You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG

1. Các nguyên tắc cơ bản của BH


- Nguyên tắc chỉ BH sự rủi ro, không BH sự chắc chắn: Nguyên tắc này chỉ bảo hiểm một rủi ro,
tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai họa, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý
muốn của con người chứ không bảo hiểm một điều chắc chắn sẽ xảy ra, đương nhiên xảy ra
(không bảo hiểm cho tàu, xe sau khi chúng đã gặp tai nạn, bảo hiểm con tàu không đủ khả năng
đi biển…) Vì thế người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ
không bồi thường những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra
- Nguyên tắc trung trực tuyệt đối
• Mục đích của nguyên tắc trung thực tuyệt đối là giảm chi phí đánh giá rủi ro và ràng buộc trách
nhiệm của người tham gia bảo hiểm
• Đối với người tham gia bảo hiểm:
- Yếu tố quan trọng là bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chấp nhận bảo hiểm và giải quyết
quyền lợi bảo hiểm.
- Bổn phận khai báo: Thông thường, người yêu cầu bảo hiểm phải khai báo các yếu tố quan trọng
khi yêu cầu bảo hiểm.
• Đối với công ty bảo hiểm: Luật pháp cũng yêu cầu công ty bảo hiểm khi giao dịch, giới thiệu
để chào bán các nghiệp vụ bảo hiểm với khách hàng cũng phải thực hiện nghĩa vụ và nguyên tắc
này.
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được BH
• Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ
thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm
- Đối với bảo hiểm phi nhân thọ:
+ Trong bảo hiểm tài sản
• Chủ sở hữu
• Quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản
+ Đối với bảo hiểm nhân thọ
• Quyền lợi được bảo hiểm là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm
• Trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm kiểm tra người tham gia bảo hiểm
và đối tượng bảo hiểm có tồn tại quyền lợi có thể được bảo hiểm theo nguyên tắc và theo quy
định của hợp đồng bảo hiểm đó hay không.
- Nguyên tắc bồi thường
• Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính
như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm.
• Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả
nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu.
• Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được
bảo hiểm gây ra.
• Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.
❑ Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi
thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba
trách nhiệm bồi thường cho mình. Nguyên tắc thế quyền không áp dụng cho bảo hiểm con người.
❑ Nguyên tắc đóng góp tổn thất: Nguyên tắc đóng góp quy định: khi một đối tượng được bảo
hiểm bởi nhiều công ty bảo hiểm - gặp tổn thất thì các công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ cùng
đóng góp bồi thường theo tỷ lệ phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp
dụng cho các hợp đồng bảo hiểm con người.
- Nguyên tắc khoán
• Theo nguyên tắc khoán, khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm căn cứ vào số tiền
bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thoả thuận trong hợp đồng để trả tiền cho
người thụ hưởng.
Lưu ý:
• Khoản tiền mà công ty bảo hiểm trả không phải để bồi thường thiệt hại, mà là thực hiện cam
kết trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
• Người được bảo hiểm cùng lúc có quyền nhân quyền lợi bảo hiểm từ nhiều hợp đồng bảo hiểm
con người khác nhau
- Nguyên tắc số đông
• Quy luật này giúp các Công ty bảo hiểm ước tính xác suất rủi ro | nhận bảo hiểm, nhằm giúp
tính phí và quản lý các quỹ dự phòng chi trả.
• Công ty bảo hiểm có thể dự đoán được về khả năng xảy ra sự cố ở mức độ tương đối chính xác
có thể chấp nhận được.
• Áp dụng quy luật số lớn khi:
+ Số lượng lớn các rủi ro và tổn thất tương tự
+ Các rủi ro tổn thất phải độc lập
- Nguyên tắc nguyên nhân gần
• "Nguyên nhân gần" là nguyên nhân chủ động, hữu hiệu và chi phối sự việc dẫn đến tổn thất cho
đối tượng được bảo hiểm.
Áp dụng nguyên nhân gần:
• Các nguyên nhân xảy ra đồng thời: Khi có hai hay nhiều sự kiện xảy ra đồng thời trong đó có
sự kiện được bảo hiểm và tổn thất mang tính độc lập, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đối
với tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
• Chuỗi các sự kiện liên tục: Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm cho tổn thất đầu tiên gây ra
bởi rủi ro được bảo hiểm trong hợp đồng, miễn là không có rủi ro loại trừ nào xảy ra trước rủi ro
được bảo hiểm.
• Chuỗi các sự kiện gián đoạn: Khi có một chuỗi các sự kiện gián | đoạn thì nguyên nhân gần
nhất của tổn thất là nguyên nhân xảy ra ngay sau sự gián đoạn cuối cùng.

