You are on page 1of 12

BÀI BÁO CÁO

Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các vấn đề của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương đã thu hút sự chú ý ngày càng nhiều từ những người quan tâm đến quan hệ
quốc tế, sự hợp tác của các khu vực và quốc gia trên thế giới đặc biệt các sinh viên
đam mê tìm hiểu lịch sử, học các chuyên ngành chính trị quốc tế và chính sách đối
ngoại. Trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương đang đứng trước những bất ổn tiềm
tàng như những tranh chấp giữa các nước về lãnh thổ trên biển và đất liền, vấn đề
xung đột sắc tộc, tôn giáo ở một số quốc gia… thì việc xác định các đối tác quan hệ và
tranh thủ các mối quan hệ quốc tế để giải quyết ổn thoả những tranh chấp, xung đột đó
là vấn đề hết sức cần thiết. Sự tương tác giữa các cường quốc trong khu vực Châu Á
với Mỹ chiếm khá lớn trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia, Hàn Quốc,Trung Quốc và
Nhật Bản - đã có một tầm quan trọng đặc biệt không chỉ với quốc gia của họ mà còn
liên quan, ảnh hưởng mật thiết đến Mỹ.
Sự thất bại của Nhật vào tháng 8 năm 1945 kéo theo sự nổi lên của một nền Hòa
bình kiểu Mỹ ở CA-TBD trong thời kì hậu Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Mặc dù
Chiến tranh Lạnh ở CA-TBD được đặc trưng bởi cấu trúc tam cực, với Mỹ, Trung
Quốc và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, cũng như sự dịch chuyển tương quan lực lượng
trong trật tự hình tam giác này, nhưng yếu tố trung tâm lại chính là địa vị ưu việt, hay
như quan điểm của một số người, là vị thế bá quyền của Mỹ. Không giống như Tây
Âu, nơi vai trò lãnh đạo an ninh của Mỹ được đặt trong cấu trúc đa phương xoay
quanh NATO, một hệ thống các liên minh song phương được coi như là xương sống
của quan hệ an ninh trong khu vực CA-TBD. Cố gắng duy nhất trong việc xây dựng
liên minh đa phương thời kì Chiến tranh Lạnh đã thất bại: Tổ chức Hiệp ước Đông
Nam Á (SEATO) được thành lập năm 1954 và bao gồm Australia, Anh, Pháp, New
Zealand, Pakistan (cho tới năm 1973), Philippines, Thái Lan và Mỹ. Sự hợp tác không
bao giờ thực sự đạt được vì mức độ da dạng cao giữa các thành viên, SEATO cuối
cùng tan rã vào năm 1977. Một hệ thống các hiệp ước an ninh song phương mà Mỹ
khởi xướng với các đồng minh chủ chốt của nó tại CA-TBD là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan và Philippines sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tỏ ra là một sự thay thế
triển vọng hơn cho chủ nghĩa đa phương.
Đặc biệt là bối cảnh khu vực Đông Bắc Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương
nói chung trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi lẽ trong giai đoạn này, Mỹ đã và đang
triển khai một chiến lược toàn cầu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng không
tránh khỏi liên quan. Mục tiêu của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lúc này
là ngăn cản chủ nghĩa xã hội, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các
đồng minh và đây cũng là ba mục tiêu lớn của chiến lược toàn cầu mà chính phủ Mỹ
đặt ra trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Mỹ muốn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản vì có
liên quan đến vấn đề quốc tế, cụ thể là vấn đề Nam – Bắc Triều Tiên; thứ hai là việc
nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 làm cho Mỹ lo ngại làn
sóng chủ nghĩa cộng sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình Châu Á – Thái Bình Dương. Do
đó, Mỹ cần có những đồng minh cũng như sự ảnh hưởng của mình tại đây, điển hình
là Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Bắc Triều Tiên, Trung
Quốc… (Bối cảnh khu vực)
Với tham vọng “vươn cánh tay quyền lực” của mình ra toàn thế giới, bành trướng
thế lực toàn cầu, Mỹ đã sẵn sàng chi một khối lượng viện trợ khổng lồ cho các nước
đồng minh thân tín và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Thông qua việc tìm hiểu các
vấn đề đó, chúng ta khám phá ra những mối quan hệ được đổi mới trong bối cảnh
quốc tế đầy biến động và thay đổi liên tục.
Thứ hai là, nghiên cứu đề tài để thấy được bức tranh toàn cảnh của quan hệ Hàn
Quốc – Mỹ trên lĩnh vực kinh tế (1948 - 1979). Mối quan hệ này được xác lập từ cơ
sở hình thành, các giai đoạn của mối quan hệ, đến những thành tựu đạt được ra sao?
Các vấn đề xoay quanh mối quan hệ đó. Mỹ đã góp phần phục hồi và phát triển nhanh
nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào? Vai trò của Mỹ là gì trong những khoảnh khắc
quan trọng của những thay đổi và chuyển biến ở Hàn Quốc. Hàn Quốc đã làm gì để
tận dụng một cách tối đa những lợi thế có được trong quá trình thiết lập và mở rộng
quan hệ với Mỹ.
Từ một chủ thể lệ thuộc vào sự viện trợ từ Mỹ dần dần thoát khỏi và tiến tới hợp
tác với “người chở che” vậy thì bản thân Mỹ có những động thái hay quan ngại về sự
vươn lên của Hàn Quốc hay không đó cũng là chấm hỏi lớn trong suy nghĩ của nhiều
cá nhân. Cũng từ tổng thể bức tranh từ khi mới “chớm nở” cho đến gặt trái ngọt trong
quan hệ hai nước, phần nào cũng thấy được hiệu quả ngoại giao của hai nước trong
việc thiết lập quan hệ với nhau.
Thứ ba là, thông qua đề tài “Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 – 1979), nhóm
chúng tôi muốn phục dựng lại lịch sử quan hệ Hàn Quốc – Mỹ, đặc biệt là quan hệ
kinh tế bởi vì sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với quan hệ
Hàn Quốc – Mỹ. Hoạt động này diễn ra cụ thể như thế nào thì dựa trên những điều
nhóm chúng tôi tìm hiểu được, chúng tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào tiến
trình nghiên cứu quan hệ Hàn Quốc – Mỹ. (Lý do khoa học)
Thứ tư là, đây là một đề tài thực tập nghiên cứu của nhóm chúng tôi, trải qua hai
năm học vừa qua, chúng tôi cũng bắt đầu có những chuyên môn, thao tác nhất định
trong nghiên cứu lịch sử. Vì lẽ đó chúng tôi hi vọng rằng đề tài của chúng tôi sẽ là
kinh nghiệm nghiên cứu cho các bạn sinh viên khóa sau hoặc những ai có sự quan tâm
đến những vấn đề này có thể dễ tiếp cận hơn. (Lý do thực tiễn)
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan hệ kinh tế Hàn Quốc –
Mỹ (1948 – 1979)” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với mong muốn được
góp phần vào việc nghiên cứu mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Hàn Quốc –
Mỹ nói riêng trong giai đoạn 1948 – 1979.

