You are on page 1of 3

Bối cảnh lịch sử của miền Bắc giai đoạn 1954 - 1960 và chủ trương của Đảng

1. Chính trị
Đảng cộng sản tiến hành cải tổ đất nước theo mô hình XHCN của Liên Xô và Trung
Quốc. Vận dụng các phương pháp cực đoan của Mao Trạch Đông trong các "công tác
phát động quần chúng" để đấu tranh giai cấp, thực hành chuyên chính vô sản và các công
tác tuyên truyền khác. Các chiến dịch cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo
tư bản tư doanh, chống Nhân văn-Giai phẩm đã san bằng các thành phần xã hội, tiêu diệt
giai cấp tư sản, địa chủ. Các chiến dịch đó khi thực hiện có nhiều sai lầm gây nhiều hậu
quả nghiêm trọng. Sai lầm lớn nhất là trong cải cách ruộng đất. Những đơn vị cán bộ
được huấn luyện trước đến làng xã xa lạ, tìm "địa chủ áp bức" theo tỷ lệ dân số rồi đấu tố.
Sửa sai diễn ra phục hồi khoảng 70-80% những tổn thất này, và dẫn đến Tổng bí thư
Trường Chinh đã phải từ chức.

Đời sống xã hội dựa trên nguyên tắc kỷ luật hoá cao độ, các quyền tự do cá nhân và các tổ
chức bị hạn chế tối đa. Xã hội nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc sống quân sự hoá cao độ
theo phương châm "Toàn dân-Toàn diện, mỗi người dân đều là một chiến sĩ" dưới sự lãnh
đạo toàn diện của Đảng Lao động Việt Nam.
Xã hội miền Bắc trong thời gian 1954-1959 là một xã hội chính trị rất mạnh, về cơ bản
người dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp nhận những thiếu thốn và coi đó như sự
hy sinh cần thiết. Uy tín của Đảng Cộng sản vẫn rất cao , dân chúng tin tưởng vào sự lãnh
đạo của họ và sẵn sàng hy sinh nhân lực-vật lực để chuẩn bị cho mục tiêu thống nhất đất
nước.
2. Kinh tế- xã hội
Đây là thời kỳ phục hồi, Giai đoạn này được nhà nước chia làm hai kế hoạch 3 năm 1954-
1957 và 1958-1960. Các kế hoạch phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi, đến hết thời kỳ này
đã có các chỉ tiêu ngang mức trước chiến tranh. Cuối thời kỳ này, các nền móng của hàng
loạt các công trình lớn được xây dựng, chuẩn bị cho thời kỳ phát triển công nghiệp rất
mạnh 1960-1964. Mức sống nhân dân đã ổn định cùng với việc phát triển phúc lợi xã hội.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chú trọng xây dựng con người hơn là phát triển
công nghiệp, điều này đóng góp cho sức phát triển lâu dài của miền Bắc.
 Nông nghiệp
Nhà nước thực hiện nhiều đợt cải cách ruộng đất tịch thu không bồi thường đất đai của
những người bị quy là địa chủ chia cho nông dân thiếu đất. Sau đó nhà nước thực hiện
chính sách hợp tác hoá nông nghiệp đưa tất cả nông dân miền Bắc vào hợp tác xã. Đồng
thời chính quyền cũng tập trung phục hồi nông nghiệp.
Nông nghiệp miền Bắc lạc hậu do thiếu vốn và máy móc nhưng việc hợp tác hóa tạo ra
những tổ chức kinh tế nông nghiệp lớn cấp làng xã, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực
và phát triển thủy lợi, áp dụng kỹ thuật mới.
Hệ thống thủy lợi hiện nay của Đồng Bằng Bắc Bộ được xây dựng trong thời kỳ này.
Nhà nước động viên một số lượng lớn người di cư, huy động các trí thức y tế giáo dục,
điều động các đơn vị bộ đội đến những vùng xa xôi để khai khẩn phát triển. Nhà nước
khuyến khích và cộng tác với các lái buôn gia súc để chuyển trâu bò về miền xuôi làm sức
kéo. Vấn đề này có tầm quan trọng lớn, vì trong chiến tranh, trâu bò bị chết, nhiều nơi
nông dân phải đeo ách kéo cầy thay trâu bò.
