You are on page 1of 54

MỤC LỤC

PHẦN 1.................................................................................................................2

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT, LỊCH SỬ VỀ KÊNH TÂN HÓA..............................3

1. Khái quát:.........................................................................................................3

2. Lịch sử:.............................................................................................................3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ....4

1. Thực trạng của vấn đề:...................................................................................4

2. Nguyên nhân:...................................................................................................5

3. Hậu quả:...........................................................................................................5

4. Biện pháp..........................................................................................................6

PHẦN 2
PHẦN A: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:...............................................7

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:........7

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HIỆN
NAY:............................................................................................................................8

1. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam:.............................8

2. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới:...........................9

CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG


KHÍ:...........................................................................................................................11

1. Nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường không khí:.................11

2. Nguyên nhân nhân tạo:.................................................................................14

CHƯƠNG IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:....17

1. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với động – thực vật:...........................17

2. Tác hại đối với con người:.............................................................................17

CHƯƠNG V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:............21


CHƯƠNG VI. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ:...........................................................................................................26

PHẦN B. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:..............................................................................31

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:.............................................31

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN HIỆN NAY:...................32

1. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam:...................................................32

2. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới:.................................................33

CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:........................34

1. Hoạt động công nghiệp – dịch vụ:................................................................34

2. Hoạt động giao thông:...................................................................................34

3. Hoạt động sinh hoạt:.....................................................................................35

4. Nguyên nhân do tự nhiên:.............................................................................35

5. Nguyên nhân do nhân tạo:............................................................................36

CHƯƠNG IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:.....................................37

1. Đối với con người:..........................................................................................37

2. Đối với động - thực vật:.................................................................................43

CHƯƠNG V. Biện pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn:.........................................49

CHƯƠNG VI. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:.....50

TÀI LIỆU THAM KHẢO


HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI CÁC KÊNH, RẠCH

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Nước là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế và không thể thiếu trong cuộc
sống của chúng ta vì không có nó cuộc sống sẽ không tồn tại và hoạt động công nghiệp
không thể xảy ra. Nhưng nhiều năm trở lại đây tình hình dân số tăng lên song song với
việc mở rộng nông nghiệp cũng như các hoạt động công nghiệp đã gây nên các vấn đề
môi trường nghiêm trọng, trong đó ô nhiễm nước vẫn đáng quan tâm hơn khi hàng
triệu người dân nước ta lấy nước để sinh hoạt từ rạch, suối, ao có nhiễm chất thải của
con người. Loại ô nhiễm đã được ước tính gây ra hơn ba triệu người chết hàng năm.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiện nay
và đưa ra hướng giải quyết mới để giảm thiểu các tác động từ thực trạng này cũng như
sự cần thiết trong việc xây dựng hệ thống xử lí và kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa để bảo
đảm cuộc sống người dân và đem lại cho đô thị một cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT, LỊCH SỬ VỀ KÊNH TÂN HÓA
1. Khái quát:
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm, trước đây gọi là Rạch Tân Hóa – Lò Gốm, là một con kênh
dài 6,8 km bắt đầu từ gần đường Hòa Bình (Quận 11) đến ngã ba kênh Tàu Hủ – kênh
Lò Gốm, đi qua 3 quận là quận Tân Phú, Quận 11 và Quận 6. Do được hợp thành từ
nhiều đoạn kênh rạch nhỏ trước đây nên hiện nay kênh Tân Hóa – Lò Gốm gồm 3
đoạn với 3 tên gọi khác nhau. Đoạn từ đường Hòa Bình về đến ngã ba rạch Bến Trâu
được gọi là rạch Tân Hóa, đoạn tiếp theo đến đường Lê Quang Sung được gọi là rạch
Ông Buông và đoạn còn lại đến kênh Tàu Hủ được gọi là rạch Lò Gốm.
2. Lịch sử:
Trước khi được cải tạo, Rạch Tân Hóa - Lò Gốm có tổng chiều dài 7,24 km, độ sâu từ
0,5-1,5 m ở khu vực thượng lưu và 2-3 m ở khu vực cửa rạch, với độ rộng trung bình
từ 5-8 m. Rạch có các chi lưu là rạch Đầm Sen, rạch Bến Trâu và rạch Bà Lài. Vào
năm 1996, theo số liệu của Sở Nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 2.500 nhà
dân lấn chiếm trên rạch Tân Hóa - Lò Gốm.
Cuối năm 2011, dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm được khởi
công, tập trung vào hai hạng mục chính là đặt cống hộp đoạn từ đường Âu Cơ (Tân
Phú) đến cầu Hòa Bình (quận 11) dài 3 km và cải tạo 7,4 km tuyến kênh Tân Hóa - Lò
Gốm, 12 km đường được làm mới.Đây là sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế
giới. Để chuẩn bị dự án, 2.200 hộ dân đã bị giải tỏa, trong đó có 1.300 hộ bị giải tỏa
trắng.Dự án được chính thức khánh thành vào ngày 5 tháng 4, 2015.

2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN,
HẬU QUẢ
1. Thực trạng của vấn đề:
Theo quan sát của chúng tôi, rác thải đủ các loại từ kênh Lò Gốm, Q.6 cứ trôi về nổi
lềnh bềnh, ứ đọng ngày càng nhiều, nhất là dưới hai bên mép kênh. Toàn bộ màu nước
trên kênh đổi sang màu đen kịt, đặc sánh lại như nước cống, xuất hiện nhiều váng dầu,
mặc dù đang là mùa mưa.
Nhiều người dân bức xúc cho biết con kênh này là nơi tiếp nhận lượng lớn nước thải
từ hệ thống cống xả, vì thế những thứ phế phẩm như túi ni lông, hộp xốp, ly nhựa…
trôi về đây. Mặt khác, do rác tích tụ lâu ngày, mỗi khi mưa lớn, nước mưa và nước thải
chưa qua xử lý từ các cống cuốn theo rác đổ vào, dẫn đến đoạn kênh gần giao lộ Hòa
Bình - Tân Hóa ngày càng ô nhiễm trầm trọng, khiến người dân không chịu nổi.
Ngoài ra, người dân ở dọc tuyến kênh này phải gồng mình sống chung với ruồi, muỗi
và các loại côn trùng khác nên rất dễ phát sinh bệnh tật. Khổ nhất là khi ngày nắng
nóng, kênh bốc mùi không chịu nổi. Những hôm trời đang nắng nóng mà có trận mưa
ập xuống thì mùi hôi càng nồng nặc hơn.
Tình trạng ô nhiễm nặng nề tại hàng loạt kênh, rạch tại TP HCM đang là vấn đề đáng
báo động. Theo kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước vừa được Sở Tài nguyên và
Môi trường công bố, các thành phần như: Nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy
hóa học (COD), chỉ tiêu vi sinh (Coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại
nặng trên hệ thống kênh, rạch của địa phương này đều vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến
cả ngàn lần cho phép. Tình trạng ô nhiễm càng nghiêm trọng hơn khi nước thủy triều