Tổng quan tình hình nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu về tài “Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 – 1979)” được
tham khảo từ các tài liệu nghiên cứu trong nước mang tính tổng quát về quan hệ song
phương như các công trình nghiên cứu chuyên khảo, tham khảo, các luận văn, luận án
và các bài tham luận được đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Gồm có,
Hàn Quốc trên đường phát triển của Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long (2002) đồng
chủ biên, cuốn sách này là tập hợp của các tác giả về tình hình kinh tế - xã hội của
Hàn Quốc như quan hệ mậu dịch của Hàn Quốc với Nhật Bản và Mĩ trong những năm
90, một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế của Hàn Quốc... Tiếp đó là Hàn
Quốc trước thềm thế kỷ XXI (1999) do Dương Phú Hiệp và Ngô Xuân Bình đồng chủ
biên, cuốn sách này tập trung phân tích các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa của Hàn Quốc và dự báo các vấn đề về sự phát triển của Hàn Quốc trong thời gian
tới, đây là sách chuyên khảo vô cùng có giá trị với nhóm khi tiến hành nghiên cứu về
tình hình của Hàn Quốc. Tiếp đó là các các nhóm sách chuyên khảo, các luận văn,
luận án, bài tham luận về quan hệ song phương cũng như tập trung nghiên cứu về tình
hình của Hàn Quốc và các chính sách của Mĩ như Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2003) của Học Viện Quan Hệ Quốc Tế, Cục diện
châu Á Thái Bình Dương (2006) do Vũ Văn Hà chủ biên, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
(1994) do Đào Huy Ngọc chủ biên, Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh
lạnh (2007) do Trần Anh Phương chủ biên, Luận án Tiến sĩ Quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của Hàn Quốc (1961- 1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam của Hoàng
Văn Hiển, Hoa Kỳ cam kết và mở rộng: Chiến lược toàn cầu mới của Mĩ (1997) của
Lê Bá Thuyên, Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (2014)
của Hoàng Khắc Nam… Trong đó, luận án Tiến sĩ Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ
(1961 - 1993) của Bùi Thị Kim Huệ và luận án Tiến sĩ Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ
(1993 - 2012) đây là 2 tài liệu nghiên cứu gần như là đầy đủ nhất về quan hệ song
phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự, tạo tiền đề cho sự phát
triển của Hàn Quốc sau này.
Để có một cái nhìn khách quan, toàn cục về quan hệ của Hàn Quốc và Mỹ, nhóm
còn tiếp tục tham khảo một số tài liệu nước ngoài như Bốn con rồng nhỏ - Trào lưu
công nghiệp hóa ở Đông Á của Ezra F.Vogel, tài liệu này tập trung phân tích việc ổn
định chính trị của Đài loan, Hàn quốc, Hồng kông, Singapore sau chiến tranh thế giới
thứ hai và các chính sách kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở mức lớn nhất thế giới của
4 con rồng, Giữa đồng minh và đối tác: quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc và Hoa Kỳ
(2007) Chae-ho Chŏng, Jae Ho Chung, cuốn sách này tập trung giải quyết, làm rõ các
vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ cũng như trả lời
cho câu hỏi sự giao thoa giữa các mối quan tâm về an ninh và sự cần thiết về kinh tế
giữa Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ có ý nghĩa gì đối với mối quan hệ của Hàn Quốc
với đồng minh thân cận của họ là Mỹ. The US-South Korean alliance: time for a
change (1992) của học giả Doug Bandow, Ted Galen Carpenter, cuốn sách này tập
trung phân tích, đánh giá khả năng tồn tại hiện tại và tương lai của liên minh Mỹ -
Hàn Quốc từ các khía cạnh quân sự, chính trị và kinh tế. Tiếp đó là các công trình
nghiên cứu nổi bật như Free trade between Korea and the United States? (2001) của
nhóm tác giả Inbom Choi, In-bŏm Chʻoe, Jeffrey J Schott, John Gilbert, The past,
present and future of United States–South Korea relations (2021) của David Hundt,
The future of the ROK-US alliance in the context of Korean unification (2000) Ki-Joo
Kim, Korean - American Relations 1866 - 1977 do Yur- Bok Lee và Wayne Patterson
chủ biên, Joint US - Korea Academic Studies của Viện Kinh tế Hàn Quốc…
Làm rõ hơn, đi sâu hơn. Dựa vào những tài liệu trên, rất cần cho chúng em để
chúng em có thể hình dung ra được bức tranh lịch sử đó nhưng chúng em muốn đi sâu
vào một vấn đề cụ thể đó là quan hệ kinh tế. Lịch sử có nhiều mặt, nhóm muốn đi sâu
vào lĩnh vực kinh tế và chúng em muốn góp một phần nhỏ nhằm làm rõ hơn. Kế thừa
được gì, đóng góp được gì. Đây chỉ là một bài thực tập nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu là tái hiện, phục dựng quan hệ song phương một cách khách quan nhất trên lĩnh
vực kinh tế, từ đó có ảnh hưởng của kinh tế đến các mặt khác. Đặc biệt là giai đoạn
đầu, kinh tế không quan trọng, chủ yếu là dùng kinh tế để đạt được mục đích chính trị,
Mỹ muốn xây dựng HQ như một đồng minh để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ở giai
đoạn sau thì nền kinh tế HQ có bước phát triển “thần kỳ” thì mới bắt đầu dần vươn lại
vị trí là hợp tác. Tức là làm rõ ảnh hưởng của mối quan hệ lên các mặt chính trị, quân
sự và ảnh hưởng mối quan hệ đến khu vực.

Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tái hiện lại mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ
trong giai đoạn 1948 - 1979 một cách khách quan và đầy đủ nhất trên lĩnh vực kinh tế.
Từ đó đánh giá, làm rõ các ảnh hưởng của mối quan hệ này đến quan hệ các bên nói
riêng và khu vực nói chung và rút ra được một số bài học lịch sử trong quan hệ quốc
tế hiện nay đối với Việt Nam. Cũng như rút ra được ảnh hưởng của quan hệ kinh tế
đối với các mặt khác như chính trị, quân sự và cả ảnh hưởng của mối quan hệ này đối
với các bên nói riêng cũng như khu vực Đông Bắc Á nói chung.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ trên lĩnh vực kinh
tế từ năm 1948 đến 1979 nhằm làm rõ mối quan hệ từ viện trợ đến hợp tác của Hàn
Quốc và Mỹ dưới cách tiếp cận của sử học.
- Tiếp cận QHQT dưới góc độ sử học, tức là, chúng em muốn trình bày vấn đề là
quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ này bắt đầu từ đâu, như thế nào, bức tranh lịch sử đó
là bức tranh như thế nào, trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào. Mối
quan hệ này để lại những ảnh hưởng, tác động, thành quả, hạn chế gì của hai
bên và cho cả khu vực. Đây là cách tiếp cận của sử học.
- Còn cách tiếp cận của QHQT, cũng là vấn đề này nhưng cách tiếp cận theo
hướng chính trị, còn mình là LS QHQT. QHQT là gì? Chúng em xin phép được
là đây là môn khoa học chúng em không được trang bị kỹ theo chuyên ngành,
chúng em tiếp cận dưới góc độ lịch sử, trình bày lịch sử của vấn đề đó. LS
QHQT được hiểu là lịch sử của nền chính trị quốc tế, trong trường hợp này là
lịch sử chính trị giữa hai quốc gia (Hàn – Mỹ). Khi Mỹ và HQ triển khai chính
sách đối ngoại như thế nào.

Phạm vi nghiên cứu:


 Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu nằm trong khoảng từ năm 1948 đến năm
1979, tức là 31 năm với hai giai đoạn là 1948 – 1961 và 1961 – 1979 vì những
lý do sau đây:
+ Năm 1948, mốc khởi đầu cho quan hệ Hàn Quốc – Mỹ chính thức được
thiết lập với sự ra đời của Đại Hàn Dân Quốc không những thông qua Hiệp
định Quân sự Hàn Quốc – Mỹ và các chương trình viện trợ kinh tế của Mỹ mà
còn là có sự kiện Mỹ ủng hộ thành lập chính phủ thân Mỹ do Syngman Rhee
đứng đầu (1948);
+ Đề tài chọn năm 1961 là mốc nối tiếp giữa hai giai đoạn 1948-1961 và
1961-1979 đây là mốc bắt đầu đánh dấu cho sự cất cánh kinh tế lần thứ nhất
(1961-1979) và bắt đầu dưới sự cầm quyền của Park Chung Hee;
+ Năm 1979, tình hình kinh tế Hàn Quốc có những khó khăn do sự chuyển
đổi chính trị và kinh tế từ năm tháng chiến tranh sang một chế độ dân chủ
mới. Song dù có rất nhiều nổ lực trước khi bị ám sát, Park Chung Hee vẫn
chưa thực sự hoàn toàn thoát khỏi sự chi phối của Mỹ.
 Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ
trong không gian lịch sử của Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương trong
bối cảnh thời Chiến tranh Lạnh.
 Về nội dung: Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ trong gian đoạn 1948 –
1979 được đặt ra nghiên cứu dưới góc độ sử học. Vì thế, nhằm phân tích và
đánh giá mối quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ một cách khách quan và
toàn diện nhất có thể, chúng tôi tập trung vào:
+ Thứ nhất, trình bày từ bối cảnh, nguyên nhân, điều kiện hình thành và vận
động quan hệ Hàn - Mỹ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng;
+ Thứ hai, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày và phân tích cũng như làm rõ những
nội dung chính liên quan đến mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể này;
+ Thứ ba, là thành tựu và hạn chế cũng như tác động của mối quan hệ này đối
với Hàn Quốc và Mỹ nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp chính của sử học là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.
Phương pháp lịch sử, tái hiện trung thực bức tranh của quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn
theo đúng trình tự thời gian và không gian như mà cách mối quan hệ này đã diễn ra.
Thông qua các nguồn tư liệu để phục dựng lại mối quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn và đồng
thời đặt quan hệ này trong các mối liên hệ tác động với các nhân tố khác trong quan
hệ quốc tế để có thể phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, chân thực nhất. Áp dụng
phương pháp lịch sử tuân theo các nguyên tắc cơ bản như: đảm bảo tính biên niên,
tính toàn diện, tính chi tiết, tính cụ thể có như vậy khi sử dụng phương pháp này mới
thật sự hiệu quả và đảm bảo tính khoa học cao.
Phương pháp logic, nghiên cứu tổng quát các sự kiện xoay quanh quan hệ kinh tế
Hàn - Mỹ, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên để đi tìm bản chất, tính tất yếu và quy luật
vận động. Phương pháp logic nhằm đi sâu tìm ra bản chất, cái phổ biến như vậy phải
đi vào các sự kiện, phân tích, so sách và cả tổng hợp để tìm ra bản chất của mối quan
hệ kinh tế Mỹ - Hàn. Khác với phương pháp lịch sử là phải nắm từng sự việc cụ thể,
nắm rõ không gian thời gian cụ thể còn phương pháp logic chỉ cần đi sâu nắm lấy các
sự kiện, giai đoạn điển hình và các quy luật phạm trù nhất định.
Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic một cách nhuần nhuyễn để
chúng ta có thể phơi bày rõ chân lý khách quan của sự phát triển mối quan hệ kinh tế
Mỹ - Hàn và phương pháp logic không tách rời khỏi lịch sử tức là dựa trên tiến trình
lịch sử thế giới để thấy được mối quan hệ và những sự liên kết chặt chẽ từ bối cảnh
chung của thế giới tác động như thế nào đến quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ bài nghiên cứu
có cơ sở, nhận xét khách quan và chính xác.
Ở mức độ nhất định và khả năng nghiên cứu còn hạn chế của nhóm thực hiện đề
tài, ngoài sử dụng hai phương pháp chính nêu trên, đề tài còn kết hợp với cách tiếp
cận và phương pháp của các khoa học liên ngành khác: Quan hệ quốc tế, Chính trị
học, kinh tế, thống kê để góp phần đảm bảo phản ánh được bức tranh lịch sử trung
thực của quan hệ Hàn Quốc – Mỹ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
 Thứ nhất, nghiên cứu quan hệ Hàn - Mỹ dưới góc độ sử học marxist vẫn còn
những khoảng trống, đặc biệt là giai đoạn 1948 - 1979. Và trong lĩnh vực kinh
tế, chúng tôi muốn đặt quan hệ này trong cách tiếp cận của sử học marxist;
 Thứ hai, nhóm thực hiện đề tài góp phần phục dựng một phần lịch sử quan hệ
Hàn - Mỹ trên lĩnh vực kinh tế từ những nhận thức, quan điểm, góc độ của
người nghiên cứu ở Việt Nam với trình độ còn hạn chế của các sinh viên bắt
đầu thực tập nghiên cứu.

Ý nghĩa thực tiễn:


 Thứ nhất, việc thực hiện đề tài “Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 –
1979)” giúp nhóm sinh viên được rèn luyện, trau dồi và tích lũy các kỹ năng
trong nghiên cứu khoa học, linh hoạt và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù
hợp;
 Thứ hai, bằng kết quả đã nghiên cứu, nhóm sinh viên chúng tôi muốn góp một
phần nhỏ bé vào việc cung cấp tư liệu cho những ai quan tâm đến đề tài.
Bố cục đề tài
Ngoài Dẫn luận, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 3 chương chính
như sau:
• Chương 1: Bối cảnh và sự hình thành quan hệ Hàn Quốc – Mỹ
Chương bao gồm 3 nội dung chính
(i) về bối cảnh thế giới, sự hình thành của chiến tranh lạnh chính thức được
định hình giữa Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu ngay khi các đế chế Châu Âu
“già” đi xuống sau chiến tranh thế giới thứ hai và chia thế giới làm hai phe
Tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa;

(ii) về bối cảnh khu vực, sau chiến tranh thế giới thứ hai dưới sức ép quân sự
của Mỹ và Liên Xô, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền Nam-
Bắc, lấy vĩ tuyến 38 độ Bắc làm đường ranh giới tạm thời. Đông Bắc Á từ
năm 1948 đến 1979 là thời kỳ có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ, tạo ra các
cuộc chiến và bất ổn kéo dài trong khu vực. Tuy nhiên, cũng chính nơi này
chứng kiến sự phát triển kinh tế của nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc
và Trung Quốc, trở thành những nước có nền kinh tế lớn mạnh và được gọi
là "con rồng" của châu Á;

