You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

TIỂU LUẬN THỦ TỤC HẢI QUAN VỀ TẠM NHẬP


TÁI XUẤT

Giảng viên : Trần Văn Cường

Thành viên: Lê Việt Quốc

Phạm Thị Ngọc Hân

Cao Đức Trọng

Bùi Minh Phi

Trần Minh Thoại

Lương Nguyễn Việt Hùng

Lớp HQ002

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
I.  Tổng quan về tạm nhập tái xuất :......................................................................................2
1. Khái niệm tạm nhập tái xuất…………………………………………………………….....2
2.Các hình thức tạm nhập tái xuất:..........................................................................................2
2.1  Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh:......................................................................2
2.2  Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn................................4
2.3  Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài:............4
2.4  Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương
mại:...............................................................................................................................................4
2.5  Tạm nhập tái xuất vì mục đích nhân đạo và mục đích khác:................................................5
3. Mã loại hình:...........................................................................................................................5
II. Thủ tục tạm nhập tái xuất………………………………………………………………...….6
1.  Hồ sơ thủ tục hải quan tạm nhập:.....................................................................................6
2.  Hồ sơ thủ tục hải quan tái xuất:.........................................................................................8
3.  Thanh khoản tạm nhập tái xuất:.......................................................................................9
4.  Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:............................................................................................9
5.  Thời hạn lưu giữ:.................................................................................................................9
6.  Địa điểm lưu giữ:...............................................................................................................10
7.  Giám sát hải quan đối trong quy trình thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất:.....10
8.  Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa........................................................................10
9.  Một số lưu ý về tạm nhập tái xuất:..................................................................................11
1. Xử phạt phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất quá thời hạn..................................................11
10. Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa kinh doanh  tạm nhập
tái xuất...........................................................................................................................................13
1. Điều kiện kinh doanh..................................................................................................................13
2. Hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng đã qua sử dụng.................................................................14
III. Thực trạng về gian lận:.........................................................................................................14
1. Các hành vi gian lận thường gặp:...........................................................................................15
2. Các mặt hàng thường xảy ra gian lận....................................................................................15
3.  Nguyên nhân:...........................................................................................................................15
4. Hậu quả:....................................................................................................................................16
5. Một vài kiến nghị tạo thuận lợi giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan..........................16

I. Tổng quan về loại hình tạm nhập tái xuất hàng hóa:
1. Khái niệm tạm nhập tái xuất:

Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng của bất cứ quốc
gia nào. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn
là nhu cầu tất yếu trong mối quan hệ thương mại, chính trị, xã hội giữa các quốc gia trên
thế giới. Để có thể tìm hiểu quy trình, thủ tục hải quan, hiểu sâu vào bản chất của tạm
nhập tái xuất thì trước hết cần tìm hiểu nền tảng rằng tạm nhập là gì? tái xuất là gì? và hải
quan trong tạm nhập tái xuất là như thế nào?
 Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời
gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Việt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi
được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối
ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập
khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy
nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho
lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang
nước thứ ba. 
 Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục
thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia
khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên
sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi
là tái xuất. 
 Khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập
khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào
Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã
nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu
ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì
có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương
nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan. 
2. Các hình thức tạm nhập tái xuất:
Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của luật
quản lý ngoại thương, có quy định chia tạm nhập tái xuất thành  05 hình thức tạm nhập tái
xuất cơ bản bao gồm: 1- Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh; 2- Tạm nhập tái
xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn, 3- tạm nhập tái xuất để tái chế,
bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài, 4- tạm nhập tái xuất hàng hóa để
trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, 5-tạm nhập tái xuất vì mục
đích nhân đạo và mục đích khác. 
2.1 Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh:
Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng
thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu mà Bộ Công thương , Tổng cục hải quan  cũng
như là pháp luật Việt Nam quy định. 
a. Đối với hàng hóa kinh doanh có điều kiện:
 Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện: Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy
định về danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện bao gồm:
 Nhóm hàng thực phẩm đông lạnh: ví dụ như thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn
được sau giết mổ; ruột, bong bóng và dạ dày động vật… ( chi tiết Phụ lục
VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP) 
 Nhóm hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt : bia sản xuất từ mạch nha; rượu
vang từ nho tươi; xì gà; thuốc lá…( Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-
CP)
 Nhóm hàng hóa đã qua sử dụng: Tủ kết đông, loại cửa trên, dung tích không
quá 800 lít; Máy làm khô quần áo; Máy hút bụi…
 Quy định điều kiện kinh doanh: Để kinh doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa
kinh doanh có điều kiện thì thương nhân Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:
 Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và được
Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.
 Một số hạn chế với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất: Không
được ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái
xuất có điều kiện; không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập tái xuất
sang hình thức nhập khẩu nhằm mục đích tiêu thụ nội địa những hàng hóa
tạm nhập tái xuất có điều kiện.
b. Đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được
phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam:
 Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc loại hàng hóa
cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa chưa được pháp
lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoăc hàng hóa chịu sự quản lý bằng các
biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan.. thì phải được Bộ Công Thương
cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.
c. Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất nằm ngoài phạm vi 02 loại hàng hóa nêu trên:
Thương nhân Việt Nam được thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất tại các cơ quan
hải quan.
 Đối với mặt hàng nằm ngoài hàng hóa kinh doanh có điều kiện và hàng hóa cấm
xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng
tại Việt Nam thì cần có một số lưu ý cơ bản để thực hiện các thủ tục hải quan liên
quan đó là:
 Thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì không được
thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, thay vào đó có thể tạm
nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái chế, bảo
hành…
 Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bằng container trừ những
trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chia nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì các
chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan
hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được
tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
 Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60
ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn
thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và
phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi thương
nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.

