You are on page 1of 21

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hương Xuân

Mã sinh viên: KDQT49B10354


Lớp tín chỉ: CSĐNVN 1975-nay-KDQT49.7_LT
TÓM TẮT SÁCH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1975 – 2006)

TS. Nguyễn Vũ Tùng (biên soạn)

Phần thứ nhất: ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ CHÍNH


SÁCH ĐỐI NGOẠI TỪ 1986 ĐẾN NAY

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH CỦA TA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC
ASEAN VÀ ĐỐI VỚI MỸ TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1979

Trịnh Xuân Lãng

Trong suốt 30 năm từ 1945 đến 1975, ta luôn coi Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy
hiểm nhất của nhân dân ta. Mỹ đã cung cấp vũ khí và tài trợ cho cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam. Sau 1954, thay chân Pháp, ủng hộ chính
quyền Ngô Đình Diệm, sau đó trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt
Nam, một cuộc chiến tàn bạo và khốc liệt nhất từ trước tới nay.

Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, hầu hết các nước ASEAN đã
dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến tranh. Và do hầu hết các nước
ASEAN đứng về phía Mỹ - Ngụy chống ta nên ta cũng coi tổ chức ASEAN là
sản phẩm của Mỹ và là khối quân sự xâm lược trá hình, và cũng là kẻ thù của ta.

Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 chấm dứt chiến tranh, đem lại độc lập hoàn toàn
và thống nhất trọn vẹn cho nhân dân ta, đem lại sự ổn định và hòa bình để phát
triển trong khu vực Đông Nam Á, đó cũng là nguyện vọng chung của các nước
trong khu vực. Các nước ASEAN trước đây đã hỗ trợ vào cuộc chiến tranh của
Mỹ, nên sau khi ta chiến thắng rất muốn có quan hệ tốt với ta vì họ sợ ta trả thù.
Mỹ đã rút hết sự có mặt quân sự khỏi lục địa Đông Nam Á, nwhng vẫn phải đối
phó với ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc ở vùng này. Mối quan tâm chính
của họ là làm sao giữ không để có thêm một nước nào trong khu vực, nhất là
Thái Lan – rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản. Mặt khác, cả nước Mỹ đang
đắm chìm trong “hội chứng Việt Nam” và rất sợ dính líu vào một Việt Nam thứ
hai. Năm 1977, Jimmy Carter lên làm tổng thống đã có ý muốn mở ra quan hệ
với ta. Trong cuộc họp lần thứ nhất tháng 5/1977, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao
Mỹ về Đông Á – Thái Bình Dương Richard Holdbrooke đã đưa ra đề nghị hai
nước bình thường hóa quan hệ không điều kiện.

Tuy nhiên, trong tình hình Đông Nam Á lúc đó cũng lại có những dòng nước
ngược gây rất nhiều khó khăn cho ta và tạo ra một tình hình rất căng thẳng cho
ta và khu vực. Điều quan trọng nhất ta đã chậm nhìn thấy ý đồ tập hợp lực
lượng mới chống ta để kịp thười có chính sách và chiến lược thỏa đáng. Vì vậy,
ta vẫn cho Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm chống ta và không quan tâm lắm
đến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đòi bình thường hóa có điều kiện là
Mỹ phải thi hành điều 21 của Hiệp định Paris về Việt Nam, thực chất là đòi Mỹ
bồi thường chiến tranh, điều mà một siêu cường như Mỹ không thể nào chấp
nhận được. Tháng 10/1978 khi ta rút bỏ điều kiện thi hành điều 21, thì Mỹ thiết
lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và hoãn lập quan hệ ngoại giao với ta.
Quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước lại bị đẩy lùi gần 20 năm cho đến
ngày nay.

Ta vẫn cho tổ chức ASEAN là tay sai của Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nên mặc
dù ta đưa ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa quan hệ với họ nhưng
ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ. Ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phong trào
cách mạng trong khi các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đỡ phong trào
cách mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ, vì vậy các nước
ASEAN vẫn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta. Khi ta mở đường
cho Liên Xô có chỗ đứng ở Đông Nam Á và sau đó ta lại đưa quân vào Cam-
pu-chia lật đổ chế độ Polpot, họ đã chuyển sáng đối đầu quyết liệt với ta về
chính trị và ngoại giao. Sự đối đầu này đến năm 1991 – khi ta rút quân và ký kết
Hiệp định Paris về Cam-pu-chia – mới chấm dứt; quan hệ giữa ta với các nước
ASEAN từ đó mới chuyển sang một giai đoạn mới.

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TƯ DUY MỚI CỦA


CHÚNG TA

Nguyễn Cơ Thạch

Câu hỏi 1: Đề nghị Đồng chí đánh giá tình hình thế giới năm 1989?

Cuộc gặp cấp cao Xô – Mỹ lần thứ 6 trong vòng 5 năm qua đánh dấu một bước
chuyển biến quan trọng từ Chiến tranh lạnh chuyển dần sang đấu tranh và hợp
tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa hai nước lớn Xô – Mỹ, điều này cũng sẽ tác
động sâu sắc đến quan hệ quốc tế trong những thập kỷ tới.

Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nhiều nước xã hội chủ nghĩa đang và sẽ ảnh
hưởng đến đến cuộc đấu tranh chung trên thế giới. Cuộc khủng hoảng trong hệ
thống tư bản chủ nghĩa bao gồm hơn 100 nước phản ánh những mâu thuẫn đối
kháng không thể điều hòa được và sẽ ngày càng sâu sắc. Cuộc đấu tranh về vấn
đề Cam-pu-chia và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á đang bước vào một giai
đoạn mới khác hẳn về chất và ngày càng có lợi cho nhân dân Cam-pu-chia cũng
như cho sự nghiệp hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á.

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản những năm 1970 đã đưa đến giai đoạn
mới của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật. Giai đoạn mới này thúc đẩy một
cuộc chạy đua kinh tế lịch sử và toàn cầu, tạo ra những thời cơ mới cho các
nước phát triển nhanh nhưng đồng thời cũng đặt ra những nguy cơ rất to lớn cho
các nước có thể bị bỏ rơi rất xa trong cuộc chạy đua này. Những thách thức to
lớn về kinh tế trở thành những thách thức lớn về chính trị, an ninh và quốc
phòng của tất cả các nước, là nguyên nhân sâu xa của việc điều chỉnh chiến
lược, công cuộc cải tổ và đổi mới của các nước. Các nước tư bản bị chấn động
trực tiếp và sớm từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và đang từng bước
hồi phục trong khi các nước xã hội chủ nghĩa do chế độ tập trung quan liêu bao
cấp nên bị chậm chấn động và chậm đi vào cải cách, cải tổ, đổi mới. Cơ cấu lại
nền kinh tế, cải cách, cải tổ và đổi mới là yêu cầu bắt buộc phải làm, không làm
thì nhất định sẽ khủng hoảng trầm trọng. Liên Xô và Mỹ giảm mạnh mẽ chạy
đua vũ trang để tập trung sức lực vào việc giải quyết khó khăn kinh tế bên
trong.

Câu hỏi 2: Chế độ xã hội chủ nghĩa là ưu việt, vậy tại sao nhiều nước xã hội
chủ nghĩa lại đang khủng hoảng nghiêm trọng cả về kinh tế, chính trị và xã
hội?

Chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn chế độ tư bản chủ nghĩa ở chỗ nó xóa bỏ
giai cấp bóc lột. Chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở những nước mà chủ nghĩa tư bản
mới phát triển trình độ thấp hoặc thậm chí chưa hình thành. Hoàn cảnh khách
quan đó đẻ ra mâu thuẫn cơ bản giữa ý muốn chủ quan xác lập quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất chưa đạt trình
độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản.

Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1919 đã đề ra chủ trương nóng vội
là xác lập ngay quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩ trong khi lực lượng sản xuất
còn thấp kém. Năm 1921, V.I.Leenin đã thấy rõ những sai lầm và đã đưa ra
những chính sách kinh tế mới để giải quyết mâu thuẫn này. Nhưng sau khi
Lênin mất lại được thay thế bằng mô hình cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Trong điều kiện lịch sử lúc đó, Liên Xô đã đạt được những thành tích có ý nghĩ
lịch sử. Những sai lầm của cơ chế tập trung bao cấp đã dần bộc lộ, từ những
năm 1970 với cuộc khủng hoảng trên toàn thế giưới, với cuộc cách mạng khoa
học ký thuật những sai lầm đó bộc lộ sâu sắc và đưa tới khủng hoảng.

Câu hỏi 3: Xin đồng chí cho biết cụ thể những sai lầm của các nước xã hội chủ
nghĩa?
Sai lầm phổ biến của các nước xã hội chủ nghĩa là chủ quan, duy ý chí và không
tôn trọng quy luật khách quan. Mục đích của chủ nghĩa xã hội là vì dân nhưng
thực tế mọi việc lại do Đảng, Nhà nước và bởi Đảng, Nhà nước đứng ra bao
biện làm thay nhân dân, đó là chế độ quản lý tập trung quan liêu bao cấp, biến
nhân dân lao động từ chỗ là động lực phát triển kinh tế thành nhân tố thụ động
ngồi chờ được phân phát, Chế độ này đã vi phạm quy luật cung cấp làm cho nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa thành những nền kinh tế bị thiếu thốn gay gắt ngày
càng không thỏa mãn được nhu cầu của nhân dân. Trái lại, chủ nghĩa tư bản tìm
mọi cách khai thác triệt để động lực phát triển kinh tế là nhân dân lao động để
tạo ra nhiều giá trị thặng dư và giá trị đó bị giai cấp tư bản chiếm đoạt hết. Dân
chủ của chủ nghĩa tư bản chỉ là công cụ nhằm phục vụ mục đích bóc lột và
thống trị nhân dân lao động. Chế độ xã hội chủ nghĩa vì dân – đó là mục đích
dân chủ nhất – nhưng cách làm tập trung quan liêu bao cấp đã đi ngược lại mục
tiêu dân chủ và đẻ ra tệ quan liêu, tham nhũng, lạm dụng quyền hành, ức hiếp
nhân dân lao động. Do đó trong các nước xã hội chủ nghĩa, thu nhập của nhà
nước và nhân dân đều giảm dần.

Câu 4: Có gì khác nhau giữa các quy luật đặc thù của chủ nghĩa tư bản và quy
luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội không?

