You are on page 1of 22

NỘI DUNG ÔN TẬP

MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ

NHÓM 1 (3 điểm)

1. Quan hệ quốc tế là gì? Nghiên cứu Lịch sử quan hệ quốc tế là nghiên cứu những gì?
- Quan hệ quốc tế là sự tương tác giữa các chủ thể vượt biên giới lãnh thổ quốc gia trên mọi
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế bao gồm những đặc điểm, mâu thuẫn cơ bản trong sự
vận động, những xu thế phát triển chủ yếu của thế giới.
Tập trung nghiên cứu những chủ thể cơ bản sau đây:
+ Các quốc gia có chủ quyền: khai thác vị trí, vai trò hiện thực của nó trong đời
sống quốc tế.
+ Các phong trào chính trị - xã hội: nghiên cứu nguồn gốc sự hình thành, vận
động và ảnh hưởng quốc tế của nó.
+ Các tổ chức quốc tế và khu vực: đây là một bộ phận không thể thiếu trong việc
giao lưu, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi quốc tế của các quốc gia.
+ Các khu vực, hiện nay xu thế khu vực hóa, tiểu khu vực hóa đang phát triển:
do điều kiện địa lý, xã hội khác nhau, sự liên kết khu vực của các nhóm quốc gia
đang tác động tích cực tới quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
=> Nghiên cứu chủ thể và tác động lẫn nhau giữa các chủ thể đó.

2. Đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử quan hệ quốc tế?
- Đối tượng nghiên cứu của lịch sử quan hệ quốc tế xem quan hệ quốc tế như kết quả hoạt
động trên trường quốc tế của chủ thể, nhất là chủ thể quốc gia - dân tộc và các tổ chức quốc
tế liên chính phủ.
- Nghiên cứu sự vận động của các chủ thể và mối quan hệ, sự tác động lẫn nhau giữa các
chủ thể cấu thành nền chính trị thế giới đó.
- Nghiên cứu những đặc điểm, các mâu thuẫn cơ bản trong sự vận động, những xu thế phát
triển chủ yếu của thế giới, phải giới hạn thời gian lịch sử cần thiết để nghiên cứu.
- Các sự kiện, vấn đề lịch sử trong quan hệ các nước.
- Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.
- Sự hình thành hệ thống cấu trúc - trật tự QHQT.

3. Mục đích nghiên cứu môn lịch sử quan hệ quốc tế?


- Về tri thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử quan hệ quốc tế, nắm được
những diễn biến quan trọng trong lịch sử quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại giữa các
quốc gia, các dân tộc, nhằm nâng cao nhận thức về sự vận động của cách mạng thế giới và
Việt Nam. Trên cơ sở đó hiểu và quán triệt đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta trong hoạt động thực tiễn.
- Về kỹ năng: Có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo về các diễn biến quan trọng trong
lịch sử quan hệ quốc tế và quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Về thái độ: Có tư duy và bản lĩnh chính trị vững vàng; có thái độ tích cực, khách quan,
đúng đắn trong việc phân tích, đánh giá, dự báo về diễn biến tình hình quan hệ quốc tế giữa
các quốc gia, dân tộc; hiểu và quán triệt đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta.

4. Nêu các phương pháp tiếp cận của môn Lịch sử quan hệ quốc tế?
Phương pháp tiếp cận là cách thức hay con đường tiến hành nghiên cứu được xây dựng
trên quan điểm nào đó.
Có hai phương pháp tiếp cận:
- Theo logic lịch sử: liệt kê, tổng kết sự kiện QHQT
- Theo trật tự thế giới
5. Nêu các phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử quan hệ quốc tế?
- Phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử quan hệ quốc tế gồm một số phương pháp sau:
+ Phương pháp chung: phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp so sánh, quan
sát,..

+ Phương pháp riêng: phương pháp phân tích lợi ích, phương pháp phân tích chính sách đối
ngoại, phương pháp quan sát sự kiện, phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản, phương
pháp phân tích tác động,...

6. Chủ thể quan hệ quốc tế là gì? Có mấy loại chủ thể?


- Khái niệm: Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể đóng 1 vai trò có thể nhận thấy đc
trong QHQT

- Phân loại chủ thể IR

• Chủ thể quốc gia

o Quốc gia là một thực thể pháp lý quốc tế và phải cố các đặc tính sau: một dân cư thường
xuyên, một lãnh thổ nhất định, và một chính phủ có khả năng duy trì sự kiểm soát hiệu quả
trên lãnh thổ của nó và tiến hành quan hệ quốc tế với quốc gia khác

• Chủ thể phi quốc gia

o Là những chủ thể quan hệ quốc tế nhưng không phải là quốc gia ví dụ như các tổ chức
quốc tế, các công ty xuyên quốc gia, các nhóm chính trị-xã hội có ảnh hưởng lớn đến ir cũng
có thể được coi là chủ thể phi quốc gia (các tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda, IS)

NHÓM 2 (3.5 điểm)

1. Ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Công xã Paris (18/3-28/5/1791)


- Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới chính quyền của giai cấp vô sản dưới hình thức công
xã Pari được thiết lập. Nó mở đầu một thời đại lịch sử mới trong phong trào công nhân thế
giới và mở đầu một chuyển biến vô cùng quan trọng của hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân.
- Có tác động lớn trong quan hệ quốc tế, theo lời của Lênin, công xã Pari đã mở đầu thời
đại quá độ từ tư sản tiến bộ sang tư sản phản động và tư bản tài chính cực kỳ phản động.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng vô sản sau đó, đó là việc cần
có đảng cách mạng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, về việc đập tan bộ máy nhà
nước cũ thiết lập nhà nước mới của dân.
- Cổ vũ tinh thần cách mạng cho giai cấp vô sản, giai cấp công nhân các nước trên khắp
thế giới

