You are on page 1of 21

KEYWORD

CHƯƠNG 2. II. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1954-1975)

1. 54-65

- QHSX 58-60 lên đoạn 54-65

- Đường lối Cách mạng miền Nam

- Phong trào Đồng khởi

- nghị quyết trung ương 15 tháng 1/1959;

- chiến tranh đơn phương 1954-1960;

- đảo chính 1963;

- Đại hội đại biểu lần thứ III

- Kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965)

- ấp chiến lược;

2. Trong giai đoạn 1965-1975

- Chiến tranh cục bộ

- đổ quân Mỹ vào miền Nam;

- chất độc màu da cam;

- mậu thân 1968;

- đường Trường Sơn

- Việt Nam hóa chiến tranh

- Hiệp định Paris

- Điện Biên Phủ trên không

- Tổng tiến công 1975

- Dinh Độc Lập

3. Ý nghĩa: 5c
1. Trong giai đoạn 1954-1965

- KEY 1: Đường lối Cách mạng miền Nam

Câu 1: Tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo đề cương


văn bản gì?
A. Đường lối Cách mạng Việt Nam
B. Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Đường lối Cách mạng miền Nam
D. Đường lối Cách mạng chính phủ và nhân dân miền Nam

Câu hỏi phụ: Các nội dung cơ bản của đề cương Đường lối Cách mạng miền
Nam là gì?

Gợi ý trả lời câu hỏi phụ: gồm 5 nội dung cơ bản:

I- Ba nhiệm vụ chính của cả nước hiện nay.

II- Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng của cách mạng miền Nam.

III- Yêu cầu và khẩu hiệu của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam.

IV- Hình thức đấu tranh và khả năng phát triển của phong trào cách mạng miền
Nam.

V- Bài học lịch sử và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam.

- KEY 2: Phong trào Đồng khởi

Câu 2: Đến cuối năm 1960, phong trào nào đã làm tan rã cơ cấu
chính quyền cơ sở địch ở nhiều vùng nông thôn?
A. Phong trào Đồng Khởi
B. Phong trào Cần Vương
C. Phong trào Đông Dương
D. Phong trào Duy Tân
Câu hỏi phụ: Phong trào Đồng Khởi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời câu hỏi phụ:

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới
của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt
trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình
thức Ủy ban nhân dân tự quản.

- KEY 3: Nghị quyết trung ương 15

Câu 3: Nghị quyết nào đã vạch rõ phương hướng tiến lên cho
cách mạng miền Nam?
A. Nghị quyết trung ương 12
B. Nghị quyết trung ương 13
C. Nghị quyết trung ương 14
D. Nghị quyết trung ương 15
Câu hỏi phụ: Một số hiểu biết về sự ra đời của Nghị quyết trung ương 15?
Trả lời câu hỏi phụ:
- Ở miền Nam, Mỹ-Diệm thi hành chính sách tàn bạo, phát xít hoá đàn áp phong
trào cách mạng . Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân có nhiều chuyển
biến mới, Đảng ta không thể chờ đợi thêm nữa, mà phải có quyết định mới, dứt khoát,
mặc dù xu hướng hoà hoãn do đánh giá quá cao lực lượng của đế quốc Mỹ trong các
nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế lúc đó đang là một trở lực lớn
đối với cuộc vận động cách mạng ở miền Nam nước ta.
- Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
II) đã thông qua Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Tư tưởng chỉ đạo cực
kỳ quan trọng để chuyển cách mạng miền Nam sang bước chuyển biến mới có tính
nhảy vọt được đề ra trong Nghị quyết có tính lịch sử này là nhân dân miền Nam phải
dùng con đường cách mạng bạo lực để tự giải phóng mình, ngoài ra không còn có con
đường nào khác.

- KEY 4: Quan hệ sản xuất

Câu 4: Chế độ bóc lột bị xóa bỏ, thúc đẩy sản xuất phát triển
(1954-1965) là kết quả của việc cải tạo gì?

A. Quan hệ giai cấp


B. Quan hệ sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng
D. Ruộng đất

Câu hỏi phụ: Nội dung của cải tạo quan hệ sản xuất giai đoạn 1954-1965
được củng cố trên mấy phương diện(đạt được thành tựu gì và mắc những sai
lầm gì?)