3
xuống thấp. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nước thải khu vực dân cư, cụ thể là nước
thải sinh hoạt nhiễm phân và nước chảy tràn đô thị.
2. Nguyên nhân:
Hiện nay vấn nạn ô nhiễm môi trường nước đang ở mức báo độn gvà có rất nhiều
kênh, rạch đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng điển hình là kênh Tân Hóa –
Lò Gốm, kênh nối từ chợ Bà Chiểu ra đường Trường Sa thuộc quận Bình Thạnh.Có rất
nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm tại các kênh, rạch:
+ Do quán xá hai bên đường đổ thức ăn thừa, nước thải khi rửa chén xuống dưới.
+ Ban đêm, nhiều người mang chó mèo chết, quần áo cũ, bàn ghế,niệm từ nơi khác
ném xuống nước hoặc xả dọc bờ dốc của kênh.
+ Ở một số đoạn vỉa hè, rác thải chất đống cạnh biển báo cấm.
+ Nhiều panô của chính quyền kêu gọi giữ gìn vệ sinh, không xả rác xuống kênh cũng
bị vẽ bậy.
+ Các loại rác hữu cơ và vô cơ bừa bãi xuống kênh rạch
+ Những người lấy rác khi lấy nhiều họ đẩy không nổi nên đã lén cần mấy bịch rác vứt
xuống kênh.
+ Những người bán dừa đem những vỏ dừa thản nhiên vứt xuống nước.
+ Hệ thống thoát nước bị xuống cấp không còn hoạt động tốt.
3. Hậu quả:
Sự ô nhiễm này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân đang sinh
sống tại đó.Với những ngày trời nắng thì dòng sông bốc lên mùi hôi thúi nồng nặng,
mỗi khi đi ngang qua đoạn đường này nhiều người đã phải nín thở vì cái mùi của nó.
Người dân hít phải mùi hô như vậy lâu ngày sẽ sinh ra các bệnh về đường hô hấp và
ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ
Khi kênh bị ô nhiễm sẽ là nơi thuận lợi cho các loài vi sinh vật,vi khuẩn, kí sinh trùng
phát triển mạnh mẽ dễ sản sinh ra nhiều mầm bệnh. Có nguy cơ bùng phát dịch bệnh
tả,…
Làm mất mĩ quan đô thị, gây ứng tượng xấu đối với những người mới chạy qua con
kênh lần đầu và từ đó nhiều người sẽ biết đến nơi này với tên gọi là kênh Tàu Hủ,
kênh thúi…

4
4. Biện pháp
- Thành phố cần tăng cường quản lý và thu gom chất thải rắn từ các khu dân cư,
doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp
- Tuyên truyền không xả rác bừa bãi ra đường, kênh rạch, cũng như tăng cường
công tác thanh tra, xử phạt các hành vi vi phạm.
- Các địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho
người dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và hành vi xả rác nói
riêng, song song đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra…
- Cần kiu gọi nhà đầu tư để xây thêm các nhà máy xử lý nước thải và mạng lưới
thoát nước

5
CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ – Ô NHIỄM
TIẾNG ỒN
PHẦN A: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ:
 Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm
giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể
gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng
môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình
tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
 Ô nhiễm môi trường không khí là tình trạng xuất hiện, biến đổi lớn trong thành
phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có, vi phạm tiêu chuẩn không
khí mà pháp luật quy định, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con
người và sinh vật trên trái đất.

6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
HIỆN NAY:
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam:
 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam 2023 đang là mối quan tâm của
nhiều người. Khi tình hình ô nhiễm không khí luôn là việc đáng lo ngại.
 Việt Nam là quốc gia xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm
cao nhất trên toàn cầu. Theo thống kê của Iqair, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt
Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo.

 Vấn đề ô nhiễm không khí tại nước ta đang cảnh báo sự nguy hiểm tới sức khoẻ
con người, đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Theo như
thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, trong mỗi năm có tới 7 triệu ca tử
vong sớm do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí. Trong đó, bụi PM2.5 chính là
nguyên nhân chủ yếu với loại bụi siêu mịn này có thể đi sâu vào trong cơ thể
con người.
 Theo ước tính của Viện nghiên cứu ảnh hưởng sức khỏe, cứ 10 người có 9
người hít thở không khí có chứa bụi PM2.5 với nồng độ cao hơn 10 µg/m3.
Hiện nay, tại nhiều tỉnh, thành phố có lượng bụi PM2.5 đều vượt mức cho phép
theo QCVN 05:2021/BTNMT.

7
 Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng báo động và ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khoẻ của con người. Hơn 1.300 người ở TP Hồ Chí Minh tử vong mỗi năm
gây ra do sự ô nhiễm không khí.
 40% đến từ việc đốt bỏ phụ phẩm nghiệp
 17% từ đun nấu dân sinh
 13% đến từ giao thông đường bộ
 12,7% đến từ cháy rừng
 11% từ các hoạt động công nghiệp
 3,3% từ nhà máy nhiệt điện
 3% từ các hoạt động khác
 Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn. Trong đó, TP Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí.
Chỉ số AQI tại Hà Nội trung bình là 202, sau đó là Bắc Ninh: 171, Thanh Hoá:
165, TP Hồ Chí Minh: 161, An Giang: 154, Thái Nguyên: 153, Lạng Sơn: 118...
 Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 21,9 lần so với giá trị tiêu chuẩn về
chất lượng không khí hàng năm của WHO. Tại HCM gấp 16,4 lần so với tiêu
chuẩn chất lượng không khí hàng năm của WHO.
 Hiện nay, Tại TP Hồ Chí Minh phần lớn việc phát thải bụi PM2.5 đến từ các
hoạt động giao thông chiếm phần lớn, sau đó là các hoạt động công nghiệp và
hoạt động dân sinh, thương mại.

8
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới:
 Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí là
nguyên nhân ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Cũng theo nghiên cứu
này có tới 97% thành phố ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình không đáp
ứng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí do WHO đề ra.
 Ngoài Việt Nam thì tình trạng ô nhiễm không khí cũng xảy ra trên toàn thế giới,
đặc biệt là tại những quốc gia, thành phố đông dân cư, đã và đang phát triển như:
Bắc Kinh (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Ấn Độ, Hàn Quốc, …. Trong đó,
Ấn Độ là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí trên thế giới cao nhất.

9
 Các nước phát triển tình trạng ô nhiễm không khí chỉ ít nghiêm trọng hơn chứ
không thực sự khả quan quan lắm. Tại các nước Châu Âu, ô nhiễm không khí là
một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, ung
thư.Thời gian gân đây tình trạng ô nhiễm không khí đã được cải thiện do các
nước đã quan tâm, cam kết và có những hành động tích cực để cải thiện môi
trường không khí. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, vẫn cần nhiều sự quan tâm hơn,
những hành động quyết liệt hơn với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay.

CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


KHÔNG KHÍ:
1. Nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường không khí:
o Cháy rừng: Cháy rừng thường diễn ra trên quy mô lớn, gây ra hiện tượng Nito
Oxit trong không khí tăng lên khá nhanh và trong thời tiết nắng nóng rất khó để
dập tắt cháy rừng.

10
o Giao mùa: Khi giao mùa, Một lượng sương mù lớn thường xuyên xuất hiện. Khi
bị bao bọc bởi lớp sương mù này bụi bẩn, khí thải không thoát ra ngoài được gây
ra hiện tượng ô nhiễm không khí.
o Gió: Gió có vẻ là yếu tích cực khi thổi bay không khí ô nhiễm. Nhưng khi thổi
không khí ô nhiễm không khí ra khỏi chỗ này, gió sẽ đưa nó đến chỗ khác. Nếu
đó là khu vực quang đãng nhiều cây xanh thì ít ảnh hưởng, không khí ô nhiễm sẽ
được làm sạch, nhưng nếu đó là khu đông dân thì sẽ rất tai hại.

o Bão: Giống như gió nhưng ở cấp độ cao hơn và nguy hiểm hơn. Ngoài mang đến
không khí ô nhiễm, các vật thể lạ trong khi quét qua bão còn sinh ra NOx, một
loại khí rất độc hại.

11
o Núi lửa: Khi núi lửa phun trào một lượng khí: metan, clo, lưu huỳnh,... sẽ được
sinh ra gây ô nhiễm trầm trọng. Tuy vậy sau khi đốt cháy mọi thứ vùng đất bị
dung nham quét qua sẽ được tái tạo lại, đặc biệt nếu vùng đất đó đã bị con người
tàn phá thì hiện tượng này chưa hẳn xấu

o Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: sóng biển, xác chết động vật, phóng
xạ tự nhiên,...
o Ô nhiễm không khí do con người: Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
chính. Từ những hoạt động nhỏ như nấu ăn, giải trí đến các hoạt động lớn như
sản xuất, nghiên cứu, chế tạo. Con người luôn biết cách tàn phá môi trường, nhất
là môi trường không khí.