2.2  Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn
 Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về
hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ
trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập
khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái
xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục
tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
 Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức ký kết hợp
đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng
tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể,
trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn
không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân có quyền
tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký kết.

2.3  Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước
ngoài:
 Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam về việc
tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau
khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đó cho
chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình
thức này được thực hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy
phép tạm nhập, tái xuất.
 Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khi tạm
nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương
nhân nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái
xuất sang nước thứ ba hay một thương nhân nước ngoài nào khác như hai hình
thức trên.
2.4  Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại:
 Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhập
tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh
doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc
tham gia tại các triển lãm, hội trợ. Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là
đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài
nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái
xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan.
 Ngoài ra, khi tạm nhập tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm
thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các
quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội
trợ.
 Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam theo hình thức này cũng
không quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ tuân theo khoảng thời gian của
chương trình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm.

2.5  Tạm nhập tái xuất vì mục đích nhân đạo và mục đích khác:
 Trong một số trường hợp, do điều kiện về trang thiết bị , máy móc, dụng cụ y tế tại
Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức
nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ
Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị,
dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên với
hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Hiểu đơn giản thì
với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam ” mượn”
các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt
Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.
 Ngoài ra, với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thể thao, nghệ thuật cũng
chỉ cần thực hiện thủ tục tại các cơ quan hải quan. Trừ những máy móc, trang thiết
bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm
xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy
phép, điều kiện thì ngoài việc thực hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một
số giấy tờ sau:
1. Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh, tổ chức sự kiện vào
Việt Nam của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền.
2. Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh, tổ
chức sự kiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa tạm nhập tái
xuất.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa là vũ khí,
khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh nhằm mục đích phục vụ mục đích
quốc phòng an ninh thì cần có sự xem xét, cho phép của Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an.