Mọi chế độ xã hội đều có những đặc thù riêng nhưng đều nằm trong sự tiến hóa
chung của xã hội loài người. Mỗi giai đoạn trong lịch sự loài người lại là những
bước phát triển kế tục nhau của lịch sử phát triển của nhân loại chịu sự vận động
của quy luật phổ biến trong lịch sử nhân loại. Quy luật phổ biến đó là các quy
luật: nhân dân lao động là động lực phát triển xã hội, quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về sự phù hợp của
thượng tầng kiến trúc với hạ tầng cơ sở, quy luật giá trị và sản xuất hàng hóa,
quy luật về phân công lao động và hợp tác quốc tế... Chúng ta quan niệm sai
lầm là coi các giai đoạn phát triển của nhân loại là những giai đoạn tách biệt
hoàn toàn. Quan niệm sai lầm này đưa đến chỗ coi mọi quy luật của chủ nghĩa
tư bản đều là xấu xa và cần phải bác bỏ và chúng ta sáng tạo ra những quy luật
của chủ nghĩa xã hội.

Nếu nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp đã kìm hãm sự phát triển của xã hội
loài người trong 2 triệu năm thì có thể nói nền kinh tế tự cấp tự túc cũng đã kìm
hãm sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa trong hơn 70 năm qua.

Trong hơn 10 năm từ sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chế độ
quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nước ta
và đưa nước ta vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và xã hội.
Trong khi những nước láng giềng của ta từ một nền kinh tế không phát triển hơn
chúng ta đã có một bước phát triển gấp 3, 4 lần hơn chúng ta do họ phát triển
nền kinh tế hàng hóa. Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, đặc biệt trong một năm
qua tuy chúng ta mới xóa bỏ được một bước chế độ quản lý tập trung quan liêu
bao cấp và chuyển một bước sang cơ chế kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa kết
hợp thị trường với kế hoạch nhưng trên đất nước chúng ta đã diễn ra những biến
đổi to lớn và sâu sắc.

Câu 5: Đồng chí có ý kiến gì về tình hình hiện nay của các Đảng Cộng sản ở
nhiều nước Đông Âu?

Đảng cộng sản chỉ có vai trò lạnh đạo nếu Đảng có đường lối đúng đắn và có
một đội ngũ đảng viên tiền phong, gương mẫu có khả năng lãnh đạo nhân dân
đấu tranh chống áp bức dân tộc, áp bức giai cấp và giành những quyền lợi chính
đáng cho họ.

Lịch sử phong trào cộng sản thế giới trong 150 năm qua đã có nhiều bước thăng
trầm. Quốc tế lần thứ nhất đã được thành lập năm 1864 và đã tự giải tán năm
1876 sau khi công xã Paris thất bại năm 1871. Quốc tế lần thứ hai được thành
lập năm 1889 và bị chia rẽ nghiêm trọng về lập trường đối với cuộc chiến tranh
giữa các nước đế quốc từ 1914 đến 1918. Năm 1919, Lê-nin đã thành lập Quốc
tế cộng sản 3 và năm 1943 Stalin đã tuyên bố giải tán Quốc tế cộng sản 3.
Ở phần lớn các nước châu Âu đặc biệt là ở Đức đảng Xã hội thuộc quốc tế thứ 2
có ảnh hưởng rất lớn. Từ năm 1919 các phần tử cách mạng đã tách ra khỏi các
đảng xã hội và thành lập Đảng Cộng sản.

Từ năm 1945 đến 1948, sau khi Hồng quân Liên Xô giải phóng phần lớn các
nước Đông Âu, các đảng cộng sản và các đảng xã hội ở nhiều nước Đông Âu đã
thống nhất lại thành đảng mới. Năm 1989, chúng ta lại thấy xu hướng các đảng
này tách ra thành những đảng mới.

Trên thế giới đã diễn ra sự chia rẽ nghiêm trọng trong phong trào cộng sản quốc
tế. Nhiều đảng chia thành 2, 3 hoặc 4 đảng. Điều tệ hại nhất là bọn diệt chủng
Pôn Pốt cũng mang danh là đảng cộng sản.

Câu 6: Tâm trạng của nhiều người thấy rằng các nước tư bản có trình độ phát
triển kinh tế cáo hơn các nước xã hội chủ nghĩa. Vậy cần hiểu khái niệm chủ
nghĩa đế quốc đang giãy chết như thế nào?

Trước hết thật là sai lầm nếu cho rằng những thành tựu về kinh tế trong các
nước tư bản chủ nghĩa là công lao riêng của giai cấp tư sản. Phải thấy toàn bộ
những thành tựu về lao động sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những
phát minh về khoa học quản lý kinh tế, những thiết bị máy móc, những của cải,
vốn liếng khổng lồ của các nhà tư bản đều do lao động của nhân dân các nước
tư bản làm ra. Phải thấy những thành tựu ở các nước tư bản là thành tựu chung
của loài người. Giai cấp tư bản đã chiếm đoạt những thành tựu đó. Điều đó cũng
có nghĩ là chủ nghĩa xã hội không phải xây dựng trên sự tàn lụi của chủ nghĩa tư
bản. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng làm cho những mâu thuẫn đối
kháng bên trong nó phát triển. Khoảng cách giàu nghèo giữa giai cấp tư sản và
nhân dân lao động ngày càng mở rộng.

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cũng ngày càng gay gắt. Từ năm 1970 đến
nay trong thế giới tư bản đã hình thành nhiều trung tâm đế quốc và nhiều con
rồng mới cạnh tranh quyết liệt với nhau. Do đó, sự giãy chết của chủ nghĩa đế
quốc không mâu thuẫn gì với sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước tư bản.
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì những mâu thuẫn đối kháng bên trong của
chủ nghĩa tư bản càng trở nên gay gắt và đưa đến xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.

