You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


----

BÀI TẬP NHÓM


MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

CHỦ ĐỀ:
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU THEO
LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
XUẤT KHẨU

Nhóm 5 – Lớp học phần Nghiệp vụ hải quan

Thành viên:
Nguyễn Thị Kim Ngân 11202754
Đinh Thị Mai Loan 11202323
Trần Phương Anh 11200389
Triệu Nguyễn Vân Khánh 11201951
Nguyễn Khánh Ly 11205980

GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy

Hà Nội, 2023

1
MỤC LỤC

I. Giới thiệu về loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu..........................................................................................................................3
1. Khái niệm..........................................................................................................3
2. Đặc điểm............................................................................................................4
3. Phân biệt loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu và loại hình gia công quốc tế......................................................................4
II. Thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu..........................................................................................................................5
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hải quan..............................................................5
2. Thành phần hồ sơ.............................................................................................5
3. Trình tự và cách thức thực hiện......................................................................9
4. Các vấn đề liên quan khác.............................................................................10
III. Một số vấn đề phát sinh khi nhập khẩu sản xuất xuất khẩu và đề xuất giải
pháp........................................................................................................................11
1. Các vấn đề phát sinh......................................................................................11
2. Kiến nghị.........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................18

2
I. Giới thiệu về loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu
1. Khái niệm
Loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là
phương thức kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện nhập nguyên vật liệu
từ nhiều nguồn về để chế biến ra sản phẩm xuất khẩu. Đây là hình thức mua đứt
bán đoạn của doanh nghiệp 

Trong đó, theo Điều 54 Thông tư 38/2015/TT-BTC, nguyên liệu vật tư để


sản xuất hàng hoá xuất khẩu bao gồm: 
(1) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia
vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
(2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất
sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không
cấu thành thực thể sản phẩm.
(3) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản
phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất
từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt
hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài.
(4) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
3
(5) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm
xuất khẩu.
(6) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
2. Đặc điểm
- Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là đối tượng
không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) (Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Thông
tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng ).
- Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là đối tượng
được miễn thuế nhập khẩu (Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 18/2021/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu )
- Doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu hoàn toàn làm chủ quy trình sản xuất, tự chủ về nguồn nguyên vật liệu.
- Sản phẩm cuối cùng có thể bán cho các đối tác khác nhau ở các nước khác
nhau.
3. Phân biệt loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu và loại hình gia công quốc tế
Tiêu chí Gia công quốc tế Nhập khẩu nguyên vật liệu
so sánh để sản xuất hàng xuất khẩu

Khái Gia công quốc tế là phương thức Loại hình sản xuất xuất khẩu
niệm giao dịch kinh doanh trong đó một là phương thức kinh doanh
bên (gọi là bên nhận gia công) nhập sản xuất mà doanh nghiệp
khẩu nguyên liệu hoặc bán thành thực hiện nhập nguyên vật liệu
phẩm của một bên khác (gọi là bên từ nhiều nguồn về để chế biến
đặt gia công) để chế biến ra thành ra sản phẩm xuất khẩu. Đây là
phẩm, giao lại cho bên đặt gia công hình thức mua đứt bán đoạn
và nhận thù lao (gọi là phí gia công) của doanh nghiệp

Hợp đồng Ký kết hợp đồng giữa bên thuê gia Ký kết hợp đồng bán sản
công và bên nhận gia công. phẩm với bên mua và mua
nguyên vật liệu từ các bên bán
khác nhau mà không phụ
thuộc nguồn nguyên liệu, vật
tư từ bên mua sản phẩm.

Nguyên - Nhận nguyên liệu, vật tư hoặc - Tự bỏ tiền mua nguyên liệu,
liệu nhận tiền để mua nguyên vật liệu từ vật tư để sản xuất hàng hoá

4
bên thuê gia công để sản xuất sản xuất khẩu cho khách hàng
phẩm và xuất khẩu cho bên thuê gia nước ngoài đã ký kết hợp
công hoặc do bên thuê gia công chỉ đồng
định.  
- Không được tự ý sử dụng nguyên - Toàn quyền sử dụng nguyên
liệu, vật tư của bên thuê gia công liệu, vật tư mà công ty tự bỏ
khi chưa có ý kiến của bên thuê gia tiền ra mua và nhập khẩu về 
công

Nguyên Khi kết thúc gia công, phần nguyên Được toàn quyền xử lý
liệu, vật liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế
tư dư phẩm phải thoả thuận với bên đặt
thừa gia công để xử lý

Sản phẩm Nhận được tiền gia công sản phẩm Được bán sản phẩm và nhận
mà bên thuê gia công trả tiền từ hoạt động xuất khẩu
sản phẩm