2. Nêu những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc Pháp, Phổ, Nga,
Thổ từ năm 1870 đến 1905?
● Cuối thế kỉ XIX
- Chiến tranh Pháp - Phổ kết thúc bằng việc kí hiệp ước đình chiến vào năm 1871 đã đánh
dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế. Đế chế Đức vươn lên địa vị cường
quốc. Tuy nhiên, vị thế của Đức chưa lớn, lực lượng quân sự chưa mạnh trong tương quan
với Pháp và các nước khác ở châu Âu. Tình hình hai nước trở nên căng thẳng.
=>
Quân phiệt Đức đã giao trọng trách cho Thủ tướng Bixmac hoạch định chính sách đối ngoại thích
ứng nhằm xác lập vị thế của Đức trên trường quốc tế.
- Mâu thuẫn Pháp - Đức trở thành mâu thuẫn chủ yếu và là trục chính chi phối quan hệ quốc
tế ở châu Âu trong suốt 30 năm. Bixmac đã lôi kéo được Áo và Nga tham gia vào Liên
minh Ba Hoàng đế vào năm 1873.
=> Sự ra đời Liên minh Ba Hoàng đế đã làm tăng vị thế của Đức trên chính trường châu Âu và ở
một mức độ nhất định đã tách được Áo, Nga ra khỏi mối liên hệ với Pháp.
- Năm 1875, Đức âm mưu phát động một cuộc chiến tranh nhằm đánh bại Pháp, tuy nhiên
bị Anh và Nga can thiệp. Vì chủ trương duy trì sự cân bằng lực lượng ở châu Âu nên đã
ngăn cản ý đồ của Đức muốn trở thành cường quốc. Hơn nữa, thời điểm này Đức cũng
chưa đủ lực lượng để có thể phát động chiến tranh.
- Năm 1875, khu vực Bancăng xảy ra khủng hoảng, Bixmac lợi dụng cơ hội này bằng cách
thúc đẩy Nga tiến hành chiến tranh với Thổ để Đức rảnh tay đối phó với Pháp. Đây là khu
vực liên quan đến quyền lợi của các quốc gia Nga, Áo và Anh.
=> Năm 1876, Nga và Áo đạt được sự thỏa thuận trong vấn đề phân chia quyền lợi ở Bancăng.
- Chiến tranh Nga - Thổ bùng nổ vào thời gian 1877 - 1878 và kết thúc bằng thắng lợi của
Nga.
=> Sau chiến tranh, vị thế và uy tín của Nga không ngừng được tăng cường ở khu vực. Năm 1876,
Nga và Áo đạt được sự thỏa thuận trong vấn đề phân chia quyền lợi ở Bancăng. Hiệp ước Nga -
Thổ được kí kết đem lại cho Nga nhiều quyền lợi ở khu vực Bancăng, trái với cam kết mà hai nước
đã đặt ra trước đây. Điều này làm Anh, Áo không hài lòng, đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh với
Nga.
=> Đức đứng ra triệu tập hội nghị Berlin năm 1878 với vai trò trung gian hòa giải. Tuy nhiên, thực
tế Đức đứng về phía Anh, Áo bằng cách hạn chế quyền lợi của Nga ở Bancăng.
- Hội nghị Berlin kết thúc bằng việc quy định eo biển Thổ không được mở cho Nga, còn
Anh được đảo Síp, Áo được Bosna và Hercegovina.
=> Kết quả này hạn chế tới quyền lợi của Nga ở khu vực Bancăng và mâu thuẫn Nga - Đức ngày
càng sâu sắc. Vị thế của Đức sau hội nghị bị giảm sút trong khi vị thế của Pháp lại được tăng
cường.
- Đức tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm đẩy Pháp vào thế bị cô lập bằng cách thành
lập Liên minh Tay ba gồm Đức, Áo Hung và Ý vào năm 1882.
=> Đây là khối liên minh quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới được thành lập nhằm
phục vụ mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Đức.
- Quan hệ Nga - Áo trong thời gian 1885 - 1886 đã đạt đến đỉnh điểm của sự căng thẳng và
có thể dẫn đến sự sụp đổ của Liên minh Ba Hoàng đế. Để cứu vãn tình thế, Đức đề nghị kí
với Nga một hiệp ước riêng rẽ vào năm 1887.
=> Có thể coi đây là sự nỗ lực cuối cùng trong cuộc đời hoạt động ngoại giao của Bixmac nhằm
lôi kéo Nga ra khỏi Pháp nhưng không thành.
- Do thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, vị thế của Pháp trên trường quốc tế bị giảm
sút. Chính sách tìm bạn đồng minh của Pháp trong thời điểm này là hướng về Nga. Năm
1891, Nga - Pháp đã đạt được sự thỏa thuận trong việc kí kết hiệp ước bí mật về quân sự.
● Đầu thế kỉ XX
- Anh đứng trung lập giữa hai khối và thực thi chính sách ngoại giao không liên kết được
lịch sử gọi là chính sách “cô lập vẻ vang”. Nước Anh biết rõ âm mưu của Bixmac lợi dụng
sự hiềm khích giữa Anh và Nga để đẩy hai nước vào cuộc chiến. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ
XX, chính sách này của Anh đã không còn phát huy tác dụng. Để thực hiện tham vọng
bành trướng, đế quốc Đức chọn đối thủ của mình là Anh làm mục tiêu đấu tranh phân chia
lại thị trường thế giới.
- Hiệp ước London năm 1904 là hiệp ước phân chia thuộc địa giữa Anh và Pháp ở châu Phi,
làm cho quan hệ Anh - Pháp trở nên gắn bó hơn và là bước chuẩn bị cho hai nước đối phó
với Đức.
- Cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904 - 1905 đã kết thúc bằng sự thất bại của Nga. Nhân
cơ hội này, Đức công kích sự trung lập của Pháp trong cuộc chiến tranh để tách Nga ra
khỏi Pháp và đề nghị Nga kí hiệp ước liên minh với Đức. Tuy nhiên ý định nối lại liên
minh đã thất bại.
=> Anh tìm mọi cách để lôi kéo Nga tham gia vào liên minh chống Đức. Do thất bại của cuộc
chiến tranh Nga - Nhật nên Nga cũng bắt đầu hướng về nước Anh.