12
2. Nguyên nhân nhân tạo:
o Ô nhiễm không khí do các hoạt động nông nghiệp: Có khá nhiều tranh luận
quanh việc gây ô nhiễm không khí của các hoạt động nông nghiệp. Là hoạt động
quan trọng giúp cung cấp lương thực cho con người. Tuy nhiên, trong quá trình
canh tác trên các trang trại một lượng khí thải lớn đến từ phân bón hữu cơ, thước
trừ sâu, chất thải chăn nuôi và một lượng lớn khí đốt nông nghiệp gây ô nhiễm
không khí, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.

o Ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp: Ngày nay, các khu công
nghiệp, các nhà máy quy mô lớn mọc lên nhiều và nhanh chóng. Mặc dù đem lại
nhiều mặt tích cực cho con người, tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực cũng rất nhiều.
Các hoạt động sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim,... thải ra môi
trường một lượng lớn khí độc CO2, CO, SO2, NOx. Nguyên liệu cho các hoạt
động trên sau khi sử dụng nếu không được xử tốt cũng sẽ sinh ra một lượng lớn

13
khí độc. Nhìn chung hoạt động công nghiệp đem đến cho con người nhiều lợi ích
nhất song cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nhất.

o Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông: Các phương tiện giao thông
thường sử dụng nhiên liệu là khí đốt để hoạt động. Khi bị đốt cháy để các
phương tiện có thể hoạt động một lượng lớn khí thải sẽ được sinh ra gây ô nhiễm
không khí. Với những nước chưa phát triển sử dụng những phương tiện lỗi thời,
ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông càng nhiều.

o Ô nhiễm không khí do các hoạt động xử lý chất thải: Lượng chất thải ngày càng
nhiều, việc thu gom, xử lý không bắt kịp với mức chất thải được tạo ra dẫn tới
không thể sử dụng những biện pháp hiện đại, đảm bảo. Thay vào đó phải xử lý

14
bằng các giải pháp khác như chôn lấp và đốt rác thải, chất thải. Gây ô nhiễm
không khí cũng không kém các hoạt động trên.

o Ô nhiễm không khí do các hoạt động quân sự: Các hoạt nghiên cứu và thử
nghiệm vũ khí quân sự cũng sẽ gây ra ô nhiễm không khí, nếu là vũ khí hóa học
thì ô nhiễm không khí càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể nếu xảy ra chiến
tranh, thì sẽ là một thảm họa ô nhiễm không khí bên cạnh thảm họa chết chóc.

o Ô nhiễm không khí do sinh hoạt: Các hoạt động nấu ăn, vệ sinh nhà cửa, sơn, sửa
nhà cửa cũng sinh ra một lượng lớn khí ô nhiễm. Tuy không nguy hại bằng các
hoạt động khác, nhưng nó lại gây khó chịu ngay. Không khí ô nhiễm do sinh hoạt
cũng gây hại trực tiếp và ngay lập tức cho người tiếp xúc.

15
CHƯƠNG IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ:
1. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với động – thực vật:
 Ô nhiễm không khí gây ra những tác hại sâu sắc đối với động vật và thực vật.
Các hợp chất nguy hiểm như SO2, NO2, CO, H2S, chì,… Khi đi vào mọi sinh
vật sống có thể gây tắc nghẽn khí quản. Đặc biệt là đối với động vật. Theo đó,
làm suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như quá trình trao đổi chất.
 Những cây ăn trái thường rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường. Cây
ăn trái tiếp xúc nhiều với hợp chất HF có thể gây ra bệnh rụng lá hàng loạt. Ô
nhiễm không khí còn làm tăng sự nóng lên của trái đất bằng hiệu ứng nhà kính.
 Các hóa chất nguy hại có trong không khí bị ô nhiễm có thể gây ra mưa
axit. Mưa axit có khả năng giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và phá hoại

mùa màng. Mưa axit cũng làm thay đổi chất lượng nguồn nước sông, suối, hồ.
Các hợp chất hóa học cũng có khả năng kết hợp với nước có trong không khí.
Đồng thời theo mưa đến các hợp chất này cũng thấm xuống đất gây ra những tác
hại khó lòng cứu vãn. Điều này có thể làm chết hàng loạt động vật và thực vật.
Những hóa chất độc hại còn có khả năng ngấm vào chuỗi thức ăn gây ra tình
trạng ngộ độc. Và làm ô nhiễm môi trường nước và tổn hại đến các sinh vật dưới
nước.
2. Tác hại đối với con người:

16
 Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của ô
nhiễm môi trường không khí. Nó khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp,
ung thư, vô sinh,… Càng ngày càng tăng.
 Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có
khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như
các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới
dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm
khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Tác động đến hệ hô hấp:


 Với thời đại công nghiệp hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng khiến nhu cầu
sử dụng những phương tiện và công cụ để tối giản hoá cuộc sống của con người
ngày càng tăng cao. Chính điều này đã và đang gây nên sự gia tăng tỷ lệ khói bụi
trong không khí. Mỗi ngày, con người đều phải hít một lượng khói bụi ô nhiễm
vô cùng lớn. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho phổi và đường hô hấp.
 Ô nhiễm môi trường khiến phổi chịu áp lực cao và dê bị tổn hại. Đồng thời, nó
còn làm trầm trống hơn các triệu chứng từ những người đã mang trong mình
những mầm bệnh. Ví dụ như hen suyễn, suy hô hấp, viêm phế quản,… Đặc biệt
là những người sống ở khu vực đông dân như thành phố. Những nơi này đều
chứa một số lượng lớn rác thải và khói bụi giao thông. Chính vì thế cũng có tỷ lệ
mắc bệnh hô hấp nhiều hơn các khu vực nông thôn.

17
4. Gây nên những bệnh nguy hiểm:
 Tác hại ô nhiễm không khí tới con người vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là tác
động của bụi mịn. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là tác nhân gây ra nhiều ảnh hưởng
nhất. Nó được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực
nhất tới sức khoẻ con người. Bởi vì nó có kích thước rất nhở. Chỉ khoảng 2,5
micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Chính vì
thế nó có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong
phổi và vào máu.
 Cụ thể, các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể. Xâm nhập sâu
vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con
người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới
cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhược thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung
thư phổi,…

18
5. Khiến cơ thể bị nhiễm độc:
Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà
máy điện,… Có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít
vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu. Đặc biệt nguy
hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… Có thể
khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư…
6. Gây vô sinh ở nam giới:
Theo như kết quả của một nhóm nghiên cứu của Đại học Trung Quốc. Nghiên cứu
ngay đã khảo sát 6500 người đàn ông sống ở Đài Loan. Kết quả cho thấy chất lượng
tinh trùng của những người này yếu đi rất nhiều khi sống ở các vùng có môi trường
ô nhiễm. Nghiên cứu cho thấy, cứ tăng thêm 0.005 miligam các loại hạt ô nhiễm trên
1m3 không khí. Thì lại tăng thêm 26% nguy cơ lọt vào nhóm có nhiều tinh trùng
yếu.
7. Ảnh hưởng đến mắt và gây các bệnh về da:
 Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào
nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng,
gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy
hiểm.
 Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm,
phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ, cảm giác bỏng rát, mắt chảy nước. Mắt ngứa, đổ
nhiều ghèn, cảm giác mắt bị khô, có sạn, thị lực suy giảm,… Thậm chí còn có
thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn
gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,…

19
8. Hậu quả của ô nhiễm không khí tới nền kinh tế và xã hội:
 Ô nhiễm không khí gây nên nhiều tác động xấu đến kinh tế và xã hội. Chúng gây
nên những thiệt hại về kinh tế. Bởi nếu con người mắc nhiều bệnh tật sẽ gây ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và thuỷ sản.
 Đồng thời, các yếu tố vật lý, hoá học của môi trường bị thay đổi. Kinh tế cũng
theo đó mà bị thiệt hại hơn khi phải dồn vốn để cải thiện môi trường sống cho
con người. Ngoài ra, môi trường khi bị nhiễm bẩn cũng sẽ gây những ảnh hưởng
trực tiếp đến các hoạt động du lịch – mua sắm của con người.

