You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1

1.4. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất


1.4.1 Né tránh rủi ro
Đơn giản, được áp dụng thường xuyên trong đời sống nghề nghiệp và sinh hoạt hằng
ngày

1.4.2 Ngăn ngừa tổn thất


Đưa ra các hành động làm giảm khả năng xảy ra tổn thất hay cụ thể là tác động làm giảm
tần số tổn thất

1.4.3 Giảm thiểu tổn thất


Giảm giá trị thiệt hại phát sinh, tức tác động đến khả năng tổn thất thông qua mức độ tổn
thất.
1.4.4 Chấp nhận rủi ro
Tự gánh chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại do tổn thất

1.4.5 Chuyển giao rủi ro


Chuyển thiệt hại phát sinh (về mặt tài chính) từ rủi ro sang cho người khác gánh chịu.
1.4.6 Mua bảo hiểm
Hình thức hoán chuyển rủi ro, chuyển rủi ro cho số đông người ở một mức độ vừa phải
trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm

1.5.2 Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp


Bước 1: Xác định giới hạn xử lý rủi ro.
Bước 2: Nhận diện rủi ro
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Bước 4: Ứng phó rủi ro
Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Bước 6: Giám sát và báo cáo

CHƯƠNG 2
2.1. Khái niệm
Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bồi
thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trên
cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm

2.2. Bản chất


Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả
những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Nói cách khác, bảo hiểm hoạt động dựa trên
quy luật số đông.

2.6. Một số nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm
Nguyên tắc 1: Chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn .

Nguyên tắc 2: Trung thực tuyệt đối


Nguyên tắc 3: Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Nguyên tắc 4: Bồi thường
Nguyên tắc 5: Thế quyền (subrogation)
Phân biệt tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, trùng bảo hiểm

Tái bảo hiểm (Re- Insurance): Là việc hai hay nhiều công ty bảo hiểm chia nhau bảo
hiểm những rủi ro lớn, mỗi công ty nhận trách nhiệm về một phần nhất định của tổn thất
và nhận một phần tương xứng trong số phí bảo hiểm.

Bảo hiểm trùng (Double Insurance): Là việc một đối tượng bảo hiểm được mua bảo
hiểm hai hay nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và rủi ro

Đồng bảo hiểm (Co- Insurance): Là hình thức bảo hiểm trong đó nhiều công ty bảo
hiểm cùng đứng ra bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm

CHƯƠNG 3
3.1. Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm,
theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người phụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
hiện bảo hiểm.
3.2. Tính chất
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường.
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm thì sẽ được bồi thường tổn thất
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng tín nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm được quan niệm là một hợp đồng của lòng trung thực
Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng được.
Hợp đồng bảo hiểm có thể chuyển nhượng từ người đứng tên trên hợp đồng cho một
người khác được hưởng quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm

3.6. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

A) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp BH, bên mua BH, người
được BH hoặc người thụ hưởng;
B) Đối tượng BH;
C) Số tiền BH, giá trị tài sản được BH đối với BH tài sản;
D) Phạm vi BH, điều kiện BH, điều khoản BH;
Đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm BH;
E) Thời hạn BH;
G) Mức phí BH, phương thức đóng phí BH;

H) Thời hạn, phương thức trả tiền BH hoặc bồi thường;

I) Các quy định giải quyết tranh chấp;


K) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng

CHƯƠNG 4
4.1.2 Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại
Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít

Hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền
huy động

Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được bảo hiểm


Các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm

Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro


Nhà BH nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một
hoặc nhiều nhà BH khác

Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối


Người tham gia BH là phải trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm
Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Người tham gia BH phải có một số quan hệ với đối tượng được BH và được pháp luật
công nhận

4.2. Phân loại bảo hiểm thương mại

4.2.1 Theo phương thức quản lý

- Bảo hiểm tự nguyện: Phần lớn các sản phẩm BHTM đều là bảo hiểm tự nguyện.

- Bảo hiểm bắt buộc: Thường gắn với các rủi ro có hậu quả tổn thất không chỉ ảnh hưởng
đến một đối tượng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội.

4.2.2 Theo kỹ thuật bảo hiểm

- Bảo hiểm theo kĩ thuật phân chia: Là các bảo hiểm có thời gian ngắn (thường là một
năm) bảo đảm cho các rủi ro có tính chất tương đối ổn định và độc lập với tuổi thọ con
người.