Trả lời câu hỏi phụ:

Trên cơ sở thắng lợi của thời kỳ khôi phục kinh tế và phát triền kinh tế,
miền Bắc bắt tay thực hiện 3 năm cải tạo XHCN với nội dung chủ yếu là: xoá
bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sx. Thực
chất là chuyển biến nền KT nhiều thành phần thành nền KT XHCN dựa trên
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (hai hình thức là KT quốc doanh và KT tập
thế). Chủ trương của Đảng là cải tạo trên tất cả các lĩnh vực của nền KT ,trong
đó nông nghiệp là khâu chính vì nông nghiệp chiếm một bộ phận rất quan
trọng, nông dân lao động là một lực lượng sản xuất to lớn.

Cải tạo XHCN trong nông nghiệp


Chủ trương: Thực hiện hợp tác hoa NN: đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập
thể; Tiến hành dần từng bước từ thấp đến cao: đi từ quy mô nhỏ đến quy mô
lơn , từ hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao; Hợp tác hóa trước cơ giới
hóa ,song song với thuỷ lợi hoá và cải tiến kỹ thuật.

Nguyên tắc hợp tác hoá :Tự nguyện, cùng có lợi ,quản lý dân chủ.

Biện pháp :chủ yếu là tuyên truyền ,vận động nhân dân tham gia vào.

Kết quả: cuối năm 1960, toàn miền Bắc đã xây dựng được trên 40.000
hợp tác xã nông nghiệp, thu hút 85,8% số hộ nông dân, 78% diện tích canh tác
tham gia.

Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh

Đặc điểm: số lượng tư sản không nhiều, thế lực KT yếu kém, bản chất
chính trị non nớt.

Chủ trương: Nhà nước không tước đoạt, thực hiện phương pháp hoà bình
cải tạo với chính sách chuộc lại ,trả dần đối với tư liệu sx của tư sản thông qua
việc thiết lập các loại hình KT tư bản Nhà nước (kinh tiêu, đại lý ,gia công, đặt
hàng, công tư hợp doanh) để biến họ thành người LĐ.

Biện pháp: kết hợp sử dụng các biện pháp Giáo dục – Hành chính – KT .

Kết quả : cuối năm 1960, gần 100% hộ tư sản đã được cải tạo

Cải tạo đối với thủ CN

Đặc điểm : số lượng thợ thủ công khá lớn (40 vạn) ,sx kinh doanh đa
dạng, phân tán.

Chủ trương: hợp tác hoá thủ CN (đưa thợ thủ công cá thể vào sx tập thể)

Biện pháp: Chủ yếu là tuyên truyền vận động. Nhà nước có sự hỗ trợ về
vốn ,tư liệu sx và giúp đào tạo cán bộ.

Kết quả: cuối 1960 có 87,9% số thợ thủ công tham gia vào các hình thức
sx tập thể (HTX tiểu thủ CN)
Cải tạo đối với thương nghiệp nhỏ:

Đặc điểm: số lượng khá đông (20vạn) ,kinh doanh hết sức đa
dạng ,phân tán, có biểu hiện tiêu cực.

Chủ trương: Chuyển dần bộ phận lớn những người buôn bán nhỏ sang
sản xuất. Đưa tiểu thương vào các hệ thống thương nghiệp XHCN (HTX mua
bán và mậu dịch quốc doanh)

- Đại hội đại biểu lần thứ III

Câu 5: Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất khi nào?
a. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 5-10/9/1960

b. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam 5-10/10/1960

c. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam 5-9/9/1960

d. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam 5-9/10/1960

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí
Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu là Bí thư thứ nhất của Đảng.

- Kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965)

Câu 6: Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt
Nam đã thông qua kế hoạch gì?
a. Kế hoạch nhà nước 6 năm (1960-1965)

b. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1960-1964)

c. Kế hoạch nhà nước 3 năm (1961-1963)

d. Kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965)

- Thông qua "Báo cáo chính trị", "Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng" và thông qua kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Chiên tranh đặc biệt (1961-1965)

Câu 7: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến
lược chiến tranh nào mà Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đơn phương”.

B. “Chiến tranh cục bộ”.

C. “Chiến tranh đặc biệt”.

D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

* Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ: “Dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm
chống lại phong trào cách mạng

– Là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ,sử dụng quân đội tay sai do
cố vấn Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, tránh bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh
của Mỹ .