3. Phân tích mâu thuẫn giữa đế quốc Nga, Nhật, ở Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 19,
đầu TK 20 để làm rõ điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ này?
- Cuối thế kỉ 18, Nhật Bản là đế quốc trẻ ở châu Á tìm cách bành trướng thế lực ở Trung
Quốc và Triều Tiên → Bùng nổ cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1894 → Nhật Bản trực
tiếp uy hiếp đến an ninh lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời đe dọa cả miền Viễn Đông
của Nga
- Sau chiến tranh Trung - Nhật, mâu thuẫn Nga - Nhật liên quan đến quyền lợi của hai nước
ở vùng Đông Bắc Trung Quốc ngày càng gay gắt
- Chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ và kết thúc bằng sự thắng lợi của Nhật Bản.
- Chiến thắng vẻ vang của Nhật trong cuộc chiến tranh với Nga → dẫn đến hoà ước
Portsmouth → đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận và con đường xe lửa phía nam
Mãn Châu → vị thế của Nhật không những được tăng cường ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương mà Anh, Mỹ cũng đạt được mục đích là làm suy yếu Nga ở khu vực Đông Á
- Ngược lại, Nhật Bản liên minh với Nga để bảo vệ quyền lợi về đường sắt tại khu vực này
→ Mâu thuẫn Nhật - Mỹ về quyền lợi ở Trung Quốc và Thái Bình Dương trở nên căng
thẳng
- 10/1909, Mỹ tuyên bố “quốc tế hoá" đường xe lửa ở Mãn Châu → khiến cho Nga liên minh
với Nhật
- Trong khi mâu thuẫn Nhật - Mỹ chưa được giải quyết thì mâu thuẫn Anh - Nhật lại nảy
sinh
+ Trong cuộc chiến Nga - Nhật, Anh ủng hộ NB → ngăn cản sự bành trướng của Nga
và kí kết Hiệp định liên minh tương trợ về quân sự
+ Sau chiến tranh, Nhật tăng cường xâm nhập vào Trung Quốc → đẩy Anh xích lại
gần Mỹ → Anh yêu cầu Nhật sửa lại nội dung hiệp định, không phải chịu sự ràng
buộc như trước.
=> Đến đầu thế kỉ 20, mặc dù các nước đế quốc đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng ở châu Á -
TBD, nhưng do sự thay đổi tương quan lực lượng nên cuộc đấu tranh để phân chia lại vẫn tiếp tục
và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vì thế càng trở nên sâu sắc hơn.

4. Nêu nguyên nhân cuộc khủng hoảng Ban căng lần 2 (1912-1913)? Cụm từ: Ban-căng hóa
(Balkanization) có ý nghĩa là gì? Lấy ví dụ?
· Nguyên nhân khủng hoảng Ban căng lần 2:

Do kết quả của cuộc chiến tranh Ban-căng lần thứ nhất, Thổ bị suy yếu, địa vị của Đức và
Áo cũng bị tổn thất nghiêm trọng. Đức và Áo ban đầu mong muốn sẽ chiến tranh với Nga
nhưng điều này lại ảnh hưởng đến Áo. Vì vậy đế quốc Đức và Áo tìm mọi cách lợi dụng
mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh Ban-căng về vấn đề lãnh thổ để phá hoại đồng minh
Ban-căng; trong đó Áo đã viện trợ để khuyến khích sự độc lập giữa Xéc-bi và Bun-ga-ri.
Sau đó, Bulgaria do không hài lòng với phần lãnh thổ chiến lợi phẩm của mình trong chiến
tranh Balkan lần thứ nhất. Điều này dẫn đến chiến tranh giữa hai phe, một bên là Bulgari,
một bên là liên minh Ban căng (bao gồm: Serbia, Romani, Hy Lạp, Montenegro, Ottoman).
· Thuật ngữ Ban-căng hóa (Balkanization) dùng để diễn tả quá trình chia cắt
có tính toán một lãnh thổ thành một số quốc gia độc lập với các dân tộc có xung
đột lẫn nhau về lợi ích; mục đích là ngăn cản sự hình thành một lực lượng tập trung,
thống nhất đe dọa người cai trị. Trong hoàn cảnh này, Ban-căng hóa có thể coi là
một biến thể của châm ngôn thực dân “chia cắt và cai trị”.

· Ví dụ: Chiến tranh Ban căng lần thứ 1 xảy ra vào năm 1912, Serbia và Hy Lạp
đã tuyên chiến với đế quốc Ottoman. Đến thời điểm mùa xuân năm 1912, Nga đã
thành công trong việc khuyến khích nhóm các quốc gia Balkan – Serbia, Bulgaria,
Montenegro và Hy Lạp – thành lập một liên minh nhằm giành quyền kiểm soát một
số hoặc toàn bộ phần lãnh thổ châu Âu vẫn còn do Đế chế Ottoman chiếm đóng,
được gọi là liên minh Balkan. Kết quả là đế chế Ottoman thua trận và phải rút quân
ở vùng Balkan. Sau đó, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Áo – Hung,
Nga đã mở hội nghị để phân chia vùng Balkan.

5. Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)? Tại sao nói
chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Nguyên nhân WWI
- Gián tiếp:
+ Chủ nghĩa đế quốc (đặc biệt Anh, Đức, Nga, Pháp): mong muốn chiếm đoạt đất
đai, nô dịch, tài sản, chà đạp lẫn nhau giữa các nước cạnh tranh và các dân tộc
khác, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc phân chia thị trường thế giới
+ Mâu thuẫn gay gắt giữa phe Liên Minh và phe Hiệp ước
+ Sự phát triển không đồng đều của CNTB làm tđổi tương quan sức mạnh của các
nước đế quốc

- Trực tiếp:
+ Cuối chiến tranh Ban căng lần 2:
● Đức - Áo Hung tìm mọi cách để tiêu diệt Xéc-bi (Nguyên nhân trực tiếp
WW1)
● 28/6/1914 (Sự kiện châm ngòi WW1): Thái tử Áo-Hung bị một người
Xéc-bi ám sát tại Bô-ni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để
gây chiến tranh.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa bởi:
- Vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh
tàn khốc đau thương.
- Chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn
nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải
gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của.

