You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LÀM RÕ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG


GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XHCN Ở
MIỀN BẮC VÀ CÁCH MẠNG DTDCND Ở MIỀN NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 1954-1975.

GVHD: PHAN KHÁNH BẰNG


SVTH: ĐỖ ĐĂNG KHOA
MSSV: K224020275

TP.HCM Tháng 7/2023


Nhận xét của giáo viên:

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .................................................................................................
1.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................
PHẦN 2. NỘI DUNG ..........................................................................................................................
2.1.Chiến lược cách mạng XHCN ở miền Bắc ..................................................................................
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ở miền Bắc ....................................................................................... .
2.1.2. Cách mạng XHCN ở miền Bắc ....................................................................................... .
2.1.3. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961
– 1965) ........................................................................................................................................ .
2.1.4. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)……………………..
2.1.5. Miền Bắc vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa sản xuất, vừa
làm nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam .........................................................................
2.1.6. Miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH .............................................................................. .
2.2. Chiến lược cách mạng DTDCND ở miền Nam .........................................................................
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử miền Nam ..........................................................................................
2.2.2. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954-1975) ...............................
2.2.3. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) .................................................................................
2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng ở miền bắc và miền Nam trong giai
đoạn 1954-1975 ...................................................................................................................................
2.3.1. Vai trò cách mạng của Miền Bắc ...................................................................................
2.3.2. Vai trò cách mạng của miền Nam ..................................................................................
2.3.3. Mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược ................................................................
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Một lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng ở
miền Bắc và miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là vấn đề này đóng vai trò quan trọng
trong sự hiểu biết và nắm bắt bản chất của cuộc chiến Việt Nam.
Thông qua nghiên cứu về mối quan hệ này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các lực lượng và nhóm đối
tác trong cuộc chiến, cũng như những tương tác và mâu thuẫn giữa chúng. Điều này cung cấp một cái
nhìn phức tạp hơn về sự phát triển và từng bước tiến của cuộc chiến, đồng thời giúp ta nhận thức rõ
hơn về tầm ảnh hưởng và vai trò của từng chiến lược trong cuộc chiến tổng lực.
Nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược này cũng cho phép chúng ta xem xét các
yếu tố lịch sử, chính trị và xã hội đặc thù của thời kỳ đó. Các vấn đề liên quan đến tư tưởng, mục tiêu,
lý tưởng, tổ chức, chiến thuật và mối tương quan giữa các lực lượng trong cuộc chiến có thể được tiếp
cận và phân tích một cách chi tiết và tổng thể.
Ngoài ra, nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng này đóng góp vào việc đánh giá và rút ra bài học từ
cuộc chiến Việt Nam. Bằng việc hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của từng chiến lược, chúng ta có
thể cung cấp những ý kiến và đề xuất về cách phát triển các chiến lược trong các cuộc chiến và xây
dựng hòa bình sau chiến tranh.
Vì vậy, lựa chọn đề tài nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng ở miền
Bắc và miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là mang tính quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc
trong việc hiểu và phân tích cuộc chiến Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài: “Phân tích làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng, cách mạng XHCN
ở Miền Bắc và cách mạng DTDCND ở Miền Nam trong giai đoạn 1954-1975” có mục tiêu là tìm
hiểu và phân tích sự tương quan, tương tác và mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng
diễn ra tại Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1954 đến 1975.
Nhiệm vụ của đề tài:
+ Nghiên cứu và phân tích cách mạng XHCN ở Miền Bắc: Tìm hiểu về các chính sách, biện pháp và
hoạt động của cách mạng XHCN ở Miền Bắc, như chiến lược quốc gia, chính sách kinh tế, chính
sách chính trị và cuộc sống đời sống của người dân trong khu vực này.
+ Nghiên cứu và phân tích cách mạng DTDCND ở Miền Nam: Nghiên cứu sự phát triển và diễn biến
của cách mạng DTDCND ở Miền Nam, bao gồm chính sách chính trị, văn hóa và quân sự, sự tương
tác với dân chúng và những yếu tố địa phương khác.
+ Phân tích sự tương quan và tương tác giữa hai cách mạng: Đối chiếu và tìm hiểu về sự tương quan,
tương tác và mối quan hệ biện chứng giữa hai chiến lược cách mạng ở Miền Bắc và Miền Nam. Phân
tích những yếu tố chung và khác biệt, sự ảnh hưởng lẫn nhau và sự phản đối hoặc ứng dụng các
phương pháp cách mạng của hai phe.
+ Đánh giá tầm quan trọng và ảnh hưởng của hai cách mạng: Đánh giá công hiệu, thành công và thất
bại của hai cách mạng và tầm quan trọng của chúng trong quá trình chiến tranh Việt Nam. Xem xét
cách mà hai cách mạng đã tạo điều kiện cho chiến thắng của miền Bắc và thất bại của miền Nam.
+ Sự phát triển và diễn biến của cuộc chiến tranh Việt Nam: Nghiên cứu sự phát triển tổng thể của
cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, bao gồm vai trò của các bên thứ ba và sự
tương tác của họ với hai cách mạng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu thông qua tài liệu: nhóm chúng em đọc và thu thập các tài liệu có sẵn trên
báo điện tử, mạng xã hội,… để thu được những thông tin về hai chiến lược cách mạng.
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG XHCN Ở MIỀN BẮC
I. Hoàn cảnh lịch sử ở miền Bắc
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Việt
Nam, Lào, Campuchia của Pháp ở Đông dương có sự giúp đỡ của Mỹ đã chấm dứt.
Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
Ngày 16/ 5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
II. Cách mạng XHCN ở miền Bắc
Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tuy nhiên, miền Bắc bước vào
khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn. 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng trăm
ngàn gia đình không có nhà ở, hàng chục vạn người không có việc làm, nhiều tệ nạn do xã hội cũ để
lại còn hoành hành, phần lớn xí nghiệp ngừng hoạt động, hàng hóa khan hiếm. Đảng và Nhà nước ta
đã tiến hành cải cách ruộng đất. Tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ta đã tiến hành 5 đợt cải cách.
Kết quả của 5 đợt cải cách, ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 810.000 ha ruộng đất, 106.448 trâu
bò, 148.565 ngôi nhà và 1.846.000 nông cụ cách loại do giai cấp địa chủ chiếm giữ chia cho
2.104.138 hộ nông dân lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình cải cách ta đã phạm phải một số sai lầm, khuyết điểm. Tháng 9/1956, Hội
nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương sửa chữa những sai lầm,
khuyết điểm trong quá trình thực hiện cải cách.
Trong nông nghiệp: nhân dân đã khôi phục sản xuất trên những vùng đất bỏ hoang, củng cố hệ thống
thủy nông, đê điều, đẩy mạnh sản xuất phân bón, gầy dựng lại số trâu bò bị thiệt hại trong chiến
tranh, cải tiến nông cụ, phương thức canh tác…
Trong công nghiệp: Ta đã khôi phục được 29 xí nghiệp cũ, xây mới 55 xí nghiệp mà chủ yếu là trong
lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.
Giao thông vận tải: Nhà nước đã đầu tư khá lớn cho lĩnh vực giao thông vận tải và bưu điện. Năm
1954 dành 54.4% tổng số vốn đầu tư cho xây dựng và kiến thiết cơ bản, năm 1956 giảm khôi phục
nhanh chóng xuống 28.4%, đến 1957 là 20.9%.
Thương nghiệp: nhà nước đẩy mạnh phát triển mậu dịch quóc doanh và hợp tác xã mua bán, ngoại
thương.
Các ngành văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh chóng: Từ năm 1955 đến 1957, Miền Bắc có hơn
1 triệu người thoát nạn mù chữ. Năm 1957, miền Bắc có 55 bệnh viện, 13 viện điều dưỡng, 85 bệnh
xã, 19.700 giường bệnh, 362 nhà hộ sinh, 5.130 ban phòng bệnh, nhiều bệnh xã hội, truyền nhiễm bị
đẩy lùi.
III. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965)
1. Hoàn cảnh
Miền Bắc giành được những thắng lợi quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển
kinh tế.
Miền Nam cách mạng có bước phát triển nhảy vọt với phong trào Đồng khởi.
2. Nội dung
Tháng 9/1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra ở Hà Nội, thông qua những nội dung
quan trọng sau:
Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết
tâm đấu tranh giữ vững hòa bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hòa bình thống nhất đất nước trên cơ
sở độc lập dân tộc và dân chủ.
Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền:
+ Miền Bắc: bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
+ Miền Nam: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ
và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
Xác định vai trò cách mạng của mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách
mạng cả nước.
+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp
giải phóng miền Nam.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, đều nhằm thực hiện một
nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất
đất nước.
Thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương
mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị.
IV. Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)
Miền Bắc là nền tảng, gốc rể đảm bảo cho sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập và thống
nhất tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định: Phải tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, biến miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho các mạng cả
nước. Để thực hiện nhiệm vụ đó, đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm
bước đầu công nghiệp hóa nước nhà.
1. Công nghiệp:
Nhà nước đã thực hiện những biện pháp và chính sách nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ
thuật và quản lý, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, cải tiến kỹ thuật… Kết quả sau 5 năm thực
hiện, ngành công nghiệp miền Bắc đã có những bước phát triển đáng kể: Công nghiệp phục vụ nông
nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp.
2. Nông nghiệp:
Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp là giải quyết vấn đề lương thực đồng thời coi trọng cây công
nghiệp, chăn nuôi, mở mang nghề cá, nghề phụ .. phấn đấu nâng cao mức sống của người nông dân,
làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc.
3. Văn hóa, giáo dục và y tế:
Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục để xây dựng một nền văn hóa
mới và con người mới Việt Nam.
Trong 5 năm (1961 – 1965) số trường phổ thông tăng từ 7.066 lên 10.294 trường, số trường đại học
từ 9 trường lên 18 trường.
Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tính đến năm 1965, đã có 70%
số huyện có bệnh viện, 90% số xã đồng bằng và 78% số xã miền núi có trạm y tế với đội ngũ y bác
sĩ, tăng gấp 5 lần so với năm 1960 (1.525 bác sĩ, 8.043 y sĩ).
Đời sống văn hóa được nâng cao, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm.
4. Quân sự, quốc phòng:
Trong giai đoạn 1961 – 1965, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung cho việc xây dựng quân đội chính
quy hiện đại theo kế hoạch quân sự lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng
miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân lớn mạnh không ngừng cả về chất
lượng và số lượng.
V. Miền Bắc vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa sản xuất, vừa làm
nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam.
1. Chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ lần thứ nhất
a) Âm mưu của Mỹ
Với âm mưu ngăn chặn chi viện giúp miền Nam được giải phóng, Đế quốc Mỹ quyết định thực hiện
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm mục đích phá hoại tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc
phòng, phá hủy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và ngăn chặn đường chi viện của
hậu phương lớn cho miền Nam.
b) Hành động của Mỹ và của ta trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, cùng lúc đó đế
quốc Mỹ sử dụng lực lượng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngày
4/8/1964, hải quân Mỹ tiến vào vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước sự khiêu khích trắng trợn của Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nổ súng trong tư thế tự vệ.
Ngày 5/8/1964, Mỹ cho máy bay ném bom và bắn phá một số nơi ở miền Bắc. Sau đó Mỹ huy động
một lực lượng hải quân và không quân rất lớn gồm hàng nghìn máy bay hiện đại thuộc 50 loại khác
nhau trong đó có máy bay ném bom chiến lược B52, F111 và các loại vũ khí hiện đại khác. Tháng
3/1965, Mỹ thực hiện “Chiến dịch Sấm rền” nhằm leo thang chiến tranh tại miền Bắc. Chỉ riêng năm
1965, con số mà Mỹ đã thực hiện không kích vào miền Bắc lên đến 55.000 lượt.
Trước tình hình đó, Đảng đã sáng suốt lãnh đạo quân và dân miền Bắc vừa kháng chiến chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ. Tháng 1/1965, Hội đồng quốc phòng đã họp và đề ra chiến lược chống
lại chiến tranh đặc biệt của Mỹ là tăng cường công tác phòng thủ đặc biệt là phòng không, đảm
bảo trị an và tất cả lực lượng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Năm 1968, quân ta đã mở cuộc phản
công “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968” gây bất ngờ lớn cho Mỹ-Ngụy.
c) Kết quả
Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng thì quân và dân miền Bắc đã chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ
một cách thành công tốt đẹpvà vẫn duy trì được con đường chi viện đến miền Nam ruột thịt chống lại
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
2. Chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ lần thứ hai
a) Âm mưu của Mỹ
Trước những tổn thất nặng nề khi Mỹ sa lầy vào chiến tranh Việt Nam, Mỹ muốn rút quân với điều
kiện phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chấp
nhận những điều kiện vô lý của Mỹ đối với Hiệp định Paris. Mỹ muốn giành thắng lợi quân sự nhằm
tạo ưu thế tuyệt đối trước chúng ta trên bàn đàm phán ở Paris.
b) Hành động của Mỹ và của ta trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai

Với những ý đồ trên thì ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ bấy giờ Richard Nixon đã chính thức phát
động chiến lược quân sự dùng không quân tấn công vào miền Bắc. Ngày 14/12/1972, Tổng thống
Richard Nixon vạch kế hoạch dùng mấy bay chiến lược tấn công vào Hà Nội. Ngày 18/12/1972,
“Chiến dịch LineBacker II” bắt đầu. Mỹ chủ yếu tấn công vào ba thành phố lớn ở miền Bắc là Thái
Nguyên, Hải Phòng và Hà Nội. Kể từ ngày 18/12/1972 đến ngày 30/12/1972, trênbầu trời miền Bắc
đã chứng kiến 663 lần đánh phá của máy bay B52, cùng lúc ta còn chứng kiến 3.920 lần cất cánh
của các loại máybay hộ tống B52 xuất phát từ căn cứ địch. Trong mười hai ngày đêm 5.000 quả bom
đã dội xuống miền Bắc.
c) Kết quả
Quyết tâm chống quân xâm lược Mỹ của dân tộc Việt Nam, bộ đội tên lửa đã xuất sắc bắn rơi nhiều
máy bay địch. Phối hợp với các lực lượng vũ trang và bán vũ trang, nhân dân ta cũng đã hỗ trợ khắc
phục hậu quả do bom đạn của Mỹ gây ra.
Từ “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá” qua bao công sức nỗ lực củaquân và dân ta thì nhân dân đã biến
vỏ những chiến máy bay B52, F111A… thành chén, bát, nồi, chảo… Đã có 34 chiếc máy bay B52, 5
chiếc F111A và 42 chiếc máy bay chiến thuật các loại đã bị bắn rơi. Chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ 2 bị phá sản.
VI. Miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ
sản xuất (1954-1960). Giai đoạn 1961-1965, miền Bắc bước sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng
nhấn mạnh Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cả
miền Bắc và miền Nam. Đại hội đã thông qua Kế hoạch 5 năm lầnthứ nhất (1961-1965) lấy xây dựng
chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm và đã có những thành tựu nhất định. Thông qua Nghị quyết của Đại
hội, toàn Đảng toàn dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện sứ mệnh thống
nhất Tổ Quốc.
2.2. CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG DTDCND Ở MIỀN NAM
I. Hoàn cảnh lịch sử miền Nam
Sau hiệp định Giơnevơ ( ký kết ngày 7/7/1945) nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai
chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Nam, Pháp rút quân khỏi miền Nam, Mỹ thay chân Pháp đưa Ngô
Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miề Nam thành thuộc
địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
II. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954-1975)
Đường lối kháng chiến: Quyết tâm và mục tiêu chiến lược với khẩu hiệu: “Quyết tâm đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”, “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ
tình huống nào".
Chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược
trong toàn quốc.
Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
cục bộ của Mỹ ở miền Nam.
Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết
tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu
tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”.
1. Giai đoạn 1954 – 1965: MIền Nam đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn
a. Âm mưu xâm lược của Mỹ đối với miền Nam
Đế quốc Mỹ muốn biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam. Xây dựng miền
Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông
Nam khi có điều kiện.
b. Thủ đoạn của Mỹ nhằm nhanh chóng thiết lập bộ máy chính quyền tay sai
Về quân sự, chúng xây dựng lực lượng quân đội cảnh sát, mật vụ được trang bị vũ khí phương tiện
chiến tranh hiện đại. Về kinh tế, Mỹ thực hiện chính sách cũ cây gậy và củ cà rốt. Về chính trị, Mỹ
đã ban bố độc lập giả hiệu cho chính quyền Ngụy. Và về văn hóa, chúngđào tạo đội ngũ trí thức phục
vụ cho Mỹ, Ngụy.
Bên cạnh đó, chúng còn thi hành quốc sách “tổ cộng, diệt cộng”,lập “khu trù mật”, “khu dinh điền”,
nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước kháng chiến cũ, thẳng tay đàn áp phong
trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.
Ngày 5/1959, chính quyền Sài Gòn ban hành Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm
cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.
c. Đường lối đánh bại chiến lược Chiến tranh đơn phương của Mỹ - Ngụy (1954-1960)
Từ ngày 15 đến ngày 17/7/1954, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Hiện
nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp
của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Nghị quyết Bộ Chính trị, tháng 9-1954, nêu rõ 3 nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền
Nam là: Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định; Chuyển hướng công tác cho phù hợp điều kiện mới; Tập
hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất, độc lập, đấu tranh nhằm lật đổ chính