Câu 7: Trong lúc các nước xã hội chủ nghĩa đang khủng hoảng sâu sắc nhiều
người lo ngại khi đọc tuyên bố của Bush, hoặc những sách của Nixon, của
Brzezinski. Đồng chí có ý kiến gì?

Nếu bình tĩnh nghiên cứu những tài liệu của các nước đế quốc trong 70 năm qua
và so sánh với những diễn biến tình hình thế giới trong 70 năm qua thì chúng ta
sẽ đánh giá đúng mực hơn âm mưu và khả năng của chủ nghĩa đế quốc.

Đặc điểm rất quan trọng là các nước đế quốc đều lấy chủ nghĩa chống cộng làm
mục tiêu chiến lược của chúng. Chúng dùng chủ nghĩa chống cộng làm chiêu
bài che đậy tham vọng thực sự của chúng.

Câu 8: Đề nghị đồng chí cho những ví dụ cụ thể?

Năm 1936 phát xít Đức, Ý và quân phiệt Nhật lập liên minh chống quốc tế cộng
sản nhằm che đậy ý đồ thực sự của chúng là muốn gây chiến tranh chống các
nước đế quốc có nhiều thuộc địa để chia lại thuộc địa. Năm 1938, các nước
Anh, Pháp đã ký Hiệp ước Munich nhân nhượng Đức để đẩy chúng xâm lược
Liên Xô. Nhưng năm 1939, Đức đã tiến hành chiến tranh chống Anh, Pháp.
Năm 1941, khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô thì Mỹ, Anh, Pháp rất lo Đức
chiếm được Liên Xô thì Đức sẽ trở thành mối nguy lớn đối với chúng nên
chúng đã liên minh với Liên Xô chống lại Đức. Cuối năm 1941, Nhật đã lợi
dùng thời cơ chiến tranh ở châu Âu để gây chiến tranh ở Thái Bình Dương
chiến thuộc địa của Mỹ, Anh, Pháp và đến mãi tháng 8 năm 1945 Liên Xô mới
tuyên chiến với Nhật. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô kiệt quệ trong khi
Mỹ làm giàu từ chiến tranh, Mỹ độc quyền về bom nguyên tử, Mỹ mạnh hơn tất
cả các nước lớn khác cộng lại về kinh tế và quân sự. Tham vọng của Mỹ lúc đó
là làm bá chủ thế giới. Mỹ và Anh đã lấy chủ nghĩa chống cộng để chống Liên
Xô và thực hiện tham vọng riêng của mình. Điều kiện tiên quyết để thực hiện
tham vọng của Mỹ trước hết được quyền bá chủ trong thế giới tư bản. Mỹ lập ra
các liên minh quân sự tại châu Âu, châu Á, Trung Đông, châu Mỹ và đặt căn cứ
quân sự của Mỹ trên khắp các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trên thực
tế, Mỹ đã không dùng quân sự để ngăn chặn việc hình thành hệ thống xã hội
chủ nghĩa ở châu Âu, không ngăn được thắng lợi của Cách mạng Việt Nam,
Cách mạng Trung Quốc, không dám sử dụng vũ khí nguyên tử thực hiện chiến
lược trả đũa ồ ạt trong chiến tranh Triều Tiên cũng như không ngăn chặn được
Cách mạng Cuba.

Từ đầu những năm 1970 đến nay, Mỹ cố mở ra thời kỳ đấu tranh và hợp tác
trong cùng tồn tại hòa bình với hai nước cộng sạn lớn nhất thế giới là Liên Xô
và Trung Quốc. Cả Mỹ và Liên Xô đều có lợi ích chung là phải giảm mạnh mẽ
cuộc chạy đua vũ trang để tập trung sức giải quyết những khó khăn về kinh tế ở
trong nước.

Câu 9: Đồng chí đánh giá khả năng của chủ nghĩa đế quốc như thế nào?

Lịch sử 70 năm qua cho chúng ta thấy tham vọng của các nước đế quốc là
không có giới hạn nhưng khả năng của chúng có hạn và ngày càng bị hạn chế.
Sau khi đã chiếm được cả châu Âu thì việc Hít-le xâm lược Liên Xô đã làm cho
mâu thuẫn giữa chúng với Mỹ, Pháp, Anh trở nên sâu sắc và buộc Mỹ, Pháp,
Anh phải liên minh với Liên Xô để đánh phát xít. Để xác lập quyền bá chủ của
Mỹ với Tây Âu, Mỹ buộc phải rút 11 vạn lính Mỹ khỏi Trung Quốc đưa về
đóng ở Tây Âu giữa lúc Hồng quân Trung Quốc đang mở những cuộc chiến
mãnh liệt lật đổ Tưởng Giới Thạch. Riêng trong cuộc chiến tranh của Mỹ xâm
lược Việt Nam đã làm cho Mỹ suy yếu đến mức Mỹ không còn là trung tâm duy
nhất của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của các nước xã hội
chủ nghĩa làm bộc lộ những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc Mỹ và Nhật rất
không muốn các nước Đông Âu sẽ thống nhất vào khối thị trường chung châu
Âu và Cộng hòa Dân chủ Đức sẽ thống nhất vào Cộng hòa Liên bang Đức. Đó
là những mâu thuẫn nội tại của các nước đế quốc đã phát triển gay gắt hơn,
đồng thời lực lượng cách mạng trên thế giới đã mạnh hơn nhiều so với thời kỳ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Những điều quan trọng nhất của lịch sử 70 năm qua là những tham vọng của
chủ nghĩa đế quốc đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử xã hội loài người, đi
ngược lại lợi ích của nhân dân thế giới. Lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng tỏ
rằng xu thế tất yếu của lịch sử là chủ nghĩa tư bản sẽ bị tiêu diệt từng bước và
nhân loại sẽ từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa đế quốc đang chuyển sang dùng kinh tế, chính trị thực hiện diễn biến
hòa bình ở các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần hết sức cảnh giác, chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể xóa bỏ với 2 điều kiện: Nếu chuyên chính của giai cấp
vô sản bị xóa bỏ và lập lại cơ sở vật chất và xã hội của giai cấp bóc lột.