3. Mã loại hình:
Việc xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu là công đoạn rất quan trọng khi làm tờ
khai hải quan. Với những lô hàng xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường
(A11 hay B11) thì có lẽ khá đơn giản. Nhưng khi gặp những loại hình khác, nếu không tra
cứu cẩn thận, chúng ta rất có thể bị nhầm lẫn, dẫn đến phải hủy hoặc truyền sửa tờ khai
hải quan. Hàng hóa xuất nhập khẩu thì đều được phân vào các mã loại hình phù hợp do
Bộ Tài chính cũng như Tổng cục hải quan ban hành theo Công văn số 2765/TCHQ-GSQL
ngày 01/04/2015. Trong Công văn ấy cũng bao gồm các mã loại hình dành dành cho hàng
hóa theo hình thức tạm nhập tái xuất.
 G11/G21: Tạm nhập/tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong
trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập
tái xuất.
 G12/G22: 
 Tạm nhập/tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.
Được sử dụng trong trường hợp: Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết
bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế
quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án,
thử nghiệm;
 Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa
 Tạm nhập tái xuất tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng
 G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế. Được sử dụng trong trường hợp:
 Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ
hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
 Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới
thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo,
nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn
hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.
 G14/G24: Tạm nhập tái xuất khác: Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ,
giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.
Và đối với hàng tạm nhập tái xuất tùy theo từng mã loại hình khác nhau sẽ có  mức thuế
nhập khẩu khác nhau. đặc trưng là các loại hình sau đây được miễn thuế xuất nhập khẩu:
 Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế, không phải nộp thuế theo quy định tại điều
16 luật thuế 107/2016/QH13.
 Loại hình G12: Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành,
sửa chữa, thay thế. Quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu
107/2016/QH13.
II.    Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất:
1.  Hồ sơ thủ tục hải quan tạm nhập:
a. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành
kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa
nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-
BTC;
b. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người
bán: 
 Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được
người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận
hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
 Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường
hợp sau:
 Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên.
 Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương
nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá
hải quan” trên tờ khai hải quan.
 Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải
thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
c. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác:
 Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với
trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không,
đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá
nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu
phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang
theo đường hành lý).
 Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu
khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì
nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;
Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép
nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản
chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
d. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa
quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn
bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử
thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp
khi làm thủ tục hải quan;
e. Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ
thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối
với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai
trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về
việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
f. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ
liệu điện tử trong các trường hợp sau:
 Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận về áp dụng
thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu
người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
 Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang
ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng
đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
 Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở
trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế
chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế
quan;
 Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
 Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt
Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là
chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người
sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận
các chứng từ này.
g. Hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu: 01 bản chụp;
h. Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo
quy định của Chính phủ:
 Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương
cấp: 01 bản chụp;
 Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng
theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.

2.  Hồ sơ thủ tục hải quan tái xuất: 


a. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành
kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC. 
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ
khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông
tư 38/2015/TT-BTC;
b. Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính
nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất
khẩu nhiều lần;
c. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một
cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu,
văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử
thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp
khi làm thủ tục hải quan.

3.  Thanh khoản tạm nhập tái xuất:


 Chi cục hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ
khai tạm nhập.
 Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại điều 118 Thông tư số
79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.
 Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 điều
131 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.
 Trường hợp hàng hoá tạm nhập không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được
chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục hải quan
nơi làm thủ tục tạm nhập hàng xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp chuyển tiêu
thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới
mà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo
quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại
khoản 2 Điều 18 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.
Hàng hoá tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản
lý nhập khẩu như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.

4.  Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:


Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc
tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).

5.  Thời hạn lưu giữ:


Theo quy định hiện hành tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa kinh doanh tạm nhập,
tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải
quan tạm nhập.
 Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản
đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề
nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu
hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho
mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.
 Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc
tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các
quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
 Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo
quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập
khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam
thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ
ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua
cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu
và xử lý theo quy định; trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm
thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm
chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao,
quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

6.  Địa điểm lưu giữ:


Theo quy định tại Khoản 5 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC được bổ sung bởi Khoản
56 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm
các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ
thực xuất) được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:
 Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;
 Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại
quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
 Kho, bãi của thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm
nhập tái xuất;
 Các điểm thông quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới.

7.  Giám sát hải quan đối trong quy trình thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái
xuất:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa
khẩu tái xuất, người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ
thống trong các trường hợp sau:
 Hàng hóa tạm nhập ở một cửa khẩu nhưng tái xuất ở một cửa khẩu khác.
 Hàng hóa tạm nhập ở một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái
xuất tại cửa khẩu khác.
Thủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa từ nơi đi tới nơi đến thực hiện theo quy định về
vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
8.  Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa.    

