You are on page 1of 5

Môn: Môi trường và con người Giảng viên: TS.

Nguyễn Đăng Khoa


Nhóm: Biển Xanh
NGẬP LỤT ĐÔ THỊ: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
A-Giải quyết vấn đề
1. Lý do chọn đề tài:
Ngập lụt đô thị là vấn đề ngày càng được quan tâm do tính nghiêm trọng của nó
gây nên làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, làm hư hại công
trình và gây cản trở giao thông, gây ra nhiều căn bệnh và nghiêm trọng nhất là
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Ngập lut đã diễn ra hầu hết các đô thị và những hậu quả mà nó mang lại vô cùng
nặng nề chính vì vậy việc tìm hiểu về ngập lụt đô thị là góp phần giúp mọi người
hiểu rõ được sự nghiêm trọng của nó, tránh chủ quan và từ đó đề ra các giải
pháp để giảm thiểu tối đa thiệt hại mà ngập lut đô thị mang lại.
2. Giải thích ngập lụt và ngập lụt đô thị là gì?
Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể
dùng để chỉ trường hợp ngập do thuỷ triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể
xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn
vào các vùng đất được đê bảo vệ.
Lũ lụt đa phần xảy ra vào mùa mưa, khi có những trận mưa lớn trên diện rộng,
lượng nước mau chóng chảy dồn về các sông qua mọi đường đi lối lại. Do một số
con sông lưu lượng dòng chảy có hạn, không thể ngay tức khắc tiêu thoát lượng
nước đổ về nên xảy ra tình trạng lụt lội.
Ngập lụt đô thị: tình trạng ngập úng đô thị xảy ra mỗi khi có mưa lớn hay vào
mùa mưa gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân và gây thiệt hại
kinh tế cho các đô thị.
3. Một vài biểu hiện của ngập lụt đô thị:
Miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra
tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Cụ thể, tại
các địa phương của thị xã Đức Phổ nằm ở vùng hạ du sông Trà Câu, gồm phường
Phổ Văn, Phổ Ninh, Phổ Minh, Phổ Thuận có khoảng 150 nhà dân bị ngập sâu từ
0,5-1m.
Tại huyện Nghĩa Hành, nước lũ phong tỏa nhiều tuyến đường giao thông ở xã
Hành Dũng, Hành Đức, Hành Minh, Hành Nhân. Riêng xã Hành Dũng, Hành Nhân
có khoảng 100 ngôi nhà ngập sâu từ 0,5-0,7m.
Khu vực của TP.HCM có mặt đất tự nhiên thấp khoảng 75% diện tích có cao độ
dưới 2m, bị ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều biển Đông, nên hoàn toàn có thể bị
ngập khi gặp đỉnh triều cao.Điển hình, mưa lớn kéo dài nhiều giờ khiến các
tuyến đường ở Bình Thạnh, Gò Vấp ngập lụt. Đường Bình Lợi ngập nặng nhất ở
cổng Trung tâm hỗ trỡ xã hội, sâu hơn 50cm, nhiều xe bị chết máy, giao thông
ùn tắc. Hay tại TP Thủ Đức, mưa lớn gây ngập sâu nhiều tuyến đường: Tô Ngọc
Vân, Cẩm Hương,…
4. Nguyên nhân gây nên ngập lụt nơi đô thị:
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đ ịa hình, th ủy tri ều và lũ th ượng ngu ồn.

