nghiên cứu quan hệ quốc tế qua việc trình

bày một cách toàn diện và sâu sắc về bối cảnh lịch sử, cũng như những mâu thuẫn trong quan hệ

Việt Nam - Trung Quốc từ sau năm 1975. Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng các phương pháp

như: thống kê, so sánh… để quan sát, đánh giá đề tài một cách khoa học và khách quan hơn.

Về vấn đề tranh chấp người Việt gốc Hoa, nhóm tác giả đã phân tích từng giai đoạn phía

Trung Quốc lan truyền những lập luận cáo buộc Chính phủ Việt Nam, nhằm kích động tâm lý dân

tộc, mở đầu cho làn sóng hồi hương của người Hoa ở Việt Nam. Cùng với cáo buộc đó, từ cuối

năm 1975, lấy cớ “giải quyết nhiều vấn đề cho người Hoa”, bất chấp luật pháp và tập quán quốc

tế, phía Trung Quốc cũng gửi công hàm cho Chính phủ Việt Nam đơn phương chấm dứt mọi hỗ

trợ kinh tế và kỹ thuật, đồng thời rút toàn bộ chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam

về nước. Đòn đánh của chính quyền Bắc Kinh đưa ra đúng lúc Việt Nam đang phải hàn gắn những

vết thương chiến tranh, làm nghiêm trọng thêm những khó khăn về kinh tế và đời sống của nhân

dân. Nhìn chung bài viết “VIETNAM-CHINA RELATIONS IN 1975-1978: Approached

From The Perspective Of Disputes And Conflicts” chỉ tập trung lý giải những căng thẳng trong

mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia qua sự hỗ trợ toàn diện của Trung Quốc đối với

5
Campuchia, lý do chính quyền Bắc Kinh đã tích cực sử dụng “con bài" Khmer Đỏ để kích động

thù hằn, gây chiến tranh nhằm chống phá Việt Nam. Nhóm tác giả cũng đi đến kết luận tất cả động

thái của Trung Quốc nêu trên đều hướng tới một mục tiêu chung chính là đưa Việt Nam và

Campuchia đi đến đối đầu quân sự ở mức cao nhất là chiến tranh. Tuy nhiên bài viết chưa khai

thác được quan điểm và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc thông qua nhân tố Khmer Đỏ nhằm

kiềm chế sự ảnh hưởng, suy giảm sức mạnh cũng như huỷ hoại tiềm lực của Việt Nam. Cũng như

quá trình Trung Quốc thực hiện trong quan hệ ngoại giao và trên mặt trận quân sự để gây “chảy

máu" và làm “suy kiệt" Việt Nam. Vì sau cùng, những hành động xâm lược, tàn ác, diệt chủng của

Tập đoàn Pol Pot qua biên giới đã buộc Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

ở biên giới Tây Nam.

Lực lượng Khmer Đỏ trước khi nhận được hỗ trợ quân sự và kinh tế từ Trung Quốc không

được xem là lực lượng lớn mạnh, đối lập hoàn toàn với Việt Nam - quốc gia lớn hơn cả về kích

thước và dân số so với cả Campuchia. Tác giả Karl D. Jackson đã sử dụng phương pháp thu thập

sử học và phân tích diễn ngôn trong Cambodia 1978: War, Pillage, and Purge in Democratic

Kampuchea. Qua đó bài viết đưa ra những phản đối với ý kiến của Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia

Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski rằng “xung đột” Việt Nam - Campuchia là một cuộc “chiến tranh

uỷ nhiệm” (proxy war). Song, bài viết khẳng định sự đồng tình rằng “xung đột” này không thể duy

trì nếu thiếu sự viện trợ đáng kể từ Moscow và Bắc Kinh1, trong đó nguồn viện trợ của Bắc Kinh

là đổ vào lực lượng Khmer Đỏ. Qua đó thấy được khả năng Khmer Đỏ tấn công Việt Nam là rất

thấp bởi nhiều hạn chế về kinh tế, quân sự mà Trung Quốc với tiềm lực của mình thành công trở

thành “chỗ dựa" để lực lượng này nổ súng với Việt Nam và Khmer Đỏ ngược lại, trở thành cơ hội

