You are on page 1of 7

*Hiệp định giownevo được kí kết (7-1954)

-Thuận lợi:
+ Miền Bắc được giải phóng , trở thành hậu phương cho cả nước
+Thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm
+Có ý chí độc lập thống nhất đất nước
-Khó khăn:
+Đất nước bị chia cắt thành 2 miền
+Miền bắc kinh tế nghèo nàn lạc hậu
+Miền nam bị đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm biến thành thuộc địa kiểu mới

*Ta tập kết quân đội từ Bắc vào Nam

Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào chiến trường miền Nam
*Miền bắc thực hiện khôi phục kinh tế:
Quân chi viện trên tuyến đường Trường Sơn
-Thực hiện Hiệp định giownevo, Đẳng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc đấu tranh đòi đối phương phải
rút quân ra khỏi miền bắc theo đúng quy định:
+10/10/1954 Hà Nội được giải phóng
+16/05/1955 toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã rút khỏi miền Bắc. Miền Bắc được giải phóng
-9/1954 bộ chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh
khôi phục kinh tế quốc dân
+Nông nghiệp: cải cách khai khuẩn đất hoang đất trống, chăm lo cơ sở vật chất,nhờ đó nạn đói đã bị
đẩy lùi góp phần ổn định chính trị an ninh xã hội
+Công nghiệp: các xí nghiệp quan trọng đã đc khôi phục sản xuất, các nhà máy mới được xây dựng
+Ngoại thương:dần dần tập trung vào nhà nước, đến cuối năm 1957 đã đặt quan hệ buôn bán với 27
nước
+Giao thông vận tải: đã khôi phục 700km đường sắt, sửa chữa xây dựng thêm đường ô tô nhiều bến
cảng hình thành: hải phòng, cẩm phả
+Văn hóa,giáo dục,y tế: được đẩy mạnh phát triển: một số trường đại học thành lập, hơn 1 triệu người
được xóa nạn mù chữ…
-Cải tạo xã hội chủ nghĩa:
+9/1956 Hội nghị lần thứ 10 đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm trong cải cách ruộng đất và tổ
chức
+1956-1957 công tác sửa sai đã được Đảng chỉ đạo tiến hành
+12/1957 Hội nghị lần thứ 13 đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra đường lối cách
mạng trong giai đoạn mới
+11/1958 Hội nghị họp thứ 14 đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế,văn hóa và cải tạo xã hội chủ
nghĩa(1958-1960)
+4/1959 hội nghị lần thứ 16 Ban chấp hành thông qua 2 Nghị quyết quan trọng: về hợp tác hóa nông
nghiệp và về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh
+Sau 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960) miền Bắc đã xây dựng được 41401 hợp tác xã…
Kết quả sau 3 năm miền Bắc đã tạo nên những chuyển biến lớn trong nên kinh tế và xã hội ở miền bắc
nước ta. Miền Bắc củng cố và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội trở thành hậu phương vững mạnh cho
sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
*) HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT NĂM 1961-1965

Nhân dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất

Câu hỏi : Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) có tác động như thế nào đến
tiến trình cách mạng Việt Nam?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Bắc

C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở miền Bắc

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc

Đáp án B

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ
nhân dân ở miền Bắc xóa bỏ quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu
ruộng đất của nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Từ đó tạo điều kiện để miền Bắc
tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

nếu ko làm thành dạng câu hỏi thì lấy cái phần giải thích đáp án đấy xong trèn ảnh vào là đc

*) MIỀN BẮC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM (1961-1965)


Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan (1957)

Công nhân tại nhà máy dệt 8-3


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc-Hưng-Hải (1958)

1. Công nghiệp:

- Được ưu tiên đầu tư vốn để phát triển:

+ Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, phân đạm Bắc
Giang,…

+ Công nghiệp nhẹ: khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm,

- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.

2. Nông nghiệp:

- Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.

- Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học - kỹ thuật.

- Hệ thống thủy nông phát triển.

- Nhiểu hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.

3. Thương nghiệp:

- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển nên chiếm lĩnh được thị trường.

- Góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

4. Giao thông:

- Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được xây dựng, củng cố,
hoàn thiện.

- Phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.

5. Giáo dục - y tế:

- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
- Xây dựng mạng lưới y tế đến tận huyện, xã.

6. Nghĩa vụ hậu phương:

- Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men.

- Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào Nam chiến đấu và xây dựng
vùng giải phóng.

You might also like