Câu 10: Xin đồng chí cho biết những đổi mới tư duy về đối ngoại?

Cống hiến lớn nhất của Đại hội VI tháng 12 năm 1986 là đã quyết định đường
lối đổi mới tư duy trên mọi lĩnh vực của đời sống, trước hết là đổi mới tư duy về
con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bốn bài học mà Đại hội VI rút ra là sửa
chữa những nhận thức duy ý chí về chủ nghĩa xã hội, là sự khẳng định những
chân lý đã được lịch sử hàng ngàn năm thể nghiệm, đổi mới tư duy cho phù hợp
với những bước phát triển mới của xã hội loài người và về vai trò lãnh đạo của
Đảng.

Tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị đã có nghị quyết đổi mới tư duy về công tác
ngoại giao cho kịp với những phát triển nhanh chóng của tình hình thế giới.

Bộ Chính trị nhận định: Sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam, trong điều kiện kinh tế
thế giới ngày càng quốc tế hóa, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và
Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao, sự thức tỉnh của các dân tộc và của cả loài người
đấu tranh cho hòa bình, độc lập và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Cách mạng
khoa học kỹ thuật và bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất thế giới đã
đặt ra cho các nước thuộc cả hai hệ thống nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Các nước có tiềm lực mạnh buộc phải giảm chạy đua vũ khí hạt nhân và chí phí
quốc phòng và giàn xếp với nhau về vấn đề khu vực để tập trung ráo riết chạy
đua trong phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Xu thế đấu tranh và hợp tác
trong cùng tồn tại giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau ngày càng phát
triển.

Từ chỗ đánh giá những diễn biến mới trên thế giới và khu vực, Bộ Chính trị kết
luận là chúng ta có cơ hội lớn để giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế và chỉ
ra rằng: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững
hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế - nhân tố quyết định
củng cố và giữ vững an ninh và độc lập. Cần có quan điểm mới về an ninh và
phát triển trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu
tiên tập trung cho sự nghiệp giữ vựng hòa bình và phát triển kinh tế... „

Câu 11: Xin đồng chí cho biết việc thực hiện Nghị quyết 13 có gặp khó khăn gì
không?

Nghị quyết 13 đã đưa đến những thắng lợi to lớn cho nhân dân ta trên mặt trận
đối ngoại. Đồng thời việc thực hiện Nghị quyết 13 là một cuộc đấu tranh giữa tư
duy cũ và tư duy mới về đối ngoại, đã nêu rõ tình hình thế giới đã có nhiều
chuyển biến quan trọng, vì vậy chúng ta không thể lấy những quan điểm cũ của
40 năm trước đây để xử lý những diễn biến mới của tình hình hiện nay. Tại Hội
nghị của Đảng năm 1957 tại Mát-cơ-va kết luận rằng: hệ thống xã hội chủ nghĩa
là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Phải xuất phát từ quan
điểm gia cấp tức là quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử
thì mới có tư duy đúng được. Dĩ nhiên vai trò của các nước xã hội chủ nghĩa là
rất quan trọng nhưng không thể chỉ có hệ thống xã hội chủ nghĩa là nhân tố
quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Quan điểm của Đảng ta là ba
dòng thác cách mạng trên thế giới là động lực cách mạng chống lại một nhóm
thế lực đế quốc. Trong giai đoạn quốc tế hóa cao, các nước lớn nhỏ với các chế
độ xã hội khác nhau ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và các nước đều có nhiều
điều kiện thuận lợi để giữ vựng nền độc lập của mình. Chúng ta không nên
thành kiến với thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử loài người suốt
mấy nghìn năm qua cũng như trong 200 năm qua chế độ tư bản. Chúng ta phải
thấy rằng các giai cấp bốc lột cũng đã đóng vai trò tích cực nhất định trong lịch
sử. Có thể nói không có kho tàng trí tuệ của loài người, nhất là của chủ nghĩa tư
sản thì không có chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay và
với trình độ trí thức và chính trị ngày càng cao của nhân dân không thể thực
hiện bất cứ chính sách bế quan tỏa cảng nào nhưng cũng không mở toang cửa
cho nước ngoài tha hồ đổ rác rưởi vào đất nước chúng ta, những vấn đề của
từng nước cũng có thể trở thành những vấn đề quốc tế và những vấn đề quốc tế
cũng có sức tác động rất mạnh và sâu sắc vào nội bộ từng nước.