1
Jackson (1979, p. 79, 80)

6
hoàn hảo để Trung Quốc lợi dụng nhằm đối trọng với liên minh Việt - Xô mà mục đích sâu xa hơn

là gây ra tổn thất cho Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong The Sino-Vietnamese Conflict: Power Play among

Communist Neighbors chỉ ra Việt Nam không có được vai trò ảnh hưởng như mong muốn đối

với Campuchia như với Lào sau chiến tranh Đông Dương lần thứ hai năm 1975. Sự chia rẽ giữa

chính quyền Campuchia và Việt Nam đã tạo cho Trung Quốc cơ hội tận dụng nhân tố Khmer Đỏ

nhằm cản trở ảnh hưởng lan rộng của chính quyền Hà Nội trên toàn Đông Dương2. Tuy nhiên bài

nghiên cứu chưa phân tích đầy đủ vai trò của Khmer Đỏ nói riêng và Campuchia nói chung trong

âm mưu lợi dụng của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng lên vị thế của Việt Nam. Charles

McGregor trong bài nghiên cứu China, Vietnam, and The Cambodian Conflict: Beijing's End

Game Strategy đã có bước tiến sâu hơn khi miêu tả chính sách Trung Quốc dưới hai thuật ngữ là

“containment" (ngăn chặn) và “rollback” (kìm hãm sự ảnh hưởng). Người viết đã nêu việc Trung

Quốc ủng hộ kháng chiến Khmer Đỏ, lực lượng mà vào thời điểm đó có những mâu thuẫn lớn và

là nguyên nhân làm sa lầy lực lượng Việt Nam ở Campuchia, chính là một phần của chiến lược

hạn chế thực thi quyền lực (containment) và hạn chế sức mạnh (rollback) của Việt Nam3.

Sheldon W. Simon trong Kampuchea: Vietnam's "Vietnam" cho rằng sự ổn định của

Campuchia sẽ củng cố quyền kiểm soát của Hà Nội trên toàn bộ Đông Dương. Kết quả này được

Trung Quốc xem là mối đe dọa chiến lược và nếu thành công, Trung Quốc sẽ đối đầu với Đông

Dương thù địch ở phía nam và kẻ thù truyền kiếp Liên Xô đang có sự liên hiệp chặt chẽ với Việt

Nam ở phía Bắc. Chính quyền Bắc Kinh tin rằng phải hỗ trợ Khmer Đỏ, lực lượng có lập trường

chống Việt Nam kiên quyết, bất chấp những phản đối với các động thái tàn bạo trong nội bộ chế

độ này.

2
Hung (1979, p. 1046)
3
Mcgregor (1990, p. 267)

7
Tuy nhiên, bài nghiên cứu của Simon không đi vào nhận định ý nghĩa sâu xa của những

viện trợ của Trung Quốc đối với Khmer Đỏ. Riding with the Devils: China’s Role in the

Cambodian and Sri Lankan Conflicts của Patrick Hein chỉ ra viện trợ của Trung Quốc cho

Campuchia đều nhằm đối trọng với viện trợ của Xô Viết cho Việt Nam đồng thời làm suy thoái

Việt Nam và nhân tố Khmer Đỏ chính là một “nước cờ” trung gian hiệu quả. Những viện trợ này

hoàn toàn không vì mục đích đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả hay góp phần giảm đói nghèo

ở nước này4. Nếu đưa ra so sánh, sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh với Khmer Đỏ không

hề nhỏ đối với sự ủng hộ về chính trị và lòng trung thành từ Khmer Đỏ trong việc chống lại ảnh

hưởng của Việt Nam ở Đông Dương mà Trung Quốc nhận được5.