2. Các loại BH của nhà VCHK


2.1. Bảo hiểm thân tàu bay
Tổn thất thân máy bay là một tai nạn hàng không khiến cho máy bay không thể sửa chữa hay phục
hồi (write-off) hoặc máy bay mất tích mà không tìm thấy một mảnh vỡ nào.
Không phải tai nạn làm tổn thất máy bay nào cũng có người chết
Các hãng hàng không thường mua Bh theo chế độ 12 tháng, trước sự kiện 11/9 số tiền BH cho thân
máy bay là 250 triệu Mỹ kim nhưng sau đó đã tăng lên
o BH thân máy bay là BH cho tất cả các rủi ro dù máy bay ở mặt đất hay trên trời
o Nhằm bảo vệ người mua bảo hiểm (các hãng hàng không tránh được những tổn thất vật chất
đối với những máy bay, bao gồm động cơ và các thiết bị khác.
o Người bán BH sẽ không chịu trách nhiệm mọi tổn thất và rủi ro theo các điều khoản loại trừ
(AVN1D)
BH thân máy bay không áp dụng cho các trường hợp:
- Máy bay được sử dụng bất hợp pháp hoặc được sử dụng khác với mục đích sử dụng ghi trên giấy
chứng nhận bảo hiểm.
- Hao mòn tự nhiên
- Phi công không đúng tên trong hợp đồng
- Máy bay hoạt động ngoài vùng cho phép
- Máy bay bị hư hại do chiến tranh, đình công, khủng bố
- Máy bay chở quá số khách quy định
- Giá trị của thân máy bay cũng bao gồm các thiết bị, máy móc, phụ tùng được gắn vào hoặc chở
trên máy bay như đã ghi trong hợp đồng
Thân máy bay được bảo hiểm trong các trường hợp:
- Khi không di chuyển
Bảo hiểm cho máy bay khi đứng yên trên mặt đất nhằm đảm bảo cho máy bay tránh những tổn thất
như: bị cháy, bị ăn trộm, do thiên tại hoặc do cố tình phá hoại, bị sập hang-ga, bị thú vật phá hỏng
hoặc do máy bay hoặc phương tiện trên sân không được bảo hiểm đụng phải
- Khi lăn
BH này tương tự nư BH khi máy bay đứng yên nhưng bao gồm thêm cả giai đoạn khi máy bay lăn.
Thông thường loại BH này sẽ kết thúc khi máy bay bắt đầu cất canh và sau khi máy bay đã kết thúc
goai đoạn hạ cánh, bắt đầu lăn về sân đỗ. Hiện các công ty BH không bán loại BH này nữa.
- Khi bay
Nhằm bảo vệ những máy bay có mua BH tất cả các giai đoạn, kể cả khi hoạt động đỗ tại sân. Đắt
tiền hơn BH cho máy bay khi không hoạt động vì đa số các tai nạn máy bay xảy ra khi máy bay đang
di chuyển.
Các loại tổn thất trên thân máy bay
- Tổn thất toàn bộ thực tế
- Toàn thất toàn bộ ước tính
- Tổn thất bộ phận
Bảo hiểm thân máy bay đối với rủi ro chiến tranh và rủi ro khác
Loại trừ (theo AVN 52C)
- Mất máy bay từ chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh từ 5 cường quốc (Mỹ, Nga, TQ, Anh và Pháp)
- Bắt giữ do nợ/ các nghĩa vụ tài chính
- Lệnh sung công, quốc hữu hóa, chiếm đoạt, giam giữ, cầm giữ, chiếm hữu, lệnh trưng thu quyền
sở hữu hay sử dụng của hoặc theo yêu cầu của nhà chức trách của các Chính phủ
- Phạm vi địa lý
Loại trừ các hoạt động bay qua các quốc gia bị cấm vận như Iran, Iraq, Syria do Liên Hợp Quốc ban
hành.
Bảo hiểm mọi rủi ro cho phụ tùng máy bay
- Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm tổn thất hoặc thiệt hại vật chất gây ra bởi mọi rủi ro đối với động
cơ dự phòng, các bộ phận hoặc thiết bị máy bay thuộc sở hữu hoặc thuộc trách nhiệm bảo quản
của ngời được bảo hiểm trong quá trình lưu kho hoặc trên đường vận chuyển.
- Loại trừ: Hỏng hóc điện, cơ khí, hao mòn tự nhiên, chiến tranh, không tạc, rủi ro hạt nhân, mất
hàng hóa trong kho.
Bảo hiểm mọi tủi ro cho phụ tùng máy bay “các rủi ro chiến tranh”
- Phạm vi bảo hiểm: Thường được thu xếp cùng với bảo hiểm thân máy bay đối với “các loại rủi
ro chiến tranh”, chỉ bảo hiểm trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển
hoặc đường bộ
- Loại trừ: không được bảo hiểm trong quá trình lưu kho trên mặt đất
Các loại rủi ro loại trừ
- Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, gãy, vỡ, hỏng hoặc hậu quả của các trường hợp nói trên
- Phá hủy dần dần lâu dài gây ra (nếu gây tai nạn bất ngờ thì vẫn được bồi thường)
- Máy bay được sử dụng với mục đích khác ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
- Máy bay vượt ra khỏi phạm vi ghi trên giấ chứng nhận bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng
- Máy bay hạ cánh ở nững nơi không phù hợp với tính năng kỹ thuật trừ trường hợp bất khả kháng
- Máy bay được điều khiển bởi một người không có tên ghi trên hợp đồng bảo hiểm
- Số lượng hành khách đi trên máy bay lớn hơn số lượng ghi trên giấy chứng nhận bảo hiẻm
- Những trách nhiệm và quyền lợi mà hãng hàng không chấp nhận hoặc từ bỏ theo bất kì một thỏa
thận nào khác với vé, phiếu hành lý hoặc vận đơn hàng không
- Những khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở những người khác
- Do phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ
- Có chiến tranh, đình công, vũ khí nguyên tử, khủng bố về chính trị, hành vi ác ý hay phá hoại,
tịch thu hay trưng dụng, bắt cóc hoặc khống chế
- Máy bay được vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào trừ trường hợp bất khả kháng
☞ 2 trường hợp đầu loại trừ riêng cho bảo hiểm thân máy bay
☞ 10 trường hợp còn lại loại trừ chung cho tất cả các loại hình bảo hiểm hàng không khác
Giá trị bảo hiểm thân tàu
- Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của máy bay tại thời điểm ký hợp đồng