– Gom dân, lập ấp chiến lược, nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp,
xã, tách nhân dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam.

– Tiến hành những cuộc hành quân càn quét, phá hoại miền Bắc, phong tỏa
biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản vào miền Nam.

- Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963

Câu 8: Đây của ai? Gợi ý: Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam
năm 1963 lật đổ chính quyền
a. Dương Văn Minh

b. Ngô Đình Diệm

c. Nguyễn Văn Thiệu

d. Trần Văn Hương


Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963 là cuộc đảo chính Quân sự lật đổ
Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng
hòa thực hiện với sự làm ngơ của Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và Cố vấn
Ngô Đình Nhu, Chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam ở Sài Gòn sụp đổ,
chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương
Văn Minh đứng đầu.

2. Trong giai đoạn 1965-1975

- Chiến tranh cục bộ

Câu 9: Sau khi thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”,
Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược gì ( ở miền Nam)?
Câu hỏi phụ: Chiến lược Chiến tranh cục bộ có gì khác so với chiến tranh đặc biệt, về
mục tiêu, biện pháp, lực lượng tham gia
Với mục tiêu, kế hoạch, biện pháp trên, chiến lược "chiến tranh cục bộ" có một số đặc điểm
khác với chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tác chiến chống
Quân Giải phóng. Quân viễn chinh Mỹ được huy động với quy mô lớn trong thời gian ngắn,
kèm theo là một lượng lớn khí tài, vật tư, và bom đạn. Quân viễn chinh Mỹ tuy là lực lượng
nòng cốt nhưng quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn là một lực lượng hỗ trợ quan trọng. Quân
Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu để "tìm diệt" chủ lực Quân Giải phóng còn quân Việt Nam
Cộng hòa là lực lượng trấn giữ để "bình định" lãnh thổ.

Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang
bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?Lực lượng quân viễn chinh Mỹ

A. Lực lượng quân ngụy.

B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ

C. Lực lượng quân chư hầu.

D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu.

Mỹ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vào thời gian nào?
Ngày 7 – 2 – 1965;

A. Ngày 5 – 8 – 1964

B.Ngày 7 – 2 – 1965

C. Ngày 8 – 5 – 1965

D. Ngày 2 – 7 – 1965

Âm mưu cơ bản nhất của việc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất (1965 – 1968)?Phá hoại hậu phương lớn của miền Nam (phá hoại tiềm lực kinh
tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc).

A. “Trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mỹ ở Plâycu.

B. Phá hoại hậu phương lớn của miền Nam (phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng,
công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc).

C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc

D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta.

Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”
đồng thời mở đầu cho chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

Chiến thắng Vạn Tường 8/1965.

A. Chiến thắng Vạn Tường

B. Chiến thắng Ấp Bắc 1/1963.

C. Chiến thắng Bình Giã.

D. Chiến thắng Ba Gia .

- Câu 10: Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến
lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?

Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967

A. Chiến thắng Ba Rài.

B. Chiến thắng Đồng Xoài.


C. Chiến thắng Ấp Bắc.

D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967

Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, với
bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ? 4 tháng với 450 cuộc hành quân

A. 4 tháng với 450 cuộc hành quân..

B. 4 tháng với 540 cuộc hành quân.

C. 6 tháng với 450 cuộc hành quân.

D. 7 tháng với 540 cuộc hành quân.

Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 -
1967 vào Đông nam bộ là cuộc hành quân nào? Gian Xơnxity

A. Atơnbôrơ.

B. Xêđaphôn

C. Gian Xơnxity.

D. Cuộc hành quân ánh sáng sao.

- Mậu thân 1968

Câu 11: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy
tết Mậu Thân 1968 là gì? Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm
phán với ta

A. Làm lung lai ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi
Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.

B. Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta

D. Giáng một đòn nặng vào quân Mỹ, làm cho chúng không dám đưa quân Mỹ và chư
hầu vào miền Nam.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất,thời điểm nào Giôn-xơn
tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc? 1-11-1968

A. 1-9-1968

B. 1-10-1968

C. 1-11-1968

D. 1-12-1968

Vì sao Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc? Bị thiệt hại
nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc cuối năm 1968.