NHÓM 3 (3.5 điểm)

1. Trình bày cơ sở hình thành trật tự hai cực Ianta sau chiến tranh thế giới 2?
a. Cục diện so sánh lực lượng trên bàn đàm phán giữa 3 nước Mỹ, Anh, Liên Xô - các
nước lớn chia khu vực ảnh hưởng tại trung tâm quyền lực: châu Âu, châu Á và chia
thế giới ra làm 2 phe.
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và Đông Âu. Tây Đức
và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và Anh.
+ Ở châu Á: Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng vẫn tạm thời bị quân
đội Liên Xô và Mỹ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở miền Bắc và miền Nam vĩ tuyến 38.
Các vùng còn lại như ĐNA và nam á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương
Tây
b. Sự thay đổi so sánh lực lượng thực tế do kết quả của CTTG2:
+ Sau chiến tranh, chỉ có 2 nước lớn có sức mạnh tương đương nhau chính là Mỹ và Liên
Xô → trật tự 2 cực được hình thành
c. Mục tiêu và chính sách của Mỹ và Liên Xô sau CTTG2
+ Mỹ: Sau chiến tranh, vì uy tín của Liên Xô quá lớn → Liên Xô trở thành vật cản của Mỹ →
Mỹ lấy cớ để ngăn chặn bành trướng cộng sản để ngăn cản Liên Xô → thực hiện tham vọng
của Mỹ là lập một Trật tự Mỹ
+ Liên Xô: Stalin ý thức được nhiệm vụ then chốt là mau chóng phục hồi sau chiến tranh mà
không trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước Đồng minh. Trước sự tiến hành cuộc thập tự
chinh chống phá nhà nước Xô Viết, Stalin cũng nhận thức cần phải có nhu cầu về một vành
đai an toàn LX chủ trương phải giữ vững những khu vực mà Hồng quân đang có mặt
d. Mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên Xô về các vấn đề:
+ Vấn đề Đức: Đức không nghiêm túc bồi thường cho Liên Xô. Mỹ, Pháp, Anh ảnh hưởng tới
chia cắt nước Đức, ký kết về việc thống nhất kinh tế hành chính mà không có LX
+ Vấn đề hệ tư tưởng:1 bên TBCN, 1 bên XHCN, 1 bên đa đảng và 1 bên là 1 đảng cầm quyền,
bởi có 2 chế độ chính trị đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại
→ Trật tự hai cực Yalta đã được ra đời vào cuối thập kỷ 50, khi Mỹ và Liên Xô liên tập thành lập
ra các tổ chức quốc tế.

