You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



BÀI TẬP LỚN


MÔN TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ

VAI TRÒ CỦA MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN


CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

(1954 - 1975)

LÊ THÀNH ĐẠT
VÕ THU HIỀN

Bình Dương, Tháng 11 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ



BÀI TẬP LỚN


MÔN TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN


CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

(1954 - 1975)

Chuyên ngành : Quan hệ Quốc tế


GVHD : TS. Phạm Thúc Sơn
SVTH - MSSV : Lê Thành Đạt - 2123102060140
Võ Thu Hiền - 2123102060015

Bình Dương, Tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................2

1. Khái quát bối cảnh lịch sử năm 1954......................................................................2

2. Miền Bắc cung cấp nhân lực cho miền Nam..........................................................3

3. Miền Bắc cung cấp vật lực cho miền Nam..............................................................3

4. Miền Bắc cung cấp tài lực cho miền Nam...............................................................4

4.1. Giai đoạn từ tháng 7-1954 đến hết năm 1960..................................................4

4.2. Giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965.....................................................5

4.3. Giai đoạn từ năm 1965 đến 1968......................................................................6

4.4. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973..............................................................6

4.5. Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1975..............................................................7

5. Miền Bắc có vai trò quyết định................................................................................7

6. Niền Bắc là cơ quan đầu não của cách mạng..........................................................8

PHẨN TỔNG KẾT.........................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................11


PHẦN MỞ ĐẦU
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta từ năm 1954 đến 1975,
là một trong những giai đoạn có vai trò quan trọng, góp phần vẽ nên bức tranh lịch sử của
dân tộc trải dài hơn 4000 năm. Khi nhắc đến giai doạn lịch sử ấy, chúng ta đã được học và
nghe về những trận chiến đấu hào hùng của quân và dân ta trên khắp tất cả các mặt trận.

Góp phần vào những thắng lợi trên các chiến trường trong giai đoạn ấy, không thể
không kể đến vai trò của miền Bắc.

Vào giai đoạn ấy thực dân Pháp mới vừa rút khỏi miền Bắc theo Hiệp Định
Geneve 1954, để lại những thiệt hại vô cùng nặng nề, chúng còn cố ý phá hoại những
công trình, nhà máy trước khi rút quân. Đứng trước tình hình ấy đòi hỏi Đảng và quân dân
ta phải quyết tâm xây dựng và phát triển miền Bắc trong điều kiện vô cùng khó khăn.

Khó khăn thiếu thốn là vậy, nhưng hậu phương miền Bắc chưa bao giờ bỏ rơi tiền
tuyến miền Nam. Trong suốt quãng thời gian kháng chiến chống Mỹ, Đảng và quân dân
miền Bắc luôn hăng say làm việc, lao động tranh thủ mọi thời cơ, nguồn lực sẵn có để chi
viện cho miền Nam.

Không biết bao nhiêu chàng trai, cô gái đã gác lại hạnh phúc riêng của bản thân để
lên đường vào Nam. Không biết bao nhiêu gia đình đã phải chia tay người thân tham
chiến ở miền Nam. Không biết bao nhiêu chuyến xe, bao nhiêu cuộc hành quân ngày đêm
không ngừng nghĩ của cán bộ chiến sĩ vận chuyển nhu yếu phẩm để kịp thời mang đến
cho chiến trường miền Nam.

Trong bài tập lớn kết thúc môn học lần này chúng em chọn đề “VAI TRÒ CỦA
MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA DÂN
TỘC VIỆT NAM (1954 - 1975)” , nhằm tìm hiểu rõ hơn nữa những vai trò và đóng góp
của quân dân miền Bắc dành cho miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

1
PHẦN NỘI DUNG

1. Khái quát bối cảnh lịch sử năm 1954


Sau hiệp định Geneve 1954, quân dân ta tiếp quản miền Bắc trong điều kiện vô
cùng khó khăn.

Chiến tranh làm kinh tế miền Bắc vốn đã nghèo nàn, lạc hậu càng trở nên tiêu điều.
Trong nông nghiệp – ngành kinh tế của miền Bắc lúc đó, có hơn 1.400.000 hécta đất bị bỏ
hoang. Hàng chục vạn nông dân không có nhà ở; nhiều công trình thủy lợi bị địch tàn
phá; hàng chục vạn trâu bò bị Pháp giết trong các chiến dịch càn quét. Trong công nghiệp,
hầu hết các cơ sở sản xuất thiếu máy móc, vật liệu hoặc trang bị quá lạc hậu. Ngành khai
thác mỏ giảm chỉ còn một nữa so với trowsc chiến tranh. Đa số nhân dân các vùng dân tộc
thiểu số ở khu vực rừng núi phía Bắc vẫn trong tình trạng du canh du cư, không ít người
vẫn sống bằng săn bắt hái lượm.1

Ở miền Nam Mĩ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, nhằm chia cắt đất nước ta.

