You are on page 1of 6

Đại hội III(1960)

A. Hoàn cảnh

- Miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo
và phát triển kinh tế

- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam có bước phát triển nhảy
vọt sau phong trào “Đồng Khởi”

Tháng 9 – 1960: Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III tại Hà Nội.

B. Nội dung tóm tắt :

- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của


cách mạng từng miền:

+ Miền Bắc: thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

+ Miền Nam: thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò
quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam.

=> Mục tiêu chung: thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc.

- Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau
nhằm thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và
thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu Bộ Chính trị của
Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

Đối với cách mạng XHCN ở miền Bắc:


Đại hội thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)
với những nhiệm vụ cơ bản:
+ Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng, phát triển toàn diện nông nghiệp
+ Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp
+ Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân
+ Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
+ Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây
dựng CNXH ở miền Bắc
Thành tựu
- Nông nghiệp:
o Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp, áp
dụng khoa học – kĩ thuật.
o Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.
- Công nghiệp :
o Những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp chủ yếu như
điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiên liệu, vật liệu xây
dựng… đã được đưa vào sản xuất
- Thương nghiệp :
o Thương nghiệp quốc doanh được được ưu tiên phát triển, góp
phần phát triển kinh tế.
o Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân.
- Giáo dục – y tế :
o Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
o Xây dựng 6000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều dịch bệnh.
- Nghĩa vụ hậu phương:
o Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men.
o Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội
đưa vào nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
NHẬN XÉT

- Thành công lớn nhất của Đại hội lần thứ III của Đảng là đã hoàn
thành đường lối chiến lược chung của cách mạng VN trong giai đoạn
mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến
lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng XHCN ở miền
Bắc và cách mạng dân chủ dân tộc ở miền Nam, nhằm thực hiện mục
tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình
thống nhất đất nước.
- Đây là 1 hình thái đặc biệt của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc và CNXH trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Thể
hiện sự độc lập, tự chủ, sáng tạo của của Đảng trong việc xử lý
những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn, vừa
hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.
- Bên cạnh đó, Đại hội đã vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm,
chủ yếu là do tư tưởng chủ quan, nóng vôi, giáo điều, thể hiện rõ
nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên CNXH, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính
đến khả năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước.
Câu hỏi 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác
định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như
thế nào?

A: Quyết định nhất trong sự nghiệp giải phóng miền nam


B: Quyết định trực tiếp dối với sự phát triển cách mạng cả nước
C: Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
D: Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam

Câu hỏi 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) để
ra vấn đề quan trọng gì?

A: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách
mạng từng miền.
B: Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Bắc và miền Nam đất
nước
C: Đường lối tiến hành công nghiệp hóa ở miền Bắc
D: Biện pháp giải quyết khó khắn ở miền Bắc

Câu 3: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước
5 năm (1961 – 1965)?

A. Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với
năm 1960.
B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản
lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80%
hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã
chiếm lĩnh được thị trường.

Câu 4: Một trong những công trình thủy lợi lớn được xây dựng trong
thời kỳ miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961
– 1965) là:

A. Công trình thủy nông Bắc – Hưng – Hải.


B. Công trình thủy lợi Bái Thượng.
C. Công trình thủy lợi Đô Lương.
D. Công trình thủy nông Thác Huống.

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam (special war
strategy)
a) Bối cảnh lịch sử
- Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).
b)  Âm mưu
– Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành
bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn, vũ khí Mỹ
và quân chủ lục VN cộng hòa”
–  Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.
c) Thủ đoạn
– Đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.
– Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng
quân đội Sài Gòn.
– Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược, dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp
chiến lược (trong tổng số 17.000 ấp toàn miền Nam) kết hợp các chiến
thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
–Rải chất độc dioxin ( chất độc da cam) xuống miền nam Việt Nam
_Tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới,
vùng biên nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của
Mỹ
a) Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo
– Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra
đời.
– Tháng 10/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập
– Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải
phóng miền Nam.
– Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo,
nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy
tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng
và đô thị), bằng ba mũi giáp công chính trị, quân sự binh vận).
b) Đánh bại kế hoạch Xtalây – Taylo (1961 – 1963): bình định miền
Nam trong 18 tháng.
* Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công
của địch.
* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt
giữa ta và địch. Ta phá ấp chiến lược đi đôi với dựng làng chiến đấu.
Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở
miền Nam.
* Trên mặt trận quân sự 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc
(Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét I của 2000 lính Sài gòn có
cố vấn Mỹ chỉ huy, với phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên
phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
– Đấu tranh chính trị: Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là
đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần
đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
– Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương Văn Minh đảo chính lật đổ Ngô
Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
–12/1963: Nghị quyết Trung ương lần 9 xác định “ đấu tranh vũ trang
đóng vai trò quyết định trực tiếp”
– Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn.
– Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 1965).
* Đánh phá Ấp chiến lược: từng mảng lớn “Ấp chiến lược của địch bị
phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống của chiến tranh đặc biệt. Vùng
giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành
lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.
– Đông Xuân 1964 – 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (02/12/1964),
loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận”
và “thiết xa vận”.
– Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài..
==> Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
3. Ý nghĩa, nhận xét
– Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thể chủ động tiến công.
– Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm
một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.
– Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa
nhận sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”).
– Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành
nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

You might also like