2. Nêu các giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của trật tự hai cực Yalta
● GĐ1: Sau CTTG2 (1945) - cuối thập kỷ 50 - 59 (giai đoạn băng giá)
- 2 bên hình thành 2 hệ thống, thành lập các quốc gia, các TCQT đối lập với nhau
+ Sự hình thành và lớn mạnh của hệ thống XHCN thế giới, LX trở thành trụ cột của phe
XHCN: là 1 trong những sự kiện quan trọng nhất sau CTTG2 bởi nó làm thay đổi so sánh
lực lượng trên vũ đài quốc tế, có lợi cho LX và các nước XHCN.
+ Phong trào GPDT pt mạnh mẽ -> hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã -> sự tham gia của
các nước Á, Phi, Mỹ Latin với tư cách là chủ thể mới vào các hoạt động quốc tế làm cho
QHQT dần mang tính toàn cầu.
+ Sự suy yếu của các nước ĐQ, Mỹ nắm vai trò chủ đạo trong hệ thống TBCN: thông qua
viện trợ kinh tế buộc các nước TB phải chấp nhận những điều kiện và chịu sự khống chế
của Mỹ về chính trị
+ Liên minh Xô - Mỹ tan rã, Chiến tranh lạnh bắt đầu: Ngay trong giai đoạn cuối của CTTG
II, Mỹ đã nhìn nhận Liên Xô như một lực lượng chính, có khả năng lớn nhất cản trở giấc
mộng bá chủ thế giới của mình. Khi phe Trục thất bại, Mỹ đã bắt đầu thi hành chính sách
nhằm khống chế Liên Xô. Các chính sách ngày càng có chiều hướng kiên quyết dẫn đến
sự tan rã của liên minh Xô - Mỹ.
- LX phóng thành công tên lửa Sputnik, khủng hoảng tên lửa ở Cuba 1962 -> hình thành trật tự 2
cực, bằng việc Mỹ và LX liên tục thành lập ra các tổ chức quốc tế
+ XHCN: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); Tổ chức Liên minh phòng thủ Vacsava;
KOMINFORM (Cục Thông tin quốc tế)
+ TBCN: khối quân sự Bắc - Đại Tây Dương ( NATO); Quỹ tiền tệ thế giới (International
Monetary Funds - IMF) và Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (World Bank); cộng
đồng kinh tế EEC
● GĐ2: Từ thập kỷ 60 đến gần cuối 70 (giai đoạn rạn nứt của hệ thống)
- Do những thay đổi trong so sánh lực lượng, sự phân hóa ở cả hai hệ thống chính trị TG và đặc
biệt là sau khi ký kết Hiệp định Paris chấm dứt CT VN, các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược
đối ngoại của mình. Đây được coi là thời kỳ chuyển tiếp từ chiến tranh lạnh sang thời kỳ vừa đấu
tranh vừa hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước lớn.
- Đây cũng là thời kỳ chuyển tiếp từ hệ thống thế giới hai cực thiết lập sau CTTG2 do Mỹ - Xô
khống chế sang hệ thống chính trị quốc tế đang từng bước được đa cực hóa sang đa trung tâm hóa.
Thời kỳ này đã diễn ra sự phân hóa lớn của hai phe. TQ tách khỏi phe XHCN do LX đứng đầu,
bắt đầu cải thiện quan hệ với Mỹ để hình thành tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung chi phối công
việc quốc tế.
- Khủng hoảng dầu mỏ 1973: Cuộc khủng hoảng trên tạo sự tác động không hề nhỏ đối với mối
quan hệ ngoại giao và đồng thời tạo ra sự chia cắt trong nội bộ khối NATO. Những quốc gia
châu Âu và Nhật Bản đều muốn hướng đến việc cắt đứt quan hệ với chính sách ngoại giao đối
với các nước Trung Đông của Mỹ để tránh trở thành mục tiêu cho sự tẩy chay hay cấm vận dầu
mỏ trên.
● GĐ3: Cuối thập kỷ 70 đầu 80s (85: Goocbachop lên lãnh đạo ở LX)
- 1979: LX đưa quân vào Afghanistan
- 1983: Ronald Reagan lên làm tổng thống → chạy đua vũ trang mới (tên là Star Wars) → căng
thẳng trở lại: người của Đảng Cộng hòa trúng cử Tổng thống Mỹ đã quyết định phản công mạnh
mẽ, chủ trương tiếp tục thương lượng với LX để tranh thủ dư luận, nhưng thực chất là lao vào một
cuộc chạy đua vũ trang mới, đồng thời tranh thủ TQ để chống LX.
- 1985: Goóc-ba-chốp lên lãnh đạo LX → quan điểm khác biệt, thay đổi chính sách → đề ra một
số nhượng bộ quan trọng và Mỹ cũng đã chấp thuận (→góp phần làm LX sụp đổ)
- 1987, Mỹ và LX thỏa thuận cùng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang, từng bước
chấm dứt cục diện “Chiến tranh lạnh”, cùng hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp và
xung đột quốc tế.
● GĐ4: Nửa cuối thập kỷ 80s đến đầu 90s (1991): ổn định, tan băng, kết thúc hệ thống
- Trong những năm 1989 - 1991, chế độ XHCN sụp đổ ở Đông Âu làm mất khi khu vực “phạm vi
ảnh hưởng” của Liên Xô ở châu Âu.
- Cuối 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Bush và Goóc-ba-chốp trên đảo Malta, Mỹ và
LX đã ký hiệp ước cắt giảm đáng kể kho vũ khí chiến lược của cả hai nước (START) và chính
thức tuyên bố “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 40 năm giữa 2 nước này.
- Trong khi hai siêu cường ra sức chạy đua vũ trang thì các nước khác đã tận dụng những thành
tựu mới của khoa học - kỹ thuật, hướng nền kinh tế của mình phục vụ cho dân sinh, làm cho họ
ngày càng tiến bộ vượt bậc và trở thành những đối thủ cạnh tranh lợi hại của Liên Xô và Mỹ.
- Giữa thập niên 80, hầu hết các nước XHCN ở châu Âu và châu Á đều tiến hành cải cách, cải tổ
hoặc đổi mới và do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã dẫn đến sự sụp đổ của các nước
Đông Âu vào những năm 1989 và 1990, bản thân Liên Xô cũng bị giải thể, Đảng Cộng sản Liên
Xô bị cấm hoạt động. Phe XHCN do Liên Xô đứng đầu hình thành sau CTTG2 không còn tồn tại.
Trật tự thế giới 2 cực tự nhiên không còn -> chiến tranh lạnh giữa 2 phe cũng chấm dứt.
- 25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống Liên xô và chức vụ bị xoá bỏ; lá cờ đỏ của Liên
xô bị hạ xuống trên điện Kremlin, và lá cờ Liên bang Nga được kéo lên. Liên bang Xô viết chấm
dứt tồn tại.