Ngay năm 1955, nạn đói cơ bản đã được giải quyết, sau đó là những năm được mùa liên
tiếp cho đến vụ chiêm 1960 mất mùa. Hết thời kỳ này, miền Bắc đã bắt đầu thu hoạch các
cây công nghiệp, sau đó sản lượng tăng cao trong thời kỳ 1960-1964, phục vụ công
nghiệp mới và xuất khẩu.
 Công nghiệp
Thời kỳ này, một kế hoạch đồng bộ xây dựng công nghiệp mới rất lớn được vạch ra và
tiến hành. Song song với việc phục hồi giao thông là tổ chức các nông trường, mỏ khoáng
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sẽ xây trong kế hoạch. Đến cuối thời kỳ này, một
vài nhà máy mới đã đi vào hoạt động, nhưng phần lớn đang được xây dựng. Ví dụ: khu
công nghiệp Thượng Đình, Nhà máy Trần Hưng Đạo, Trung Qui Mô, Dệt Nam Định.
Nhìn chung, việc phát triển công nghiệp mới gặp thuận lợi vì đây là thời kỳ ổn định của
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thời kỳ này công nghiệp chưa phát triển nhưng đã giúp người dân sau chiến tranh đỡ cơ
cực, các kế hoạch thời này về sau trở thành xương sống của công nghiệp Việt Nam. Việc
phục hồi kinh tế với tốc độ cao và các kế hoạch đúng đắn đã làm tốc độ phát triển năm
1960-1964 cao vọt, đến năm 1964, công nghiệp miền Bắc đã vượt hàng chục lần trước
chiến tranh (1938).
 Giao thông, thương mại
-Sau chiến tranh, hầu như các cầu nhỏ và vừa bị phá hủy, đường sắt bị lột ray, đường bộ
bị đào bới cản phá xe địch. Thời kỳ này, công nghiệp phát triển chậm vì phải đợi phục hồi
giao thông. Các công ty công trình giao thông lớn ngày nay hầu hết được thành lập thời
đó. Tiêu chuẩn giao thông thời kỳ này rất nhỏ so với ngày nay, nên toàn bộ các cầu đường
xây dựng ngày đó nay đã làm lại.
Hết thời kỳ này, hệ thống giao thông đã hoạt động như trước chiến tranh, khổ
đường và các cầu mở rộng so với trước đây. Đường sắt đến Vinh, các cảng biển và đường
sắt quốc tế là yếu tố tiên quyết để nhập khẩu hàng hóa trong thời kỳ xây dựng lớn sau
đó.Các phương tiện giao thông bộ hết sức khan hiếm, đáng kể nhất là số xe tải thu được
của Pháp trong chiến tranh và số xe tải có được do viện trợ. Việc tổ chức sản xuất xe đạp,
xe máy, máy kéo... mới trên kế hoạch
-Chính sách cải tạo vì thế ít ảnh hưởng đến nội thương cho đến khi xuất hiện các hợp tác
xã mua bán và công ty thương nghiệp của nhà nước với nguồn hàng dồi dào hơn các cá
nhân. Các tổ chức thương nghiệp nhà nước xuất hiện cùng với chính sách phân phối hạn
chế chặt chẽ thương nghiệp. Ngoại thương phát triển nhảy vọt do nhu cầu nhập khẩu thiết
bị. Tuy nhiên, giao thông chưa được phục hồi không cho phép số lượng hàng hóa lớn.
Chủ yếu các hàng nhập lúc này là phương tiện và vật liệu cho các công trình và giao
thông.\
 Y tế, giáo dục
Đến những năm 1954-1960, một kế hoạch khổng lồ cho phát triển y tế và giáo dục được
xây dựng, bắt đầu được tiến hành và hoàn thành khoảng đầu những năm 1970. Kết quả: số
lượng giáo viên, y bác sĩ, trường học, bệnh viện, số giường bệnh và chỗ ngồi học tăng 30-
50 lần.
