You are on page 1of 35

LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 4
BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG
NGOẠI THƯƠNG

ThS Trần Trọng Đức


MỤC TIÊU CHƯƠNG 4

vHiểu rõ về bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương, ý


nghĩa của bảo hiểm hàng hoá. Phân loại được các loại rủi
ro được mua bảo hiểm, tổn thất được bồi thường và các
điều kiện mua bảo hiểm.
vNắm vững các sản phẩm và thị trường bảo hiểm hàng
hoá trong ngoại thương, lựa chọn sản phẩm bảo hiểm
phù hợp trong các tình huống kinh doanh ngoại thương.
vThông thạo các nghiệp vụ mua bảo hiểm, biết rõ trách
nhiệm và quyền lợi của người mua bảo hiểm, cách thức
yêu cầu bồi thường và thủ tục xin bồi thường khi có tổn
thất về hàng hoá trong ngoại thương.
2
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1. Kinh doanh trong ngoại thương có cần mua bảo


hiểm không?
2. Nghĩa vụ và quyền lợi khi mua bảo hiểm như thế
nào?
3. Thủ tục mua và phí bao nhiêu? Mua ở đâu để đảm
bảo quyền lợi
4. Nghiệp vụ mua bảo hiểm này có khó không? Nếu có
sự cố sẽ được bồi thường như thế nào
5. Điều kiện và các sản phẩm bảo hiểm trong ngoại
thương có bao nhiêu loại? Theo các quy định nào?
Bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương

v Khái niệm:
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của bên bảo hiểm đối với
người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo
hiểm do những rủi ro đã được thoả thuận gây ra tương ứng với một
khoản phí bảo hiểm đã nộp bảo hiểm.

v Vai trò
§ Bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động kinh tế, nó vừa bảo đảm sự chia
xẻ trách nhiệm trong cộng đồng
§ Bảo hiểm đảm bảo bù đắp được những thiệt hại, mất mát đối với đối tượng bảo
hiểm nhằm khắc phục những hậu quả của rủi ro xảy ra.
§ Bảo hiểm tạo ra được nguồn vốn rất lớn và là một bộ phận không tách rời của thị
trường tài chính sôi động.
§ Hoạt động bảo hiểm cũng đóng góp vào ngân sách của Nhà nước thông qua hoạt
động kinh doanh của nó.
§ Bảo hiểm tạo ra tâm lý an tâm trong hoạt động kinh doanh
Những rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa

Rủi ro là những tai nạn, tai hoạ hay sự


cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên
hoặc những mối đe doạ khi xảy ra sẽ
gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.

5
Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa

v Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro

ü Thiên tai: (Act of God) Thiên tai là những hiện tượng tự


nhiên mà con người không chi phối được như động đất, lụt
lội, sống thần….

ü Rủi ro Hàng hải (Perils of the sea) là những tai nạn xảy ra
đối với hoạt động ở ngoài biển như tầu bị mắc cạn, đâm va,
cháy, nổ, lật úp, mất tích…

ü Rủi ro khác: ngoài những nguyên nhân xảy ra rủi ro không


kiểm soát ở trên còn có những rủi ro bất ngờ khác xảy ra
như: vỡ hàng khi vận chuyển trên bờ, mất trộm, mất cắp,
hao hụt…
6
Đéng đất tại Peru ảnh hưởng đến
giao thông hàng hoá
Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa

v Rủi ro được bảo hiểm:


ü Rủi ro được bảo hiểm thông thường: Là các rủi ro được các bên
chấp nhận theo các thông lệ thông thường như các điều kiện A, B
và C bao gồm những rủi ro có tính chất bất ngờ và ngẫu nhiên xảy
ra ngoài ý muốn của con người.
ü Rủi ro được bảo hiểm riêng: Là những rủi ro được tách riêng ra
cho các bên có thể thoả thuận riêng khi mua bảo hiểm bao gồm
các rủi ro đặc biệt như rủi ro chiến tranh, đình công, khủng bố
ü Rủi ro không được bảo hiểm: Là những rủi ro đương nhiên xảy
ra hoặc chăc chắn xảy ra, do lỗi của người được bảo hiểm gây
nên…Rủi ro này không được bảo hiểm trong mọi trường hợp nên
gọi là trường hợp miễn thường khi nó chắc chắn xảy ra.
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa

Tổn thất là những thiệt hại, hư hỏng, mất


mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây
ra

9
Các loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa

v Căn cứ vào mức độ tổn thất:


v Tổn thất bộ phận (Partial loss) là một phần của đối tượng bảo
hiểm bị hư hại, mất mát, thiệt hại.
v Tổn thất toàn bộ (Total loss) là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị
hư hỏng mất mát và thiệt hại hoặc không thể khác phục, sử dụng
đối tượng đó
§ Tổn thất toàn bộ thực sự là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị
hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất không còn như
ban đầu lúc được bảo hiểm mà không lấy lại được nữa
§ Tổn thất toàn bộ ước tính là hư hỏng mât mát, thiệt hại của
đối tượng bảo hiểm chưa tới mức toàn bộ nhưng đối tượng
đó không thể khắc phục, sử dụng được nữa

10
Một số ví dụ trong bảo hiểm hàng hải

1. Một tàu chở gạo đang trên đường về cảng đích thì gặp bão. Khi ghé cảng
lánh nạn thì gạo đã ướt hết. Nếu cứ tiếp tục chở về cảng đến thì gạo sẽ
hỏng hết, tức là sẽ xảy ra tổn thất toàn bộ và người bảo hiểm phải bồi
thường toàn bộ.

2. 1 tàu chở thép, đi dọc đường bị tai nạn, phải ghé vào 1 cảng lánh nạn và
không tiếp tục hành trình được nữa. Mặc dù sắt thép chưa bị hư hỏng gì
nhưng chi phí dỡ hàng lên bờ, thuê tàu khác chở tiếp, xếp hàng xuống
tàu, lưu kho, lưu bãi…vượt quá giá trị của lô thép tại cảng đến sau khi đã
chở đến.
Muốn được coi là tổn thất toàn bộ ước tính thì phải có hành động từ
bỏ hàng của người được bảo hiểm
Từ bỏ hàng là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền
lợi của mình đối với hàng hóa cho người bảo hiểm trong trường hợp
tổn thất toàn bộ ước tính để được bồi thường toàn bộ. 11
Các loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa

v Tổn thất chung: là tổn thất cho sự an toàn chung, sự hy sinh cho
các lợi ích chung hay nguy hại chung.
v Đặc trưng của tổn thất chung phải thể hiện như sau:
ü Hành động tổn thất chung phải là hành động hữu ý, tự nguyện của các chủ
phương tiện và đồng đội
ü Hy sinh hoặc chi phí phải là đặc biệt và phi thường- là chi phí bất thường có ý
nghĩa và nhiệm vụ cao cả
ü Hy sinh hoặc chi phí hợp lý vì an toàn và quyền lợi chung. Nếu hy sinh quá
hoặc chi phí quá mức cần thiết thì được coi là không hợp lý.
ü Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí do hành động chung trực tiếp gây ra

v Tổn thất riêng: là những thiệt hại, mất mỏt của đối tượng bảo hiểm
do 1 rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra. Tổn thất này xảy ra đối với ai
thì người đó chịu tổn thất.
12
Tổn thất chung

v Tổn thất chung = hy sinh tổn thất chung + chi phí tổn thất chung
§ Hy sinh tổn thất chung: thiệt hại do hành động tổn thất chung gây ra
§ Chi phí tổn thất chung = chi phí cứu nạn + chi phí làm nổi tàu + chi
phí tại cảng lánh nạn + tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất
chung
v Thủ tục liên quan đến tổn thất chung
§ Chủ tàu
• Tuyên bố tổn thất chung
• Mời giám định tổn thất của tàu và hàng
• Gửi cho các chủ hàng cam đoan đóng góp tổn thất chung
§ Chủ hàng:
• Kê khai giá trị hàng hóa (nếu chủ tàu yêu cầu)
• Điền vào bản cam đoan đóng góp tổn thất chung và gửi cho cty bảo hiểm ký vào để được
nhận hàng
• Nếu hàng không được BH thì chủ hàng phải ký quỹ bằng tiền mặt (=số tiến được phân bổ
tổn thất chung phải đóng)
13
Các loại hình bảo hiểm hàng hóa

v Theo Viện BH London:

ü Điều kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng
FPA: Trong tiếng anh thuật ngữ PA (particular average)
có nghĩa là tổn thất bộ phận và FPA (Free particular
average) có nghĩa là miễn bồi thường tổn thất bộ phận
không phải là tổn thất chung nhưng vẫn bồi thường tổn
thất toàn bộ.