quyền bù nhìn thân Mỹ, hoàn thành thống nhất Tổ quốc.
Hội nghị thứ 13 ban chấp hành Trung ương khóa II, Đảng ta nhận định: “ta đang đồng thời chấp
hành hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Mục tiêu chung của cả hai cuộc cách mạng là giải phóng miềnNam, thống nhất Tổ quốc”.
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách
mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang.
Thắng lợi của “Đồng khởi" dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
(20/12/1960), giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mỹ
và tay sai, nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới
hòa bình thống nhất Tổ quốc.
d. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1960-1965)
Vào cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ
buộc chuyển sang thực hiện chiếnlược “Chiến tranh đặc biệt”.
Chúng vạch ra những âm mưu và thực hiện nhiều thủ đoạn. Thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: "Kế
hoạch Staley – Taylor” và “Kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara ". Tăng cường xây dựng quân đội Sài
Gòn với nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Ra sức dồndân, lập “Ấp chiến lược".
*Diễn biến:
Từ 1961 - 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, đầu tranh chống và phá
“Ấp chiến lược". Cuối năm 1962,ta kiểm soát trên mửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.
Trên mặt trận quân sự: 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trậnẤp Bắc. Nhờ đó đã dấy lên phong trào
“Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lậpcông”.
Đấu tranh chính trị diễn ra mạnh mẽ khắp đô thị lớn, nổi bật là cuộc đấu tranh của đội quân tóc dài.
Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính phủ Ngô Đình Diệm.
Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương Văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài
Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Đông Xuân năm 1964 -1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã ( 02/12/1964), đánh bại chiến
lược “trực thăng vận” và “thiết xavận”. Sau đó tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng
Xoài... Tháng 6/1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị thất bại.
2. Giai đoạn 1965 – 1973: Nhân dân miền Nam chiến xâm lược
a. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968)
Khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục
bộ" ở miền Nam.
Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2
mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 nhằm “tìm diệt" và “bình định" vào vùng căn cứ kháng chiến
hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta.
Chúng ta thực hiện tấn công khắp nơi và đập tan được các cuộc hành quân của Mỹ. Từ thành thị đến
nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá “Ấp chiến lược”, đòi Mỹ rút về
nước, đòi tự do dân chủ. Uy tín Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam gia tăng. Cương
lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổchức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.
b. Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”
(1969-1973)
Sau thất bại của “Chiến tranh cục bộ", Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh",
nhằm thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh" có sự phối
hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉhuy.
Mỹ thực hiện hàng loạt các thủ đoạn như: “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”, “dùng
người Đông Dương đánh người Đông Dương”, tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với
Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam, sẵn sàng Mỹ hoá trở
lại cuộc chiến tranh khi cần thiết.
Trước tình hình đó, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, Campuchia thực hiện các cuộc
hành quân và giành được nhiềuthắng lợi cách mạng. Đặc biệt thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược
năm 1972 đã giáng đòn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố
“Mỹ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh").
Song song, chúng ta còn giành được những thắng lợi về chính trị và ngoại giao. Ngày 6/6/1969,
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, được 23 nước công
nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.Tháng 4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt
Nam – Lào – Campuchia, biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết.
III. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
1. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiến”
a. Âm mưu và hành động mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn

Trước ngày ký Hiệp định Pari, Mỹ chuyển giao các căn cứ quân sựMỹ cho chính quyền Sài Gòn cùng
với viện trợ khẩn cấp một lượng vật chất khổng lồ(1) – Mỹ dung túng và cùng với chính quyền Sài
Gòn phá hoại Hiệp định Paris, nhất là ba vấn đề: ngừng bắn, thả tù chính trị và thực hiện các quyền
tự do dân chủ ở miền Nam. Chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở
những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.
b. Cuộc chiến đấu chống địch phá hoại Hiệp định Paris
Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 21, nhận định kẻ thù vẫn là đế
quốc Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Thực hiện nghị quyết 21, cuối năm 1973, quân và dân miền Nam đã chủ động mở các cuộc tiến công,
trọng tâm là đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội ở Đường 14 –
Phước Long (6/1/1975). Trận trinh sát chiến lược Phước Long cho thấy rõ sự suy yếu của quân đội
Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mỹ là rất hạn chế.
2. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
a. Chủ trường, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (mở rộng) cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương,
kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976.
Hội nghị nhấn mạnh, nếu thời cơ chiến lược đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng
hoàn toàn miền Nam trong năm 1975, cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt
hại về người và của cho nhân dân
b. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975
*Chiến dịch Tây Nguyên (Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975)
4/3/1975, Quân ta đánh nghi binh ở Playku va Kon Tum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó.
Ngày 10/3/1975, ta mở cuộc tấn công vào Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi.
Ngày 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành.
Sau 2 đòn đau nói trên, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh
thần, hàng ngũ rối loạn.
Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ lực lượng khỏi Tây Nguyên, về giữ vùng
duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày
24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.
*Các chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975)
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang
tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước
tiên là mở các chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng.
+ Diễn biến:
Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/3/1975, quân ta đánh chặn các đường rút chạy của chúng, hình
thành thế bao vây thành phố Huế. Ngày 25/3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau thì giải phóng
thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian này, ta tổ chức tiến công, tiêu diệt nhiều vị trí
địch ở phía Nam Đà Nẵng như Tam Kỳ, Chu Lai, Quảng Ngãi, đẩy Đà Nẵng vào thế bị cô lập.
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam, căn cứ quân sự liên hợp hải – lục – không quân lớn nhất
của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Ngày 29/3, quân ta từ 3 phía Bắc, nam và Tây tiến công giải phóng Đà
Nẵng, đập tan 10 vạn quân địch.
Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và
một số tỉnh Nam Bộ nổi dậy đánh địch, giành quyền làm chủ. Các đảo biển miền Trung lần lượt được
giải phóng.
*Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975):
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang.
Do các phòng tuyến phòng thủ bị chọc thủng và Phnôm Pênh được giải phóng, nội bộ Mỹ và
chính quyền Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày 18/4/1975, tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết
người Mỹ khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4, Nguyễn văn Thiệu từ chức tổng thống.
17h ngày 26/4, năm cánh quân, với lực lượng tương đương 5 quân đoàn, nhanh chóng vượt qua
các tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của
địch.
10h45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Chính phủ
Trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí
Minh toàn thắng.
Cùng thời gian trên, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại tiến công và nổi dậy, theo
phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Đến ngày 2/5/1975,
Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
2.3. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG Ở
MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1975
I. Vai trò cách mạng của miền Bắc
1. Giai đoạn 1954 – 1960:
Khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1975)
Cải tạo quan hệ sản xuất (1958-1960)
2. Giai đoạn 1960 -1975:

Về nghĩa vụ hậu phương: nổi tiếng với khẩu hiệu như “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người”. Tham gia xây dựng hoàn hiện những tuyến đường huyết mạch như đường Hồ Chí Minh,
đường ống dẫn dầu nối liền từ miền Bắc và miền Nam để thực hiện chi viện; gửi vào Miền Nam hàng
chục vạn bộ đội, cán bộ, chiến sĩ.

Hai lần làm thất bại âm mưu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ( lần thứ nhất từ 08/1964 -
11/1968, lần thứ hai từ 04/1972 – 01/1973), giành được nhiều thắng lợi to lớn nhất là trong 12 ngày
đêm cuối năm 1972 làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, gây tổn thất nặng nề và buộc Mỹ quay
lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Pari (1973).
Với nước bạn Lào và Campuchia: viện trợ giúp đỡ và phối hợp với nhau để giữ vững hành lang chiến
lược Đông Tây, làm phá sản âm mưu Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ.

II. Vai trò cách mạng của Miền Nam


1954 – 1960: Đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương.
1961 – 1965: Đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt.
1965 – 1968: Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ.
1968 – 1973: Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
1973 – 1975: Đánh bại hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
III. Mối quan hệ biến chứng giữa hai chiến lược
Hai chiến lược cách mạng tuy vị trí khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng, quy định và tác
động lẫn nhau, nên phải tiến hành đồng thời. Cách nạng ở miền Bắc và cách mạng ở miền Nam
thuộc 2 chiến lược khác nhau song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền
Nam, hòa bình, thống nhất đất nước cho nên quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thúc
đẩy nhau cùng phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) nhận định rằng nhiệm vụ
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: "nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn
bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta". Con cuộc cách
mạng miền Nam "có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước".
Trong sự phát triển của toàn bộ cuộc cách mạng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là
“nhiệm vụ quyết định nhất" bởi vì miền Bắc phải càng vững mạnh thì miền Nam mới có hậu
phương càng vững chắc. Miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa mới có thể trở thành nền tảng để thực
hiện cách mạng giải phóng miền Nam nói riêng và củng cố nền hòa bình cho toàn Đông Dương nói
chung.
Tóm lại, cả hai cuộc cách mạng đều hướng đến giải quyết mâu thuẫn chung đó là mâu thuẫn giữa
Đảng, nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai. Đều hướng đến một mục đích là thống nhất lãnh
thổ toàn quốc. Do đó, tuy mỗi cuộc cách mạng giải quyết một vấn đề nhưng tựu trung lại cả hai luôn
gắn bó chặt chē, phối hợp, tạo điều kiện cho nhau. Tất cả tạo nên mối quan hệ biện chứng giữa cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam năm 1954-
1975.

You might also like