Khẩu hiệu của Hồ Chí Minh là: "Vì mục đích mười năm phải trồng cây, vì mục đích trăm
năm phải trồng người". Khẩu hiệu này đã động viên dân chúng tham gia dạy và học, kể cả
trong hoàn cảnh thời đó nhiều gia đình nông dân lúc đó không muốn cho con cái đi học
mà để chúng ở nhà làm việc, họ chưa từng biết chữ và chưa nhận thấy giá trị của kiến
thức. Chính phủ đề cao chủ nghĩa dân tộc và tinh thần đoàn kết Bắc-Nam, phù hợp với
hoàn cảnh chia cắt về chính trị khi đó.
3. Quân đội
Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức lại về mặt chính trị để bảo đảm trung thành
tuyệt đối với đảng. Công tác chính trị và giáo dục lý tưởng được đặt ngang hàng công tác
quân sự. Nhiều sĩ quan xuất thân từ thành thị, có kinh nghiệm tác chiến và học vấn tốt đã
bị thay thế vì các tiêu chuẩn như thành phần lý lịch và không đủ độ tin tưởng của đảng
Những năm hòa bình lập lại, khoa học quân sự được đúc kết từ thực tiễn vào sách vở
thành tài liệu, nghiên cứu, giảng dạy cùng với quân đội đang được hiện đại hóa. Quân đội
Nhân dân Việt Nam từ đó hết sức thiện chiến ở cả hai mức, cá nhân từng chiến sĩ và khoa
học chỉ huy. Phương pháp xây dựng công sự hình râu tôm phân nhánh, phương pháp tiến
quân ba mũi là những độc đáo đặc sắc của khoa học quân sự này.
Thời kỳ này, số lượng vũ khí mới ít, trình độ khoa học quân sự chưa cao làm cản trở đáng
kể việc phát triển các binh chủng hiện đại. Một trong những thành công của thời kỳ 1954-
1960 là tìm được phương án biên chế súng đạn tiêu chuẩn cho bộ binh. Các vũ khí bộ
binh chỉ được nhập khẩu đủ sau đó, nhưng cơ cấu sử dụng súng đạn đã có. Các súng bộ
binh phương Tây chiến lợi phẩm (là vũ khí chủ yếu đến lúc này) dần đổi sang các súng
của khối Xã hội chủ nghĩa dùng tiêu chuẩn Liên Xô.Các kế hoạch thiết kế và chế tạo vũ
khí mới vẫn được duy trì từ trước Kháng chiến chống Pháp, nhưng thời điểm này chậm
phát triển do vũ khí nhập khẩu đã xuất hiện. Các đại bác và súng chống tăng không giật
(RPG) mới nhập rất thích hợp. Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển sang nghiên cứu sử
dụng và sao chép, cải tiến các súng nhập khẩu. Nhưng chỉ sau 1960 mới sản xuất được số
lượng lớn vũ khí, do công nghiệp thời này còn yếu.
4. Chuẩn bị chiến tranh
Giai đoạn này miền Bắc bắt đầu bí mật cho tiến hành phát triển tuyến đường tiếp vận
chiến lược: Đường Trường Sơn - còn được gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh. Đây sẽ là
một tuyến vận chuyển chiến lược đảm bảo nhu cầu chiến tranh sẽ được mở rộng tại miền
Nam sau này. Nhưng vào lúc đó tuyến đường này vẫn chỉ là các lối mòn trong rừng cho
giao liên và các toán cán bộ vào Nam.
Các hoạt động ngoại giao đảm bảo một con đường thuận lợi qua Campuchia, hàng đến
Campuchia bằng đường biển và chuyển vào miền Nam bằng đường bộ.
Nói chung, các nỗ lực tranh đấu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào thời kỳ này là đấu
tranh chính trị và ngoại giao để đòi tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève. Miền Bắc ở
giai đoạn này đang tích luỹ nhưng chưa đủ khả năng để tiến hành chiến tranh tại miền
Nam.

You might also like