- Người tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm với số tiền lớn hơn, bằng hoặc thấp hơn giá trị
bảo hiểm
- BH thân tàu theo giá trị thỏa thuận AVN 61 (Bằng văn bản này được hiểu và đồng ý rằng trong
việc xem xét việc Máy bay được bảo hiểm được bảo hiểm trên cơ sở Giá trị thỏa thuận, tất cả
các tham chiếu ở đây để thay thế sẽ được coi là bị xóa nhưng chỉ đối với các yêu cầu được
điều chỉnh trên cơ sở tổn thất toàn bộ. Đối với các khiếu nại được điều chỉnh trên cơ sở tổn
thất toàn bộ, Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho Người được bảo hiểm Giá trị thỏa thuận
của Máy bay như đã nêu trong Biểu hợp đồng trừ đi bất kỳ khoản khấu trừ áp dụng nào.
Người bảo hiểm có thể tùy ý tiến hành việc trục vớt Máy bay đó, cùng với tất cả các tài liệu
thích hợp liên quan đến việc đó, nhưng trong mọi trường hợp, Người bảo hiểm sẽ không từ
bỏ. Điều khoản nêu trên sẽ không áp dụng đối với các khiếu nại phát sinh liên quan đến mất
mát hoặc hư hỏng một phần trong đó Công ty bảo hiểm sẽ giữ quyền sửa chữa, thay thế hoặc
hoàn thiện nếu họ cho là hợp lệ.)
Người bán bảo hiểm được quyền lựa chọn chi trả hoặc thay thế một máy bay khác khi tổn thất xảy
ra, quyền này được thể hiện rõ trong hợp đồng
- Đối với tổn thất toàn bộ:
+ Người bán bảo hiểm bồi thường theo số tiền bảo hiểm và từ bỏ quyền bồi thường bằng cách thay
thế máy bay
+ Nếu là tàu bay mới -> người bán bảo hiểm không đồng ý bảo hiểm theo” giá trị thỏa thuận” trong
đơn bảo hiểm
Mức miễn thường: là mức miễn bồi thường của nhà bảo hiểm
Ý nghĩa của mức miễn thường
- Tổn thất < MMT: người mua tự chịu mọi tổn thất
Mức miễn thường có khấu trừ
- Tổn thất > MMT: người mưa tự chịu phần tổn thất bằng bằng MMT, phần còn lại công ty bảo
hiểm sẽ chi trả
Mức miễn thường không khấu trừ:
- Tổn thất > MMTLL: người bán phải bồi thường toàn bộ tổn thất đó
+ Khách hàng tự chịu những tổn thất nhỏ dưới mức miễn thường để được giảm phí
+ Mức miễn thường là bắt buộc với nhiều đơn BH để tăng phần trách nhiệm của khách hàng.
Bảo hiểm thân máy bay dưới mức miễn thường chuẩn
Mức miễn thường tiêu chuẩn
- 1.000.000 USD đối với máy bay thân rộng
- 750.000 USD đối với máy bay cỡ trung
- 500.000 USD đối với máy bay thân hẹp
Điều kiện của đơn bảo hiểm này giống như Đơn bảo hiểm Thân máy bay với phạm vi bảo hiểm và
Loại trừ tương ứng.
Bản thân loại hình bảo hiểm này cũng có mức miễn thường mới, thông thường từ 50.000 đến
100.000 USD. Đa số các đơn bảo hiểm này đều đưa ra hạn mức giới hạn chung.
Bảo hiểm thân máy bay “mọi rủi ro”
- MMT: tùy loại máy bay
- Phí bảo hiểm:
+ theo % giá trị thỏa thuận của máy bay
+ có thể được hoàn lại một phần phí bảo hiểm cho thời gian máy bay đậu trên mặt đất
+ có thể được hoàn lại một phần phí bảo hiểm nếu không xảy ra tổn thất
Bảo hiểm thân máy bay “tổn thất toàn bộ”
- Phạm vi bảo hiểm: chỉ trong trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ
- Giá trị bảo hiểm: theo “giá trị thỏa thuận”
- Phí bảo hiểm khoảng 80-90% phí bảo hiểm thân máy bay”mọi rủi ro”
Bảo hiểm thân máy bay đối với rủi cho chiến tranh và rủi ro khác
- Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm tổn thất hoặc thiệt hại vật chất đối với máy bay do chiến tranh và
các khác như bạo động, khủng bố, đình công (những rủi ro này đã bị loại trừ trong đơn bảo hiểm
thân máy bay ở phần trên)
- Giá trị bảo hiểm: giá trị thỏa thuận <= một số tiền bảo hiểm nhất định (cho toàn đội bay)
- Loại trừ (theo AVN52C)
Mất máy bay từ chiến tranh hạt nhân
Chiến tranh từ 5 cường quốc (Mỹ, Nga, TQ, Anh và Pháp)
Bắt giữ do nợ/ các nghĩa vụ tài chính
Lệnh sung công, quốc hữu hóa, chiếm đoạt, giam giữ, cầm giữ, chiếm hữu, lệnh trưng thu quyền sở
hữu hay sử dụng của hoặc theo yêu cầu của nhà chức trách của các Chính phủ
Phạm vi địa lý
Loại trừ các hoạt động bay qua các quốc gia bị cấm vận như Iran, Iraq, Syria do Liên Hợp Quốc ban
hành.
- MMT: đơn bảo hiểm này không áp dụng MMT
- Phí bảo hiểm: tính theo % giá trị thỏa thuận của máy bay
Bảo hiểm phụ tùng máy bay mọi rủi ro:
- Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm tổn thất hoặc thiệt hại vật chất gây ra bởi mọi rủi ro đối với động
cơ dự phòng, các bộ phận hoặc thiết bị máy bay thuộc sở hữu hoặc thuộc trách nhiệm bảo quản
của ngời được bảo hiểm trong quá trình lưu kho hoặc trên đường vận chuyển.
- Giá trị bảo hiểm:
+ Bảo hiểm trên cơ sở thay thế, tối đa đến giá trị khai báo
+ Thanh toán chi phí sửa chữa trong trường hợp tổn thất bộ phận, tối đa đến giới hạn trách nhiệm
cho mỗi vụ và giới hạn trách nhiệm cho mỗi chuyến chuyên chở.
- Loại trừ: Hỏng hóc điện, cơ khí, hao mòn tự nhiên, chiến tranh, không tạc, rủi ro hạt nhân, mất
hàng hóa trong kho.
- MMT: 10.000$/ vụ
- Phí bảo hiểm: tính theo % giá trị được bảo hiểm trung bình hàng tháng
Bảo hiểm phụ tùng máy bay “các rủi ro chiến tranh”
- Phạm vi bảo hiểm: Thường được thu xếp cùng với bảo hiểm thân máy bay đối với “các loại rủi
ro chiến tranh”, chỉ bảo hiểm trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển
hoặc đường bộ
- Loại trừ: không được bảo hiểm trong quá trình lưu kho trên mặt đất
- Giá trị: giới hạn tối đa