CHƯƠNG V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:


 Ngày nay, con người đang tàn phá tự nhiên một cách nghiêm trọng. Làm thay
đổi tính chất và gây ra suy giảm môi trường. Đặc biệt là do chính rác thải công
nghiệp,… đã khiến cho vấn đề bảo vệ môi trường trởi nên vô cùng nan giải.
 Để phòng tránh những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, điều đầu tiên chúng
ta cần sự chung tay của toàn thể xã hội. Chúng ta cần khắc phục về:
o Biện pháp kỹ thuật:
 Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ dầu mazut, than đá bằng việc sử dụng điện để
ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
 Sáng tạo ra các dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế
những loại máy móc, công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm.
o Biện pháp quy hoạch:
20
 Xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các khu công nghiệp, nhà
máy theo các tiêu chuẩn quốc tế và quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm
công nghiệp, các làng nghề, các đô thị.
 Bắt buộc phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải đối với các khu công
nghiệp. Phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động và
phải có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
 Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố,
chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
 Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu
các phương tiện tham gia giao thông và giảm thiểu ùn tắc qua đó giảm được
lượng khói bụi và khí thải.
 Trồng nhiều cây xanh trong thành phố, đặc biệt là các khu vực có nhiều phương
tiện qua lại và bị ùn tắc.
o Biện pháp giáo dục – răn đe:

21
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
 Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ về
môi trường nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện với con
người.
 Phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các cá nhân, tổ chức.
 Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về
công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có
hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong
việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.
o Lọc không khí bằng phương pháp sinh học:

22
 Đây là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, nó xử lý các chất khí có
mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp. Hình dạng phổ biến của một
hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn
bằng sân bóng rổ hoặc có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3).
 Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô
nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô
nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy
chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O.
o Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học Biofilter:

 Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp có chi phí đầu tư thấp, vận
hành rẻ và thân thiện môi trường, là phương pháp thích hợp để xử lý các chất
khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy
sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn, …
o Sử dụng máy lọc không khí:

23
 Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, máy sử
dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hòa với các điện
tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu
hút vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc…
o Đeo khẩu trang:

 Khẩu trang than hoạt tính, khử mùi có các tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của
các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm khác vào đường hô hấp. Ngăn bụi,
khí độc, lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói đen, phấn hoa, khói quang hóa
…để bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế các tình trạng viêm mũi dị ứng do các chất ô
nhiễm trong không khí gây ra.

o Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
o Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.
o Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
o Không vứt rác bừa bãi.
o Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.
24
o Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
o Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
o Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm
môi trường không khí.
o Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường.
o Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.
 Ngoài ra mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể bảo vệ sức
khỏe gia đình, người thân khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.
CHƯƠNG VI. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:
 Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề đáng báo động tại
Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những vùng đô thị lớn. Nhằm tăng cường kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân,
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2020 đã đưa các
quy định về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí thành mục riêng. Và một số nội dung
chính về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí được quy định trong Luật và Nghị định số
08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
 Lần đầu tiên, Luật Bảo Vệ Môi Trường đưa ra các quy định chi tiết hơn về các vấn
đề Bảo Vệ Môi Trường Không Khí, cụ thể: Quy định chung về Bảo Vệ Môi Trường
Không Khí (Điều 12); Kế hoạch quản lý chất lượng Môi Trường Không Khí (Điều
13); Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng Môi Trường Không Khí (Điều 14).
Trong đó, các quy định chung về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí được quy định tại
Điều 12, cụ thể:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải
bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý
theo quy định của pháp luật.
2. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời
nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
3. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo
quy định của pháp luật.
 Ngoài ra, Điều 13 Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2020 còn quy định về Kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia và cấp tỉnh. Theo đó, nội
25
dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng Môi Trường Không Khí
được quy định chi tiết tại Điều 6 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, cụ thể: Về đánh giá
công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên
nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
1. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối
thiểu 3 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và
phân bố phát thải theo không gian tự các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di
động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức
khỏe cộng đồng.
2. Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các
trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công
nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản
lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 3 năm gần nhất.
3. Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.
 Đồng thời, Điều 14 của Luật cũng quy định rõ trách nhiệm thực hiện quản lý chất
lượng môi trường không khí, trong đó, Bộ TN&MT có trách nhiệm: Xây dựng, trình
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường
không khí và tổ chức thực hiện; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng
môi trường không khí cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không
khí.
 Xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này:
1. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm không khí:
Vi phạm hành chính là dạng vi phạm chủ yếu trong kiểm soát ô nhiễm không khí.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không đa dạng như vi phạm
hành chính trong kiểm soát suy thoái rừng hay vi phạm hành chính trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước. Đối với kiểm soát ô nhiễm không khí, pháp luật hiện hành
mói chỉ có một vài quy định riêng về hành vi vi phạm hành chính. Đó là những hành
vi vi phạm các quy định về thải khí, bụi và hành vi vi phạm các quy định về ô nhiễm
không khí tại Nghị định của Chính phủ số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra, tổ chức, cá
nhân thực hiện các hành vi vi phạm nói trên còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử

26
phạt bổ sung và các biện pháp khác như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường; buộc trong
thời hạn do người có thẩm quyền ấn định phải thực hiện xong các biện pháp khắc
phục tình ttạng ô nhiễm môi trường; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính...
2. Xử lý các hành vi phạm tội trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí:
Hành vi gây ô nhiễm không khí là loại hành vi diễn ra khá phổ biến trên thực tế song
lại rất khó có thể xác định được chính xác chủ thể thực hiện hành vi. Nguyên nhân
của tình trạng này là do nguồn gây ô nhiễm không khí trên thực tế rất đa dạng và
môi trường không khí lại có đặc tính khuếch tán rộng các chất gây ô nhiễm. Điều đó
làm cho việc xác định đúng chủ thể thực hiện hành vi phạm tội cũng như áp dụng
các khung hình phạt thích đáng là tương đối khó khăn.
Liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí,
Điểu 235 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định tội gây
ô nhiễm môi trường như sau:
a) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000
kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải
nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000
kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác.
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam
chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công
ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến
dưới 3.000 kiỉôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi
trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới
05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên

27
giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về
môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến
dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt
quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000
kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000
kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc
phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên
năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ
(mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.
b) Phạm tội thuộc một ttong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000
kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải
nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000
kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác.
- Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)
trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia
về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến
dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt
quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên.
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường ttái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000
kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam.
- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc
phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv) trên
năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 milisivơ
(mSv) trên giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ.

28
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
c) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000
đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kiỉôgam trở lên chất thải nguy
hại có thành phần nguy hại đậc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định
của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm
về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải
nguy hại khác.
- Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi
trường nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới
10 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ ttở lên khí thải có thông số môi trường
nguy hại vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trờ lên.
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000
kilôgam trở lên.
- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc
phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv) trên năm
trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên.
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
d) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm
đến 05 năm.
e) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 01 năm đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn.

29
PHẦN B. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:
- Ô nhiễm tiếng ồn (Tiếng Anh: Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng
ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc
động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn
ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu
hỏa.