Ngày nay trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã phát triển rất cao và thế
giới đang trở thành một thị trường thống nhất. Chúng ta cần lợi dụng quy mô
rộng lớn của thị trường thế giới để đưa nền kinh tế lạc hậu của nước ta lên
ngang với trình độ phát triển của kinh tế thế giới, tranh thủ vị trí tốt ưu trong
phân công lao động quốc tế, kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, làm
cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế chung của kinh
tế thế giới. Xét cho cùng những nhận thức sai lầm của chúng ta hoặc những tư
duy lỗi thời đều do chúng ta chưa nắm vững học thuyết của Mác về duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử để xem xét nhưng diễn biến nhanh chóng và sâu sắc trên
thế giới.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC TA

Hồng Hà

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động. Cục diện quốc tế thay
đổi mau lẹ, sâu sắc, nhiều việc không lường trước được. Sự tan rã của Liên Xô
đã phá vỡ thế cân bằng, trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa
định hình.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão ảnh
hưởng lớn đến nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Hầu hết các
nước đã chuyển sang cơ chế thị trường và đang hình thành một thị trường toàn
thế giới. Quá trình quốc tế hóa sản xuất vật chất và đời sống xã hội cùng với sự
giao lưu quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ... Đấy là cơ hội thuận lợi cho
những nước biết cách xử thế và làm ăn để phát triển nhưng cũng là thách thức
gay gắt đối với những nước chậm phát triển.

“Chiến tranh lạnh„ kết thúc, của cải vật chất trên hành tinh này hiện nay tăng
với khối tăng với khối lượng chưa từng có trong lịch sử, nhưng những mâu
thuẫn vốn có của thế giới vẫn còn nguyên đó: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa tư bản.

Ngoài ra, còn đang nổi lên những mâu thuẫn dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn
giáo dẫn đến mất ổn định chính trị, đói kém, xung đột đổ máu, nội chiến ở
nhiều nơi. Các mâu thuẫn sinh sôi nảy nở, đan xen nhau, tác động lẫn nhau.
Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước tiếp tục diễn ra
quyết liệt. Những nước tư bản phát triển nhất cũng đang vấp phải nhiều khó
khăn và có những mặt hạn chế, nếu không gọi là cũng đang khủng hoảng.

Trong quan hệ quốc tế ngày nay đang nổi lên những xu thế chủ yếu ảnh hưởng
nhiều đến chính sách đối ngoại của các nước:

Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường.

Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng
cách mạng, tiến bộ khác trên thế giới kiên trì chống các thế lực thù địch và
phản động.
Các nước có chế độ chính trị-xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong
cùng tồn tại hòa bình; giữa các quốc gia nổi lên cuộc cạnh tranh mạnh mẽ về
kinh tế.

Đảng và Nhà nước ta nắm bắt được quy luật vận động, thực trạng và xu thế
của tình hình thế giới, có chiến lược và sách lược đúng về đối ngoại, nhấ định
sẽ tạo được môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đi tới thành
công.

II

Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiến trúc sư và người thầy của nền Ngoại giao Việt
Nam, đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu về đối ngoại. Đấy là sự kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, bảo đảm lợi ích dân tộc, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế, giữ vững nguyên tắc và vận dụng sách lược mềm dẻo, đoàn kết
mọi lực lượng có thể đoàn kết, thêm bạn bớt thù...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã thu được những kết quả bước
đầu rất quan trọng: đẩy lùi thêm một bước bao vây, cô lập nước ta của nước
ngoài; tham gia tích cực vào quá trình giải quyết hòa bình vấn đề Cam-pu-
chia; bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; khai thông và tăng cường quan
hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á, phát triển quan hệ với
các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản và một số các nước phương Tây khác
cũng như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; thiết lập mối quan hệ
với các nước cộng hòa; xúc tiến những cuộc nói chuyện với Mỹ; tiếp tục đoàn
kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với các đảng cộng sản và công nhân, các
phong trào cách mạng và tiến bộ; thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Những thành tựu đối ngoại, đường lối và những quyết sách đúng đã tạo thế,
thuận lợi và cơ hội cho việc khai thác có hiệu quả các hoạt động đối ngoại bao
gồm kinh tế đối ngoại, góp phần bảo đảm cho nước ta đứng vững và phát triển
giữa phong ba bão táp của thời cuộc quốc tế.

Một trong những bài học quý báu mà chúng ta rút ra được là phải kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nắm bắt kịp thời những diễn biến mới,
những nhân tố mới.

Ở bất cứ thời kỳ nào, sức mạnh dân tộc, sức mạnh bên trong là nhân tố quốc
định, là nền tảng và điều kiện tốt cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại. Trên
lĩnh vực kinh tế đối ngoại, muốn thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
bên ngoài thì phải dựa trên cơ sở huy động tích lũy từ bên trong là chính.

Trong thế giới đầy mâu thuẫn, nước ta vừa có những cơ hội lớn để mở rộng
hợp tác và giao lưu quốc tế, vừa phải đối mặt với những thách thức to lớn,
những khó khăn về nhiều mặt.

Nước ta đã long trọng tuyên bố chính sách đối ngoại của mình trước toàn thế
giới: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Chúng ta phải nắm vững và thực hiện tốt nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
do Đại hội VI của Đảng đề ra. Tư tưởng chỉ đạo chính sahcs đối ngoại là giữ
vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất
sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực.