ü Bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng (WA): Chấp nhận bảo
hiểm cho những rủi ro xảy ra gây tổn thất riêng.

ü Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (All risks)


14
Các loại hình bảo hiểm hàng hóa

v Theo ICC 1963

ü Điều kiện bảo hiểm A: Điều kiện này tương tự như điều kiện bảo
hiểm mọi rủi ro nhưng đã sửa đổi nhiều nội dung hơn điều kiện (All
risks) ở trên. ĐiÒu kiện bảo hiểm này là điều kiện được bảo hiểm lớn
nhất trong các điều kiện bảo hiểm khác gồm điều kiện bảo hiểm B và
điều kiện bảo hiểm C.

ü Điều kiện bảo hiểm B: Điều kiện bảo hiểm này tương tự điều kiện
bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng. Theo sửa đổi năm1963 thỡ các
trường hợp được bảo hiểm là cụ thể hơn và đưa ra các điều kiện loại
trừ rõ ràng hơn.
ü Điều kiện bảo hiểm C: Điều kiện bảo hiểm này tương tự như điều
kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng. Các điều khoản loại trừ
cũng được qui định tương tự như điều khoản B và A.
15
Các loại hình bảo hiểm hàng hóa

v Căn cứ theo ICC 1982: Năm 1982, đã đưa ra cách phân loại
rõ ràng hơn từ cơ bản thành nhiều hình thức mua bảo hiểm
trong đó có:
ü Điều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo Clauses A)
ü Điều kiện bảo hiểm B (Institute Cargo Clauses B)
ü Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C)
ü Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá
chuyên chở đường biển (Institute War Clauses, cargo)
ü Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá
chuyên chở đường biển (Institute Strikes Clauses, cargo)
16
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM C

v Rủi ro được bảo hiểm bao gồm:


ü Cháy hoặc nổ
ü Tầu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
ü Tầu đâm va với các phương tiện hay vật thể khác không phải nước hoặc bị
mất tích
ü Dỡ hàng tại nơi lánh nạn
ü Phương tiện đường bộ bị trật bánh hay lật đổ
ü Hy sinh vì tổn thất chung
ü Vứt hàng xuống biển

v Tổn thất, chi phí và trách nhiệm của bên bảo hiểm
ü Tổn thất chung và chi phí cứu nạn được tính toán và phân bổ theo hợp đồng
vận tải và/hoặc theo luật lệ và tập quán qui định hiện thời.
ü Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu khi hai tàu đâm nhau
đều có lỗi (Both to blame collision clause)
17
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM B

vNgoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện


C, còn được bảo hiểm thêm các rủi ro sau:
ü Động đất, núi lửa phun, sét đánh
ü Nước cuốn hàng khỏi tầu
ü Nước biển, sông hồ chảy vào hầm tầu, xà lan, phương
tiện vận tải, công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng
ü Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi
tầu hoặc rơi trong khi xếp, dỡ lên phương tiện tầu và
xà lan
18
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM A

vNội dung điều kiện bảo hiểm A sẽ :


üĐược bồi thường mọi mất mát, hư hỏng
hoặc chi phí của đối tượng bảo hiểm trừ
các rủi ro loại trừ như điều kiện B và C.
üNgoài ra, còn thêm điều kiện được bồi
thường rủi ro do thiệt hại cố ý hoặc phá
hoại không phải do người được bảo hiểm
gây nên.

19
Bảo hiểm chiến tranh

v Chiến tranh, nội chiến, cánh mạng, nổi loạn, khởi nghĩa
hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những bién cố đó hoặc
bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hay chống lại
một thế lực tham chiến.
v Bị chiếm đoạt, bị tích thu, bị bắt, bị kiềm chế hoặc bị giữ
lại phát sinh từ những biến cố nói trên và hậu quả của
chúng hoặc âm mưu tiến hành những hoạt động đó gây ra
v Mìn, ngư lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh vô chủ sót
lại sau chiến tranh
v Đãng góp vào tổn thất chung
20
Bảo hiểm đình công

vRủi ro được bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng của đối
tượng bảo hiểm do:
vNgười đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc
những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo
động hoặc nổi dậy của dân chúng
vBất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc người nào hành động vỡ
mục đích chính trị
vTổn thất chung và chi phí cứu nạn