Tháng 11-1954, Mĩ cử tướng Côlin (L.Colins) sang làm đại sứ ở Sài Gòn. Côlin đề
ra kế hoạch 6 điểm để củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm độc chiếm miền Nam
bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Kế hoạch Côlin gồm những vấn đề sau:

- Bảo trợ chính quyền Diệm. Viện trợ thẳng cho chính phủ Sài Gòn.

- Xây dựng quân đội Nam Việt Nam gồm 15 vạn người do Mỹ trang bị, huấn
luyện.

- Bầu cử quốc hội ở miền Nam, hơp pháp hóa chính quyền Sài Gòn.

- Định cư cho số người công giáo miền Bắc di cư vào Nam và vạch kế hoạch cải
cách điền địa.

- Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng hóa Mĩ ở miền Nam.
1
Nguyễn Đình Lê(2010), Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975, tr8
2
- Đào tạo các bộ hành chính1

Như vậy sau năm 1954, tình hình nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với
những khó khăn và thách thức khác nhau. Nhưng mục tiêu chung vẫn là thống nhất Đất
Nước. Để hoàn thành được mục tiêu chung ấy, vai trò của hậu phương miền Bắc là vô
cùng quan trọng.

2. Miền Bắc cung cấp nhân lực cho miền Nam


Dẫu biết rằng chiến trường tàn khóc, không thể tránh khỏi đau thương mất mát,
nhưng trong giai đoạn này quân dân miền Bắc một lòng hướng về miền Nam ruột thịt.
Những năm tháng ấy có không ít thanh niên từ để lại gia đình, để lại tình yêu, để viết đơn
tình nguyện gia nhập quân đội, tham gia tếp viện cho miền Nam.

Trong những năm tháng ấy, toàn miền Bắc đã huy động trên 3 triệu người phục vụ
chiến tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5 triệu
người. Có tới trên 70% số hộ gia đình ở miền Bắc có người thân chiến đấu trên các chiến
trường; trên đồng ruộng, phụ nữ chiếm trên 63% trong số lao động trực tiếp, để nam giới
đi đánh giặc, cứu nước2.

Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ,
chiến sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.3

3. Miền Bắc cung cấp vật lực cho miền Nam


Những cuộc hành quân của các thanh niên xung phong, các cán bộ chiến sĩ vào
miền Nam tiếp viện. Cũng đã mang theo nhiều vũ khí, đạn dược, thuốc men, nhu yếu
phẩm cần thiết cho chiến trường miền Nam.

Hiểu được khó khăn và thiếu thốn về vật chất của chiến trường miền Nam. “Bộ
Chính trị đã giao nhiệm vụ cho Quân ủy Trung ương nghiên cứu, nhanh chóng mở tuyến
giao thông vận tải và đến giữa năm 1959, đường Hồ Chí Minh trên bộ chính thức được
11
Trương Hữu Huỳnh, Đinh Xuân Lâm & Lê Mậu Hãn(2008),Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, tr980.
2
Theo TTXVN(2020), Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ, truy xuất từ https://thanhtra.com.vn/chinh-
tri/doi-noi/tat-ca-vi-tien-tuyen-tat-ca-de-danh-thang-giac-my-xam-luoc-164370.html, ngày 25/11/2021(8:55).
33
2 Võ Đức An(2021), VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MĨ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975), truy xuất từ https://bom.so/sHw5Su, ngày 25/11/2021(9:00).
3
triển khai. Buổi đầu, tuyến vận tải đường bộ dựa vào đường dây Thống Nhất để thực hiện
nhiệm vụ, chủ yếu làm công tác giao liên, vận chuyển một số vật chất bằng phương pháp
gùi thồ, chú trọng phòng tránh, giữ bí mật tuyệt đối để bảo vệ lực lượng, bảo vệ mục tiêu,
nhiệm vụ”.1