2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hàng hóa và bên thứ ba
Các hãng hàng không hiện đại có khoản bảo hiềm này, dành cho hành khách, hàng hóa đi trên máy bay
và người cũng như tài sản bị thiệt hại ở mặt đất
Các hạng mục này được bảo hiểm riêng biệt nhau theo AVN1C/D
Bảo hiểm toàn diện bao gồm tất cả các khoản về trách nhiệm của HHK đối với tổn thương thân thể hoặc
tài sản phát sinh từ hoạt động theo thỏa thuận thuê máy bay
Đối với hành khách
Công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho bên mua bảo hiểm tất cả các khoản mà bên mua có nghĩa vụ chi trả khi
có tổn thất hoặc thiệt hải xảy ra cho hành khách khi
- Hành khách lên, xuống máy bay
- Máy bay gặp tai nạn
- Mức bảo hiểm giới hạn tùy theo định nghĩa “bodily injury” trong hợp đồng
Điều khoản này không áp dụng cho:
- Tai nạn hoặc tổn thất do lãnh đạo hoặc nhân viên của bên được bảo hiểm gây ra trong thời gian
đang làm việc cho họ
- Tai nạn hoặc tổn thất do bất cứ thành viên của tổ lái khi họ đang khai thác máy bay
- Hành khách bị thương hoặc tổn thất do bất cứ hành khách nào khác khi bước vào/lên/ hoặc
xuống máy bay
- Mất mát hoặc hư hao tài sản của nhà vận chuyện do nhà vận chuyển kiểm soát
Điều kiện áp dụng: Trước khi hành khách lên máy bay, HHK phải áp dụng biện pháp cần thiết để loại từ
hoặc giới hạn trách nhiệm với những khoản tăng thêm được phép theo luật.
Mức giới hạn trách nhiệm: Công ước Warszawa 1929 quy định SDR 16.600 đối với thương tổn về
người.
- 100.000 SDR/khách nếu tổn thất toàn bộ
- 4.150 SDR/khách nếu vận chuyển chậm
Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm trong trường hợp chứng minh được
rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba
Đối với hàng hóa và hành lý
Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường
- Công ước Warszawa quy định
+ 17 SDR/kg hành lý ký gửi hoặc hàng hóa
+ 332 SDR đối với hành lý xách tay
- Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến
- Theo giá trị thiệt hại thực tế của hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị
- Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức
bồi thường tính theo giá trị thực tế
- Theo mức giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay
Đối với bên thứ 3
Trách nhiệm đối với thương tổn thân thể và thiệt hại tài sản chung (CSL: giới hạn trách nhiệm chung kết
hợp) -> linh hoạt trong việc giải quyết những vụ tổn thất lớn
- Cách tính truyền thống:
+ HK: 100.000euro/nạn nhân; 10.000.000/vụ
+ Bên thứ ba: chết/bị thương/ tài sản: 3.000.000 euro/vụ;
+ Tổn thất tài sản: 2.000.000 euro/vụ
- Cách tính mới:
+ Giới hạn trách nhiệm kết hợp (CSL): 15.000.000euro/vụ
+ Theo quy định bảo hiểm tối thiểu
Công ty bảo hiểm phải chi trả cho bên được bảo hiểm (HHK) tất cả các khoản mà hãng hàng không có
trách nhiệm phải trả cho bên thứ ba gồm những thương tổn và thiệt hại thân thể và tài sản phát sinh do
máy bay hoặc do người hoặc vật từ máy bay rơi xuống.