- Bảo hiểm theo kĩ thuật tổn tích: Có đặc trưng là thời hạn dài, quỹ được tích tụ qua nhiều
năm mới được sử dụng để chi trả.

4.2.3 Theo đối tượng được bảo hiểm

- Bảo hiểm tài sản: Đối tượng là tài sản (cố định hay lưu động) của người được BH

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Có đối tượng được BH là trách nhiệm dân sự của người
được BH đối với người thứ ba theo luật định.

- Bảo hiểm con người: Có đối tượng được BH là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe
con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống con
người.

4.3.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm

EXW = Giá tại xưởng

FOB = EXW+ CP bốc hàng tại xưởng + CP vận chuyển trong nước + CP bốc hàng lên
tàu + lệ phí thông quan xuất khẩu

FOB = C (C - Cost : giá hàng hóa)

CFR = FOB + CP vận chuyển ngoại thương


CFR = FOB + F = C+F ( F: Freight - Phí vận chuyển)

CIF = CFR + Phí bảo hiểm)

CIF = C + F + I (I – Insurance – Phí bảo hiểm)

Giá trị BH (V)= giá hàng hoá + Phí vận tải + Phí bảo hiểm = C + F + I

Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả
khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại

Giá trị BH (V)= giá hàng hoá + Phí vận tải + Phí bảo hiểm + lãi dự tính (10%)

Giá trị bảo hiểm bao gồm lãi ước tính

𝑪+ 𝑭
V= ሺ𝟏 + 𝒂ሻ
𝟏− 𝑹
V: Giá trị bảo hiểm

C: Giá trị lô hàng

F: Cước phí vận chuyển

R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

a: Tỷ lệ % lãi ước tính

Giá trị bảo hiểm

C+ F
V= 1−R

Phí bảo hiểm

Là một khoản tiền người mua bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường
khi có tổn thất do các rủi ro đã thỏa thuận gây nên.

I=R×V I = V x R = CIF x R (2)


I: Phí bảo hiểm

R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

R = R1 + R2 + R3

+ R1: Tỷ lệ phí bảo hiểm ĐK BH gốc: A, B, hoặc C

+ R2: Tỷ lệ phí BH các rủi ro mua thêm/mua kèm:

- Rủi ro chiến tranh hoặc đình công

- Các rủi ro đặc biệt (Mua kèm khi mua ĐK B hoặc C)

+ R3: Tỷ lệ phụ phí BH

- Khi xnk theo điều kiện FOB hoặc CFR

C+ F C+ F
I= ( 1−R )
×R hoặc I = ( 1−R )
× R ( 1+ A )

- Khi xnk theo điều kiện CIF hoặc CIP


I = R × 110% CIF

CHƯƠNG 5
5.2.1 Rủi ro hàng hải
5.2.1.1 Khái niệm

Là những đe dọa nguy hiểm mà con người không lường trước được, là nguyên nhân gây
nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

5.2.1.2 Phân loại

Theo nguồn gốc hay nguyên nhân gây nên rủi ro

- Thiên tai (Act of God): Biển động, sét đánh, bão, gió lốc, thời tiết xấu, núi lửa phun,
động đất, sóng thần

- Tai họa của biển (Perils of the sea): Tai họa đối với con tàu khi trong hành trình trên
biển.

- Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người được bảo hiểm: Chiến
tranh, đình công, khủng bố
- Rủi ro do những hoạt động riêng lẻ: Con người gây nên

- Rủi ro do bản chất, tính chất đặc biệt: Do hàng hoá hoặc thiệt hại mà nguyên nhân trực
tiếp do chậm trễ

Theo nghiệp vụ bảo hiểm

Rủi ro thông thường được bảo hiểm:

- Thiên tai

- Các rủi ro chính: Được bảo hiểm trong tất cả các điều kiện bảo hiểm

- Các rủi ro phụ: Được bảo hiểm hay không tùy mỗi điều kiện bảo hiểm

- Các rủi ro đặc biệt

Rủi ro phải được bảo hiểm riêng

- Rủi ro chiến tranh

- Rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động

Rủi ro không được bảo hiểm

- Hành vi sai trái, cố ý.