(iii) về sự hình thành quan hệ Hàn Quốc - Mỹ là do ban đầu, giữa hai nước đều
có mục đích riêng trong việc liên kết mối quan hệ. Mục đích của Hàn Quốc
khi hướng về phía Mỹ là để tìm sự giúp đỡ và ổn định trong giai đoạn phục
hồi sau chiến tranh, và hy vọng Mỹ sẽ là chỗ dựa vững chắc trong tương lai.
Về phía Mỹ, liên minh với Hàn Quốc giúp ngăn chặn sự ảnh hưởng của các
quốc gia cộng sản và bảo vệ sự tồn tại của Hàn Quốc.
• Chương 2: Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 – 1979)
Chương gồm 2 nội dung chính:
Giai đoạn 1948-1961:
(i) trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào quan hệ viện trợ, mặc dù trong giai đoạn
này Hàn được Mỹ viện trợ với những con số khổng lồ nhưng nền kinh tế Hàn Quốc
trong những năm 1950 vẫn chưa thật sự phát triển mạnh, phần lớn những khoản viện
trợ đều dùng trong việc xây dựng lại các cơ sở hạ tầng cốt yếu. (ii) về quan hệ đầu tư
ở giai đoạn 1948-1961 vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, cũng bởi vì tác động của chiến
tranh Triều Tiên khiến cho những khoản đầu tư của doanh nhân Mỹ liên tục giảm
mạnh, và tránh đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc. (ii) Về quan hệ thương mại, Hàn Quốc
mắc phải vấn đề về sự chênh lệch trong xuất nhập khẩu đã tạo ra một khoảng thâm hụt
khổng lồ trong ngân sách nhà nước, và Hàn phải dùng khoản viện trợ từ Mỹ để bù đắp
cho lỗ hỏng kinh tế trong khoảng những năm 1950. Suy cho cùng, trong những năm
1948-1961, mối quan hệ giữa hai nước chỉ là mối quan hệ một chiều theo nghiêng về
Mỹ, một mối quan “cho – nhận”, và bản chất thật sự của nguồn viện trợ là “phương
tiện” mà Mỹ sự dụng để thâu tóm khu vực Đông Bắc Á không chỉ riêng Hàn Quốc.
Giai đoạn 1961-1979:
(i) Đối với giai đoạn này thì quan hệ viện trợ có sự suy giảm khi mà tổng thống
Park Chung Hee nhận ra rằng không phải cứ tiếp dựa vào những nguồn viện
trở của Mỹ thì sẽ vực dậy được nền kinh tế. Đây là giai đoạn đánh dấu chấm
hết cho mối quan hệ viện trợ giữa Hàn Quốc và Mỹ, dần chuyển sang quan hệ
hợp tác có lợi và bình đẳng cho nhau;

(ii) Đối với quan hệ đầu tư lại là lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn này. Sự vắng
mặt nguồn đầu tư của Mỹ trong nhiều năm kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên
diễn ra, đến đầu những năm 1960 giới kinh doanh Mỹ đã quay trở lại Hàn
Quốc. Khi mà lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu buộc các công ty Mỹ đầu
tư vào Hàn Quốc. Song Hàn Quốc vẫn luôn cố gắng xâm nhập vào thị trường
Mỹ thông qua chiến lược hướng ngoại đã mở ra cánh cửa cho các công ty Hàn
khác để đầu tư vào Mỹ. Trong đó, quan hệ đầu tư song phương, sự đầu tư của
Mỹ vào Hàn Quốc tăng lên cũng đồng nghĩa với sự giảm dần để đi đến ngừng
hẳn phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ. Nhưng ngược lại, việc Hàn Quốc
đẩy mạnh chiến lược hướng ngoại vẫn không làm cho việc đầu tư của Hàn
Quốc vào Mỹ cao lên và những năm sau đó cũng tăng nhưng không đáng kể.
Có thể thấy việc việc đầu tư ra nước ngoài của Hàn Quốc mà đặc biệt là Mỹ
trong giai đoạn 1961-1979 rất mờ nhạt và sự chênh lệch rất lớn khi so sánh tỷ
lệ đầu tư Mỹ ở Hàn Quốc và ngược lại;

(iii) Về quan hệ thương mại, thời điểm này Hàn Quốc vào những năm 1960 chỉ là
một thị trường không mấy tiềm năng và chỉ chiếm dưới 1% tổng giá trị xuất
nhập khẩu. Trao đổi thương mại trong giai đoạn này được nhận xét là tương
đối ổn định. Song sự chênh lệch xuất nhập khẩu của Hàn đối với thị trường
Mỹ gây nên những cuộc xung đột thương mại diễn ra ngày càng trầm trọng.

• Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 –


1979)
Gồm 3 nội dung chính:
(i) Thành tựu của quan hệ Hàn Quốc - Mỹ, dấu chấm hết cho sự viện trợ của
Mỹ chuyển sang khởi đầu của lĩnh vực đầu tư. Bắt đầu những năm 1961,
nhờ kết hợp chính sách hướng ngoại thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các
chính sách vay nợ từ các nước khác đã khiến cho Hàn Quốc chuyển mình
mạnh mẽ vượt trội phát triển kinh tế. Ngoài ra, lĩnh vực thương mại đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp hoá. Còn đối
với Mỹ, mục đích ban đầu của Mỹ là dựa vào Hàn Quốc tạo bệ phóng ngoại
giao với các nước trong khu vực Đông Bắc Á – Thái Bình Dương đã đạt
được, khi mà thành công ngăn chặn sự ảnh hưởng của các quốc gia cộng sản
lên quốc gia này cũnhg như mở rộng sự ảnh hưởng của Mỹ.

(ii) Về hạn chế của quan hệ Hàn Quốc – Mỹ, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành
vay mượn nợ các nước khác nhằm bù vào lỗ hỏng kinh tế vì các chính sách
thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vay mượn từ những nước tư bản khác cũng
đã bộc lộc được những hạn chế của nó. Về phía Mỹ, từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai nguồn viện trợ của Mỹ vào Hàn Quốc lên đến hàng tỷ USD. Đặc
biệt các khoản viện trợ này đều nguồn viện trợ không hoản lại.