1
Năng lực tiêu thoát nước của hệ th ống thoát nước: hệ thống tiêu thoát nước các
thành phố chưa hoàn chỉnh, còn hạn chế; các hệ thống tiêu thoát (c ống tiêu, kênh
tiêu...), nhất là ở khu nội thành, đã cũ lại hư hỏng, không hoặc chưa được duy tu,
bảo dưỡng thường xuyên.
Quy hoạch, quản lý phát triển đô thị: Thiếu quy hoạch, tầm nhìn quy hoạch và
quản lý phát triển đô thị còn hạn chế, không đồng b ộ ho ặc quy ho ạch còn chủ
quan, thiếu liên kết vùng; Đô thị hóa thiếu kiểm soát, phát triển đô thị và phát triển
cơ sở hạ tầng không đồng bộ. Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hóa t ại các
khu vực đô thị không chỉ làm gia tăng lượng nước mưa chảy trên bề mặt vì không
thể thấm xuống lòng đất; Việc khai thác nước ngầm quá mức kết hợp với việc xây
dựng quá nhiều nhà cao tầng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
sụt lún nền đất; việc nâng cao nền, xây đê, đ ường, c ầu làm c ản tr ở dòng ch ảy…
cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngập úng.
Năng lực tổ chức và quản lý đô thị của chính quyền các cấp: Tổ chức tri ển khai
thực hiện quy hoạch đô thị đặc biệt quy hoạch thoát nước ch ậm và chưa hiệu quả;
Công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước chưa đạt hiệu quả;
Do ý thức của cộng đồng dân cư: Xây dựng nhà trái phép; san lấp, l ấn chi ếm sông,
kênh, rạch, ao hồ. Khai thác nước ngầm quá mức. Xả rác b ừa bãi xu ống h ố ga,
kênh, cống và ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu.
5. Hậu quả của ngập lụt:
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người
dân; làm hư hại các công trình xây dựng, phá hủy các công trình h ạ tầng k ỹ thu ật,
làm ngừng trệ giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
 Sự quá tải trong vùng lõi đô thị với việc mất đi những khoảng trống thoát n ước
do xây nhà cao tầng, bê tông hóa, khiến các tầng đất có nguy c ơ tr ống r ỗng và
lún sụt nghiêm trọng.
 Khai thác cùng kiệt tài nguyên đất với hệ số sử dụng cao đã và đang để lại
những hệ quả xấu cho chính các đô thị - đó là tình trạng ngập lụt, ô nhiễm, chất
lượng cuộc sống suy giảm.
 Mất đi các thực thể nước và mảng xanh cũng như tăng môi trường xây dựng
cũng gây ra các hậu quả xấu cho khí hậu đô thị. Các đô thị Việt Nam
đang chứng kiến sự tăng tiêu thụ năng lượng không cân x ứng trong l ối s ống s ử
dụng nhiều nguồn tài nguyên hơn của người dân đô thị.
6. Giải pháp hạn chế:
Xử lí hệ thống thoát nước: Hạn chế rác thải, ngăn ngừa tắt cống thoát nước; Khảo
sát xây dựng kế hoạch nạo vét bùn rác, khơi thông dòng chảy; Mở rộng miệng hố
ga để nước thoát nhanh; Vận động, nâng cao ý thức người dân về hệ thống thoát
nước; Khảo sát, cải tạo sửa chữa các hệ thống thoát nước cũ.
Dành không gian cho nước: Xây dựng nơi chứa và trữ nước mưa tránh gây ngập
lụt; Xây dựng các hồ điều hòa.
Ngăn ngừa các hành vi san lấp ao hồ, kênh, sông, lấn chiếm sông và các công trình
thoát nước; Cân bằng đào đắp trong đô thị ( đắp hoặc xây dựng bằng vật liệu cứng
phải đi đôi với đào và có khả năng thấm nước,..).
Tăng hệ sống thấm trong đô thị: Các công viên, không gian mở, công trình xanh,
sử dụng vật liệu thấm tại các vỉa hè, sân công trình, bãi đỗ xe, …