Mã loại E21, E23, E52, E54 E31, E62


hình xuất
nhập
khẩu

II. Thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hải quan
- Luật hải quan Số: 54/2014/QH13
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám
sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Khi nhập khẩu nguyên vật liệu

5
Căn cứ theo Khoản a Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015
của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,
thành phần hồ sơ khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất
hàng xuất khẩu gồm: 
2.1.1. Các chứng từ bắt buộc
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: 
+ Số lượng: 02 bản chính (nếu thực hiện tờ khai giấy)

Hình 1: Mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục II Thông
tư số 38/2015/TT-BTC
- Hóa đơn thương mại: 
+ Số lượng: 01 bản chụp.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với
trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt,
vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua
cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa,
hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
+ Số lượng: 01 bản chụp.
- Tờ khai trị giá: 

6
+ Số lượng: 02 bản chính (Nếu thực hiện tờ khai giấy)
2.2.2. Các chứng từ bổ sung khác
- Nếu nhập khẩu lần đầu tiên, cần bổ sung:
+ Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa
theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp
- Với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, cần bổ sung: 
+ Giấy phép nhập khẩu/ Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01
bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi
nếu nhập khẩu nhiều lần
+ Lưu ý: Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn
kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc
gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
- Với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra
về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch
thực vật, cần bổ sung:
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của
cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
+ Lưu ý: Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn
kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc
gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan
- Với hàng hóa thuộc các trường hợp như:
“1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận về áp dụng
thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và
theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập
khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
2. Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo
đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng
đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
3. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở
trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống
phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
4. Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo
quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.”
thì cần nộp bổ sung:

7
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng
dữ liệu điện tử.
+ Nếu nhập khẩu gỗ nguyên liệu theo quy định của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, cần bổ sung:
+ Bảng kê lâm sản: 01 bản chính
2.2. Khi xuất khẩu thành phẩm
Căn cứ theo Khoản b Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015
của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,
thành phần hồ sơ khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu thành phẩm gồm: 
2.2.1. Các chứng từ bắt buộc
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: 
+ Số lượng: 02 bản chính (nếu thực hiện tờ khai giấy)

8
Hình 2: Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II
Thông tư số 38/2015/TT-BTC
- Hóa đơn thương mại: 
+ Số lượng: 01 bản chụp.
2.1.2 Các chứng từ bổ sung khác
- Nếu xuất khẩu lần đầu tiên, cần bổ sung:
+ Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa
theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp
- Với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép, cần bổ sung: 
+ Giấy phép xuất khẩu/ Giấy phép xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01
bản chính khi xuất khẩu lần đầu
+ Lưu ý: Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn
kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc
gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
- Với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra
về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch
thực vật, cần bổ sung:
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của
cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
+ Lưu ý: Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn
kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc
gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan
3. Trình tự và cách thức thực hiện
3.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Bước 2: Thông tin trên tờ khai hải quan được Hệ thống tự động kiểm tra để
đánh giá các điều kiện được chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp khai
hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều
kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
- Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông
báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và
quyết định thông quan hàng hóa.
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp,
xuất trình các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết
định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông
quan.
9
- Bước 4: Thông quan hàng hóa.
3.2. Cách thức thực hiện
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan
hoặc qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến
4. Các vấn đề liên quan khác
4.1. Cơ quan thực hiện thủ tục hải quan
a. Thực hiện theo phương thức thủ công
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực
hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
b. Thực hiện theo phương thức điện tử
 Thủ tục đăng ký, sửa đổi danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Tiếp nhận thông tin đăng ký danh mục: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan
tỉnh thành phố;
+ Kiểm tra, hướng dẫn đăng ký danh mục; chấp nhận/ không chấp nhận
danh mục nguyên liệu, vật tư: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực
hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
+ Tiếp nhận thông tin đăng ký danh mục: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan
tỉnh thành phố;
+ Kiểm tra, hướng dẫn đăng ký danh mục; chấp nhận/ không chấp nhận
danh mục nguyên liệu, vật tư: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
+ Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai:
Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;
+ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Chi cục Hải quan
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
+ Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai:
Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;
+ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan

10
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
4.2. Lệ phí và thời hạn giải quyết
a. Lệ phí: 20.000 đồng.
b. Thời hạn giải quyết
 Thực hiện theo phương thức thủ công:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người
khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản
1, Điều 19 Luật Hải quan
- Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ
thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải
quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn
kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
 Thực hiện theo phương thức điện tử:
* Đối với thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
- Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký và phản hồi thông tin cho người khai hải quan
trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ lúc nhận được Bảng đăng ký nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu trên hệ thống.
* Đối với thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người
khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản
1, Điều 19 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ
thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải
quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng nhập khẩu áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng nhập khẩu áp dụng hình
thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô
hàng nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể
được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