- Âm thanh bình thường được đo bằng đơn vị decibels (dB). Khi âm thanh khoảng
76 dB là đã thuộc phạm vị tiếng ồn gây khó chịu. Trong khi đó, ngưỡng nghe
cho phép mà con người chịu đựng được là khoảng 110 dB. Vì vậy, chúng ta có
thể phân ô nhiễm tiếng ồn thành các cấp độ sau:
 Tiếng ồn được phát ra từ các xa lô cao tốc vào giờ cao điểm có khoảng cách
khoảng 15mm là 76 dB.
 Xe chạy trên đường với tốc độ 105 km/h và phát ra tiếng động cách đó 8m là 77
dB.
 Xe tải chạy bằng dầu diesel với tốc độ 65 km/h. Tiếng ồn phát ra cách đó 15m là
88 dB.
 Máy bay bay cách mặt đất 300m sẽ phát ra âm thanh là 88 dB.
 Máy bay boeing 737 hoặc DC-9 khi bay ở độ cao 1.853m khi hạ cánh xuống sẽ
phát ra âm thanh có tần số 97 dB.
 Âm thanh phát ra trong một buổi trình diễn nhạc rock dao động trong khoảng
108 – 114 dB.

30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN HIỆN NAY:
1. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam:
o Ở Việt Nam ta hiện nay người dân ở thủ đô và những thành phố lớn đã và đang
sống chung với tiếng ồn quá mức quy định. Nhiều con số được đưa ra làm bằng
chứng cho hậu quả của tiếng ồn: 5% dân số thế giới tương đương 360 triệu người
bị mất thính lực. Mà quan trọng trong đó trẻ em chiếm tới 32 triệu người. Việc
mất đi thính lực là điều rất tồi tệ về tinh thần lẫn sức khỏe và cả chất lượng cuộc
sống. Tại Việt Nam có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao
hơn mức quy định.

o Một số thông tin tiếng ồn ở tại Hà Nội đã được đưa ra rằng: Ở thủ đô có đến 12
đường và nút giao thông có tiếng ồn ban ngày trung bình đạt từ 77.8-78.1dBA,
lớn hơn so với quy định thực tế từ 7.8-8.1dBA. Còn riêng với thành phố Hồ Chí
Minh lượng tiếng ồn đo được bào ban ngày có khi lên đến 85-90dBa cao hơn
mức quy định 15dBA. Còn riêng với ban đêm giao động từ 83-97dBA cao hơn
rất nhiều so với quy định là 25dBA. Với tất cả những số liệu được nêu trên ta có
thể thấy người dân hằng ngày phải đối mặt với tình trạng tiếng ồn cực lớn. Ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống, sức khỏe và tâm sinh lý của người dân trong khu
vực này. Tại TP. Hồ Chí Minh, ở những khu vực ngã tư như: Hàng Xanh, Đinh
Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư An Sương, ngã tư Huỳnh
Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh và các trục đường chính trong vào giờ cao điểm thì
chỉ số độ ồn đo được luôn ở mức đáng báo động, vượt ngưỡng cho phép. Máy
bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh

31
hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm
thanh rất lớn.
2. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới:
o Theo như công bố của WHO, có 40% dân số của Liên minh Châu Âu phải chịu
đựng tiếng ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông ở mức là trên 55 dBA. Trong khi chỉ
cần chỉ số tiếng ồn ở mức khoảng 30 dBA là cũng đủ để gây ra triệu chứng khó
ngủ hoặc mất tập trung.
o Người dân tại Singapore thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ do tiếng ồn từ máy
bay, tàu lửa tốc độ cao và các công trình xây dựng. Tại Đức, tiếng ồn từ giao
thông là nguyên nhân chính dẫn đến hơn 1.600 ca bệnh nhồi máu cơ tim trong
mỗi năm. Một nghiên cứu ở Hy Lạp cho thấy những người sống gần sân bay, cứ
10 dBA tiếng ồn tăng lên khi máy bay cất cánh và hạ cánh là căn bệnh tăng huyết
áp lại gia tăng đáng kể.
o Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đưa ra. EEA ước tính khoảng 113 triệu
người trên khắp châu Âu bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của phương tiện giao thông
trong suốt thời gian dài.
o 22 triệu người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đường sắt, 4 triệu người bị ảnh hưởng
bởi tiếng ồn hàng không. Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, hơn 50% người dân
thành thị bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn trên các đường phố, trên 55 decibel, cả ngày
lẫn đêm, cao hơn mức khuyến nghị là 53 decibel mà Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đưa ra. Đó là chưa kể thực tế, ô nhiễm tiếng ồn được dự báo sẽ ngày một
tăng do phát triển đô thị và nhu cầu đi lại ngày càng lớn trong tương lai. Do đó,
EEA cho rằng mục tiêu đặt ra trong năm 2020 về việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng
ồn, cũng như việc hướng đến các đề xuất của WHO về mức độ ô nhiễm tiếng ồn
sẽ không thể đạt được.
o Theo các chuyên gia, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
con người, đặc biệt là tiếng ồn buổi đêm bởi nó sẽ phá vỡ giấc ngủ. Tiếng ồn lặp
đi lặp lại được cho là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch
và tâm sinh lý cũng như giảm hiệu suất nhận thức. Theo EEA, ô nhiễm tiếng ồn
là nguyên nhân khiến 12.000 người chết yểu, là một trong những tác nhân gây rối
loạn nhận thức ở 12.500 trẻ em ở châu lục này. Chính vì vậy, giới chức EEA cho
rằng các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu cần nỗ lực giảm thiểu tiếng ồn.
32
Theo đó, cần chú trọng giải quyết việc đi lại ở các đô thị, ngừng đi lại bằng xe
cộ, thay vào đó là các hình thức đi lại rèn luyện thân thể như đi xe đạp và đi bộ
cũng như đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. EEA cho biết hiện một
số biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí tại những thành phố châu Âu
cũng đã bắt đầu được thực thi.

 Do đó mỗi Quốc Gia cần có các luật lệ quy định và mỗi người dân cần có ý thức
để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:
Tiếng ồn ngoài trời có thể được tạo ra bởi hiệu suất của máy móc, xây dựng công trình
hoặc từ những buổi diễn âm nhạc, đặc biệt là ở những nơi làm việc nhất định. Điếc
do tiếng ồn có thể được gây ra ở bên ngoài (ví dụ như xe lửa) hoặc bên trong (ví dụ
như nghe nhạc).
Nhìn chung, có năm nguồn gây tiếng ồn chính là:
1. Hoạt động công nghiệp – dịch vụ:
 Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc sử dụng các loại máy móc phục
vụ cho quá trình sản xuất là điều cần thiết.
 Tuy nhiên sự mọc lên ồ ạt của các Khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng kéo theo
sự phát triển của kinh tế đồng thời làm gia tăng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.
 Bên cạnh đó, ngành dịch vụ phát triển cũng là một nguyên nhân gây ra tiếng ồn
trong không khí.
 Các dịch vụ kinh doanh quán bar, quán nhậu, dịch vụ giải trí dẫn đến việc tụ tập đám
đông.

33
2. Hoạt động giao thông:
 Hiện nay, số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng tăng với mức
độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây nên ô nhiễm
về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe.
 Ở Việt Nam, hình thức phương tiện tham gia giao thông đều rất khó kiểm soát cùng
với lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá nhiều đã tạo
nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể.
 Ở Việt Nam, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, đối với các khu
vực cụ thể, âm thanh được cho phép từ 6 đến 21h là 55dB, từ 21h đến 6h sáng khác
là 45dB.
3. Hoạt động sinh hoạt:
 Đi cùng với quá trình công nghiệp hóa chính là quá trình đô thị hóa, cho nên tình
trạng ô nhiễm tiếng ồn sinh ra từ quá trình này là khó tránh khỏi. Ô nhiễm tiếng ồn
gia tăng tỉ lệ thuận với quá trình đô thị hóa.
 Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã khá nghiêm trọng, tuy nhiên phần đông
người dân không hề biết là họ đang bị ô nhiễm.
 Các hoạt động xây dựng hạ tầng phục vụ đời sống cùng với các cuộc biểu tình, các
sự kiện công cộng, các sự kiện thể thao phát sinh từ nhu cầu đời sống đều tạo ra
những âm thanh hỗn tạp, gây khó chịu đến môi trường sống.
 Đối với các khu vực thông thường (tòa nhà chung cư, nhà trong hẻm, khu nghỉ
dưỡng, nhà nghỉ, văn phòng hành chính …), từ 6:00 đến 21:00 là 70dB, từ 21:00 đến
6:00 sáng là 55dB.