2.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ bay


Nhân viên tổ bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ định để thực hiện nhiệm vụ
trong chuyến bay. Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không
khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay. Thành viên tổ bay có nghĩa vụ tuân thủ mệnh lênh của người
chỉ huy tàu bay và không được rời tàu bay khi chưa có lệnh của người chỉ huy tàu bay
Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay là loại bảo hiểm tai nạn tự nguyện đối với đối tượng là nhân viên tổ
bay. Hợp đồng bảo hiểm này thường được ký kết trực tiếp giữa người được bảo hiểm với công ty bảo
hiểm hoặc ký thông qua cơ quan của chủ quản hoặc cơ quan vận chuyển trong đó bảo hiểm toàn bộ số
tiền bảo hiểm trong trường hợp chết và bồi thương theo tỷ lệ thương tật và các chi phí khác trong trường
hợp bị thương.
3. Sản phẩm BHHK thế giới
3.1. BH trách nhiệm hãng HK
- Thân tàu bay
Bảo hiểm thân tàu bay là một dạng của bảo hiểm tài sản (BH phi nhân thọ), công ty bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận của thân tàu bay do tai nạn hoặc rủi ro
bất ngờ gây ra ( trừ những nguyên nhân thuộc phần loại trừ quy định trong quá trình bảo hiểm hàng
không) như: cháy, nổ, bị trộm, bị cố ý phá hoại, súc vật húc phải, bị ảnh hưởng thời tiết hoặc sập
hangar hoặc do một phương tiện không được BH hoặc một máy bay khác đâm vào.
Loại hình bảo hiểm này được thu xếp bảo hiểm trên cơ sở giá trị thỏa thuận của tàu bay. Mỗi tàu bay
được gán cho một giá trị hợp lý nào đó làm cơ sở bồi thường trong trường hợp tổn thất toàn bộ.
Thông thường các công ty quy định khi tàu bay bị tổn thất hoặc hư hại mà chi phí sửa chữa các hư
hại đó vượt quá tỷ lệ phần trăm nhất định giá trị thỏa thuận – ví dụ 75% - thì tổn thất đó được coi là
tổn thất toàn bộ và công ty bảo hiểm sẽ thanh toán toàn bộ số tiền giá trị bảo hiểm đã thỏa thuận).
Đối với những tổn thất bộ phận, công ty bảo hiểm bồi thường chi phí sửa chữa và các chi phí phát
sinh trực tiếp liên quan.
(AVN61: Theo văn bản này được hiểu và chấp nhận rằng việc xem xét việc Máy bay được bảo
hiểm được bảo hiểm trên một Cơ sở Giá trị Thỏa thuận tất cả các tham chiếu ở đây khi thay thế
sẽ được coi là bị xóa trừ các khiếu nại yêu cầu bồi thường được điều chỉnh trên cơ sở tổn thất
toàn bộ.
Đối với các khiếu nại được điều chỉnh trên cơ sở tổn thất toàn bộ, Công ty bảo hiểm phải trả cho
Người được bảo hiểm theo Hợp đồng Giá trị của Máy bay được nêu trong hợp đồng trừ bất kỳ
khoản khấu trừ áp dụng nào. Công ty bảo hiểm có thể thực hiện theo quyết định của họ, thực
hiện việc thu hồi Máy bay đó, cùng với tất cả các tài liệu thích hợp chứng minh, nhưng trong
mọi trường hợp sẽ không có bất kỳ sự từ bỏ nào đối với Người bảo hiểm.
Điều khoản nêu trên sẽ không áp dụng cho các khiếu nại phát sinh liên quan đến mất mát hoặc
thiệt hại một phần, nơi
Công ty bảo hiểm sẽ giữ quyền sửa chữa, thay thế hoặc sản xuất các sản phẩm mà họ cho là hợp
lệ.)
BH mất khả năng sử dụng của máy bay
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm (nhà vận chuyển/ người chuyên
chở) phần thu nhập bị mất do tàu bay bị tai nạn bất ngờ phải ngừng bay để sửa chữa.
Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng đối với trường hợp tàu bay bị tổn thất bộ phận. Hơn nữa,
phần được bồi thường có thể chỉ là phần nhỏ của khoản thu nhập bị mất chứ không phải là
toàn bộ khoản thu nhập bị mất đó. Hãng hàng không ước tính khoản thu nhập bị mất và
quyết định mức mua bảo hiểm.
Người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ thỏa thuận một mức bồi thường theo ngày
hoặc tuần tuy nhiên khi máy bay chưa dừng bay quá một số ngày nhất định ( thông thường
7-10 ngày) thì sẽ chưa nhận được khoản tiền bồi thường.
Bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong một thời gian nhất định (thường là từ 10-15 tuần) là
khoảng thời gian bình thường để sửa chữa và kết thúc trong khoảng thời gian nhất định trong
hợp đồng.
Theo nguyên tắc của loại bảo hiểm này, số tiền cần mua bảo hiểm có thể được hãng hàng
không xác định trên cơ sở khoản danh thu hoặc chi phí trung bình trong ngày, hoặc chi phí
để thuê một tàu bay thay thế để khai thác trong thời gian chờ sửa chữa tàu bay bị thiệt
hại.
Các cá nhân có thể mua loại hình bảo hiểm này để đề phòng những trường hợp rủi ro do bị
tước bằng lái hoặc giấy phép làm việc. Có một số điểm cần thỏa mãn để có thể mua loại
hình bảo hiểm này:
Người mua cần có một giấy phép/ bằng lái có hiệu lực để thực hiện công việc/ nghề nghiệp
của họ
Giấy phép chỉ có thể được duy trì hiệu lực nếu người mang giấy phép đó thỏa mãn đầy đủ
các yêu cầu về y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
Nghề nghiệp/ công việc được cấp giấy phép đó là nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho
người mang giấy phép
Trong ngành hàng không, những người có thể xem xét mua loại hình bảo hiểm này là các
phi công hoặc các kiểm soát viên không lưu.