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1959 đến năm 1975 hậu phương miền
Bắc đã chi viện cho các chiến trường gần 700.000 tấn vật chất (gấp 2 lần số lượng vật
chất khai thác tại chỗ), trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Đó là chưa
kể đến sự hy sinh xương máu của bộ đội, dân công làm công tác vận chuyển. Nhưng dù
thế nào, bom đạn ác liệt của kẻ thù cũng không thể làm lay chuyển được tinh thần và ý chí
của nhân dân miền Bắc tất cả vì miền Nam ruột thịt.2

4. Miền Bắc cung cấp tài lực cho miền Nam


“Miền Bắc là gốc” Là một câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi miền
Bắc gắn liền với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Vì vậy, vai trò của miền Bắc đã được
xác định rõ ngay từ đầu và rất sớm. Đảng ta chủ trương vừa ra sức ổn định củng cố và xây
dựng miền Bắc theo hướng xã hội chủ nghĩa, vừa không ngừng đẩy mạnh cách mạng
miền Nam phù hợp với điều kiện trong nước ta và quốc tế hồi đó, để đưa sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước, quốc gia, toàn thắng.

4.1. Giai đoạn từ tháng 7-1954 đến hết năm 1960


Trong thời kỳ này ở miền Bắc, quân đội ta tập trung thực hiện một số nhiệm
vụ trước mắt là toàn dân phục chế hậu quả chiến tranh, chấn chỉnh tổ chức, cải tiến
trang bị, bước đầu xây dựng theo hướng bình thường hóa , hiện đại hóa. Công tác
tổng kết kinh nghiệm Kháng chiến chống Pháp được triển khai. Huấn luyện quân
sự, diễn tập và diễn tập

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa 2 (năm 1955) nhận định, miền
Bắc là chỗ đứng của ta, bất kể trong tình hình nào miền Bắc cũng phải được củng

11
Hồ Khang(2020), Hậu phương miền Bắc với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Hồ Chí Minh, truy xuất từ
https://bom.so/y38Zur, ngày 25/11/2021(15:00)
22
Theo TTXVN(2020), Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ, truy xuất từ https://thanhtra.com.vn/chinh-
tri/doi-noi/tat-ca-vi-tien-tuyen-tat-ca-de-danh-thang-giac-my-xam-luoc-164370.html, ngày 25/11/2021(17:00)
4
cố. Hội nghị nhấn mạnh, muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức
củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân
miền Nam… Đường lối củng cố miền Bắc của ta là củng cố và phát triển chế độ
dân chủ nhân dân tiến dần từng bước vững chắc đến chủ nghĩa xã hội.1

Việt Nam tiến hành chiến tranh trong điều kiện lâu dài, tự lực cánh sinh là
chính nên phải coi trọng chuẩn bị hậu phương về kinh tế. Kinh tế có phát triển, hậu
phương mới có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu ngày càng lớn của chiến
tranh, mới đủ sức đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh để đi đến thắng lợi cuối
cùng. Mặt khác, kinh tế có phát triển mới có điều kiện nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân ở hậu phương mới duy trì và bồi dưỡng được sức dân
trong điều kiện chiến tranh ác liệt kéo dài. Nhân dân miền Bắc thực hiện mỗi người
làm việc bằng hai với khẩu hiệu là “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc
Mĩ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…

4.2. Giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965


Sự chi viện của miền Bắc lúc này là nhân tố quyết định đến thắng lợi của
nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực không ngừng của toàn quân, toàn
dân, năm 1965, hậu phương miền Bắc xây dựng được 18.600 hợp tác xã bậc cao,
trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, “Gần 700 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc
trên một héc-ta mỗi năm. Về công nghiệp, toàn miền Bắc có 1.132 xí nghiệp, trong
đó có 205 xí nghiệp trung ương. Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm công -
nông nghiệp từ 42,4% năm 1960 lên 53% năm 1965. 90% hàng tiêu dùng thiết yếu
và một phần tư liệu sản xuất do các ngành công nghiệp trung ương và địa phương
đảm bảo. Ngoài ra, hệ thống giao thông vận tải, bưu điện cũng được mở rộng và
nâng cấp được trang bị thêm phương tiện, máy móc, thiết bị mới”.1
11
Dương Hồng Anh(2015), Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truy
xuất từ https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/35427/hau-phuong-mien-bac-xa-hoi-chu-
nghia-trong-khang-chien-chong-my%2C-cuu-nuoc.aspx, ngày 25/11/2021(19:00)
11
Dương Hồng Anh(2015), Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truy
xuất từ https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/35427/hau-phuong-mien-bac-xa-hoi-chu-
5
4.3. Giai đoạn từ năm 1965 đến 1968
Quân dân miền Bắc quyết tâm vừa đánh thắng Mỹ vừa đảm bảo sản xuất và
đời sống, vừa tích cực chi viện cho miền Nam. Nhận cùng một lúc 2 nhiệm vụ, cho
thấy vai trò,chức năng của miền Bắc rất quan trọng trong công cuộc chống Mĩ cứu
nước. Đến cuối năm 1968, quân dân miền Bắc đã bắn rơi, bắn cháy 3.234 máy bay,
diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mỹ, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt
kích Mỹ-Ngụy, đánh bại chiến tranh phá hoại lần 1 bằng không quân và hải quân
của Mỹ.2