A. Bị thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam

B. Bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc

C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án

D. Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc cuối năm 1968

- Việt Nam hóa chiến tranh

Câu 12: Chiến lược được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến xâm
lược ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969-1975 là?
A. Chiến tranh cục bộ

B. Việt Nam hóa chiến tranh

C. Chiến tranh đặc biệt

D. Chiến tranh đơn phương

Câu hỏi phụ: Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì? Hoàn cảnh ra đời, mục đích

Trả lời câu hỏi phụ: Là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard
Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được áp dụng từ ngày 8/6/1969 trên toàn Đông Dương
nhằm từng bước chuyển trách nhiệm chiến đấu cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng
hòa để Mỹ rút dần quân về nước; nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo
Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Chiến lược VN hóa chiến tranh ra đời do thất bại trong chiến tranh cục bộ, đặc biệt sau tết
Mậu Thân, người dân Mỹ thúc ép CP Hoa Kỳ phải sớm chấm dứt chiến tranh và rút quân về
nước.

Mục đích: dùng người Việt đánh người Việt, hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho quân đội
VNCH để giảm sức ép và thay thế dần quân đội Mỹ, phối hợp trên cả 3 mũi hoạt động: quân
sự (tăng cường trang bị cho quân đội sài gòn), bình định nông thôn (dồn dân vào các ấp Tân
sinh đời mới) với hoạt động ngoại giao ( Hoa Kỳ tích cực dùng các biện pháp ngoại giao để
đào sâu chia rẽ, nhằm khiến Liên Xô và TQ chấm dứt viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.)

Việt Nam hóa chiến tranh

- Câu 13: Từ 1961-1971, không lực Mỹ rải xuống Việt Nam chất
độc màu da cam nhằm mục đích gì?
A. Phát quang để tấn công
B. Phát quang để phòng vệ
C. Phá hoại mùa màng
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu hỏi phụ: Bạn có thể làm rõ hơn câu trả lời về mục đích quân đội Mỹ rải chất độc màu
da cam xuống Việt Nam, chất độc màu da cam là gì và hậu quả của nó.

Trả lời câu hỏi phụ:

● Chất độc màu da cam là một loại chất diệt cỏ màu nâu hay đỏ nâu, nó được gọi là
chất độc màu da cam bởi được đựng trong thùng phi có vạch sơn màu da cam được
Mỹ rải xuống Việt Nam gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với con người và môi
trường.
● Mục đích:
○ Phát quang để tấn công: Làm trụi lá cây ở những vùng quân giải phóng miền
Nam Việt Nam kiểm soát. Phát hiện đường giao thông, các căn cứ của quân
giải phóng để tiến hành các cuộc tập kích
○ Phát quang để phòng vệ: Làm trụi lá cây, tạo vành đai trắng bảo vệ xung
quanh các căn cứ quân sự, các đường vận chuyển và kho dự trữ của quân đội
Mỹ và quân đồng minh nhằm phát hiện, ngăn chặn xâm nhập, tấn công của
các lực lượng cách mạng
○ Phá hoại mùa màng: Phá hoại mùa màng, cắt đường cung cấp thực phẩm tại
chỗ của du kích và bộ đội địa phương, ngăn cản việc thành lập các khu quân
sự của ta
● Hậu quả:
○ Cây rừng bị trụi lá, khí hậu thay đổi, các cây non không phát triển hoặc bị
tiêu diệt, nhiều vùng đến nay cây vẫn chưa mọc lại → xói mòn đất, thoái hóa,
chức năng bảo vệ MT của rừng bị phá vỡ, gây lũ lụt, thiệt hại về kinh tế
○ Rừng bị trụi, nước bị ô nhiễm → động vật chết → mất cân bằng sinh thái MT
○ Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra các bệnh về thần kinh, sinh
sản, biến đổi gen, dị dạng, ung thư, thậm chí di truyền cho các thế hệ sau này
○ Không chỉ người VN mà nhiều lính Mỹ, Hàn Quốc, Australia,
Newzeland..từng tham chiến ở Việt Nam trước đây cũng mắc nhiều bệnh tật
do phơi nhiễm chất độc da cam.

chất độc màu da cam

- Đường Trường Sơn

[Bài hát của Khánh Huyền] Câu 14: Con đường huyền thoại
gắn với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là tuyến
đường vận chuyển chiến lược bắc-nam.
A. Đường Trường Sơn

B. Địa đạo Củ Chi

C. Đường 9 - Khe Sanh

D. Địa đạo Khe Trái – Thừa Thiên Huế

Câu hỏi phụ: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là gì? Có tác dụng gì trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ

Trả lời câu hỏi phụ: Đường Trường Sơn hay còn gọi là đường mòn HCM, là tuyến hậu cần
nối liền 2 miền Bắc - Nam, phía đông qua miền Trung, phía Tây qua hạ Lào, Campuchia.