Cùng đề cập đến một vấn đề, tác giả Major Edward W.Ross trong bài China’s

Pedagogical War - Conflicting Interests in Indochina đã lập luận rằng động thái của Trung

Quốc bắt tay với Mỹ, Nhật, ASEAN không chỉ nhằm ngăn chặn sự bành trướng của liên minh Xô

- Việt. Tác giả cho rằng việc hợp tác, giao lưu với các nước khác và đặc biệt là ASEAN còn nhằm

mục tiêu cải thiện vị thế của Trung Quốc, vốn nằm trong chiến lược trở thành quốc gia công nghiệp

hoá, hiện đại hoá vào năm 2000 của họ từ trước, và điều đó khiến Trung Quốc trở thành đối trọng

với Liên Xô. Bên cạnh đó, tác giả mở rộng thêm nguyên nhân Trung Quốc tranh thủ hợp tác với

các nước khác, đặc biệt là Mỹ: Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam trước khi nhận được sự ủng hộ

của thế giới, thì họ sẽ bị đánh giá là “hiếu chiến” và đánh mất sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế

trong vấn đề Đài Loan. Bằng phương pháp liệt kê, tác giả thực hiện nghiên cứu với đối tượng là

các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc trước sự thù địch của Việt Nam. Sử dụng góc

nhìn chủ nghĩa hiện thực, tác giả nhận định cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại

4
Hein (2017, p. 81, 82)
5
Hein (2017, p. 82)

8
biên giới phía Bắc năm 1979 là biện pháp cần thiết để chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa bá quyền

từ Việt-Xô. Tuy nhiên, bài viết thể hiện một số điểm hạn chế. Tác giả không phân tích rõ ràng và

đánh giá được hiệu quả của những chính sách đối ngoại của Trung Quốc về vấn đề Việt Nam -

Campuchia cũng như chưa trả lời được liệu thế giới có ủng hộ việc Trung Quốc tấn công Việt Nam

hay không. Ngoài ra, bài viết chỉ chủ yếu tập trung vào bề nổi là chủ nghĩa bá quyền Xô-Việt và

chưa có sự mở rộng về các nguyên nhân khác nhau trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Tác giả Richard Chen trong bài Deng's War - Assessing the Success of the Sino

Vietnamese War đã dùng phương pháp truy nguyên, đưa ra ba mục đích của cuộc chiến Việt -

Trung mà nhà cầm quyền Trung Quốc hướng tới: Ngăn chặn sự hình thành liên minh Xô - Việt;

Tái củng cố quyền lực của Đặng Tiểu Bình; Tái thiết lập Trung Quốc như một bá chủ khu vực. Để

trở thành bá chủ khu vực, Trung Quốc đã sử dụng nhân tố Khmer Đỏ trong vấn đề an ninh biên

giới Việt - Trung như một cái cớ để họ tiến hành tấn công bằng vũ lực với Việt Nam. Tuy nhiên,

tác giả cho rằng vấn đề Campuchia không tác động đáng kể đến vị thế của Việt Nam trong khu

vực vì quân đội Việt Nam vẫn đóng quân ở Campuchia đến năm 1989 bất chấp những lần bị Trung

Quốc lên án về những việc Việt Nam đang tiến hành thực hiện trên lãnh thổ Campuchia. Đồng

thời tác giả cũng nhận định rằng lí do thực sự mà Trung Quốc “dạy Việt Nam một bài học“ không

nằm ở việc Việt Nam tấn công Campuchia mà còn phục vụ cho mục đích sâu xa đó là bành trướng

tầm ảnh hưởng của Trung Quốc lên khu vực.

b. Giá trị và cống hiến

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam (1977-1979) là một trong những cuộc

chiến tranh lớn của dân tộc trong thế kỷ XX. Bản thân cuộc chiến có thể đã xuất hiện như một

cuộc xung đột nhỏ và không máu mặt trong tiến trình lịch sử Việt Nam, tuy nhiên tác động của nó

lớn hơn những gì có thể dễ dàng tưởng tượng được vì tính thời điểm của nó. Cuộc xung đột ở biên