(iii) Tác động của quan hệ Hàn Quốc – Mỹ, Đối với Hàn, những khoản viện trợ
của Mỹ đã giúp Hàn Quốc tăng trưởng kinh tế, tăng cường quan hệ quốc tế,
xây dựng hay tạo cơ sở hạ tầng quan trọng, và tăng cường quan hệ sản xuất.
Về những năm sau đó các doanh nghiệp của Hàn dần có những chuyển biến
tích cực, quy mô lớn, vốn đầu tư tăng. Trái ngược là sự phụ thuộc vào nguồn
viện trợ tài chính của Mỹ không thể giúp Hàn Quốc có được sự phát triển
kinh tế bền vững. Đối với Mỹ, phải liên tục thay đổi các chính sách đối bởi
không chỉ Hàn là đồng minh Mỹ cần hỗ trợ. Việc mỹ viện trợ Hàn Quốc
cũng đã củng cố vị thế của Mỹ với tư cách là một nhà lãnh đạo thế giới trong
mục đích chống sự lan rộng của chũ nghĩa cộng sản. Về sau Mỹ cắt giảm
viện trợ đã tác động đến Mỹ buộc Mỹ phải thay đổi chính sách và chiến lược
của mình đối với đồng minh của Mỹ cũng chính vì thế đã phát sinh ra nhiều
cuộc xung đột thương mại. Đối với tác động khu vực, quan hệ kinh tế Hàn
Quốc – Mỹ chuyển từ bất bình đẳng sang quan hệ hợp tác và bình đẳng đã
tác động đến khu vực Đông Bắc Á, tạo xu hướng bình thường hoá quan hệ
trọng tâm là các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Bối cảnh và sự hình thành quan hệ Hàn – Mỹ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lại một lần nữa nằm trong một cục diện
chiến tranh mới đó là Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh đã phân chia thế giới thành
hai phe đối lập, một bên là những nước tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu, bên còn lại
là những nước chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu. Cả hai phe đều ra sức chạy đua
vũ trang nhằm tranh giành vị trí “bá chủ” toàn cầu. Chính cục diện thế giới lúc bấy giờ
đã có tác động không nhỏ đến tình hình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói
chung và bán đảo Triều Tiên nói riêng.
Sự hình thành hai phe đối lập cũng như sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đã
khiến cho Mỹ cảm nhận được sự uy hiếp và không thể không triển khai một chiến
lược toàn cầu mới đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự hiện diện của
Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cùng với chiến lược chống cộng toàn cầu
đã tạo nên một cục diện chính trị mới ở khu vực này.
Trên thực tế, không phải đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì Hàn Quốc
và Mỹ mới bắt đầu có những dấu hiệu hợp tác với nhau mà trên thực tế, mối quan hệ
giữa hai quốc gia này đã được bắt đầu từ rất sớm thông qua một hiệp ước được ký
giữa Mỹ và Triều Tiên năm 1882 – Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị, Thương mại và
Hàng Hải, đây cũng được xem là hiệp ước đầu tiên mà Triều Tiên ký với một quốc gia
phương Tây. Bên cạnh đó, việc ký kết một hiệp ước với một trong những cường quốc
phương Tây lúc bấy giờ cũng nằm trong chính sách đối ngoại của Triều Tiên nhằm
kiềm hãm sự ảnh hưởng cũng như đe dọa từ Nhật Bản và Nga. Trái ngược với mong
muốn của Triều Tiên, đối với Mỹ, việc ký kết hiệp ước với Triều Tiên như một phần
nhỏ trong nỗ lực của phương Tây nhằm “mở cửa” Châu Á cũng như đạt được mục
đích ban đầu của Mỹ là thiết lập quan hệ với Triều Tiên trên lĩnh vực thương mại và
điều đó hoàn toàn không có tác động gì đến việc Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc tranh giành
quyền lực của Nhật Bản, Nga và cả Trung Quốc tại bán đảo Triều Tiên.
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã giúp cho Triều Tiên thoát khỏi
sự chiếm đóng của Nhật Bản và giành được độc lập. Đồng thời, sau Hội nghị Yalta
(2/1945) và những thỏa thuận sau đó của các nước thắng trận, Mỹ đã nhanh chóng đưa
quân đội vào phía Nam bán đảo Triều Tiên và bắt đầu quyền kiểm soát tại khu vực
này. Những năm sau đó, với sự hậu thuẫn của Mỹ, nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn
Quốc) chính thức ra đời ở phía Nam bán đảo Triều Tiên vào ngày 15/8/1948 và kể từ
đây quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ cũng chính thức được thiết lập.
Ban đầu, mục đích của Hàn Quốc khi ngả về phía Mỹ là do Mỹ lúc bấy giờ là một
cường quốc lớn mạnh trong thế giới tư bản cũng như trên toàn thế giới. Với tài lực đủ
mạnh mẽ của Mỹ làm cho Hàn Quốc tin rằng Mỹ sẽ là nhân tố giúp Hàn Quốc phục
hồi lại sau chiến tranh cũng như sẽ là chỗ dựa vững chắc cho Hàn Quốc trong tương
lai. Về phía Mỹ, việc Mỹ liên minh với Hàn Quốc mục đích là để ngăn chặn sự ảnh
hưởng của các quốc gia cộng sản lên nước này cũng như đảm bảo sự tồn tại của Hàn
Quốc với tư cách là một quốc gia phi cộng sản nằm trong sự ảnh hưởng của Mỹ, đây
cũng là một trong những chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nhằm giữ vững tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Hàn Quốc cũng như ngăn chặn sự lan
rộng của chủ nghĩa cộng sản, ngay sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Mỹ đã tìm
mọi cách để xây dựng và củng cố thế đứng chân cho chính quyền Hàn Quốc trên mọi
phương diện. Cùng với việc đứng ra đảm nhận thay gánh nặng quốc phòng và tăng
cường viện trợ kinh tế cho Hàn Quốc, Mỹ đã dàn xếp với các nước lớn khác để tạo ra
thế cân bằng chiến lược ở Bán đảo Triều Tiên. Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và
Hàn Quốc (1/10/1953) và Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa Mỹ và
Hàn Quốc (28/11/1956) đã được ký kết trong giai đoạn này. Với hàng loạt các văn
kiện ngoại giao được ký kết trong giai đoạn 1953 – 1956, liên hệ giữa Hàn Quốc và
Hoa Kỳ trở nên đặc biệt sâu sắc trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX, xây dựng nền
móng cho mối quan hệ liên minh bất đối xứng trong đó Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ
vào Mỹ.