Tác dụng: là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật lực hậu cần, vũ khí
khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam,
liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo
tầm xa, pháo cao xạ cùng hàng chục vạn tấn vật chất các loại đã được chuyển tới các chiến
trường. Hệ thống đường ống dẫn xăng dầu được nối liền từ miền Bắc vào đến chiến trường
Đông Nam Bộ.

- Điện Biên Phủ trên không

Câu 15: Các dữ liệu sau đây liên quan đến một sự kiện quan
trọng có ý nghĩa to lớn đối với Cách mạng Việt Nam trong
kháng chiến chống Mỹ?
[12 ngày đêm, 1972, 81 máy bay, 34 B52, 5 F111] (hình ảnh)

A. Trận Lộc Ninh

B. Trận Thành cổ Quảng Trị

C. Trận Điện Biên Phủ trên không

D. Trận Ấp Bắc

Câu hỏi phụ: Giải thích về các số liệu nêu trên? Chiến dịch này có gì đặc biệt, sử dụng vũ
khí đặc biệt gì, sức công phá ntn. Về phía ta, chủ động hay bị động đối với chiến dịch.

Trả lời câu hỏi phụ: Trận Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong 12 ngày đêm
(18/12/1972-29/12/1972) đã bắn rơi 81 máy bay địch, trong đó có 34 B52, 5 F111.

Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền
Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971, Với chiến dịch ném bom rải thảm cực
kỳ tàn bạo này (theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì sức tàn phá của nó tương đương
với 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945), đế quốc Mỹ tin rằng,
Hà Nội sẽ phải khuất phục, ý định "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá".

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do chuẩn bị từ nhiều năm trước, cho
nên chúng ta đã không bị bất ngờ khi phải đối phó với cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của
đế quốc Mỹ vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Ngay từ năm 1966, khi B52 ra đánh đèo Mụ
Giạ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không
quân nghiên cứu cách đánh B52. Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: Sớm
muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng
sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu
thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Quán triệt tinh thần đó, Quân ủy Trung ương đã chỉ
đạo các LLVT mà trực tiếp là Quân chủng Phòng không-Không quân xây dựng kế hoạch tác
chiến phòng không chống địch tập kích bằng B52 vào Hà Nội. Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo
biên soạn tài liệu cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị phòng không, không quân;
tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị phòng không chủ lực
về các địa bàn trọng điểm; xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân; chấn chỉnh công tác
bảo đảm phục vụ chiến đấu... Các đơn vị tên lửa, ra-đa, phòng không đều chủ động triển khai
nghiên cứu cách đánh B52 tại chỗ, đồng thời đưa một số đơn vị vào Khu 4 trực chiến để đúc
rút kinh nghiệm. Bộ Tổng tham mưu đã điều hẳn một trung đoàn tên lửa vào Khu 4, thậm chí
trong chiến dịch Quảng Trị đưa tới 4 trung đoàn vào tham chiến cùng với các lực lượng
phòng không tại chỗ nhằm tìm ra cách đánh B52 hiệu quả nhất.

Nhờ phán đoán đúng âm mưu của địch, hạ quyết tâm kịp thời và chính xác, triển khai công
tác chuẩn bị một cách đồng bộ, quân và dân ta đã giành được thế chủ động ngay từ đầu và
duy trì nó trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra.

ĐBP trên không

- Hiệp định Paris


-

Câu 16: Sau thất bại tại trận địa Điện Biên Phủ trên không, Mỹ
đã phải ký kết hiệp định nào chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam?
A. Hiệp định Paris

B. Hiệp định Geneve

C. Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á

D. Hiệp định sơ bộ

Câu hỏi phụ: Hiệp định Paris được ký kết ở đâu? Ai đại diện ký? Nó có ý nghĩa như thế nào
đối với cách mạng Việt Nam? Hiệp định Paris sau đó có được tuân thủ hay không?

