You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG BẮC Á

Đại học Quốc gia Hà Nội


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Đông phương học

1. Thông tin về giảng viên


1.1. Họ và tên: Lê Thị Thu Giang
Chức danh, học hàm, học vị:
- Giảng viên, Tiến sĩ Đông phương học (Khoa Đông phương học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Địa chỉ liên hệ:
Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0243 858 4596 (cơ quan), 098 388 4713 (mobile)
E-mail: lttgiang.dph@gmail.com
Hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử cận hiện đại Hàn Quốc
- Quan hệ quốc tế Hàn Quốc
- Quan hệ liên Triều
1.2.Họ và tên: Võ Minh Vũ
Chức danh, học hàm, học vị:
- Giảng viên, Tiến sĩ Khu vực học (Khoa Đông phương học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Thời gian và địa điểm làm việc: Sẽ thông báo trong buổi học đầu tiên
Địa chỉ liên hệ:
Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02438584596 (cơ quan)
E-mail: vominhvu@ussh.edu.vn
Hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử cận hiện đại Nhật Bản
- Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
- Lý thuyết nghiên cứu khu vực

2. Thông tin chung về môn học


Tên môn học: Quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á
Tên tiếng Anh: International Relations in Northeast Asia
Mã môn học: ORS 1150
Số tín chỉ: 2
Môn học: Bắt buộc, lý thuyết
3. Mục tiêu của môn học
- Có nhận thức lịch sử chính xác về lịch sử quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á
- Lý giải được sự phức tạp trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á và đưa ra
được nhận thức của bản thân về những vấn đề quốc tế trong khu vực.
- Trình bày được nguyên do của sự phức tạp trong quan hệ quốc tế ở khu vực Đông
Bắc Á.
- Phân tích được tác động của bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực trong từng giai đoạn
đến quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á
- Phân tích, đánh giá được những diễn biến của quan hệ quốc tế Đông Bắc Á.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Cộng đồng chính trị Đông Bắc Á trong thế kỷ XXI đang trải qua giai đoạn
biến đổi và biến động mạnh mẽ với rất nhiều vấn đề, sự bất hòa, xung đột cũng như
sư ly hợp trong quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Phần lớn các hiện
tượng này có nguồn gốc từ trong lịch sử, đặc biệt là thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Do đó,
môn học này chủ yếu xem xét các vấn đề quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á từ
thời kỳ cận đại cho tới nay. Thông qua việc xem xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử
quan trong trong lịch sử cận hiện đại ở Đông Bắc Á, môn học sẽ giúp người học có
được cách nhìn nhận lịch sử vốn không thể thiếu khi suy nghĩ về các hiện tượng hiện
đại đang xảy ra trong khu vực giữa các quốc gia cũng như các chủ thể đa dạng khác.
Đồng thời, môn học cũng sẽ cung cấp cho người học sự hiểu biết về đặc trưng quan
hệ quốc tế tại khu vực Đông Bắc Á từ nhiều góc độ tiếp cận như lịch sử chính trị quốc
tế, an ninh khu vực, địa chính trị, nghiên cứu khu vực.

5. Nội dung chi tiết môn học

Nội dung học tập Từ khoá


Trật tự Hoa di, Quan hệ
Triều cống-sắc phong,
1. Giới thiệu môn học Trật tự Westphalia, Quá
1
2. Trật tự thế giới Trung Hoa và tác động của nó trình thực dân hoá ở
tới quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á sau 1945. Đông Bắc Á, Cuộc chiến
tranh giành thuộc địa ở
Đông Bắc Á
Chiến tranh lạnh ở Đông
Bắc Á
2 Quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á thập niên 1950-
Chiến tranh cục bộ, Nội
1960
chiến Quốc-Cộng, Học
thuyết Domino, Hội nghị
San Francisco
Kẻ thù của kẻ thù là bạn,
Chiến tranh Việt Nam,
3 Quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á thập niên 1970- Chủ nghĩa bá quyền,
1980 Sụp đổ quan hệ đồng
minh Xô-Trung
Tiếp xúc Trung-Mỹ
Vấn đề nhận thức lịch sử,
Phụ nữ giải khuây, đền
thờ Yasukuni, thảm sát
4 Quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á thập niên 1990- Nam Kinh, vấn đề sách
nay giáo khoa Nhật Bản, các
tuyên bố của chính phủ
Nhật Bản, Sự kiện Thiên
An Môn
Hình thành các khuôn khổ hợp tác khu vực ở ASEAN, APEC, Khủng
5
Đông Bắc Á hoảng tiền tệ, Sáng kiến
- Vai trò chủ đạo của ASEAN. Cộng đồng chung Đông
- Khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 Á, học thuyết Fukuda,
- ASEAN+3, ASEAN+6. học thuyết Hashimoto.
- Cộng đồng chung Đông Á
Quan hệ an ninh Mỹ-
Đông Bắc Á sau sự kiện 11/9 Nhật, Tập trận chung,
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc vấn đề quần đảo Điếu
6 - Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Ngư/Senkaku, vấn đề đảo
- Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Bắc Á Dokdo/Takeshima, Một
- Vấn đề eo biển Đài Loan, chính sách Một Trung Quốc, Dân chủ
nước hai chế độ. hoá.

Xu thế hợp tác-đối đầu-kiềm chế ở Đông Bắc Á Một vành đai-một con
hiện nay đường,
7 - Sáng kiến một vành đai một con đường
- Sáng kiến Khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ
Dương tự do và rộng mở
- Vai trò của các nước lớn ngoài khu vực

Hình thức thi giữa kỳ: Trắc nghiệm (câu hỏi lựa chọn và câu hỏi trả lời tự do).
Hình thức thi cuối kỳ: Thi tiểu luận

You might also like