Việc khai báo hải quan do thay đổi mục đích sử dụng hay chuyển tiêu thụ nội địa phải
đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

 Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,...và đã được giải
phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu
thuế hoặc mục đích được miễn thuế;; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện
nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái
xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng,
chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.
 Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ
tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ
tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
 Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ
nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp
luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
 Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp
phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
LƯU Ý: Doanh nghiệp tiến hành Khai và đăng ký tờ khai hải quan như thông thường;
Trong đó, ghi rõ số tờ khai hải quan ban đầu, hình thức “thay đổi mục đích sử dụng” hay
“chuyển tiêu thụ nội địa” vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi
chép khác” trên tờ khai hải quan giấy. 
 Đồng thời, doanh nghiệp đính kèm nộp các chứng từ sau đây:
 Giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: 01 bản
chính;
 Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp chưa thực hiện
đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng
ký tờ khai hải quan ban đầu: 01 bản chính;
 Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng
của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại: 1 bản chụp.
 2 trường hợp lưu ý:
 Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, thuộc đối tượng không
chịu thuế nhập khẩu tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thay đổi
mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa đã quá thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan (05
năm) và  đối với hàng hóa nhập khẩu là công cụ, dụng cụ thuộc đối tượng
không chịu thuế, miễn thuế, chưa phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí sản
xuất (trường hợp doanh nghiệp không theo dõi, quản lý theo số tờ khai hải
quan nhập khẩu) vẫn còn trong thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan, thì doanh
nghiệp không phải cung cấp số tờ khai khi thay đổi mục đích sử dụng,
chuyển tiêu thụ nội địa.
 Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản phẩm thì doanh nghiệp
thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại
các dòng hàng riêng biệt trên tờ khai. Trong đó thực hiện khai sản phẩm
hoàn chỉnh trên một dòng hàng, không khai thuế đối với dòng hàng là sản
phẩm hoàn chỉnh; khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu (tại chỉ tiêu
“mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “TĐMĐSDSP”) và tính thuế
đối với nguyên liệu, vật tư trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai. 
 Không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan
hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì sẽ bị ấn định số tiền
thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền
chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.

9.  Một số lưu ý về tạm nhập tái xuất:  

1. Xử phạt phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất quá thời hạn
-      Các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ phương tiện và lái xe vi phạm các quy định của
Hiệp định và Nghị định thư, ngoài việc bị xử lý theo quy định của Luật pháp quốc gia nơi
vi phạm xảy ra.
-       Như vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất và cụ thể trong trường hợp bạn nói
đến là phương tiện vận tải được phép lưu giữ tại Việt Nam tối đa 60 ngày, kể từ ngày
hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần cho
mỗi lô hàng và mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày. Quá thời hạn nêu trên, thương nhân
chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được
lưu giữ tại Việt Nam; nếu không tái xuất được thì bị tịch thu hoặc bị tiêu hủy.( theo luật
của việt nam)
2. Gia hạn tạm nhập tái xuất.
-       Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của
thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Trường
hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước
khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn
bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Quá
thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký, nếu thương nhân chưa tái xuất, tái nhập hàng hóa
thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
-       Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của
pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải
phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:
a) Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn
nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
b) Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số
tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải
quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị
giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”
3. Về thuế nhập khẩu.
- Được miễn thuế nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao
gồm:  Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho
hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất;
- Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế phải thực hiện Thông báo Danh mục miễn thuế theo quy
định tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Do đó, nếu Công ty không thực hiện
Thông báo Danh mục miễn thuế trước khi tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu của Công ty
không đủ điều kiện để được miễn thuế nhập khẩu.
- Các đối tượng không thuộc đối tượng miễn thuế  Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất,
tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao,
văn hóa, nghệ thuật hoă ̣c các sự kiê ̣n khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử
nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục
vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực
hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; thì Công ty
phải kê khai nộp thuế nhập khẩu, giá tính thuế nhập khẩu là giá đi thuê.
4. Về thuế giá trị gia tăng.
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất
khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia
công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước
ngoài.
- Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các
khu phi thuế quan với nhau.
- Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu
bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp
và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu
phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng
hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Về khai bổ sung, thời hạn nộp thuế.
- Trường hợp công ty đã làm thủ tục tạm nhập, nộp thuế nhập khẩu theo quy định và đề
nghị được gia hạn thời hạn tạm nhập thì thời hạn tạm nhập thực hiện theo quy định tại
khoản 5 Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.
- Số tiền phát sinh tăng thêm do kéo dài thời gian tạm nhập tái xuất, thời hạn nộp thuế
thực hiện theo quy định định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH13 được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13, Điều 3 Luật số 106/2016/QH13.

10. Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa kinh doanh 
tạm nhập tái xuất  

1. Điều kiện kinh doanh


Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện là hàng hóa thuộc Danh mục hàng
thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục
III.
 Thứ nhất, doanh nghiệp phải được thành lập tối thiểu là hai năm, đã có hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
 Thứ hai, doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 10 tỷ đồng nộp tại Kho
bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi
doanh nghiệp có kho, bãi.
 Thứ ba, doanh nghiệp phải có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực
phẩm đông lạnh. Kho, bãi phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
+ Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối
thiểu là 1500 m². Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây
dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra
vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;
+ Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công
suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ
lạnh theo sức chứa của kho, bãi;
+ Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng
thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3 năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống
kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực
do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm
nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.
+Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất không
được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin
cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.

2. Hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng đã qua sử dụng


 Thứ nhất, doanh nghiệp phải được thành lập tối thiểu là hai năm, đã có hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
 Thứ hai, doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ đồng nộp tại Kho bạc
Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi
doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
III. Thực trạng về gian lận thuế quan thông quan theo loại hình tạm nhập tái xuất ở
Việt Nam):

1. Thực trạng về gian lận: 


 Theo đại diện Tổng cục Hải quan, thực trạng về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái
xuất, đặc biệt là hoạt động tái xuất qua cửa khẩu biên giới phía Bắc đang thực hiện
không theo đúng bản chất của Luật Thương mại, tức là hàng hóa chỉ được phép
“tạm nhập” vào Việt Nam, sau đó phải “xuất khẩu” sang nước khác, chứ không
được tiêu thụ ở nội địa.
 Thế nhưng trên thực tế, các chủ hàng thường dùng thủ đoạn “ngụy trang” cho hàng
lậu, trà trộn vào các lô hàng rác thải, phế liệu, than củi, vỏ sò; nhét hàng lậu ở đáy
container; khai báo các loại mặt hàng có hình dáng kích thước “tương tự hàng lậu”
để qua mặt hải quan; xuất xứ của lô hàng cũng bị khai không chính xác, nhằm
đánh lạc hướng điều tra của bộ phận phòng chống buôn lậu. Điều này đã làm phát
sinh nhiều vấn đề trong công tác quản lý.
 Hiện cơ quan hải quan đang quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất về cơ
bản tương tự như đối với các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thương mại khác. Do
vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện kiểm tra theo chế độ
quản lý rủi ro và dựa trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập tại thời điểm làm thủ
tục hải quan.
 Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước trong hoạt động tạm nhập tái xuất của Bộ Công thương do Thanh tra
Chính phủ công bố mới đây cho thấy, việc kiểm tra xác suất “luồng đỏ” với hàng
hóa tạm nhập, tái xuất chiếm tỷ lệ rất thấp, có đơn vị không có container phải kiểm
tra.
 Thực tế, hàng tạm nhập tái xuất thường được đi qua “luồng xanh” nên kể cả những
mặt hàng rủi ro cao cũng không ít bị kiểm soát trực tiếp như hàng rơi vào “luồng
đỏ”. Do đó không hiếm trường hợp hàng hóa này khai là hàng hóa khác vẫn “qua
ải”.
 Bên cạnh đó, thay vì hàng hóa phải giữ nguyên trạng (theo đúng bản chất của kinh
doanh tạm nhập tái xuất), các doanh nghiệp thường chia nhỏ lô hàng để dễ vận
chuyển khi tái xuất hoặc tiêu thụ nội địa và do lực lượng quản lý còn mỏng nên
việc kiểm tra được hàng hóa thực tế còn gặp khó khăn.