11
III. Một số vấn đề phát sinh khi nhập khẩu sản xuất xuất khẩu và đề xuất giải
pháp
1. Các vấn đề phát sinh
* Đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng sau đó
chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu dùng nội địa
Khi nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp sẽ được miễn
thuế, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng của hàng hóa
(không còn sử dụng cho mục đích sản xuất xuất khẩu) hoặc tiêu dùng trong nội địa
thì sẽ cần tiến hành thay thủ tục thay đổi mục đích sử dụng và tiến hành nộp thuế
theo quy định.
Theo khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã
giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển
tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới với bộ hồ sơ được quy định tại
khoản 2a, điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10
Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC). Theo đó, việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc
thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được
thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai
hải quan mới và người khai hải quan có trách nhiệm kê khai, nộp đủ thuế theo quy
định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa
vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ
khai hải quan giấy.
Có nhiều đối tượng lợi dụng việc được miễn thuế khi nhập hàng để sản xuất
xuất khẩu rồi tuồn vào nội địa tiêu thụ để trốn thuế, tuy nhiên điều 21 ở trên cũng
quy định “Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ
nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan
hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn
định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu và bị
xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền
thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải
quan.”

* Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, sản
phẩm sản xuất xuất khẩu, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản
xuất
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
107/2016/QH13; Điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày
12
01/9/2016 sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày
11/3/2021 của Chính phủ quy định hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu; Điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, việc xử lý thuế đối
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, sản phẩm sản xuất xuất
khẩu, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được xử lý như sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm
tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo
quy định pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.
+ Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng không sử dụng hoặc
hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất nhưng không xuất khẩu sản phẩm thì
không được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan
mới và kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính
thuế của hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ
trường hợp làm quà biếu, quà tặng.
Ví dụ về trường hợp tiêu hủy nguyên vật liệu nhập khẩu, phế liệu, phế phẩm,
thành phẩm sản xuất xuất khẩu của công ty Piaggio Việt Nam:
Ngày 14/9/2021, công ty Piaggio Việt Nam đã có công văn 202109.CV-
TCHQ gửi Tổng cục Hải quan với vướng mắc liên quan đến việc chính sách thuế,
thủ tục hải quan tiêu hủy đối với:
(i) Nguyên vật liệu dư thừa (chưa đưa vào sử dụng) cần tiêu hủy
(ii) Phế liệu, phế phẩm (xe máy không đạt chất lượng khi công ty kiểm tra
chất lượng trước khi xuất xưởng, gọi tắt là QC) cần tiêu hủy
(iii) Xe máy (thành phẩm) đủ chất lượng khi QC nhưng sau đó đưa đi thử
nghiệm rồi tiêu hủy
(iv) Xe máy (thành phẩm) đủ chất lượng khi QC nhưng không tìm được thị
trường xuất khẩu buộc tiêu hủy
Theo cách hiểu của Công ty Piaggio, đối với trường hợp (i) và (ii), công ty
sẽ được miễn thuế nhập nhập khẩu khi tiêu hủy theo khoản 1, điều 12 Nghị định số
134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-
CP. Đối với trường hợp (iii), công ty cũng được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu hủy
theo điểm đ, khoản 1 và điểm đ, khoản 2 điều 12 của Nghị định trên. Đối với
trường hợp (iv), công ty hiểu rằng cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng từ
loại hình E31 sang A42, thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản
phẩm hoàn chỉnh tại các dòng riêng biệt theo tờ khai, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
và đem đi tiêu hủy.
Bên cạnh đó, công ty Piaggio cũng có thắc mắc về khái niệm “tiêu hủy”. Vì
việc tiêu hủy nguyên vật liệu dư thừa, phế phẩm, thành phẩm của công ty có 1 số
13
bộ phận/chi tiết không thể tiêu hủy hết nên sẽ phát sinh lượng phế liệu thu hồi
được sau khi tiêu hủy. Công ty đã bán phế phẩm này cho Công ty Cổ phần môi
trường Thuận Thành và thực hiện việc thông báo sơ hủy/tiêu hủy đến cơ quan Hải
quan và nộp thuế GTGT cho cơ quan Thuế nội địa cho lượng phế thải thanh lý.
Tuy nhiên, công ty hiểu rằng việc sơ hủy trên là tiêu hủy và được miễn thuế nhập
khẩu cho phần phế phẩm này. Nhưng có ý kiến cho rằng, việc tiêu hủy theo Nghị
định 18/2021/NĐ-CP là phải tiêu hủy hoàn toàn, việc sơ hủy và thu hồi phế liệu để