BH trách nhiệm (Hành khách, hàng hóa)


Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của các nhà vận chuyển/ người chuyên chở đối với hành khách, hành
lý, và tư trang của hành khách là loại bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc theo luật quốc tế và luật quốc
gia.
Loại BH này không áp dụng đối với nhân viên tổ bay khi họ đi trên máy bay với tư cách phục vụ và
cũng không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản liên quan đến người thứ ba.
Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản tiền mà nhà vận chuyển./ người chuyên chở có nghĩa vụ
pháp lý phải trả để bồi thường mà cho hành khách bị thương, bị chết bởi một tai nạn xảy ra trong quá
trình hành khách đang lên xuống tàu bay hay trong quá trình bay.
BH sẽ được tính theo “chỗ” (per – seat basic)
BH cho hàng hóa, hành lý bị mất mát toàn bộ hoặc một phần hoặc chậm giao.
Ở một số quốc gia, loại BH này bắt buộc đối với những máy bay thương mại hoặc máy bay lớn.
Công ty BH cũng sẽ chi trả các khoản tiền bồi thường mà nhà vận chuyển/ người chuyên chở phải
chịu do những tổn thất hoặc thiệt hại đối với hành lý và tư trang của hành khách phát sinh từ một tai
nạn xảy ra cho tàu bay.
Tuy nhiên tổng số tiền mà công ty bảo hiểm thanh toán sẽ không vượt quá trách nhiệm bảo hiểm đã
được thống nhất trong đơn bảo hiểm

Đây là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người vận chuyển hàng
không nên DNBH chịu trách nhiệm đối với:
- Những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm dân sự
- Gây thương vong cho người thứ 3
- Làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của người thứ 3 do máy bay hoặc bất kì một người, vật thể nào từ trên
máy bay rơi xuống gây ra
- Mất mát, hư hỏng, tư trang, hành lý xách tay do hành khách tự bảo quản trong quá trình vận chuyển
(chỉ bồi thường trong trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ)
- Án phí dân sự và các chi phí cần thiết hợp lý khác đã được người được bảo hiểm thỏa thuận bằng văn
bản
- Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm

- BH trách nhiệm dân sự của hãng hàng không đối với bên thứ ba
● Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của các nhà vận chuyển/ người chuyên chở với người
thứ ba là loại bảo hiểm bắt buộc theo luật định.
● Công ty BH sẽ thanh toán các khoản tiền mà người được bảo hiểm (nhà vận chuyển/
người chuyên chở) có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường cho các trường hợp thiệt hại
về người hoặc thiệt hại về tài sản của các bên thứ ba do việc hoạt động của tàu bay
gây ra như nhà cửa, xe cộ, mùa mà, trang thiết bị tại sân bay hoặc đụng vào một máy
bay khác trong khi va chạm.
● Hiện nay trên thế giới, giới hạn trách nhiệm tối thiểu của nhà vận chuyển/ người
chuyên chở đối với người thứ ba được quy định theo trọng lượng cất cánh của tàu bay,
nhất là tàu bay đang hoạt động trên lãnh thổ của nước khác. Tuy nhiên nhiều
hãng thường lựa chọn mức bảo hiểm cao hơn quy định để được bảo vệ tốt hơn trong
trường hợp có sự cố xảy ra, hoặc để tuân thủ yêu cầu của các cảng hàng không mà
hãng đó có tuyến bay đến.
● Ở một số quốc gia, loại BH này thường bắt buộc phải mua một số tiền cụ thể cho từng
vụ tổn thất như 1.000.000$ hoặc 5.000.000$/vụ.
4. Giới hạn trách nhiệm chung kết hơp
● Trách nhiệm đối với thương tổn thân thể và thiệt hại tài sản được biểu hiện chung
bằng một số tiền bảo hiểm
● Loại BH này cho phép mức chi trả bồi thường linh hoạt hơn, đặc biệt trong trường
hợp hành khách bị thương nhưng có thiệt hại nhẹ với tài sản của bên thứ ba trên
mặt đất.