4. Nguyên nhân do tự nhiên:


 Tại nguyên nhân này tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy
không thường xuyên xảy ra nhưng nó lại có sức công phá cực lớn đến xã hội. Chính

34
vì thế trước khi các hiện tượng này diễn ra, chúng ta cần phải xây dựng những biện
pháp phòng tránh thích hợp và được diễn tập nhiều lần.
5. Nguyên nhân do nhân tạo:
 Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường đang diễn
ra như hiện nay.
 Đối với các nguyên nhân do nhân tạo chúng được phân chia thành các nguồn chủ
yếu như sau:
- Do các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa…
Đây là những phương tiện thường xuyên di chuyển trên đường và với sự phát triển
ngày càng hiện đại của xã hội thì lượng phương tiện này ngày càng gia tăng. Chính
sự gia tăng này khiến tiếng ồn phát sinh từ quá trình hoạt động của động cơ, từ tiếng
còi, tiếng phanh xe…

Đối với máy bay tuy chiếm số lượng không nhiều những mỗi lần chúng cất cánh và
hạ cánh thì đều phát ra những âm thanh với tần suất không nhỏ. Điều này cũng có
ảnh hưởng cực lớn tới đời sống sinh hoạt của khu dân cư xung quanh.
- Do các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Quá trình sản xuất bất cứ loại mặt hàng, sản phẩm nào cũng phải hờ sự hoạt động
của hệ thống máy móc, thiết bị. Lúc này khi các máy móc hoạt động đồng thời thì
tiếng ồn sẽ phát sinh cực lớn.

35
- Do hoạt động xây dựng
Ngày nay với mật độ xây dựng ngày càng lớn thì sự ô nhiễm âm thanh diễn ra càng
rõ rệt. Những loại máy móc như máy ủi, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông... đã
gây nên những tiếng ồn cực kỳ khó chịu.

CHƯƠNG IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:


Tiếng ồn gây ra sự tác hại trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: gây
giảm thính lực, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng
miễn dịch… Tiếng ồn là nguyên nhân dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN), không
có khả năng hồi phục.
1. Đối với con người:
1) Vấn đề về thính giác:
Thính giác là một trong năm giác quan mà con người có. Như vậy, nó là một phần
thiết yếu trong cuộc sống của bất kỳ người nào. Nhưng tai phục vụ mục đích tiếp
36
nhận sóng âm thanh, nó cũng có thể làm như vậy ở một giới hạn nhất định. Khi nó
đến mức được gọi là tiếng ồn, điều đó có nghĩa là nó không được mong muốn vì nó
cản trở khả năng nghe của một người.
Đây là lý do mọi người che đậy năm của họ khi có tiếng ồn thực sự lớn. Tiếng ồn
lớn như vậy có thể gây suy giảm thính lực, thậm chí có thể bị mất thính lực vĩnh
viễn. Suy giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn được cho là do tiếp xúc lâu với mức
độ ồn trên 85 decibel.

2) Ù tai:
Ù tai được định nghĩa là cảm giác âm thanh khi không có nguồn âm thanh bên
ngoài. Ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn quá mức đã được mô tả từ lâu; 50% đến 90%
bệnh nhân bị chấn thương tiếng ồn mãn tính cho biết bị ù tai.
Ở một số người, ù tai có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến nhận thức, lo
lắng, suy nhược tâm lý, trầm cảm, các vấn đề về giao tiếp, bực bội, cáu kỉnh, căng
thẳng, mất khả năng làm việc, giảm hiệu quả và hạn chế tham gia vào đời sống xã
hội.

37
3) Khó ngủ:
Tiếng ồn có thể ngăn cản giấc ngủ vì ảnh hưởng tâm lý của nó. Có tiếng ồn xung
quanh có thể làm biến dạng giấc ngủ yên bình vì nó gây ra căng thẳng. Hơn nữa, ở

một nơi ồn ào có nghĩa là hầu như không có cơ hội để ngủ. Ngược lại, ngủ không đủ
giấc sẽ làm gián đoạn hoạt động bình thường của cơ thể, dẫn đến khó chịu, mệt mỏi
và tâm trạng nói chung.

4) Giảm chức năng nhận thức:


Tai được kết nối với não, nơi điều phối các phản ứng kích thích của cơ thể. Vì lý do
này, tất cả các sóng âm thanh đập vào tai sẽ được gửi đến não để giải thích. Điều này
có nghĩa là quá nhiều tiếng ồn cũng truyền đến não và theo các báo cáo khoa học,
loại tiếng ồn như vậy sẽ làm não bộ bị tê liệt và góp phần làm cho tỷ lệ phản ứng của
não thấp hơn.

38
Do đó, chức năng nhận thức giảm và khả năng giải quyết vấn đề bình thường cũng
giảm theo. Những cá nhân sống trong những khu vực có quá nhiều tiếng ồn, chẳng
hạn như gần đường cao tốc đông đúc, đường sắt, sân bay hoặc gần các câu lạc bộ
đêm ồn ào, có xu hướng có khả năng nhận thức thấp hơn so với những người sống
trong môi trường yên tĩnh hơn.

5) Các vấn đề về tim mạch:


Tiếng ồn ‘kích thích’ trái tim. Quá nhiều tiếng ồn đồng nghĩa với việc tim cũng bị
xáo trộn và đập nhanh hơn, làm tăng huyết áp. Trong tiếng ồn lớn, các hormone
căng thẳng như adrenaline và cortisol cũng được giải phóng.
Do đó, huyết áp chắc chắn sẽ tăng trong môi trường ồn ào, do đó thúc đẩy dòng chảy
của máu nhanh hơn, từ đó dẫn đến việc tiết ra catecholamine, một loại hormone làm
tăng số lần tim bơm máu. Miễn là không có hại trong việc này, việc tiếp xúc thường
xuyên sẽ khiến cơ thể có xung động cao hơn dẫn đến tăng huyết áp.

39
Nếu huyết áp tiếp tục tăng, nó có thể mở ra cơ hội cho các bệnh liên quan đến tim
như huyết áp cao và đột quỵ. Các bệnh tim mạch khác bao gồm tăng huyết áp và xơ
cứng động mạch, gây ra bởi sự giãn nở của đồng tử và co thắt mạch máu.

6) Thay đổi cảm xúc và hành vi:


Điều này khác với tư duy nhận thức. Quá nhiều tiếng ồn có nghĩa là xáo trộn
hòa bình, có thể dẫn đến khó chịu hoặc tức giận. Những người ở trạng thái này
có xu hướng đau đầu liên tục, thậm chí có thể dữ dội hơn nếu tiếng ồn liên tục.

40
Điều này có thể dẫn đến mức độ căng thẳng tăng lên, và do đó, cảm xúc chiếm
ưu thế và bạo lực có thể xảy ra sau đó. Loại hành vi này được báo cáo là do lo

lắng. Với những hành vi như vậy, bạn sẽ khó tập trung vào công việc và đạt
được mục tiêu đã đề ra do hiệu quả công việc giảm sút.