9
giới Tây Nam càng làm cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 1975-1979 trở nên phức

tạp với những bất đồng sâu sắc. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nghiên cứu về âm mưu của

Trung Quốc đối với Việt Nam thông qua chính quyền Pol Pot cho đến nay còn nhiều “khoảng

trống” khi chưa có nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống tiếp cận quan hệ từ góc độ tranh chấp,

xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia. Chính vì thế, đối với bài nghiên cứu này, nhóm muốn

tập trung làm rõ những tác động của Trung Quốc lên vị thế của Việt Nam thông qua nhân tố Khmer

Đỏ giai đoạn 1975-1979, trước hết là vì những tác động thực tế lên Việt Nam mà cuộc chiến gây

ra vẫn chưa được nhận định một cách đúng đắn, toàn diện.

Về thực tiễn, nghiên cứu tác động của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

ở biên giới Tây Nam, trong đó: Làm rõ chính sách, tuyên bố của Trung Quốc nhằm tác động lên

vị thế của Việt Nam; Lý do Trung Quốc lựa chọn lực lượng Khmer Đỏ là công cụ trong kế hoạch

răn đe Việt Nam; cũng như đánh giá hiệu quả âm mưu của chính quyền Bắc Kinh thông qua bè lũ

Pol Pot nhằm huỷ hoại Việt Nam, cần được nghiên cứu đa chiều từ nhiều phía, một cách khách

quan ở nhiều góc độ. Ngoài ra, bài nghiên cứu sẽ nhìn nhận lại một cách nghiêm túc trên tinh thần

khoa học, để từ đó rút ra được bản chất cốt lõi của cuộc chiến trên một số vấn đề như âm mưu, thủ

đoạn, hệ quả và tác động của các sự kiện đó trong tiến trình lịch sử dân tộc cũng như quan hệ quốc

tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng sẽ

đưa ra những nhận xét, đánh giá; qua đó lưu ý những bài học kinh nghiệm trong quan hệ ngoại

giao Việt Nam hiện nay.

II. Phương pháp nghiên cứu

1. Mục đích áp dụng PPNC

Để chứng minh cho lập luận, giả thiết được nêu trên, bài nghiên cứu sẽ áp dụng phương

pháp truy nguyên và phương pháp lịch sử.

10
Sự lựa chọn phương pháp truy nguyên có nhiều tác dụng. Đầu tiên, sử dụng phương pháp

truy nguyên sẽ giúp xác định được động cơ dẫn đến quyết định của Trung Quốc, từ đó tạo lập cơ

sở vững chắc cho các phân tích về sau, chẳng hạn như vì sao Trung Quốc muốn tác động lên vị

thế của Việt Nam thông qua nhân tố Khmer Đỏ. Thứ hai là tạo ra quy trình và hệ thống hỗ trợ việc

nghiên cứu dữ liệu. Nhìn nhận vấn đề trong một hệ thống giúp dễ dàng nhận diện các tác động của

Trung Quốc lên vị thế của Việt Nam thông qua nhân tố Khmer Đỏ. Thứ ba là đánh giá tính hiệu

quả của tác động của Trung Quốc đến vị thế của Việt Nam thông qua nhân tố Khmer Đỏ.

Phương pháp lịch sử giúp tái lập tiến trình của vấn đề theo trình tự thời gian thông qua

các nguồn tư liệu thu thập từ các bài báo cáo, bài viết, sách trắng để nghiên cứu và từ đó tìm ra các

điều kiện hình thành cũng như quá trình ra đời và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức

tạp của vấn đề.

Việc kết hợp cả hai phương pháp giúp quá trình thu thập và xử lý dữ liệu hợp lý theo trình

tự thời gian. Qua đó giúp việc chứng minh lập luận, giả thiết của bài nghiên cứu trở nên chắc chắn

và có tính logic.