3.2 BH trách nhiệm CHK


Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người khai thác và người điều hành sân bay
Loại hình bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm cho những tổ chức điều hành sân bay hoặc cung cấp các
dịch vụ tại sân bay (như điều hành không lưu, công ty dịch vụ mặt đất…) Theo loại hình này các
công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả do phát sinh
trách nhiệm của họ trong quá trình hoạt động tại các sân bay, ví dụ: xe thang, catering, xe bus, xe
đẩy, xe đầu kéo,…
Đây là dạng Bh theo luật định
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm (CHK) những khoản tiền do:
+ Tổn thất về người và tài sản của người thứ ba trong khu vực quy định do hoạt động của sân bay
(bao gồm cả việc điều hành máy bay HCC) hoặc nhân viên của người được bảo hiểm gây ra.
Đối với kinh doanh phi hàng không tại sân bay:
Bảo hiểm trách nhiệm thương mại chung – cho thương tích cơ thể (bao gồm cả tử vọng) và thiệt hại
về tài sản:
1.000.000 đô la/ vụ
2.000.000 / mức tổng chung
1.000.000/ thương tích cá nhân
Đối với các nhà khai thác cố định, trường bay và câu lạc bộ bay đặt tại sân bay: Bảo hiểm trách
nhiệm sân bay- đối với thương tích cơ thể (bao gồm tử vong) và thiệt hại về tài sản -> Giới hạn
không dưới ba triệu đô la ($3.000.000) cho mỗi vụ, bao gồm bảo hiểm máy ba thuộc sở hữu và
không thuộc sở hữu.
Bảo hiểm trách nhiệm sân bay và Trách nhiệm chung bao gồm:
Cơ sở và hoạt động’
Trách nhiệm thương tích cá nhân

⇨ Bảo hiểm trách nhiệm ô tô: Đối với thương tích cơ thể (bao gồm tử vong) và thiệt hại tài sản, >=

một triệu đô là ($1.000.000)/vụ áp dụng cho tất cả các xe thuộc sở hữu, không thuộc sở hữu và
thuê.

⇨ Bảo hiểm trách nhiệm máy bay: Đối với thương tích cơ thể (bao gồm tử vong) và thiệt hại tài

sản, không ít hơn ba triệu đô là (3.000.000 đô la)/ vụ áp dụng cho tất cả máy bay sở hữu, không
thuộc sở hữu và thuê.

⇨ Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý độc lập về ô nhiễm: Nếu bên thuê chọn lắp đặt bể chứa dầu ngầm

-> bên thuê phải chứng mình trách nhiệm tài chính khi thực hiện hành động khắc phục và bồi
thường cho bên thứ ba về thương tích cơ thể và thiệt hại tài sản do phát sinh ngẫu nhiên từ hoạt
động của bể ngầm. $1.000.000/ vụ và $1000.000/ tổng mức theo năm, theo các quy định hiện
hành của EPA.
+ Bảo hiểm trách nhiệm của nhà quản lý/ người khai thác sân bay
- Bh trách nhiệm đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, thư tín bưu kiện
- BH trách nhiệm đối với bên thứ ba (của chủ nhà máy bay, công ty cung ứng xăng dầu
hàng không, công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy bay, dịch vụ hàng hóa, suất ăn và
các dịch vụ khác trong lĩnh vực hàng không…)
- BH trách nhiệm sản phẩm
- Tổn thất về người và tài sản do cung ứng lương thực và thực phẩm do các loại sp khác
gây ra
- Không áp dụng đối với thiệt hại về người và tài sản của nhân viên của người được bảo
hiểm.
3.3. BH trách nhiệm sản phẩm HK
+ BH trách nhiệm sản phẩm HK
● Công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải trả do lỗi tay nghề hoặc lỗi của nhà sản xuất dẫn đến:
- Chết hoặc bị thương đối với hành khách
- Thiệt hại về người và tài sản đối với người/ bên thứ ba
- Mất khả năng sử dụng máy bay
- Trách nhiệm này bao gồm cả trong quá trình chuyên chở
+ BH tai nạn nhân viên tổ bay
● BH tai nạn đối với hành khách hoặc nhân viên tổ bay
● Thường là bảo hiểm tự nguyện
● Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp chết và theo tỉ lệ
thương tát cùng các chi phí khác trong trường hợp bị thương.

