You are on page 1of 12

Lịch Sử Đảng

Lời đầu tiên cho em xin phép gửi lời chào đến cô và các bạn đã có mặt trong buổi
ngày hôm nay (vỗ tay) Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng nghe câu nói: “Dân
ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, Là một người dân của
nước Việt Nam chúng ta không thể không biết đến cuộc kháng chiến chỗng Mỹ,
giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Vào năm 1954 Hiệp Đinh Giơ ne vơ được ký kết, miền bắc được giải phóng, trở
thành hậu phương của cả nước, tuy nhiên nước ta cũng phải đối mặt những khó
khăn như đất nước bị chia cắt thành 2 miền ở vĩ tuyến 17 với hai thể chế chính trị
khác nhau, Miền Bắc đã được gphong nhưng gặp vấn đề lớn về kinh tế,
Miền Nam thì Mỹ đã hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền tay sai nhằm biến miền
Nam thành thuộc địa kiểu mới. Đứng trước những khó khăn ấy, Đảng và nhà nước
ta đã có những đường lối cách mạng đúng đắn phù hợp, đánh thẳng vào những
điểm yếu của địch, vậy trong quá trình đấu tranh ấy, hai miền Nam Bắc đã đạt được
những thành tựu gì hãy cũng nhóm 3 tìm hiểu về Thành Tựu Cách Mạng 2 miền
trong cuộc kháng chiến chống mỹ, thống nhất đất nước ( 1954 – 1975)

MIỀN BẮC
Giai đoạn 1954 – 1964
Miền Bắc thực hiện khôi phục kinh tế, quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội .
+Nông nghiệp: cải cách khai khuẩn đất hoang đất trống, chăm lo cơ sở vật chất,
nhờ đó nạn đói đã bị đẩy lùi góp phần ổn định chính trị an ninh xã hội
+Công nghiệp: các xí nghiệp quan trọng đã đc khôi phục sản xuất, các nhà máy
mới được xây dựng
+Ngoại thương: dần dần tập trung vào nhà nước, đến cuối năm 1957 đã đặt quan
hệ buôn bán với 27 nước
+Giao thông vận tải: đã khôi phục 700km đường sắt, sửa chữa xây dựng thêm
đường ô tô nhiều bến cảng hình thành: hải phòng, cẩm phả
+Văn hóa, giáo dục, y tế: được đẩy mạnh phát triển: một số trường đại học thành
lập, hơn 1 triệu người được xóa nạn mù chữ…
Miền Bắc thực hiện cải cách ruộng đất cùng với khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Tháng 7 – 1956:
Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến bị xoá bỏ hoàn toàn, hơn 9 triệu người
trong hơn 2 triệu hộ nông dân lao động được chia hơn 810.000 ha ruộng đất
Cải cách ruộng đất cơ bản được hoàn thành ở đồng bằng, trung du, miền núi.

Nhân dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất

Miền Bắc thực hiện cại tạo xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị tiền đề xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Miền Bắc
Sau ba năm 1958 – 1960 Miền Bắc đã xây dựng được 41.401 hợp tác xã với 86%
số hộ nông dân chiếm 76% số đất canh tác.

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã tạo
nên những chuyển biến lớn trong nên kinh tế và xã hội ở miền bắc nước ta, củng cố
và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội trở thành hậu phương vững mạnh cho sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.

MIỀN BẮC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM (1960 – 1965)

Trên cơ sở thực Miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa,
Đảng lãnh đạo tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm và đã đạt được kết quả

1. Công nghiệp:

- Có 1132 xí nghiệp được xây dựng trong đó

+ Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí,
phân đạm Bắc Giang,…

+ Công nghiệp nhẹ: khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy
đường Vạn Điểm,…

- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp
miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.

2. Nông nghiệp:

- Đại bộ phận 88.8 % hộ nông dân tham gia hợp tác xã

- Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học - kỹ thuật.

- Hệ thống thủy nông phát triển.


- Nhiểu hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.

3. Thương nghiệp:

- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển nên chiếm lĩnh được thị
trường.

- Góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

4. Giao thông:

- Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được xây
dựng, củng cố, hoàn thiện.

- Phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.

5. Giáo dục - y tế:

- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

- Xây dựng mạng lưới y tế đến tận huyện, xã.

6. Nghĩa vụ hậu phương:

- Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men.

- Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào Nam chiến
đấu và xây dựng vùng giải phóng.
Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan (1957)

Công nhân tại nhà máy dệt 8-3

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc-Hưng-Hải (1958)

Giai đoạn 1965 – 1975

Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất Mỹ , vừa sản
xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 - 1968)

Mười năm (1965-1975) là thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra ác
liệt, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đã phát động chiến
tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc hòng chặn đứng sự
chi viện của miền Bắc. Trước tình hình đó, tại Hội nghị trung ương 12 khóa III
(12/1965) tiếp tục khẳng định: “Miền Nam là tiền tuyến lớn, là chiến trường chính
hiện nay. Miền Bắc là hậu phương lớn của miền Nam… ”.

Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất Mỹ

- Khắp nơi trên miền Bắc, các phong trào thi đua yêu nước được phát động rộng
rãi, sôi nổi và liên tục: phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm
đang”... Hàng triệu thanh niên nam nữ tình nguyện gia nhập lực lượng vũ trang,
hàng triệu người đăng ký đi đầu trên các mặt trận sản xuất và chiến đấu.

- Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, quân sự hóa toàn dân, đắp công sự, đào
hầm, sơ tán... để tránh thiệt hại về người và của, tiếp tục chiến đấu và sản xuất. Hễ
địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ sản xuất.

- Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân dân miền Bắc thi đua
chống Mỹ, đạt nhiều thành tích lớn trong chiến đấu và sản xuất.

- Sau hơn 4 năm (5/08/1964 - 01/11/1968), miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (6
B52, 3 F111), loại khỏi vòng chiến hàng ngàn phi công, bắn chìm 143 tàu chiến.

- Ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải ngưng ném bom miền Bắc.

Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương

* Sản xuất:

- Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu”
(5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/1ha/1 năm).

- Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của sản xuất và đời sống.

- Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt.

* Làm nghĩa vụ hậu phương:

- Miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, phấn đấu “mỗi người làm việc bằng
hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một
cân, quân không thiếu một người”.

Thửa ruộng vì Miền Nam của nông dân xã Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình

- Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc –
Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu được khai thông từ năm
1959, dài hàng nghìn km.

Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ,
chiến sĩ tham gia chiến đấu, có 888.641 thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ
trang trong đó có khoảng 336.914 người hành quân vào Nam phục vụ chiến đấu và
xây dựng vùng giải phóng cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực,
thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào
chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.
=>Sự chi viện của miền Bắc trong thời gian này là nhân tố quyết định đến thắng lợi
của nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Miền bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973)

Trong thời gian Mĩ ngừng ném bom sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

Miền Bắc tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

- Nông nghiệp: khuyến khích sản xuất, chú trọng chăn nuôi, thâm canh tăng vụ (5
tấn/ha), sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với 1968.

- Công nghiệp: Khôi phục và xây dựng nhiều cơ sở, xí nghiệp công nghiệp. Giá trị
sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với 1968.

- Giao thông vận tải: nhanh chóng khôi phục

- Văn hóa, giáo dục, y tế: được phục hồi và phát triển.

Từ ngày 6/4/1972, miền Bắc phải đối đầu với chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế
quốc Mỹ

Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai Mỹ

Nhờ được chuẩn bị trước và với tư thế sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc tiếp tục
chuyển sang kinh tế thời chiến, đảm bảo liên tục sản xuất và giao thông thông suốt.

- Từ 14/12/1972 Nichxơn mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng
bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm giành thắng lợi
quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.
Máy bay Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc lần hai

- Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên trận: “Điện Biên
Phủ trên không”. Hạ 81 máy bay (34 chiếc B52, 5 chiếc F111), bắt sống 43 phi
công Mỹ.

Máy bay Mĩ rơi trên đường phố Hà Nội

- Buộc Mỹ phải tuyên bố ngưng các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và
ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Miền Bắc vừa sản xuất và chi viện miền Nam:

+ Đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền
tuyến miền Nam, cả Lào và Campuchia.

+ Từ năm 1969 - 1971: hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ 60% vào miền Nam,
Lào, Campuchia. Năm 1972, 22 vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường Đông
Dương.

+ Viện trợ khối lượng vật chất tăng 1,6 lần trước kia

Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam
(1973 – 1975)

Sau Hiệp định Pari 1973, miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu
quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho
tiền tuyến miền Nam.

Cuối năm 1974, kinh tế miền Bắc cơ bản được phục hồi, đời sống nhân dân được
ổn định.

Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào,
Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên
môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong năm 1975, miền Bắc đưa vào miền Nam
57.000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuật khổng lồ, đáp ứng đầy đủ và kịp
thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.
+ Trong thời gian Mĩ ngừng ném bom sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và

cả trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc đã khắc phục kịp thời hậu quả
của những trận đánh phá khốc liệt, vượt qua những cuộc bao vây phong toả gắt gao
của địch, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và tiếp tục chi viện theo
yêu cầu của chiến trường miền Nam, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đối với chiến
trường Lào và Campuchia.

+ Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập
ngũ, trong số đó có 60% lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào,
Campuchia. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3
năm trước đó.

Từ ngày 6/4/1972, miền Bắc phải đối đầu với chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế
quốc Mỹ, đỉnh cao nhất là cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng B52 của Mỹ
vào Hà Nội, Hải Phòng. Trong thử thách nặng nề đó, miền Bắc vẫn không ngừng
gởi người và của vào miền Nam.

+ Riêng năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực
lượng vũ trang, đưa vào chiến trường 3 nước Đông Dương nhiều đơn vị bộ đội
được huấn luyện, trang bị đầy đủ; còn khối lượng vật chất đưa vào chiến trường
tăng gấp 1,7 lần so với năm 1971.

+ Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào,
Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên
môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong năm 1975, miền Bắc đưa vào miền Nam
57.000 bộ đội. Về vật chất – kĩ thuật, miền Bấc có nỗ lực phi thường, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công chiến lược ở miền Nam. Từ
đầu mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đưa vào chiến
trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc
men, lương thực, thực phẩm.

+Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, sự chi viện sức người sức của ở miền Bắc đã lên
mức cao nhất. Bộ Chính trị đã xác định: Để đảm bảo giành toàn thắng cho trận
quyết chiến lịch sử này, cần động viên lực lượng cả nước, đáp ứng mọi yêu cầu cho
các chiến trường trọng điểm. Trước sự nổ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân,
chỉ trong tháng 1/1975, miền Bắc đã huy động được 57.000 cán bộ, chiến sĩ, 26 vạn
tấn vật chất đưa vào chiến trường miền Nam. Sức người, sức của to lớn kể trên đã
có ý nghĩa quyết định trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

You might also like