Vận dụng chiến lược và sách lược trong tình hình quốc tế mới một cách vững
vàng, bình tĩnh, tỉnh táo, đúng đắn, luôn luôn là một vấn đề có ý nghĩ cực kỳ
quan trọng trong công tác đối ngoại.

III

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm
vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chỉ nghãi xã hội, đảm bảo lợi ích dân tộc
chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
của giai cấp công nhân.

Công tác ngoại giao phải phục vụ lợi ích cao nhất và thiêng liêng nhất của dân
tộc ta và cũng là của giai cấp công nhân ta là xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội ở nước ta và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ta, ra sức phát triển nhanh kinh tế-xã hội,
làm cho dân giàu nước mạnh. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam thành công, một
nước Việt Nam ổn định, giàu mạnh sẽ là một đóng góp quan trọng vào cuộc
đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và phát triển.
Phát triển hợp tác hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa, các phong trào dân
tộc.

Trong công tác đối ngoại, chúng ta giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường,
đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Đó là điều kiện để
mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín quốc tế của nước nhà

Chúng ta đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại với nhiều
đối tượng khác nhau trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ tài nguyên và an ninh quốc gia, giữ gìn
và phát huy truyền thoogns và bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Nội dung
kinh tế trong hoạt động đối ngoại ngày càng giữ một vị trí hết sức quan trọng.

Trong quan hệ với các đối tượng trên thế giưới cần tính đến những lợi ích
trùng hợp và những lợi ích không trùng hợp, đồng thời có cách ứng phó hữu
hiệu với các âm mưu thù địch.

Chúng ta cần nằm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.

Thực tiễn cho thấy, giữa các đối tượng trên thế giới quan hệ với nhau thường
không phải lúc nào lợi ích cũng trùng hợp nhau và khi không trùng hợp, mỗi
đối tượng tìm cách bảo vệ lợi ích của mình. Vì vậy, trong quan hệ quốc tế với
bất cứ đối tượng nào đều có hai mặt hợp tác và đấu tranh.
Chúng ta tích cực tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất
cả các nước.

Trong tình hình thế giới này nay, xu thế hợp tác khu vực tạo điều kiện thuận
lợi cho công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa quan hệ.

Kinh tế thế giới hiện nay cũng hình thành một xu hướng xây dựng các khối
kinh tế theo khu vực, tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài. Đồng thời cũng
mở rộng quan hệ với tất cả các nước ở khu vực khác đặc biệt là các nước lớn.

Công tác đối ngoại đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý của
Nhà nước, với sự tham gia của các đoàn thể nhân dân và các cấp, các ngành,
phối hợp chặt chẽ giữa công tác đối ngoại với quốc phòng, an ninh và tư
tưởng, tạo nên sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại.

Còn rất nhiều việc cấp bách đặt ra trước mắt, điều quan trọng bậc nhất là gấp
rút đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, kể
cả trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, có trình độ và bản lĩnh chính trị vững vàng,
kiến thức rộng, nghiệp vụ tinh, ngoại ngữ giỏi, đạo đức tốt.

AN NINH, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG


TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Vũ Khoan
Ba mục tiêu chủ yếu liên quan mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau:
bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như toàn vẹn lãnh thổ, tranh thủ
điều kiện quốc tế để xây dựng, phát triển đất nước và phát huy ảnh hưởng của
mình trên trường quốc tế. Trên thực tế, có những trường hợp như nước ta, tuy
là nước yếu song đã huy động được sức mạnh tổng hợp bên trong và sự hỗ trợ
quốc tế nên vẫn giành được chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; tuy
nhiên, khó phát huy ảnh hưởng quốc tế nếu kém phát triển và không có thực
lực.
Những mục tiêu đó vừa phản ánh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc vừa mang
nặng tính giai cấp. Trong lịch sử xảy ra rất nhiều trường hợp: các giưới cầm
quyền đại biểu cho lợi ích của các giai cấp bóc lột đã núp dưới chiêu bài những
mục tiêu trên để xâm lấn, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, phục vụ
cho giai cấp mà họ đại diện. Nhiều khi khó phân biệt rạch ròi: trường hợp nào
phản ánh lợi ích quốc gia, trường hợp nào phản ánh lợi ích giai cấp. Những
mục tiêu thường được giấu kín, có khi việc thực hiện bị bóp méo dưới lăng
kính của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay tham vọng của một nhóm người cầm
quyền, hoặc những tính toán sai lầm của giới lãnh đạo.

Đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là quyền tối thượng
của mọi quốc gia được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế. Các quốc gia
nhỏ trong đó có nước ta đã phải đoàn kết đấu tranh hàng thập kỷ. Trong lịch sử
và ngay hiện nay cũng không ít thế lực tìm cách hạn chế, bóp méo khái niệm
về các quyền cơ bản này dưới đủ loại chiêu bài.

Dưới tác động của cuộc cách mang khoa học-kỹ thuật-công nghệ và quá trình
quốc tế hóa đời sống kinh tế nền sản xuất không còn khép kín trong biên giới
mỗi quốc gia mà sự giao lưu của con người phát triển mạnh mẽ trên phạm vi
toàn cầu.

