You are on page 1of 2

2, Lý do nghiên cứu:

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa
phương trên cả nước. Theo đó, lượng rác thải phát sinh trong mùa
dịch gia tăng đáng kể, rác y tế từ các bệnh viện, khu cách ly... tăng
nhanh, gây áp lực lên hệ thống xử lý rác thải của các địa phương.
Khi đại dịch mới xảy ra, đã có nhiều người cho rằng chất lượng môi
trường sẽ được cải thiện trong thời gian đại dịch, nhưng thực tế lại không
như vậy. Những lợi ích ban đầu mà nhiều người thấy như không khí sạch
hơn, nghe thấy tiếng chim hót thay vì âm thanh ầm ĩ của xe cộ khi các
thành phố áp đặt lệnh phong tỏa hay giãn cách xã hội,... tất cả những lợi
ích này chỉ mang tính tạm thời, khi những biện pháp áp đặt chống dịch
được nới lỏng thì những lợi ích này dần tiêu tan. Giờ đây, các chuyên gia
lo ngại rằng, tương lai trái đất sẽ rủi ro hơn khi giao thông tấp nập trở lại,
ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước gia tăng và biến đổi khí hậu đang trở
nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Còn quá sớm để biết liệu viễn cảnh u ám đó có
diễn ra hay không, nhưng các dấu hiệu liên quan dường như đang xuất
hiện ngày càng nhiều ở khắp nơi trên toàn cầu.
3, Lịch sử nghiên cứu

Trong khi các dữ liệu chỉ ra sự sụt giảm phát thải khí nhà kính do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19, các nhà khoa học cảnh báo khí thải vẫn có
thể phát tán theo cách khác. Khi con người dành thời gian nhiều ở nhà,
đặc biệt là trong thời tiết lạnh, thì họ sẽ phải bật hệ thống sưởi và các thiết
bị trong thời gian dài hơn.

Christopher Jones, một chuyên gia chính sách khí hậu tại Đại học
California, Berkeley, Mỹ nói rằng việc sử dụng năng lượng tại nhà có khi
còn nhiều hơn số tiền tiết kiệm được từ việc không lái xe đi làm. Chưa
kể, để đáp ứng nhu cầu giải trí tại gia đình, nhiều nơi đã sử dụng lượng
dữ liệu băng thông kỷ lục trong thời gian gần đây.

Con người cũng thải ra hàng núi rác thải khi ngồi tại nhà và đặt đồ ăn,
còn các nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn, đồ uống trong các cốc, hộp nhựa
dùng một lần mà chưa thể tái chế. Trung Quốc cũng đang ngập ngụa
trong chất thải y tế (thường là các mặt hàng sử dụng một lần) do các bệnh
viện thải ra. Tại thành phố Vũ Hán, chất thải y tế tăng gấp bốn lần lên
hơn 200 tấn mỗi ngày.

Đại dịch Covid-19 cũng có thể thúc đẩy những thay đổi hành vi ít rõ ràng
hơn, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến dấu chân carbon của con người.
Thí dụ, mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà gần đây tăng đột biến
khi mọi người ngày càng tránh các không gian công cộng.
Dấu chân carbon của mua sắm trực tuyến, so với việc mua hàng trong
một cửa hàng, thường rất khó để phân tích. Theo một nghiên cứu gần
đây, nó phụ thuộc vào việc giao hàng đến từ một cửa hàng trong cộng
đồng hay được vận chuyển từ nơi khác, và phương tiện vận chuyển mà
người mua hàng thường sử dụng để nhận hàng.

Mặt khác, các chuyên gia cảnh báo rằng việc giảm phát thải quan sát
được chỉ là tạm thời và khi các thành phố, quốc gia và nền kinh tế phục
hồi trở lại sẽ tiếp tục phát thải, trừ khi từ những bài học trong đại dịch,
con người sẽ có những thay đổi lớn trong xã hội.

You might also like