Trả lời câu hỏi phụ: Thực tế Hội nghị Paris đã được tiến hành từ 1968 nhưng k đạt được kết
quả. Tháng 1 năm 1969, Hội nghị 4 bên về Việt Nam Chính thức họp phiên đầu tiên tại Pari.
Lập trường bốn bên Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ
và Việt Nam cộng hoà (chính quyền Sài Gòn), mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ
nhưng diễn ra rất căng thẳng, gay gắt. Sau thất bại trên chiến trường miền Nam và chiến
thắng ĐBP trên không, buộc Mỹ phải nối lại đàm phán tại Paris. ngày 22/1/1973 tại Trung
tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pari) Hiệp định chấm dứt chiến
tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kitxinhgiơ ký tắt.
Ngày 27/1/973, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký
chính thức giữa Bộ trưởng Ngoại giao các bên.’’

Hội nghị Paris tạo ra bước ngoặt lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của ND ta. Từ
Hiệp định Paris, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam (diễn ra chính thức
vào ngày 28/3/1973), tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, từng bước dẫn
đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hiệp
định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, kết thúc thắng
lợi cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế
kỷ XX; đánh dấu thắng lợi lịch sử của nhân dân ta sau hơn 19 năm đấu tranh kiên cường, bất
khuất trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao chống Mỹ xâm lược (…) Hiệp định
Paris là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, là
mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam”.

Mặc dù phải ký Hiệp định Paris, chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn
ngoan cố, không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam, mà âm mưu tiếp tục tiến hành chiến
tranh để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và chia cắt lâu dài đất nước ta. Một trong những
mục tiêu chiến tranh mà Mỹ-ngụy đề ra trong kế hoạch 3 năm (1973-1976) là chiếm lại toàn
bộ vùng giải phóng của ta, xóa bỏ hình thái “da báo” ở miền Nam, nhằm biến miền Nam
thành một quốc gia riêng biệt, lệ thuộc vào Mỹ.

hiệp định Paris

- Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Câu 17: Cuộc tiến công chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt
Nam, giải phóng Sài Gòn là?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

B. Chiến dịch Lam Sơn 719

C. Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968

D. Chiến dịch Xuân - Hè 1972

Câu hỏi phụ: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 bắt đầu vào thời gian nào và
kết thúc vào thời gian nào, bằng trận đánh nào?

Trả lời câu hỏi phụ: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mở màn từ ngày 2/3/1975 bằng chiến
dịch Tây Nguyên mở màn từ ngày 4-3-1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá
chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày
24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Sau chiến thắng TN, Bộ
chính trị quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Sau đó là chiến thắng
Huế, Đà Nẵng. Kết thúc là chiến dịch HCM từ 26/4-30/4/1975. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-
1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

- Dinh Độc Lập

[Video dinh Độc Lập] Câu 18: Đây là nơi có ý nghĩa to lớn,
đánh dấu việc chấm tranh ở miền Nam Việt Nam, giải phóng Sài Gòn.
link video: (từ 17:57-18:23)

https://www.youtube.com/watch?
v=6RxLn_gW7G8&list=PLXgK7xsVpqvRAPl9w6Qm2HnZAbs6AVIXt&index=41

A. Quảng trường Ba Đình

B. Nhà hát lớn Hà Nội

C. Dinh Độc Lập

D. Thành cổ Quảng Trị

Câu hỏi phụ: Giải thích về hình ảnh trên, nó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt
Nam?

Trả lời câu hỏi phụ: Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số
hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang
Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T59 mang số hiệu 390 do
Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh, bắt giữ TT Dương Văn
Minh và toàn bộ nội các chính quyền VNCH, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất
nước. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội
trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt
Nam.

Dinh Độc Lập

TỔNG KẾT:
3. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm

Câu 19: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân ta là gì ?
A. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc.

*Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ về mặt quốc tế?

- Đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và cách
mạng thế giới, bảo vệ được tiền đồn phía Đông Nam Á của chủ nghĩa xã hội, mở rộng địa
bàn cho chủ nghĩa xã hội.
- Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của chủ nghĩa đế quốc
kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc
Mỹ, gây tổn thất to lớn và tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ trước mắt và lâu dài.
- Làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng
ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới,
cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.