2. Các hành vi gian lận thường gặp:


 Lợi dụng cơ chế thông thoáng về chính sách đối với hàng quá cảnh, kho ngoại
quan, một số trường hợp doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan đã khai sai, không
khai những mặt hàng khác có trong lô hàng, trong đó có thể có hàng cấm nhập
khẩu. Trong quá trình vận chuyển lô hàng quá cảnh, thậm chí doanh nghiệp còn rút
hàng ra để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
 Thực tế đã phát hiện một số vụ vi phạm với thủ đoạn tái xuất không đúng tuyến
đường, không đúng cửa khẩu ghi trong giấy phép và tờ khai, 
 Khai báo không đúng về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa. 
 Theo đại diện Tổng cục Hải quan, những nhóm mặt hàng trọng tâm vi phạm là
hàng cấm, hàng có thuế suất cao . Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chiêu thức
gian lận, như giả mạo chữ ký, con dấu hải quan. 

3. Các mặt hàng thường xảy ra gian lận


 Kết quả theo dõi cho thấy các mặt hàng có thuế suất cao, như xăng dầu, điện tử,
điện lạnh, rượu, thuốc lá; hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc kinh
doanh có điều kiện  như vũ khí, ma túy, ôtô đã qua sử dụng, động vật hoang dã...;
hàng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm
đông lạnh, rác thải công nghiệp… tiềm ẩn nguy cơ phát sinh thẩm lậu cao. Nhưng
trong số những nhóm mặt hàng tạm nhập-tái xuất, dễ gian lận và khó quản lý nhất
chính là mặt hàng xăng dầu.

 4.  Nguyên nhân:

 Con đường vận chuyển qua lại dài, thời gian vận chuyển lâu, trong khi đó công tác
phối kết hợp giữa cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất có lúc, có nơi chưa chặt chẽ,
còn nhiều sơ hở, nên một số DN đã lợi dụng để bán hàng trong nội địa, xuất hàng
không đúng nơi được cho phép…
 Việc quản lý chưa chặt chẽ đã dẫn đến rủi ro gia tăng vi phạm. Cơ quan hải quan
không đủ nhân lực để giám sát tất cả lô hàng TNTX lưu thông nội địa, mặt khác
hàng hóa TX được phép xuất qua nhiều cửa khẩu phụ, lối mở, điểm thông quan…
nên khi có điều kiện thuận lợi, hoặc lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng,
các đối tượng lập tức đưa hàng quay trở lại tiêu thụ nội địa.

5. Hậu quả:
 Một số lô hàng là hàng cấm nhập khẩu, hàng đã qua sử dụng, rác thải công nghiệp,
hàng thực phẩm đông lạnh… có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bị thẩm lậu vào
nội địa, gây mất an toàn cộng đồng và an ninh quốc gia.
 Các cá nhân, doanh nghiệp gian lận nhằm giảm phí thuế hoặc trốn thuế để trục lợi
dẫn đến thâm hụt về ngân sách tài chính của nhà nước.

6. Một vài kiến nghị tạo thuận lợi giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan
 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hải quan nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với
hàng hóa quá cảnh, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan
trong thời gian hàng hóa lưu giữ, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển,
phương tiện vận tải, đặc biệt là trong thời gian hàng hóa lưu giữ tại kho, bãi của
doanh nghiệp và kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất, cửa khẩu nhập và trong thời
gian chia nhỏ container để vận chuyển sang nước nhập khẩu, đảm bảo hàng hóa
còn nguyên trạng, không để xảy ra tình trạng lợi dụng để đánh tráo hàng hóa, thay
đổi nhãn, mác, xuất xứ hàng hóa.
 Xây dựng quy chế về thủ tục hàng hóa quá cảnh để tăng chế tài xử phạt vi phạm
hành chính và quản lý chặt đối với các hành vi vi phạm của hàng quá cảnh. Trường
hợp phát hiện hàng quá cảnh là hàng cấm mà không có giấy phép phải tịch thu. 

  KẾT LUẬN

You might also like