You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

SOẠN BÀI:
1. CIF/FOB.
CIF (Cost, Insurance, Freight) FOB (Free On Board)
Giá tại nước NK Giá tại nước XK
Bao gồm CPVC và bảo hiểm Chưa bao gồm CPVC và bảo hiểm
Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí
Phí bảo hiểm đường biển nâng hạ container + chi phí kéo container
nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi
phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì +
chi phí hun trùng kiểm dịch.
Ở VN nhập giá CIF, xuất giá FOB
2. Khu chế xuất (đặc điểm, kể tên, khác gì với Khu công nghiệp bình thường).
Khu chế xuất KCN bình thường
Đặc điểm - Chuyên sx hàng xuất khẩu. - Chuyên sx hàng công nghiệp
- Thu hút DN nước ngoài. - DN trong nước và nước ngoài.
- Ranh giới địa lý chính là biên giới - Ranh giới địa lý được xác lập bằng
hải quan và thuế quan của một nước. hệ thống hàng rào.
- Tự do nhập khẩu không giới hạn số - Mô hình sản xuất phổ thông.
lượng nguyên vật liệu.

Kể tên - Khu chế xuất Linh Trung 1, 2, 3


(Thủ Đức).
- Khu chế xuất Tân Thuận (Q.7).

3. Khu phi thuế quan.


- Khu vực địa lý có ranh giới xác định;
- Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm
điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
- Bao gồm:
+ Khu chế xuất;
+ Doanh nghiệp chế xuất;
+ Kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu
thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu
đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất
khẩu, nhập khẩu.
4. Khu kinh tế thương mại đặc biệt.
5. Kho bảo thuế/Kho ngoại quan.
Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan
nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với
khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng
hóa từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được
ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng
6. Gia công chuyển tiếp/Xuất khẩu tại chỗ.
Gia công chuyển tiếp là hình thức gia công mà nguyên liệu nhập khẩu được gia công qua
các giai đoạn do các doanh nghiệp khác nhau thực hiện để chuyển hoá thành sản phẩm hoàn
chỉnh xuất khẩu, hay nói cách khác gia công chuyển tiếp là hình thức mà sản phẩm gia công
của doanh nghiệp nay được sử dụng làm nguyên liệu gia công của một doanh nghiệp khác
theo nội dung một hợp động khác.
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một
thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị
theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
7. Chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua biên giới/cửa khẩu.
8. Tạm nhập, tái xuất/Tạm xuất, tái nhập.
Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian
ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu
thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.
Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan,
nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa
này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt
Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

You might also like