Câu 20: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn

B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng

C. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa

D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba
nước Đông Dương

*Tính đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta được thể hiện như thế nào trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)?
Tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam.

*Giải thích cụ thể:

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là kháng chiến chống Mỹ đều có sự
giúp đỡ của nhân dân ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ của các nước XHCN. Nhân
dân ta vốn đã có truyền thống yêu nước từ lâu đời, không phải trong kháng chiến
chống Mĩ mới có. Tuy nhiên, khi thực dân Pháp xâm lược, do không có đường lối
đúng đắn nên các cuộc đấu tranh lần lượt bị thất bại.
Đến năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã bắt đầu tổ chức phong trào cách
mạng 1930 – 1931,…Đến cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, dưới sự lãnh đạo
đúng đắn và sáng suốt của Đảng nên đã tổ chức và kêu gọi nhân dân miền Bắc chi
viện cho miền Nam ruột thịt. Đảng cũng xác định: Miền Bắc có vai trò quyết định
nhất đến cuộc kháng chiến, miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp. Cũng dưới sự
lãnh đạo của Đảng, cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lần lượt phá
tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại
giao tại Pari, chớp thời cơ tổ chức cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975.

Câu 21: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong
việc đánh bại đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất.

B. Có vai trò cơ bản nhất.

C. Có vai trò quyết định trực tiếp.

D. Có vai trò quyết định nhất.

*Tại sao nói cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc
đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước?

Vì cuộc cách mạng miền Nam từng bước làm phá sản các chiến lược chiến tranh
xâm lược của Mỹ; đẩy Mỹ và chính quyền ngụy vào thế bị động chiến lược trên toàn
chiến trường miền Nam.
Câu 22: Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hậu phương
miền Bắc có vai trò quan trọng nào sau đây?
A.Đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân Miền Nam.

B.Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến ở chiến ở cả hai miền.

C.Đáp ứng yêu cầu chiến đấu của nhân dân Miền Nam.

D.Đáp ứng yêu cầu của nhân dân Miền Nam.

*Nội dung cụ thể: MB đã đáp ứng các yêu cầu của cuộc kháng chiến ở cả 2 miền
như thế nào

Từ năm 1965 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975), miền Bắc phải
đương đầu và đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
của đế quốc Mỹ, là những năm vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa dốc sức vào chiến
trường chính là miền Nam, cùng chiến trường Lào và từ tháng 4/1970 là cả chiến
trường Campuchia. Quân đội nhân dân Việt Nam có 17 vạn 5 ngàn quân năm 1957,
đến khi Mỹ triển khai chiến lược chiến tranh cục bộ đã phát triển lên 70 vạn quân
(năm 1967) và 1 triệu 80 nghìn quân khi kết thúc chiến tranh.
Mọi hoạt động của miền Bắc đã chuyển hướng theo tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến, tất
cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Miền Bắc nước ta không những là hậu phương
lớn của tiền tuyến lớn miền Nam mà còn là hậu phương chung của cách mạng ba
nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Để hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương lớn,
miền Bắc đã hai lần chuyển hướng kinh tế, tiến hành động viên quy mô lớn và liên tục
sức người, sức của để cung cấp cho tiền tuyến, đồng thời phải chiến đấu kiên cường
để chống hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hồi đó, Mỹ muốn dùng bom
đạn đưa miền Bắc Việt Nam “trở lại thời kỳ đồ đá”, buộc miền Bắc phải “quỳ gối”.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, không ngừng tăng cường sức mạnh cho miền
Nam, quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiến
hành cuộc chiến tranh nhân dân hiếm có trong lịch sử các cuộc chiến tranh, với một
nền nghệ thuật quân sự rất sáng tạo và có hiệu lực lớn, bắn rơi 4.181 máy bay, bắn
cháy, bắn chìm 296 tàu chiến và tàu biệt kích, bắt sống một số lượng lớn phi công Mỹ.
Thắng lợi cực kỳ oanh liệt này đã làm thất bại một phần quan trọng trong chiến lược
chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, dồn chúng vào một tình thế bị động
chống đỡ trên cả hai miền Nam - Bắc.

You might also like