+ BH rủi ro chiến tranh


+ BH rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt
+ BH hàng hóa
+ BH phụ tùng tàu bay
+ BH tai nạn con người
+ BH tổn thất hậu quả
+ BH mất bằng lái
…..
4. Vai trò của tái BH
Đối với nền kinh tế quốc dân
Nghiệp vụ tái bảo hiểm làm tăng thêm khả năng nhận bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong nước.
Luật kinh doanh bảo hiểm (điều 6) yêu cầu các tổ chức/ cá nhân có nhu cầu bảo hiêm chỉ được tham
gia bao hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. Như vật người được bảo hiểm không
được phép tìm công ty bảo hiểm nước ngoài để mua bảo hiểm 1 cách trực tiếp. Điều này giúp cho
hoạt động kinh tế trong nước phát triển, tăng thu ngoại tệ thông qua việc bán bảo hiểm cho các cá
nhân và công ty nước ngoài và phần nào hạn chế việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kể cả trong
trường hợp tái bảo hiểm (Thực tế phải chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Trong những trường hợp tái
bảo hiểm chỉ định, lượng phí chuyển ra nước ngoài có thể chiếm đến 98-99% tổng phí thu từ người
được bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động tái bảo hiểm cũng có tác dụng rất lớn trong việc phân tán tổn
thất trên phạm vi rộng, việc gánh chịu trở nên dễ dàng hơn. Hoạt động tái bảo hiểm diễn ra giữa
nhiều tổ chức tái bảo hiểm của nhiều nước. Như vậy, một thiệt hại có tính thảm họa ở một nước, qua
tái bảo hiểm sẽ được bù đắp từ những khoản tiền bồi thường mang tính quốc tế)
Đối với người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm sẽ đảm bảo sẽ đảm bảo rằng số tiền tổn thất sẽ được thanh toán khi số tiền
bảo hiểm và số tiền tổn thất quá lớn. Nghiệp vụ tái bảo hiểm sẽ hạn chế xu hướng gia tăng phí bảo
hiểm, vì thế không có tái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm gốc sẽ phải thu một khoản phí bảo hiểm rất
lớn để đề phòng bị phá sản khi có thảm họa xảy ra.
Đối với công ty nhượng tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm giúp cho công ty nhượng tái bảo hiểm tăng khả năng nhận bảo hiểm và có thể nhận
bảo hiểm những rủi ro lớn mà không cần phải tăng thêm vốn, tức là tăng khả năng ký kết của người
Bảo hiểm, đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập, vốn kinh doanh còn hạn chế.
Tái bảo hiểm đảm bảo khả năng thanh toán tiền bồi thường trong trường hợp xảy ra những thiệt
hại lớn hay những rủi ro mang tính thảm họa, chẳng hạn như một trận bão, động đất…Nhờ đó tình
hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái bảo hiểm ổn định hơn.
Tái bảo hiểm có thể giúp người bảo hiểm thay đổi, giảm bớt thiệt hại cho những bất thường, đột
biến của rủi ro; đó chính là sự đánh giá sai lệch giữa thực tế và dự đoán mà người bảo hiểm có
được thông qua số liệu thống kê rủi ro từ quá khứ. Người bảo hiểm cũng có thể nhận được sự tư vấn
nghiệp vụ từ những nhà nhận tái bảo hiểm.
Nhận tiền hoa hồng cho các nhà dịch vụ mà mình khai thác sau khi chuyển phần phí bảo hiểm
cho những nhà nhận tái bảo hiểm. Đây là yếu tố quan trọng để các công ty bảo hiểm gốc quyết định
sẽ ký kết hợp đồng tái bảo hiểm với công ty tái bảo hiểm nào.

Tái bảo hiểm có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đối với cả những người
tham gia bảo hiểm. Vai trò của tái bảo hiểm được thể hiện:
• Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt là trong những
trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích luỹ rủi ro.
• Nâng cao khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá
khả năng tài chính của nó. Thường xảy ra đối với các hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn,
mức trách nhiệm cao liên quan đến khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc với người
tham gia bảo hiểm.
• Nhờ có tải bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm
lớn, vừa đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về biên khả năng thanh toán, vừa không phải từ
chối khách hàng.
• Phòng ngừa thảm họa khi các rủi ro bất thường, rủi ro mang tính thảm họa (bão, động đất,
khủng bố, dịch bệnh...) xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng bồi thường của công ty bảo hiểm gốc. Tái
bảo hiểm cho phép các công ty bảo hiểm gốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với khách
hàng bất chấp các rủi ro đó xảy ra.
• Tái bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu của những nhà bảo hiểm trong việc dàn
trải rủi ro và tổn thất.
• Thông qua hoạt động tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc được hỗ trợ về mặt tài chính nhờ
khoản hoa hồng tái bảo hiểm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật ...
• Công cụ giúp cho khách hàng yên tâm hơn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán của các
công ty bảo hiểm gốc. Nhờ có tái bảo hiểm mà khách hàng có thể nhận được bồi thường chính xác,
đầy đủ và kịp thời.
• Tái bảo hiểm không chỉ là sự phân tán rủi ro cho những nhà bảo hiểm mà còn là sự phân tán
rủi ro giữa các quốc gia với nhau vì vậy những tổn thất lớn hoàn toàn có thể được chia sẻ với số
lượng đông người tham gia bảo hiểm.

You might also like