2
Khảo sát các dự án thoát nước, dự án xây dựng :Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các
dự án thoát nc trong khu vực; Đồng bộ dự án xây dựng mới ( hệ thống thoát nước,
đê, công trình ngăn triều, hệ thống bơm,.).
7. Sự thích nghi của người dân với ngập lụt:
Thực hiện giải pháp “ sống chung với lũ”
Các hoạt động ứng phó với ngập lụt chủ yếu là trong và sau khi ngập. Người dân
thường di dời các đồ đạc trong nhà lên chỗ cao; vớt rác ở cửa cống để nước
thoát nhanh hơn; dùng các dụng cụ thô sơ để tát nước ra ngoài, lau dọn nhà cửa
Nhìn chung, khả năng thích ứng người dân với ngập lụt ở những nhóm người :
già, nghèo, giàu, trẻ ai cũng có khả năng thích ứng với ngập nhưng điểm khác
biệt là nhóm có nhiều vốn xã hội thì họ thích ứng tốt vì họ huy động được nhiều
khối lượng vốn xã hội để vượt qua biến cố.Còn nhóm người có ít vốn xã
hội ,mạng lưới quan hệ hẹp hơn thì có xu hướng cam chịu và vượt qua tình trạng
ngập lụt một cách chật vật khó khăn hơn.
B- Kết luận
Với những thông tin chúng ta đã được biết ở phần trên thì ngập lụt đô thị quả thật là một
hiện tượng nóng, đáng lo ngại. Nó được xem là một hiện tượng đáng báo động mỗi khi
mùa mưa đến. Ngập lụt không chỉ làm thiệt hại đến tài sản mà còn ảnh hưởng đến con
người. Hiện nay nó vẫn đang là một vấn đề nan giải của thành phố, tình trạng ngập vẫn
diễn ra, khiến cho cuộc sống, việc đi lại, buôn bán của người dân thêm khó khăn và nhiều
rủi ro về vấn đề sức khỏe, kinh tế, môi trường sống. Mặc dù chính quyền và người dân đã
có những biện pháp, hoạt động nhằm làm giảm tình trạng ngập lụt, song các hoạt động
này còn nhiều hạn chế, và thiếu năng lực dài hạn, mang tính đối phó, cấp thời. Và để hạn
chế được những khó khăn mà ngập lụt gây ra người dân phải cùng chính quyền đưa ra
những biện pháp, hoạt động ứng phó mang tính dài hạn hơn. Mọi người hãy cùng nhau
chung tay vì một tương lai không có ngập lụt.
Tài liệu tham khảo:
+ https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ngap-ung-do-thi-nguyen-nhan-co-
ban-va-de-xuat-giai-phap.html
+ https://baodautu.vn/giai-phap-nao-cho-van-nan-ngap-nuoc-o-cac-do-thi-
d178659.html
+ https://baotainguyenmoitruong.vn/ngap-trong-do-thi-324130.html
+http://quanly.moitruongvadothi.vn/4/47/
Ngap_ung_do_thi__Nguyen_nhan_co_ban_va_de_xuat_giai_phap.aspx
+https://nhandan.vn/lu-lon-gay-ngap-lut-hang-tram-nha-dan-o-quang-ngai-
post719225.html
+ Nhiều đường ở Sài Gòn ngập sau mưa lớn kéo dài - VnExpress

3
POSTER

4
RUBRIC CÁ NHÂN NHÓM BIỂN XANH

Thời gian tham Thời gian giao nộp Chất lượng


Thái độ tham gia Ý kiến đóng góp
gia họp nhóm sản phẩm đúng sản phẩm
tích cực hữu ích
Họ và tên MSSV đầy đủ thời hạn giao nộp tốt Tổng(%) Chữ kí

15 15 20 20 30

Nguyễn Hồ Khải Linh 2273401010377 15 15 20 20 30 100 Linh

Quách Ngọc Trân 2273401010935 15 15 20 20 30 100


Trân

Nguyễn Đỗ Hoàng Vinh 2273401011036 15 15 20 20 30 100


Vinh

Tôn Nữ Ngọc Trân 2273401010937 10 15 20 20 30 95


Trân

Nguyễn Thị Thanh Thúy 2273401010830 15 15 20 20 30 100


Thúy

Huỳnh Tấn Tài 2273401010718 10 5 10 10 15 50


Tài

Vòng Chánh Cẩm 2273401010083 10 5 10 15 15 55 Cm

Nguyễn Thị Ngọc Quyền 2273401010694 10 5 10 20 15 60 Quyn

Nguyễn Thùy Thanh 2273401010867 5 5 10 20 15 55 Thng


Thương

You might also like