Từ đấy chính phủ Mĩ phải tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc
và phải ngồi vào bàn thương lượng ở Hội nghị Paris (1968-1973). Mĩ phá sản hoàn
toàn trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

4.4. Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973


Miền Bắc phải đương đầu và đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng
không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, là những năm vừa sản xuất vừa chiến
đấu, vừa dốc sức vào chiến trường chính là miền Nam, cùng chiến trường Lào và
cả chiến trường Campuchia từ tháng 4/1970

Chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc, nổi bật là đánh thắng cuộc
tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến
tranh.Miền Bắc tiếp tục động viên với quy mô lớn và liên tục tiếp sức người, sức
của để cung cấp cho tiền tuyến, đồng thời phải chiến đấu kiên cường để chống hai
lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Nhân dân miền Bắc đã khẩn trương bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương do chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chấp
hành các nghị quyết của đảng.

nghia-trong-khang-chien-chong-my%2C-cuu-nuoc.aspx, ngày 25/11/2021(19:00)


22
VIETNAMDEFENCE(2009), truy xuất từ
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/khoinghiachientranh/Cuoc-khang-chien-chong-My-cuu-nuoc-
19541975/20099/48704.vnd, ngày 25/11/2021(19:20)
6
Sau ba năm phấn đấu gian khổ, từ năm 1969 đến năm 1972, tình hình khôi
phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển biến tốt đẹp.
Như trong nông nghiệp, năm 1969 diện tích các loại cây trồng đều vượt năm 1968,
riêng diện tích và sản lượng lúa tăng khá nhanh, chăn nuôi cũng phát triển mạnh.
Trong công nghiệp, hầu hết các xí nghiệp bị đánh phá đã dần khôi phục1.

4.5. Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1975


Từ đầu năm 1973 – 1974 đến đầu năm 1974 – 1975, miền Bắc đưa vào
chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu,
thuốc men, lương thực, thực phẩm.

Nguồn chi viện cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của quân dân
miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc
chiến đấu đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và giải phóng hoàn
toàn miền Nam.

Miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia,
thường xuyên chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai nước bạn; góp
phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương trong cuộc
chiến đấu chống kẻ thù chung.

5. Miền Bắc có vai trò quyết định


Sở dĩ Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự phát
triển của cách mạng cả nước vì nó là cơ sở cho sự phát triển của cách mạng cả nước Việc
tiến công xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ tạo cơ sở vững chắc để hỗ trợ miền
Nam kháng chiến chống Mỹ xâm lược và viện trợ cho miền Nam.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có thể nhanh chóng tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, đưa cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới.

11
Theo tạp chí Xây Dựng Đảng, Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kì Quá Độ Lên Xã Hội Chủ Nghĩa,
trích xuất từ http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/Van-kien-Dang-Nha-nuoc/2011/3525/cuong-linh-
xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len.aspx, ngày 26/11/2021(8:00)
7
Cụ thể miền Bắc đóng vai trò là căn cứ địa lớn của cách mạng cả nước, cung cấp
sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam. Tiếp nhận nguồn viện trợ của quốc tế và huy
động nguồn nhân tài, vật lực to lớn, kịp thời, có hiệu quả cho tiền tuyến miền Nam và các
chiến trường nước bạn Lào và Campuchia.

Đồng thời bảo vệ miền Bắc trước hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ, góp phần
đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Động viên về chính trị, tinh thần cho tiền tuyến.

Do vậy hậu phương miền Bắc là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến, đặc là ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, tạo ra nguồn sức mạnh to lớn
để nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975.