2. Thiết kế nghiên cứu & phân tích dữ liệu

Phương pháp truy nguyên và lịch sử được áp dụng vào trong bài nghiên cứu như sau:

Bước 1: Xác định khung lý thuyết nghiên cứu bao gồm tập hợp các khái niệm được sử dụng để

giải thích, mô tả cho vấn đề đang nghiên cứu. Lý thuyết đưa ra dựa trên cơ sở các học thuyết để từ

đó giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm.

Bước 2: Thiết lập phạm vi nghiên cứu và liệt kê các sự kiện theo thứ tự thời gian trong giai đoạn

giới hạn từ năm 1975-1979.

Bước 3: Đưa ra lập luận của bài nghiên cứu về tác động của Trung Quốc đến vị thế của Việt Nam

thông qua nhân tố Khmer Đỏ.

11
Bước 4: Tìm các sự kiện, bằng chứng, số liệu, báo cáo thông qua: Sách Trắng Việt Nam, các

chuyến thăm quốc tế, diễn ngôn của lãnh đạo Trung Quốc có chia sẻ về vấn đề Việt Nam -

Campuchia để đánh giá, phân tích nhằm củng cố cho lập luận.

Bước 5: Tiến hành tổng hợp và sắp xếp các số liệu theo phạm vi nghiên cứu để đánh giá và phân

tích được tác động của Trung Quốc đến vị thế của Việt Nam thông qua nhân tố Khmer Đỏ diễn ra

như thế nào.

3. Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu về những tác động của Trung Quốc lên vị thế Việt Nam thông qua nhân tố

Khmer Đỏ giai đoạn từ 1975 đến 1979 nhìn chung bị hạn chế nhiều xuất phát từ nguyên nhân khan

hiếm nguồn tài liệu. Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, nhóm sẽ cố gắng tiến hành thu thập các dữ

liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp sẽ được nhóm tiến hành

thu thập và phân tích trong Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu từ năm

1975 đến 1979 nhằm đảm bảo tính xác thực và có thêm kiến thức, lập luận cho bài nghiên cứu. Dữ

liệu thứ cấp sẽ được tổng hợp thông qua các bài báo cáo, bài báo, kỷ yếu hội thảo khoa học, các

bài nghiên cứu đi trước chia sẻ điểm chung về chủ đề. Thông qua các nguồn dữ liệu trên, nhóm sẽ

tập trung phân tích các chính sách, chủ trương, diễn ngôn của các đối tượng nghiên cứu nhằm tạo

cơ sở củng cố cho luận điểm và giả thuyết mà nhóm đặt ra, qua đó đánh giá được tính hiệu quả và

cung cấp bức tranh tổng quát hơn về đề tài nghiên cứu.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mcgregor, C. (1990). China, Vietnam, and the Cambodian Conflict: Beijing’s End Game

Strategy. Asian Survey, 30(3), 266–283. https://doi.org/10.2307/2644565

2. Van Quyet, L., & Nguyet, N. M. (2021). Vietnam-china relations in 1975-1978: approached

from the perspective of disputes and conflicts. Revista De Investigaciones Universidad Del

Quindio, 33(1), 154–167. https://doi.org/10.33975/riuq.vol33n1.499

3. Nguyen Manh Hung (1979). The Sino-Vietnamese Conflict: Power Play among Communist

Neighbors. Asian Survey, Vol. 19, 1037-1052. https://www.jstor.org/stable/2643953

4. Karl D. Jackson (1979). Cambodia 1978: War, Pillage, and Purge in Democratic Kampuchea.

Far Eastern Survey (1950) 19 (1): 72–84. https://doi.org/10.2307/2643657

5. Sheldon W. Simon (1979). Kampuchea: Vietnam's "Vietnam". SOUTHEAST ASIA, 197-198,

221-223. https://www.jstor.org/stable/45314768

6. Patrick Hein (2017). Riding with the Devils: China’s Role in the Cambodian and Sri Lankan

Conflicts. Vol. 73, 77-98. https://www.jstor.org/stable/48505532

13

You might also like