- Vi phạm các nguyên tắc

5.2.2 Tổn thất trong hàng hải


5.2.2.1 Khái niệm

Những thiệt hại, hư hỏng, mất mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra

a/Tổn thất bộ phận: Một phần lô hàng được bảo hiểm bị tổn thất

Tổn thất bộ phận có thể là:

- Giảm giá trị

- Giảm số lượng

- Giảm trọng lượng

- Giảm thể tích


b/Tổn thất toàn bộ: Toàn bộ lô hàng bảo hiểm bị tổn thất
- Tổn thất toàn bộ thực sự (Actual total): 100% lô hàng thật sự bị tổn thất và được bồi
thường bằng số tiền BH

- Tổn thất toàn bộ ước tính: Tổn thất chưa hoàn toàn nhưng không thể tránh khỏi tổn thất
toàn bộ thực sự hoặc giá trị phần còn lại < chi phí khắc phục phải từ bỏ hàng

a/ Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi của các chủ

hàng và chủ tàu trên một con tàu.

b/Tổn thất chung là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và

hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm
chung, thực sự đối với chúng.

Từ bỏ hàng là hành động của người được BH từ bỏ mọi quyền lợi của mình đ/v hàng
hóa để được bồi thường toàn bộ. Quyền sở hữu hàng hoá sẽ được chuyển cho người BH

Nguyên tắc từ bỏ hàng:

- Tuyên bố từ bỏ hàng bằng văn bản gửi cho cty BH.

- Chỉ được từ bỏ hàng khi hàng hóa còn trên đường.

- Từ bỏ hàng khi hàng chưa tổn thất toàn bộ thực tế.

- Khi từ bỏ hàng được chấp nhận thì không thể thay đổi.

2. Điều kiện bảo hiểm: Là những qui định về phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm
đối với những rủi ro và tổn thất của đối tượng bảo hiểm

Nội dung các điều kiện

ICC 1963 có 5 điều kiện

- FPA (Free from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng

- WA (With Particular Average): điều kiện BH tổn thất riêng

- AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro

- WR (War Risk): điều kiện BH các rủi ro chiến tranh

- SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công

ICC 1982 và ICC 2009 gồm 05 điều kiện chính:


- Điều kiện C: phạm vi bảo hiểm tương đương với FPA

- Điều kiện B: phạm vi bảo hiểm tương đương với WA

- Điều kiện A: phạm vi bảo hiểm tương đương với AR

- Điều kiện WR

- Điều kiện SRCC

Các điều kiện bảo hiểm của Việt Nam

- QTC 1965 - BTC: gồm 3 điều kiện FPA, WA và AR giống ICC 1963 của ILU

- QTC 1990 – BTC: gồm 3 điều kiện A. B. và C

- QTC 1995 và QTCB 1998 của Bảo Việt gồm 3 điều kiện A, B, C (không có ĐK BH
chiến tranh và đình công)

Trong các bộ điều kiện bảo hiểm của Việt Nam thì QTCB 1998 của Bảo Việt là hoàn
thiện nhất

Điều kiện Nội dung


- Cháy, nổ
- Tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp
- Đâm va của tàu, thuyền, PTVT với bất kỳ vật thể bên ngoài
C - Phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đổ hay trật bánh
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Hy sinh tổn thất chung
B - Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh,
A - Nước biển, sông, hồ xâm nhập vào tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển,
thùng chứa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng
- Nước cuốn khỏi tàu, phương tiện chở hàng
- Tổn thất toàn bộ của bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn, rơi mất trong khi
xếp, dỡ, chuyển tải
- Hành động sai trái (manh động của thủy thủ đoàn)
- Cướp biển.
- Các rủi ro đặc biệt. (mất tích, giao hàng thiếu, mất cắp, vỡ, bể hàng)
CHƯƠNG 6
6.2. Các loại hình bảo hiểm hàng không chủ yếu

1. Bảo hiểm thân máy bay

2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng Hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng
hóa, bưu kiện và tư trang của hành khách

3.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với người thứ ba.

4.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay

5. Bảo hiểm mất khả năng sử dụng

6. Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm

7. Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay

8. Bảo hiểm rủi ro chiến tranh

You might also like