bán trong nước không được miễn thuế và công ty phải tiến hành chuyển đổi mục
đích sử dụng và nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT cho lượng phế phẩm đó. Công ty
không thống nhất với ý kiến này nên rất mong được Tổng cục Hải quan giải đáp và
hướng dẫn.
Trả lời cho vấn đề này, Tổng cục đã gửi Công văn số 4783/TCHQ-TXNK
ngày 08/10/2021 giải đáp cho Công ty TNHH Piaggio Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc)
về những vướng mắc liên quan đến chính sách thuế nguyên vật liệu nhập khẩu, phế
liệu, phế phẩm, thành phẩm sản xuất xuất khẩu phải tiêu hủy.
Tổng cục Hải quan đã dẫn căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số
134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số
18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định hàng hóa nhập khẩu để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7
Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định
số 134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số
18/2021/NĐ-CP.
Căn cứ các quy định nêu trên, việc xử lý thuế đối với nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, phế liệu, phế phẩm
tạo thành trong quá trình sản xuất Công ty TNHH Piaggio Việt Nam có nhu cầu
tiêu hủy được thực hiện như sau:
Thứ nhất, trường hợp tiêu hủy nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, phế liệu,
phế phẩm, thành phẩm
Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa đưa vào sản xuất; phế liệu
(nguyên liệu, vật tư loại ra do bị oxi hóa, vỡ hỏng trong quá trình sản xuất... không
còn giá trị sử dụng ban đầu); phế phẩm (xe máy không đạt chất lượng khi kiểm tra
chất lượng trước khi xuất xưởng) cần tiêu hủy:
- Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất
khẩu, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và
thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan thì được miễn thuế nhập khẩu
theo quy định tại điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số
134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-
CP.
14
- Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy
định tại Điều 72 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp sau khi tiêu hủy thu được sản phẩm khác Công ty TNHH
Piaggio Việt Nam tận dụng để bán vào nội địa thì phải kê khai, nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng cho cơ
quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Đối với thành phẩm đủ chất lượng trước khi xuất xưởng nhưng sau đó đưa
đi thử nghiệm rồi tiêu hủy hoặc không tìm được thị trường xuất khẩu buộc phải
tiêu hủy:
- Trường hợp sản phẩm sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy
theo quy định pháp luật hải quan thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại
điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.
- Trường hợp sau khi tiêu hủy thu được sản phẩm khác Công ty TNHH
Piaggio Việt Nam tận dụng để bán vào nội địa thì phải kê khai, nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng cho cơ
quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Thứ hai, trường hợp sơ hủy nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, thành phẩm
Trường hợp sơ hủy nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm sản
xuất xuất khẩu để bán vào nội địa không được coi là phế liệu và không thuộc các
trường hợp được miễn thuế nhập khẩu.
Công ty TNHH Piaggio Việt Nam phải kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ
thuế đối với nguyên liệu, vật tư đã được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm, bán
thành phẩm phải sơ hủy.
Trị giá tính thuế nhập khẩu là trị giá do doanh nghiệp khai báo theo quy định
tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 39/2015/TT- BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
Trong công văn số 6048/TCHQ-TXNK, Tổng cục Hải quan trả lời công ty
Piaggio về khái niệm tiêu hủy và sơ hủy.
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày
01/9/2016 sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày
11/3/2021 của Chính phủ quy định hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm: “đ) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.”
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định: “đ) Hàng hóa
nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá
15
trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật
hải quan được miễn thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhưng không sử dụng hoặc hàng
hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất nhưng không xuất khẩu sản phẩm thì không
được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới và
kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của
hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp
làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP chỉ quy định
miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để SXXK được phép tiêu hủy tại Việt Nam
và thực tế đã tiêu hủy. Nghị định số 18/2021/NĐ-CP không quy định miễn thuế đối
với trường hợp sơ hủy hàng hóa nhập khẩu để SXXK. Do đó, trường hợp Công ty
sơ hủy nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm SXXK để bán vào nội địa
thì không thuộc các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng trả lời về việc kê khai, tính thuế đối với