Chương 2: Quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ


2.1. Giai đoạn 1948 – 1961
Kể từ khi Hàn Quốc và Mỹ chính thức bước vào mối quan hệ đồng minh, các nhà
nghiên cứu trên thế giới đã nhận định đây là một mối quan hệ bất đối xứng, đặt biệt là
trong những năm của chính quyền Rhee. Thật vậy, trong những năm 1948 – 1961,
mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ chỉ là mối quan hệ một chiều theo hướng Mỹ là
“nhà viện trợ” còn Hàn Quốc là “người nhận viện trợ”, mối quan hệ “kẻ cho – người
nhận” được thể hiện cực kỳ rõ nét trong giai đoạn này, trong khi đó thì quan hệ đầu
tư và thương mại gần như không có dấu hiệu khởi sắc trong giai đoạn này.
Bản chất thật sự của các nguồn viện trợ của Mỹ cho Hàn Quốc thực chất chính là
“phương tiện” mà Mỹ sử dụng để đạt được mục đích cuối cùng của mình ở Hàn Quốc
nói riêng và ở khu vực Đông Bắc Á nói chung. Dựa vào các nguồn viện trợ của mình,
Mỹ đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản đối với
phía Nam bán đảo Triều Tiên, đây có thể coi là một trong những lợi ích mà Mỹ đã đạt
được trong mối quan hệ bất đối xứng này.
Thêm vào đó, Mỹ không chỉ có tác động đến nền kinh tế của Hàn Quốc lúc bấy giờ
mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề chính trị, quân sự của Hàn Quốc nếu
không muốn nói là chi phối tất cả. Thông qua các khoản viện trợ cho chính quyền
Rhee sau hai cuộc chiến tranh, Mỹ dần dần “vươn cánh tay quyền lực” của mình vào
Hàn Quốc và từng bước một chi phối các vấn đề bên trong của đất nước này. Nền kinh
tế của Hàn Quốc lúc bấy giờ gần như buộc chặt vào lợi ích với Mỹ bởi chính quyền
Rhee lúc này hoàn toàn không đặt sự chú ý vào trong việc phát triển kinh tế đất nước
hậu chiến tranh, thay vì đặt lợi ích kinh tế lên trên thì Tổng thống Rhee lại đặt chính
quyền quân sự lên trên kinh tế. Và vì giới cầm quyền không đặt trọng tâm ở vấn đề
phát triển kinh tế đã dẫn đến những chính sách sai lầm trong cải cách kinh tế, điều đó
làm cho Hàn Quốc ngày càng phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ và khiến cho
chính Hàn Quốc mất dần tiếng nói trong mối quan hệ này.

2.2. Giai đoạn 1961 – 1979


Giai đoạn 1961 - 1979 thế giới vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh và những
năm 70 sự hòa dịu Đông - Tây đã làm thay đổi tính chất của Chiến tranh lạnh, dẫn đến
việc Mỹ cũng thay đổi các chính sách với các đồng minh của mình trong đó có Hàn
Quốc. Mối quan hệ của Mỹ với đồng minh thân cận đã ngày càng lỏng lẻo do Chính
phủ Mỹ đã cắt giảm những khoản chi lớn cho chính sách “ngăn chặn” Chủ nghĩa cộng
sản. Ngoài ra xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá của nền kinh tế đã tác động sâu sắc
đến tất cả các nước. Trong xu thế chung, Mỹ và cả Hàn Quốc đã có những điều chỉnh
chính sách phát triển trên các lĩnh vực, những điều chỉnh đó tất nhiên sẽ tác động ít
nhiều đến quan hệ hai nước trên hầu hết mọi mặt. Cộng với bối cảnh đất nước Hàn
Quốc hiện thời, sự chuyển giao chính trị khi tổng thống Park Chung Hee lên cầm
quyền cũng chính là giai đoạn xuất phát và cất cánh của nền kinh tế Hàn Quốc. Tất cả
những nguyên do nêu trên đã lí giải vì sao giai đoạn 1961-1979 sự viện trợ của Mỹ
cho Hàn Quốc đã giảm và không còn như giai đoạn trước. Thay vì viện trợ, lệ thuộc
Mỹ như ở giai đoạn 1948 -1961, trong giai đoạn này chứng kiến sự thay đổi trong mối
quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ chủ yếu trên các lĩnh vực: đầu tư, thương mại. Như đã được
biểu thị qua các số liệu, bảng thống kê mà đề tài đã thu thập cũng đã chứng minh và lí
giải quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ dần có sự chuyển biến từ viện trợ đi đến hợp tác. Sự
thay đổi tính chất mối quan hệ cũng cho thấy “khoảng cách” của mối quan hệ giữa Mỹ
và Hàn Quốc, khi mà cả hai không còn phụ thuộc vào nhau quá nhiều, sự thay đổi
chính sách của riêng hai nhà nước đôi khi đã làm căng thẳng mối quan hệ kinh tế dẫn
đến các xung đột đáng kể. Chung quy lại, quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ giai đoạn 1961-
1979 gặp phải sự thay đổi lớn và thách thức cho cả hai nhưng cuối cùng sự hợp tác
cùng phát triển để đôi bên cùng có lợi vẫn là đích đến cuối cho quan hệ kinh tế Hàn -
Mỹ.

Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ kinh tế Hàn – Mỹ


Quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ trải qua hai giai đoạn với những nốt thăng trầm và
chuyển biến liên tục. Bên cạnh việc xoay quanh các vấn đề chủ chốt của quan hệ kinh
tế từ viên trợ đi đến hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại thì quan hệ kinh tế
Hàn - Mỹ cần phải được điểm qua những thành tựu mà cả hai nước đạt được. Thông
qua sự thay đổi chính sách của Mỹ và Hàn và cả sự phát triển của Hàn Quốc để rồi cả
hai cũng đạt được những thành tựu nhất định trong mối quan hệ kinh tế. Những thành
tựu đó, chính là động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ đi lên và cả mối quan hệ
hai nhà nước tiến triển tốt đẹp hơn tránh sự phụ thuộc vào nhau. Có thành tựu, chắc
chắn không tránh khỏi những hạn chế bởi trong quan hệ quốc tế đặc biệt là quan hệ
kinh tế khi động chạm đến lợi ích sẽ nãy sinh một số xung đột tức đây là những hạn
chế trong mối quan hệ. Hơn thế nữa, đặt trong bối cảnh giai đoạn đầu của mối quan hệ
1948-1961 có sự “mất cân bằng” nên đã bộc lộ ra những hạn chế khi Hàn Quốc phụ
thuộc quá nhiều vào Mỹ. Quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ nói riêng và mối quan hệ Hàn -
Mỹ nói chung là quan hệ song phương, tuy nhiên không chỉ tác động qua lại bởi hai
chủ thể, mà chính quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ cũng có tác động đến cục diện khu vực
Đông Bắc Á. Mỹ là quốc gia có năng lực toàn diện, nắm giữ các vấn đề chủ chốt trên
trường quốc tế và đặc biệt Mỹ đã hiện diện và chi phối cục diện tại Đông Bắc Á từ
khá lâu nên những quốc gia liên minh với Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc
sẽ có tác động tới khu vực này rất mạnh mẽ và sâu sắc.

KẾT LUẬN

Quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Mỹ từ 1948 - 1979 đã được khái quát qua hai giai đoạn
và giai đoạn đầu tiên 1948 - 1961 thể hiện “quan hệ một chiều” hơn là quan hệ song
phương bởi chủ thể Hàn Quốc luôn phụ thuộc và nhận hỗ trợ quá nhiều từ Mỹ - một
đồng minh và là một siêu cường có mặt tại châu Á ngay thời điểm đó để có thể giúp
đỡ Hàn Quốc vực dậy sau chiến tranh Triều Tiên. Giai đoạn 1948 - 1961 được Mỹ và
cả Hàn Quốc quan tâm đến vấn đề phòng thủ an ninh và chính trị hơn là đặt nặng về
kinh tế. Cùng với những nỗi lo và ám ảnh sau chiến tranh nên tình hình kinh tế lẫn
chính trị Hàn Quốc bất ổn và quá lệ thuộc vào Mỹ việc tạo nên một quan hệ kinh tế
thực sự với Mỹ lúc này là khó khăn cho Hàn Quốc. Vì vậy kết quả thu được trong
quan hệ kinh tế Hàn - Mỹ là không đáng kể, và chỉ được biểu thị qua việc viện trợ và
nhận viện trợ.
Trải qua những nỗ lực của phía Hàn Quốc để phát triển kinh tế và chứng minh sức
mạnh quốc gia Hàn Quốc dưới thời đương nhiệm của Tổng thống Park Chung Hee
1961 - 1979 quan hệ kinh tế Hàn Mỹ đã có những thay đổi đáng kể về tính chất
chuyển dần từ viện trợ sang hợp tác song phương với các lĩnh vực đầu tư, thương mại
đôi bên cùng có lợi, Hàn và Mỹ đã có những nút mở cho quan hệ kinh tế không còn
nhiều sự phụ thuộc và chi phối từ đối phương.
Nhìn chung, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ,
từng bước đi từ mối quan hệ bất cân xứng đến quan hệ song phương bình đẳng, hợp
tác và cùng phát triển. Với những chuyển biến khó lường của môi trường quốc tế và
khu vực, Hàn - Mỹ đã có những thay đổi chính sách của riêng chính quốc và cả đối
sách với liên minh của mình để duy trì hướng tới một quan hệ vững chắc cùng có lợi
cho cả hai.
Không thể phủ nhận vai trò tích cực của Mỹ trong việc hỗ trợ, và nâng tầm kinh tế
Hàn Quốc trong giai đoạn khó khăn sau chiến tranh Triều Tiên và trong việc tạo điều
kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc về sau chuẩn bị cho sự tăng trưởng đột phá hơn vào
những năm 1960 và 1970 là không thế phủ nhận. Tuy nhiên, một bài học quan trọng
mà chúng ta có thể học được từ mối quan hệ ban đầu này là Hàn Quốc chỉ có thể bắt
đầu phát triển kinh tế sau khi họ đảm nhận trách nhiệm quản lý nền kinh tế của chính
mình, sau khi Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài cho Hàn Quốc sau năm 1959.

You might also like