6. Niền Bắc là cơ quan đầu não của cách mạng


Xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị tư tưởng là vấn đề cốt lõi và xuyên
suốt toàn bộ quá trình cách mạng. Bác Hồ chỉ rõ, muốn xây dựng được hậu phương vững
mạnh, vấn đề đầu tiên là phải xây dựng lực lượng chính trị, lấy xây dựng lực lượng chính
trị là then chốt. Cũng nói gián tiếp cho việc miền Bắc phải vững mạnh thì miền Nam mới
được giải phóng.

Trung ương Đảng ta đã sớm xác định nhiệm vụ xây dựng miền Bắc thành căn cứ
địa cách mạng của cả nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng
9/1960) của Đảng khẳng định: “...Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Do đất nước tạm bị
chia hai miền, mỗi miền thực hiện một chiến lược cách mạng trong những điều kiện
không giống nhau, nên khi phân tích vị trí và mối quan hệ giữa hai miền, Hội nghị lần thứ
7 của Trung ương Đảng (khóa III) đã xác định: “Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối
với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trò
quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, để

8
giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân”. 1

Miền Bắc đã phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng cả nước và hậu phương lớn
của cách mạng miền Nam từ rất sớm, ngay từ khi cả nước chuyển từ chiến tranh sang hòa
bình sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực.

11
Hoàng Dũng(2005), Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, truy xuất từ https://cand.com.vn/Su-kien-
Binh-luan-thoi-su/Vai-tro-cua-mien-Bac-trong-khang-chien-chong-My-i6062/, ngày 26/12/2021(12;00)
9
PHẨN TỔNG KẾT
Cuối cùng những năm tháng hào hùng đã trôi qua, nhưng những thắng lợi, những
chiến tích của nhân dân ta trong công cuộc kháng Mĩ cứu nước sẽ khắc ghi mãi trong tâm
hồn người Việt, sẽ ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những mốc son chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ
con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.

Để có được thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ như ngày hôm nay thì
đầu tiên phải kể đến Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập
tự chủ, với ý thức làm chủ vận mệnh “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tiếp đến chính
là đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Nhân dân miền Bắc
hăng say lao động tạo ra cơ sở vật chất xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững
chắc chi viện toàn diện và liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam mà nòng cốt là lực
lượng vũ trang ba thứ quân và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Nhìn chung để được toàn thắng như ngày hôm nay một phần là nhờ vào vai trò,
nhiệt huyết của nhân dân miền Bắc. Không chỉ hỗ trợ về mặt Nhân lực - Vật lực - Tài lực
mà còn là sự quyết định chiến thắng, là cơ quan đầu não của miền Nam thân thương.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Đức An(2021), VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975), truy xuất từ VAI TRÒ CỦA HẬU
PHƯƠNG MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

(ninhthuan.edu.vn), ngày 25/11/2021(9:00).


2. Dương Hồng Anh(2015), Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, truy xuất từ https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-
tai/-/2018/35427/hau-phuong-mien-bac-xa-hoi-chu-nghia-trong-khang-chien-chong-my
%2C-cuu-nuoc.aspx, ngày 25/11/2021(19:00)
3. Hoàng Dũng(2005), Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, truy xuất từ
https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Vai-tro-cua-mien-Bac-trong-khang-chien-
chong-My-i6062/, ngày 26/12/2021(12;00)
4. Tạp chí Xây Dựng Đảng, Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kì Quá Độ Lên
Xã Hội Chủ Nghĩa, trích xuất từ
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/Van-kien-Dang-Nha-nuoc/
2011/3525/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len.aspx, ngày
26/11/2021(8:00).
5. VIETNAMDEFENCE(2009), truy xuất từ
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/khoinghiachientranh/Cuoc-khang-
chien-chong-My-cuu-nuoc-19541975/20099/48704.vnd, ngày 25/11/2021(19:20)
6. Trương Hữu Huỳnh, Đinh Xuân Lâm & Lê Mậu Hãn(2008),Đại cương lịch sử Việt
Nam toàn tập, Nxb Giáo Dục.
7. Hồ Khang(2020), Hậu phương miền Bắc với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn -
Hồ Chí Minh, truy xuất từ Hậu phương miền Bắc với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn – đường Hồ Chí
Minh (qdnd.vn), ngày 25/11/2021(15:00)
8. Nguyễn Đình Lê(2010), Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975, Nxb Giáo Dục Việt Nam
9. Theo TTXVN(2020), Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ, truy xuất từ
https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/tat-ca-vi-tien-tuyen-tat-ca-de-danh-thang-giac-
my-xam-luoc-164370.html, ngày 25/11/2021

11

You might also like