trường hợp sơ hủy nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm sản xuất xuất
khẩu để bán vào nội địa
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 sửa
đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018
của Chính phủ;
Căn cứ Điều 72 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính quy định thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa;
Căn cứ khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy
định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty sơ hủy nguyên liệu, vật
tư, thành phẩm, bán thành phẩm sản xuất xuất khẩu để bán vào nội địa thì phải
đăng ký tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng, kê khai, nộp thuế đối với
lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm sơ hủy. Trị giá hải
quan do doanh nghiệp tự khai báo quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 17 Thông tư
số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1
Thông tư số 60/2019/TT-BTC .
a) Về mã HS và thuế suất: Công ty khai báo mã số HS và thuế suất của
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu.
b) Về việc quản lý và theo dõi lượng nguyên vật liệu nhập khẩu theo mã loại
hình E31. Đối với hàng hóa sơ hủy không được miễn thuế, đã kê khai nộp thuế trên
tờ khai thay đổi mục đích sử dụng. Do đó, không phải đưa vào báo cáo quyết toán.
Đối với trường hợp tiêu hủy được miễn thuế nhập khẩu, phải đưa vào báo cáo
quyết toán. Tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu
16
nguyên liệu, vật tư phương án tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế
liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân
chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày
20/04/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với trường hợp tiêu
hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.
c) Về việc phân bổ giá bán: Trị giá tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư được
sử dụng để sản xuất thành phẩm, bán thành phẩm phải sơ hủy để bán vào nội địa
do doanh nghiệp tự khai báo quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 17 Thông tư số
39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông
tư số 60/2019/TT-BTC. Do đó, không phát sinh vướng mắc về việc phân bổ giá
bán vào thị trường nội địa đối với phế liệu thu được sau khi tiêu hủy.
2. Kiến nghị
 Đối với cơ quan hải quan:
- Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong và sau thông quan, đảm bảo
quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp, tránh trường
hợp doanh nghiệp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng nguyên vật liệu hay tiêu thụ
nội địa nhằm trốn thuế
- Nâng cao công tác quản lý phế phẩm, nguyên vật liệu dư thừa, hư hỏng
không sử dụng trong quá trình sản xuất để phòng chống tình trạng doanh nghiệp
tuồn ra ngoài bán để trốn thuế
- Tăng cường việc kiểm tra các cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị tại cơ sở
sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu
- Thường xuyên tiến hành giải đáp các thắc mắc, vướng mắc của doanh
nghiệp về các thủ tục và quy định trong việc kê khai và lập hồ sơ hải quan
- Cải cách, sửa đổi và bổ sung, cập nhật các quy định phù hợp với thực tế và
tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về kỹ thuật
nghiệp vụ và phương pháp quản lý hải quan, đáp ứng tốc độ hiện đại hóa hải quan
- Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong hải quan để góp phần
chuyển đổi Hải quan Việt Nam theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch,
hiệu quả.
 Đối với doanh nghiệp:
- Thường xuyên cập nhật các quy định, yêu cầu mới về hồ sơ, thủ tục, cách
thức kê khai hồ sơ hải quan
- Tiến hành tìm hiểu, tra cứu để có hướng dẫn cụ thể về quy định của pháp
luật đối với hồ sơ hải quan sản xuất xuất khẩu và phát sinh khác liên quan để tránh
sai phạm không đáng có
17
- Tuân thủ đúng những quy định được đưa ra, hoàn thành đúng nghĩa vụ và
trách nhiệm đóng thuế của doanh nghiệp
- Kiến nghị lên cơ quan hải quan những quy định chưa hợp lý và đề xuất sửa
đổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Camnang Logistic. (n.d.). Retrieved from Chính sách thuế và thủ tục hải
quan:
https://camnangxnk-logistics.net/wp-content/uploads/2021/10/43195_20210
9-PIAGGIO_CS-THUE-TTHQ-TIEU-HUY-NVL-NK-PHE-LIEU-PHE-
PHAM-XK.pdf
2. Diệp, T. N. (n.d.). 2021. Retrieved from Hàng hóa thay đổi mục đích sử
dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì có phải khai tờ khai hải quan mới hay
không?: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/hang-hoa-
thay-doi-muc-dich-su-dung-chuyen-tieu-thu-noi-dia-thi-co-phai-khai-to-
khai-hai-quan-moi-ha-36603.html
3. Tạp chí tài chính. (2021). Retrieved from Xử lý thuế hàng hoá sản xuất xuất
khẩu được phép tiêu huỷ như thế nào?: https://tapchitaichinh.vn/xu-ly-thue-
hang-hoa-san-xuat-xuat-khau-duoc-phep-tieu-huy-nhu-the-nao.html
4. Thuvienphapluat. (n.d.). Retrieved from QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN
PHÁP THI HÀNH LUẬT HẢI QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM
TRA, GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT HẢI QUAN:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-08-2015-
ND-CP-thi-hanh-Luat-Hai-quan-ve-thu-tuc-kiem-tra-giam-sat-kiem-soat-
hai-quan-263815.aspx

18

You might also like