7) Ảnh hưởng đến thai nhi:


Các nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để ước tính ảnh hưởng của ô nhễm
tiếng ồn đối với sinh sản ở con người và đáng ngạc nhiên là hầu hết các nghiên cứu
này đều cho rằng phụ nữ mang thai tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình
sinh nở có xu hướng sinh con nhẹ cân hơn. Mức độ căng thẳng mà người mẹ tương
lai phải trải qua cũng gây xáo trộn không kém cho thai nhi.
8) Rắc rối trong giao tiếp:
Tiếng ồn decibel cao có thể tạo ra sự bất tiện và có thể không cho phép hai người
giao tiếp rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm và một người có thể khó hiểu

41
người kia. Tiếng ồn liên tục có thể gây đau đầu dữ dội và làm xáo trộn sự cân bằng
cảm xúc.
2. Đối với động - thực vật:
Không chỉ có con người, động vật cũng chịu tác động tiêu cực của ô nhiễm tiếng ồn.
Cụ thể như sau:
1. Giảm các mô hình cho ăn:
Một số loài chim và động vật như dơi, cá voi và cá heo sử dụng khả năng thính giác
nhạy bén của chúng – được gọi là định vị bằng tiếng vang để di chuyển, kiếm ăn và
tránh con mồi. Ô nhiễm tiếng ồn đã phủ nhận điều này vì tiếng ồn độc quyền tất cả
các âm thanh hiện có.
Do đó, sự di cư của các loài động vật khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng ngày
càng tăng để tìm kiếm những nơi yên tĩnh hơn, nơi chúng có thể kiếm ăn thoải mái.
Một số loài động vật đã dần bị tuyệt chủng do điều này. Chúng di cư đến các hệ sinh
thái khác không phù hợp với chúng và cuối cùng sẽ chết.

2. Vấn đề về thính giác:


Cá heo và cá voi là những du khách thường xuyên đến các vùng nước nông của các
đại dương lớn. Nhưng do tiếng ồn lớn liên tục do máy khoan gây ra trên đại dương,
khả năng nghe của một số loài động vật này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số
bị khiếm thính vĩnh viễn.

42
3. Cản trở giao tiếp:
Tiếng ồn có ảnh hưởng lớn nhất đến con đực có bộ cộng hưởng có màu hấp dẫn
nhất. Ví dụ, việc tiếp xúc với âm thanh không mong muốn và mức độ căng thẳng
ngày càng tăng và ức chế miễn dịch có thể gây ra hiện tượng quang sai màu sắc của
các túi thanh âm, một loại màng linh hoạt giúp tăng cường âm thanh, ở ếch cây đực.
Điều này, đến lượt nó, ảnh hưởng đến sự lựa chọn giới tính ở những động vật này.

4. Vấn đề sinh sản:


Động vật sử dụng giọng nói độc đáo để biết vị trí của bạn tình và tránh xa nguy
hiểm. Chim cũng sử dụng âm thanh có âm vực thấp để thu hút bạn tình. Một số âm
thanh được tạo ra được cho là quá thấp, chỉ những loài động vật có thể thu nhận âm
thanh ở bước sóng đó mới nghe được nhưng tai người không nghe được.
Một môi trường ồn ào sẽ ngăn cản điều này, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài
chim và động vật khác nhau vì nó khiến chúng khó giao phối và sinh sản. Không có
nhân giống, nghĩa là không có con cái mới.

43
5. Cái chết:
Những động vật lớn hơn có thể sống sót trong những khu vực ồn ào. Trường hợp
khác đối với các sinh vật biển nhỏ hơn, chẳng hạn như cephalopods – một trong
nhiều loài động vật có vỏ. Những con cá biển này bị ảnh hưởng nặng nề bởi tiếng ồn
phát ra từ các tàu đang di chuyển. Sự di chuyển chậm chạp của những con tàu lớn
qua những khu vực mà chúng gọi là môi trường sống có thể dẫn đến cái chết của
chúng.
Trong vòng một giờ sau một lần chụp, số lượng động vật phù du, sinh vật ở đáy của
chuỗi thức ăn dưới đáy đại dương, giảm trung bình 64% trong khu vực này. Nó làm
xáo trộn toàn bộ mạng lưới dinh dưỡng của đại dương.

44
6. Giảm sản xuất:
Tiếng ồn làm giảm năng suất của động vật cả trong tự nhiên và thuần hóa. Bò tiết
sữa ít hơn nếu có bất kỳ tiếng ồn nào xung quanh chúng trong quá trình vắt sữa. Họ
bị kích động và có xu hướng rút sữa ra do sợ hãi và khó chịu. Gà cũng bị ảnh hưởng
xấu bởi tiếng ồn. Có một sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc sản xuất trứng cho các
lớp trong môi trường ồn ào.
7. Thay đổi hành vi:
Giống như con người, động vật hoang dã cũng trải qua một sự thay đổi trong hành vi
tùy thuộc vào mức độ yên bình hoặc ồn ào hiện tại. Sự kích động do tiếng ồn gây ra
ảnh hưởng đến mức độ hung hăng tăng cao ở tất cả các loài động vật, và thú vị là, sự
kích thích thậm chí đã được báo cáo đối với các loài chim.
Tiếng ồn khiến chúng không thể giao tiếp, có thể thay đổi hành vi của chúng thành
các khía cạnh như ăn thịt đồng loại. Một ví dụ khác là bọ cánh cứng bị tiếng ồn làm
phiền đến nỗi chúng giết lẫn nhau.

8. Sự thích nghi:
Trong khi một số loài động vật không thể sống trong môi trường ồn ào, số còn lại
hoặc chết hoặc mang một làn da khó khăn cho đến cuối cùng. Các loài động vật
sống sót để đảm bảo sự tiếp nối của loài của chúng là tùy thuộc vào các loài động
vật. Như vậy, động vật đang dần thích nghi với cuộc sống ở thành thị. Thay vì âm
thanh gọi thông thường giữa con cái và con đực, động vật đang sử dụng âm vực cao

45
hơn để vượt qua mức tiếng ồn. Đôi khi cao độ có thể dẫn đến nhầm lẫn, nhưng các
loài chim như chim nước và chim họa mi vẫn có thể sống sót trong môi trường đô

thị mặc dù hót to hơn.

9. Thời gian phản ứng chậm:


Cua ẩn sĩ, rùa cạn và rùa là một số loài động vật rút ra khỏi mai khi gặp sự cố. Sự
hiện diện của tàu thuyền hoặc hoạt động của con người nhanh chóng dẫn đến sự cố
dẫn đến việc họ phải rút lui.
Ô nhiễm tiếng ồn trong thời gian dài đã làm biến dạng mô hình này, đặc biệt là ở
cua. Thời gian phản ứng của chúng trước nguy hiểm đã chậm lại, điều này khiến
chúng gặp bất lợi khi đối mặt với những kẻ săn mồi.
10. Gây nhiễu loạn định vị ở động vật biển:
Các loài động vật biển có vú, Cetaceans (bao gồm cả cá heo), dựa vào khả năng định
vị bằng tiếng vang để giao tiếp, định hướng và tìm bạn tình. Chúng đặc biệt dễ bị
ảnh hưởng bởi tiếng ồn mạnh. Do đó, tiếng ồn quá mức can thiệp vào việc định vị
bằng tiếng vang, làm xáo trộn nhiều hành vi và chức năng nhận thức chính của
chúng.

46
 Kết quả một nghiên cứu công bố ngày 14/4 cho thấy ô nhiễm tiếng ồn đặt ra mối
đe dọa dài hạn đối với quần thể cây cối và sự đa dạng của thực vật. Điều này có
thể xảy ra ngay cả khi các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn được loại bỏ.
- Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tác động ngắn hạn của tiếng ồn đối với
quần thể thực vật vì tiếng ồn xua đuổi các loài thụ phấn như côn trùng và động
vật, nhưng rất ít nghiên cứu đã điều tra tác động lâu dài của hình thái ô nhiễm
này.
- Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã xem xét những quần thể thực vật ở New Mexico
chịu ảnh hưởng từ tiếng ồn do con người tạo ra ở tần suất cao trong 15 năm. Họ
phát hiện ra rằng, số lượng cây thông Pinyon non ở những nơi ồn ào ít hơn 75%
so với các địa điểm yên tĩnh. Sau đó, các nhà khoa học xem xét những khu vực
nơi tiếng ồn tăng lên hoặc giảm đi và kiểm tra cách các quần thể phục hồi.