21
Những rủi ro loại trừ chung

v Mất mát, hư hàng hoặc chi phí do hành động cố ý của người được bảo hiểm
v Rò rỉ thông thường, hao hụt thông thường về trọng lượng hoặc khối lượng, hao
mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì không đầy đủ hặc không thích hợp
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (inherent vice) hoặc bản chất của đối
tượng bảo hiểm
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ cho dù chậm
trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về
tài chính của chủ tầu, người quản lý tầu, người thuê tầu hoặc người khai thác tầu.
v Thiệt hại cố ý hoặc phá hoại cố ý đối tượng bảo hiểm bằng những hành động sai
trái của bất kỳ người nào
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào
có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ.
22
Những rủi ro loại trừ do phương tiện
vận chuyển

vBảo hiểm không bồi thường những tổn thất về mất


mát, hư hỏng hoặc chi phí do:

vTầu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển;

vTầu, xà lan, các phương tiện vận tải khác, công-ten-nơ,


toa xe không thích hợp cho an toàn hàng hoá vận
chuyển mà người mua bảo hiểm hoặc người làm công
của họ đã biết tình trạng nói trên khi xếp hàng lên
các phương tiện và công cụ vận tải đó.

23
Những rủi ro loại trừ do rủi ro chiến tranh

v Trong mọi trường hợp sẽ không phải bồi thường


những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra do các
nguyên nhân sau:
ü Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa
hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một
thế lực tham chiến
ü Bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp
biển), và hậu quả của những hành động đó
ü Bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh còn sót lại
trong các cuộc chiến.

24
Những rủi ro loại trừ do rủi ro đình công

Trong mọi trường hợp sẽ không phải bồi thường những


mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra do các nguyên nhân
sau:

ü Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc bất kỳ


một người nào tham gia gây rối loạn lao động, bạo động
hoặc nổi loạn dân sự

ü Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc nổi loạn
dân sự

ü Kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ


chính trị
25
Sản phẩm và thị trường Bảo hiểm
hàng hoá trong ngoại thương

• Các sản phẩm bảo hiểm chính


• Các sản phẩm bảo hiểm phụ
Các SP

• Quá trình hình thành và Phát triển


• Những đặc điểm thị trường bảo hiểm ngoại
thường
Các Thị • Các thị trường bảo hiểm hàng hóa trong
Trường ngoại thương
Sản phẩm bảo hiểm chính

üĐiều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo Clauses


A): bảo hiểm mọi mọi rủi ro.
üĐiều kiện bảo hiểm B (Institute Cargo Clauses
B): bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng
üĐiều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses
C): bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng

27
Giá trị BH, số tiền BH và phí BH

1. Giá trị BH = giá trị của đối tượng BH lúc ban đầu BH
+ phí BH + các chi phí khác
• Giá trị BH hàng = giá hàng tại cảng đi (C) + phí BH (I) + cước phí vc
đến cảng đến (F) = giá CIF hoặc CIP
• Khi XK theo đk FOB hoặc CFR thì giá trị bảo hiểm được tính bằng giá
CIF của hàng.
• Để đảm bảo quyền lợi, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả
khoản lãi dự tính do việc XNK mang lại.
• Do vậy, người được bảo hiểm thường mua giá trị BH = (100% + 10%) giá
CIF hoặc CIP

2. Phí BH (I) được tính theo tỉ lệ phí BH(R) hay suất phí BH: đây là
giá cả BH do công ty BH đề ra và phụ thuộc vào tính chất của
hàng hóa, phương tiện vận chuyển mà R cao hay thấp.
28
Cách tính phí BH và quy đổi giá FOB & CIF

v Phí bảo hiểm = Suất phí bảo hiểm x trị giá cơ sở sản phẩm bảo
hiểm. Công thức tính là I = R. CIF
v Trị giá cơ sở sản phẩm bảo hiểm = Giá trị hàng hoá ban đầu +
Phí bảo hiểm+ phí vận chuyển. Công thức tính là CIF = C+I+F
v Khi trị giá cơ sở sản phẩm bảo hiểm không được thể hiện hoặc thể
hiện chưa đầy đủ trên hợp đồng ngoại thương sẽ được tính như
sau:
CIF = C+I+F thay I = R.CIF ta có: CIF= C+R.CIF+F
ü Do đó, CIF - R.CIF = C+F hay CIF (1-R) = C+F
ü Vậy CIF = (C+F)/ 1-R
ü Và khi mua theo điều kiện 110% giá trị đối tượng bảo hiểm sẽ là:
CIF = (C+F)/ 1-1,1R