3. Phân tích đặc điểm quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 – 1991
1. Khả năng chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống QT đều thuộc về 2 siêu cường Mỹ
- Liên Xô (KT, CT, QS)
- KT:
+ TBCN: Trong kế hoạch Marshall, các nước không được có liên hệ với các
nước XHCN, phải mua hàng hóa từ Mỹ,...
+ XHCN: Điều khoản để tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế SEV ( đa
phương ) là không được có liên hệ với các nước TBCN, phạm vi trao đổi
thương mại bị giới hạn, thực hiện kế hoạch 5 năm giống Liên Xô,...
- CT:
+ TBCN: các cường quốc tư bản đế quốc cấu kết với nhau trong chiến lược
toàn cầu phản cách mạng, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa Đại Tây Dương với
chủ nghĩa Châu Âu, gắn Bắc Mỹ với Tây Âu thành một khối chống lại chủ
nghĩa xã hội trong đường lối đối đầu Đông - Tây
+ XHCN: dựa trên nền tảng của tình đoàn kết chiến đấu của chủ nghĩa quốc
tế vô sản trong hành động, sự thống nhất về đường lối chính trị, thể chế
chính trị, hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo chính trị và lập trường
chính trị
- QS:
+ TBCN: NATO, dưới sự lãnh đạo của Mỹ, giúp các nước châu Âu tránh sự
chi phối của Liên Xô
+ XHCN: Hiệp ước Vacsava, đáp trả lại động thái của Mỹ; thiết lập quan hệ
đồng minh chiến lược giữa các nước Đông Âu và củng cố như một lực lượng
cơ bản thống nhất
2. Mối liên hệ giữa hai cực thể hiện dưới hình thức đối đầu trong mọi phương diện (KT, ý
thức hệ, KHCN)
- KT như trên
- Ý thức hệ:
+ TBCN: Học thuyết Truman, Kế hoạch Marshall,.. đều nhằm ngăn chặn sự
ảnh hưởng của Liên Xô và XHCN; Học thuyết Eisenhower nhằm tăng
cường vai trò ở Trung Đông, Học thuyết Kenny nhằm đánh đổ “quân bài
CNCS” => Hướng đến sự bá quyền, ngăn chặn XHCN, PTGPDT, PTCN
+ XHCN: Ủng hộ hòa bình, sự phát triển của PTGPDT, XH công bằng dân
chủ văn minh với người lao động làm chủ, ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ và
các nước phương Tây.
- KHCN:
+ TBCN: Đức tìm ra chất Polymer (1952), Neil Armstrong đặt chân lên mặt
trăng (1969),..
+ XHCN: LX tìm ra đường hóa học Sacarin (1979), sáng chế bom nguyên tử
(1949), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957),...
3. Về hình thức, có thể nói trong hệ thống Ianta sự phân tuyến khá triệt để theo 2 phe, khối
- Các nước phải lựa chọn theo phe nhóm nào → nổi lên 2 hệ thống và có sự phân
tuyến, k có trung lập
- Một nhóm mới các nước giành độc lập → tạo nên phong trào không liên kết (Non-
alliance movement): k liên kết, liên minh với ai cả nhưng phong trào này được hậu
thuẫn bởi Liên Xô
+ Thụy Sĩ
4. Sự tham gia của các chủ thể vào các hoạt động gia tăng do chính sách lôi kéo, tranh thủ
của 2 siêu cường
- Sau khi các nước "thành lập", hai nước Mỹ Liên Xô sẽ đưa ra lời mời, các chính
sách KT, ưu thế về quân sự
- Sử dụng con bài lôi kéo, răn đe
- Thành lập các tổ chức với nhiều “ưu đãi” (GATT, G7,..)
- Bên cạnh các nước thì còn có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, quốc gia
mới thành lập, các nước khác
5. Xung đột, khủng hoảng khu vực trở nên thường trực trong nền hòa bình chung "Hòa
bình bên miệng hố chiến tranh" hay "hòa bình mong manh" và được giải quyết gián tiếp
hoặc trực tiếp của 1 hoặc 2 siêu cường
- Có thể xảy ra CT bất cứ lúc nào, ko quan trọng đàm phán (VD: Xung đột liên Triều,
có tham gia của nhiều nước Mỹ, TQ, LX; khi kết thúc CT vẫn luôn sôi sục ở biên
giới; 1958 - 1991, Mỹ cho triển khai vũ khí hạt nhân ở HQ ⇒ Sợ hiệp định đình
chiến vi phạm ⇒ TT cho ra đời trung tâm nghiên cứu hạt nhân dưới sự hỗ trợ của
Mỹ,...)
- Vấn đề Ukraine dưới sự giúp đỡ của Mỹ chống lại Liên Xô
- Vấn đề tranh giành sự ảnh hưởng ở Afghanistan
- Từ 1945 - 1991, TG luôn luôn trong tình trạng sợ hãi; không có CT lớn xảy ra
nhưng những cuộc CT nhỏ bao giờ cũng có sự tham gia của 2 nước lớn ⇒ dễ xảy
ra CT lớn (so sánh lực lượng ở nước thứ 3 ⇒ tìm ra nước có sức mạnh vượt trội
hơn)
6. Yếu tố ý thức hệ có vai trò quan trọng
- Ý thức hệ là hệ tư tưởng bao gồm học thuyết CT, giành giữ sử dụng quyền lực nhà
nước, thống trị tư tưởng và ý thức của toàn bộ XH (TBCN: CN tự do, CN cá nhân)
- Quan trọng: ý thức hệ là ngọn cờ tập hợp lực lượng M và LX. Nước nào theo có ý
thức hệ giống Mỹ theo Mỹ, giống LX theo LX. Các nước có chung mục tiêu, chung
kẻ thủ ⇒ Mỹ chống CNCS, LX chống TBCN. "Trăng LX tròn hơn trăng nước Mỹ"
7. Kinh tế được Mỹ và Liên Xô chú ý và rất có ý nghĩa
- Yếu tố được Mỹ và Liên Xô sử dụng để lôi kéo các nước, thành lập ra trật tự
- Trật tự này phát triển của nhờ Mỹ và Liên Xô sd vấn đề kinh tế
- Trật tự này tiêu vong cũng do KT
- 1973, khủng hoảng dầu mỏ ⇒ khủng hoảng kte. Mỹ và Liên Xô đều để các nước
đồng minh "tự lo" ⇒ các nước tự tìm thấy con đường phát triển ⇒ Độc lập KT ⇒
Độc lập CT, tư tưởng. Nổi lên 2 trung tâm KT là Nhật Bản và Tây Âu
- M, LX khủng hoảng ⇒ có chiến lược thay đổi. LX cải tổ về KT ⇒ thất bại, đổ lỗi
do CT (KT quyết định CT, KT là gốc là thước đo tính hợp lý của CT)

4. Tại sao nói ý thức hệ có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 – 1991?
- Là hệ tư tưởng đc xây dựng bằng các học thuyết chính trị (giải quyết, sử dụng quyền lực
nhà nước)
- Học thuyết chính trị thống trị tư tưởng, ý thức của toàn bộ xã hội
- Ý thức hệ là ngọn cờ tập hợp lực lượng của Mỹ và Liên Xô
- Tất cả các nước đoàn kết: vì có chung mục tiêu và chung kẻ thù

5. Chứng minh yếu tố kinh tế được Mỹ và Liên Xô chú ý và có ý nghĩa trong quan hệ quốc
tế giai đoạn 1945 – 1991
- Đây là yếu tố được Mỹ và Liên Xô sử dụng để thành lập ra trật tự, liên minh
- Trật tự này phát triển nhờ có Mỹ và Liên Xô sử dụng con bài kinh tế và trật tự này tiêu
vong cũng vì kinh tế
- 1973: khủng hoảng dầu mỏ ⇒ khủng hoảng kinh tế. Các nước sẽ tự tìm con đường phát
triển mà không phụ thuộc vào Mỹ và Liên Xô ⇒ Độc lập về kinh tế ⇒ Độc lập về tư
tưởng. Các nước không còn nghe theo Mỹ và Liên Xô như trước ⇒ Mỹ và Liên Xô không
chi phối được các nước như trước ⇒ Trật tự thay đổi
+ Mỹ và Liên Xô rơi vào khủng hoảng ⇒ Liên Xô muốn cải tổ kinh tế để thoát khỏi khủng
hoảng. Cải tổ của Gop-ba-chốp không thành công, đổ lỗi cho chính trị ⇒ Giải tán Đảng
Cộng sản ⇒ Liên Xô sụp đổ
⇒ Kinh tế quyết định chính trị. Kinh tế là gốc, là thước đo tính hợp lý của chính trị