Trong hoàn cảnh ấy nhiều khi nhìn bề ngoài thì chủ quyền quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ dường như vẫn nguyên vẹn song ‘‘ta đã không phải hoàn toàn là
ta nữa“. Ở cả các cường quốc hùng mạnh bậc nhất trên thế giới chứ không phải
chỉ ở các nước nhược tiểu. Đó là chưa kể xu thế liên kết theo khu vực, sự ra
đời của các không gian kinh tế chung.

Vấn đề đặt ra là: vậy phải xử thế ra sao trước tình hình trên? Chỉ có thể có hai
cách chọn lựa: hoặc là khép kín lại, hoặc là thích nghi với xu thế, thực tiễn
khách quan. Lịch sử của toàn thế giới cho thấy mọi mưu toan khép kín đều chỉ
làm cho đất nước lạc hậu, ngày nay cũng không cìn khả năng khép kín được.
Do vậy, một mặt, cần hiểu rõ tính chất của xu thế quốc tế hóa để tận dụng nó,
phục vụ cho lợi ích của bản thân và cần nhận biết hệ quả của nó.

Trước kia, khi nói tới độc lập, chủ quyền thì nhiều khi người ta nghĩ tới một
chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cấp tự túc kinh tế. Hiện
nay xu thế được đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế gia tăng.

Xưa kia, khi nói tới yêu cầu bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia, sự toàn
vẹn lãnh thổ người ta thường nghĩ nhiều tới mối nguy cơ từ bên ngoài. Ngày
nay thực tiễn cho thấy nguy cơ đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia, sự toàn
vẹn lãnh thổ nằm ngay ở bên trong. Nguy cơ nảy sinh không chỉ do các nhân
tố chính trị-xã hội mà còn bắt nguồn từ chính những sai lầm trong chính sách
kinh tế. văn hóa, tôn giáo, sắc tộc.

Trước đây khi nói về phương tiện bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ nhấn mạnh tới sức mạnh quân sử, biện pháp bạo lực. Ngày nay,
sức mạnh quân sự vẫn có ý nghĩa rất quan trọng, song không còn giữ vị trí độc
tôn.

Trong hoàn cảnh hiện nay chỉ có sức mạnh quân sự không thôi thì chưa đủ để
đảm bảo vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia mà cần có một sức mạnh
tổng hợp hay là sức mạnh tổng lực.

Tiếp đến là mục tiêu tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Xu thế ngày
nay là các nước dành mối quan tâm lớn cho yêu cầu phát triển, bắt nguồn từ
tác động của làn sóng cách mạnh khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới đang
phát triển nhanh chóng làm cho quy luật phát triển và lạc hậu ngày càng lớn,
tính ràng buộc lẫn nhau ngày càng đậm. Trình độ phát triển lạc hậu có thể làm
xói mòn lòng tin của dân, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội gay gắt và cuối
cùng có thể đe dọa an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Như vậy trong hoản cảnh hiện nay mục tiêu phát triển có tầm quan trọng hơn
bao giờ hết. Nội dung của mục tiêu này không chỉ thể hiện ở chỗ xây dựng mỗi
quan hệ quốc tế ổn đinh, thuận lợi cả về mặt chính trị lẫn kinh tế và an ninh mà
còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác và mở rộng thị trường.

Cuối cùng là mục tiêu nâng cao vai trò, uy tín và ảnh hưởng trên trường quốc
tế. Các nước lớn nhiều khi theo đuổi mục tiêu bành trướng ảnh hưởng, đưa các
nước khác vào vùng ảnh hưởng của mình, thậm chí thao túng họ.

Ảnh hưởng quốc tế tùy thuộc vào sức mạnh mọi mặt của mỗi quốc gia, cả sức
mạnh kinh tế lẫn quân sự, đồng thời tùy thuộc vào ‘‘sức nặng“ chính trị, thậm
chí cả ảnh hưởng văn hóa. Tất nhiên, ảnh hưởng quốc tế sẽ lớn nếu mỗi quốc
gia hội tụ được tất cả các yếu tố đó.

Điều cốt lõi vẫn là ra sức vươn lên để xây dựng thực lực. Nếu như có một
chính sách đối ngoại khôn khéo, nắm bắt trúng xu thế của tình hình, từ đó bố
trí được sự tập hợp lực lượng phù hợp thì vẫn nâng cao được vị trí và ảnh
hưởng quốc tế.

LỢI ÍCH QUỐC GIA LÀ TRÊN HẾT

Hoàng Tú

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới chia thành hai phe, Liên Xô, Trung
Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác đều là đồng minh của ta, nay không
còn là đồng minh nữa. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ là kẻ thù của chúng ta. Nay họ không còn là kẻ thù của chúng ta
nữa, họ đã có quan hệ ngoại giao với ta. Chính sách đối ngoại của ta đa dạng
hóa và đa phương hóa theo tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển“.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh giữa thế kỷ XIX đã nói: ‘‘Chúng ta không có đồng
minh vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có lợi ích vĩnh
viễn mà chúng ta cần phải theo đuổi“.
Lợi ích quốc gia cụ thế là gì thì còn tùy thuộc vào sự xác định cụ thể, từng thời
kỳ cụ thể. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, thì lợi ích quốc gia
tối cao là giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Hiện nay, lợi ích quốc gia tối
cao phải chăng là hòa bình, phát triển đất nước? Bao giờ chưa tới đích, thì
chưa thể xác định được, nhưng không được chệch hướng, bởi lẽ sự tiến hóa xã
hội loài người không thể dừng lại ở chủ nghĩa tư bản.

You might also like