47
- Clinton Francis, giáo sư sinh học tại Đại học bang California, đồng tác giả
nghiên cứu, cho biết: "Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do con người gây ra
đang ngày càng gia tăng trong cấu trúc của các quần thể thực vật. Những gì
chúng ta đang thấy là việc loại bỏ tiếng ồn cũng không thể giúp hệ sinh thái phục
hồi ngay lập tức".
- Jennifer Phillips, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Proceedings of the Royal Society B, cho biết, những phát hiện này cho thấy, tác
động của ô nhiễm tiếng ồn có thể khiến động vật giúp hoa thụ phấn ngừng hoạt
động ngay cả khi tiếng ồn đã được loại bỏ.
- Nhà khoa học này cũng cho rằng, khi đối mặt với ngày càng nhiều bằng chứng
về những thiệt hại đối với thiên nhiên do quá trình đô thị hóa gây ra, các chính
phủ cần tính đến vấn đề tác động của ô nhiễm tiếng ồn trong những quyết định
quy hoạch.
CHƯƠNG V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM TIẾNG ỒN:
 Bố trí lại không gian sống là cách chống ô nhiễm tiếng ồn.
Điều đầu tiên cần làm để bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm tiếng ồn chính là hạn chế
tiếng ồn đi vào không gian sống của bạn.
 Kính cách âm: Nếu sống trong một thành phố huyên náo hay gần sân bay, bạn có thể
chống ô nhiễm tiếng ồn bằng cách lắp đặt cửa kính cách âm. Các loại kính này còn
giúp cách nhiệt hiệu quả, giúp bạn thấy thoải mái hơn.
 Đồ gỗ hút tiếng ồn: Nội thất, đồ dùng gia đình bằng gỗ có tính xốp có tác dụng hút
âm thanh. Những khoảng hở giữa khung sàn gỗ hoặc lớp mút mỏng lót dưới nền có
thể giúp tiêu âm tốt và tạo sự êm ái khi di chuyển.
 Lắp vách ngăn: Âm thanh thường truyền đi tốt hơn trong không gian rộng rãi với bề
mặt tường nhẵn nhụi. Do đó, bạn hãy dựng những vách ngăn hoặc cửa để chia cách
các khu vực trong nhà.
 Làm trần thạch cao: Vật liệu thạch cao có khả năng tiêu âm rất tốt. Cũng giống như
sàn nhà hay cửa, bạn có thể để một khoảng không với trần nhà để giảm lượng âm
thanh truyền đi.
 Dùng nội thất dệt may: Đồ dệt may có khả năng cách âm khá lý tưởng, đảm bảo căn
nhà bạn không bị xâm lấn bởi những âm thanh khó chịu. Ngoài ra, các tấm thảm và

48
đồ nội thất phủ vải dệt dày còn có tác dụng trang trí, tạo không gian ấm cúng trong
nhà.
 Thêm mảng xanh quanh nhà: Bạn nên trồng thêm cây xanh xung quanh nhà, những
cây to sẽ hoạt động như một bức tường giúp ngăn tiếng ồn xâm nhập vào nhà hiệu
quả. Bên cạnh đó, những tiểu cảnh nhỏ với những đám cỏ xanh mát sẽ giúp hấp thụ
đáng kể lượng âm thanh trước khi truyền vào nhà.
 Chống ô nhiễm tiếng ồn bằng cách tạo môi trường âm thanh dễ chịu hơn.
 Khi không thể loại bỏ tiếng ồn khỏi nơi mình sinh sống, bạn có thể tìm cách tạo ra
một môi trường tích cực hơn bằng cách trang bị các thiết bị cách âm.
 Sử dụng nút bịt tai: Các loại nút bịt tai chống tiếng ồn nhỏ gọn dễ sử dụng trong
nhiều môi trường làm việc. Thiết kế của nút bịt tai giúp ngăn cản tối đa những âm
thanh có hại vào tai bạn. Nút bịt tai cũng được thiết kế cho nhiều mục đích khác
nhau như bịt tai chống ồn khi làm việc, đi máy bay, đi bơi, đi ngủ…
 Dùng tiếng ồn trắng: Bạn có thể giảm ảnh hưởng của tiếng ồn từ sân bay hay tiếng
ồn xe cộ bằng máy tạo tiếng ồn trắng. Tiếng ồn trắng là những âm thanh dùng để che
lấp những âm thanh khác thường được phát ra từ môi trường quanh bạn. Những âm
thanh thường được sử dụng để tạo ra tiếng ồn trắng thường là tiếng mưa, tiếng sóng
vỗ, tiếng máy sấy tóc, tiếng suối chảy xuôi dòng, tiếng tivi nhiễu sóng…
 Nghe nhạc yêu thích: Đơn giản hơn, bạn hãy sử dụng âm nhạc như một cách để
giảm căng thẳng cùng lúc với công dụng chống ô nhiễm tiếng ồn. Cùng lúc đó, bạn
có thể tận hưởng những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc như cải thiện tâm trạng, tăng
cường hệ miễn dịch, trấn an tâm trí và nạp lại năng lượng cần thiết cho cơ thể.
 Kiểm soát stress để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn.
 Một phần tác động của ô nhiễm tiếng ồn cũng là do cơ chế của cơ thể phản ứng lại
với sự căng thẳng (stress). Do đó, bạn có thể bắt đầu giảm thiểu tác động tiêu cực
của ô nhiễm tiếng ồn bằng cách kiểm soát stress cho bản thân:
 Các bài tập thở: Kỹ thuật hít thở sâu có thể dễ dàng thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Sau
các bài tập thở, bạn sẽ thấy tâm trí mình được trấn tĩnh và sự ô nhiễm tiếng ồn cũng
giảm bớt.
 Thiền: Thiền định cũng là một cách để tinh thần thư thái vì có thể làm dịu cơ thể và
giải phóng các hormone làm giảm căng thẳng.

49
 Yoga: Các động tác yoga đơn giản kết hợp cả thở và thiền cũng có thể mang lại
nhiều lợi ích cho cơ thể, giảm tác động của ô nhiễm tiếng ồn.
CHƯƠNG VI. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM TIẾNG
ỒN:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Về thẩm quyền xử lý ô nhiễm tiếng ồn:
 Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định
179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới
hạn tối đa cho phép là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải
chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này và bạn hoàn toàn có
thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để xử lý vi phạm trên và
khắc phục hậu quả của vi phạm này.
 Nếu hành vi sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn
cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định
155/2016/NĐ-CP, cụ thể: “Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn”
a. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn
dưới 02 dBA.
b. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
e. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
f. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
g. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn
vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
50
h. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng
ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
i. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng
ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
j. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng
ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.
k. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối
với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi
phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_kh
%C3%B4ng_kh%C3%AD
2. https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/o-nhiem-khong-khi-la-gi-883-93825-
article.html#demuc938251
3. https://systemfan.vn/thuc-trang-o-nhiem-khong-khi-tai-viet-nam
4. https://tee8academy.com/o-nhiem-khong-khi-tren-the-gioi/
5. https://aqualife.vn/hau-qua-cua-o-nhiem-khong-khi-co-the-ban-chua-biet/
6. https://greennewstv.com/cach-khac-phuc-o-nhiem-khong-khi/
7. https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/338415/
CVv359S32022008.pdf
8. https://luatminhkhue.vn/xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-kiem-soat-o-nhiem-
khong-khi.aspx
9. https://kenhmuabanxehoi.net/details/o-nhiem-tieng-on-o-viet-nam.html
10.https://metrotech.vn/o-nhiem-tieng-on-va-nhung-moi-lo-dang-bao-dong/
11.https://garan.vn/blogs/news/o-nhiem-tteng-on-nguyen-nhan-va-cach-
phong-tranh
12.https://vtv.vn/the-gioi/o-nhiem-tieng-on-co-the-gay-tac-dong-lau-dai-den-
da-dang-sinh-hoc-20210415173356802.htm

You might also like