6. Hãy chứng minh đặc điểm “Khả năng chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế
thuộc về 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô” trong quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 - 1991
- Kinh tế: Năm 1948, Mỹ bắt đầu thực hiện Kế hoạch Marshall, viện trợ khoảng 17 tỷ USD
cho các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục sau chiến tranh >< Liên Xô thành lập
Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON) với mục tiêu cung cấp hỗ trợ tài chính cho các
nước cộng sản Đông Âu. Các thành viên của không được phép buôn bán với phương Tây,
thay vào đó mọi hoạt động buôn bán đều phải thông qua Liên Xô.
- Chính trị: Thành lập các khối quân sự: Mỹ thành lập NATO (1949) để ngăn chặn sự phát
triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh
ở châu Âu. Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối
Warszawa ( 1955) để làm đối trọng.
- Quân sự, quốc phòng: Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường bắt đầu trên các lĩnh
vực tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, khinh khí cầu gián điệp…) và
quan trọng hơn cả là vũ khí hạt nhân. Vào năm 1945, Mỹ thử nghiệm thành công quả bom
nguyên tử đầu tiên (ném vào Nhật Bản) >< Liên Xô thử thành công quả bom nguyên tử
đầu tiên vào năm 1949 (4 năm sau); Mỹ đáp trả bằng cách thử Bom Hydro (1952) >< Liên
Xô (1953); Bốn năm sau, cả hai nước đều thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu
tiên của mình… Tuy nhiên, cuộc chạy đua vũ khí dịch chuyển lên vũ trụ vào năm 1957,
Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik.
Chính quyền Mỹ đã tăng số lượng đầu đạn hạt nhân từ 1.000 (năm 1953) lên 18.000 (đầu
năm 1961). Ở thời điểm này, Mỹ có số bom và đầu đạn hạt nhân lớn gấp tám lần Liên xô:
27.297 so với 3.332.
- Ý thức hệ: Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực,
mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn
giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi
xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường đi
của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.

7. Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Yanta
Có 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Nguyên nhân khách quan: Do tính tất yếu của sự ra đời, phát triển và tiêu vong của bất kỳ
một trật tự thế giới → Trật tự thế giới là phạm trù lịch sử, không phải là phạm trù vĩnh
viễn
- Nguyên nhân chủ quan: 4 nguyên nhân chủ quan cơ bản
+ Cực Liên Xô tan rã → Trật tự 2 cực Ianta không còn nữa (Liên Xô tan rã năm 1991 do
sai lầm của Goocbachop - người đứng đầu Đảng Cộng sản trong chính sách cải tổ)
+ Do sự suy yếu cùng với khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội của Mỹ và Liên Xô →
Sự hỗ trợ, giúp đỡ về kinh tế, bảo trợ an ninh không còn như trước → Ảnh hưởng của
Mỹ và Liên Xô bị suy yếu
+ Sai lầm trong chính sách kinh tế, quân sự - chạy đua vũ trang
+ Luật chơi thay đổi :
Các quốc gia trong hệ thống TBCN và XHCN có xu hướng li tâm ( thoát khỏi LX và
Mỹ )
+ → Vai trò chi phối của hai nước không còn như trước → Trật tự thế giới thay đổi
+ Sự lớn mạnh của các chủ thể khác như Tây Âu và Nhật Bản → Tương quan lực lượng
thay đổi → Trật tự thế giới thay đổi
+ Sự xuất hiện của các vấn đề toàn cầu nên các quốc gia trên toàn thế giới phải hợp tác →
Trật tự thế giới phải thay đổi
8. Tại sao cho đến nay (năm 2020) trật tự thế giới vẫn đang trong quá trình hình thành?

- Trật tự TG là kết cấu tương đối bền vững về so sánh lực lượng (so sánh sức mạnh) của các
chủ thể quốc tế trong 1 giai đoạn lịch sử-cụ thể => quy định chuẩn mực và nguyên tắc
QHQT đặc thù giữa các chủ thể.
- Điều ước quốc tế sau các cuộc chiến tranh là luật chơi của trật tự được hình thành sau chiến
tranh
- Trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh đang trong quá trình hình thành
- Lí do: chưa có cấu trúc trật tự được cộng đồng quốc tế thừa nhận 1 cách hợp pháp bởi vì
so sánh lực lượng chưa rõ ràng, chưa công nhận sức mạnh của nhau, do chưa có 1 cuộc va
chạm, co xát về sức mạnh (chiến tranh lớn) trên thế giới xảy ra
⇒ Xu hướng trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, không đồng đều và nhiều tầng nấc
9. Đặc điểm của quan hệ quốc tế giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến nay
1. Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, CNXH lâm vào
thoái trào, so sánh lực lượng trên TG thay đổi làm bất lợi cho PTCM
và hòa bình, nhưng tính chất của thời đại vẫn không thay đổi, loài
người vẫn ở thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Các mâu thuẫn cơ
bản trên TG vẫn tồn tại và phát triển sâu sắc với những hình thức
biểu hiện mới
4 mâu thuẫn cơ bản :
- Tư bản chủ nghĩa và XHCN hợp tác ( VN – Mỹ nâng cấp đối tác
chiến lược toàn diện )
2. Nguy cơ chiến tranh thế giới đẩy lùi, hòa bình thế giới được giữ vững, nhưng xung đột
vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, các
hành động can thiệp lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn xảy ra ở nhiều nơi
3. CM KHCN với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ thông tin, sinh học, năng
lượng, vật liệu mới phát triển với trình độ cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất đồng
thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời
sống XH. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước những cơ hội thách thức lớn. Cuộc cạnh
tranh kinh tế - thương mại và khoa học công nghệ diễn ra khá gay gắt
4. Cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như khủng bố, bảo
vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, tình trạng đói nghèo, phòng ngừa đẩy lùi những
bệnh tật hiểm nghèo… mà không một dân tộc nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi
sự hợp tác đa phương, sự phối hợp giữa các quốc gia dân tộc
5. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành khu vực phát triển năng động và tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao. Xu thế tự do hóa thương mại liên kết hợp tác kinh tế diễn ra
phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới đều điều chỉnh
chiến lược chuyển hướng mạnh vào châu Á - Thái Bình Dương, vừa tạo thời cơ cho các
nước phát triển nhưng cũng chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở khu vực.
Cạnh tranh Mỹ Trung
Mâu thuẫn Biển Đông
Tại sao lại là CÁ TBD ? Trung tâm quyền lực đang dịch chuyển từ Âu – Á Âu
6. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan
- Mỹ , Trung quốc