29
Sản phẩm bảo hiểm phụ

v Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường biển (Institute War Clauses, cargo)
v Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường không (Institute War Clauses, air cargo)
v Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường bưu điện (Institute War Clauses, sendings by post)
v Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường biển (Institute Strikes Clauses, air cargo)
v Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá chuyên chở
đường không (Institute Strikes Clauses, air cargo)

30
Thị trường bảo hiểm hàng hoá trong
ngoại thương

Từ thế kỷ thứ 17, những hình thức bảo hiểm đầu tiên đã
được đưa ra và đến nay vẫn có những giá trị nhất định. Bản
thân thị trường bao hiểm cũng là một bộ phận của thương mại
quốc tế. Năm 1997, thương mại quốc tế đạt 5.400 tỷ đô thì
trong đó thị trường bảo hiểm hàng hoá chiếm gần 2%. Đến
nay, giá trị thương mại quốc tế đã vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ
đô Mỹ thì bảo hiểm hàng hoá đã tăng lên gần 230 tỷ đô/năm.
Trong đó, cơ cấu thương mại hàng hoá quốc tế là 80% và dịch
vụ đã bao gồm cả bảo hiểm chiếm khoảng 20%. Tốc độ tăng
trưởng thương mại quốc tế và bảo hiểm là 10% hàng năm
trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới khoảng 3%.
Đặc điểm về thị trường bảo hiểm hàng
hoá trong ngoại thương

ü Thị trường bảo hiểm vừa là thị trường cho sản phẩm dịch vụ cho
hàng hoá thương mại quốc tế lại vừa là một bộ phận góp phần
vào phát triển thương mại quốc tế.
ü Sản phẩm của thị trường bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương
là sản phẩm vô hình gắn với mức độ rủi ro trong thương mại
quốc tế.
ü Thị trường bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương thường có sự
tích tụ lớn về tài chính nên thường có sự tái đầu tư. Hoạt động
kinh doanh của các công ty bảo hiểm sẽ đa dạng và phong phú
trong quá trình tái đầu tư các khoản phí bảo hiểm. Những hoạt
động này thường gắn với các hoạt động tài chính và tín dụng.
ü Thị trường bảo hiểm có đặc điểm là có sự phân cấp nghĩa là có
thị trường bảo hiểm và thị trường tái bảo hiểm.
Những thị trường bảo hiểm
hàng hoá trong ngoại thương

v Nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động có thị trường bảo hiểm quốc
gia, khu vực và quốc tế
v Nếu căn cứ vào cấp độ có thị trường bảo hiểm sơ cấp và thị
trường thứ cấp hay còn gọi là thị trường tái bảo hiểm
v Nếu căn cứ vào tính chất đặc thù của vận chuyển có thị trường
bảo hiểm hàng hoá đường hàng không, thị trường bảo hiểm hàng
hoá đường biển, thị trường bảo hiểm hàng hoá đường bưu điện
hoặc thị trường bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đa phương
thức…
v Nếu căn cứ vào quy mô thị trường có thể có thị trường bảo hiểm
lớn, vừa và nhỏ. Những thị trường bảo hiểm lớn thường ở các
nước phát triển và là những trung tâm thương mại và giao dịch
lớn trên thế giới
Nghiệp vụ mua bảo hiểm trong
ngoại thương

Khái niệm Nghiệp vụ Quy trình


Nghiệp vụ mua Nghiệp vụ mua Mua bảo hiểm
bảo hiểm là hoạt bảo hiểm trong
động chuyển rủi các hợp đồng
ro ngoại thương Lựa chọn sản
theo giá CIF (và phẩm bảo hiểm
CIP) sẽ tính thêm
Chế độ kết bồi 10% giá trị hàng
thường về mặt hóa
kinh tế

Mua bảo hiểm


theo lô hàng và
chuyến hàng sẽ
nhận được đơn
bảo hiểm
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 1

You might also like