10. Phân tích những vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế hiện nay
- Vấn đề phát triển ( đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu vì khi các nước không có
sự viện trợ thì phải tự độc lập và tự phát triển )
+ Các vấn đề phát triển xã hội, con người, kinh tế,...
+ Vấn đề kinh tế quan trọng vì nó chi phối các vấn đề khác, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của quốc gia
+ Kí kết FTA vs EU
- Vấn đề an ninh : an ninh truyền thống ( vũ trang ) , Phi truyền thông ( phi quân sự
: an ninh mạng
- Vấn đề toàn cầu : ô nhiễm môi trường
- Vấn đề ý thức hệ:
+ Hiện nay vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ
nghĩa
+ XHCN luôn chỉ ra những điểm yếu cần phải loại bỏ của TBCN liên quan
đến: chế độ bóc lột sức lao động, tư hữu,...
- Vấn đề sự hạn chế các cơ chế hiện hành: chủ yếu là các cơ chế hợp tác đa phương
( các cơ chế đa phương lạc hậu cũ, cần dc update ví dụ : tương quan lực lượng
thay đổi thì LHQ cũng cần thay đổi, tương tự là ASEAN,…)

11. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế hiện nay, lấy ví dụ minh họa
- Cả hai nguyên tắc Hợp tác và Đấu tranh đều tồn tại song song, không nguyên tắc nào
vượt trội. Tuy nhiên trong từng vấn đề cụ thể và ở từng khu vực riêng biệt, hai nguyên tắc
này có những cấp độ biểu hiện khác nhau. Lý do: các quốc gia đều lấy lợi ích của mình
làm tiêu chí, cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại đồng thời có sự dung hòa với lợi ích
của các quốc gia khác.
VD: VN- TQ: đấu tranh trong vấn đề biển đảo, đường biên giới; hợp tác trong các lĩnh vực
kinh tế, covid-19..
- Lợi ích kinh tế là nhân tố chủ đạo chi phối các hoạt động đối ngoại của các quốc gia.
Nhân tố này làm yếu tố quân sự, ý thức hệ không còn giữ vai trò như trước, mờ nhạt đi.
Điều này không có nghĩa lợi ích kinh tế sẽ lấn át tất cả, ngược lại để đảm bảo được các lợi
ích này lại rất cần có những nhân tố như chủ quyền, khả năng làm chủ trong các vấn đề đối
nội,... Các liên kết sẽ hình thành rất nhanh, đa dạng, phức tạp và chồng chéo.
VD: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
- Nguyên tắc: “một chống đa số đa số chống một”, hay “bá quyền và chống bá quyền”
● “một chống đa số” - “nguyên tắc bá quyền”: Nguyên tắc này phổ biến trong chính
sách của các nước lớn.
- một quốc gia chủ động chống lại những quốc gia khác được gọi là bá quyền: TQ
chống ASEAN trong vấn đề biển Đông
- một quốc gia chống lại nhiều quốc gia - bị động do tấn công: Libi chống lại LHQ
(2011)
● “đa số chống một”: Nguyên tắc này trở nên phổ biến trong hệ thống QHQT hiện
nay.
- Nhiều nước bị động chống lại 1 nước - chống bá quyền: ASEAN chống lại TQ
trong vấn đề giàn khoan HD981
- Nhiều nước chủ động chống lại một nước - chủ động tấn công: NATO chống lại
Iran
- Sự nổi trội của các yếu tố khu vực: có nhiều tổ chức và liên minh khu vực ra đời sau
chiến tranh lạnh, Châu Phi: AU; Châu Á: ASEAN, SAARC,SCO; Châu Âu:EU, SNG;
Châu Mỹ: NAFTA, MERCOSUR
12. Khuynh hướng điều chỉnh chính sách đối ngoại
1.Đặc điểm của mqh song phương giữa các nước lớn
Thứ nhất
Thứ 2 : tính không ổn định, không chắc chắn trong các mqh ( Mỹ - Trung trước
2018 hợp tác, sau khi Trump lên thì đối đầu
Thứ 3 : Ẩn chứa nhiều yếu tố vừa hợp tác vừa thỏa hiệp
Nga – Mỹ đối đầu và TQ bị ve vãn )
Thứ 4 :
TÍnh điểm chuyên cần: 8đ (CC + tự học) + 2 đ (pb và KK tự học)

Các nhóm : “Đi thực tế chung, tìm hình ảnh ở TP Hà Nội để tìm ra đặc điểm của tình hình
thế giới hiện nay”
Tăng cường hợp tác đa phương : trường học ( Việt – Úc ), y tế ( bệnh viện Việt Đức ),
văn hóa ( quán ăn nước ngoài, rạp phim ), kinh tế ( lotte ) UN
Chưa có chiến tranh tg xảy ra hòa bình được đẩy mạnh ( cuộc sống
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Vấn đề toàn cầu

Mỹ : 23 000 tỷ
Trung : 17 000 tỷ
Nhật : 5 000 tỷ

You might also like